Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LONG AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.72 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ TUẤN ĐẠT

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********

LÊ TUẤN ĐẠT

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH LONG AN

Ngành: Kế toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế,trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận” Kế toán nguồn kinh phí
và các khoản thu chi hành chính sự nghiệp tai Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Long An năm 2011” do Lê Tuấn Đạt, sinh viên khóa 34, ngành kế toán, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Thị Minh Đức
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cha mẹ, người đã sinh thành,nuôi nấng
em nên người và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em học tập và phát triển. Cám ơn bạn
bè và những người thân luôn ở bên cạnh em, ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề
tài này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị
Minh Đức đã tận tâm hướng dẫn và chỉ dạy em suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Cán Bộ Công Nhân Viên Chức làm
việc tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An cùng toàn thể các Cô Chú,
Anh Chi trong phòn Kế hoạch-Tài chính đã tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế, cung
cấp số liệu và nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chúc cô Đức luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chỉ dạy cho các đàn em
kế tiếp. Chúc cho Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được Nhà nước giao cho, góp phần làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh.
Do kiến thức về kế toán Hành chính sự nghiệp còn khá hạn hẹp và năng lực có
hạn của bản thân, đề tài của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp
từ phía thầy cô và các anh, chị, các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ TUẤN ĐẠT. Tháng 06 năm 2012. “kế toán nguồn kinh phí và các khoản
chi hành chính sự nghiệp tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An
năm 2011”
LÊ TUẤN ĐẠT. JUNE 2012. “Accounting of National Budget and Business
Expenses of Labor, Invalids and Social Long An Province 2011”
Đề tài nghiên cứu hoạt động kế toán tại Sở lao động thương binh và xã hội
thành phố Tân An,tỉnh Long An. Chủ yếu nghiên cứu về nguồn kinh phí, các khoản
chi hành chính sự nghiệp tại đơn vị.
Sau khi trình bày những vấn đề cơ bản mang tính cơ sở và lý thuyết ở Chương 1
và Chương 2, để tiến hành nghiên cứu, em đã đi sâu vào việc giới thiệu khái quát về
Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An, đến việc tìm hiểu tình hình thực hiện
tổ chức hoạt động, phân công chức năng, nhiệm vu của bộ phận kế toán ở Chương 3.
Sau đó, em tiến hành mô tả lại công tác kế toán, trình bày kết quả đạt đươc trong quá
trình nghiên cứu hoạt động kế toán về mặt phương pháp, cách thức xác định và phản
ánh nghiệp vụ phát sinh cũng ngư trình bày qui trình nghiệp vụ, nội dung nghiệp vụ và
cơ sở để thực hiện nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của kế toán trong từng loại hoạt động
tiếp nhận, sử dụng và quyết toán. Từ những kết quả đạt được tìm ra những ưu điểm,
khuyết điểm trong công tác kế toán tại đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải
pháp, đề xuất ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................xv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... xvi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xvii
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... xviii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2

1.4.Cấu trúc luận văn ...................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
tỉnh Long An :..............................................................................................................4
2.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1986 : ...................................................4
2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến năm 1997 : ................................................................4
2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến năm 1997 : ................................................................5
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay:....................................................................5
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An : ....6
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội tỉnh Long An : ...................................................................................................6
2.2.1.1. Chức năng : .............................................................................................6
2.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn : ........................................................................6
2.2.2. Tổ chức: .........................................................................................................9
2.2.2.1. Ban giám đốc: .........................................................................................9
2.2.2.2. Văn Phòng Sở .......................................................................................10
2.2.2.3. Phòng Lao động - Việc làm :................................................................10
2.2.2.4. Ban thanh tra : ......................................................................................11
2.2.2.5. Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội : ......................................................11
2.2.2.6. Phòng người có công: ...........................................................................11
2.2.2.7. Phòng Kế hoạch- tài vụ : ......................................................................12
xi


2.2.2.8. Phòng Bảo trợ xã hội : ..........................................................................12
2.2.3. Các đơn vị trực thuộc của Sở gồm có: ........................................................12
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI SỞ LĐ - TB&XH TỈNH
LONG AN : ...............................................................................................................13
2.3.1. Sơ đồ : ..........................................................................................................13
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ từng nhân viên kế toán của Sở .............................13

2.3.2.1. Chức năng: ............................................................................................13
2.3.2.2. Nhiệm vụ: .............................................................................................13
2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng: ..............................................................................15
2.3.4.Hình thức sổ kế toán: ....................................................................................15
2.3.5. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ và các chính sách kế toán: .................................18
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................19
3.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán Hành Chính Sự nghiệp.................19
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................................19
3.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................19
3.1.3. Nhiệm vụ .....................................................................................................19
3.2. Tổ chức công tác kế toán Hành Chính Sự Nghiệp .............................................20
3.2.1. Khái niệm ....................................................................................................20
3.2.2. Hệ thống các cấp dự toán, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cấp dự toán
trong công tác kế toán............................................................................................20
3.3.Kế toán nguồn kinh phí .......................................................................................21
3.3.1.Khái niệm .....................................................................................................21
3.3.2. Vai trò ..........................................................................................................21
3.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng...........................................................................22
3.3.3.1.TK 461 “Nguồn kinh phí hoạt động” ....................................................22
3.3.3.2.Tài khoản 464 “Nguồn kinh phí ưu đãi Người có công” ......................26
3.4. Kế toán các khoản chi: .......................................................................................30
3.4.1. Khái niệm: ...................................................................................................30
3.4.2. Vai trò: .........................................................................................................30
3.4.3. Tài khoản kế toán sử dụng: .........................................................................30
3.4.3.1.TK 661 “ Chi hoạt động ”......................................................................30


3.4.3.2.Tài khoản 664 “Chi ưu đãi Người có công” ..........................................33
3.5.Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................38

4.1.Kế toán tiếp nhận nguồn kinh phí: ......................................................................38
4.1.1.Quy trình và thủ tục tiếp nhận kinh phí: .......................................................38
4.1.1.1.Nguồn kinh phí hoạt động: ....................................................................38
4.1.1.2.Nguồn kinh phí ưu đãi người có công: ..................................................40
4.1.2. Chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán: ......................................................41
4.1.2.1.Nguồn kinh phí hoạt động .....................................................................41
4.1.2.2.Nguồn kinh phí ưu đãi người có công: ..................................................42
4.1.3.Hạch toán kế toán: .......................................................................................42
4.1.3.1.Hạch toán kế toán nguồn kinh phí hoạt động:(Phụ lục 3) .....................42
4.1.3.2.Hạch toán kế toán nguồn kinh phí Trung ương ủy quyền: (Phụ lục 4) .44
4.1.4.Bổ sung nguồn kinh phí:...............................................................................45
4.1.4.1.Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động:.......................................................45
4.1.4.2.Bổ sung nguồn kinh phi ưu đãi Người có công:....................................45
4.2.Kế toán sử dụng nguồn kinh phí: ........................................................................46
4.2.1.Nguồn kinh phí hoạt động: ...........................................................................46
4.2.2.Nguồn kinh phí chi ưu đãi Người có công: ..................................................49
4.2.3.Quy trình thực hiện việc chi hoạt động và chi ưu đãi Người có công: ........50
4.2.4. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng: ............................................50
4.2.4.1.Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng cho Nguồn kinh phí hoạt
động: ..................................................................................................................50
4.2.4.2.Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng cho Nguồn kinh phí hoạt
động: ..................................................................................................................51
4.2.5. Hạch toán kế toán: .......................................................................................52
4.2.5.1. Nguồn kinh phí hoạt động: ...................................................................52
4.2.5.2. Nguồn kinh phí ưu đãi người có công: .................................................47
4.3.Quyết toán nguồn kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí ưu đãi Người có công:
...............................................................................................................................4759
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................62



5.1.Kết luận: ..............................................................................................................62
5.2.Kiến nghị: ............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62
PHỤ LỤC .........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

: Bảo Hiểm Y Tế

BHTN

: Bảo Hiểm Thất Nghiệp

CCVC

: Công Chức Viên Chức

DT

: Dự Toán

HCSN

: Hành Chính Sự Nghiệp


KBNN

: Kho Bạc Nhà Nước

NSNN

: Ngân Sách Nhà Nước

KPCĐ

: Kinh Phí Công Đoàn

KH- TC

: Kế hoạch-Tài chính

Tp

: Thành phố

LĐTBXH : Lao động Thương binh Xã hội
UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

KHTV

: Kế hoạch Tài vụ


XDCB

: Xây dựng cơ bản

TSCĐ

: Tài sản cố định

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

KPHĐ

: Kinh phí hoạt động

TK

: Tài khoản

NDKT

: Nội dung kinh tế

TB,BB

: Thương binh, bệnh binh

NCC


: Người có công

CM

: Cách mạng

LTCM

: Lão thành cách mạng

NN và PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng Hợp Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước Năm 2011 ............................................ 39
Bảng 4.2.Dự Toán Kinh Phí Trung Ương Ủy Quyền Trợ Cấp Ưu Đãi Người Có Công ......... 41
Bảng 4.3. Tài Khoản Kế Toán Tiếp Nhận Nguồn Kinh Phí Hoạt Động .................................. 41
Bảng 4.4. Tài Khoản Kế Toán Tiếp Nhận Nguồn Kinh Phí Ưu Đãi Người Có Công ............. 42
Bảng 4.5.Bảng Tài Khoản Kế Toán Chi Hoạt Động ................................................................ 51
Bảng 4.6.Bảng Tài Khoản Kế Toán Chi Ưu Đãi Người Có Công ........................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An ................................. 9
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ................................................................................... 13
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Nhật Ký – Sổ Cái .................................. 17
Hình 3.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán .............................................................................. 21
Hình 3.2.Sơ Đồ Hạch Toán Nguồn Kinh Phí Hoạt Động ........................................................... 24
Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Chi Hoạt Động: .......................................................... 31



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Quyết định 55/2010/QĐ-UBND, Bảng thẩm tra phân bổ số 29/STC-HCSN
Phụ lục 2:Quyết định số 66/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số 40/QĐ.LĐTBXH
Phụ lục 3: Giấy rút dự toán ngân sách, Phiếu thu, Sổ cái TK 461211
Phụ lục 4: Giấy rút dự toán ngân sách, Phiếu thu
Phụ lục 5: Quyết dịnh số 4107/QĐ-UBND, Công văn số 3439/STC-HCSN, Công văn
1939/STC- HCSN
Phụ lục 6: Quyết định 201/QĐ-LĐTBXH, Quyết định 360/QĐ-LĐTBXH, Quyết định
698/QĐ-LĐTBXH, Quyết định 1040/QĐ-LĐTBXH, Quyết định 1304/QĐ-LĐTBXH,
Quyết định 1568/QĐ-LĐTBXH
Phụ lục 7: Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy xác nhận, Giấy giới thiệu, Giấy rút
dự toán, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Hóa đơn bán hàng, Bảng lương nhân
viên, Bảng chấm công, Hợp đồng lao động, Tờ trình
Phụ lục 8: Phiếu rút dự toán ngân sách, Giấy đề nghị thanh toán, Phiếu thu, Hóa đơnphiếu thu tiền cước vận chuyển, Giấy đề nghị điều xe ô tô đi công tác,Lịch điều xe đi
công tác, Hóa đơn giá trị gia tăng
Phụ lục 9: Hóa đơn giá trị gia tăng, Sổ cái TK 661211
Phụ lục 10: Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy xác nhận thân nhân thăm viếng
mộ liệt sỹ, Giấy giới thiệu về việc ủy nhiệm thân nhân đi thăm viếng mộ Liệt sỹ
Phụ lục 11: Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy ghi
nhận thanh toán của kho bạc nhà nước
Phụ lục 12: Giấy rút dự toán ngân sách, Hóa đơn bán hàng, Giấy đề nghị thanh toán,
Giấy đề nghị thanh toán chuyển tiền chuyển khoản, Phiếu chi, Bảng lương, Bảng chấm
công, Hợp đồng lao động
Phụ lục 13: Thông báo thẩm định quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng năm 2010, Số liệu thẩm định, Thông báo thẩm định
quyết toán ngân sách năm 2010


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Trong tình hinh nền kinh tế đang trên đường hội nhập,Nhà nước ta càng quan

tâm nhiều hơn đối với công tác quản lý các thành phần kinh tế, đặc là các cơ quan
hành chính sự nghiệp, một bộ phận quan trọng góp phần trực tiếp vào công tác quản lý
kinh tế xã hội của đất nước.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị, cơ sở thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật
chất, hoạt động bằng nguồn kinh phí do Ngân sách cấp hoặc nguồn kinh phí khác: thu
sự nghiệp, phí, lệ phí, nhận viện trợ, biếu tặng… Đơn vị hành chính sự nghiệp không
chỉ có mối quan hệ với Ngân sách mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt dộng của
các tổ chức, đơn vị trong nền kinh tế và mối quan hệ nội bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ
kinh tế chính trị được giao. Do đó, trong công tác quản lý kinh tế tài chính tại đơn vị
hành chính sự nghiệp, bộ phận kế toán rất quan trọng. Tổ chức công tác kế toán nguồn
kinh phí về mặt thu, chi và thanh toán một cách khoa học là cơ sở để tiết kiệm và tích
lũy vốn Ngân sách nhà nước, tăng cường công tác quản lý tiền vốn, vật tư, tài sản đồng
thời mang lại lợi ích càng cao cho tập thể và cá nhân trong đơn vị.
Trong bất cứ cơ quan nào, tổ chức nào, bộ phận kế toán luôn được quan
tâm chỉ đạo rất chặt chẽ, bộ phận kế toán vững mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đơn
vị có điều kiện phát triển. Để kiểm soát và quản lý nguồn tài chính, nhất là các nguồn
thu, nguồn chi tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nhà nước ngày càng có nhiều
biện pháp mới, áp dụng thêm tin học vào công việc quản lý. Sử dụng nguồn kinh phí
hiệu quả và tiết kiệm là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các cơ quan HCSN.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và tìm hiểu sâu hơn về công tác
kế toán tại các đơn vị HCSN, đồng thời được sự đồng ý của Sở lao động thương binh
và xã hội tỉnh Long An, sự đồng tình của cô Nguyễn Thị Minh Đức, em đã quyết định
1



chọn đề tài nghiên cứu”Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hành chính sự nghiệp
tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An năm 2011”.
Với lòng say mê, nhiệt tình, em đã nghiên cứu đề tài với tinh thần nghiêm túc
nhưng do kiến thức còn khá hạn hẹp về kế toán HCSN, cùng với thời gian thực tập
tương đối ngắn, đề tài nghiên cứu của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự
đóng góp của quí thầy cô, các bạn và quí cơ quan để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự vận dụng Chế Độ Kế Toán trong công tác kế toán tại Sở lao động
thương binh và xã hội tỉnh Long An. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa lý
thuyết đã được học ở trường với thực tế công việc kế toán tại đơn vị.
Ứng dụng những gì đã học góp phần vao sự hoàn thiện công tác kế toán tại đơn
vị. Tìm hiểu những ưu và nhược điểm trong công tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn
vị, rút kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Tại phòng Kế hoạch-Tài chính của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Long An.
Địa chỉ: Số 76, đường Nguyễn Huệ, phường 1,Tp. Tân An, tỉnh Long an
Thời gian: 08/03/2012 đến 15/05/2012
1.4.Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu và một số một số vấn đề
liên quan đến đề tài được chọn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An,khái quát về
công tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc

nghiên cứu trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

2


Trình bày cụ thể quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguồn kinh phí và
các khoản chi HCSN tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An sau thời gian
thực tập tại đơn vị.
Chương 5: Nhận xét và kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đưa ra kết luận, nhận xét và đề xuất ý kiến để hoàn
thiện công tác kế toán tại đơn vị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
tỉnh Long An :
2.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1986 :
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ngày nay là tiền thân của
Sở Lao động và Sở Thương binh xã hội. Hai Sở này là tiền thân của Ty Lao động và
Ty Thương binh xã hội được thành lập 1947. Đến ngày 4 tháng 4 năm 1988 thì hai Sở
này sát nhập thành Sở LĐTBXH tỉnh Long An. Trãi qua 55 năm xây dựng và trưởng
thành, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ngày nay đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong các lĩnh vực. Đã thực hiện tương đối đầy đủ các chính sách, chế
độ với người nghèo có công cách mạng, những đối tượng nghèo khổ trong xã hội, và
các hoạt động khác góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An.

Trước thời kỳ đổi mới (1986), vẫn còn là hai cơ sở riêng biệt, nhưng hai cơ sở
này vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ chế cũ, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp của cả nước. Vì vậy, cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn
cồng kềnh, hoạt động nhiều lúc còn chồng chéo, vượt thẩm quyền nên hiệu quả đem
lại chưa cao. Mặc dù, đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động của ngành, nhưng hai
Sở này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm nhất định trong quá trình thực
thi công việc. Nên kết quả ở giai đoạn này không có gì khả quan còn nhiều hạn chế.

4


2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến năm 1997 :
Đây là giai đoạn đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, là bước ngoặt có
tính chất hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội đưa đất nước phát
triển đi lên.
Công cuộc đổi mới đất nước đã bắt đầu từ khi Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ
VI (12/1986) diễn ra đã đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong nhận thức lý luận
cũng như trong hành động cụ thể của Đảng ta về mọi mặt. Đảng ta chủ trương thực
hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghiã. Trong xu thế chung đó của cả nước Đảng bộ tỉnh Long An cũng như
đã nhận thức được điều đó và đã cụ thể hoá qua những hành động của mình: tổ chức
chỉ đạo quản lý sát sao cho vấn đề phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh và đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Qua 10 năm đầu thực hiện đổi mới từ tháng 12/1986 đến tháng 12/1996, Sở
Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã có phần nổ lực trong việc thực thi
các chính sách của Nhà nước, ngày càng phát huy được tính tích cực của mình và được
quần chúng nhân dân hết lòng ủng hộ, tin yêu và đã được Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội khen thưởng. Bên cạnh đó, thì Sở vẫn còn có những sai lầm, thiếu sót trong
các hoạt động của ngành; một số cán bộ còn có những nhận thức chưa đúng về vị trí,

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cho nên nhiều lúc đã lạm dụng chức vụ của
mình cố ý làm trái pháp luật, gây ra những dư luận không tốt trong nhân dân. Tuy
nhiên, lãnh đạo và các cán bộ của Sở đã sớm nhận thức được những sai lầm đó và kịp
thời đưa ra những biện pháp khắc phục, những đối tượng vi phạm pháp luật đã bị các
cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, lấy lại niềm tin trong nhân dân.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến nay:
Từ ngày 1/1/1997 đến nay Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An
đã hoạt động rất có hiệu quả. Là tỉnh đi đầu trong công tác giải quyết các đối tượng
người có công nhanh và công bằng nhất. Sở cũng giải quyết các đối tượng xã hội, như
việc quan tâm chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa; phòng chống tệ nạn xã
hội cũng được Sở quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời. Mặc khác, Sở còn đề xuất
5


kịp thời với Uỷ ban nhân dân tỉnh về những vấn đề lớn như: chương trình quốc gia giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu để thực
hiện những vấn đề đó đạt hiệu quả cao. Phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh xây
dựng quỹ đền ơn đáp nghiã cho các gia đình thương binh liệt sĩ và đạt được những kết
quả đáng khích lệ. Cho nên, đời sống của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ
ngày càng được cải thiện , nâng cao và thể hiện sự công bằng xã hội ngày càng hoàn
thiện.
Đạt được những kết quả đó là do Ban giám đốc Sở đã có những chủ trương và
đưa ra những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,
xây dựng bộ máy trong sạch vững mạnh.
Với những thành tích đạt được Sở Lao đông- Thương binh và Xã hội tỉnh
Long An được đánh giá cao, là trung tâm điểm để các ngành khác trong tỉnh phấn đấu,
học tập. Đó là điều kiện để Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Long An ngày
càng trưởng thành và phát triển.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An :
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động- Thương binh và Xã

hội tỉnh Long An :
2.2.1.1. Chức năng :
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp UBND
tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động- Thương binh & Xã
hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số công tác sự nghiệp theo lĩnh vực nói trên
ở địa bàn tỉnh theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và theo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
2.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn :
- Căn cứ pháp luật, chính sách của Nhà nước, sự hướng dẫn của Bộ Lao
động- Thương binh & Xã hội về mặt kinh tế- xã hội của tỉnh, xây dựng kế hoạch dài
hạn hàng năm của tỉnh về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, trình UBND
tỉnh quyết định và tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
6


- Tổ chức thực hiện:
+ Thống kê tổng hợp nguồn lực lao động (không bao gồm công chức,
viên chức Nhà nước) và các đối tượng chính sách xã hội.
+ Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ tiền lương, tiền công khu vực
sản xuất kinh doanh.
+ Hướng dẫn và giám sát thực hiện hợp đồng lao động.
+ Hướng dẫn, đăng ký nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể của
các doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Quản lý nhà nước các đơn vị dạy nghề và dịch vụ việc làm ngoài xã
hội.
+ Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề và hướng
dẫn các cơ sở tổ chức thực hiện.
+ Thực hiệp tác trong các lĩnh vực đào tạo nghề ở địa phương theo sự
phân cấp và uỷ quyền của UBND tỉnh.

+ Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế, nội dung chương
trình đào tạo nghề và việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ đối với các cơ sở
thuộc địa bàn tỉnh quản lý.
+ Quản lý và chỉ đạo trực tiếp các cơ sở dạy nghề và dịch vụ việc làm,
xuất khẩu lao động xã hội trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
+ Thanh tra an toàn lao động và bảo hộ lao động.
+ Kiểm tra thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện chính sách
người có công đối với cán bộ lão thành cách mạng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
quân nhân phục viên chuyên ngành,… người tàn tật, trẻ em mồi côi, người già yếu
không còn người thân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến
tranh và các đối tượng khác, cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
+ Quản lý nghiã trang liệt sĩ và các công trình bia ghi tên liệt sĩ ở địa
phương.
7


- Chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan về các mặt:
+ Chủ trì hoạt động trọng tài lao động tỉnh, giải quyết tranh chấp lao động
tập thể.
+ Hướng dẫn kiểm tra thành lập hội đồng hoà giải ở doanh nghiệp.
+ Điều tra tai nạn lao động.
+ Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình liên ngành phòng chống
tệ nạn xã hội (trước hết là nạn mai dâm và ma tuý).
+ Thực hiện chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
+ Xây dựng, phát triễn các hình thức bảo trợ xã hội, nhân đạo, từ thiện
đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Tham gia cùng các ngành:
+ Theo dõi giúp đỡ các hội quần chúng hoạt động nhân đạo vì đối tượng
do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo luật pháp quy định.

+ Là thành viên của hội đồng giám định y khoa về thương tật, khả năng
lao động cho người lao động và các đối tượng chính sách xã hội.
+ Điều tra hậu quả chiến tranh, bảo vệ các chứng tích duy tích lịch sử để
phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của tỉnh.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính
sách thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực Lao
động- Thương binh và Xã hội.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, vật tư của
ngành (kể cả những chương trình, dự án tài trợ quốc tế), thống nhất quản lý các nguồn
kinh phí, vật tư được cấp.
- Quản lý tổ chức cán bộ và các đơn vị trực thuộc, tổ chức bồi dưỡng nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh và Xã hội, cán bộ làm
công tác giải quyết việc làm- xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.
8


Sơ kết, tổng kết các mặt công tác Lao động- Thương binh và Xã hội. Thực
hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với UBND tỉnh, Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội tổng hợp và đề nghị khen thưởng kịp thời những tổ
chức, cá nhân có thành tích trong công tác Lao động- Thương binh và Xã hội.
2.2.2. Tổ chức:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long
An.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Long An
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

VĂN
PHÒNG SỞ


PHÒNG
KẾ
HOẠCH
–TÀI
CHÍNH

Chú thích:

PHÒNG
LAO
ĐỘNG
VIỆC
LÀM

PHÒNG
NGƯỜI CÓ
CÔNG

PHÒNG
BẢO
TRỢ XÃ
HỘI

PHÒNG
CHỐNG
TNXH

BAN
THANH

TRA

Quan hệ chỉ đạo
( Trích nguồn: Phòng KH-TC)

Để hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạnh của ngành cơ cấu bộ
máy tổ chức cả ngành được hành thành như sau:
2.2.2.1. Ban giám đốc:
Lãnh đạo sở: gồm có 4 đồng chí
- Giám đốc Sở phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động của Ngành và trực
tiếp phụ trách phòng Tổng hợp tổ chức hành chính, phòng Tài vụ, phòng Thanh tra và
cá huyện: thị xã Tân An, Thủ Thừa, Châu Thành.

9


- 01 Phó giám đốc trực tiếp điều hành khi Giám đốc Sở vắng và phụ trách
phòng Chính sách- TBLS ( Thương binh Liệt sỹ ), hệ thống nghiã trang trong tỉnh và
theo dõi các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân trụ.
- 01 Phó giám đốc, giúp Giám đốc chịu trách trách nhiệm quản lý lĩnh vực
lao động việc làm, trực tiếp phụ trách các phòng và các đơn vị: phòng Lao động- Việc
làm, Trường dạy nghề và 2 Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Lức, Đức Hoà cùng các
huyện: Bến Lức, Đức Hoà,Đức Huệ.
- 01 Phó giám đốc giúp Giám đốc Sở chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực xã
hội. Trực tiếp phụ trách: phòng Phòng chống tệ nạn xã hội, phòng Bảo trợ xã hội,
Trung tâm Giáo dục Lao động dạy nghề, Trung tâm nuôi dưỡng các đối tượng xã hội
và các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh và Thạnh Hoá.
2.2.2.2. Văn Phòng Sở
- Tổng hợp công tác của Ngành báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ với tỉnh uỷ,
UBND tỉnh, Bộ LĐTB&XH, thông tin nhanh, kịp thời chính xác về công tác Ngành để

lãnh đạo Sở chỉ đạo hoạt động của ngành để đáp ứng với yêu cấu tháng, quý, năm.
- Tham mưu cho lãnh đạo Sở về công tác tổ chức thực hiện các chế độ chính
sách đối với cán bộ công chức trong Ngành. Lưu trữ các hồ sơ, các quyết định, chỉ thị
của Trung ương, địa phương và Ngành. Tiếp nhận hồ sơ và chuyển kịp thời các khiếu
nại tố cáo của công dân, các cấp có thẩm quyền theo luật định.
2.2.2.3. Phòng Lao động - Việc làm :
- Quản lý chính sách tiền lương- tiền công trong toàn tỉnh.
- Hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện luật lao động.
- Quản lý việc thi và cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề cho công nhân ở các
đơn vị dạy nghề.
- Tổng hợp và hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng chương trình việc làm.
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý các dự án vay vốn tạo việc làm từ quỹ hỗ
trợ việc làm quốc gia và các nguồn tài trợ khác.

10


- Hướng dẫn đôn đốc các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp quỹ việc làm cho
người tàn tật. Xây dựng và quản lý các dự án hỗ trợ vốn cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở
sản xuất kinh doanh của người tàn tật.
- Quản lý Trường và các Trung tâm dạy nghề trong toàn tỉnh.
2.2.2.4. Ban thanh tra :
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo hộ lao động và an toàn
lao động, quản lý vật tiêu dùng, duyệt các phương án xây dựng; kế hoạch cấp trang bị
bảo hộ lao động.
- Thanh tra, lập biên bản kết luận các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh; xử phạt người sử dụng lao động trong việc để xảy ra
tai nạn lao động.
2.2.2.5. Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội :
- Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá làm rõ thực trạng nghiện ma tuý để

có hướng giải quyết.
- Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội
- Thực hiện công tác phòng ngừa.
- Đề ra những giải pháp cụ thể để giải quyết các tệ nạn xã hội.
2.2.2.6. Phòng người có công:
- Thực hiện các chính sách chế độ với thương binh, bệnh binh, người hưởng
chính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
- Chỉ đạo các cơ sở tổ chức nuôi dưỡng, tổ chức sản xuất, xét duyệt thương
binh và khu nuôi dưỡng.
- Liên hệ chặt chẽ với địa phương các ngành bố trí sắp xếp cho đối tượng
thương binh về an dưỡng tại gia đình.
- Hướng dẫn các thủ tục, các quy định về trang thiết bị dụng cụ chỉnh hình
cho các đối tượng được cấp.

11


- Quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm, tiếp nhận hài cốt liệt
sĩ, tổ chức hướng dẩn các lễ kĩ niệm ngày thương binh liệt sĩ,...
2.2.2.7. Phòng Kế hoạch- tài vụ :
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý cơ sở vật chất của ngành theo nguồn
ngân sách Trung ương theo luật ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí của các dự
án, các chương trình mục tiêu và các khoản thu khác.
- Lập kế hoạch xây dựng các công trình phúc lợi, các công trìng xây dựng
cơ bản khác đúng theo nguyên tắc chế độ tài chính hiện hành.
- Tổ chức hướng dẩn kiểm tra giám sát các phòng Nội vụ - lao động xã hội
các huyện, thị xã đơn vị trực thuộc Sở về chi trả trợ cấp cho các đối tượng trợ cấp ưu
đãi, người có công.
2.2.2.8. Phòng Bảo trợ xã hội :
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực chủ yếu sau: Cứu

trợ đột xuất, cứu trợ thường xuyên, quản lý hệ thống các cơ sở Bảo trợ xã hội, nạn
nhân chiến tranh, chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
chương trình xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm, bảo trợ một số tổ chức xã hội tự
nguyện.
- Tổ chức cứu trợ đột xuất, cứu trợ thường xuyên (xác định đối tượng, xác
định hình thức cứu trợ), quản lý hệ thống cơ sở BTXH, điếu tra , quản lý nạn nhân
chiến tranh, quản lý Nhà nước về người cao tuổi (hướng dẫn thực hiện chế độ của nhà
nước cho người cao tuổi, thống kê hỗ trợ tổ chức người cao tuổi), chương trình đặc
biệt khó khăn, chương trình XĐGN- GQVL (xây dựng chương trình từng giai đoạn, tổ
chức thực hiện chương trình)
2.2.3. Các đơn vị trực thuộc của Sở gồm có:
- Trường dạy nghề Long An.
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Bến Lức.
- Trường Dạy nghề Đức Hoà.
- Trường Dạy nghề Đồng Tháp Mười
12


×