Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG – ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM) Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.29 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THỊ HUỲNH THẨM

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO
VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY TẠI
HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG –
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM)
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY
TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG - ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM)” do Lê Thị Huỳnh Thẩm, sinh
viên khóa 2008 - 2012, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

.


TS.NGUYỄN VŨ HUY
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày

tháng

năm

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Những kiến thức đã được các thầy cô truyền đạt trong quá trình 4 năm học tập
dưới ngôi trường Đại học Nông Lâm, TP.HCM cùng với sự động viên, hỗ trợ về mặt
vật chất cũng như tinh thần là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi bước vào cuộc sống
thực tế. Để có được như thế, tôi xin:
Gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến ba mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng,
giáo dục không ngại bao khó khăn, vất vả để cho con được học tập và trưởng thành
như ngày hôm.
Cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế đã trang bị cho em những kiến thức chuyên
môn vô cùng quí báu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Huy,
người đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức trong quá trình giảng dạy cũng như
trong quá trình hướng dẫn thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn các cô chú phòng NN & PTNT huyện Tân Phước, đã nhiệt tình giúp đỡ
trong quá trình thực tập tại Huyện. Những kinh nghiệm, những số liệu mà các cô chú
cung cấp là nguồn dữ liệu vô cùng quí giá để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn những hộ gia đình trong địa bàn Huyện đã cung cấp những thông tin
quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên
Lê Thị Huỳnh Thẩm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HUỲNH THẨM. Tháng 06 năm 2012. “Xác Định Mức Sẵn Lòng
Trả Của Người Dân Cho Việc Cải Thiện Hệ Thống Nước Máy Tại Huyện Tân
Phước Tỉnh Tiền Giang - Ứng Dụng Phương Pháp Đánh Giá Theo Điều Kiện Giả
Thuyết(CVM)”.
LE THI HUYNH THAM. June 2012. “Households’ Willingness To Pay For

Improve Water Supply System In Tan Phuoc District, Tien Giang Province – An
Application Of Double–Bounded Dichotomous Choice Contingent Valuation
Method”.
Nước sạch cho sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu của con người, có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân. Nhưng hiện nay, do
nhiều nhân tố tác động đã làm cho nước ngầm ngày càng ô nhiễm - một trong những
nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày của người dân. Sự nhiễm bẩn nguồn
nước bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước
thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm cùng
với lượng nước thải trong sinh hoạt khiến cho nguồn tài nguyên nước sạch vốn đã
khan hiếm ngày càng trở nên cạn kiện hơn. Chất lượng nguồn nước tại Huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang cũng đang rơi vào tình trạng bị nhiễm bẫn, một phần do khu
vực thường xuyên nhiễm phèn và hệ thống cấp nước bị xuống cấp. Trước tình hình đó
việc cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch là hết sức cần thiết.
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả của
người dân cho việc cải thiện hệ thống cấp nước tại Huyện. Nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 80 hộ dân qua đó đánh giá nhận thức của người dân đối với chất lượng
nước đang sử dụng đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng
trả cũng như xác định mức sẵn lòng trả cho cải thiện hệ thống cấp nước. Đây cũng là
nguồn kinh phí rất cần thiết, tạo cơ sở để các cơ quan chính quyền địa phương tiếp cận
nguồn thu từ nhân dân, và sớm giải quyết vấn đề nước sạch, đảm bảo sức khỏe và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Đặc điểm tổng quát về địa bàn nghiên cứu

9


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

9

2.2.2. Các nguồn tài nguyên

11

2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1. Các khái niệm

17

3.1.2. Thành phần và chất lượng nước ngầm

19

3.1.3. Tác động của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người

20


3.1.4. Các yêu cầu chung về chất lượng nước

21

3.1.5. Chương trình cung cấp NS & VSMT nông thôn

22

3.1.6. Trạm cấp nước tập trung

23

3.1.7. Lý thuyết về sự thỏa dụng

24

v


3.1.8. Khái niệm mức sẵn lòng trả(WTP)

24

3.2. Phương pháp đánh giá theo điều kiện giả thuyết CVM

25

3.3. Phương pháp nghiên cứu

32


3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

32

3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

35

3.3.3. Cơ sở lựa chọn mô hình

35

3.3.4. Cụ thể về phương pháp được sử dụng

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Hiện trạng sử dụng nước tại Huyện

40

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả

41

4.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội


41

4.2.2. Mức độ quan tâm đến nguồn nước đang sử dụng

44

4.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng nước máy

47

4.2.4. Kết quả ước lượng mô hình

47

4.2.5. Nhận xét hệ số Mc Fadden R – Squared của mô hình hồi quy 48
4.2.6. Khả năng dự đoán của mô hình

48

4.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng quyết định sẵn lòng trả

49

4.3. Ước lượng mức sẵn lòng trả

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y Tế

CM

Mô Hình Lựa Chọn

CV


Định Giá Theo Điều Kiện Giả Thuyết

CVM

Phương Pháp Đánh Giá Theo Điều Kiện Giả Thuyết

DNNN

Doanh Nghiệp Nhà Nước

DNTN

Doanh Nghiệp Tư Nhân

HTX

Hợp Tác Xã

NN & PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NS & VSMT

Nước Sạch Và Vệ Sinh Môi Trường

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNICEFF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

WHO

Tổ Chức Y Tế Thế Giới

WTA

Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận Đền Bù

WTP

Mức Sẵn Lòng Trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Tham Số Dược Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit

6

Bảng 2.2. Kết Quá Xét Nghiệm Lý Hóa


8

Bảng 3.1. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Ăn Uống

19

Bảng 3.2. Các Loại Bệnh Nhiễm Trùng Đường Ruột và Thời Gian Tồn Tại của Các Vi
Khuẩn Trong Nước

21

Bảng 4.1. Tình Hình Sử Dụng Nước Hiện Tại

41

Bảng 4.2. Thống Kê Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn

42

Bảng 4.3. Thống Kê Độ Tuổi

42

Bảng 4.4. Thống Kê Thu Nhập

43

Bảng 4.5. Quy Mô Hộ Gia Đình


43

Bảng 4.6. Đặc Điểm Nguồn Nước Người Dân Đang Sử Dụng

46

Bảng 4.7. Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước

46

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

47

Bảng 4.9. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Logit

48

Bảng 4.10. Kiểm Tra Kỳ Vọng Dấu

49

Bảng 4.11. Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Trong Mô Hình

50

Bảng 4.12. Khoảng Tin Cậy Cho Mức Sẵn Lòng Trả Thêm Cho 1m3 Nước

51


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Các Tác Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngầm

20

Hình 3.2. Các Bệnh Do Ô Nhiễm Nước

21

Hình 3.3. Mô Hình Đơn Giản Xử Lý Nước Ngầm

23

Hình 4.1. Thống Kê Tỷ Lệ Giới Tính Của Người Được Phỏng Vấn

41

Hình 4.2. Mức Độ Hài Lòng Về Chất Lượng Nguồn Nước Đang Sử Dụng

44

Hình 4.3. Nguyên Nhân Lựa Chọn Sử Dụng Nước Máy Của Người Dân

45

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 2. Chất Lượng Nước

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả
đất. Nếu thiếu nước sẽ không có sự sống xuất hiện trên trái đất cũng như cả nền văn
minh hiện nay cũng không thể tồn tại được.
Theo nhịp độ phát triển nhanh chóng của công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng
cao mức sống của con người thì nhu cầu về sử dụng nước ngày càng tăng. Theo ước
tính, bình quân trên toàn thế giới có khoảng 40% lượng nước cung cấp cho sử dụng
nông nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Ngày nay, sự phát triển của
xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí cũng ngày
càng gia tăng, tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với trước.
Đi đôi với sự phát triển vượt bậc đó thì vấn đề về nước ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước mặt ngày càng bị thoái hóa và mức độ ô nhiễm
gia tăng đáng kể. Sự nhiễm bẩn nguồn nước bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc
trừ sâu trong nông nghiệp,lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim,
nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm cùng với lượng nước thải trong sinh hoạt khiến cho
nguồn tài nguyên nước sạch vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên cạn kiện hơn. Theo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO – 1980) ước tính rằng các quốc gia kém phát triển thì
70% dân chúng ở các vùng ven thành phố và 25% dân cư ở các đô thị không có đủ

nước sạch để sử dụng.
Theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam thì được công nhận là “nước sạch” khi
nước sinh hoạt của người dân có đủ các các tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị, độ đục
cùng các thành phần khác như sắt, đồng, chì, nói chung, nước sạch là nước đã qua xử
lý. Được gọi là nước hợp vệ sinh, các loại nước do người dân dùng hàng ngày không
có màu, không mùi, không chứa đựng các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.


Ở khu vực nông thôn Việt Nam, người dân vẫn sử dụng loại nước được xem là
nước hợp vệ sinh, lấy từ nước giếng, nước sông và nước suối, muốn tránh tật bệnh thì
cần phải đun sôi, nấu chín.
Tân Phước là huyện vùng lũ nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, đất đai
nhiễm phèn nặng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày việc tiếp cận được với nguồn nước sạch cũng gặp
nhiều trở ngại. Do nguồn nước tại địa phương thường xuyên nhiễm phèn,chất lượng
nước nước kém nên nhiều năm qua Nhà Nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho
xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn
nước sinh hoạt hợp vệ sinh an toàn, phần nào bảo vệ sức khỏe an sinh xã hội. Tuy
nhiên do nguồn kinh phí hỗ trợ còn thấp và được xây dựng khá lâu nên chất lượng hệ
thống cấp nước bị suy giảm đáng kể, nguồn nước không được xử lý sạch trước khi đưa
vào sử dụng, nên vẫn có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dân. Xuất phát từ
thực tế đó nhu cầu cải thiện hệ thống cấp nước tại địa phương là rất cần thiết. Nghiên
cứu “Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống nước
máy tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang - Ứng dụng phương pháp đánh giá
theo điều kiện giả thuyết (CVM)” nhằm xác định số tiền mà người dân sẵn sàng trả
thêm để góp phần cải thiện hệ thống cấp nước. Qua đó tạo thêm động lực cho chính
quyền địa phương sẵn sàng hoàn thiện lại hệ thống cấp nước tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống nước máy
tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng sử dụng nước tại địa phương.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng trả của người dân.
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống cấp nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài giới hạn điều tra nghiên cứu tại 13 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Phước
tỉnh Tiền Giang.
2


1.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/02/2012 đến 09/06/2012
1.4. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu này gồm 5 chương. Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài và tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2 trình
bày sơ lược về các tài liệu nghiên cứu có liên quan, về điều kiện tự nhiên, tình hình
kinh tế xã hội của huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang. Chương 3, chương này nêu lên
một số khái niệm nước và các vấn đề về nước có liên quan, các phương pháp được
thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương 4 sẽ tóm lược lại kết quả nghiên cứu về
các vấn đề quanh mục tiêu đã đề ra về hiện trạng sử dụng nước tại địa phương; các
nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện hệ thống cấp nước
tại Huyện; và xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống cấp
nước. Chương 5 đưa ra kết luận và một số kiến nghị để cải thiện hệ thống câp nước .

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên nước nói chung và nước
phục vụ cho sinh hoạt nói riêng không còn là đề tài quá xa lạ. Tuy nhiên mỗi nghiên
cứu đều tiếp cận vấn đề ở một khía cạnh khác nhau
- Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2005, nghiên cứu về “Nhu cầu hộ
gia đình cho cải thiện dịch vụ nước tại thành phố Hồ Chí Minh: Sự so sánh giữa hai
ước lượng Định Giá Theo Điều Kiện Giả Thuyết (CV) và Mô hình Lựa chọn (CM)”.
Nghiên cứu này đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân thành phố Hồ Chí
Minh cho các cải thiện trong hệ thống cung cấp nước của họ. Nó điều tra những khía
cạnh nào của cung nước là quan trọng nhất như là chất lượng nước và áp suất nước.
Nghiên cứu thực hiện để phản ánh số lượng các vấn đề về cung cấp nước đang gia tăng
trong thành phố. Nó cũng nêu bật được sự cần thiết của “cầu tiêu dùng” được đưa ra
để thực thi các kế hoạch về cung cấp nước.
Những hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng nước máy chất
lượng kém, không đáng tin cậy và chi trả cho những hoá đơn hàng tháng tương đối rẻ.
Nhiều hộ gia đình không sử dụng nước máy mà sử dụng nước từ các giếng khoan cho
nhu cầu sử dụng hằng ngày của họ. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp CV và CM
để đánh giá sự ưa thích của hộ gia đình cho việc cải thiện dịch vụ nước ở TP.HCM,
nhằm mục đích so sánh sự ước tính phúc lợi của hai phương pháp CV và CM.
Người được phỏng vấn chia thành 2 nhóm: hộ gia đình đã có dịch vụ nước máy
và hộ gia đình không có dịch vụ nước máy. Áp dụng cách hỏi lựa chọn lưỡng phân
ranh giới đơn hỏi cho 2 nhóm để lấy được mức sẵn lòng trả của hộ cho sự cải thiện
dịch vụ nước, mà nó bao gồm chất lượng nước cao hơn, và độ tin cậy cao hơn trong
việc cung cấp nước. Trong đó, khảo sát CV thực hiện với 1.473 phiếu, với 641 phiếu



là những hộ có hệ thống nước máy và 832 phiếu là những hộ chưa có hệ thống nước
máy. Vì đặc tính khác nhau ở chỗ là có và không có hệ thống nước máy nên bảng câu
hỏi dành cho những hộ không có nước máy sẽ được giới thiệu về mức phí đấu nối và
hóa đơn tiền nước hàng tháng. Áp dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên để
thu được mẫu đại diện.
Để đo lường phúc lợi, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình thỏa dụng Logit. Vì
mô hình thỏa dụng Logit cho phép thỏa dụng biên của thu nhập biến đổi khi trường
hợp thỏa dụng của thu nhập bằng tiền thay đổi.
Nhóm tác giả đã sử dụng phép ước lượng Turbull để ước lượng WTP của
những hộ không có nước máy cho các dịch vụ nước được cải thiện tại mỗi mức phí
đấu nối. Các kết quả WTP theo Turnbull cung cấp sự hiểu rõ hơn sở thích của hộ thay
đổi ra sao khi thay đổi mức phí đấu nối.
WTP trung vị : MDδ[WTPj]= M j[1- exp(-

zj )

WTP trung bình : Eε[WTPj]=Mj [1 – exp(-

zj +

)]

Xác suất của việc trả lời “có” cho viễn cảnh được đưa ra được cho bên dưới:
P[yes j] = p[α1zj + βln(Mj – tj ) + ε1j) ≥ (α0zj + βlnMj + ε0j)]
Bằng cách sử dụng ước lượng Turbull, tác giả đã tính toán được kết quả với
mức độ tin cậy 95%.
Mô hình thỏa dụng logit với giả định là hệ số sai số là phân phối thông thường,
được sử dụng để ước lượng tham số được chỉ ra trong bảng 2.1.

5



Bảng 2.1. Các Tham Số Được Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit
Có nước máy

Không có nước máy

Tổng thu nhập

7,21(0,000)

5,45 (0,000)

Hằng số

-0,17 (0,491)

-0,76 (0,704)

Các đặc tính của người được hỏi
EDU

0,96E-03 (0,947)

0,32E-03 (0,979)

GENDER

0,23 (0,045)


0,15 (0,106)

HHSIZE

0,07 (0,000)

0,02 (0,185)

NCHILD

-0,18 (0,000)

0,05 (0,277)

HOUSE

0,23 (0,109)

0,04 (0,880)

FRIDE

-

0,30 (0,002

LOCA

-


0,13 (0,199)

Nhận thức về vấn đề nước
HEALTH

0,05 (0,626)

-0,15 (0,195)

AVAIL

0,16 (0,202)

-0,27 (0,023)

PRESS

-0,41 (0,000)

Các hoạt động đối đầu
FILTER

0,03 (0,846)

-

TANK

0,28 (0,016)


-

BOTTLE

-

0,35 (0,002)

SANIT

-

-0,09 (0,481)

Log-likelihood

-371

-516

Chi=squared

131

111

Số quan sát

641


832

Ghi chú: các tham số P-value trong ngoặc đơn
WTP của những hộ gia đình ở TP.HCM cho nâng cao chất lượng dịch vụ nước
cao hơn so với tổng hoá đơn nước trung bình hàng tháng hiện tại cộng với chi phí đối
6


phó. Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng, giá trị biên của thuộc tính chất lượng nước cao hơn
nhiều so với thuộc tính áp suất nước. Báo cáo này cũng tìm ra được người ta sẵn lòng
trả ở mức từ 148.000 đồng tới 175.000 đồng cho các cải thiện trong việc cung cấp
nước của họ; với những hộ không có nước máy thì sẵn lòng trả cao hơn cho các dịch
vụ được cải thiện này hơn những người đã xài một lượng cung cố định. Những hộ gia
đình có nước máy sẵn lòng trả 3,5% thu nhập hàng tháng cho việc nâng cao chất lượng
dịch vụ nước, và tỷ lệ cho các hộ không có nước máy trong khoảng từ 4,1% - 4,6%,
phụ thuộc vào kết quả CV hay CM. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà làm chính
sách có thể chọn một kịch bản, gồm những mức thuộc tính khác nhau và ước lượng
WTP cho mỗi thuộc tính, thiết kế dự án nâng cao chất lượng dịch vụ nước cho
TP.HCM.
- “Đánh giá hiện trạng nước dưới đất ở quận Bình Tân – TP.HCM” là luận văn
tốt nghiệp của sinh viên Đòan Minh Nhân (2005). Đề tài nêu lên được điều kiện địa
chất thủy văn, hiện trạng chất lượng nước ngầm thông qua kết quả xét nghiệm hóa lý
nước, cũng như tìm hiểu các nguyên nhân làm biến đổi chất lượng nước dưới đất và đề
xuất những biện pháp bảo vệ. Trong đó, xét nghiệm lý hóa mẫu nước giếng khoan do
Đoàn Minh Nhân lấy mẫu lúc 11 giờ 18 phút ngày 22/04/2005 tại nhà ông Đỗ Thành
Tâm, nhà số 30/1A, đường số 3, phường Bình Hưng Hòa A có kết quả như sau:

7



Bảng 2.2. Kết Quá Xét Nghiệm Lý Hóa
Đơn vị

Yếu tố
Màu
mùi vị
EC
Eh
DO
pH đo ở HT
pH phòng
Độ cứng tổng cộng
Độ cứng canxi
Độ cứng magie
Độ kiềm tổng cộng
Độ axit
Cặn tổng cộng
Cặn hòa tan
Nhiệt độ đo ở HT
Nhiệt độ phòng

μs/cm
mV
mg/l

124,90
246,00
2,60
4,76
4,17

11,00
8,50
2,50
3,33
13,33
106,00
92,00
31,00
31,70

mg CaCO3/l
mg CaCO3/l
mg CaCO3/l
mg CaCO3/l
mg CaCO3/l
mg/l
mg/l
0
C
0
C

Cation

Mg/l

Mdl/l

%


Ca2+
Mg2+
FeTC
Fe2+
NH4+
Na+,K+
Fe3+

4,61
0,60
5,44
1,52
0,784

0,230
0,050

22,75
4,94

3,92

0,054
0,043
0,424
0,210

5,34
4,25
41,94

20,78

Anion

Mg/l

Mdl/l

%

ClSO42PO43NO3HCO3-

33,29
<1
0,066
0,300
4,06

0,938

92,78

0,002
0,005
0,066

0,02
0,49
6,53
(Ghi chú : hiện trường)


Nhìn vào kết quả xét nghiệm lý hóa, ta thấy loại hình nước là Clorua – ( Natri +
Kali) – Canxi – Sắt. Trong nước có Clorua (Cl-) cao sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng,
động vật và cho con người khi sử dụng. Mặt khác, nước nhiễm sắt thường có mùi tanh,
làm vàng quần áo. Sở dĩ nguồn nước có nhiều sắt là do quá trình xâm nhập mặn của
các vùng trũng bị nhiễm phèn và do hoạt động của con người. Bên cạnh đó, sự có mặt
8


của amonium, nitrat, sunphat, pH là do hoạt động sinh hoạt của con người, của các nhà
máy xí nghiệm, do tốc độ đô thị hóa nhanh, và đặc biệt là do nghĩa trang.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu nước trong khu vực quận Bình Tân từ loại siêu hạt
đến nước có độ khoáng hóa trị cao và thậm chí hơi mặn cùng với các ion có hàm lượng
vượt tiêu chuẩn cho phép của bộ khoa học công nghệ và môi trường xuất bản năm
1995 cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: pH, sắt tổng cộng, clorua,
amonium và nitrat.
- Khóa luận tốt nghiệp Trần Lê Bảo Trâm 06/2009 : Đánh giá mức sẵn lòng
đóng góp cho việc cấp nước sinh hoạt của người dân phường Bình Hưng Hòa A, quận
Bình Tân, TP.HCM. Nghiên cứu này sử dung phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để
xác định mức sẵn lòng đóng góp của người dân cho việc cấp nước sinh hoạt. Nghiên
cứu được tiến hành thông qua việc phỏng vấn 120 hộ dân phường Bình Hưng Hòa,
quận Bình Tân. Đề tài đánh giá được mức độ nhận thức của người dân về chất lượng
nguồn nước mà họ đang sử dụng cũng như ước lượng được mức sẵn lòng đóng góp
của người dân.
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Hiền 06/2011 : Đánh giá mức sẵn lòng
đóng góp của người dân quận Thủ Đức cho việc cải thiện, nâng cấp hệ thống thoát
nước. Đề tài nhằm đánh giá mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân trên địa
bàn quận Thủ Đức cho việc nâng cấp, cải thiện hệ thống thoát nước Quận bằng
phương pháp định giá theo điều kiện giả thuyết. Kết quả của khóa luận cho thấy rằng
mức đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người dân có bị ảnh

hưởng bởi hệ thống thoát nước bị xuống cấp hay không, hay tổng thu nhập hàng tháng
của hộ, và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường tại địa phương và dự án môi
trường là cao. Và qua quá trình tính toán, kết quả của đề tài thu được cũng là cơ sở để
các cơ quan chức năng tìm kiếm phương thức để tiếp nhận nguồn thu từ nhân dân để
đảm bảo cho các dự án nhằm cải thiện đời sống nhân dân.
2.2. Đặc điểm tổng quát về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý

9


Huyện Tân Phước là huyện thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, được thành lập theo
Nghị định 68/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Nằm ở phía Bắc của tỉnh Tiền Giang
thuộc vùng Đồng Tháp Mười, cách thành phố Mỹ Tho 25 km.
+ Phía Bắc giáp với huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
+ Phía Tây giáp huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang và huyện Tân Thạnh tỉnh Long
An.
+ Phía Nam giáp huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Long An.
- Huyện Tân Phước thành lập trên cơ sở tách ra từ vùng đất phía Tây Bắc của
huyện Châu Thành, bao gồm các xã: Tân Hòa Thành, Phú Mỹ, Hưng Thạnh, Tân Hòa
Đông, Mỹ Phước, Tân Lập và một phần diện tích của huyện Cai Lậy là xã Tân Hòa
Tây.
Với diện tích toàn huyện là 32.3991,44 ha. Dân số trung bình 56.444 người,
mật độ dân số 169 người/km2, tương đối thấp so với tỉnh là 762 người/km2.
b) Địa hình
Nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trong khu vực thấp so với toàn
tỉnh. Toàn huyện có địa hình bằng phẳng với cao độ 0,6 – 0,7m, không có hướng dốc
rõ rệt chiếm khoảng hơn 80%. Khu vực có địa hình cao nhất từ 0,7m – 1m nằm ở phía

đông bắc thuộc các xã Phú Mỹ, Tân Hòa Thành là dấu vết của giồng cát bồi, khu vực
thấp cục bộ là vùng trũng Tân Lập nằm giữa kênh Nguyễn Tấn Thành và kênh Chợ
Bưng có cao độ 0,4 – 0,6m.
Nhìn chung địa hình tổng thể của huyện có dạng trũng lòng máng, cao ở xung
quanh phía Đông Bắc và Đông Nam, đây là điểm bất lợi cho vấn đề tiêu thoát nước ra
sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.
c) Khí hậu
Huyện Tân Phước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
chung của miền Tây Nam Bộ, khí hậu chia làm 2 mùa : mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Khí hậu
trong vùng mang những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 24-290C, nhiệt độ cao nhất tương ứng với thời kỳ
khô hạn khoảng 37-380C, biên độ dao động giữa ngày và đêm là 6-70C.
10


- Ẩm độ không khí : độ ẩm trung bình trong năm là 79%, trung bình tháng thấp
nhất là 74% (tháng 4) , tháng cao nhất là 82,5% (tháng 8).
- Bốc hơi : lượng bốc hơi trung bình năm là 1225mm,bình quân đạt 3,3
mm/ngày, tháng 3 có lượng bốc hơi cao nhất là 136mm, tháng 10 có lượng bốc hơi cao
nhất là 87mm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1438mm, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng
11 dương lịch chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, các tháng mùa mưa đạt từ 100 –
300mm làm tăng độ ngập úng trong những năm có lũ đổ về, ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp thuộc các vùng trũng. Các tháng 1,2,3 hầu như không có mưa, lượng mưa
ngày không lớn thường nhỏ hơn 50mm. Mỗi năm có khoảng 110 ngày mưa, tháng 7 là
tháng thường có những đợt không mưa liên tục gây ra hạn.
- Gió : địa bàn trong huyện chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính
+ Gió mùa Đông Bắc : hướng gió thịnh hành Đông Bắc thổi vào mùa khô.
+ Gió mùa Tây Nam : hướng gió thịnh hành Tây Nam thổi vào mùa mưa.

Lợi thế
Đất phèn thích hợp trồng khóm, khoai mỡ cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần
nâng cao đời sống cho dân cư trong huyện.
Hạn chế
Tân Phước nằm trong vùng trũng của vùng Đồng Tháp Mười nên đất đai bị
nhiễm phèn rất nặng , Huyện có mật độ dân cư và hạ tầng xã hội hạn chế nhất ở Tiền
Giang, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước. Vào mùa khô, Huyện thiếu nước
trầm trọng. Kênh Nguyễn Văn Tiếp là con kênh lớn nhất, chia địa bàn Huyện thành 2
vùng Nam – Bắc. Tại thị trấn Mỹ Phước có kênh Xáng – Nguyễn Tấn Thành nối kênh
Nguyễn Văn Tiếp với sông Tiền, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho cả Huyện.
Vào mùa nước nổi, toàn bộ địa bàn huyện bị ngập nước, phương tiện giao thông chính
là ghe, xuồng.
2.2.2. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Huyện Tân Phước thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười, đất đai hầu hết là nhóm
đất phèn được hình thành từ trầm tích đầm lầy ven biển rất giàu hữu cơ. Theo kết quả

11


điều tra tổng hợp của chương trình 60B trên địa bàn Huyện cho thấy các nhóm đất
chính sau
- Đất lập líp (Vp) : diện tích 13.570 ha chiếm 40,72% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phèn hoạt động nông (Sj1) : diện tích 6.975,05 ha chiếm 20,93% tổng
diện tích tự nhiên.
- Đất phèn hoạt động sâu (Sj2) : diện tích 3.333 ha chiếm 10% tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1) : diện tích 3.245 ha chiếm 9,74% tổng diện
tích tự nhiên.
- Đất phù sa đã phát triển có đốm rỉ P(f) : diện tích 1.403 ha chiếm 4,21% tổng

diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa đã phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf) : diện tích 277.40 ha
chiếm 0,83% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2) : diện tích 4.518 ha chiếm 13,56% tổng diện tích
tự nhiên.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước : sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn
Huyện bị chi phối bởi hai nguồn nước chính là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây. Hai
con sông đóng vai trò tích cực trong việc tiêu lũ, thoát phèn cho Đồng Tháp Mười
đồng thời cung cấp nước ngọt cho hệ thống thủy lợi của Huyện. Tuy nhiên ảnh hưởng
là đường giáp nước của hai con sông nên khu vực phía Bắc có ảnh hưởng triều rất yếu,
vận tốc dòng chảy nhỏ, biên độ dao động từ 0,2 – 0,3m và mực nước đỉnh triều là
0,78m vào mùa khô.
Thủy văn : huyện Tân Phước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều theo sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây mà thông qua hai kênh chính là Nguyễn Tấn
Thành và Nguyễn Văn Tiếp , ảnh hưởng đến chế độ thủy văn về dòng chảy, xâm ngập
mặn, phèn và khả năng tiêu thoát lũ đặc biệt là khi cống rạch Chanh được xây dựng và
đưa vào sử dụng.
Ảnh hưởng lũ : mùa lũ bắt đầu xâm nhập từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch,
chậm hơn so với thượng nguồn từ 0,5 – 1 tháng. Lũ tràn về khu vực Huyện theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và tiêu thoát nước hai theo hướng chính :
12


- Theo sông Tiền qua các tuyến kênh chợ Bưng, Nguyễn Tấn Thành, Mỹ Long
– Ba Kỳ, kênh 12 – Ba Rài.
- Theo sông Vàm Cỏ Tây qua các tuyến kênh Bắc Đông, Trương Văn Sanh,
Nguyễn Văn Tiếp.
Lũ gây ngập hầu như toàn bộ địa bàn Huyện và mức độ ngập giảm dần từ Tây
sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam , đỉnh lũ thường xuất hiện vào trung tuần

tháng 10 và có chiều hướng xuất hiện vào tháng 11, trung bình hàng năm từ 0,3 –
0,7m, sâu nhất là 2,57m năm 2000, thấp nhất 1,66m năm 1995 và gần đây nhất 2,26m
năm 2001. Trung bình những năm có lũ lớn mức độ ngập trên đồng từ 1,2 – 1,8m, năm
lũ bình thường ngập trung bình 1 – 1,2m.
Ảnh hưởng phèn :
- Toàn bộ diện tích của Huyện chịu ảnh hưởng phèn nội tại và phèn ngoại lai từ
Long An, Đồng Tháp đổ về nhất là khu vực hai bên kinh Trầm Mù và vùng trũng Tân
Lập, tuy nhiên các khu vực này đều có khả năng rửa dần được phèn nhờ có hệ thống
kênh trong vùng. Riêng đoạn từ kênh lộ mới đến Rạch Láng Cát do hệ thống kênh cấp
II chưa hoàn chỉnh và là vùng giáp nước của hai con sông lớn là Vàm Cỏ Tây và sông
Tiền nên dòng chảy yếu, từ đó việc rửa phèn còn nhiều khó khăn.
- Vào đầu mùa khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, nguồn nước bị chua hầu hết
trên các tuyến kênh, chỉ có nước ngọt từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau nhờ có nguồn
nước đổ về, còn lại các tháng trong năm đều bị chua, nên bố trí lúa sản xuất vụ Đông
Xuân có nhiều thuận lợi hơn. Độ chua biến đổi theo tháng và theo mùa, thời điểm bắt
đầu ảnh hưởng phèn có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm bắt đầu mùa mưa và
thường xuất hiện sau 20 ngày, đây là thời kỳ ảnh hưởng phèn gay gắt dài khoảng trên
2 tháng từ tháng 5 – 6 dương lịch. Các hệ thống kênh, rạch đặc biệt khu vực phía Bắc
và Đông Bắc hầu như nhiễm phèn nặng.
c) Tài nguyên khoáng sản
- Than bùn: được tìm thấy ở vùng phiá Đông của huyện như xã Tân Hòa Đông
và Hưng Thạnh…, trữ lượng không lớn.
- Đất sét: được sử dụng cho ngành công nghiệp được tìm thấy ở đất phù sa cổ
và mới. Đất sét làm đồ gốm sành, gạch ngói ở nông trường Tân Lập, Tân Hòa Thành,
Phú Mỹ.
13


d) Tài nguyên sinh vật
- Tính đa dạng sinh học trong khu vực Đồng Tháp Mười rất phong phú và đa

dạng. Hệ thực vật có đến 540 loại thuộc 112 họ với nhiều loại thực vật quý hiếm được
dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp và làm thuốc. Ngoài
ra trên địa bàn Huyện tập trung nhiều loại cỏ chăn nuôi mọc tự nhiên thích hợp cho
việc chăn nuôi trâu bò có chất lượng tốt : Cỏ Mật, cỏ Chỉ, cỏ Nước, cỏ Đuôi Phụng…
- Hệ động vật dưới tán rừng khá phong phú ngoài các loại chim, thú sống trên
cây còn nhiều loài sống dưới nước như: Rùa, Rắn, Lươn, Ếch và các loài thuộc nhóm
cá đen có nguồn gốc tại chỗ.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân cư – Xã hội :
- Tổng dân số trên địa bàn Huyện tính đến năm 2010 là 56.444 người chiếm
3,2% dân số của tỉnh, mật độ dân số bình quân 169 người.km2, là Huyện có mật độ
dân số thấp nhất so với các Huyện, Thị Thành trong tỉnh Tiền Giang.
- Toàn Huyện có trên 95% là người kinh phần còn lại là Hoa và Khơme, trên
90% dân số trong tỉnh là lao động nông thôn. Hầu hết các xã đều có trạm y tế để chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, 100% xã và khoảng 87% hộ dân có điện thắp
sáng, 45% hộ dân có nước sạch sử dụng. Trường học được xây dựng ngày một khang
trang, không còn phòng học tre lá, xóa lớp học 3 ca. Chính sách xã hội thương binh
liệt sĩ đặc biệt được quan tâm, Huyện đã xây dựng được 426 căn nhà tình nghĩa, 300
căn nhà tình thương, xóa hẳn hộ đói, giảm hộ nghèo từ 45% xuống còn dưới 12%.
- Lao động : năm 2007 có 34.936 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
62,89% tổng số dân, số người có khả năng lao động là 34.778 người chiến 99,55% số
người trong độ tuổi lao động. Trong đó số người làm việc trong các ngành kinh tế xã
hội tăng từ 26.861 người lên 30.324 người năm 2007. Tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ còn rất thấp (chiếm khoảng 12%), chủ yếu lao
động tập trung trong nông – lâm – ngư nghiệp. Đa số lao động nông thôn không có
chuyên môn kỹ thuật, số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 17% năm 2007. Từ kết quả
này cho thấy chất lượng lao động còn thấp, gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng việc làm
cũng như thu nhập cho các hộ gia đình.
b) Kinh tế
14



- Nông nghiệp :
+ Về diện tích canh tác một số loại cây trồng chủ yếu : cây lúa diện tích canh
tác năm 2010 là 6.002 ha; cây khóm là loại cây có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị
xuất khẩu cao hơn các loại cây khác trên địa bàn Huyện và có thị trường tiêu thụ rộng,
diện tích năm 2010 là 13.933,5 ha; cây khoai mỡ với diện tích 1.041 ha năm 2010.
+ Về chăn nươi gia súc, gia cầm tiến hành theo quy mô hộ gia đình, hiện đàn
heo có 12.200, đàn bò 1.162 con, đàn gia cầm 19.000 con.
+ Về nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 110 ha, do chưa được đầu tư cao nên
phát triển còn chậm.
+ Về lâm nghiệp : diện tích sụt giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ tràm
sang cây lúa, khoai mỡ, khóm…diện tích năm 2010 còn 6.279 ha.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển góp phần tạo việc
làm tăng thu nhập cho người dân. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn Huyện 2010 thực hiện được 85,250 triệu đồng.
- Thương mại – dịch vụ phát triển góp phần tích cực váo tăng trường kinh tế
Huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Tổng giá trị trong năm 2010 thực
hiện được 188 tỷ.
- Giáo dục trên địa bàn huyện có 25 trường gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học
cơ sở, có 2 trường phổ thông trung học (PTTH Nguyễn Văn Tiếp và PTTH Tân
Phước. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác phổ cập trung học cơ
sở năm 2006.
- Y tế : đến nay đã có 13/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, toàn huyện có
2 bệnh viện, 100% trạm y tế có bác sĩ, 13/13 trạm y tế có y sỹ sản nhi.
c) Cơ sở hạ tầng
- Giao thông : giao thông trên địa bàn Huyện chủ yếu hình thành chủ yếu do
việc đắp các đê bao ngăn lũ nên đa số đi theo các hướng song song với các sông, kênh.
+ Mạng lưới giao thông đường bộ gồm 5 tuyến đường tỉnh : 865, 866, 866B,
867, 874.

+ Giao thông thủy : tổng chiều dài cho của các sông, kênh chính là 203,7km,
ngoài ra còn có hàng trăm km kênh rạch cho ghe thuyền gắn máy có tải trọng thấp lưu
thông thuận lợi.
15


×