Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH THUẬN AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC NGÀNH KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA KINH TẾ

LÊ THIỆN VY NGÂN

KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
CHI NHÁNH THUẬN AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

LÊ THIỆN VY NGÂN

KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
CHI NHÁNH THUẬN AN

Ngành: Kế Toán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRỊNH ĐỨC TUẤN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Thuận An” do Lê
Thiện Vy Ngân, sinh viên khóa 34, ngành Kế Toán đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________ .

Th.S TRỊNH ĐỨC TUẤN
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng


năm

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Cha, Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con
lớn khôn và không quản ngại gian khổ để tạo mọi điều kiện giúp con thực hiện được
ước mơ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là các quí thầy cô khoa Kinh tế đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu. Đặc biệt hơn nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
Trịnh Đức Tuấn đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Đông Á – chi nhánh Thuận An và cùng toàn thể các anh chị tại ngân hàng, đặc biệt là
các anh chị phòng Kế Toán, quầy Dịch Vụ Khách Hàng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thiện Vy Ngân


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THIỆN VY NGÂN. Tháng 7 năm 2012. “Công tác kế toán thanh toán

không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á – chi nhánh Thuận
An”.
LE THIEN VY NGAN. July, 2012. “Accounting Of

Non-cash Financial

Payment At Brank THUAN AN – DONGA BANK
Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (NH) đem lại một phần thu nhập cho NH và
giúp NH huy động tiền gửi thanh toán của khách hàng như là một bộ phận nguồn vốn
được bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn của NH với mức chi phí thấp. có nhiều hình
thức thanh toán như Sec, Ủy nhiệm chi (UNC), Ủy nhiệm thu (UNT), thẻ NH.
Thanh toán giữa các NH giúp hoàn thành quá trình thanh toán giữa các tổ
chức hay cá nhân không mở tài khoản tiền gửi tại cùng một NH. Ngoài ra các NH
cũng thường xuyên có nhu cầu điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ một
NH, cũng như nhu cầu chuyền tiền giữa các NH các hệ thống. Các hình thức thanh
toán giữa các NH như: thanh toán liên hàng tiện tử, thanh toán bù trừ giữa các NH,
thanh toán liên hàng Citad.
Thấy được tầm quan trọng và trong phạm vi cho phép, năng lực của mình và
thực tế tại NH em xin tìm hiểu các nội dung sau:
 Các hình thức của nghiệp vụ thanh toán không dung tiền mặt tại NH.
 Tiến hành mô tả các hình thức trên về các mặt: quy trình thực hiện, quá trình
luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán,…
 Rút ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán tại đơn vị trong
hoạt động thanh toán. Từ đó có những nhận xét và kiến nghị để thức đẩy hoạt động
thanh toán.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix

DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiên nghiên cứu. .......................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận. .................................................................... 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1.Tổng quan về Ngân hàng Đông Á: ..................................................................... 3
2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng Đông Á: ................................................... 3
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và bộ máy tổ chức: ..................................................... 8
2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động: ............................................................................................ 8
2.1.2.2Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á chi hội sở: ............................... 9
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
chi nhánh Thuận An (DAB – TA). ...............................................................................10
2.1.2 Bộ máy tổ chức:........................................................................................10
2.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban: .........................................................................11
2.2.3Chức năng – nhiệm vụ của phòng Kế toán – Ngân quỹ:...........................13
2.2.4Hình thức kế toán ngân hàng sử dụng .......................................................13
2.3

Đánh giá tình trạng hoạt động DAB – TA.....................................................14
2.3.1Ưu điểm và thuận lợi .................................................................................14
2.3.2Khó khăn ...................................................................................................14
2.3.3Cơ hội và thách thức..................................................................................15


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU ..........................16
3.1

Những nét chung về thanh toán không dùng tiền mặt ...................................16

3.1.1Khái niệm: .................................................................................................16
3.1.2Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .........................16
3.1.3Vai trò của thanh toán qua NH trong nền kinh tế......................................16
3.1.4 Điều kiện sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng .............................17

3.2

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt qua NH. ........................................17
3.2.1Hệ thống TK sử dụng và kết cấu của TK ..................................................17
3.2.1.1 Hệ thống TK kế toán NH áp dụng. ...............................................17
3.2.1.2 Những TK liên quan đến quá trình hạch toán ...............................18
3.2.1.3 Nội dung và kết cấu của các TK ...................................................19

3.3

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .............................................25
3.3.1Thanh toán bằng Séc ( cheque) .................................................................25
3.3.2 Ủy nhiệm chi (UNC). ...............................................................................30
3.3.3 Ủy nhiệm thu (UNT). ...............................................................................34
3.3.4 Thanh toán bằng thẻ .................................................................................38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................42
4.1

Hệ thống Tài khoản kế toán (TKKT) Ngân hàng đang sử dụng: ..................42
4.1.1Cấu trúc hệ thống TK: ...............................................................................45

4.2

Chương trình kế toán trên máy tại DAB........................................................47

4.2.1Phương pháp hạch toán: ............................................................................48
4.2.3Nhận xét.....................................................................................................49

4.3

Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Séc. .......................................................49
4.3.1 Thủ tục phát hành Séc tại DAB – TA. .....................................................49
4.3.2 Thủ tục thanh toán Séc. ............................................................................50
4.3.3 Nhận xết....................................................................................................55

4.4

Kế toán nghiệp vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC). ...........................56
4.4.1 Thủ tục phát hành UNC tại DAB – TA. ...................................................56
4.4.2 Các trường hợp xử lý nghiệp vụ UNC. ....................................................56
4.4.3 Nhận xêt: ..................................................................................................66

4.5
 

Thanh toán thẻ ...............................................................................................66
vi


4.5.1Phí phát hành và hạn mức rút tiền .............................................................66
4.5.2Thủ tục phát hành thẻ: ...............................................................................67
4.5.3Phương pháp hạch toán: ............................................................................67
4.5.4Nhận xét: ...................................................................................................69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ............................................................71
5.1


Kết luận ..........................................................................................................71
5.1.1 Về công tác kế toán: .................................................................................71
5.1.2 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt..................................................72

5.2

Kiến nghị........................................................................................................72
5.2.1 Công tác kế toán: ......................................................................................73
5.2.2 Nhân lực kế toán:......................................................................................73
5.2.3 Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt..........................................73

5.3

Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước. .........................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................74

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DongABank – DAB

Ngân hàng TMCP Đông Á

DAB – BD


Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Bình Bương

DAB – TA

Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Thuận An

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NH

Ngân hàng

PGD

Phòng giao dịch

GDV

Giao dịch viên

KSV

Kiểm soát viên


HTTK

Hệ thống tài khoản

TKKT

Tài khoản kế toán

TK

Tài khoản

TMCP

Thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

GTGT

Giá trị gia tăng

TKTG

Tài khoản tiền gửi

TGKKH


Tiền gửi không kỳ hạn

CMND

Chứng minh nhân dân

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

FCC

Chương trình phần mềm tin học sử dụng trong toàn hệ
thống DongABank

]

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ Tổ chức của DongA Bank ......................................................................9
Hình 2.2 Sơ đồ Tổ chức của DAB – TA: ......................................................................10
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận Kế toán: ...................................................................13

Hình 3.1. Quy trình chung trong thanh toán Séc cùng NH: ..........................................27
Hình 3.2 Quy trình chung trong thanh toán Séc khác NH, có tham gia thanh toán bù
trừ...................................................................................................................................28
Hình 3.3. Quy trình thanh toán UNC cùng NH. ............................................................31
Hình 3.4. Quy trình chung trong thanh toán UNC khác NH. ........................................32
Hình 3.5. Quy trình thanh toán UNT cùng NH .............................................................36
Hình 3.6. Quy trình chung trong thanh toán UNT khác NH .........................................37
Hình 3.7. Quy trình thanh toán thẻ qua các cơ sở chấp nhận thẻ ..................................39
Hình 4.1. Quy trình thanh toán séc cùng NH phát hành: ..............................................52
Hình 4.2. Quy trình thanh toán séc khác NH phát hành nhưng cùng hệ thống DAB: ..55
Hình 4.3. Quy trình xử lý nghiệp vụ UNC khi 2 khách hàng có TK DAB – TA..........57
Hình 4.4. Quy trình xử lý nghiệp vụ UNC khác chi nhánh cùng hệ thống DAB .........60
Hình 4.5 Quy trình xử lý nghiệp vụ UNC khác NH khác hệ thống ..............................63
Hình 4.6 Quy trình xử lý điện đến .................................................................................66
Hình 4.7 Quy trình Pos thẻ tại DAB – TA ....................................................................68

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giấy đăng ký/ điều chỉnh dịch vụ ngân hàng Đông Á điện tử dành cho cá
nhân.
Phụ lục 2: Giấy đăng ký/ điều chỉnh dịch vụ Internet Banking – ngân hàng Đông Á
điện tử dành cho tổ chức.
Phụ lục 3: Giấy đề nghị sử dụng tài khoản thẻ để giao dịch chứng khoán.
Phụ lục 4: Giấy đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán tự động tiền điện nước qua thẻ đa
năng Đông Á.
Phụ lục 5: Biểu phí Ebanking.

Phụ lục 6: Biểu phí dịch vụ thẻ đa năng.
Phụ lục 7: Biểu phí thẻ tín dụng.
Phụ lục 8: Biểu phí dịch vụ tiền gửi thanh toán.

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới, bằng
chứng là Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07
tháng 11 năm 2006. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng tới
chuẩn hóa quốc tế chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp như hiện nay. Bên cạnh chất lượng sản
phẩm, khâu thanh toán – khâu cuối cùng của một giao dịch thương mại – cũng giữ một
vai trò rất quan trọng. Để thanh toán vừa được nhanh chóng, đúng đối tượng vừa ít tốn
chi phí hơn rất nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt, các doanh nghiệp lựa chọn hình
thức thanh toán qua Ngân hàng (thanh toán không dùng tiền mặt). Chính vì vậy, khi
nền kinh tế ngày càng phát triển, giao thương quốc tế nhiều hơn thì các phương thức
thanh toàn không dùng tiền mặt sẽ được sử dụng phổ biến, thay thế dần cho việc sử
dụng tiền mặt trước đây.
Để đi vào tìm hiểu về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và có những
đóng góp để công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Đông Á – Chi nhánh Thuận An được hiệu quả hơn, tôi chọn khóa luận: Công tác kế
toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á –
Chi nhánh Thuận An.

1.2 Mục tiên nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của tôi khi chọn khóa luận này là đi vào tìm hiểu thực tế
và nắm được công tác hạch toán kế toán các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt. Đồng thời, với những đề xuất của mình, tôi hi vọng sẽ giúp NH TMCP Đông Á
một phần nào trong việc hoàn thiện công tác kế toán thanh thoán không dùng tiền mặt.


1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
- Về không gian: tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á – chi nhánh
Thuận An.
- Về thời gian: từ tháng 03/2012 đến 05/2012.
- Nội dung: nghiên cứu các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến
như Sec, Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Thẻ tại NH qua việc mô tả công tác kế toán về
các mặt như quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh,….trong từng phương thức.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
-

Chương 1: Mở đầu

Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
-

Chương 2: Tổng quan

Giới thiệu tổng quan về NH TMCP Đông Á
Giới thiệu về NH TMCP Đông Á – chi nhánh Thuận An
-


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nêu một số khái niệm, mô tả kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ngân hàng. Phương pháp nghiêm cứu được vận dụng để thực hiện đề tải này.
-

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán, trình tự luân chuyển chứng từ tại
DAB – TA. Từ đó đưa ra nhận xét.
-

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Qua những vấn đề nghiêm cứu đưa ra ưu nhược điểm về công tác kế toán, trên
cơ sở đó đề xuất ra những ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động.

 

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đông Á:
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đông Á:
Ra đời vào ngày 01 tháng 07 năm 1992 Ngân hàng TMCP Đông Á ( DongA
Bank) tự hào vì đã có một chặng đường hơn 18 năm hoạt động ổn định và phát triển
vững chắc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, DongA Bank đã lựa

chọn cho mình hướng đi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Đến
nay, sau hơn 18 năm, có thể thấy những thành tựu vượt bậc của DongA Bank qua
những con số ấn tượng như sau:


Vốn điều lệ tăng từ 20 tỷ đồng lên 5000 tỷ đồng.



Tổng tài sản đến cuối năm 2010 là 55.873 tỷ đồng.



Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32

phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 224 chi
nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.


Nhân sự tăng 7.596%, từ 56 người lên 4.254 người.



Sở hữu 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi


Tầm nhìn: Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vươn ra


quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu.


Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau

kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự và
cộng đồng.


Giá trị cốt lõi: “Ngân hàng Đông Á – Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng

của những trái tim”: Chúng tôi xác định giá trị cốt lõi của Ngân hàng Đông Á chính là


Niềm tin – Trách nhiệm – Sáng tạo – Đồng Hành – Nhân Văn – Nghiêm chính – Tuân
thủ – Đoàn kết.
Các kênh giao dịch
Ngân hàng Đông Á truyền thống (hệ thống 224 điểm giao dịch trên 50 tỉnh
thành)
Ngân hàng Đông Á Tự Động (hệ thống hơn 1.400 máy ATM)
Ngân hàng Đông Á Điện tử (DongA Ebanking với 4 phương thức SMS
Banking, Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking)
Các cổ đông pháp nhân lớn


Văn phòng Thành ủy TP.HCM



Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)




Công Ty CP Vốn An Bình



CTCP Sơn Trà Điện Ngọc



Cty TNHH MTV Du Lịch Thương Mại Kỳ Hòa



Công Ty TNHH Ninh Thịnh



CTy TNHH MTV XD và KD Nhà Phú Nhuận

Công ty thành viên


Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer)



Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) và Công ty Quản lý Quỹ


đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital)


Công ty CP Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.)

Hệ thống quản lý chất lượng
Hoạt động của các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000.
Công nghệ
Từ năm 2003, DongA Bank đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ và
chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống
từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành công
trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, DongA Bank cung cấp nhiều dịch
vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc

 

4


biệt, DongA Bank có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi
nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.
Định hướng hoạt động:
Với phương châm “Bình dân hóa dịch vụ ngân hàng – Đại chúng hóa công nghệ
ngân hàng”, DongA Bank đặt mục tiệu trở thành một ngân hàng đa năng – một tập
đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.
Các giải thưởng đạt được
2010



Tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP (Straight – Through – Processing) 2010 do

Ngân hàng New York trao tặng


Doanh Nghiệp Việt Nam Vàng 2010



Sao Vàng Đất Việt 2003, 2005, 2007, 2008, 2010



Thương Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia 2010



Thương Hiệu Việt Yêu Thích Nhất 2010



Kỷ lục Việt Nam – Máy Bán Vàng Đầu Tiên tại Việt Nam



Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2008, 2009, 2010



Top 500 Thương Hiệu Việt 2010




Website và Dịch vụ Thương Mại Điện Tử được người tiêu dùng ưa thích



Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền

nhất
thông” tiêu biểu 2008, 2010


Đơn vị chuyển tiền tiên phong nhất năm 2010 – Kiều Hối Đông Á

2006 – 2009

 



Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu - 2009



Cúp Vàng Thương hiệu Việt lần 6 - 2009



Giải thưởng Thương hiệu Vàng, Logo và slogan ấn tượng - 2009




Thương hiệu chứng khoán chưa niêm yết – 2009



Chứng nhận chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc - 2008



Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất” - năm 2008



Top 10 Ngân hàng được hài lòng nhất năm - 2008



Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu - 2008
5




Chứng nhận Ngân hàng có hệ thống máy ATM lưu động đầu tiên tại Việt

Nam - 2008



Chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” - Máy ATM TK21 – nhận và đổi tiền trực

tiếp qua máy ATM – 2007


Chứng nhận chất lượng “Thanh toán quốc tế xuất sắc – 2006, 2007



Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài

chính - Bảo hiểm” - 2006.


Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

theo bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).


Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán

quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia
Bank và Bank of New York trao tặng.


Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á

ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin
hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.



Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á

trao.
Các loại bằng khen:


Bằng khen Vì sự nghiệp khuyến học do Hội khuyến học Việt Nam trao tặng.



Bằng khen Tấm lòng vàng do BCH Hội khuyến học trao tặng.



Bằng khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu

tham gia hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế
trao tặng.


Bằng khen về việc đóng góp cho sự phát triển giáo dục do Bộ Giáo Dục và

Đào Tạo trao tặng


Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ

“Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng.


 

6


Ý nghĩa logo:

Nhận diện Thương hiệu



Ba chữ A cách điệu lồng ghép thành

thể hiện mục tiêu đạt hệ số tín

nhiệm 3 chữ A (AAA). Đây là hệ số tín nhiệm cao nhất đánh giá chất lượng hoạt động
của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình tượng này cũng biểu trưng cho vầng ánh
dương màu cam mọc từ phía Đông, một hình ảnh của thành công nhưng vẫn không
thiếu sự ấm áp, gần gũi.


Nét chữ

với các góc cong hài hoà thể hiện sự linh hoạt, uyển

chuyển, thích nghi với thời đại trên nền tảng vững chắc của chữ

, làm nên một

DongA Bank hoàn hảo trong hoạt động.



Sự phối hợp giữa màu xanh dương đậm - kế thừa từ màu xanh truyền thống

của DongA Bank và màu cam mang đến niềm tin, sự thân thiện, cởi mở và tràn đầy
sức sống.
Hình ảnh logo mới hướng đến 3 giá trị nổi bật mà DongA Bank cam kết đem lại
cho Khách hàng và đối tác -không ngừng sáng tạo, thân thiện và đáng tin cậy. Đồng
thời, logo mới của DongA Bank cũng thể hiện định hướng đa dạng hoá hoạt động, chủ
động hội nhập và xây dựng một ngân hàng đa năng - một tập đoàn tài chính vững
mạnh với đội ngũ nhân lực gắn kết chặt chẽ, không ngừng sáng tạo vì những giá trị
mới mẻ và thiết thực cho cuộc sống.

 

7


2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và bộ máy tổ chức:
2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động:
a)

Huy động vốn:

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
+ Phát hành cứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác.
+ Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín
dụng nước ngoài.
b)


Hoạt động tín dụng:

+ Ngân hàng đông Á cấp tín dụng băng đồng Việt Nam, ngoại tệ và bằng vàng
cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho
vay dài hạn.
+ Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối
với các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác.
+ Thực hiện bảo lãnh vay và bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác.
+ Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
c)

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế.
+ Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ Thực hiện thanh toán nội bộ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng
trong nước và tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế.

 

8


2.1.2.2 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á chi hội sở:
Hình 2.1 Sơ đồ Tổ chức của DongA Bank


Nguồn: NH TMCP Đông Á
Hộisở: 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:(+84.8)39951483-39951484
Fax: (+84.8) 3995 1603 - 3995 1614
E-mail:
Website: www.dongabank.com.vn
 

9


2.2

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần

Đông Á chi nhánh Thuận An (DAB – TA).
-

Ngày 11/8/2004 NH TMCP Đông Á thành lập chi nhánh Thuận An. Lúc đó

là chi nhánh cấp 2, trực thuộc chi nhánh Bình Dương. Trụ sở tọa lạc tại tòa nhà Minh
Sáng Plaza, số 888, quốc lộ 13, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số
lượng nhân viên chưa đến 10 người.
-

Năm 2005, ngân hàng Đông Á chi nhánh Thuận An dời về số 24A, Nguyễn

Văn Tiết, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương.
-


Ngày 7/2/2007, ngân hàng Đông Á chi nhánh Thuận An được nâng lên

thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc hội sở ngân hàng Đông Á , là đơn vị hạch toán báo
sở, có con dấu riêng theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
-

Ngày 2/3/2012, ngân hàng Đông Á chi nhánh Thuận An khánh thành trụ sở

mới tại số 30/1, đại lộ Bình Dương, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương.
-

Ngoài trụ sở nói trên, ngân hàng Đông Á chi nhánh Thuận An có một phòng

giao dịch (PGD) trực thuộc – PGD Sóng Thần, đóng tại Dĩ An, Bình Dương
2.1.2 Bộ máy tổ chức:
Hình 2.2 Sơ đồ Tổ chức của DAB – TA:
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng 
khách 
hàng 
doanh 

Phòng 
khách 

hàng cá 
nhân 

Phòng kế
toán

Phòng 
ngân quỹ

Phòng 
hành chính 
nhân sự - 
kỹ thuật

Kiểm soát nội bộ

(Nguồn: ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Thuận An.)
 

10


2.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban:
* Giám đốc: trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất
lượng dịch vụ của chi nhánh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ,
thu từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; tăng
trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín
dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và chỉ đạo các
hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng với những
rủi ro có thể xảy ra.

* Phó giám đốc: Xây dựng, kế hoạch và triển khai các chính sách, mục tiêu
kinh doanh của mảng công việc được phân công phụ trách, phù hợp với mục tiêu kinh
doanh của chi nhánh.Chỉ đạo xây dựng các quy trình, xác định nhiệm vụ và điều phối
hoạt động các Phòng/Bộ phận được phân công phụ trách.Chịu trách nhiệm trực tiếp về
về hiệu quả hoạt động kinh doanh, công tác phát triển dịch vụ và các mảng công việc
trực tiếp phân công phụ trách.Phát triển mối quan hệ kinh doanh và dịch vụ khách
hàng.Chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận; nhiệm
vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp: Tiếp nhận và phân tích tính phù hợp và
rủi ro tín dụng của các hồ sơ vay, kiểm tra nguồn tham khảo, xếp hạng hạn mức tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Đề xuất phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt
trong thẩm quyền cho phép dựa trên kết quả thẩm định của các tài sản đảm bảo và
tham mưu về chi tiết hồ sơ vay cho lãnh đạo. Chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục pháp lý
đối với hồ sơ vay (đăng kí giao dịch đảm bảo, công chứng).Liên hệ và xác nhận với
khách hàng về các chứng từ liên quan đến hồ sơ vay đảm bảo các hồ sơ vay được xử lý
chính xác.
* Phòng khách hàng cá nhân: cho vay trả góp đối với khách hàng cá nhân có
nhu cầu cho vay tiêu dùng, sữa chữa nhà hay đi du lịch nước ngoài, dịch vụ thấu chi
qua thẻ. Cho vay hỗ trợ đối với các tiểu thương, người dân ở nông thôn có nhu cầu đầu
tư cải thiện đời sống. Triển khai các dịch vụ thẻ; tiến hành các nghiệp vụ marketing
tổng hợp.

 

11


* Phòng kế toán: Cung cấp các dịch vụ hiệu quả cho khách hàng bằng cách xử
lý các giao dịch nhanh chóng và chính xác.Tư vấn khách hàng thông qua việc giải
thích các tính năng, ích lợi của danh mục sản phẩm trong ngân hàng và tiến hành bán

chéo theo nhu cầu khách hàng đảm bảo và duy trì chất lượng phục vụ khách hàng.Xây
dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng,
xử lý vấn đề/ thắc mắc của khách hàng. Cung cấp thông tin chi tiết của khách hàng đến
đơn vị có liên quan khi có yêu cầu. Thực hiện việc hạch toán cuối ngày giao dịch đảm
bảo lượng tiền mặt cân bằng hàng ngày và tuân thủ các quy trình, quy định liên
quan.Thực hiện các công việc hành chánh thường ngày khác hoặc khi có yêu cầu tại
chi nhánh như: giao dịch séc cho người du lịch, tiền mặt ngoại tệ; điền vào các chứng
từ hàng ngày, quản lý biểu mẫu, chứng từ văn bản, phôi trắng đảm bảo tính bảo mật.
* Phòng ngân quỹ: Thu tiền mặt từ khách hàng cá nhân và kiểm đếm tiền bảo
đảm chính xác.Ghi sổ các chứng từ thu – chi để kết quỹ chính xác nhanh chóng và bàn
giao cho Thủ quỹ đúng giờ.Hạch toán tiền mặt thu được tại quầy, kết quỹ cuối ngày
đảm bảo tính chính xác với các giao dịch thực hiện từ giao dịch viên.Thu hộ, bó tiền,
điều vốn tại đơn vị. Thực hiện công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo.
* Phòng hành chính nhân sự - kỹ thuật: có trách nhiệm quản lý nhân sự, luân
chuyển công tác đi và đến, chấm công và tính lương cho nhân viên, tham mưu cho ban
điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và
quản lý nguồn nhân lực. Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm lấy phong bì khách hàng
nộp tiền qua máy ATM và thẻ bị nuốt tại máy ATM, nạp tiền và kết toán máy ATM
theo sự phân công của lãnh đạo, kiểm tra và thay thế các phụ kiện như nhật ký, biên
lai, phong bì, theo dõi hoạt động của camera, giám sát thao tác nộp tiền, gửi file cho tổ
tiếp quỹ, phối hợp với kỹ thuật viên ATM sửa chữa ATM trong và ngoài giờ làm việc,
thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo.
* Phòng kiểm soát nội bộ: thông qua kiểm tra trực tiếp, giám sát, đánh giá hoạt động
theo các quy trình, quy chế thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Ngân
hàng nhằm đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát đối với các
hoạt động của Ngân hàng.

 

12



2.2.3 Chức năng – nhiệm vụ của phòng Kế toán – Ngân quỹ:
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ phận Kế toán:
Kế toán trưởng
Kiểm soát

Kế toán viên

Kế toán viên

Giao dịch viên

Giao dịch viên

Ngân quỹ

(Nguồn: ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Thuận An.)
Kế toán trưởng: quản lý công tác kế toán, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, ký duyệt các báo cáo tài chính trình lên
cấp trên, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Kiểm soát viên: kiểm soát, ký duyệt các giao dịch thanh toán, trực tiếp quản lý
giao dịch viên.
Kế toán viên, giao dịch viên: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và
ngoài nước theo qui định, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh
Bộ phận quỹ: có nhiệm vụ cất giữ thu chi tiền, chấp hành quy định về an toàn
kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định.
2.2.4 Hình thức kế toán ngân hàng sử dụng:
-


Ngân hàng áp dụng hình thức kế toán máy tính nhưn thiết lập tuân thủ theo

hình thức chứng từ ghi sổ. Hiện nay ngân hàng sử dụng phần mềm FCC ( Flexcube
Corporate 5.5). trên tất cả các chi nhánh, PGD và hội sở có thể theo dõi lấy số liệu
thông tin cần thiết, duyệt các bút toán… dựa trên sự phân quyền user của mỗi người.
-

Hằng ngày khi có nghiệp vụ thanh toán phát sinh GDV tiến hành kiểm tra

thông tin khách hàng, truy cập tài khoản, cập nhật số phát sinh, in chứng từ, ghi nhận
giao dịch. Cuối ngày GDV in bảng kê chứng từ, tiến hành chấm dứt chứng từ trên cơ
sở đối chiếu chứng từ gốc. Sau đó đưa kiểm soát viên duyệt 2 lần trên chứng từ và trên
phần mềm. Tất cả các thông tin sẽ được trung tâm thanh toán duyệt.
 

13


-

Theo quy trình phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào

sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Phần mềm tự động tạo bảng cân đối tài khoản
ngày, tháng, quý, năm và các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo mang tính quàn
trị cần thiết.
-

Cuối tháng ( năm) kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài


chính. Kế toán phải kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã
in ra giấy để đảm bảo tính chính xác và trung thực.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ như sau:
Nghiệp vụ thanh toán phát sinh →lập chứng từ → vào sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi,
sổ chi tiết các TK cần chi tiết ( hàng ngày) → lập chứng từ ghi sổ → vào sổ cái các
TK; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ → cuối kỳ lạp bảng cân đối số phát sinh → đối chiếu
và lập báo cáo tài chính.
2.3

Đánh giá tình trạng hoạt động DAB – TA

2.3.1 Ưu điểm và thuận lợi
-

Là thành viên hệ thống DongABank (DAB) đã có sẳn uy tín trên thị trường

trong nhiều năm qua với mạng lưới hoạt động rộng khắp, nên thu hút được nhiều
khách hàng đến giao dịch
-

Ban lãnh đạo ngân hàng dày dạn kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ

cũng như trong công tác lãnh đạo, quản lý ngân hàng.
-

Đội ngũ nhân viên hòa nhã, nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách hàng. Ngân

hàng thường tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho nhân viên.
-


Trang thiết bị hiện đại, làm giảm khối lượng và tính chất phức tạp khi tác

nghiệp, đồng thời tạo hình ảnh ngân hàng hiện đại đối với khách hàng.
2.3.2 Khó khăn
-

Nhiều nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công việc do đó ít nhiều ảnh

hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.
-

Nhân viên chưa hiểu rõ hệ thống FCC, chưa sử dụng hết tính năng chưa phát

huy tối đa lợi ích từ công nghệ mang lại.
-

Đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế về mặt số lượng nên chưa đáp ứng

nhu cầu giao dịch ngày càng nhiều của khách hàng.
 

14


×