Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.04 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LƯƠNG MAI NHẤT LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN
ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG
TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LƯƠNG MAI NHẤT LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA NÔNG DÂN
ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ TƯỚI PHUN MƯA TỰ ĐỘNG
TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế tài nguyên và môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá khả năng
chấp nhận của người nông dân đối với công nghệ tưới tự động tại quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh” do Lương Mai Nhất Linh sinh viên khóa 2008-2012, ngành Kinh
Tế Tài Nguyên và Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình 4 năm học tập và rèn luyện tại
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức tích lũy qua quá
trình học tập thầy cô truyền đạt là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi vào đời.
Để có được kết quả đến ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu
sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành, dạy dỗ, ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần, tạo
mọi điều kiện cho con học hành. Cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã
động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt 4 năm học qua.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm,
thầy Nguyễn Trần Nam đã tạo điều kiện, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức bổ ích, giúp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn cô Hồng chủ tịch TTKNQ12GV, chị Phạm Diễm Hạnh
CBKT của Trung Tâm KhuyếnNông liên quận12-Gò Vấp, chú Quản chủ tịch Hội
Nông Dân phường Hiệp Thành quận 12 TP Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến cung cấp
số liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Cảm ơn chị Trần Diễm My(DH07KM), chị Trần Thị Cẩm Nhung đã giúp đỡ tôi
các số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn tất cả những người bạn đã bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

thực hiện đề tài. Cảm ơn những hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã cung cấp những
thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu.
Xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường 34 đã động
viên tinh thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lương Mai Nhất Linh


NỘI DUNG TÓM TẮT
LƯƠNG MAI NHẤT LINH. Tháng 6 năm 2012. “Đánh giá khả năng chấp nhận
của người nông dân đối với công nghệ tưới phun mưa tự động tại quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh”.
LUONG MAI NHAT LINH. June 2012. “Evaluate The Farmers’acceptable of
Automatical Irrigation at District 12, HCM City”.
Nhằm giúp nông dân giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay trong các
vùng sản xuất rau tập trung, giải quyết tình trạng thiếu nước hiện nay, tạo ra sản phẩm
chất lượng cao và tạo diều kiện để áp dụng mô hình VIETGAP do Bộ Nông nghiệp
ban hành.Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và áp
dụng mô hình công nghệ tưới phun mưa tự động tại phường Hiệp Thành-quận 12thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ nông dân
trồng rau ăn lá tại phường Hiệp Thành-quận 12- thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của
đề tài là phân tích lợi ích và chi phí tài chính của mô hình công nghệ tưới phun mưa tự
động cho cây rau ăn lá, tìm hiểu nhận thức người dân về công nghệ tưới phun mưa tự
động, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sử dụng mô hình này
của người dân. Đề tài đã xác định lợi ích ròng của mô hình sử dụng công nghệ tưới
phun mưa tự động là 3.407.400đồng/1000m2/vụ, trong đó năng suất rau tăng 33%,
công lao động tiết kiệm là 50%. Có 47,68%% người dân chấp nhận sử dụng mô hình
công nghệ tưới phun mưa tự động cho cây rau ăn lá. Bằng mô hình Logit, đề tài xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng mô hình này của nông dân là

chi phí đầu tư, lao động nhà, nhận thức và thu nhập. Với kết quả trên, đề tài đã đưa ra
một số kiến nghị để mô hình sử dụng công nghệ tưới phun mưa tự động cho cây rau ăn
lá nhân rộng hơn giúp người dân cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1. Phạm vi không gian ......................................................................................3
1.3.2. Phạm vi thời gian ..........................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................4
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trên thế giới và ở
Việt Nam .................................................................................................................4
2.1.2. Các nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới tự động .........................................5
2.2. Tổng quan về quận 12 ..........................................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................6
2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .............................................................................10
2.2.3. Mục tiêu kinh tế xã hội năm 2012 ..............................................................12
2.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại quận 12 năm 2011 ..............................13
2.3. Khái quát phường Hiệp Thành- Quận 12 TPHCM ............................................14

2.3.1 Vị trí địa lí ....................................................................................................14
2.3.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ..............................................................14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................16
3.1.1. Các khái niệm .............................................................................................16
v


3.1.2. Hiệu quả giữa công nghệ tưới phun mưa và phương pháp tưới truyền thống
...............................................................................................................................19
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................22
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................30
4.1. Thông tin chung về người được phỏng vấn .......................................................30
4.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ..............................................................................30
4.1.2. Nhóm tuổi, trình độ học vấn của nông hộ ..................................................31
4.2. Tình hình sử dụng nưới tưới tiêu và nhận thức của người nông dân về công
nghệ tưới phun mưa tự động tại địa bàn quận 12 ...............................................33
4.2.1. Tình hình chung về sử dụng nước tưới tiêu tại địa bàn quận 12 ................33
4.2.2. Nhận thức của người dân về công nghệ tưới phun mưa tự động tại quận 12
...............................................................................................................................35
4.2.3. Khả năng chấp nhận của người dân đối với công nghệ tưới phun mưa tự
động.......................................................................................................................37
4.3. Phân tích lợi ích và chi phí tài chính của mô hình trình diễn hệ thống tưới phun
mưa tự động cho rau ăn lá tại phường Hiệp Thành quận 12 ..............................41
4.3.1. Xác định các lợi ích và chi phí ...................................................................41
4.3.2. Lợi ích – chi phí trung bình hàng năm/vụ của việc đầu tư thêm Công nghệ
tưới phun mưa tự động..........................................................................................43
4.3.2. So sánh lượng nước tưới công nghệ tưới phun mưa tự động và tưới truyền
thống trên 1000m2 cho rau ăn lá tại địa bàn quận 12............................................44

4.3.3. Đánh giá kết quả lợi ích- chi phí của việc áp dụng công nghệ tưới phun
mưa tự động ..........................................................................................................45
4.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận ..................................45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................50
5.1. Kết luận ..............................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHỤ LỤC ......................................................................................................................55 
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTPMTD

Công nghệ tưới phun mưa tự động

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTKNTPHCM

Trung tâm khuyến nông thành phố hồ chí minh

TTKNQ12GV

Trung tâm khuyến nông liên quận 12- Gò Vấp

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KHTL

Khoa học thủy lợi

ĐT&TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Ranh Giới Hành Chánh Của Quận 12 ...............................................7 
Bảng 2.2. Một Số Yếu Tố Khí Hậu Của Quận 12 ...........................................................9 
Bảng 3.1. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cây Chè.......................................19 
Bảng 3.2. Một Số Chỉ Tiêu về Tưới Phun Mưa cho Cà Phê .........................................19
Bảng 3.3. Giải Thích Biến và Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số Của Mô Hình Ước Lượng ...27 
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn............... ...........30 
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn ..........................................33 
Bảng 4.3. Tình hình chung về sử dụng nước tưới tiêu tại địa bàn quận 12...................34 
Bảng 4.4. Nhận Thức của Người Nông Dân về Công Nghệ Tưới Phun Mưa Tự Động
.......................................................................................................................................36 
Bảng 4.5. Khả Năng Chấp Nhận của Người Dân đối với Công Nghệ Tưới Phun Mưa
Tự Động .........................................................................................................................38 
Bảng 4.6. Mức độ quan tâm của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của
ngưới dân đối với công nghệ tưới phun mưa tự động ...................................................40 
Bảng 4.7. Chi Phí Tăng Thêm Khi Sử Dụng Mô Hình Trình Diễn Hệ Thống Tưới

Phun Mưa Cho 1000 m2 Rau Ăn Lá tại Quận 12(1000đ/m2/vụ) ...................................41 
Bảng 4.8. Bảng Tổng Hợp So Sánh Kết Quả Lợi Ích - Chi Phí Đầu Tư Cho 1000m2
Rau Ăn Lá Vụ Đông Xuân 2011(1000đồng/1000 m2/vụ) .............................................42 
Bảng 4.9. Bảng so sánh hiệu quả tài chính của Việc Sử Dụng Công Nghệ Tưới Tự
Động cho cây rau ăn lá vụ Đông – Xuân 2011( 1000đ/ 1000m2/vụ) ............................43 
Bảng 4.10. Tính Toán Lượng Nước Tưới bằng phương pháp tưới Truyền Thống cho
10002 rau ăn lá vụ Đông-Xuân Năm 2011 của Quận 12 ...............................................44 
Bảng 4.11. Tính Toán Lượng Nước Tưới bằng Công Nghệ Tưới Phun Mưa Tự Động
cho 10002 rau ăn lá vụ Đông-Xuân Năm 2011 của Quận 12 ........................................44 
Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ..........................................................46 
Bảng 4.13. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Sau Khi Loại Bỏ Biến......................47 
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chánh Quận 12 .........................................................................7
Hình 4.1. Cơ Cấu Nhóm Tuổi của Mẫu Điều Tra .........................................................32
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện lý do chấp nhận và không chấp công nghệ tưới phun mưa tự
động của người nông dân ..............................................................................................39
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện lý do không chấp công nghệ tưới phun mưa tự động của
người nông dân ..............................................................................................................39

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Logit và Kiểm Định Mô Hình
Phụ Lục 2. Kết Xuất Mô Hình Logit Sau Khi Loại Bỏ Biến
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi

Phụ lục 4. Kết quả đo nước của các loại máy bơm

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thế giới ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng văn minh nhưng có một nghịch
lý đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học trên thế giới, đó là tình trạng thiếu nước, thiếu
nước đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền sản xuất nông nghiệp và nguồn cung
cấp nước cho sinh hoạt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Một trong những biện pháp để đối phó với tình trạng thiếu nước như hiện nay
và tiết kiệm các chi phí trong sản xuất đó là kỹ thuật tưới tiết kiệm hay còn gọi là ” Hệ
thống tưới tự động”. Về mặt nông nghiệp hệ thống tưới tự động nếu áp dụng vào quá
trình canh tác sẽ giúp tiết kiệm tối đa công lao động, lượng nước tưới (so với các biện
pháp tưới truyền thống) và thời gian tưới sẽ được giảm đáng kể .
Kỹ thuật tưới tự động được áp dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1940, sau nhiều
năm cải tiến về kỹ thuật năm 1993 được áp dụng tại Việt Nam, sau 19 năm áp dụng
mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định trong việc tiết kiệm nước và chi phí
trong sản xuất. Nếu mô hình được phát triển rộng rải sẽ mở ra triển vọng to lớn trong
việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu và các loại cây có giá trị kinh tế
cao trên các vùng khan hiếm nước ở Việt Nam.
Phường Hiệp Thành-Quận 12 là một quận ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh nên
người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính. Do diều kiện công nghiệp hóa, nhu
cầu đời sống và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phường Hiệp Thành đã thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh trồng lúa, phường tập trung phát triển
trồng cây rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt), loại cây thực phẩm ngắn ngày, có giá trị kinh
tế cao, thích nghi rộng với các loại đất. Năm 2011 diện tích gieo trồng rau ăn lá là

30,5ha. Tuy nhiên khí hậu khô nóng và tầng nước ngầm thay đổi theo mùa nên cây
trồng khó có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Để góp phần đối phó với sự thay đổi của
1


nguồn nước ngầm và thích nghi với khí hậu, Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ
Chí Minh đã đưa vào áp dụng Hệ thống tưới tự động cho nông dân phường Hiệp
Thành- quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nông nghiệp người dân đã ý thức được vai trò quan trọng của việc tưới
nước, vậy thực tế người dân sử dụng và hiểu biết như thế nào về hệ thống tưới tự
động? Mô hình sử dụng hệ thống tưới tự động có hiệu quả kinh tế hay không? Liệu
những người dân quận 12 có đồng ý chấp nhận áp dụng mô hình hệ thống tưới tự động
hay không? Và yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống tưới tự động?
Xuất phát từ những câu hỏi này, dưới sự cho phép của khoa Kinh tế - Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS.Phan Thị Giác Tâm, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng chấp nhận của nông dân đối với hệ thống tưới
tự động tại phường Hiệp Thành-Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài dùng
phương pháp thống kê mô tả, xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng hệ thống
tưới tự động cho cây rau ăn lá và sử dụng mô hình hồi quy Logit để trả lời các câu hỏi
trên, đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện để mô hình hệ thống tưới tự động
được sử dụng phổ biến trong nông dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá khả năng chấp nhận của người nông dân đối với công
nghệ tưới phun mưa tự động tại quận 12,TP.Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt mục tiêu chung đã đề ra đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
_ Mô tả tổng quát tình hình sử dụng hệ thống tưới tự động trong nông nghiệp ở
quận 12.
_ So sánh lợi íchvà chi phí tài chính, phân tích hiệu quả giữa việc chọn hệ thống

tưới tự động và tưới truyền thống.
_ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận sử dụng công nghệ
tưới tự động của người nông dân.
_ Đề xuất các giải pháp để công nghệ tưới tự động được mở rộng trong cộng
đồng nông dân.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại 1 phường có diện tích trồng rau ăn lá lớn nhất là phường
Hiệp Thành quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Đây là phường đại diện áp dụng mô hình trình
diễn hệ thống tưới phun tự động cho rau ăn lá của TTKNTPHCM-TTKNQ12GV.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 10/02/2012 đến ngày 09/06/2012.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung chính sau: Chương 1. Mở đầu: Giới
thiệu khái quát các vấn đề cần phân tích trong đề tài: ý nghĩa tên đề tài; mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2. Tổng quan: Mô tả tổng quát
về tài liệu nghiên cứu và tài liệu có liên quan đến đề tài, các nghiên cứu liên quan đến
hệ thống tưới tự động, các công trình đã được thực hiện trên thế giới và trong nước.
Đánh giá khái quát về tình hình phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế của người
dân quận 12. Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Phần cơ sở lý luận
trình bày những lý thuyết cơ bản, các khái niệm có liên quan và các phương pháp ứng
dụng để thực hiện đề tài. Chương 4. Kết quả và thảo luận. Trình bày các nội dung như:
đánh giá khả năng chấp nhận của người nông dân đối với hệ thống tưới tự động, phân
tích lợi ích trong việc chọn lựa phương pháp tưới, so sánh hiệu quả đạt được khi sử
dụng các biện pháp đó. Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Tổng hợp các kết quả nghiên
cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết các khó khăn
tồn tại trong việc áp dụng hệ thống tưới tự động.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để hoàn thành nghiên cứu này, tác giả đã đọc rất nhiều tài liệu liên quan đến kỹ
thuật tưới, các biện pháp tưới nước tiết kiệm, khả năng chấp nhận của người dân. Đề
tài đã tham khảo nhiều tài liệu trên internet, các nghiên cứu có liên quan.
Đạt Trung Hòa Dương (2010) đã nghiên cứu về khả năng ứng dụng các công
nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã
xác định được sự khác biệt giữa 2 biện pháp tưới tay và tưới tiết kiệm. Lượng nước tiết
kiệm được là 158,7 m3/0,1ha, tiết kiệm được 7 công lao động cho 0,1 ha/ năm, tiết
kiệm được lượng phân bón là 206.653 kg/0,1 ha/ năm trong vụ đông xuân 2006-2007.
Nghiên cứu cũng chỉ ra được các yếu tố như tập huấn khuyến nông, nhận thức, đầu tư
là có ý nghĩa và tác động đến khả năng chấp nhận áp dụng tưới tiết kiệm của người
nông dân.
Nghiên cứu của Lâm Thị Mỹ Long (2010), thông qua việc mô tả và so sánh lợi
ích chi phí của hai biện pháp tưới tiết kiệm và tưới tay trên cây tiêu đã chỉ ra kết quả
đầu tư áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm mang lại lợi ích ròng 33.648 triệu đồng/1000
m2/ năm và giảm được lượng thoát nước là 158,7 m3/1000m2/ năm so với tưới tay. Tác
giả cũng chỉ ra các nhân tố: số lần tập huấn khuyến nông, nhận thức về lợi ích của tưới
tiết kiệm và vấn đề đầu tư là những cơ sở tác động đến quyết định mở rộng diện tích
tưới tiết kiệm tại Xuân Thọ và Suối Cao của Huyện Xuân Lộc.
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trên thế giới và ở
Việt Nam
Tưới tiết kiệm nước đã được nghiên cứu từ rất sớm và áp dụng khá phổ biến ở
các nước phát triển. Tưới tiết kiệm lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà kính ở

Anh vào cuối 1940. Những năm 60, một quá trình phát triển ứng dụng và thay thế các
4


kỹ thuật truyền thống ở Mỹ và Israel. Mỹ, Israel, Úc, Ý, Áo, Tây Ban Nha, Hungary,
Đức…là những nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực
nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Trong đó, Israel là một
trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới trong việc nghiên cứu, áp dụng thành công
và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước
(Lê Sâm và ctv, 2007).
Ở Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ
yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất. Hệ thống tưới tiết kiệm nước ở mức thấp,
đơn giản hơn là tưới trực tiếp tận gốc cây trồng (nhờ đường ống dẫn áp lực thấp vòi
nước mềm do công nhân điều khiển), đã được trường Đại học Thủy lợi thiết kế, xây
dựng áp dụng thử trên quy mô khá rộng (hơn 200 ha) vào các năm 1993 đến năm 1995
tại khu dự án khoa học công nghệ “phát triển hệ sinh thái nông nghiệp Phủ Quỳ- Nghệ
An” trên đồi núi canh tác cây ăn quả (cam, quýt) rất khó khăn về nguồn nước, đất đai
thoái hóa. Ứng dụng và phát triển kết quả trên, một số cơ sở nghiên cứu khác đã xây
dựng tiếp hệ thống tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp như Trung tâm nghiên cứu
cây ăn quả Phủ Quỳ- Nghệ An, một số nông trại cà phê ở Đắk Lắk, Lâm Đồng,… và
một số vườn ươm. Hiện nay, người dân đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước
tương đối phổ biến cho các vùng chuyên canh rau, hoa; các vườn ươm ở Hà Nội, Đà
Lạt, Hải Phòng,các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, chè, ở Tây Nguyên, Lâm
Đồng; cây ăn quả như nho, thanh long ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Lê Sâm và ctv,
2007).
2.1.2. Các nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới tự động
Từ những nghiên cứu ứng dụng tưới tiết kiệm nước thì các nhà khoa học đã kết
hợp thêm các tiến bộ kỹ thuật để tạo ra công nghệ tưới tự động cho nông nghiệp, các
công viên, các tòa cao ốc, công trình đô thị.
Lê Sâm (2002) đưa ra một số thí nghiệm ứng dụng các phương pháp tưới hiện

đại ở nước ta. Tuy nhiên, các thí nghiệm chủ yếu phân tích lượng nước tiết kiệm được
của các biện pháp tưới nhưng không phân tích các hiệu quả, lợi ích về mặt kinh tế, môi
trường liên quan như giảm lượng phân, thuốc trừ sâu; không gây xói mòn, không phá
vỡ kết cấu đất…
Nghiên cứu mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa vùng đất dốc, nông
5


trường Bôi, tỉnh Hòa Bình của TS.Đinh Vũ Thanh- Vụ KHCN và PGS.TS Đoàn Doãn
Tuấn-Viện KHTL(2011) đã cho thấy ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm mang lại năng
suất và chất lượng cao cho sản phẩm, tiết kiệm nước, xác định chế độ tưới và kỹ thuật
tưới hợp lý cho cây dứa. Đồng thời xác định điều kiện ứng dụng, tính toán nhu cầu
nước cho cây trồng, thiết kế lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới.
Năm 2004, TP Hà Nội đã lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho rau quả tại Trung
tâm rau quả do hãng Netafim-Isarel lắp đặt.
Tại Bình Thuận, công nghệ tưới phun mưa áp dụng từ thập niên 90 cho 1.5ha
cây giống lâm nghiệp.Năm 2004, công ty Rạng Đông đã đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ
thống phun mưa,nhỏ giọt tưới cho khu đồi rừng có tổng diện tích 500ha tại khu đồ cát
ven biển Mũi Né.
Trên đây là hàng loạt các nghiên cứu ứng dụng tưới tiết kiệm nước cho cây
trồng. Các nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của các biện pháp này tuy nhiên
vẫn chưa có một so sánh cụ thể giữa các biện pháp đồng thời chưa xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng của người dân. Do đó, đề tài được thực hiện
để giải quyết các vấn đề trên.
2.2. Tổng quan về quận 12
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Quận 12 được thành lập ngày 01/04/1997 theo Nghị Định số 03/CP ngày
06/01/1997 của Chính Phủ. Là một trong 5 Quận mới hình thành từ đề án quy hoạch
tổng thể TPHCM, với tổng diện tích 5.275 ha, dân số 395.790 người( tháng 6 năm

2009) dân được bao quanh một phần quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặt và
phong phú cách trung tâm TPHCM khoảng 20 km. Là cửa ngõ giao thông quan trọng
của thành phố nối liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Ninh, có trục giao thông
Xuyên Á băng ngang. Góp phần làm cho tốc độ đô thị hoá được tăng nhanh.
Quận 12 nằm về phía bắc TPHCM với đặc điểm địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn.
- Phía Đông giáp Tỉnh Bình Dương, Thủ Đức.
- Phía Nam giáp Quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh.
- Phía Tây giáp Huyện Bình Chánh, xã Bà Điểm (một phần Huyện Hóc Môn).
6


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chánh Quận 12

(Nguồn: Phòng TN - MT Quận 12)
Bảng 2.1. Cơ Cấu Ranh Giới Hành Chánh Của Quận 12
Đơn vị tính: ha
Tên Phường

Diện tích tự nhiên

Tỷ lệ %

An Phú đông

881,96

16,72

Thạnh Xuân


968,58

18,36

Thạnh Lộc

583,29

11,06

Tân Thới Hiệp

261,97

4,97

Hiệp Thành

542,36

10,28

Thới An

518,45

9,83

Tân Chánh Hiệp


421,37

7,99

Trung Mỹ Tây

270,63

5,13

Tân Thới Nhất

389,97

7,39

Đông Hưng Thuận

255,20

4,84

Tân Hưng Thuận

181,08

3,43

Tổng Cộng


274.90

100,00
(Nguồn: Phòng TN - MT Quận 12)
7


b) Địa hình
Quận chia làm 2 khu vực có địa hình khác biệt nhau rất rõ rệt :
Khu vực phía Tây rạch Bến Cát
Có địa hình dạng gò, gãy khúc hướng đổ dốc phức tạp nhưng nhìn chung có
khuynh hướng đổ dốc về phía rạch Bến Cát (phía Đông) và rạch Tham Lương (phía
Đông Nam). Độ dốc nền trung bình từ 3% xuống đến 1%, cao độ mặt đất ở khu vực
này từ trên 9 m xuống đến 2 m (trừ ven các sông rạch), nền đất chịu lực rất tốt và có
nhiều thuận lợi cho san nền, là vùng có khả năng xây dựng nhà cao tầng và là khu vực
có nhiều triển vọng cho xây dựng thành một khu đô thị hiện đại.
Khu vực phía Đông rạch Bến cát
Có địa hình thấp bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt, đất
ở khu vực này có khả năng chịu lực thấp và là vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều,
được bảo vệ khỏi ngập úng nhờ vào hệ thống mương liếp và bờ bao cống bọng do
nhân dân xây dựng tự phát. Đây là khu vực thích hợp cho xây dựng nhà vườn và nhà
thấp tầng.
c) Điều kiện thời tiết khí hậu
Là một Quận thuộc vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, mang tính chất chung là nóng ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, khí hậu trong
năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.;
mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, Quận có khí hậu rất thuận lơi, ít
chịu ảnh hưởng của mưa bão: nhiệt độ cao nhất 34,10C – 34,60C; nhiệt độ thấp nhất
19,20C – 21,50C. Theo số liệu của đài khí tượng thuỷ văn đặc điểm khí hậu như sau:

nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ giao động giữa ngày và đêm 5oC -10oC; độ ẩm
biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm trung bình là 77%; lượng
mưa trung bình hàng năm là 1,983 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6; 7; 8; 9
và 10; số ngày mưa bình quân hàng năm là 159 ngày; hướng gió chủ yếu là Đông Nam
và Tây Nam; gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tầng suất 30 – 40%;
gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tầng suất 66%; tốc độ gió trung bình
là 3 m/s, gió mạnh nhất là 22,6m/s; cường độ gió thường thấp ở cấp 2, 3 khi có dông
mạnh lên cấp 4, 5.
8


Bảng 2.2. Một Số Yếu Tố Khí Hậu Của Quận 12
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Nhiệt độ trung bình năm

0

C

27

Nhiệt độ trung bình tối cao

0


C

35-36

Nhiệt độ trung bình tối thấp

0

C

24-25

Số giờ chiếu sáng trong ngày

H

6-6,5

Lượng mưa trung bình năm

Mm

1,983

Độ ẩm không khí trung bình năm

Mm

77


Độ ẩm cao nhất

%

98-100

Độ ẩm thấp nhất

%

20-23

(Nguồn: Trạm khí thủy văn Tân Sơn Nhất)
d) Thủy Văn
Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài
Gòn, sông Sài Gòn dài là 3940 m, chiều rộng trung bình khoảng 120 m, sâu 10 – 15 m,
lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8 m2/s) và cao nhất là tháng 10 (180 m2/s).
Toàn Quận ngoài sông lớn nhất là sông Sài Gòn còn có một số kênh rạch chính như
rạch Bến Cát, rạch Tham Lương, rạch Cầu Võng, sông Vàm Thuật tạo tiền đề cho việc
hình thành một mạng lưới giao thông thuỷ quan trọng, thuận lợi giao thông nối kết liên
hoàn xuyên suốt với các nơi, đồng thời tiện cho việc thoát nước cho cả địa bàn.
Khu vực các Phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và An Phú Đông có nhiều kênh rạch
nên tạo thuận lợi trong việc tưới tiêu cho các loại cây ăn trái và loại cây có giá trị kinh
tế cao như cây lài, đặc biệt là cây mai ở An Phú Đông có rất nhiều hộ trồng mai (vườn
mai tại đây có thể xem là lớn nhất trong Thành phố, hàng năm mang lại lợi nhuận khá
cao cho người dân)
e) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Thành phần chủ yếu phân bố trên địa bàn Quận là đất phù sa cổ và phù sa mới
chất lượng đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình dân dụng.

9


Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Chất lượng nước trên sông Vàm Thuật hiện nay bị ô nhiễm
nặng do nước thải sản xuất và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp xuống sông rạch.
Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu định giá địa chất thủy văn, nguồn nước ngầm
của Quận có thể chia ra làm 2 khu vực: khu vực có nguồn nước ngầm Fleioxen hệ tầng
Nhà Bè N21 nb, nước ngầm hệ tầng này bị nhiễm mặn hoặc phèn cao kiểu clorua natri,
không đáp ứng được yêu cầu của nguồn nước cấp, phải xử lí rất tốn kém. Khu vực này
nằm chủ yếu dọc sông Sài Gòn thuộc Phường Thạnh Lộc, Phường An Phú Đông; khu
vực có nguồn nước ngầm tốt, nước từ nhạt đến siêu nhạt là bãi nước ngầm dự trữ cho
toàn thành phố nằm ở Phường Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp,
Hiệp Thành, Thới An và Tân Thới Nhât. Với tầng chứa nước floioxen N2b, độ sâu
khai thác H>= 110m, đây là tầng chứa nước ngầm có áp triển vọng khai thác cho sử
dụng với lưu lượng lớn, do đó cần phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm không
bị ô nhiễm.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khóang sản trên địa bàn Quận có rất ít, chủ yếu là cát và sỏi sạn làm
nguyên vật liệu xây dựng nhưng trữ lượng không nhiều.
2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Trong những năm qua Quận 12 có tốc độ đô thị hoá nhanh, cơ sở hạ tầng ngày
càng phát triển, có các trục giao thông chính như quốc lộ 1A, quốc lộ 22 thông thương
giữa TPHCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
ngoài ra còn có các bến bãi tạo điều kiện phát triển về dịch vụ vận tải, trao đổi hàng
hoá và các dịch vụ khác, công viên phần mềm Quang Trung hình thành tạo điều kiện
trong đào tạo nghề, học nghề cũng như sử dụng lao động có tay nghề tạo thêm công ăn
việc làm phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương, có chính sách mời gọi đầu tư, thông
tin quy hoạch và tư vấn kinh tế giúp các nhà đầu tư nắm bắt thông tin về nhu cầu phát
triển kinh tế – xã hội tạo thuận lợi cho việc đầu tư. Đồng thời chuyển giao khoa học kỹ

thuật mới cho nông dân, giới thiệu mô hình sản xuất giỏi để ứng dụng vào sản xuất
nông nghiệp qua các chương trình tập huấn, tham quan thực tế.
Qua đó tạo động lực mạnh mẽ cho việc đầu tư phát triển sản xuất và chuyển đổi
cơ cấu ngành nghề theo hướng sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và hiệu quả
10


kinh tế cao. Giá trị sản xuất và tổng mức luân chuyển hàng hoá liên tục tăng, tốc độ
tăng trưởng tăng năm sau cao hơn năm trước, đồng thời nền tảng kinh tế có những cơ
sở vững chắc cho việc phát triển ở những năm tiếp theo.
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo hướng tích cực là có sự gia tăng đáng
kể về tổng mức luân chuyển hàng hoá và dịch vụ hàng năm, tiếp theo là giá trị sản
lượng ngành nông nghiệp, đối với nông nghiệp giá trị sản lượng có một tỷ trọng giảm
dần so với cơ cấu chung nhưng nhìn chung vẫm đảm bảo được giá trị sản lượng theo
kế hoạch.
b) Dân số
Quận 12 với xu hướng đô thị hoá mạnh mẽ, do đó tình hình dân số cũng tăng
theo tốc độ đô thị hoá của Quận. Hàng năm, dân số toàn Quận luôn biến động với mức
độ gia tăng dân số rất cao. Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2009 dân số đã tăng từ
206.384 người và hiện nay là 395.790 người.
b) Y tế
UBND quận thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện tốt công
tác phòng chống dịch, dập dịch kịp thời, không để lan rộng trên địa bàn, nên thời gian
qua tình hình dịch bệnh xảy ra rải rác, không bùng phát thành dịch. Triển khai công tác
phòng chống và theo dõi tình hình diễn biến các dịch bệnh như Tay chân miệng, Sốt
xuất huyết, Tiêu chảy cấp, Sốt phát ban, sởi, cúm (H1N1) và công tác phòng chống
dịch cúm A(H5N1) ở người. Trong năm có 198 ca dịch tay chân miệng (giảm 21% so
với cùng kỳ năm 2009: 251 ca); Dịch sốt xuất huyết có 492 ca (giảm 25% so với năm
2009: 656 ca).
c) Giáo dục

Tổ chức tổng kết năm học 2009-2010, tỷ lệ xét tốt nghiệp bậc THCS năm học
2009-2010 là: 2961/2972 đạt tỷ lệ 99,96%; Số học sinh lớp 9 được tuyển sinh vào lớp
10 trường công lập là 2156/2859, đạt tỷ lệ 75,54%; tiến hành thanh tra các đơn vị mầm
non tư thục và kiểm tra lớp tư thục; tổ chức 02 lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực
phẩm cho các trường lớp mầm non tư thục, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi (đạt 76/114
GV tiểu học, 183/235 GV THCS), tập huấn chuẩn nghề nghiệp 30 giáo viên tiểu học
và 12 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng; kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt
99,6%, Trung tâm GDTX tốt nghiệp đạt 100%. Huy động 100% trẻ hoàn thành
11


chương trình tiểu học vào lớp 6 công lập.. Tổ chức tốtngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến
trường” năm học 2010-2011 và thực hiện kế hoạch giảng dạy học kỳ I năm học 20102011.
Về Quy mô trường lớp:
Mầm non: Có 14 trường công lập, 13 trường và 91 nhóm tư thục, với tổng số
học sinh là 16.917/28.353 trẻ trong độ tuổi (tỷ lệ 59,66%), trong đó Nhà trẻ:
2.597/11.704 (tỷ lệ 22,19%); Mẫu giáo: 14.320/16/649 (tỷ lệ 86%), riêng trẻ 5 tuổi ra
lớp đạt 5.037/5.095 (tỷ lệ 99, 56%). Một trường đạt chuẩn quốc gia mầm non Sơn ca
5.
Tiểu học: Có 18 trường, trong đó 17 trường công lập và 01 trường dân lập.
Tổng số học sinh là 25.328 (tăng 2.863 em so với năm học trước), 100% trẻ 6 tuổi vào
lớp 1. Có 14/18 trường Tiểu học tổ chức lớp học 2 buổi/ngày với học sinh học 2
buổi/ngày là 10.185 em (tỷ lệ 40,2%). Có 01 trường đạt chuẩn quốc gia: Trường Tiểu
học Nguyễn Khuyến.
Trung học cơ sở:Có 09 trường THCS công lập và 02 trường THCS và THPT
dân lập, với tổng số học sinh là 13.790, số học sinh nữ 6.670 (tỷ lệ 48,3%), so với năm
học trước số học sinh không tăng.100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học
vào lớp 6; Có 05 trường tổ chức lớp học 02 buổi/ngày với 162 lớp, 6758 học sinh tỷ lệ
49%, tăng 136 học sinh so với năm học trước. Trường THCS An Phú Đông đạt chuẩn
quốc gia.

d) Hoạt động thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn Quận rất được chú trọng, hàng năm đều
tổ chức các cuộc hội thao trong nhận dân và các cơ quan đơn vị nhận các ngày lễ lớn.
Bên cạnh việc hình thành một số sân bóng của tư nhân cũng như các trung tâm thể dục
thể thao cấp Phường và toàn Quận.
2.2.3. Mục tiêu kinh tế xã hội năm 2012
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
“thương mại – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp“. Tập trung đẩy mạnh các dự án
trọng điểm, khai thác tối đa các nguồn vốn nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Quan tâm đầu tư phát triển về nguồn lực, đổi mới mạnh hơn nữa trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa. Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội, từng bước xây dựng trên
12


địa bàn Quận đô thị.
Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận từ từ cơ cấu kinh tế “công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- Thương mại- Dịch vụ- nông nghiệp“ sang cơ cấu “Dịch
vụ- công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- nông nghiệp“ là bước đi đúng hướng góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Quận, nhiều nhà đầu tư chọn Quận 12 là điểm
đầu tư kinh doanh. Nếu năm 2009 số lượng cơ sở là 536 doanh nghiệp, tổng vốn đăng
kí là 57 tỉ đồng , thì năm 2011 Có 661 doanh nghiệp và 197 cơ sở đầu tư với tổng vốn
là 1447,6 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đạt 1437 tỷ đồng tăng 192%
so với cùng kỳ, cơ sở có vốn đầu tư đạt 10,6 tỷ đồng giảm 74% so với cùng kỳ năm
2009.Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng định hướng.
Trong giai đoạn 1997- 2001 ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 40,21%;
ngành thương mại dịch vụ chiếm 53,04%; ngành nông nghiệp chiếm 6,75% tỉ trọng
trong cơ cấu kinh tế thì đến giai đoạn 2002 - 2007 ngành công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp chiếm 41,80%; ngành thương mại dịch vụ chiếm 55,54%; ngành nông nghiệp
chiếm 2,66% tỷ trong trong cơ cấu kinh tế.
2.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại quận 12 năm 2011

Diện tích đất nông nghiệp tại Quận 12 khoảng 1.010ha gieo trồng giảm 30%
diện tích so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khoảng 466, 08 ha trồng cây lâu năm,
khoảng 4,1 ha trồng cây hàng năm, có 108,08 ha chăn nuôi và 15 ha nuôi trồng thủy
sản. Hiện nay trên toàn Quận 12 có 2.195 hộ sản xuất nông nghiệp với 3.455 lao động
( tính cả diện nhập cư ) mật độ sản xuất này, phù hợp với tiến trình đô thị hóa ngày
càng nhanh. Tập trung chủ yếu 04 nghề là chăn nuôi bò sữa, hoa kiểng, cá cảnh và rau
ăn lá cụ thể:
Rau ăn lá
Rau muống có diện tích là 180 ha, diện tích rau ăn lá là 56 ha giảm dần so với
hàng năm, khu vực trồng rau ăn lá nằm trên vùng đất gò cao và trên các trục lộ chính
đan xen khu dân cư, tập trung các phường TX, TL, TA, TTH và TCH những hộ sản
xuất này không tập trung, manh mún và chiếm tỉ lệ 80% là dân nhập cư thuê mướn đất
canh tác. Sự giảm diện tích cũng phù hợp với khu vực đô thị hóa, người dân chuyển
sang các loại hình khác có thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp.
13


Hoa kiểng
Hoa mai được trồng tập trung ở các phường vùng song nước TL, TX và APĐ
hiện nay cũng phát triển ở các phường vùng đất cao. Diện tích trồng mai là 90 ha, cây
kiểng lá có 2 ha, hoa lan được 9,95ha và hoa nên chiếm 22,7 ha.
Chăn nuôi
Đa phần các hộ chăn nuôi bò sữ và heo đều có kinh nghiệm lâu năm. Số lượng
bò sữa năm 2011 là 6.690 con, heo là 13.366 con trong tổng đàn gia súc của quận. Do
điều kiện đô thị hóa nhanh ở Quận 12, gía cả thức ăn tăng, chăn nuôi xen khu dân cư
gây ô nhiễm, nhận thức của nông hộ chăn nuôi chưa cao nên đàn gia súc giảm so với
với 2012.
Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở Quận 12 là 45 ha, trong đó diện tích nuôi cá
kiểng là 7,82 ha với 36 hộ vừa và nhỏ. Hình thức nuôi đa dạng nuôi ao tự nhiên, nuôi

hồ và trong bể, có vài hộ đầu tư cơ sở máy móc trang thiết bị đúng theo quy trình
nuôi bán công nghiệp và công nghiệp.
2.3. Khái quát phường Hiệp Thành- Quận 12 TPHCM
2.3.1. Vị trí địa lí
Phường Hiệp Thành cách trung tâm Quận khoảng 5 km và cách trung tâm
Thành phố khoảng 15km về hướng Tây nam.
Phía Đông giáp Phường Thới An của Quận 12
Phía Tây giáp Phường Tân Chánh Hiệp của Quận 12
Phía Nam giáp Phường Tân Thới Hiệp của Quận 12
Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
a) Dân số- diện tích
Phường Hiệp Thành là một phường có diện tích tương đối lớn với diện tích hiện
tại là 542,36 ha với dân số chiếm vị trí thứ nhất so với tất cả các phường 63.857 người.
b) Cơ sở hạ tầng
Hiện phường có 5 tuyến đường nhựa với 10 km. Đường cấp phối sỏi đỏ 3 tuyến
với 7 km. Đường giao thông nông thôn 70 tuyến chiều rộng từ 1,5 đến 2 m với chiều
dài 22,82 km, có 47 tuyến đường sông rạch, chiều dài 42,315km.
14


×