Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

LÝ TƯỜNG VI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ
TƯỚI NHỎ GIỌT TẠI XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG
HUYỆN HÓC MÔN - TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 6 năm 2012-


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh giá khả năng
chấp nhận công nghệ tưới nhỏ giọt tại Huyện Hóc Môn - Thành Phố Hồ Chí
Minh” do Lý Tường Vi sinh viên khóa 2008-2012, Chuyên Ngành Kinh Tế Tài
Nguyên

Môi

Trường

đã

bảo


vệ

thành

công

trước

hội

đồng

ngày

…………………………………

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Ngưới hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng


Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến Cô TS. Phan Thị Giác Tâm lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Cô
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các thầy cô giảng dạy, các anh chị, cùng các bạn liên chuyên ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã đồng hành và giúp tôi vượt qua những khó khăn
trong thời gian học tập và làm khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy Nguyễn Trần Nam đã
tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm và những kiến thức còn thiếu xót giúp tôi nắm
bắt rõ hơn các vấn đề cần nghiên cứu.
Cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Ủy Ban Nhân Dân- Hội Nông Dân Xã Xuân
Thới Thượng, Chi Cục BVTV Tỉnh Bình Dương. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới cô Hòa công tác tại UBND xã Xuân Thới Thượng, anh Trần Thái Huy công
tác tại công ty Omega và anh Nguyễn Thanh Kiên đã nhiệt tình cung cấp số liệu, các

tài liệu liên quan, giúp tôi tiếp cận địa bàn nghiên cứu để tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
Sau cùng, để có được ngày hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ đã sinh
thành, nuôi dưỡng, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tôi được
bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân, anh chị
em trong gia đình và những người bạn đã luôn cận kề, động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Lý Tường Vi


NỘI DUNG TÓM TẮT

LÝ TƯỜNG VI, Tháng 06 năm 2012. “Đánh giá khả năng chấp nhận công nghệ
tưới nhỏ giọt tại huyện Hóc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh”

LÝ TƯỜNG VI, June 2012. “Evaluate The farmers’ acceptability of drip
irrigation technology in Hoc Mon District, Ho Chi Minh City”.

Công nghệ tưới nhỏ giọt là một dạng của công nghệ tưới tiết kiệm. Tuy nhiên
việc ứng dụng công nghệ này vẫn còn khá mới mẻ đối với người nông dân. Công nghệ
này hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trên cây trồng công nghiệp, rau ăn quả như
thanh long, cây tiêu, chè, cà phê, và rau ăn quả như cà chua, khổ qua, bầu bí...kết quả
thu được đã mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, tăng thu nhập cho nguời nông dân.
Qua điều tra các nông hộ tại Xã Xuân Thới Thượng, kết quả điều tra cho thấy
đã có nông hộ biết về mô hình tưới tiết kiệm này nhưng vẫn chưa được nắm bắt kĩ
thông tin nên vẫn chưa áp dụng vào sản xuất. Phần lớn các nông hộ nhận định rằng chi
phí lắp đặt cho hệ thống tưới còn khá cao và họ quan tâm nhiều đến năng suất mà hệ
thống tưới mang lại. Quyền sở hữu đất đai, chi phí lao động, chi phí vật tư là những

yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của chấp nhận áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
trên cây khổ qua. Thông qua việc phân tích tài chính lợi ích – chi phí của các phương
án, đề tài đã so sánh được hiệu quả kinh tế mà phương án áp dụng công nghệ tưới nhỏ
giọt mang lại. Lợi ích thuần cho 500m2 cây khổ qua khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ
giọt là 13.831.484 đồng/vụ.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận .......................................................................3
1.3.1. Phạm vi thời gian ............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian ........................................................................................3
1.3.3. Phạm vi nội dung ............................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...............................................................................4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................................6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................6
2.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................9
2.3. Tổng quan sự phát triển công nghệ tưới tiết kiệm ................................................9
2.3.1. Sự phát triển của công nghệ tưới tiết kiệm trên thế giới ................................9
2.3.2. Tình hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại Việt Nam ..................11

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................12
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................12
3.1.1. Các khái niệm ...............................................................................................12
3.1.2. Tổng quan về tưới tiết kiệm ..........................................................................13
3.1.3. Phương pháp tưới nhỏ giọt ...........................................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................16
 

v


3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU .......................................26
4.1. Mô tả phương pháp tưới tại địa phương..............................................................26
4.1.1. Đặc điểm lao động, thu nhập, kinh nghiệm và tập huấn của hộ ...................26
4.1.2. Tuổi, Trình độ học vấn của nông hộ .............................................................26
4.1.3. Mô tả hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm tại TP.HCM và Huyện
Hóc Môn .................................................................................................................28
4.1.4. Mô tả phương pháp tưới truyền thống tại địa phương và công nghệ tưới nhỏ
giọt tại Bình Dương .................................................................................................28
4.2. Nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm tại địa phương .........................32
4.2.1. Sự thay đổi nguồn nước tại địa phương........................................................32
4.2.2. Nhận thức mức độ giảm................................................................................32
4.2.3. Ước tính lượng nước tưới ............................................................................34
4.2.4. So sánh lượng nước tưới giữa các biện pháp ................................................34
4.2.5. Nhận thức của nông hộ về hệ thống tưới nhỏ giọt........................................36
4.3. Phân tích tài chính của biện pháp tưới kéo ống và tưới nhỏ giọt của mô hình ứng
dụng trên cây khổ qua tại Tỉnh Bình Dương ..............................................................38
4.3.1. Tính khấu hao cho chi phí đầu vào ...............................................................38

4.3.2. So sánh chi phí đầu tư cho 500 m2 trồng cây khổ qua..................................41
4.3.3. Xác định lợi ích của việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt so với tưới truyền
thống. ......................................................................................................................43
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của
người nông dân. ..........................................................................................................44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................50
5.1. Kết luận ...............................................................................................................50
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53

 

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Chi Cục BVTV Tỉnh Bình Dương

Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh Bình Dương

CNTTK

Công nghệ tưới tiết kiệm

HTX Ngã Ba Giồng


Hợp Tác Xã Ngã Ba Giồng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam Đồng

Xã XTT

Xã Xuân Thới Thượng

 

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân tích tài chính của phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới kéo ống ...20
Bảng 3.2. Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình .......................................25
Bảng 4.1. Quy Mô Hộ, Kích Cỡ Nhân Khẩu, Kinh Nghiệm và Tập Huấn Của Hộ .....26
Bảng 4.2. Cách thức tưới cho cây khổ qua tại Xã Xuân Thới Thượng .........................29
Bảng 4.3. Nhận thức của người nông dân về sự thay đổi lượng nước ngầm ................32

Bảng 4.4. Bảng tính toán lượng nước tưới cho khổ qua vụ Đông Xuân/1000m2/hộ ....34
Bảng:4.5. Lượng nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt tại Bình Dương ......................35
Bảng 4.6. Lượng nước tưới tại Xã Xuân Thới Thượng.................................................35
Bảng 4.7. So sánh lượng nước tưới giữa các phương pháp trong 1 vụ .........................36
Bảng 4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận và không chấp nhận ........37
Bảng 4.9. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận ......................37
Bảng 4.10. Mức sẳn lòng trả lắp đặt công nghệ tưới nhỏ giọt cho 1000m2 trên cây khổ
qua .................................................................................................................................38
Bảng 4.11. Bảng tính giá trị khấu hao chi phi của phương pháp tưới kéo ống cho diện
tích 500 m2/ vụ ...............................................................................................................39
Bảng 4.12. Bảng tính giá trị khấu hao chi phi của phương pháp tưới nhỏ giọt cho diện
tích 500 m2/ vụ ...............................................................................................................40
Bảng 4.13. Chi phí đầu tư trồng 500 m2 cây khổ qua/vụ .............................................42
Bảng 4.14. Lợi ích- chi phí tăng thêm giữa 2 phương pháp tưới cho 500 m2 khổ qua/vụ
.......................................................................................................................................44
Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình xác suất ..........................................................45

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh .....................7
Hình 3.1. Cấu tạo bộ lọc nước và vòi tưới ....................................................................12
Hình 4.1. Phân phối nhóm tuổi của hộ điều tra .............................................................27
Hình 4.2. Phân phối nhóm tuổi của hộ điều tra .............................................................27
Hình 4.3. Nhận biết kỹ thuật tưới nhỏ giọt ....................................................................31
Hình 4.4. Nhận định về sự khác biệt giữa các phương pháp tưới .................................31

Hình 4.5. Nhận thức mức độ giảm của nguồn nước tưới ..............................................33
Hình 4.6. Biểu hiện của sự suy giảm nguồn nước tưới .................................................33

 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Mô Hình Logit và Kiểm Định Mô Hình
Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Logit Sau Khi Loại bỏ 6 Biến TUOI, DTICH, KNONG,
CPPB,CPTHUOC, TNKHAC.
Phụ lục 3. Chi phí lắp đặt cho 500 m2 diện tích đất canh tác do Chi cục BVTV tỉnh
Bình Dương cung cấp
Phụ lục 4. Hình ảnh ruộng trồng khổ qua tại xã Xuân Thới Thượng
Phụ lục 5. Hệ thống dây nhỏ giọt trên cây Khổ qua của ông Nguyễn Thanh Kiên
Phụ lục 6 Bảng phỏng vấn nông hộ trồng cây khổ qua

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người và sinh vật,
được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp, giải trí, môi trường. Theo viện quốc tế về quản lý nước (2007), tổng số
khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3 thì

việc tưới nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 70% (khoảng 2.700 tỷ m3). Thiếu
nước là một vấn đề lớn hiện nay cùng với sự gia tăng dân số và phát triển xã hội. Nước
là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, chính vì thế việc sử dụng nước tiết
kiệm rất cần thiết ngay cả những nơi có nguồn nước dồi dào. Vì vậy để tăng sản lượng
nông nghiệp một cách bền vững, tiết kiệm nước, giảm mức sử dụng nước cho mỗi đơn vị
sản phẩm cần có sự đảm bảo hoạt động tốt của hệ thống thủy nông, có quy trình tưới hợp lý
cho cây trồng kết hợp với các biện pháp nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, nước là một yếu tố quan trọng tham gia vào hầu hết các quá
trình sinh lý, trao đổi chất của cây trồng như quang hợp, hô hấp, chuyển hóa dưỡng
chất vì vậy nước không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bên
cạnh đó, việc tưới nước còn ảnh hưởng đến kết cấu đất trồng, nếu kĩ thuật tưới không
phù hợp có thể gây xói mòn làm bạc đất. Kết quả nghiên cứu của Lê Sâm (2002), chỉ
ra rằng: “Với các kỹ thuật tưới truyền thống phổ biến trước đây thường không duy trì
được độ ẩm theo yêu cầu thích hợp mà ngược lại phạm vi thay đổi độ ẩm trong đất khá
lớn, cao hoặc thấp hơn so với độ ẩm thích hợp, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây trồng”. Từ đó ta có thể thấy các biện pháp tưới tiết kiệm nước không
những đáp ứng tốt yêu cầu độ ẩm thích hợp, mang lại hiệu quả cao trong sử dụng nước
mà còn trong nhiều mặt như tiết kiệm công lao động, phân bón, tăng năng suất cây
trồng, nâng cao độ phì và cải tạo đất… Do đó, yêu cầu phát triển công nghệ tưới tiết kiệm
nước rất cần thiết, hứa hẹn mang lại giá trị to lớn cho nền nông nghiệp nước ta.

 


Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Quận 12, Hóc môn là những nơi tập trung sản xuất
rau của TP.HCM với diện tích gieo trồng hàng năm trên 8.000 ha. Các hộ sản suất rau
trồng nơi đây vẫn áp dụng phương pháp tưới truyền thống như tưới rãnh hoặc tưới kéo
ống cho cây trồng. Phương pháp tưới truyền thống này cung cấp một lượng lớn nước
tưới cho cây trồng nhưng dễ gây mất dưỡng chất do bị rửa trôi và làm thất thoát một
lượng lớn tài nguyên nước ngầm vốn có. Bộ NN&PTNT đã có những biện pháp và

chính sách khuyến khích, yêu cầu thực hiện sử dụng tiết kiệm điện nước trong sản xuất
nông nghiệp nhằm góp phần đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Trong đó, công nghệ tưới nhỏ giọt là một trong những biện pháp tưới tiết kiệm được
khuyến khích áp dụng do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích áp dụng
biện pháp tưới này vẫn còn hạn chế vì nhiều lí do. Trước hết là hệ thống tưới tiết kiệm
nước đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn so với phương pháp tưới thông thường. Do
đó, nông dân trồng rau còn e ngại vì không am hiểu và chắc chắn về mặt hiệu quả mà
biện pháp này mang lại.
Xuất phát từ những thực tế trên đồng thời được sự chấp nhận của khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
khả năng chấp nhận của người nông dân đối với công nghệ tưới nhỏ giọt tại Xã
Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh ”. Qua đó tìm hiểu lợi ích
thuần và chi phí đầu tư của biện pháp tưới nhỏ giọt so với phương pháp tưới kéo ống
để tìm ra biện pháp tưới mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ tưới tiết kiệm làm cơ sở để phổ biến rộng rãi
cho nông dân trong vùng cũng như các vùng khác, đặc biệt là vùng khô hạn và bán khô
hạn nhằm góp phần cải thiện tình hình sử dụng nước hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng chấp nhận của người nông dân đối với công nghệ tưới nhỏ
giọt tại xã Xuân Thới Thượng- Huyện Hóc Môn- TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra đề tài tập trung vào mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả phương pháp tưới tại địa phương.

 

2



2. Nhận thức của nông dân về nguồn nước ngầm và lượng nước sử dụng trong
sản xuất.
3. Phân tích tài chính của biện pháp tưới kéo ống và tưới nhỏ giọt của mô hình
ứng dụng trên cây khổ qua tại Tỉnh Bình Dương.
4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận công nghệ tưới nhỏ
giọt của người nông dân canh tác trên cây khổ qua.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 12/02/2012 đến ngày 09/06/2012. Trong đó
khoảng thời gian từ 12/02 đến 28/03 tiến hành thu thập số liệu và đo lường, tính toán
lượng nước sử dụng tại địa bàn nghiên cứu, từ ngày 29/03 đến ngày 25/04 điều tra thử
và điều tra chính thức thông tin về tình hình sử dụng nước của các nông hộ và mức sẳn
lòng chấp nhận hệ thống tưới nhỏ giọt vào sản xuất canh tác. Thời gian còn lại tập
trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra 53 nông hộ trồng cây
khổ qua tại Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP.HCM. Số liệu thứ cấp được
lấy tại UBND xã Xuân Thới Thượng và Chi Cục BVTV tỉnh Bình Dương. Đồng thời
tham quan, tìm hiểu mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại tỉnh Bình Dương.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn
nên đề tài chỉ tập trung vào các nội dung chính: Mô tả phương pháp tưới tại địa
phương. Nhận thức của nông dân về nguồn nước ngầm và lượng nước sử dụng trong
sản xuất. Phân tích tài chính của phương pháp tưới truyền thống và tưới tiết kiệm của
mô hình thí điểm áp dụng dây tưới nhỏ giọt trên cây khổ qua tại Tỉnh Bình Dương.
Đánh giá hiệu quả sử dụng nước. Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự
chấp nhận công nghệ tưới nhỏ giọt vào sản xuất canh tác của người nông dân trên cây
khổ qua tại Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh.

 


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây về việc chuyển đổi phương thức tưới
nước cho cây trồng đã chỉ ra nhiều hướng đi cho việc mở rộng và phát triển hệ thống
tưới vào sản xuất cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, phân tích hiệu quả của việc sử
dụng và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước thì không nhiều. Bên cạnh đó, nguồn số liệu
thứ cấp cần thiết không sẳn có và khó thu thập. Chính vì vậy, trong quá trình thực
hiện, đề tài có tham khảo thêm các kết quả nghiên cứu trước đây và tổng hợp tài liệu
từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: báo chí, internet và các nghiên cứu có liên quan.
Kết quả nghiên cứu của Đạt Trung Hòa Dương (2010) khi tiến hành phân tích
khả năng ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp tại Huyện
Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận đã chỉ ra cụ thể khi đối chiếu 2 phương pháp tưới có sự
chênh lệch về lợi nhuận giữa mô hình tưới nhỏ giọt và tưới truyền thống cho cây nho.
Kết quả mang lại là lợi nhuận từ diện tích sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cao hơn
4.523.000 đồng và lượng nước tiết kiệm được là 1.462 – 1.637 m3/ha/vụ tưới trong vụ
đông xuân 2006 – 2007. Bằng mô hình logit, nghiên cứu cũng chỉ ra được xác suất
nông dân có nhu cầu sử dụng công nghệ này là 57% trong tổng số 90 mẫu điều tra,
đồng thời đánh giá khả năng chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước là có tính khả
thi.
Nghiên cứu của Lâm Thị Mỹ Lâm (2010), thông qua việc mô tả và so sánh lợi
ích chi phí của hai biện pháp tưới tiết kiệm và tưới tay trên cây tiêu đã chỉ ra kết quả
đầu tư áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm mang lại lợi ích ròng 33.648 triệu đồng/ 1000
m2/ năm và giảm được lượng thoát nước là 158,7 m3/1000 m2/ năm so với tưới tay.
Tác giả cũng chỉ ra các nhân tố: số lần tập huấn khuyến nông, nhận thức về lợi ích của
tưới tiết kiệm và vấn đề đầu tư là những cơ sở tác động đến quyết định mở rộng diện

tích tưới tiết kiệm tại Xuân Thọ và Suối Cao của Huyện Xuân Lộc.
 


Đỗ Hồng Quân (2008) cho biết việc ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trên
cây chè đã mang lại nhiều lợi ích: 1) Chủ động được nước tưới theo đúng thời vụ và
yêu cầu của cây chè, tiết kiệm nước; 2) Khắc phục được khó khăn kỹ thuật tưới nước
cho vùng đồi, khan hiếm nước, không áp dụng được các biện pháp tưới thông thường
bằng kênh dẫn; 3) Có thể kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc thông qua hệ thống tưới
như: phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, vận chuyển và tưới phân vi sinh dạng
lỏng. Chủ động và nâng cao hiệu quả bón phân, phân bón được hoà tan, ngấm ngay
xuống đất, làm giảm khả năng thăng hoa của phân đạm, tăng khả năng hấp thụ của cho
cây trồng; 4) Tiết kiệm chi phí nhân công trong gánh nước, phun thuốc bảo vệ thực
vật, vận chuyển phân vi sinh dạng lỏng…; 5)Tăng số lứa hái, tăng số lượng và chất
lượng chè trong mỗi đợt hái khoảng 30% – 50%. Thêm chè vụ đông, giá bán chè
thường cao hơn vào dịp tết, vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế. Vốn đầu tư hệ thống
tưới cho 1 ha chè khoảng 30 – 50 triệu đồng, với năng suất chè từ 10 – 12 tấn/ha/năm,
giá bán bình quân 2.500 đồng/kg, phần giá trị tăng thêm đạt 9 – 15 triệu đồng/ha/năm
(chưa kể tiết kiệm chi phí nhân công từ 3 – 5 triệu đồng/năm).
Robert Mendelsohn và Niggol Seo (2007), nghiên cứu việc thay đổi mô hình
nông trại và hệ thống tưới như một sự thích ứng với khí hậu của nền nông nghiệp Mỹ
Latinh đã chỉ ra sự lựa chon các loại hình nông nghiệp và tưới tiêu phụ thuộc vào
doanh thu ròng mà các mô hình đó mang lại.
Nghiên cứu công nghệ tưới nhỏ giọt trên cây bưởi của Trần Chí Trung (2009)
có chi phí đầu tư ban đầu là 60.545.037 đồng/ha cao hơn so với phương pháp tưới rãnh
truyền thống chỉ 7.000.000 đồng/ha. Tuy nhiên, tính toán hiệu quả mà công nghệ tưới
nhỏ giọt đã chỉ ra sự khác biệt lớn. Lượng nước tưới giảm được 476%/ha/năm, tức là
giảm 40% so với lượng nước tưới áp dụng kĩ thuật tưới rãnh thông thường. Chi phí lao
động giảm do số giờ bơm nước giảm và công làm cỏ cũng giảm nhiều hơn. Chi phí
phân bón cũng giảm do không bị rửa trôi. Thu nhập từ khu vực áp dụng công nghệ

tưới nhỏ giọt cũng cao hơn do năng suất cây trồng tăng 5% và giảm chi phí vận hành
hệ thống tưới. Hiệu quả kinh tế mà nghiên cứu tính toán được khi áp dụng công nghệ
tưới nhỏ giọt cho cây bưởi cho thấy lợi nhuận đạt 195.149.080 đồng/ha và tỉ số lợi
nhuận trên chi phí là 3,4.

 

5


Các nghiên cứu trên đã chứng minh được hiệu quả của kĩ thuật tưới tiết kiệm
nước cho cây trồng. Tuy nhiên vẫn chưa có được một minh chứng cụ thể các nhân tố
ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng của người nông dân. Do đó, đề tài được thực
hiện nhằm giải quyết vấn đề sử dụng nước hợp lý trong tưới tiêu nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nước.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hóc Môn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của TP.HCM. Phía Bắc giáp
huyện Củ Chi, phía Nam giáp quận 12, phía Đông giáp huyện Thuận An của tỉnh Bình
Dương, ranh giới là sông Sài Gòn, phía Tây giáp huyện Đức Hoà của tỉnh Long An,
huyện Bình Chánh và quận Bình Tân.
Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành TP.HCM, nối liền với các trục đường giao
thông quan trọng đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Đông
Nam Bộ; đường Xuyên Á – QL22 liên quốc gia từ Campuchia qua Tây Ninh vào
TP.HCM và nối liền đường quốc gia 1A đi các tỉnh đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế
quan trọng giữa Hóc Môn, TP.HCM với vùng ĐBSCL và vùng kinh tế.
Xã Xuân Thới Thượng – Huyện Hóc Môn nằm về phía Bắc của ngoại thành
Tp.Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km.
 Phía Bắc giáp xã Xuân Thới Sơn và xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc

Môn.
 Phía Nam giáp xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.
 Phía Đông giáp xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
 Phía Tây giáp xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.

 

6


Nguồn: UBND Huyện Hóc Môn
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
b) Tổ chức hành chính
Hóc Môn có tổng diện tích tự nhiên là 109,43 km2 (2008). Huyện gồm có 11
xã: Nhị Bình, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông
Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Tân Xuân, Tân Thới Nhì và thị trấn
Hóc Môn.
Diện tích tự nhiên xã Xuân Thới Thượng là 1.857,17 ha, trong đó diện tích đất
nông nghiệp 1.548,82ha chiếm 83,4% diện tích của xã.
c) Địa hình
Địa bàn Huyện Hóc môn có 3 loại hình chính:
Vùng gò cao: có cao trình từ 8 – 10 m: có diện tích 277 ha, chiếm 1,53% diện
tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các
cơ sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.
Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m: có diện tích 5.719 ha, chiếm 53,38 % diện
tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình,
thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân
cư.
 


7


Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2 m: có diện tích 4.923 ha, chiếm 45,09%
diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng
lúa, hoa màu, trồng cây hàng năm.
d) Khí hậu
Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong
năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa; nhiệt độ cao và ổn định.
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều. Mưa tập
trung nhất vào tháng 8, tháng 9 và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát
nước không tốt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc vào nguồn nước ngầm. Tuy nhiên vào mùa khô, mực nước ngầm xuống thấp nên
dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là khi sản xuất nông nghiệp khai thác nước chủ yếu
bằng giếng khoan.
e) Khí tượng thủy văn
Trên địa bàn Huyện có 6 sông rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía
Đông. Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sông Sài Gòn chạy qua các xã
phía Bắc. Nối kết với sông Sài Gòn là hệ thống kênh rạch: Rạch Hóc Môn, Rạch Tra,
Rạch Bà Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ. Trên hệ thống sông này cung cấp nguồn
nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp nước cho Thành phố. Đây là một
trong nét đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của Huyện.
f) Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất: gồm những nhóm đất chính
Nhóm đất xám: là một trong hai nhóm đất chính của Huyện Hóc Môn, có tổng
diện tích là 5.062,01 ha, chiếm 46,26 % diện tích tự nhiên.
Nhóm đất phù sa: 5.067.059 ha, chiếm 46,31% diện tích tự nhiên, bao gồm đất
phù sa và đất phèn. Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao.
Nhóm đất vàng nâu có diện tích 615,72 ha, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu
trồng cây lâu năm.

 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nguồn nước dồi
dào nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất
hạn chế.
 

8


Nguồn nước ngầm: phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở độ
sâu 100 – 300 m, trong đó có nơi 20 – 50 m, trữ lượng khai thác ước tính 300 – 400
m3/ngày.
2.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a) Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành
b) Tình hình dân số – lao động – xã hội
Xuân Thới Thượng được chia làm 7 ấp, tên gọi là ấp 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7, có
36.398 nhân khẩu với 9.671 hộ (theo số liệu Tổng điều tra dân số 1/4/2009). Độ tuổi
lao động toàn xã có 22.561 người trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là
1.894/ 22.561, tỷ lệ 8,39% lao động toàn xã.
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Đường bộ có 392,8 km đường các loại, trong đó đường giao thông nông thôn
248,8 km chiếm tỷ trọng 71 %. Mật độ trung bình đường giao thông là 3,6 km/km2.
Địa bàn huyện tập trung các tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giao thương với
Thành phố, với các tỉnh Miền tây, Tây Ninh sang Campuchia.
Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam, nhận điện từ
các trung tâm cung cấp điện.
Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Vùng phủ sóng vô tuyến viễn
thông phục vụ mạng lưới điện thoại di động khá rộng bao trùm toàn bộ địa bàn huyện
Hóc Môn.
2.3. Tổng quan sự phát triển công nghệ tưới tiết kiệm

2.3.1. Sự phát triển của công nghệ tưới tiết kiệm trên thế giới
Việc nghiên cứu và áp dụng các CNTTK nước là xu hướng chung của quốc tế
nhằm thay thế cho các phương pháp, kĩ thuật tưới thông thường. Công nghệ tưới nhỏ
giọt chính là một trong số những lựa chọn hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển thủy
lợi của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Tại Anh, công nghệ tưới tiết kiệm nước được xuất hiện từ cuối năm 1940 được
áp dụng trong nhà kính. Ở Mỹ, nhiều cuộc nghiên cứu các hệ thống, kĩ thuật tưới tiết
kiệm nước đã được tiến hành ở nhiều nơi mà cụ thể là các hệ thống tưới nhỏ giọt được
áp dụng hiệu quả hơn cho hơn 600 ha cam quýt ở vùng vên sông của bang California –
Mỹ từ những năm 1957 – 1965. Vào đầu những năm 80, nhiều thực nghiệm về tưới
 

9


nhỏ giọt cho bông đã được thực hiện ở California và Arizona. Hệ thống tưới nhỏ giọt ở
đây không những làm tăng năng suất bông mà còn giúp làm giảm lượng phân bón và
lượng nước cần thiết. Ở vùng thung lũng Naap gần Temecula thuộc bang California,
các hệ thống tưới nhỏ giọt cho nho được quản lý tốt và giảm ít nhất là 50% lượng nước
tưới so với tưới phun mưa.
Một kinh nghiệm cho thấy là các vùng này đều thực hiện chế độ tưới trên cơ sở
số liệu đo đạc từ các thiết bị tại đồng ruộng. Việc sử dụng các thiết bị tại đồng ruộng
một cách chính xác cùng với việc khống chế đúng lượng nước bởi các hệ thống tưới
nhỏ giọt là một biện pháp quản lý hữu hiệu nhất.
Israel là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới trong việc nghiên cứu,
áp dụng thành công và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật
tưới tiết kiệm.
Từ sau năm 1977, tại Mỹ người ta tiến hành tưới nhỏ giọt hiệu quả cho trên
8.000 ha diện tích canh tác bằng các hệ thống điều khiển bởi hệ thống máy tính tại
trung tâm. Cũng trong thập niên 70, ở bang Louisiana nước Mỹ đã nghiên cứu phổ

biến áp dụng thành công kĩ thuật tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón, phun thuốc trừ
sâu cỏ cây hồ đào làm tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ giữa các năm của
thập kỉ 70, nhiều nhà nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng ở Israel, Úc… đã thực sự bắt
đầu trong việc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các loại vòi phun mưa, đặc biệt khi Don
Olson chế tạo vòi phun mưa lưu lượng nhỏ đã mang lại một ý nghĩa rất lớn đóng góp
vào công cuộc phổ biến áp dụng kĩ thuật tưới phun mưa cục bộ trên thế giới. Sau năm
1977, hệ thống tưới phun mưa với lưu lượng nhỏ theo nhu cầu nước dự báo cũng đã
được Mỹ áp dụng kết hợp với tưới nhỏ giọt trên 1000ha canh tác các loại cây trồng
như nho, hạnh nhân, cam quýt, táo, mận...
Ở vùng ngoại ô thành phố Ketleman thuộc bang California, kỹ thuật tưới phun
mưa cục bộ gồm lưới phun mưa dạng lưu lương nhỏ và tưới phun dạng sương mù cũng
được phổ biến rộng rãi trước năm 1980. Kỹ thuật này đã tiết kiệm được nhiều nước
tưới hơn so với các kỹ thuật thông thường và năng suất cây trồng đã được tăng lên
đáng kể. Nhiều kết quả nghiên cứu, thành công và các kinh nghiệm áp dụng ở đây đã
khuyến khích mở rộng diện tích canh tác tưới phun mưa cục bộ cho vùng này và nhiều
nơi trên thế giới.
 

10


Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã áp dụng công nghệ tưới nước tiết
kiệm cho hơn 1.000.000 ha cây trồng trên thế giới theo ước tính gần đây của FAO
(Nguồn: DairyVietnam Co.,Ltd).
2.3.2. Tình hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993 và chủ
yếu là thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất. Khởi đầu là việc thiết kế, lắp đặt các hệ
thống tưới phun mưa, nhỏ giọt với sự giúp đỡ của các hãng và chuyên gia Israel ở Tân
Cương- Thái Nguyên, công ty mía đường Lam Sơn- Thanh Hóa, Trung tâm cây ăn quả
tại Long Định- Tiền Giang. Hệ thống tưới hiện đại do Chính phủ Israael tặng và lắp

đặt tại trường Cao đẳng kỹ thuật Nông nghiệp Hà Tây là một mô hình hoàn chỉnh của
kỹ thuật tưới tiên tiến này. Ngoài ra, còn một số hệ thống nhỏ khác được các hãng của
Mỹ, Úc giúp đỡ dưới dạng quảng cáo sản phẩm lắp đặt tại Tuyên Quang, Đà Lạt, Tp
Hồ Chí Minh. Năm 2004, Hà Nội đã nhập đồng bộ của hãng Netafim – Israel và lắp
đặt tưới cho rau quả cao cấp tại Trung Tâm rau quả, đây là hệ thống tưới hiện đại, theo
chương trình đầy đủ nhất của công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Hệ thống tưới nước ở mức thấp, đơn giản hơn là tưới trực tiếp vào tận gốc cây
trồng (nhờ đường ống dẫn áp lực thấp- vòi nước mềm do công nhân điều khiển), đã
được Trường ĐH Thủy lợi thiết kế, xây dựng áp dụng thử nghiệm trên quy mô khá
rộng (hơn 200 ha) từ năm 1993 – 1995 tại khu dự án khoa học công nghệ “phát triển
hệ sinh thái nông nghiệp Phủ Quỳ – Nghệ An” trên đồi núi canh tác cây ăn quả (cam,
quýt) rất khó khăn về nguồn nước, đất đai thoái hóa. Ứng dụng và phát triển kết quả
trên, một số cơ sở nghiên cứu khác đã xây dựng tiếp hệ thống tưới cho cây ăn quả, cây
công nghiệp như Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ – Nghệ An, một số nông
trại cà phê ở Đắk Lắk, Lâm Đồng… và một số vườn ươm. Hiện nay, người dân đã áp
dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tương đối phổ biến cho các vùng chuyên canh rau,
hoa; các vườn ươm ở Hà Nội, Đà Lạt, Hải Phòng… các vùng trồng cây công nghiệp
như cà phê, chè, ở Tây Nguyên, Lâm Đồng...; cây ăn quả như nho, thanh long ở Ninh
Thuận, Bình Thuận (Lê Sâm và ctv, 2007).

 

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Các khái niệm
 Công nghệ

Công nghệ (công nghệ học hay kĩ thuật học) có rất nhiều định nghĩa. Một trong
số đó là sự phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình
để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người
trong giải quyết các vấn đề thực tế tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy
trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa là dặc thù chủ yếu của công nghệ.
 Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là việc tiếp nhận công nghệ
mới giữa bên giao và bên nhận.
 Tưới tự động
 Hệ thống tưới tự động bao gồm:
1. Máy bơm và nguồn nước.
2. Bộ lọc nước: đảm bảo cho hệ thống vận hành được tốt không bị nghẹt.
3. Đường ống dẫn nước: là các loại ống dẫn nước như ống sắt (ống PVC) hoặc
ống mềm được sử dụng rất phổ biến, các loại ống chuyên dùng cho tưới nông nghiệp.
4. Vòi tưới nước (còn gọi là van tưới hoặc béc phun): giữ vai trò quan trọng
nhất định trong hệ thống, thể hiện mức độ hiệu quả của việc tưới nước.

Hình 3.1. Cấu tạo bộ lọc nước và vòi tưới
 


 Dựa vào mức độ tự động, phân chia thành hai loại:
1. Bán tự động: người sử dụng phải dùng tay để ngắt mở van.
2. Tự động hoàn toàn: từ lịch trình tưới nước đến việc ngắt mở các van đều
được lập trình và tự vận hành.
 Phương pháp tưới (irrigation methods): là cách thức nhân tạo được lựa chọn
nhằm đưa nước từ nguồn đến vị trí cây trồng.
 Kỹ thuật tưới ( irrigation techniques): là biện pháp kỹ thuật, bao gồm việc
thiết kế công trình tưới, chọn lựa thiết bị, chuẩn bị đất, thời gian vận hành cụ thể để áp
dụng theo phương pháp tưới.
 Hệ thống tưới (irrigation systems): là một loạt các công trình và thiết bị lấy

nước từ nguồn nước, hệ thống dẫn nước, phân nước và đưa nước vào mặt đất canh tác.
Nguồn: Lê Anh Tuấn (Kỹ thuật và hệ thống tưới)
3.1.2. Tổng quan về tưới tiết kiệm
Một trong những nhược điểm của phương pháp tưới truyền thống là vấn đề lãng
phí lượng nước, xói mòn đất, làm cho nước và chất hữu cơ trong đất thấm sâu xuống
quá tầng rễ cây gây lãng phí do lượng nước cung cấp trong quá nhiều trong một lần.
Hoặc việc tái tạo lại nguồn nước ngầm không kịp cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
Trong khi đó kĩ thuật tưới tiết kiệm nước có thể giúp điều chỉnh lại lượng nước cần
cung cấp, có thể tăng số lần tưới cho cây hoặc giảm lượng nước mỗi lần tưới phù hợp
với nhu cầu của mỗi loại cây.
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước- tên quốc tế còn được gọi là tưới cục bộ
(Locolized Irrigation System) hay còn được gọi là hệ thống tưới ít nước (Low Volume
Irrigation System) được đặc trưng bởi sự cung cấp thường xuyên một khối lượng nước
hạn chế được kiểm soát để tưới cho một bộ phận tầng đất canh tác – vùng hoạt động
hữu hiệu của bộ rễ cây – nhằm sử dụng tối ưu lượng nước tưới. Ở các hệ thống vi tưới,
các vòi nước có lưu lượng nước ra không quá 250 lit/giờ/vòi (Khoa học công nghệ,
2012).
Sau hơn 20 năm nghiên cứu và nhiều cố gắng cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật tưới
tiết kiệm nước, người ta kết luận rằng, nó hoàn toàn có thể thay thế được phương pháp
tưới truyền thống (Ban quản lý quy hoạch lưu vực Sông Hồng- Thái Bình, 2012). Khi
được thiết kế và quản lý thích hợp, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước sẽ đạt được hiệu quả
 

13


cao trên phương diện cung cấp, phân phối nước. Nâng cao hiệu quả kết hợp cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như việc cơ giới hóa, tự động hóa khâu chăm sóc.
Phương pháp tưới này cung cấp nước cho cây trồng từ một hệ thống đường ống
thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc cây trồng (phần

hoạt động của bộ rễ). Các thiết bị tưới là thành phần đặc trưng nhất của hệ thống tưới.
Do vậy, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị
tưới mà kĩ thật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại:
 Hệ thống tưới nhỏ giọt (Drip Irigation System).
Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây
trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo
giọt (được cấp nước bởi hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực).
 Hệ thống tưới phun mưa nhỏ (MicroSprinkler Irgation System)
Tưới phun mưa là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt
mưa hoặc các hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.
 Hệ thống tưới ngầm cục bộ (Micro Subsurface)
Tưới ngầm được đặc trưng bởi cách đưa nước vào bộ rễ cây trồng (ở lớp đất
canh tác- phần dưới mặt đất) nhờ hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp lực và các thiết
bị được đặt ngầm dưới mặt đất.
Phạm vi áp dụng:
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước chủ yếu được áp dụng cho các vườn cây công
nghiệp, cây ăn quả và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng theo hàng.
Kỹ thuật này có thể áp dụng ở mọi vùng khí hậu, trên mọi loại địa hình và nhiều loại
đất khác nhau. Đặc biệt là những vùng khan hiếm nước, vùng đất cát sa mạc hoặc
vùng có chất lượng nước không phù hợp với trồng trọt. Kỹ thuật tưới nhỏ giọt và tưới
ngầm cục bộ thích hợp nhất khi tưới cho cây trồng công nghiệp và cây ăn quả trồng
theo hàng (Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên, 2004).
3.1.3. Phương pháp tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều loại cây trồng mang
lại năng suất cao như cây tiêu, cà phê, thanh long, các loại cây ăn quả và các loại rau
ăn quả như: bầu, bí, khổ qua, dưa leo… Việc áp dụng hệ thống tưới mới này giúp cho

 

14



sản lượng cây trồng được tăng cao, tiết kiệm được phần lớn công lao động và tiết kiệm
được lượng nước sử dụng trong tưới tiêu.
Tưới nhỏ giọt (Drip Irrigation/ Strickle Irrigation) là một dạng cơ bản của kỹ
thuật tưới tiết kiệm nước (hay vi tưới micro irrigation). Đây là hình thức đưa nước trực
tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các
thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt (được cấp bởi hệ thống đường ống dẫn cấp nước
áp lực).
 Ưu điểm của tưới nhỏ giọt:
- Đảm bảo phân bổ độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác (phần đất có chứa
bộ rễ cây trồng) tạo nên điều kiện thuận lợi về lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm, khả
năng hấp thụ dưỡng chất và quang hợp cho cây trồng.
- Cung cấp nước đều đặn nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong
nước và trong đất, khắc phụ được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất.
- Tiết kiệm tối đa vì giảm thiểu đến mức thấp nhất các loại tổn thất (do thấm và
bốc hơi nước).
- Không gây xói mòn, không tạo váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ
cấu trúc tượng đất do hệ thống này thực hiện một cách liên tục với mức nước tưới rất
nhỏ ở dạng giọt.
- Đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì
khả năng cơ khí hóa, tự động hóa cao độ khâu tưới nước. Tạo điều kiện cơ giới, tự
đông hóa thực hiện tốt một số khâu khác như: phun thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
kết hợp với nước tưới.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp và lưu lượng nhỏ
nên tiết kiệm năng lượng giảm chi phí vận hành. Nhìn chung áp lực này chỉ bằng 10%15% so với tưới phun mưa và lượng nước bơm lại ít hơn 70%- 80%.
- Giảm thiểu sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây sâu bệnh.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt ít hao hơn từ 20% - 30% so với tưới phun mưa và có
thể tiết kiệm từ 50% - 80% cho với phương pháp tưới truyền thống.
- Cung cấp nước thường xuyên, tạo ra môi trường ẩm trong đất gần với độ ẩm

tối đa cần thiết. Lượng nước có thể được giảm thiểu và điều khiển cho phù hợp, duy trì
độ ẩm phù hợp tùy theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ khả năng
 

15


×