Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT Ở XÃ NGA THẠCH HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.73 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

MAI THỊ KIM KHÁNH

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
CÁ NƯỚC NGỌT Ở XÃ NGA THẠCH HUYỆN
NGA SƠN TỈNH THANH HÓA

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths. LÊ VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Chuỗi Giá
Trị của Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt ở Xã Nga Thạch Huyện Nga Sơn Tỉnh
Thanh Hóa” do Mai Thị Kim Khánh, sinh viên khóa 34, ngành kinh tế, chuyên ngành
kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ……..

Ths. Lê Vũ
Người hướng dẫn
_________________________
Ngày…….tháng……..năm……..


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________

_________________________

Ngày……tháng……năm……

Ngày……tháng…...năm…..
ii


LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học đại học và thực hiện khóa luận này tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu. Tự đáy lòng mình, tôi rất biết ơn và xin gửi lời cám
ơn chân thành nhất đến:
Gia đình đã luôn bên con, nuôi nấng và chỉ dạy cho con những điều tốt đẹp,
chuẩn bị hành trang cho con bước vào đời cũng như tư vấn cho con những khúc mắc
trong tời gian thực tập tại địa phương.
Trường đại học Nông Lâm cùng các thầy cô đã tạo môi trường thuận lợi và
truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành cũng như những kỹ năng, kiến thức
cuộc sống quý báu.
Thạc sĩ Lê Vũ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, quan tâm, góp ý cho em trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Các cô, chú, anh, chị công tác tại ủy ban nhân dân xã Nga Thạch đã nhiệt tình
cung cấp số liệu, thông tin hữu ích trong quá trình tôi thực tập tại địa phương.
Các bác nông dân, thương lái và người bán lẻ đã dành thời gian trả lời phỏng

vấn giúp tôi có được những số liệu, thông tin thực tế quan trọng.
Tất cả những người bạn đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cám ơn và lời chúc sức khỏe, thành công tới tất cả
quý thầy, cô, các bác, anh, chị và các bạn!

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT

MAI THỊ KIM KHÁNH. Tháng 3 năm 2012. “Phân Tích Chuỗi Giá Trị Của
Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Xã Nga Thạch, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh
Hóa”.
MAI THI KIM KHANH. March 2012. “Analysing Value Chain of
Freshwater Fish In Nga Thach Commune, Nga Son District, Thanh Hoa
Province”.
Khóa luận được thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ và phân
tích chuỗi giá trị cá nước ngọt chính trên địa bàn xã Nga Thạch bằng cách thu thập
thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp để tổng hợp, tính toán và phân tích. Kết quả cho thấy:
Về hiệu quả, tuy mô hình phù hợp và có hiệu quả hơn so với các loại cây, con
khác tại địa phương nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về kỹ thuật, công tác kiểm
soát dịch bệnh, môi trường nước, tỷ lệ hao hụt,... Lợi nhuận của người nông dân cũng
chưa cao và không đồng đều, có hộ lời lớn nhưng có những hộ thì lỗ. Tình hình sản
xuất nói chung còn nhiều điều cần cải thiện.
Về tình hình tiêu thụ, sản phẩm sản xuất ra có thể đi theo 4 kênh phân phối.
Trong số đó, kênh từ người nông dân  thương lái  người bán lẻ  người tiêu dùng
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 70% nên được chọn để tập trung nghiên cứu. Các thành
phần trong chuỗi giá trị thực hiện tốt chức năng của mình nhưng phân phối chi phí, lợi
nhuận của họ thì chưa hợp lý. Người nông dân tuy có lợi nhuận tính trên 1 tạ cá lớn
nhất nhưng chịu rất nhiều chi phí, rủi ro và thời gian sản xuất kéo dài. Nếu trung bình

trên năm thì lợi nhuận của người nông dân chưa bằng một nửa của người bán lẻ và
chưa bằng một phần mười của người thương lái.
Từ những kết quả điều tra, phân tích, tính toán, đề tài cũng đưa ra một số giải
pháp kỹ thuật và kiến nghị đối với chính quyền địa phương, người nông dân, thương
lái, người bán lẻ để mô hình phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững hơn.
iv


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................x 
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... xi 
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 
1.3.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................2 
1.3.2.  Địa bàn, đối tượng nghiên cứu ................................................................2 
1.3.3.  Nội dung nghiên cứu ...............................................................................3 
1.4.  Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................3 
1.5.  Cấu trúc luận văn ............................................................................................3 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ......................................................................................5 
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan................................................5 
2.1.1. Các nghiên cứu trước đây .........................................................................5 
2.1.2. Các tài liệu khác .......................................................................................7 
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................10 
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................10 
2.2.2.  Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................13 

2.2.3. Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt tại xã Nga Thạch...........18 
v


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................21 
3.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................21 
3.1.1. Định nghĩa chuỗi giá trị ..........................................................................21 
3.1.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị ......................................................................21 
3.1.3. Khái niệm nông hộ, thương lái ...............................................................22 
3.1.4. Cách tính một số chỉ tiêu kinh tế ............................................................22 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23 
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................23 
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................23 
3.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh. ............................................................24 
3.2.4. Phương pháp chuỗi giá trị ......................................................................24 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................25 
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................25 
4.1.1. Độ tuổi ....................................................................................................25 
4.1.2. Tỷ lệ nam, nữ ..........................................................................................26 
4.1.3. Trình độ ..................................................................................................26 
4.1.4. Kinh nghiệm ...........................................................................................27 
4.1.5. Quy mô ...................................................................................................28 
4.2. Mô tả chuỗi giá trị .........................................................................................30 
4.3. Đặc điểm, chức năng của các thành phần trong chuỗi giá trị........................31 
4.4. Mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi giá trị ................................33 
4.4.1. Quan hệ giữa nông dân và thương lái ....................................................33 
4.4.2. Mối quan hệ giữa thương lái và người bán lẻ ........................................36 
vi



4.5. Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi giá trị ........37 
4.5.1. Người nông dân ......................................................................................37 
4.5.2. Người thương lái ....................................................................................42 
4.5.3. Người bán lẻ ...........................................................................................44 
4.5.4. So sánh chi phí, lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi giá trị .........46 
4.6. Một số giải pháp ............................................................................................47 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................49 
5.1. Kết luận .........................................................................................................49 
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................50 
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương ............................................................50 
5.2.2. Đối với người nông dân, thương lái và người bán lẻ .............................51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................52 
PHỤ LỤC .................................................................................................................53 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

ND

Nông dân

TL

Thương lái


NBL

Người bán lẻ

CN

Công nghiệp

TCN

Thủ công nghiệp

DV

Dịch vụ

TM

Thương mại

TS

Thủy sản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tăng Trưởng Kinh Tế Bình Quân qua các Năm Từ 2005 – 2010


15

của Xã Nga Thạch
Bảng 4.1. Độ Tuổi của Người được Phỏng Vấn

26

Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn của Người được Phỏng Vấn

27

Bảng 4.3. Quy Mô của Các Ao Nuôi

29

Bảng 4.4. Đặc Điểm, Chức Năng của Các Thành Phần trong Chuỗi Giá Trị

32

Bảng 4.5. Số Người Cho Rằng Bị Ép Giá và Số Người Hài Lòng với Thỏa

34

Thuận Mua Bán Tính Theo Nhóm
Bảng 4.6. Chi Phí Sản Xuất của 100kg Cá Nước Ngọt

41

Bảng 4.7. Lợi Nhuận của Người Nông Dân từ mỗi 100kg Cá Nước Ngọt


42

Bảng 4.8. Chi Phí của Người Thương Lái cho Mỗi 100kg Cá Nước Ngọt

43

Bảng 4.9. Lợi Nhuận của Người Thương Lái trên Mỗi 100kg Cá Nước Ngọt

44

Bảng 4.10. Chi Phí của Người Bán Lẻ cho Mỗi 100kg Cá Nước Ngọt

45

Bảng 4.11. Lợi Nhuận của Người Bán Lẻ trên mỗi 100kg Cá Nước Ngọt

45

Bảng 4.12. So Sánh Chi Phí, Lợi Nhuận của Các Thành Phần trong Chuỗi

46

Giá Trị

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Cá Nước Ngọt

7

Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính của Xã Nga Thạch

11

Hình 2.2. Các Khu Vục Nuôi Cá Chính của Xã Nga Thạch

13

Hình 2.3. Sơ Đồ Các Đơn Vị Quản Lý của Xã Nga Thạch

14

Hình 2.4. Cơ Cấu và Chất Lượng Lao Động của Xã Nga Thạch Năm 2010

16

Hình 2.5. Diện Tích Đất Nông Nghiệp và Đất Nuôi Trồng Thủy Sản từ Năm

19

2007 – 2010
Hình 4.1. Kinh Nghiệm của Người được Phỏng Vấn

28

Hình 4.2. Sơ Đồ các Kênh Phân Phối Cá Nước Ngọt


31

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Bảng Phỏng Vấn Nông Dân Nuôi Cá Nước Ngọt
Phụ Lục 2: Bảng Phỏng Vấn Thương Lái Buôn Bán Cá Nước Ngọt
Phụ Lục 3: Bảng Phỏng Vấn Người Bán Lẻ Cá Nước Ngọt
Phụ lục 4: Mô hình vườn, ao, chuồng
Phụ lục 5: Ao Nuôi Cá Nước Ngọt
Phụ lục 6: Cho Cá Ăn
Phụ lục 7: Khử Trùng, Cải Tạo Ao

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xã Nga Thạch của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vốn là một xã thuần nông
có nhiều diện tích đất xấu, đất bị xâm nhập mặn. Dù địa phương đã có nhiều cố gắng
cải tạo đất nhưng năng suất cây lúa, cây cói vẫn không được cải thiện. Trước thực
trạng đó, năm 2007 ủy ban nhân dân xã đã chủ trương quy hoạch lại đất, dồn điền đổi
thửa rồi khuyến khích nông dân đào ao nuôi cá nước ngọt. Do tính phù hợp của loại cá
này với điều kiện tự nhiên của xã và lợi nhuận cao hơn cây lúa nên mô hình ngày càng
được nhân rộng. Hiện nay, đã có những hộ đầu tư thuê thêm đất để mở rộng quy mô và

kết hợp nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau, cây ăn quả, xây dựng mô hình vườn – ao –
chuồng giúp tăng thu nhập đáng kể. Sau 5 năm, những thửa ruộng lúa, cói năng suất
thấp trước đây đã được thay bằng những ao cá hoặc trang trại san sát nhau tạo công
việc làm thường xuyên cho hàng trăm hộ gia đình trong xã. Con cá nước ngọt đã trở
thành một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và góp phần tạo ra một diện
mạo mới cho vùng đất này. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể của mô hình này như thế nào?
Tình hình tiêu thụ ra sao? Chi phí, lợi nhuận của người nông dân, thương lái, người
bán lẻ trong chuỗi giá trị là bao nhiêu, cần làm gì để mô hình này phát triển bền vững,
sinh lợi cao hơn thì vẫn chưa được nghiên cứu.
Là một người con của xã, tôi rất vui mừng vì người nông dân đã tìm ra hướng
mới để vươn lên làm giàu nhưng cũng không khỏi trăn trở trước những câu hỏi trên. Vì
vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị của mô hình nuôi cá nước ngọt ở


xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu và viết khóa luận tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ, về kênh phân phối cá nước
ngọt để có cái nhìn tổng hợp về mô hình này cũng như chuỗi giá trị từ ao nuôi đến tay
người tiêu dùng. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
- Phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ cá nước ngọt ở địa phương.

- Mô tả chuỗi giá trị cá nước ngọt.
- Tìm hiểu các mối quan hệ của các thành phần trong chuỗi giá trị.
- Phân tích chi phí, lợi nhuận, biên tế marketing trong chuỗi.
- Đưa ra các đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng mô
hình và giá trị cho con cá nước ngọt tại địa bàn xã.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu là từ ngày 01/02/2012 đến ngày 25/03/2012.

Thời gian xử lý số liệu và hoàn tất khóa luận là từ ngày đến ngày 25/03/2012
đến ngày 08/06/2012.
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu và điều kiện hạn chế nên đề tài nghiên
cứu trên đối tượng là người nông dân ở xã Nga Thạch và các thương lái ở huyện Nga
Sơn.
Cá nước ngọt kinh tế có nhiều loại như trắm, trôi, mè, rô phi, chép, chim
trắng,… nhưng do điều kiện thực tế là các hộ nông dân chỉ nuôi ba loại cá chính là
trắm (trắm cỏ), trôi, mè (mè trắng) nên tác giả cũng chỉ tiến hành nghiên cứu về ba loại
cá này.

2


1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả chỉ nghiên cứu về tình hình sản xuất và
tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị của con cá nước ngọt và những đối tượng liên quan. Từ
đó đưa ra những giải pháp, đề xuất để gia tăng lợi ích cho người nông dân và phát triển
mô hình.
1.4.

Ý nghĩa của đề tài
Với vốn kiến thức tiếp nhận được từ nhà trường cũng như những hiểu biết, kinh

nghiệm bản thân tác giả hi vọng có thể thông qua khóa luận này áp dụng để thực hiện
nghiên cứu một vấn đề thực tế. Kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tổng hợp khá hữu
ích cho nhà quản lý, người nông dân và những ai quan tâm đến vấn đề nuôi cá nước
ngọt. Ngoài ra, những thông tin thu thập trực tiếp từ người nông dân, những đề xuất,
giải pháp cá nhân tác giả đưa ra cũng có ý nghĩa tham khảo đối với chính quyền địa
phương.


1.5.

Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Chương Giới Thiệu nêu lý do của việc chọn đề tài, những mục tiêu,

phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Chương Tổng Quan trình bày kết quả tổng quan những khóa luận
nghiên cứu về chuỗi giá trị, tài liệu về cá nước ngọt và tổng quan về địa bàn xã Nga
Thạch, bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Chương 3: Chương Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu trình bày những
khái niệm có liên quan đến chuỗi giá trị, các thành phần trong chuỗi giá trị và các
phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho đề tài này.
Chương 4: Chương Kết Quả Nghiên Cứu mô tả lại đặc điểm mẫu nghiên cứu,
các kênh phân phối, chuỗi giá trị nghiên cứu. Tiếp đó là vai trò, mối quan hệ cũng như
phân phối chi phí, lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi và các yếu tố ảnh hưởng
đến tính bền vững của chuỗi giá trị. Ngoài ra, với những thông tin, kinh nghiệm thu
3


thập được trong quá trình nghiên cứu phần cuối chương này đưa ra những giải pháp kỹ
thuật và quản lý nhằm hạn chế bệnh dịch, nâng cao năng suất.
Chương 5: Chương Kết Luận và Kiến Nghị nêu lên những kết luận chung rút ra
từ đề tài nghiên cứu và những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững cho mô
hình.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
2.1.1. Các nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trước đây về đề tài chuỗi giá trị không nhiều và chủ yếu đi theo
hướng so sánh song song hai chuỗi giá trị của một loại nông sản như tôm, rong sụn,…
Các chuỗi được so sánh thường khác nhau về phương pháp, kỹ thuật nuôi; có hai kênh
phân phối khác nhau hoặc so sánh một chuỗi mà nông sản được ký kết tiêu thụ từ
trước với một chuỗi không.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi giá trị có phương pháp nuôi mới, quy
mô lớn, kênh phân phối qua ít trung gian hoặc có ký kết hợp đồng cam kết thu mua với
các công ty từ trước thì lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cao và ổn định hơn.
Nhất là đối với người nông dân, đối tượng thường nhiều thiệt thòi cũng có được lợi ích
cao hơn hẳn. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi này thì đòi hỏi cũng cao hơn nhiều
như: kỹ thuật, quy mô, chất lượng sản phẩm đối với người nông dân; vốn, phương tiện
đối với người thương lái và vốn, năng lực đối với công ty thu mua. (Trần Văn Đạo,
2007; Nguyễn Thái Nhân, 2007)
Khi so sánh hai chuỗi giá trị, các đề tài trước cũng đồng thời mô tả và phản ánh
đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình sản xuất loại nông sản đó.
Người nông dân nói chung có lợi nhuận cao hơn trong tổng lợi nhuận của chuỗi nhưng
thời gian bỏ ra nhiều hơn, rủi ro, công sức nhiều hơn. Họ cũng thường là đối tượng bị
động trong các hợp đồng hoặc giao kèo mua bán. Trong hai chuỗi giá trị được nghiên


cứu thì người nông dân trong chuỗi giá trị có hiệu quả cao hơn thường có trình độ cao
hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, quy mô lớn hơn, tiếp cận được những kỹ thuật, thông tin
mới và có điều kiện áp dụng hơn những nông dân ở chuỗi kia. Về thương lái, những
kênh phân phối càng dài, tức là nhiều thương lái tham gia thu mua thì lợi nhuận thấp
hơn vì phải chia sẻ lợi ích và chi phí qua nhiều khâu cũng tăng lên. Các thương lái nhỏ

có nhiều rủi ro hơn do thiếu các điều kiện, công cụ bảo quản cũng như phụ thuộc vào
các thương lái lớn thu mua hàng của mình. Chính vì vậy mà các chuỗi giá trị có ít
trung gian thương lái hoặc thậm chí là không có thương lái có hiệu quả cao hơn. Tuy
nhiên vì điều kiện thực tế nên vai trò của các thương lái nhỏ vẫn rất quan trọng trong
việc thu gom số lượng nhỏ và manh mún. Về các công ty thu mua hoặc chế biến, họ
thường ký hợp đồng với người nông dân thông qua hệ thống các đại lý. Đến thời điểm
thu hoạch các đại lý sẽ thu mua và vận chuyển về công ty. Tại công ty sản phẩm được
sơ chế hoặc chế biến, đóng gói rồi đưa đi tiêu thụ, xuất khẩu. Hình thức này còn khá
mới và ít người nông dân tham gia được vì đòi hỏi việc sản xuất phải tuân thủ quy
trình kỹ thuật, sơ chế,… khá nghiêm ngặt. Bù lại giá cả ổn định và sản phẩm được thu
mua đúng thời điểm, có sự hỗ trợ từ phía công ty đối với người sản xuất. (Nguyễn
Thái Nhân, 2007; Lê Văn Sâm, 2007)
Từ những kết quả nghiên cứu đó, các tác giả cũng đưa ra các giải pháp, kiến
nghị. Các giải pháp khá hay trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại cũng như định
hướng phát triển mô hình.
Nhìn chung, các đề tài phân tích, so sánh rất chi tiết, lập luận chắc chắn và phản
ánh được tình hình các chuỗi giá trị.

6


2.1.2. Các tài liệu khác
a) Cá nước ngọt Việt Nam
Hình 2.1: Cá Nước Ngọt

Cá trắm

Cá mè

Cá trôi

Nguồn: Internet

Việt Nam nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình Việt Nam phân
hoá phức tạp, kéo dài với một mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố từ Bắc vào Nam
nên điều kiện tự nhiên của nước ta rất đa dạng và phức tạp. Chính sự phong phú này
đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao cả về thực vật cũng như động vật. Theo các kết
quả công bố hiện nay, cá nước ngọt Việt Nam có khoảng trên 1.027 loài và phân loài,
nằm trong 427 giống, 98 họ của 22 bộ cá khác nhau (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Tuy
nhiên, việc phân loại cá nước ngọt và cá nước lợ-mặn ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu
chuẩn rõ ràng. Cá trắm cỏ, trôi và mè trắng là một số trong những loài như vậy.
Nguyên nhân do chúng là những loài có vùng phân bố rộng và có biên độ chịu đựng về
dao động nồng độ muối cao.
7


Cá trắm cỏ, trôi, mè trắng là những loài cá kinh tế phân bố phổ biến tự nhiên ở
các sông, suối trong vùng đồng bằng, cao nguyên và được nuôi khắp nơi trong các ao,
hồ, đầm và các ao cá gia đình. Trong môi trường tự nhiên, khoảng thời gian cuối
Xuân, đầu Hè, cá thành thục di chuyển từ vùng hạ lưu các sông ngược lên vùng trung
lưu, tìm các vùng nước có lưu lượng nước cao hay chảy mạnh và có những điều kiện
thích hợp để đẻ trứng. Cá không sinh sản được trong điều kiện nước đứng. Sức sinh
sản của cá khá cao (cá nặng 1kg có thể cho đến 100 ngàn trứng), khi đẻ chúng tập
trung thành đàn đông, trứng đẻ ra kết thành bọt trắng, sau đó bọt trứng trôi xuôi về hạ
lưu để nở. Người ta thường vớt những bọt trứng này đem cho nở thành cá hương (cá
nhỏ như chân hương) rồi bán cá giống. Hiện nay, trên các sông lớn như sông Thao,
sông Đà, hạ lưu sông Hồng và tại các hồ như hồ Thác Bà, Ba Bể.. số lượng cá bị giảm
sút đến mức báo động do sự khai thác quá mức.
Cá trắm cỏ, trôi, mè trắng có giá trị dinh dưỡng cao (trong 100g cá có khoảng
hơn 250g calories và hơn 20g chất đạm), thịt chắc, ngon và giá tương đối rẻ nên được
xem là một nguồn cung cấp chất đạm tốt. Cá thường được tiêu thụ dưới dạng cá tươi,

sống hoặc phơi khô hay ướp muối.
b) Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt ao đất
Sau đây là kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ, mè trắng và cá trôi.
Về đặc điểm sinh học, cá trắm cỏ sống ở tầng giữa, ăn các loại cỏ thân mềm,
rong, bèo, lá cây xanh không có vị đắng, không độc. Cá trắm cũng ăn các loài bột ngô,
khoai sắn, cám gạo. Cá nuôi từ 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5kg/con. Cá
mè trắng sống ở tầng mặt và tầng giữa, cá ăn tảo là chính (màu xanh nước). Ngoài ra
cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như bột bắp, bột mì, cám gạo… Nuôi từ 10 đến 12
tháng cá có thể đạt trọng lượng từ 0,5 –1 kg. Cá trôi sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu
cơ là chính. Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột. Cá
nuôi sau 10 đến 12 tháng có thể đạt được trọng lượng từ 0,5 – 1kg/con. (Trung tâm
Khuyến Nông - Khuyến Ngư Bình Định, 2009)

8


Nguồn nước nuôi cá phải chủ động được và không bị ô nhiễm. Chất đất xây
dựng bờ ao phải có độ dính cao, không bị thẩm lậu như đất sét, thịt pha sét, thịt, thịt
pha cát hoặc cát bùn. Tránh đào ao những nơi đất phèn nặng không thể cải tạo được.
Địa điểm của ao nên thuận lợi về mặt giao thông, không bị ngập lụt. Ao nuôi nên xây
dựng theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, diện tích thường phải lớn hơn 100m2. Cống
lấy nước và thoát nước riêng biệt nằm ở hai bờ đối diện nhau. Đáy ao phải bằng phẳng
và dốc về cống thoát. Cống lấy nước cách đáy từ 0,8-1m. Cống thoát nước nằm sát đáy
ao, khẩu độ phụ thuộc vào diện tích ao nuôi. Độ sâu trung bình của ao nuôi khi lấy
nước đạt ít nhất là 1m. Trước khi thả cá cần hút cạn nước, vét bớt bùn đáy, tu sửa bờ
ao, bón phân chuồng ủ hoai cho ao từ 15 – 20kg/100m2 rồi lấy nước vào nửa ao trước,
sau 3 - 4 ngày thì lấy nước tiếp cho đầy ao. Sau khi nước lên màu xanh thì chuẩn bị thả
cá. (Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Bình Định, 2009)
Khi thả cá nên chọn lúc trời mát, thả nơi đầu gió và thả từ từ tránh làm cá bị
sốc. Mật độ thả từ 1-2 con/m2, kích cỡ cá giống: cá mè 10–12cm/con, cá trắm từ 12–

15cm/con, trôi 7-10cm/con. Cá giống phải đồng đều khỏe mạnh, không bị xây xát.
Nên xác định loại cá nuôi chính trong ao tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, thức ăn có
sẵn. Cụ thể, ao có diện tích lớn hơn 1.000m2, màu nước xanh lá chuối, phân chuồng
nhiều nên nuôi cá mè là đối tượng chính. Nếu vùng nuôi cung cấp được thức ăn xanh,
nên nuôi cá trắm cỏ là đối tượng chính. Còn nếu ao có nguồn nước thải từ các chuồng
nuôi thì nên nuôi cá trôi là chính. Ngoài cá nuôi chính nên ghép các loài cá khác để tận
dụng triệt để các tầng nước và quan hệ dinh dưỡng trong ao nuôi. (Trung tâm Khuyến
Nông - Khuyến Ngư Bình Định, 2009)
Nên cho cá ăn đầy đủ để cá lớn nhanh. Nếu ao nuôi cá mè là chính thì dùng
phân chuồng hoặc phân xanh lá dầm làm thức ăn để gây màu nước. Phân chuồng thì
rải 4 lần/tháng khắp ao (mỗi lần bón từ 10 – 15kg/100m2 ), phân xanh thì bó thành bó
dìm ngập dưới các góc ao (mỗi bó khoảng 5 -7kg), khi nào lá phân hủy hết vớt cọng
lên tay bó khác. Đối với cá trắm cỏ, hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều
mát tùy theo nhu cầu. Có thể dùng cám gạo, bột bắp, bột mì, kiến mối để cho cá ăn
thêm. Đồng thời phải giữ nước trong, sạch bằng cách không cho cá ăn quá nhiều, vớt
9


sạch rác và các loại cây mà cá trắm không ăn được, bón phân chuồng đã ủ kỹ. Thường
xuyên theo dõi màu nước để quyết định tăng hay giảm lượng thức ăn và phân bón. Khi
trời nắng oi bức, màu nước quá đậm cá dễ nổi đầu do thiếu oxy vào lúc nửa đêm về
sáng, cần cấp thêm nước mới vào ao và tạm ngừng cho ăn, ngừng bón phân cho đến
khi cá trở lại bình thường. Ngoài ra phải dùng rào lưới, tu sửa bờ ao để bảo vệ cá,
tránh thất thoát trong mùa mưa lũ. (Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Bình
Định, 2009)
Sau khi thả cá 8 -12 tháng có thể dùng lưới đánh tỉa, sau 1 năm thì hút cạn nước
và thu hoạch toàn bộ cá. Thời điểm thu hoạch có thể điều chỉnh phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết, tình trạng cá và giá cả thị trường. (Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến
Ngư Bình Định, 2009)
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Nga Thạch là xã đồng bằng thuần nông nằm ở phía Nam huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 7,5km. Tổng diện tích của xã là 5,91 km2. Ranh giới
tiếp giáp với các địa phương khác của xã như sau: phía Bắc giáp xã Nga Nhân, Nga
Lĩnh; phía Nam giáp xã Liên Lộc – huyện Hậu Lộc; phía Đông giáp xã Nga Bạch;
Phía Tây giáp xã Quang Lộc – huyện Hậu Lộc. Hình 1.1 mô tả vị trí của xã Nga
Thạch.

10


Hình 2.2: Bản Đồ Hành Chính Của Xã Nga Thạch

Nguồn: Trang
Xã Nga Thạch thuộc vùng đồng bằng của tỉnh, được bồi tụ bởi hệ thống sông
Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 4-7m. Thanh Hoá nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ở Nga Thạch cũng mang những đặc
trưng của vùng khí hậu này với 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối
Xuân đến giữa mùa Thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng gắt, mưa
nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào (gió Tây Nam) thổi từ vịnh
Bengan mang theo không khí nóng và khô rát nhiệt độ có thể lên tới hơn 400C. Mùa
lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất
hiện gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa

11


đông lạnh và giá buốt. Hơn nữa mùa lạnh lại mưa ít, chủ yếu là mưa phùn, đầu mùa
thường hanh khô, nhiệt độ thấp, có thể xuống tới 5 – 60C.
Tính trung bình nhiệt độ cả năm vào khoảng từ 23,3 - 23,60C. Lượng mưa trung

bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Thu Đông là thời gian mưa nhiều nhất trong năm. Độ ẩm tương đối ở xã là từ 85% - 87%,
số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ.
Nguồn nước ngầm và nước mặt ở xã Nga Thạch khá phong phú về trữ lượng.
Xã có một khúc sông Mã chảy qua và chỉ cách cửa biển Lạch Sung khoảng 2km tính
từ trung tâm xã. Trong xã hệ thống kênh mương cũng khá hoàn chỉnh nên việc cấp
thoát nước khá dễ dàng. Chính sự phong phú về nguồn nước đem lại nhiều thuận lợi
cho nông nghiệp và đặc biệt là cho việc nuôi trồng thủy sản. Hai khu vực nuôi thủy
sản lớn đã được quy hoạch sát dòng chảy của sông, sử dụng nước sông để sản xuất.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, những
năm trở lại đây, thời tiết có những diễn biến bất thường và phức tạp như nắng nóng
kéo dài và nhiệt độ cao hơn khiến dịch bệnh ở cá nước ngọt nói riêng và các cây, con
khác nói chung đều tăng. Nhất là đối với cá trắm, loài cá dễ bị ngột khi nắng nóng và
khi bị ngột cá thường chết hàng loạt. Mùa đông cũng ngày càng lạnh hơn, khô hơn gây
khan hiếm thức ăn, cá chậm phát triển. Một vấn đề khác nữa là sự ô nhiễm của nguồn
nước đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá nước ngọt. Nước lấy từ sông vào ô
nhiễm, nước lấy từ kênh nội đồng cũng ô nhiễm hoặc mang theo mầm dịch, bệnh. Khi
các ao thay nước vào ra, sử dụng lại nước thải ra của ao khác dịch bệnh lan rất nhanh
và nghiêm trọng.
Tại địa bàn xã Nga Thạch, tác giả tiến hành phỏng vấn nông hộ nuôi cá nước
ngọt thuộc cả bốn thôn. Khu vực nuôi cá nhiều nhất là ở thôn Thanh Lãng, tiếp theo là
khu vực thôn Phương Phú, Hậu Trạch và Trung Thành. Hình 2.2 mô tả cụ thể vị trí các
khu vực nghiên cứu. Theo kế hoạch quy hoạch, xã sẽ khoanh vùng nuôi trồng thủy sản

12


tập trung ở khu ven sông Bãi Cống (Trung Thành), đồng ngoài Thanh Lãng và Cồn
(Hậu Trạch).
Hình 2.3: Các Khu Vực Nuôi Cá Chính của Xã Nga Thạch


Nguồn: Trang />
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Nga Thạch được chia làm 4 làng, mỗi làng lại được chia thành các xóm.
Xóm là đơn vị quản lý nhỏ nhất và tổng số xóm trong xã là 9 như minh họa ở hình 2.3.

13


Hình 2.4. Sơ Đồ Các Đơn Vị Quản Lý của Xã Nga Thạch
Xã Nga Thạch

Xóm 2

Xóm 1

Thanh Lãng

Xóm 2

Trung Thành

Xóm 1

Hậu Trạch

Xóm 3

Phú


Xóm 2

Làng

Xóm 1

Làng

Xóm 2

Làng

Xóm 1

Làng Phương

a) Một số chỉ tiêu kinh tế
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã là 13,1%; tổng sản lượng lương
thực đạt 1.986,5 tấn; thu nhập bình quân đầu người là 9,38 triệu đồng/người/năm; tổng
giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế đạt 51,84 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp
đạt 25,12 tỷ đồng chiếm 48,5%, công nghiệp – xây dựng đạt 16,71 tỷ đồng chiếm
32,2% và dịch vụ - thương mại đạt 10,01 tỷ chiếm 19,3%. Từ bảng 2.1 có thể thấy
tổng thu nhập toàn xã và thu nhập bình quân đầu người hàng năm trong giai đoạn từ
2005-2010 tăng liên tục.

14


×