Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Định giá ngân hàng phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập một số ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÁI LAN HOA

ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÁI LAN HOA

ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số:

60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÀ

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
dẫn rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thái Lan Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế - ĐH Quốc Gia
Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp cho tôi có những kiến thức nền tảng vững chắc
để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Phú Hà, ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và đƣa ra những lời góp ý trong suốt quá trình nghiên
cứu giúp tôi có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình, những
ngƣời luôn kịp thời động viên và tạo điều kiện giúp tôi vƣợt qua những khó khăn
trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống để hoàn thành bài luận văn của mình.
Hà Nôi, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn
Nguyễn Thái Lan Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... I
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ................................................................ II
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... III
PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP VÀ MUA BÁN SÁP NHẬP TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG .......................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................. 5
1.1.1. Các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 5
1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu ở trong nước...................................................... 6
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 7
1.2. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG ........................................................................................................................ 8
1.2.1. Định giá ngân hàng thương mại ............................................................. 8
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá Ngân hàng thương mại .................. 8
1.2.3. Các phương pháp định giá .................................................................... 15
1.2.4. Nguyên nhân căn bản dẫn tới mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng 33

1.3. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
BÁN, SÁP NHẬP GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................. 34
1.3.1. Vài nét cơ bản về ngân hàng thương mại.............................................. 34
1.3.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thƣơng
mại. ........................................................................................................................... 34
1.3.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại.............................. 37


1.3.2. Mua bán và sáp nhập ............................................................................ 39
1.3.3 Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng trên thế giới ..................... 43
1.3.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng Việt Nam............. 48
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN
VĂN ..........................................................................................................................49
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 49
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG ..................... 52
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 52
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu........................................................ 53
2.2.2.1. Phƣơng pháp mô tả ............................................................................. 53
2.2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu ........................................... 54
2.2.2.3. Phƣơng pháp so sánh .......................................................................... 54
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................57
3.1. LỰA CHỌN TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU................ 57
3.2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
BẰNG PHƢƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU .......................................... 58
3.2.1. Phân tích số liệu tài chính trong quá khứ ............................................. 58
3.2.2. Dự đoán báo cáo tài chính trong tương lai ........................................... 60
3.2.3. Xác định giá trị của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ........................ 61
3.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH CÁC NGÂN HÀNG TƢƠNG ĐƢƠNG ........ 64

3.3.1. Bước I: Xác định NHTM có thể so sánh................................................ 65
3.3.2. Bước II: Xác định vị trí các thông tin cần thiết................................... 69
3.3.3. Bước III: Thống kê tỷ lệ và các giao dịch chủ yếu .............................. 69
3.3.4. Bước IV: Đánh giá các NHTM so sánh ................................................ 74
3.3.5. Bước V: Xác định giá trị ....................................................................... 78


3.4. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH CÁC GIAO DỊCH TƢƠNG ĐƢƠNG ........... 78
3.4.1. Bước I: Chọn ngân hàng trong các dịch vụ mua lại có thể so sánh ..... 78
3.4.2. Bước II: Xác định các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính cần
thiết ........................................................................................................................... 79
3.4.3. Bước III. Thống kê các hoạt động giao dịch ......................................... 80
3.4.4. Bước IV : Các thương vụ M&A có thể so sánh ..................................... 84
3.4.5. Bước V: Xác định giá trị ngân hàng ..................................................... 85
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................ 86
CHƢƠNG IV: KHUYẾN NGHI ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH
GIÁ NGÂN HÀNG .................................................................................................87
4.1. NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG ................................................................................ 87
4.1.1. Những lợi thế và hạn chế của phương pháp dòng tiền chiết khấu ........ 87
4.1.2. Những lợi thế và hạn chế của phương pháp so sánh doanh nghiệp tương
đương........................................................................................................................ 89
4.1.3. Những lợi thế và hạn chế của phương pháp so sánh giao dịch mua bán
tương đương ............................................................................................................. 90
4.2. XU HƢỚNG M&A VÀ ĐỊNH GIÁ NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI . 91
4.3. KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ..................... 92
4.3.1. Nhóm khuyến nghị đối với nhà nước ..................................................... 92
4.3.2. Nhóm khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại ........................ 92
4.3.3. Nhóm đề xuất đối với người thực hiện định giá .................................... 94

KẾT LUẬN .....................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................99


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA

1

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

2

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

3

EBITDA

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế và khấu hao


4

EBIT

5

EV

Giá trị doanh nghiệp

6

GD

Giao dịch

7

GTDN

Giá trị doanh nghiệp

8

M&A

Merger and Acquisition): Mua bán và sáp nhập

9


NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

10

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

11

TMCP

Thƣơng mại cổ phẩn

12

SXKD

Sản xuất kinh doanh

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
STT


BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

1

Bảng 1.1

Các loại hình và số lƣợng Ngân hàng

45

2

Bảng 1.2

Một số ngân hàng sáp nhập nửa đầu năm 2015

47

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2


5

Bảng 3.3

Tỷ suất sinh lời của ngân hàng trong quá khứ

59

6

Bảng 3.4

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2017 - năm 2021

59

7

Bảng 3.5

8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

10


Bảng 3.8

Danh sách các công ty có thể so sánh

67

11

Bảng 3.9

Thông tin chung về Ngân hàng

68

12

Bảng 3.10

Dữ liệu thị trƣờng đƣợc chọn

68

13

Bảng 3.11

Giá trị vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp

69


14

Bảng 3.12

Báo cáo kết quả kinh doanh.

69

15

Bảng 3.13

Báo cáo lƣu chuyển tiền mặt

72

16

Bảng 3.14

Tỷ suất lợi nhuận LTM trên đầu tƣ

72

17

Bảng 3.15

Thống kê giá trị doanh nghiệp


72

18

Bảng 3.16

So sánh giá trị các ngân hàng

74

19

Bảng 3.17

Xác định giá trị doanh nghiệp

77

Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2014 –
31/3/2017
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 31/3/2017

Dự báo tình hình phát triển của Ngân hàng TMCP Á
Châu
Tóm tắt dữ liệu hoạt động lịch sử của ngân hàng Á
Châu
Tóm tắt dữ liệu hoạt động dự báo trong tƣơng lai
(năm 2017 – năm 2021)

ii


57
58

60
64
65


20

Bảng 3.18

Các Giao dịch M&A năm 2012-2015

78

21

Bảng 3.19

Thông tin chung

79

22

Bảng 3.20

Tính vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp


79

23

Bảng 3.21

Báo cáo thu nhập Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam

80

24

Bảng 3.22

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

81

25

Bảng 3.23

Tỷ suất giao dịch LTM

81

26

Bảng 3.24


Phí bảo hiểm

82

27

Bảng 3.25

Bảng tổng kết về kết quả của 3 phƣơng pháp

84

DANH MỤC HÌNH
1

Hình 1.1

Sơ đồ minh họa hình thức mua bán và sáp nhập

39

2

Hình 1.2

Sơ đồ minh họa phân loại hoạt động M&A

42


3

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

49

iii


PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tài chính nói
chung và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển. Các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam đã khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển của
nền kinh tế đất nƣớc. Sự ra tăng về số lƣợng các ngân hàng trong những năm 2016
so với những năm 1990, vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại và Đề
án 254/QĐ-TTg của Chính phủ này 01/03/2012 về “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng năm 2011- 2015” đã chứng tỏ những thay đổi không ngừng trong hoạt
động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam sẽ bƣớc sang giai đoạn tái cơ cấu giai đoạn
hai và còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Những yếu kém về
cấu trúc, năng lực hoạt động và quản trị điều hành của nhiều ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong thời gian qua đã chứng tỏ rằng tái cấu trúc là xu hƣớng tất yếu,
trong đó hoạt động mua bán- sáp nhập sẽ là khách quan.
Chỉ tính riêng 2 năm 2012 và 2013, Việt Nam đã có 9 NHTM đã phải thực
hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau chẳng hạn nhƣ hợp nhất
(trong trƣờng hợp của: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng
Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Tinnghiabank); Ngân

hàng thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), và các ngân hàng tự tái cơ cấu là Ngân hàng
TMCP Tiền Phong (Tienphongbank), Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam
(Trustbank) , Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) , Ngân hàng TMCP Phƣơng
Tây (Westernbank) và Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ( PG bank).
Trong hoạt động M&A của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng
thƣơng mại nói riêng, việc ứng dụng một số phƣơng pháp định giá tiên tiến của thế
giới luôn đƣợc coi trọng, bởi vì kết quả đánh giá có bám sát thực tiễn thị trƣờng hay
không phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý thông tin và quy trình định giá.
Trên khía cạnh lý thuyết, có một số phƣơng pháp định giá mà thế giới hiện

1


nay đang áp dụng với ƣu điểm bám sát diễn biến giá của thị trƣờng hơn (giá trị hợp
lý) so với các phƣơng pháp kế toán (giá trị sổ sách), bao gồm phƣơng pháp so sánh
doanh nghiệp tƣơng đƣơng, so sánh các giao dịch mua bán tƣơng đƣơng. Bên cạnh
đó, phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu vẫn đƣợc sử dụng rất có hiệu quả. Tuy nhiên,
các phƣơng pháp này đã đƣợc một số các ngân hàng thƣơng mại quốc tế áp dụng ở
nƣớc ngoài và chƣa thực sự phổ biến ở Việt Nam.
Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy việc ứng dụng các phƣơng
pháp đánh giá doanh nghiệp tiên tiến chƣa có nhiều sinh viên cao học quan tâm,
trên cơ sở đó, tác giả thực hiện đề tài: “Định giá ngân hàng phục vụ hoạt động
mua bán và sáp nhập một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Với mong
muốn trình bày một số phƣơng pháp định giá doanh nghiệp phổ biến trên thế giới và
khả năng áp dụng, ứng dụng các phƣơng pháp này vào một số hợp cụ thể của các
NHTM ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong bài nghiên cứu, tác gải đã lựa chọn ngân hàng ACB và các
ngân hàng thƣơng mại làm mục tiêu nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở xem xét tài liệu, các phƣơng pháp tiếp cận lý thuyết về định giá
ngân hàng thƣơng mại và việc áp dụng phƣơng pháp so sánh các ngân hàng tƣơng
đƣơng, phƣơng pháp so sánh các giao dịch mua bán tƣơng đƣơng trong hoạt động
M & A, tác giả nhằm mục đích nhƣ sau:
 Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm M & A
 Thứ hai: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hai phƣơng pháp để đánh giá hai
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và rút ra lợi thế, hạn chế sử dụng hai phƣơng pháp
là phƣơng pháp so sánh doanh nghiệp tƣơng đƣơng, phƣơng pháp so sánh các giao
dịch mua bán tƣơng đƣơng và đƣa ra gợi ý sử dụng cũng nhƣ khuyến nghị việc sử
dụng 2 phƣơng pháp nói định giá các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
 Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động mua

2


bán sáp nhập doanh nghiệp M&A và các phƣơng pháp định giá tiên tiến hiện nay
bao gồm: Phƣơng pháp so sánh doanh nghiệp tƣơng đƣơng và phƣơng pháp so sánh
các giao dịch mua bán tƣơng đƣơng.
 Thứ hai: Nhận diện ngân hàng có quy mô tƣơng đƣơng và mô phỏng bài
toán sáp nhập hai ngân hàng thƣơng mại thông qua ứng dụng 2 phƣơng pháp định
giá (so sánh doanh nghiệp tƣơng đƣơng, so sánh các giao dịch mua bán tƣơng
đƣơng).
 Thứ ba: Dựa trên cơ sở lý thuyết và hai phƣơng pháp định giá doanh
nghiệp vận dụng vào trƣờng hợp cụ thể của NHTM Cổ Phần Á Châu ( ACB).
3. Câu hỏi nghiên cứu .
Hoạt động định giá nhằm phục vụ việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng là yêu cầu khách quan, vì vậy tác giả
đề xuất các câu hỏi nghiên cứu sau:

 Ở một số nƣớc phát triển, phƣơng pháp định giá doanh nghiệp thƣờng
đƣợc áp dụng là gì và có nội dung nhƣ thế nào?
 Trong kho tàng lý thuyết ở Việt Nam hiện nay, các phƣơng pháp định giá
thƣờng gặp có thể áp dụng vào định giá ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhƣ thế
nào?
 Những lợi ích và tính khả thi của việc ứng dụng các phƣơng pháp định
giá của thế giới nhằm bổ sung thêm những phƣơng pháp định giá mới phục vụ quá
trình M&A của các NHTM Việt Nam là gì?
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Phƣơng pháp so sánh doanh nghiệp
tƣơng đƣơng, phƣơng pháp so sánh các giao dịch mua bán tƣơng đƣơng. Ứng dụng
các phƣơng pháp vào hoạt động phục vụ quá trình M&A ngân hàng ở Việt Nam.
 Khách thể của nghiên cứu là : Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Á Châu
( ACB)
 Phạm vi nghiên cứu :
Về nội dung:

- Lý thuyết các phƣơng pháp định giá.

3


Về không gian: - Trong phạm vi Ngân hàng Á Châu (ACB) đƣợc lấy làm
đối tƣợng định giá và các Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPB), Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ( SHB), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (EIB), Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB).
5. Kết cấu luận văn

Chƣơng I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận về định giá doanh
nghiệp và mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng.
Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn.
Chƣơng III: Ứng dụng phƣơng pháp định giá vào trƣờng hợp ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam.
Chƣơng IV: Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng các
phƣơng pháp định giá vào hoạt động M&A tại Việt Nam
KẾT LUẬN

4


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP VÀ MUA BÁN SÁP NHẬP TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG
1.1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.1.Các tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phƣơng pháp
định giá doanh nghiệp. Năm 1994 tác giả Robert,Bergeth đã đề cập đến phƣơng
pháp so sánh giá trị thị trƣờng qua cuốn sách Làm thế nào để bán được công ty với
lợi nhuận nhiều nhất (How to sell your company for the most profit)- NXB Prentice
Hall. Năm 1997, các tác giả Palepu, Bernard và Healy thuộc đại học Ohio – Hoa Kỳ
đã giới thiệu các nghiên cứu của mình vềPhân tích kinh doanh và giá trị doanh
nghiệp ( Introduction to Business Analysis & Valuation). Năm 1998, hai tác giả
Baker and Smith thuộc đại học Cambridge giới thiệu nghiên cứu của mình qua bài
đăng “Tạo dựng giá trị doanh nghiệp thông qua việc định giá các tài sản vô hình
(TSVH)”. Năm 2000, Nhà xuất bản Mc Kinesy & Company Inc đã cho ra đời các
cuốn sách nói về định giá doanh nghiệp nhƣ: Quản lý, đo lường và định giá
(Valuation, Measuring and Managing) của các tác giả Tom Copeland, Tim Koller,
Jack Murring; cuốn Định giá đầu tư (Investment Valuation) của tác giả Aswath

Darmoleran và cuốn Định giá đầu tư: cách tiếp cận cân bằng (Value Investing: A
Balance Approach) của tác giả Martin J. Whitman.
Ngoài ra, còn một số các công trình nghiên cứu nhƣ: Sherman, Andrew J. và
Milledge A. Hart. “Hợp nhất và mua lại từ A đến Z”. 2nd ed. New York: Amacom,
năm 2006; Rhodes-Kropf, Matthew, và S. Viswanathan. "Định giá thị trường và
Sáp nhập". Tạp chí Tài chính 59 (2004): 2685-2718; Reed, Stanley Foster,
Alexandra Lajoux và H. Peter Nesvold. “Nghệ thuật về M & A: Hướng dẫn mua
bán sáp nhập”. 4th ed. New York: McGraw-Hill, 2007; Pratt, Shannon P. và Roger
J. Grabowski. “Chi phí vốn: Định giá và Ứng dụng”. 3rd ed, Hoboken, NJ: John
Wiley & Sons, 2008; Gaughan, Patrick A. “Sáp nhập, mua lại, và cơ cấu lại doanh
nghiệp”. 4th ed; Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, 2007; Marren, Joseph H. “Sáp

5


nhập và Mua lại: Sổ tay Định giá”.New York: McGraw-Hill, 1992; Pereiro, Luis E.
“Định giá của các công ty ở các thị trường mới nổi”. New York: John Wiley &
Sons, 2002.
Hầu hết, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến phƣơng pháp
định giá doanh nghiệp nhằm mục đích mua bán và sáp nhập (M&A).
1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu ở trong nƣớc
Mua bán và sáp nhập (M&A) là một là một hoạt động phổ biến của nền kinh
tế thị trƣờng và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Những năm
gần đây, việc M&A của ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc coi là xu thế tất yếu của
tái cơ cấu, hƣớng tới một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, lành mạnh.
Theo tìm hiểu của tác giả thì từ trƣớc đến nay, có rất ít nghiên cứu toàn
diện liên quan đến định giá các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nhằm phục vụ
hoạt động M&A và tái cơ cấu. Hiện tại, có một số bài tham luận, bài báo của một
số nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý ngân hàng đề cập đến các khía cạnh
khác nhau trong M&A ngân hàng. Thứ nhất, nghiên cứu của Phạm Trí Hƣng và

Đặng Thế Đức (2011) với cuốn sách nhan đề "Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Việt Nam" - Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.Cuốn sách cung cấp các kiến thức
tổng quan về M&A, về từng giai đoạn trong quá trình bán toàn bộ hoặc một phần
doanh nghiệp: từ lập kế hoạch, tìm kiếm ngƣời mua, lựa chọn ngƣời mua đến định
giá, đàm phán, chuẩn bị cho việc thẩm định, ký kết hợp đồng và hoàn tất giao dịch
M&A. Tiếp đến là nghiên cứu của tác giả Trần Việt Anh (2005) với "Phương
pháp định giá cho các ngân hàng thương mại Việt Nam" Trong báo cáo Hội thảo
nhằm hƣớng tới việc hoàn thiện các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Cải cách DNNN và chuyển đổi DNNN. Tác giả Phạm Văn Bình (2007) về "Định
giá doanh nghiệp" - Học viện Tài chính, Hà Nội đề cập tới các yếu tố ảnh hƣởng
tới định giá doanh nghiệp, các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp trên thế giới và
các phƣơng pháp định giá cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nƣớc cùng với nhiều
luận án tốt nghiệp nhƣ:
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Lý Thị Thu Hiền (2015) với

6


đề tài: “Ứng dụng các phƣơng pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở
Việt Nam” đã chỉ ra các phƣơng pháp định giá doanh nghiệp và cách ứng dụng
chúng nhƣng mới chỉ áp dụng ở mức doanh nghiệp không phải là định chế tài chính
và chỉ ứng dụng một phƣơng pháp,đó là phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu.
Bên cạnh đó, luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng (2015) của tác giả Nông
Thị Quỳnh Anh về đề tài: “Hoàn thiện hoạt động M&A – kinh nghiệm thành công
từ thương vụ Lienvietpostbank” đã đề cập đến quy trình thực hiện một thƣơng cụ
M&A và các lƣu ý khi thực hiện, qua đó đƣa ra thực trạng hoạt động mua bán sáp
nhập ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số luận văn khác nhƣ: Luận văn thạc sĩ kinh tế (2012) của
tác giả Nguyễn Thị Lan Hƣơng với đề tài: “Hoạt động mua bán sáp nhập tại các
Ngân Hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay”. Nguyễn Đức Thanh đề tài: “Đánh giá

hiệu quả của NHTM Việt Nam sau sáp nhâp”, làm rõ khái niệm học thuật liên quan
đến vấn đề mua bán, sáp nhập, định giá và các hình thức, phƣơng thức thực hiện.
1.1.3.Khoảng trống nghiên cứu
Định giá là một công cụ thực tiễn hiệu quả trong nền kinh tế của chúng ta
ngày nay. Các hoạt động định giá tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị
trƣờng nhƣ là một công cụ kỹ thuật không thể thiếu đƣợc phục vụ cho mục đích sáp
nhập, mua bán, thanh toán, kiểm toán và các hoạt động khác. Ở Việt Nam, hoạt
động định giá đang dần đƣợc cải thiện và phát triển nhanh chóng.
Chủ đề nghiên cứu là trình bày phƣơng pháp định giá chính đƣợc sử dụng tại
Việt Nam hiện nay là phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu và đƣa ra thêm hai phƣơng
pháp tiên tiến dựa trên cách tiếp cận thị trƣờng là phƣơng pháp so sánh doanh
nghiệp tƣơng đƣơng và phƣơng pháp so sánh các giao dịch mua bán tƣơng đƣơng.
Mỗi phƣơng pháp có lợi thế và bất lợi riêng của nó và mỗi loại hình kinh doanh phù
hợp với các phƣơng pháp định giá khác nhau. Giá trị đó chỉ ra rằng số tiền nhà đầu
tƣ bỏ ra luôn đƣợc bảo đảm. Đây cũng là giá trị thấp nhất đƣợc đƣa ra trên bàn đàm
phán khi kinh doanh.Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền chỉ ra khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Sự kết hợp của các phƣơng pháp sẽ cho một loạt giá trần và giá sàn

7


của doanh nghiệp, cho nhà đầu tƣ một cái nhìn tổng quan tốt hơn trƣớc khi đƣa ra
quyết định đầu tƣ.
Việc lựa chọn phƣơng pháp định giá thích hợp, gần với giá trị thực của
doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích giữa các bên, có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho các
giao dịch trong việc thanh toán nợ, trái phiếu, sáp nhập và mua lại, các hoạt động
mua lại đòn bẩy cung cấp cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu và học hỏi các
phƣơng pháp định giá mới và áp dụng trong điều kiện kinh doanh của Việt Nam là
rất cần thiết, góp phần phát triển các hoạt động ngân hàng nói riêng và sự phát triển
của nền kinh tế nói chung.

1.2. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG
1.2.1. Định giá ngân hàng thƣơng mại
Giá trị của một doanh nghiệp là một thuật ngữ tƣơng đối không chính thức,
mà thƣờng đƣợc sử dụng để xác định tình hình tài chính và phúc lợi của một doanh
nghiệp trong thời gian dài. Thuật ngữ giá trị kinh tế (hoặc giá trị cổ đông) là một
phần thiết yếu của các khái niệm về quản lý giá trị, thƣờng đƣợc sử dụng bởi các
nhà nghiên cứu học tập và hành nghề kinh doanh.
Theo khái niệm này, việc định giá của ngân hàng là một ƣớc tính giá trị thị
trƣờng của mình về tiền bạc vào một ngày nhất định, có tính đến các yếu tố tổng
hợp rủi ro, thời gian và những kỳ vọng thu nhập. Do đó, xác định giá trị ngân hàng
thƣơng mại đòi hỏi chuyên môn cụ thể trong hai đối tƣợng đặc biệt: một kiến thức
chuyên sâu về kỹ thuật định giá và một sự hiểu biết sâu sắc về ngành ngân hàng và
các đặc điểm của ngân hàng cụ thể điểm định giá.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến định giáNgân hàng thƣơng mại
a. Yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh
Môi trƣờng kinh doanh là yếu tố có tính ảnh hƣởng khách quan, về cơ bản
vƣợt qua khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển đƣợc, cũng
giống nhƣ trong khoa học tự nhiên, doanh nghiệp cần phải thích nghi với môi

8


trƣờng. Môi trƣờng kinh doanh bao gồm 2 loại;
Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiêp: môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng đặc thù.
Môi trƣờng nội tại doanh nghiêp: bao gồm hiện trạng tài sản trong doanh
nghiệp, vị trí kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trình độ kỹ thuật và tay nghề của
ngƣời lao động, năng lực quản trị kinh doanh….
Để đánh giá đúng đƣợc giá trị của doanh nghiệp. Cần phải nhận biết một
cách nhạy bén và dự báo đúng sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh tác động đến

hoạt động của doanh nghiệp.
b. Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiêp
 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và
pháp luật, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ. Nghiên cứu về môi
trƣờng vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trƣờng của doanh nghiệp và
sự tác động của các tác lực môi trƣờng nhƣ chính trị, kinh tế, xã hội…


Môi trƣờng kinh tế

Doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Bối
cảnh kinh tế đó đƣợc nhìn nhận thông qua hàng loạt chỉ tiêu vĩ mô nhƣ: tốc độ tăng
trƣờng, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tƣ, các chỉ số trên thị trƣờng chứng
khoán… Mặc dù môi trƣờng kinh tế mang tính chất nhƣ yếu tố khách quan nhƣng
ảnh hƣởng của chúng lại có một tác động không nhỏ đến sự hoạt động của doanh
nghiệp. Mỗi sự thay đổi nhỏ trong các yếu tố này bao giờ cũng ảnh hƣởng tới sự
đánh giá của doanh nghiệp. Nền kinh tế luôn tăng trƣởng với tốc độ cao, phản ánh
nhu cầu đầu tƣ và tiêu dùng ngày càng lớn. Chỉ số giá chứng khoán phản ảnh đúng
quan hệ cung cầu, đồng tiền ổn định, tỷ giá và lãi suất có tính kích thích đầu tƣ sẽ
trở thành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD. Ngƣợc lại, sự suy
thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát phi mã… là biểu hiện môi trƣờng tồn tại
của doanh nghiệp đang bị lung lay tận gốc. Mọi sƣ đánh giá về doanh nghiệp, trong
đó có GTDN sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
Nhƣ vậy: nếu dự đoán đúng đƣợc xu hƣớng phát triển của nền kinh tế, thì có

9


thể dự báo đƣợc xu thế phát triển chung của toàn doanh nghiệp.



Môi trƣờng chính trị - pháp luật

Các yếu tố chính trị - pháp luất có ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp bao gồm: hệ thống các quan điểm, đƣờng lối chính sách của chính phủ, hệ
thống luật pháp hiện hành, xu hƣớng ngoại giao của chính phủ, những diến biến
chính trị trong nƣớc, trong khu vực và trên toàn thế giới.
SXKD chỉ có thể ổn định và phát triển trong môi trƣờng có sự ổn định về
chính trị ở mức độ nhất định. Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, mafia và những yếu tố
trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng tác động xấu tới mọi mặt đời sống xã hội
chứ không riêng gì SXKD.
Các yếu tố của môi trƣờng chính trị có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp
đến SXKD bao gồm:
-

Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống luật pháp.

-

Quan điểm tƣ tƣởng của Nhà nƣớc đối với SXKD thông qua hệ thống

các văn bản pháp quy nhƣ: Quan điểm về sản xuất, đầu tƣ, tiêu dung… thể hiện
trong luật thuế, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ…
-

Năng lực hành pháp của chính phủ và ý thức chấp hành pháp luật của công

dân và các tổ chức. Pháp luật đã ban hành nhƣng không hiện thực, tệ nạn buôn lậu,
trốn thuế, hàng giả… là biểu hiện một môi trƣờng chính trị gây bất lợi cho sản xuất.

Có thể thấy rằng, cũng nhƣ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị có vai trò
nhƣ những điều kiện thiết yếu, tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động, và do vậy,
đánh giá về doanh nghiệp bao giờ cũng phải nhìn nhận trƣớc hết từ các yếu tố này.


Môi trƣờng văn hóa- xã hội

Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong một môi tƣờng văn hóa nhất định.


Môi trƣờng văn hóa đƣợc đặc trƣng bởi những quan niệm, hệ tƣ tƣởng

của cộng đồng về lối sống, đạo đức…; quan niệm về “chân, thiện, mỹ”, về nhân
cách, văn minh xã hội; đƣợc tể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng.


Môi tƣờng xã hội thể hiện ở số lƣợng và cơ cấu dân cƣ, giới tính, độ tuổi,

mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời và hàng loạt các vấn đè

10


mới nảy sinh nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, tài nguyên cạn kiệt…thói quen tiêu dùng,
tâm lý tiêu dùng và cơ cấu dân sƣ, mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời ảnh
hƣởng trực tiếp đến quy mô và cách thức sản xuất kinh doanh.
SXKD có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận, chỉ có thể tồn tại khi đảm bảo
các yêu cầu và cũng không thể tách rời môi trƣờng văn hóa –xã hội. Trên phƣơng
diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong
đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Vì thế đánh giá về doanh nghiệp

không thể bỏ qua những yếu tố, đòi hỏi của môi trƣờng văn hóa – xã hội trong hiện
tại mà còn phải dự báo đƣợc sự ảnh hƣởng của yếu tố này đến SXKD của doanh
nghiệp trong tƣơng lai.


Môi trƣờng tự nhiên.

Các vấn đền ô nhiễm môi trƣờng, sản phẩm kém chất lƣợng, lãng phí tài
nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn
khiến các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và các biện pháp hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Đây là một trong
những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đe dọa đối
với các doanh nghiệp.Những áp lực, đe dọa từ môi trƣờng công nghệ là sự ra đời
của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cƣờng ƣu thế cạnh tranh của các sản phẩm
thay thế, đe dọa các sản phả truyền thống. Việc phát minh ra những sản phẩm đƣợc
ứng dụng trong thực tế, rõ rệt đến đời sống hàng ngày của con ngƣời. Các sản phẩm
sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong
đời sống vật chất và tinh thần. Hàm lƣợng tri thức có khuynh hƣớng chiếm ƣu thế
tuyệt đối trong giá bán sản phẩm.
 Môi trường đặc thù
Môi trƣờng đặc thù là môi trƣờng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanhcủa doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trƣờng này có thể kiểm soát
chúng đƣợc ở một mức độ nhất định. Môi trƣờng đặc thù bao gồm các yếu tố về
khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh tranh và cơ quan nhà nƣớc.

11





Quan hệ doanh nghiệp- khách hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, sự đa dạng hóa các mặt hàng kinh
doanh dẫn đến nhu cầu đa dạng về các sản phẩm dịch vụ đầu vào. Do đó, mối quan
hệ với khách hàng cảu doanh nghiệp cũng đa dạng. Yếu tố khách hàng là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khác hàng của doanh
nghiệp có thể là các cá nhân, doanh nghiệp khác hoặc Nhà nƣớc. Họ có thể là khách
hàng hiện tại hoặc khách hàng trong tƣơng lai.
Uy tín tốt của doanh nghiệp với khác hàng có đƣợc không phải một sớm một
chiều, do nhiều yếu tố hinh thành. Để đánh giá đƣợc doanh nghiệp họ căn cứ vào
mối quan hệ bền vững của doanh nghiệp với khách hàng và mức độ uy tín thể hiện
ở thời gian hợp tác với khách hàng, chất lƣợng khách hàng (thể hiện tiếng tăm của
họ) số lƣợng khách hàng và khả năng phát triển mối quan hệ đối với khách hàng.
Tuy nhiên, căn cứ thuyết phục nhất cho sự đánh giá là thị phần hiện tại và tƣơng lai,
doanh số bán ra và tốc độ phát triển các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh khác
nhau của doanh nghiệp.


Các hãng cạnh tranh

Cạnh tranh là một hoạt động ganh đua nhằm giành giật những hoạt động sản
xuất kinh doanh có lợi nhất giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh
cùng loại mặt hàng và những mặt hàng có thể thay thế đƣợc cho nhau.
Cạnh tranh đƣợc thể hiện dƣới ba hình thức


Cạnh tranh về giá cả.




Cạnh tranh về chất lƣợng.



Cạnh tranh về dịch vụ bảo hành (hậu thƣơng mại).

Đƣợc sự ủng hộ của Nhà nƣớc trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ngày càng trở
nên quyết liệt hơn. Sự quyết liệt trong môi trƣờng cạnh tranh đƣợc coi là mối nguy
cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh,
ngoài việc xem xét trên 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ hậu
mãi còn phải xác định đƣợc số lƣợng doanh nghiệp cạnh tranh, năng lực thực tế và

12


thế mạnh của họ. Đồng thời phải chỉ ra những yếu tố và mầm mống có thể làm xuất
hiện các đối thủ mới, nhƣ vậy mới có thể kết luận đúng đắn về vị thế và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
 Các cơ quan nhà nước
Trong cơ chế thị trƣờng, về cơ bản doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động hoàn
toàn đối với SXKD. Tuy nhiên, sự hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đƣợc đặt
dƣới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ: Thuế, thanh tra, công
đoàn… Các tổ chức này có bổn phận kiểm tra, giám sát, đảm bảo cho sự hoạt động
của doanh nghiệp không vƣợt ra khỏi những quy ƣớc xã hội thể hiện trong các luật
nhƣ luật thuế, môi trƣờng, luật cạnh tranh , luật công đoàn….
Doanh nghiệp có quan hệ tốt với các tổ chức Nhà nƣớc thƣờng là những
doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với xã hội: nộp thuế đầy đủ, chấp
hành đúng luật lao động, quan tâm đến vấn đề môi trƣờng… Đó cũng thƣờng là

biểu hiện của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu
đƣợc không phải bằng các con đƣờng trái phép… Vì vậy, xác định sự tác động của
yếu tố môi trƣờng đặc thù đến SXKD của doanh nghiệp còn cần phải xem xét chất
lƣợng và thực trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nƣớc
trong những khoảng thời gian nhất định.
c. Các yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp
 Vị trí kinh doanh
Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD. Vị trí kinh doanh
đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố nhƣ địa điểm, diện tích của doanh nghiệp và các chi
nhánh, yếu tố địa hình, thời tiết…
Một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thƣơng mại – dịch vụ, đƣợc đặt gần
các đô thị, nơi đông dân cƣ, trung tâm buôn bán lớn và đầu mối giao thông quan
trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Với vị trí thuận lợi, doanh
nghiệp có thể giảm đƣợc nhiều khoản mục chi phí chủ yếu nhƣ: vận chuyển, bảo
quản, lƣu kho, giao dịch… đồng thời doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi lớn để
tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu của thị tƣờng, thực hiện tốt các

13


dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên với vị trí đó, cũng có thể kéo theo sự gia tăng của những
khoản chi phí nhƣ thuê văn phòng giao dịch, lao động, các yêu cầu khắt khe hơn
của Nhà nƣớc nhƣ xử lý ô nhiễm…
Những thuận lợi và bất lợi cơ bản của yếu tố vị trí là lý do chủ yếu giải thích
sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vực với nhau. Và cũng
chính vì thế, khi nói về yếu tố lợi thế thƣơng mại ngƣời ta thƣờng trƣớc hết đề cập
đến yếu tố vị trí. Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự
chênh lệch rất lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, vị trí kinh doanh cần
đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi đƣa ra phân tích, đánh
giá GTDN.

 Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở sự ổn định của khách hàng, sự gia
tăng nhanh chóng trong thị phần và doanh số bán hàng.
Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp, nhƣng nó lại đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau bên trong doanh
nghiệp nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, trình độ và năng lực QTKD, thái độ phục vụ của
nhân viên…
 Năng lực quản trị kinh doanh
Một trong các yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chất
lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng là năng lực quản lý của
doanh nghiệp. Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý đủ mạnh để có khả năng sử dụng tốt nhất
các nguồn lực, tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó linh hoạt với
những biến động của môi trƣờng. Vì lý do đó, năng lực QTKD luôn đƣợc nhắc tới
nhƣ một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới GTDN.
Năng lực quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp cần đƣợc xem xét và
đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị nhƣ: khả năng hoạch định
chiến lƣợc – chiến thuật, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lực quản trị yếu tố
đầu vào và đầu ra, quản trị nguồn nhân lực…

14


Năng lực QTKD là một yếu tố định tính hơn là định lƣợng, vì vậy khi đánh
giá cần xem xét chúng dƣới sự tác động của môi trƣờng. Ngoài ra, năng lực QTKD
tổng hợp còn đƣợc thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu TCDN. Do đó thực hiện
phân tích tình hình tài chính những năm gần đây cũng có thể cho phép rút ra những
kết luận về năng lực quản trị và tác động đến GTDN.
Đặc biệt, trong hoạt động ngân hàng cần chú ý tới các yếu tố.
 Các yếu tố chủ quan.

- Nguồn thông tin chất lƣợng cung cấp: Thông tin tài chính và dữ liệu sử
dụng cho quá trình định giá là hai trong số những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất
để định giá ngân hàng thƣơng mại. Với những thông tin không đƣợc công khai, nó
là tƣơng đối khó khăn để truy cập thông tin xác minh.
- Mức độ hiệu quả và độ chính xác của phƣơng pháp định giá đƣợc sử dụng,
quá trình định giá, vv ..
- Yếu tố con ngƣời, yếu tố nguồn nhân lực, trình độ cá nhân, là những yếu tố
quan trọng, trực tiếp thao tác các lý thuyết định giá thành một định giá cụ thể
 Các yếu tố khách quan.
Tiêu chuẩn Thông tin đƣợc phép
- Hành lang pháp lý cho định giá: Các chính sách và quy định của pháp luật
định giá
- Sự ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế và môi trƣờng chính trị, ...
1.2.3. Các phƣơng pháp định giá
1.2.3.1. Phương pháp truyền thống
a. Cơ sở lý luận của phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu
Mối doanh nghiệp là một chủ thể riêng biệt, có đặc thù kinh doanh khác nhau.
Hơn nữa, tùy thuộc trình độ phát triển của mỗi quôc gia, với ngành nghề kinh doanh,
trình độ chuyên môn của các chuyên gia và sự phát triển của công nghệ thông tin,
tính minh bạch về thông tin, và sự lựa chọn phƣơng pháp định giá sẽ tác động đến
kết quả định giá. Phƣơng pháp hiện nay đang đƣợc áp dụng phổ biến là phƣơng
pháp dòng tiền chiết khấu.

15


×