Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.35 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ TUYẾT TRINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ TUYẾT TRINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ TUYẾT TRINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản trị tài chính

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHẠM THANH BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tìm hiểu thực
trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh
Đồng Nai” do Vũ Thị Tuyết Trinh, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:


TS. Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng 06 năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày

Ngày

tháng 06 năm 2012

tháng 06 năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ ba mẹ tôi, quý Thầy Cô cùng với các anh
các chị trong nơi thực tập của tôi – Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Nai.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn ba mẹ tôi, người đã sinh ra, nuôi
nấng và dạy dỗ tôi. Ba mẹ đã tạo mọi điều kiện để tôi ăn học, và rồi hôm nay đây, sau

hơn 22 năm, tôi đã thực sự trưởng thành, đã có được những hành trang cần thiết để
bước vào đời với một tương lai rộng mở nhưng cũng không kém phần gian nan, thử
thách. Nhưng tôi biết chắc rằng, dù tương lai của tôi có thế nào đi nữa, thành công hay
thất bại thì ba mẹ tôi vẫn sẽ luôn bên cạnh tôi, ủng hộ tôi, nâng đỡ tôi và điều đó cũng
chính là sức mạnh, là điểm tựa an toàn,vững chắc nhất của tôi, là động lực, niềm an ủi
giúp tôi cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt bài luận văn này.
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi sẽ chia tay ngôi trường đại học thân yêu này
sau 4 năm học tập và lao động. Tôi xin chân thành biết ơn những người Thầy, người
Cô đã có công dạy dỗ tôi, đã trau dồi cho tôi những kiến thức, đã chắp cánh cho những
ước mơ của tôi được bay cao hơn, xa hơn. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc
đến Thầy Phạm Thanh Bình, người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp, để giờ đây tôi có thể hoàn thành khóa luận này
một cách tốt đẹp.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng Sacombank- chi
nhánh Đồng Nai cùng toàn thể các anh chị làm việc trong Ngân hàng đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được thực tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn riêng đến anh
Phạm Quang Đức - Chuyên viên tín dụng, anh Lê Hải Triều - trưởng phòng DN, anh
Kiều Văn Duy - trưởng phòng cá nhân, các anh đã trực tiếp chỉ dẫn cho tôi tiếp cận
thực tế, tham gia các công việc của ngân hàng cũng như nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
việc thu thập số liệu và cho tôi những lời khuyên hết sức hữu ích trong ngành Ngân
hàng. Sau hết, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các anh chị ở phòng Doanh nghiệp,
phòng Cá nhân, phòng Kế Toán, bộ phận Qũy, bộ phận Hành Chánh…các anh chị đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc nhận hồ sơ, hướng dẫn và cung cấp những số liệu để
tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ TUYẾT TRINH. Tháng 6 năm 2012. “Tìm hiểu thực trạng cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Đồng
Nai”.

VU THI TUYET TRINH. JUNE 2012.“Learning reality lending to customers business

at Bank Sacombank-Dong Nai branch”.
Nội dung nghiên cứu của khóa luận nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

 Tìm hiểu về thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng
Sacombank- Chi nhánh Đồng Nai.

 Trên cơ sở phân tích, thu thập số liệu bước đầu tìm hiểu về tình hình cơ bản của
ngân hàng như: Quá trình thành lập của Ngân hàng, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự,
khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động cho vay của Ngân
hàng.

 Từ những tìm hiểu cơ bản trên để đánh giá thực trạng cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Đồng Nai như: Tìm hiểu về
doanh số cho vay DN, dư nợ cho vay DN, doanh số thu nợ cho vay DN và tình hình về
nợ quá hạn trong cho vay DN của ngân hàng qua 3 năm 2009, năm 2010 và năm 2011.

 Sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao cải tiến cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp chẳng hạn như: Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán
bộ tín dụng; nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án; tăng cường công tác kiểm
soát, kiểm tra các khoản cho vay; tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng chính sách
khách hàng một cách phù hợp…

 Cuối cùng là những kết luận và kiến nghị được tổng hợp và rút ra trong quá
trình nghiên cứu, nhằm đánh giá thực trạng và đề ra những phương pháp đảm bảo sự
an toàn trong việc cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong tương lai tại ngân
hàng sacombank- Chi nhánh Đồng Nai.
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài:
Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu.

Phương pháp phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................3
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
1.4. Cấu trúc khóa luận ...........................................................................................4
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................6
2.1. Tình hình kinh tế – xã hội tại Tỉnh Đồng Nai ..................................................6
2.1.1. Vài nét chung về địa bàn tỉnh Đồng Nai: ...............................................6
2.1.2. Giới thiệu vài nét về tình hình kinh tế – xã hội tại địa bàn thành phố
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai ........................................................................9
2.2. Tình hình các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ....................................10
2.2.1. Giới thiệu chung: .................................................................................10
2.2.2. Các yếu tố cạnh tranh trên địa bàn tỉnh: ...............................................11
2.3. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ...................................13
2.3.1. Mô tả tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB).....13
2.3.2. Tổng quan về ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai ..............17
2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai
....................................................................................................19

2.3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .................................19
2.4. Tình hình cung cấp sản phẩm – dịch vụ và thực trạng kinh doanh tại ngân
hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai.......................................................22
2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai ............26
v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................28
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................28
3.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại............................28
3.1.2. Các hoạt động, dịch vụ cơ bản của ngân hàng .....................................30
3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ..........................................................30
3.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư: ...................................................31
3.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác .....................................................32
3.1.3. Vài nét cơ bản về doanh nghiệp ...........................................................33
3.1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp...........................................................33
3.1.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp ............................................................34
3.1.3.3. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ...................................34
3.1.4. Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM .....35
3.1.4.1. Định nghĩa cho vay doanh nghiệp ............................................35
3.1.4.2. Phương thức cho vay doanh nghiệp ........................................36
3.1.4.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp .............................................37
3.1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng cho vay doanh nghiệp của
ngân hàng thương mại ............................................................39
3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng cho vay doanh nghiệp của ngân
hàng thương mại ..................................................................................42
3.1.5.1. Các nhân tố chủ quan ...............................................................42
3.1.5.2. Các nhân tố khách quan: ..........................................................44
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................46
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và các thông tin có liên quan ................46

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................46
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................46
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................47
4.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank – chi nhánh
Đồng Nai (năm 2009 – năm 2011) ...............................................................47
4.1.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng ...............................................47
4.1.2. Tình hình chung về hoạt động cho vay của ngân hàng ........................53
4.1.3. Tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng .......................................55
vi


4.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank – chi
nhánh Đồng Nai ............................................................................................56
4.2.1. Tình hình về doanh số cho vay doanh nghiệp trong 3 năm ..................57
4.2.2 Tình hình về dư nợ cho vay doanh nghiệp trong 3 năm .......................62
4.2.3. Tình hình về doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp trong 3 năm.......64
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm ...........65
4.3. Những thiệt hại từ những khoản vay có vấn đề .............................................66
4.4. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Sacombank- Chi
nhánh Đồng Nai ............................................................................................67
4.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................67
4.4.2. Những hạn chế còn vướng mắc ............................................................68
4.5. Giải pháp góp phần cải tiến hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp của Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Đồng Nai ...........................70
4.5.1. Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý ......................................70
4.5.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ................................71
4.5.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án ...................................72
4.5.4. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ................................................74
4.6.5. Đa dạng hoá các phương thức cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay .......75
4.5.6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các khoản cho vay ...............76

4.5.7. Tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng chính sách khách hàng một
cách phù hợp ........................................................................................77
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................79
5.1. Kết luận ..........................................................................................................79
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................80
5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................80
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước, Chính quyền địa phương ....81
5.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Đồng Nai ........81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS:

Bất động sản

DN:

Doanh nghiệp

DNCV:

Dư nợ cho vay

DSCV:

Doanh số cho vay


DSTN:

Doanh số thu nợ

ĐVT:

Đơn vị tính

HTX:

Hợp tác xã

KCN:

Khu công nghiệp

LNTT:

Lợi nhuận trước thuế

NHNN:

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

SPDV:


Sản phẩm dịch vụ

SP:

Sản phẩm

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TMCP:

Thương mại cổ phần

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TGTK:

Tiền gửi tiết kiệm

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSĐB:

Tài sản đảm bảo


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2010 – 2011
...................................................................................................................... 48
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm............................... 50
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm .............................. 53
Bảng 4.4: Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ............................................ 55
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn vay ............................................................ 57
Bảng 4.6: Doanh số cho vay DN theo thành phần kinh tế ........................................... 59
Bảng 4.7: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế ........................... 61
Bảng 4.8: Dư nợ cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2009-2010-2011 ........................ 63
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp trong 3 năm................................... 64
Bảng 4.10: Doanh thu từ cho vay DN/ tổng doanh thu của ngân hàng ........................ 65
Bảng 4.11:Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank – chi nhánh
Đồng Nai năm 2009 – 2010 - 2011 .............................................................. 65

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ - HÌNH
Trang
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cơ cấu kinh tế thành phố Biên Hòa năm 2011 ...............................10
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai .............19
Hình ảnh 2.1 Logo ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank)…………. 27
Biểu đồ 4.1: Nguồn vốn huy động của khách hàng qua 3 năm 2009-2010-2011 .......48
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nguồn vốn huy động qua 3 năm 2009 – 2010 - 2011 .....................50
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm ..........................................51

Biểu đồ 4.4: Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng. ...........................................55
Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng .......................................................55
Biểu đồ 4.6 : Tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm........................55
Biểu đồ 4.7: Doanh số cho vay theo thời hạn vay qua 3 năm 2009-2010-2011 ...........58
Biểu đồ 4.8: Doanh số cho vay DN theo thành phần kinh tế........................................59
Biểu đồ 4.9: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế .......................61
Biểu đồ 4.10: Dư nợ cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2009-2010-2011 ..................63

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, chắc hẳn mỗi người chúng ta ai ai cũng đều nhận
biết được tầm quan trọng của tiền tệ, chúng không chỉ rất cần thiết trong cuộc sống lao
động hằng ngày mà đối với một nền kinh tế, tiền tệ còn giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Nếu một ngày nào đó tiền tệ bỗng nhiên biến mất trong nền kinh tế thì điều gì sẽ
xảy ra? chắc chắn sẽ có một sự rối loạn to lớn trong nền kinh tế. Bởi vì nếu không có
tiền tệ, thì các doanh nghiệp sẽ trả công cho những người công nhân của họ thế nào
đây? người ta sẽ lấy thứ gì để làm thước đo trong tính toán, buôn bán và trao đổi hàng
hóa đây? các khoản nợ sẽ được mọi người thanh toán với nhau bằng cách nào đây?…
Có thể nói sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nếu không có tiền tệ ngự trị trong nền
kinh tế. Thực tế cho thấy, từ các công ty lớn có vốn hàng chục tỷ đồng, đến các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có vốn vài trăm triệu đồng, thậm chí đến những người buôn bán
hàng rong với số vốn ít ỏi trong tay chỉ với một, đến vài trăm nghìn đồng thì họ cũng
đều phải cần có tiền tệ để khởi sự và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Và cách riêng đối với hoạt động ngân hàng và tín dụng, tiền tệ lại càng đóng vai trò
quan trọng hơn, vì tất cả các hoạt động, sản phẩm, nghiệp vụ của ngân hàng đều liên

quan trực tiếp đến tiền tệ và chỉ có kinh doanh tiền tệ thì ngân hàng mới có thể tồn tại
và phát triển được.
Đối với đất nước có một nền kinh tế càng phát triển, thì hệ thống ngân hàng và
các hoạt động của nó cũng càng phát triển và ngày càng đa dạng hơn. Nếu tiền tệ đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế ví như máu huyết trong cơ thể con người, thì
tiền tệ được lưu thông trong nền kinh tế sẽ là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế phát
triển và hệ thống ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng tương tự như vậy đối
với nền kinh tế. Nó hoạt động như một “trạm bơm”, vừa bơm tiền vào từng khu vực để
1


nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vừa thu hút tiền thừa từ nền kinh tế,
để giúp cho việc lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế được điều hòa và thông thoáng.
Chính vì điều đó mà ở nước ta, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định cụ thể
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua từng thời
kì, từng giai đoạn khác nhau mà Ngân hàng Nhà Nước đã có những Thông Tư, Chỉ
Thị, Quyết Định, … nhằm sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn về việc tổ chức và hoạt động
của hệ thống ngân hàng, sao cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, giữ vững sự
an toàn cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu nhất của hệ thống ngân hàng,
nhờ có tín dụng mà việc điều hòa hay phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi
thiếu có thể thực hiện được một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, tín dụng có
chức năng phân phối lại vốn và qua đó nó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển. Nghiệp vụ này chiếm một tỉ trọng khá lớn, khoảng 70% trong số các nghiệp vụ
và tạo ra khoảng 80% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy sự thành công hay
thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Về phần mình, các
NHTM đang đứng trước một thị trường rộng lớn là các doanh nghiệp thuộc đủ các
thành phần, các ngành nghề kinh tế. Có thể thấy rằng, sau hơn 20 năm đổi mới,
NHTM và doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tương hỗ, dìu dắt nhau cùng
vượt qua thời kỳ khó khăn để rồi từng bước lớn mạnh và phát triển như ngày hôm nay.

Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của sự phát triển,
quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với NHTM không chỉ có thuận lợi và tốt đẹp,
mà nó còn chứa đựng rất nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết nếu muốn quan hệ này
tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Vấn đề mà tôi đang muốn đề cập ở đây chính là
kết quả của các khoản tín dụng đem lại, mà cụ thể là nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp
của NHTM. Thực tế cho thấy, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng theo báo cáo
thường niên của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, được công bố chính thức vào năm
2011 là 75.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 3,75 tỷ USD), tăng 50% so với cùng kì
năm 2010. Nếu tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngân hàng là 2,16% vào cuối năm 2010 thì
đến cuối năm 2011 đã tăng lên 3,3%. Đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)
chiếm tới gần một nửa (47%) tổng nợ xấu. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã
chính thức nằm trong nhóm những quốc gia có độ rủi ro rất cao ( nhóm 10 – nhóm
2


cuối cùng trong thang 10 nhóm của S&P), cùng với Hy Lạp và Belarus (Theo sự đánh
giá của Standard & Poor của Mỹ – một trong tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập).
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và cũng là
một thành viên trong Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ, nếu
hạch toán đầy đủ thì con số nợ xấu tại các ngân hàng phải lên đến khoảng 100.000 tỷ
đồng (tương đương 5 tỷ USD). Điều này cho thấy đây đang là vấn đề cấp bách cần
được NHTM và các doanh nghiệp giải quyết, làm sao để hoạt động cho vay doanh
nghiệp của NHTM thật sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển nhưng cũng đảm bảo an toàn cho các NHTM. Chính vì tính cấp thiết của vấn
đề, trong quá trình thực tập tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Nai, được sự
đồng tình, giúp đỡ của Ban Giám Đốc, các anh chị trong phòng doanh nghiệp, đặc biệt
nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Phạm Thanh Bình mà tôi đã chọn đề tài: “ Tìm
hiểu thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank –
chi nhánh Đồng Nai” để thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cùng với mong muốn được học
tập và đóng góp nhất định vào việc khắc phục những vướng mắc, góp phần đẩy mạnh

hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại đơn vị.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Để có những định hướng giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được rõ ràng, chính
xác, đi đúng trọng tâm, đề tài đặt ra những mục tiêu sau:
 Mô tả tổng quan về thị trường hoạt động của các ngân hàng tại địa bàn thành
phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai.
 Hệ thống lại kiến thức về các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, những vấn đề liên
quan đến việc tìm hiểu thực trạng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
 Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank – chi
nhánh Đồng Nai. Khái quát tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, hoạt động thu chi, lợi nhuận của ngân
hàng…trong 3 năm 2009,2010,2011
 Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến hiệu quả cho vay doanh nghiệp của ngân hàng

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:
 Tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Sacombank – chi nhánh
Đồng Nai.
 Phân tích quy trình, tình hình, diễn biến hoạt động cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm gần đây.
 Xem xét, đánh giá tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp
của ngân hàng.
 Từ những nhận định trên để đưa ra những nhận xét, đánh giá trong hoạt
động cho vay, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, rủi ro
trong hoạt động cho vay doanh nghiệp; giúp ngân hàng nâng cao chất lượng, tính hiệu
quả đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy ngân hàng phát triển

ngày một toàn diện hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là các
mục tiêu nhằm “ Tìm hiểu thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại
ngân hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai”
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích, so sánh từ năm 2009 đến năm 2011
 Địa điểm nghiên cứu: Tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Đồng Nai
 Địa chỉ: 87 – 89 đường 30/4 phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa tỉnh
Đồng Nai.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Chương này mô tả khái quát về địa bàn tỉnh Đồng Nai, khái quát chung về ngân
hàng, quá trình hình thành và phát triển của ngành ngân hàng.
4


Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp,
ngành ngân hàng, tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá, phản ánh thực trạng trong
cho vay doanh nghiệp.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận để đạt được mục
tiêu nghiên cứu cuối cùng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày nội dung nghiên cứu chính của đề tài.
Phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay doanh nghiệp, tình hình
thu hồi nợ, dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng qua ba năm 2009 – 2010 – 2011.
Đánh giá chung và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả cho vay doanh
nghiệp của ngân hàng và tạo mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa ngân hàng và các
doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở phân tích từ chương 4, từ đó rút ra được kết luận chung về tình hình
hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời kiến
nghị, đề xuất lên các cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm những phương án nhằm
giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, với mục đích nhằm nâng cao, cải
tiến trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Sacombank – chi nhánh
Đồng Nai.

5


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình kinh tế – xã hội tại Tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Vài nét chung về địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp
tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và
tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế
phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn
của tam giác phát triển bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai thu hút vốn đầu tư trở thành một trong
những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong cả nước.

Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và
25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có một vai trò hết sức quan
trọng, là đầu mối giao thông của toàn vùng. Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả
nước về số lượng các KCN. Các KCN này đều nằm lân cận đường quốc lộ 1 và quốc
lộ 51, là các tuyến giao thông huyết mạch, rất thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước,
giao thông vận tải, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực…
Trong 5 năm 2006 - 2010, Đồng Nai đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp,
nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích
9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm
công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công
nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng, số còn lại
đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư.
Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành
6


các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp
và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện có hơn 300.000 lao động đang làm
việc trong các KCN.
Dân số: Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.569.442 người. mật độ dân số:
386,511 người/km2 (năm 2010) với 31 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn tỉnh.
Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn: Thành thị là: 855.894 người; Nông
thôn là 1.710.548 người.
+ Phân theo gới tính: Nam: 1.268.315 người, chiếm 49,36%; Nữ 1.301.127
chiếm 50,63%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%

 Tổ chức hành chính
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn,
gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; thị xã Long
Khánh và 9 huyện của tỉnh là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống
Nhất, Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc.
 Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2011
Công nhiệp – xây dựng chiếm 57,3%; Dịch vụ chiếm 35,2%; Nông lâm nghiệp
và thủy sản chiếm 7,5%.
Năm 2011, tỉnh Đồng Nai có mức tăng trưởng GDP ước đạt 13,32%. Đây là
mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và cả nước gặp nhiều khó
khăn, các chỉ tiêu về xã hội cũng đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra.
Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt hơn 72% kế hoạch, tăng 14,2% so với
cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 82% kế hoạch, tăng 14,8% so với cùng kỳ; khu vực
nông, lâm, thủy sản đạt 74,5% kế hoạch, tăng 3,6% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội khoảng 34.000 tỷ đồng, chiếm 36,7% GDP. Trong đó vốn trong nước
chiếm 54%, vốn đầu tư nước ngoài 45%.
Thu hút vốn FDI đạt 928 triệu USD tăng 9,17% kế hoạch năm 2011, thu hút
vốn đầu tư trong nước 15.300 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch. Doanh nghiệp trong
7


nước đăng ký kinh doanh năm 2011 là 17.363 tỷ đồng, trong đó có 1.971 doanh nghiệp
thành lập mới.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn là hơn 9,5 tỷ USD, tăng 26,78% so
với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 25 ngàn tỷ đồng.
 Cơ sở hạ tầng
Đồng Nai sẽ đầu tư trên 11.000 tỷ đồng để nâng cấp 15 tuyến đường tỉnh, 6
tuyến đường thủy nội địa và 2 cầu đường bộ. Từ nay đến năm 2015, những công trình
giao thông trọng điểm do Trung ương quản lý sẽ tiếp tục được triển khai và đẩy nhanh
tiến độ hoàn thiện để đưa vào sử dụng, gồm các tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long

Thành-Dầu Giây; hoàn tất quốc lộ 51, quốc lộ 20 và quốc lộ 1, tuyến tránh thành phố
Biên Hòa, đường tránh thị xã Long Khánh…
 Định hướng phát triển
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng
dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo
nền tảng để đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, giữ vững ổn định chính
trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng XHCN.
Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ tập trung thực hiện chuyển dịch kinh tế theo
chiều sâu, hình thành và phát triển các khu công nghệ cao, phát triển kinh tế tri thức,
đầu tư một số sản phẩm mũi nhọn của địa phương, tăng hàm lượng chất xám trong các
sản phẩm công nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Mở rộng các loại hình dịch
vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống, nhất là ở các khu công nghiệp và đô thị. Trong
đó, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò, vị trí then chốt trong phát triển kinh tế,
công nghiệp chế biến góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy
ngành thương mại – dịch vụ phát triển, tạo đà cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhanh và đúng hướng. Riêng khu vực kinh tế nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh các
chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ
thuật, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,… Đảm bảo
tăng trưởng kinh tế cao, bền vững gắn với tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời
8


sống vật chất - tinh thần của nhân dân với thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo
môi trường sinh thái. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát
triển ổn định, vững chắc, trong đó khuyến khích đầu tư nước ngoài và các ngành công
nghiệp có trình độ công nghệ cao.
Đầu tư nước ngoài tiếp tục được xem là động lực giúp địa phương khơi dậy và

phát huy tốt hơn nữa các lợi thế của mình, góp phần tạo ra cho Đồng Nai sức bật mới.
Những tiềm năng, lợi thế luôn được tận dụng, phát huy, sự phát triển năng động
trong thời kỳ đổi mới cùng với khát vọng vươn lên, chính là những yếu tố quyết định
để giúp Đồng Nai vững bước xây dựng tương lai ngày càng văn minh giàu đẹp.
2.1.2. Giới thiệu vài nét về tình hình kinh tế – xã hội tại địa bàn thành phố Biên
Hòa tỉnh Đồng Nai
 Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này. Vì là tỉnh lỵ của Đồng Nai nên hầu hết
các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều nằm tại thành phố này. Biên Hòa có tiềm năng to
lớn để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu
hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng
kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp
điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ( sông Đồng
Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho
yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Biên Hòa có 5 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt bao gồm: Khu công
nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata, Khu công
nghiệp Tam Phước và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ.
 Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa là 264,08/km². Theo thống
kê năm 2010, dân số thành phố khoảng 784.000 dân, mật độ dân số là 2969 người/km².
 Năm 2011, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định nhưng nhìn
chung thành phố Biên Hòa vẫn giữ vững được ổn định chính trị, an ninh trật tự trên địa
bàn, kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đúng định hướng. Các lĩnh vực trong đời
sống xã hội tiếp tục phát triển khá tốt. Vấn đề an sinh xã hội luôn được thành phố quan
tâm đúng mức.
9


 Ước thực hiện tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn thành phố trong năm

2011 đạt 23.873 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2010, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. Cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng “công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp”.
Trong đó, công nghiệp chiếm tỷ trọng 63,95%, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,77%,
ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,28%. GDP bình quân đầu người đạt 2.583
USD/người. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt gần 15 ngàn tỷ đồng, đạt mục
tiêu Nghị quyết.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cơ cấu kinh tế thành phố Biên Hòa năm 2011
 Công nghiệp thành phố phát triển khá nhanh, giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp đạt trên 16 ngàn tỷ đồng. Tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các cụm công
nghiệp trên địa bàn đa số triển khai đúng tiến độ. Các hoạt động về thương mại – dịch
vụ của thành phố phát triển khá. Doanh thu ngành du lịch là 300 tỷ đồng, đạt 100% so
với kế hoạch, tăng 20% so với năm 2010, chủ yếu là thu từ vận chuyển khách du lịch
và dịch vụ khách lưu trú. Nhìn chung hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố vẫn
chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
 Trong năm 2012 tới, thành phố tiếp tục đặt ra mục tiêu, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng chống hiệu quả các loại tội phạm.
Phát triển kinh tế tốc độ cao, bền vững, ổn định thị trường. Tập trung đầu tư kết cấu hạ
tầng theo quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển mạnh mẽ
các dịch vụ văn hóa lành mạnh.
2.2. Tình hình các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Giới thiệu chung:
Thị trường huy động vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai diễn ra rất sôi động với sự
tham gia của khoảng 34 ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trong đó, có sự cạnh tranh
mạnh mẽ của các ngân hàng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
10


Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng đầu
tư và phát triển, ngân hàng Sacombank, ngân hàng Techcombank…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm có 3 khối ngân hàng lớn: Khối ngân
hàng quốc doanh (Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu
Tư và phát triển); Khối ngân hàng ngoài quốc doanh ( Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Á Châu...); Khối ngân hàng liên doanh ( Ngân
hàng Indovina, Ngân hàng Shinhanvina…). Đặc biệt với triển vọng phát triển kinh tế
xã hội tại thị trường Đồng Nai, sẽ tạo tiền đề cho một sự cạnh tranh khốc liệt từ các
ngân hàng và trong đó người tiêu dùng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự
cạnh tranh đó như: Hưởng mức lãi suất tối ưu, chất lượng dịch vụ tăng cao, hoạt động
khuyến mãi, hoạt động tri ân, hoạt động chăm sóc khách hàng…
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 34 ngân hàng và các tổ chức tài chính tín
dụng khác, hình thành nên 39 chi nhánh cấp một và 98 đầu mối tài chính tín dụng trên
khắp địa bàn Đồng Nai. Trong đó, dẫn đầu thị trường là Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, đây là hình thức ngân hàng quốc doanh. Tiếp theo là ngân hàng
TMCP Công Thương, ngân hàng TMCP Ngoại Thương, tuy hình thức là ngân hàng
thương mại cổ phần nhưng thực tế nhà nước nắm quá bán số lượng cổ phần trong ngân
hàng nên quyền điều hành, quyền quyết định vẫn thuộc về nhà nước. Thứ tư là Ngân
hàng Đại Á, đây là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Và ngân hàng TMCP
Sacombank đứng vị trí thứ 5 trên địa bàn. Do sự chiếm ưu thế áp đảo từ các ngân hàng
có sự kiểm soát của nhà nước nên tình hình cạnh tranh dường như chưa thực sự tuân
theo cơ chế thị trường.
2.2.2. Các yếu tố cạnh tranh trên địa bàn tỉnh:
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên sôi động
và quyết liệt khi hệ thống ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng các danh mục
dịch vụ. Số lượng các NHTM và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng ngày càng gia tăng cả về
số lượng lẫn chất lượng về các sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra các SPDV của các ngân
hàng còn phải cạnh tranh với các SPDV của các tổ chức định chế tài chính khác như:
các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng và công ty tài
11



chính. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển các SPDV của ngân
hàng. Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một đòn bẩy tạo ra sự phát triển
SPDV ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn trong tương lai. Sau đây là một số yếu tố
cạnh tranh chủ yếu của các ngân hàng trên địa bàn:
 Thứ nhất, cạnh tranh về nguồn vốn: Nguồn vốn là một trong những yếu tố cơ
bản để cạnh tranh trong thị trường ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn mạnh sẽ dễ
dàng thiết lập hệ thống phân phối và thu hút nguồn vốn vay. Cũng như tạo dựng uy tín
và tăng tính thuyết phục đối với khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là các tổ
chức. Ngoài ra đối với các dự án lớn, dự án đầu tư cấp quốc gia đòi hỏi phải có sự bảo
trợ từ những ngân hàng nguồn vốn mạnh và uy tín. Nói tóm lại, các ngân hàng có
nguồn vốn nhỏ sẽ không thể cạnh tranh với các ngân hàng có ưu thế về nguồn vốn.
 Thứ hai, cạnh tranh về hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối là yếu tố
sống còn trong việc cạnh tranh trên địa bàn. Các ngân hàng đứng đầu trên địa bàn
thường có mặt bằng rất đẹp nằm ở khu trung tâm, đông dân cư, thuận tiện giao thông,
có tầm nhận biết cao. Ngân hàng Sacobank – chi nhánh Đồng Nai là một ngân hàng
lớn, nằm ở một địa thế tốt – trung tâm thành phố Biên Hòa, nên sức cạnh tranh của
ngân hàng khá cao. Việc truyền thông, quảng bá của ngân hàng cũng có nhiều thuận
lợi hơn so với các đối thủ khác. Vì vậy, việc nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí phân
phối tốt là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trên địa bàn.
 Thứ ba, cạnh tranh về dịch vụ và chất lượng dịch vụ: Dịch vụ và chất lượng
dịch vụ sẽ là ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn của khách hàng. Đặc biệt trong dịch
vụ ngân hàng khi mà có quá nhiều sự lựa chọn, khách hàng tham gia trực tiếp và liên
tục trong quá trình dịch vụ thì yếu tố giữ chân khách hàng tốt nhất là chất lượng dịch
vụ. Yếu tố chất lượng dịch vụ được thể hiện qua yếu tố con người, cơ sở vật chất, và
việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật trong dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, việc phát triển
thêm nhiều dịch vụ mới như: dịch vụ thu tiền điện, dịch vụ thu tiền cước, dịch vụ thu
ngân sách nhà nước,… sẽ giúp ngân hàng tiếp cận với nhiều khách hàng và mở rộng
thị trường.

 Thứ tư, cạnh tranh về các hoạt động chiêu thị, chủ yếu là hoạt động khuyến
mãi: Trong thị trường huy động vốn hoạt động khuyến mãi là hoạt động được tổ chức
thường xuyên nhất của các ngân hàng với nhiều hình thức đa dạng như: tặng thưởng,
12


thẻ cào, bốc thăm trúng thưởng, hưởng lãi suất ưu đãi, du lịch,…Được các ngân hàng
ứng dụng và phát triển thành các chương trình định kì nhằm thu hút khách hàng cũng
như quảng bá hình ảnh ngân hàng đến với khách hàng.
 Thứ năm, cạnh tranh về lãi suất: Cuộc chiến về lãi suất trong dịch vụ ngân
hàng có thể được coi là cuộc chiến về giá trong sản xuất sản phẩm hữu hình. Các ngân
hàng trên địa bàn sẽ dùng mức lãi suất huy động vốn ưu đãi hơn cho khách hàng nhằm
thu hút khách hàng đến với mình bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là dùng các
chương trình khuyến mãi. Đối với các ngân hàng lớn lãi suất không phải là yếu tố cạnh
tranh chủ yếu, nhưng đối với các ngân hàng nhỏ đó là yếu tố cơ bản để cạnh tranh. Các
ngân hàng nhỏ có thể tăng mức lãi suất huy động cao hơn so với các ngân hàng lớn
bằng nhiêu thủ thuật lách luật như hạch toán phần lãi suất cao hơn đó bằng các chi phí
như: chi phí khuyến mãi, chi phí huê hồng, chi phí giao dịch.
2.3. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.3.1. Mô tả tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
 Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín(STB)
 Tên quốc tế: Sai Gon thuong Tin Commercial Join Stock Bank
 Tên viết tắt: Sacombank
 Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kì Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM
 Số điện thoại: (848) 39 320 420
 Số Fax: (848) 39 320 424
 Wedsite: www.sacombank.com.vn
 Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí


Minh cấp ngày 03/4/1992. 
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư TP HCM cấp (đăng kí lần đầu ngày 13/1/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 32 ngày
16/11/2010)
 Mã số thuế: 0301 103 908
 Tài khoản: Số 45310084 tại Ngân hàng Nhà Nước – chi nhánh TP HCM
 SWIFT code: SGTTVNVX
13


×