Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NH ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.41 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là một trong những NH được hình thành
sớm nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, cho đến nay NH ĐT&PT vẫn đang cùng với các NHTM nhà nước nói
riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường
hoạt động vững chắc và ổn định. NH luôn chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt
động, hỗ trợ nền sản xuất kinh doanh ở các địa phương, là một trong những NH
đi đầu trong việc thực hiện chính sách phát triển đồng đều giữa các vùng miền
của đất nước.
Tiền đề của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội có tên là Chi điểm I
Tương Mai–Chi hàng kiến thiết Hà Nội, được thành lập từ năm 1963. Trong
thời kỳ chiến tranh (1963-1975) Chi điểm I làm nhiệm vụ tổ chức lực lượng
chiến đấu và đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quận Hai Bà
Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì. Thời kỳ phát triển kinh tế, thống nhất đất
nước (1975-1985), Chi điểm I tiếp tục nhiệm vụ cung ứng vốn, phục hồi và phát
triển kinh tế thủ đô. Nhiệm vụ chủ yếu của Đơn vị là cấp phát vốn đầu tư xây
dựng cho các công trình trong khu vực, thực hiện cho vay đầu tư theo kế hoạch
nhà nước cho nhiều đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn.
Từ cuối năm 1986 đến năm 1991, Chi điểm I Tương Mai được đổi tên
thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Thanh Trì. Đây là thời
kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xoá bỏ cơ chế hành chính tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Chi nhánh đựơc giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và cho vay
đầu tư cho các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh
Trì.
Từ cuối năm 1991 đến năm 1995, Chi nhánh được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển huyện Thanh Trì. Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho
vay theo kế hoạch nhà nước đối với các công trình thủy lợi, xây dựng cải tạo


môi trường, các công trình nông lâm nghiệp, và cho vay vốn lưu động phục vụ
các đơn vị thi công xây lắp.
Thời kỳ 1995-2005, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyển từ
Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền
tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/2004, Chi nhánh triển khai dự án
hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng
ban. Cán bộ công nhân viên tăng lên 52 người, cùng với máy móc trang thiết bị
hiên đại đã tạo đà cho Chi nhánh phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng.
Ngày 01/11/2005, Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện
Thanh Trì được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Nam Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới được
áp dụng cùng sự mở rộng về nhân lực (hiện nay đã có 93 nhân viên) nhằm giúp
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.2. Bộ máy tổ chức Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội cũng tương
đương với các NHTM thông thường.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội
như sau:

Ban Giám đốc của Chi nhánh bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc,
thực hiện công tác quản lý điều hành và ra quyết định cho các hoạt động của
Đơn vị. Ban lãnh đạo cùng với các phòng ban khác luôn tạo ra sự phối hợp
tương hỗ để luôn nắm được tình hình thực tế của Đơn vị, định hướng phát triển
phù hợp và hiệu quả nhất.
Dưới Ban Giám đốc là các phòng ban quản lý các hoạt động chính của
Chi nhánh, bao gồm Khối Tín dụng, Khối Dịch vụ khách hàng, Khối Quản lý
nội bộ, và Các đơn vị trực thuộc khác. Trong mỗi khối được chia thành nhiều
phòng ban khác nhau, phụ trách từng mảng khác nhau của hoạt động đó.
Giữa các Phòng, Ban của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội luôn có sự
phân quyền rõ ràng nhằm tránh chồng chéo trong việc ra xử lí nghiệp vụ và ra

quyết định. Bên cạnh đó giữa các cấp bộ phận đã có sự phối hợp lẫn nhau, đem
lại hiệu quả làm việc cao nhất.
2.1.3. Hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội trong những
năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2007
(Đơn vị: Tỷ VND)
T
T
Chỉ tiêu
TH
2006
KH
2007
TH năm 2007
TH
31/12/200
7
% tt so
2006
% TH
KH
I Chỉ tiêu chính:
1 Tổng tài sản
1.212 - 1.552 28% -
2 Thu dịch vụ ròng 3,125 6,25 6,64 113% 106%
3 Tỷ lệ nợ xấu
10,3% 4% 2,3%
4 Giới hạn dư nợ tín dụng
cuối kỳ
415 720 710 71% 98,6%

II Các chỉ tiêu tham chiếu
5 Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng 26,7 35% 33%
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Khối tín dụng
Khối tín dụng
T
T
Chỉ tiêu
TH
2006
KH
2007
TH năm 2007
TH
31/12/200
7
% tt so
2006
% TH
KH
dư nợ %
6 Tỷ lệ dư nợ NQD/tổng
dư nợ
44% 50% 57%
7 Tỷ lệ dư nợ có
TSĐB/tổng dư nợ
53% 50% 50%
III Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành
8 Huy động vốn cuối kỳ 1073 - 1.459 36%

9 Huy động vốn bình
quân
901 - 1.294 44%
10 Dư nợ tín dụng bình
quân
325 - 577 77%
11 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,65% 4% 0,02%
12 Lợi nhuận trước thuế 2,54 - 17,87 604%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH ĐT&PT Nam Hà Nội năm 2007)
Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản của chi nhánh tăng 28% so với năm
2006. Bên khoản mục Tài sản tăng chủ yếu do dư nợ tín dụng, bên khoản mục
Vốn CSH & Nợ tăng chủ yếu do huy động vốn tăng trưởng đều qua các năm.
Huy động vốn cuối kì năm 2007 đạt 1.459 tỷ đồng, chiếm 94% tổng vốn
của NH. Trong tổng vốn huy động, tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao. Tuy nhiên
Tiền gửi dân cư hiện đang chiếm tỷ trọng cao (chiếm 61% tổng vốn huy động-
không kể tiền gửi của KBNN). Trong năm 2007, cơ cấu kì hạn của nguồn vốn
huy động đã cân đối hơn, tỷ lệ nguồn vốn trung, dài hạn tăng lên đáng kể, đặc
biệt là vốn trung dài hạn từ các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn mang tính ổn
định, giúp NH thuận lợi trong việc định hướng phát triển và đảm bảo an toàn
cho hoạt động tín dụng, thanh toán và ngân quỹ của NH. Chi nhánh cần phát
triển hoạt động này nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường huy động vốn.
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn, hoạt động tín dụng tại NH
ĐT&PT Nam Hà Nội đã được mở rộng và không ngừng nâng cao hiệu quả cho
vay, đem lại nguồn thu chủ yếu cho NH. Cơ cấu cho vay của DN đã chuyển dần
theo hướng cho vay các DN ngoài quốc doanh và tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.
Đây là cơ cấu vốn hợp lí mà các NHTM đang hướng tới. Về chất lượng tín
dụng, dư nợ có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh chiếm 50% tổng dư nợ, bằng mức
kế hoạch giao (KH: 50%) song tính đảm bảo về mặt pháp lý chưa cao, một số
tài sản có giá trị thấp. Ngoài ra, năm 2007 được coi là năm thành công trong
việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, tỷ lệ nợ quá hạn còn tương đối thấp

và nằm trong tầm kiểm soát.
Thu dịch vụ ròng còn chiếm một phần rất nhỏ trong chênh lệch thu chi
của hoạt động NH và hầu hết là các dịch vụ truyền thống. Đây là hoạt động ít
rủi ro, đồng thời giúp NH dễ dàng tiếp cận với KH, quảng bá hình ảnh của NH
rộng rãi hơn trên địa bàn hoạt động. Vì vậy NH cần tăng cường tiếp thị sản
phẩm, nghiên cứu thị trườngvà đổi mới các hoạt động dịch vụ nhằm tối đa hóa
lợi ích của KH.
Qua bảng tổng kết các chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT
Nam Hà Nội cho thấy mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, vượt mức kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó NH luôn
chú trọng cải thiện các loại dịch vụ và hoạt động để đạt được kêt quả kinh
doanh tốt nhất.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DN VVN tại chi nhánh NH
ĐT&PT Nam Hà Nội
2.2.1. Quy trình cho vay DNVVN tại Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội là một thành viên của hệ thống NH
ĐT&PT Việt Nam, do đó chính sách cho vay, điều kiện và nguyên tắc cho vay
tuân thủ quy định chung của toàn hệ thống và các quy định của NHNN.
* Nguyên tắc cho vay
Theo quyết định sô 1627/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001, hoạt
động cho vay phải đảm bảo hai nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ nhất: Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc thứ hai: Khách hàng vay vốn phải hoàn trả gốc và lãi món vay
đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng.
Dựa vào những nguyên tắc này, NH sẽ có những biện pháp theo dõi, phát
hiện kịp thời và xử lí những trường hợp khách hàng vay vốn không lanh mạnh,
hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.
* Điều kiện cho vay
Cũng quyết định trên quy định rõ điều kiện để xem xét cho vay đối với KH

khi có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luận dân sự, năng lực hành vi dân
sự; có mục đích sử dụng vốn; có tư cách pháp nhân đẩy đủ và hoạt động sản
xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; có phương án sản xuất kinh doanh
khả thi; tình hình tài chính lành mạnh; có đảm bảo tiền vay theo quy định của
Pháp luật; dự án được phê duyêt theo đúng điều lệ về quản lý đầu tư, XDCB của
Nhà nước; sản phẩm có thị trường và dự án có khả năng sinh lời; đảm bảo
nguồn khấu hao và lợi nhuận để trả nợ.
* Quy trình cho vay
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy
đủ,hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiêm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn
thiện hồ sơ vay vốn. Hiện nay NH ĐT&PT Việt Nam quy định hồ sơ vay vốn
bao gồm: Giấy Đề nghị vay vốn; Hồ sơ pháp lý về khách hàng; Hồ sơ về tình
hình sản xuất kinh doanh và tài chính; Hồ sơ về dự án vay vốn; Hồ sơ về bảo
đảm tiền vay. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số
lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, đồng thời tiếp nhận hồ sơ.
Các loại giấy hồ sơ trên là căn cứ để NH kiểm tra việc KH có sử dụng
vốn vay đúng mục đích hay không, là căn cứ để xử lý TSĐB và liên quan đến
các bước thu hồi nợ.
Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành thẩm
định theo những nội dung đã quy định sẵn. Trong bước này đòi hỏi cán bộ tín
dụng và cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp về chuyên môn, lĩnh vực
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu biết về công nghệ, thị trường, về
tình hình kinh tế-xã hội nói chung.
Đồng thời Cán bộ tín dụng có trách nhiệm làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ,
chuyển hồ sơ lấy ý kiến tham gia của các phòng chức năng khác để đưa ra hạn
mức, loại tiền, lãi suất hợp lí….Công đoan này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều
phòng ban khác nhau.

×