Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ THANH THỦY

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

VŨ THỊ THANH THỦY

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHẠM THANH BÌNH


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải pháp hạn chế rủi
ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Đồng Nai” do VŨ THỊ THANH THỦY, sinh viên khóa 34, ngành QUẢN
TRỊ

TÀI

CHÍNH

đã

bảo

vệ

thành

công

trước

hội

đồng


___________________ .

PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

vào


ngày


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cha mẹ em, người
đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, tạo điều kiện cho tôi được học tập để có kiến
thức làm hành trang bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ chí
Minh, cùng quý thầy, quý cô những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt khoảng thời gian ngồi trên giảng đường đại học. Đặc biệt, tôi xin
cảm ơn Thầy Phạm Thanh Bình vì đã dành nhiều thời gian theo dõi và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Thông qua luận văn này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tập thể cán bộ,
nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Đồng Nai, đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành
luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã cùng đồng hành, giúp đỡ
và động viên tôi rất nhiều trong quãng đời sinh viên của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quí thầy cô, bạn bè và những người
luôn bên cạnh tôi, chúc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai ngày càng lớn mạnh.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong quí thầy cô, bạn bè và quý Ngân hàng đóng góp
thêm ý kiến để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 06/2012
Vũ Thị Thanh Thủy


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ THANH THỦY. Tháng 06 năm 2012. “Giải pháp hạn chế rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Đồng Nai”.
VU THI THANH THUY. June 2012. “Measures limit credit risk in Viet Nam
Bank For Agriculture and Rural Development Dong Nai branch”
Luận văn nghiên cứu sơ bộ tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai. Phân tích tình hình
hoạt động tín dụng tại chi nhánh dưới góc độ rủi ro, xác định nhân tố gây rủi ro và đề
xuất các biện pháp để ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn. Để thực hiện
được điều đó, luận văn phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Chi nhánh như:
tình hình huy động vốn; tình hình dư nợ cho vay, kết quả kinh doanh, tình hình nợ xấu,
tình hình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro …giai đoạn 2008 – 2011. Thông qua quá
trình trên cho thấy rằng hiện tại tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng diễn biến phức tạp, chịu
ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: đạo đức khách hàng, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng…Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay thị trường tài chính nước ta đang không
ngừng phát triển và hoàn thiện, để đứng vững trên thị trường tài chính thì mỗi ngân
hàng nhất thiết phải có biện pháp quản lý rủi ro thống nhất và hiệu quả. Bên cạnh đó,
đối với ngân hàng thì việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình mà chính xác
hơn là giảm thiểu rủi ro tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp hoạt động tín dụng
nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn, ngoài ra nó còn giúp
thị trường tài chính trong nước trở nên vững chắc hơn tạo niềm tin cho giới đầu tư
trong và ngoài nước, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Đứng trước những đòi
hỏi đó, tôi thực hiện đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai ”. Qua quá trình
nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tôi xin đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tại ngân hàng như sau:


- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quy trình tín dụng phù hợp với thực tế của
ngân hàng

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
- Xây dựng chiến lược khách hàng
- Tăng cường cho vay có TSĐB
- Công tác quản lý và thu hồi nợ có vấn đề
- Tăng cường bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Tăng cường hệ thống thông tin tín dụng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cao, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
- Phát triển sản phẩm mới, triển khai, lồng ghép, bổ trợ yếu tố bảo hiểm và tín
dụng.
- Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II
Với những giải pháp trên mong rằng có thể giúp đỡ cho Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai nói riêng và hệ thống
Ngân hàng thương mại nói chung đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động tín dụng, tránh
những rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến ngân hàng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1 Vài nét về tỉnh Đồng Nai ....................................................................................... 4
2.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai) ....................................................................... 5
2.2.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng AGRIBANK Việt Nam........................................ 5
2.2.2 Giới thiệu khái quát chi nhánh ngân hàng AGRIBANK Đồng Nai ............... 7
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................... 7
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................................. 8
2.3 Các loại hình sản phẩm của Ngân hàng ............................................................... 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 14
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 14
3.1.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 14
3.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ...................................................................... 14
3.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................. 15
3.1.2 Tác động và hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................... 17
vi


3.1.2.1 Đối với bản thân Ngân hàng ...................................................................... 17
3.1.2.3 Đối với hệ thống Ngân hàng ...................................................................... 17
3.1.2.4 Đối với nền kinh tế ..................................................................................... 17
3.1.3 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 18
3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................. 19
3.1.5 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng .......... 22
3.2 Các chính sách tín dụng của ngân hàng ............................................................... 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp ............................................. 26
3.3.2 Phương pháp so sánh..................................................................................... 27
3.3.3 Phân tích định tính kết hợp với định lượng................................................... 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 29
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Đồng Nai giai đoạn
2008 – 2011 ............................................................................................................... 29
4.1.1 Hoạt động huy động vốn ............................................................................... 29
4.1.2 Hoạt động tín dụng ....................................................................................... 31
4.1.3 Hoạt động thanh toán ................................................................................... 36
4.1.4 Một số hoạt động khác ................................................................................. 36
4.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................... 37
4.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Nai .............................................. 38
4.2.1 Doanh số thu nợ ............................................................................................ 38
4.2.1 Tỷ lệ các nhóm nợ trên tổng dư nợ ............................................................... 39
4.2.2 Tình hình trích và xử lý rủi ro của Ngân hàng giai đoạn 2008 – 2011 ......... 41
4.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Nai ................................ 42
4.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................ 42
4.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng ........................................................ 45
4.3.3 Những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong hoạt động rủi ro tín dụng ...... 46
4.3.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng .............................................................. 46
4.3.3.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng: ........................................................... 48
4.3.3.3 Một số nguyên nhân khác: ......................................................................... 50
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Nai .... 53
vii


4.4.1 Định hướng phát triển của Agribank Đồng Nai ............................................ 53
4.4.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Agribank Đồng Nai ................................ 55
4.4.2.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng và giám sát cho vay ............................. 55
4.4.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ................................................... 56
4.4.2.3 Xây dựng chiến lược khách hàng ............................................................... 58
4.4.2.4 Xây dựng chiến lược khách hàng ............................................................... 60
4.4.2.5 Công tác quản lý và thu hồi nợ có vấn đề .................................................. 62

4.4.2.6 Tăng cường bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ......................................... 66
4.4.2.7 Tăng cường hệ thống thông tin tín dụng .................................................... 66
4.4.2.8 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp .................................... 67
4.4.2.9 Phát triển sản phẩm mới, triển khai lồng ghép, bổ trợ yếu tố bảo hiểm và
tín dụng................................................................................................................... 68
4.4.2.10 Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II ................................ 69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 71
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 71
5.2 Đề xuất và kiến nghị các giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro
tín dụng của Ngân hàng............................................................................................. 71
5.2.1 Kiến nghị đối với NHNN .............................................................................. 71
5.2.2 Kiến nghị đối với Chính phủ ......................................................................... 74
5.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ......................................... 75
5.2.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ............................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 80

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ATM


Automatic teller machine

Máy giao dịch tự động

CAR

Capital Adequacy Ratio

Hệ số an toàn vốn

CIC

Credit Information Ceter

Trung tâm thông tin tín dụng

EC

European Commission

Ủy Ban Châu Âu

IPCAS

Intra – Bank Payment and

Hệ thống thanh toán nội bộ và

Customer Accounting System


kế toán quốc tế

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Co-operation and Development

kinh tế

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

OECD

Tiếng Việt
BCTC

Báo cáo tài chính


CBTD

Cán bộ tín dụng

CKH

Có kỳ hạn

DADT

Dự án đầu tư

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐVT

Đơn vị tính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT


Hội đồng quản trị

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

KKH

Không kỳ hạn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo & PTNT VN

Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
ix


NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

PASXKD


Phương án sản xuất kinh doanh

RRTD

Rủi ro tín dụng

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP

Trưởng phòng

TPKT

Thành phần kinh tế

TSCĐ

Tài sản cố định


TSĐB

Tài sản đảm bảo

XLRR

Xử lý rủi ro

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2008 - 2011 ...................29
Bảng 4.2: Tình hình dư nợ tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2008 - 2011 ..................31
Bảng 4.3: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận hoạt động kinh doanh ......................37
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ ............................................................................................39
Bảng 4.5: Tỷ lệ các nhóm nợ trên tổng dư nợ giai đoạn 2008 – 2011 ..........................39
Bảng 4.6: Tình hình trích và xử lý rủi ro của Ngân hàng giai đoạn 2008 – 2011 .........41
Bảng 4.8: Tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế của NHNo & PTNT VN – Chi
nhánh Đồng Nai năm 2009 - 2011 ................................................................................42
Bảng 4.9 Hệ số an toàn vốn của Agribank Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2011 ..............70

xi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam........................................................ 8

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai ................... 9
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình huy dộng vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2008 – 2011
.................................................................................................................................................. 30
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn 2008 - 2011.... 32
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tín dụng phân theo loại tiền ............................. 33
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tín dụng theo thời gian .................................... 34
Biểu đồ 4.5: Tình hình nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tại NHNo & PTNT VN - Chi
nhánh Đồng Nai giai đoạn 2008 - 2011.................................................................................... 35
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện tình thu nhập, chi phí, lợi nhuận trước thuế.............................. 37
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2008 – 2011 ................. 40
Biểu đồ 4.8: Tình hình trích và xử lý rủi ro của ngân hàng qua các năm 2008 - 2011 ............ 41

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế
thế giới, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng – sự tăng trưởng vượt bậc cả vể chiều
sâu lẫn chiều rộng, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng không ngừng thay đổi
để bắt kịp bước tiến thời đại, tạo ra bước đột phá quan trọng, những thành tựu đáng kể
trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008, một số ngân hàng lớn
tại các nước đã phá sản như vụ của ngân hàng Lehman Brothers, vụ mua lại Merrill
Lynch và nguy cơ sụp đổ của tập đoàn tài chính – bảo hiểm AIG không chỉ làm rung
rinh hệ thống tài chính Mỹ mà còn làm chấn động cả thị trường tài chính thế giới,
nguyên nhân được xem chính là vấn đề kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chưa được
quan tâm đúng mức.

Trước bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO),
ngành ngân hàng cần phải cải cách triệt để về mọi mặt để đáp ứng được nhu cầu phát
triển theo xu hướng ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hoá sở hữu…Một trong
những tiền đề cho phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng là tiếp tục hoàn thiện
công tác hạn chế rủi ro tín dụng, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa
với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn hoạt động - ngành nghề kinh doanh
cốt lõi của các NHTM.
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai nhận diện được tính cấp thiết của vấn đề làm thế nào
để hạn chế rủi ro tín dụng, đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai” được
chọn làm đề tài luận án tốt nghiệp, với hy vọng những giải pháp mà tôi đưa ra sẽ mang


lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triền, đổi mới và hội nhập với nền
kinh tế thế giới của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai nói riêng.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên công việc
nghiên cứu không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong Quý thầy cô chỉ dẫn thêm để
bản thân tôi được học hỏi và hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai đề tài sẽ phân tích tình hình rủi
ro tín dụng và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, nguyên nhân

dẫn đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng trong 4 năm từ năm 2008 2009 - 2010 - 2011.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, đề
tài đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi tín dụng tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu được thu thập trong 4 năm 2008- 2009 - 2010 - 2011 tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, đặt tại số 121
– 123 đường 30/4, Phường Thanh Bình, Biên Hòa – Đồng Nai.

2


1.4 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
kết cấu của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Đồng Nai; cơ cấu tổ chức và các loại hình dịch vụ của ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên một số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng, tác động và
hậu quả của rủi ro tín dụng.
Sơ lược về các chính sách tín dụng của ngân hàng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung nghiên cứu chính của đề tài.

Phân tích tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng, tình hình hoạt động kinh
doanh, thực trạng nợ xấu, tình hình trích và xử lý rủi ro của ngân hàng giai đoạn 2008
- 2009 - 2010 - 2011.
Đánh giá chung và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao công tác hạn chế rủi ro tín
dụng tại ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
Đưa ra kiến nghị đối với NHNN, Chính Phủ, các Cơ quan quản lý Nhà nước,
các doanh nghiệp.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Vài nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng động lực tăng trưởng
kinh tế phía Nam. Diện tích tự nhiên là 5.894 km2, dân số toàn tỉnh là 2.493.211 người
(2009), xếp thứ 5/63 tỉnh, mật độ dân số : 421 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
của toàn tỉnh năm 2009 là 1,52%.
Địa giới hành chính: từ sau ngày giải phóng đến nay nhiều lần chia tách, hiện
nay Đồng Nai có 1 thành phố (Biên Hòa) và 10 huyện: Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn
Trạch, Long Khánh, Thị xã Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc,Trảng Bom,
Cẩm Mỹ. Thành phố Biên Hòa là trung tâm của tỉnh, nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 30 km về phía Đông.
Đồng Nai có địa giới hành chính tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố đó là:
 Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh đồng thời nằm trên cửa ngõ vào thành
phố Hồ Chí Minh, một trung tâm công nghiệp – thương mại – dịch vụ lớn nhất nước.
 Phía Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, một khu công nghiệp dịch vụ dầu khí

tầm cỡ quốc gia và là nơi có khu du lịch biển quanh năm luôn đông khách.
 Phía Đông giáp Bình Thuận và Đông Bắc giáp Lâm Đồng là những địa
phương có tiềm năng kinh tế lớn và có những khu du lịch nổi tiếng.
 Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế năng động và là
thị trường tiềm năng trong tương lai với nhiều khu công nghiệp lớn đã đang và thu hút
nhiều đầu tư trong và ngoài nước.
Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi vì có nhiều tuyến đường giao thông
huyết mạch của quốc gia như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51 đã và đang được
nâng cấp. Tuyến đường sắt Bắc – Nam, nhiều tuyến đường liên tỉnh và hệ thống cảng
Gò Dầu, Phú Mỹ, Cát Lái, gần cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…tạo


thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như
giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây
Nguyên.
Đồng Nai có nền đất lý tưởng, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt, thuận tiện
cho viêc mở mang xây dựng các khu công nghiệp, các nguồn năng lượng điện dồi dào
là nhà máy thủy điện Trị An, nhiệt điện Phú Mỹ. Đồng Nai cũng là vùng đất của
những nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: rừng, nước, vàng, thiếc, kẽm, kim
loại, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét và cát sông…rất thuận tiện cho các nghề
truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, gốm mỹ nghệ…
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa và ít
chịu ảnh hưởng của thiên tai động đất, lũ lụt…thêm vào đó đất đai rất đa dạng phong
phú phần lớn là đất đỏ bazan màu mỡ, nên nơi đây sớm hình thành các vùng chuyên
canh lớn cây công nghiệp ngắn và dài ngày, vùng cây ăn trái nổi tiếng cung cấp
nguyên liệu cho các khu công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu.
Đồng Nai là một tỉnh đông dân, có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay
nghề cao và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phía Nam của cả
nước, với các yếu tố thuận lợi trên đã tạo đà thuận lợi cho nền kinh tế Đồng Nai phát
triển ngày càng bền vững

2.2 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai)
2.2.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng AGRIBANK Việt Nam

5


Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn..
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương
mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NHQĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho
Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy
Nhơn - tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NHQĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao
dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng
miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ
cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ
máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm: các đơn vị hạch toán phụ thộc,
hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điểu

hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Trụ sở chính: Số 18 Trần Hữu Dực, Khu Đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội.
6


- Tổ chức tiền thân: Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam.
-Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank For Agriculture and Rural
Development; viết tắt là VBA & RD.
Tính đến cuối năm 2011, vị thế dẫn đầu của Agribank được khẳng định trên
nhiều phương diện:
- Tổng tài sản : 560.000 tỷ đồng
- Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
- Tổng dư nợ: 443.400 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc;
chi nhánh tại Vương quốc Campuchia.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người, quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng
tại 99 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân
hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.
- Là thành viên của một số tổ chức quốc tế trong đó có APRACA; đã đăng cai
tổ chức nhiều hội nghị lớn như: hội nghị FAO năm 1991, hội nghị APRACA năm
1996 và 1998, hội nghị CICA lần thứ 31 năm 2001. Agribank đảm nhận vai trò Chủ
tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á - Thái Bình Dương
(APRACA) nhiệm kỳ 2008 – 2010.
- Thực hiện kiểm toán quốc tế liên tục từ năm 1993 đến nay theo chuẩn mực
kiểm toán quốc tế, được xác nhận là ngân hàng thương mại lành mạnh và đáng tin cậy.

2.2.2 Giới thiệu khái quát chi nhánh ngân hàng AGRIBANK Đồng Nai
2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai (viết tắt : Chi
nhánh NHNo & PTNT Đồng Nai) là đại diện theo ủy quyền của NHNo & PTNT Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, được thành lập theo quyết định số 400/CT ngày
14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), có quyền
tự chủ trong kinh doanh theo phân cấp, chịu ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối
với NHNo & PTNT Việt Nam.

7


2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, trụ sở chính
đặt tại số 121 – 123 đường 30/4, Phường Thanh Bình, Biên Hòa – Đồng Nai.
Agribank Đồng Nai có trụ sở chính trải đều khắp 10 huyện, có 41 chi nhánh và
phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn trong tỉnh.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam

NƯỚC
(Nguồn: Theo Phòng Tổ chức hành chính NHNo & PTNT Đồng Nai).

8


Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai

(Nguồn: Theo Phòng Tổ chức hành chính NHNo & PTNT Đồng Nai).

 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Đồng Nai:



Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc NHNo & PTNT Đồng Nai:

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy thác của Tổng giám đốc
NHNo & PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam về các quyết
định của mình.
Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT Đồng Nai.
Được ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí khen thưởng, tiền phạt áp dụng
từng thời kỳ cho từng khách hàng.
Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài
chính; phân phối tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đến người lao động theo kết quả
9


kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của NHNo & PTNT
Việt Nam.
Phân công cho Phó Giám đốc tham dự các cuộc họp trong và ngoài ngành có
liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT trên điạ bàn; khi
Giám đốc đi vắng thì ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc chỉ đạo, điều
hành công việc chung.
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó giám đốc NHNo & PTNT Đồng Nai:
Được thay mặt giám đốc một số công việc khi giám đốc vắng mặt (theo văn bản
ủy quyền của giám đốc) và báo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ
trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.
Bàn bạc tham gia ý kiến với giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ

của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng.
 Nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Phòng tín dụng
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại điạ
phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Nai và NHNo & PTNT Việt Nam.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh NHNo & PTNT trên điạ bàn.
Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo
lãnh, tài trợ thương mại.
Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng : tiếp thị tất cả
các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác)
đối với khách hàng theo đối tượng khách hàng được phân công cho từng phòng; trực
tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng.
Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định
và Quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng..
Thiết lập các thông tin khách hàng.
10


Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công.


Phòng kế toán ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của

NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam và theo hướng dẫn của NHNo & PTNT tỉnh Đồng

Nai.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên điạ bàn trình NHNo &
PTNT cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng quỹ chuyên dùng theo quy định phân cấp của NHNo &
PTNT trên điạ bàn.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống
kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho kinh doanh.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu – chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT.
 Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đề cương kiểm tra các mặt nghiệp vụ trong toàn
chi nhánh.
Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp về
đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHNo &
PTNT trên điạ bàn trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Giám đốc NHNo & PTNT.
Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành
Ngân hàng và các cơ quan Pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT.
Báo cáo Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT Đồng Nai kết quả kiểm tra và đề
xuất các biện pháp xử lý khắc phục khuyết điểm tồn tại. Kiểm toán độc lập, thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn.

11





Phòng tổ chức – hành chính:

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh.
Thực thi Pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ
quan.
Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế
của NHNo & PTNT Việt Nam.
Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh NHNo
& PTNT.
Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh NHNo & PTNT.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chửa tài sản cố định, mua sắm công
cụ lao động, mua sắm TSCĐ..
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi
ốm đau, hiếu, hỷ, cán bộ, nhân viên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT giao.
2.3 Các loại hình sản phẩm của Ngân hàng
 Tiền gửi
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn cho các tổ chức, cá nhân.
 Cho vay
Cho vay mua bất động sản, mua xe ôtô, sữa chữa xây dựng nhà
Cho vay mua sắm, tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Các loại hình cho vay khác (cầm cố trái phiếu, cầm cố sổ tiết kiệm,…)
Cho vay theo ủy thác từ các nguồn tài trợ của nước ngoài: Là ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án
của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển
Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)


12


×