Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hợp tác kinh tế khu vực biên giới trường hợp tỉnh lào cai – việt nam và tỉnh vân nam – trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM DUY KHÁNH

HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI:
TRƢỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI – VIỆT NAM
VÀ TỈNH VÂN NAM – TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM DUY KHÁNH

HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI:
TRƢỜNG HỢP TỈNH LÀO CAI – VIỆT NAM
VÀ TỈNH VÂN NAM – TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ luâ ̣n văn này là công trình nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p của
riêng tôi. Các số liệu , trích dẫn được nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng , kế t
quả của luận văn là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Duy Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này , tác giả luận văn đã
nhâ ̣n đươ ̣c sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo , các anh, chị, em và
các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc , tác giả xin đươ ̣c bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám hiê ̣u , Phòng Đào tạo , Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế , các
thầy, cô giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế

- ĐHQGHN đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n

thuâ ̣n lơ ̣i giúp đỡ , truyền thụ những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luâ ̣n văn.
Xin cảm ơn trân trọng nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Anh Thu đã dành nhiều thời
gian nhiệt tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ để tác giả hoàn

thành luâ ̣n văn


này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Học viên

Phạm Duy Khánh


TÓM TẮT
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn, đã có nhiều công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước được công bố. Các công trình đã đạt được những kết quả
đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn. Hiện nay, xu hướng
hợp tác qua biên giới ngày càng phổ biến hơn ở nhiều khu vực trên thế giới đã làm
cho các nhà kinh tế học ngày càng quan tâm đến việc nghiên cứu về kinh tế biên
giới và các mối quan hệ của việc hợp tác qua biên giới. Bên cạnh những kết quả
nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn, đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống
chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, sáng tỏ. Xuất phát từ lý do trên, tác giả
lựa chọn đề tài “Hợp tác kinh tế khu vực biên giới: Trường hợp tỉnh Lào Cai – Việt
Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc” hy vọng sẽ đánh giá được sự cần thiết của
hợp tác kinh tế khu vực biên giới cũng như những giải pháp để phát triển tốt hơn
nữa hợp tác kinh tế khu vực biên giới tại địa bàn tỉnh Lào Cai.
Các phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể ở Chương 2, bao gồm:
- Nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp tài liệu, số liệu báo cáo từ các ban ngành, địa
phương của tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chứng, so sánh trước sau và
phân tích thực chứng, phân tích hệ thống, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ
cấp, dữ liệu thứ cấp qua báo cáo của UBND tỉnh và các ngành tỉnh Lào Cai;
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, lãnh
đạo các ngành, Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai, lãnh đạo huyện uỷ, Uỷ ban nhân
dân các huyện trong các vùng kinh tế của tỉnh và có cửa khẩu phụ;

- Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia hàng đầu về vấn đề nghiên cứu.
Lào Cai với lợi thế là tỉnh miền núi duy nhất của cả nước có cửa khẩu nằm
trong nội thị thành phố Lào Cai, hội tụ cả ba loại hình giao thông đường bộ, đường
sắt và đường thuỷ, thông thương với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Là cửa ngõ quan
trọng của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Với vị tríđịa - kinh tế thuận lợi không những tạo điều kiện


thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế biên giới mà còn có vai trò rất quan trọng trong
phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai và cả vùng Tây Bắc.
Sau hơn 20 năm mở cửa, Trung Quốc luôn điều chỉnh và hoàn thiện chính
sách theo hướng đẩy nhanh mở cửa vùng biên giới nội địa để phối hợp phát triển
với các vùng duyên hải. Chính vì vậy, đã có một số chính sách mới ra đời: Chính
sách cải cách mở cửa không chỉ dựa vào nguồn tài chính của Chính phủ, trung ương
còn "nới quyền, nhường quyền" cho các địa phương, xí nghiệp, và các chính sách
khác để phát triển kinh tế tại các khu vực lãnh thổ khác nhau.
Qua việc phân tích bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước và xác định được
những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển
vùng biên giới nói riêng. Căn cứ vào lý luận phát triển hợp tác kinh tế biên giới,
những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới; căn cứ vào kết quả
đánh giá thực trạng phát triển của tỉnh, nguyên nhân của hạn chế đã được nghiên
cứu ở chương 3; căn cứ vào bối cảnh, xu hướng phát triển trong thời gian tới của
tỉnh Lào Cai. Tác giả đã đưa ra 6 giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển kinh tế
gắn với hợp tác kinh tế biên giới tại tỉnh Lào Cai.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ....................4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế biên giới ............................4
1.1.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu ...................................8
1.1.3. Hướng nghiên cứu của luận văn ................................................................9
1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế khu vực biên giới ..........................................9
1.2.1.Khái niệm và nội dung về hợp tác kinh tế, hợp tác kinh tế khu vực biên
giới…...…………………………………………………………………………9
1.2.2.Sự cần thiết của sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới ..............................13
1.2.3.Kinh nghiệm hợp tác kinh tế khu vực biên giới của một số quốc gia ......16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21
2.1. Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................21
2.2.Phương pháp xử lý thông tin ..........................................................................23
2.3.Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................23
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................23
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương .................................24
2.4.2. Hợp tác kinh tế biên giới (từ 2009-2016) ................................................24
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về cơ chế chính sách ........................................................24
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC BIÊN
GIỚI CỦA TỈNH LÀO CAI – VIỆT NAM VÀ TỈNH VÂN NAM – TRUNG
QUỐC .......................................................................................................................25
3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai ...................................25



3.1.1. Giới thiệu tỉnh Lào Cai ............................................................................25
3.1.2. Thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy phát
triển kinh tế của tỉnh ..........................................................................................26
3.2. Chính sách mở cửa kinh tế gắn với thúc đẩy hợp tác kinh tế biên giới của
Trung Quốc ............................................................................................................29
3.3. Phân tích tình hình hợp tác kinh tế tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam – Trung
Quốc ......................................................................................................................35
3.3.1. Sự hình thành và quá trình hợp tác kinh tế ..............................................35
3.3.2. Hợp tác về thương mại, xuất nhập khẩu ..................................................39
3.3.3. Hợp tác đầu tư ..........................................................................................41
3.3.4. Hợp tác du lịch, xuất nhập cảnh ..............................................................44
3.4. Đánh giá tác động của các chương trình hợp tác kinh tế biên giới đối với sự
phát triển của tỉnh Lào Cai ....................................................................................45
3.4.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................45
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................52
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .................................................56
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ HỢP TÁC KINH TẾ KHU
VỰC BIÊN GIỚI CỦA TỈNH LÀO CAI – VIỆT NAM VÀ TỈNH VÂN NAM –
TRUNG QUỐC .......................................................................................................61
4.1. Hàm ý đối với hợp tác kinh tế biên giới ở Việt Nam ....................................61
4.2. Sự cần thiết phải tăng cường sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới và định
hướng hợp tác kinh tế qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai – Việt Nam và tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc ................................................................................................65
4.2.1. Sự cần thiết khách quan ...........................................................................65
4.2.2. Chương trình, mục tiêu phát triển của Nhà nướcvề hợp tác kinh tế biên
giới Lào Cai – Vân Nam ....................................................................................71
4.2.3. Mục tiêu hành động của tỉnh Lào Caitheo định hướng hợp tác kinh tế
biên giới với Vân Nam – Trung Quốc ...............................................................75

4.3. Giải pháp phát triển hợp tác kinh tế khu vực biên giới tỉnh Lào Cai .............76
4.3.1. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý đối
với các hoạt động kinh tế vùng biên giới, cửa khẩu Lào Cai – Vân Nam .........76
4.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập cảnh, du lịch và dịch vụ trong
Khu kinh tế.........................................................................................................79
4.3.4.Giải pháp xúc tiến cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại - du
lịch - dịch vụ ......................................................................................................83


4.3.5. Xây dựng hạ tầng nhằm kết nối khu hợp tác kinh tế tại Lào Cai với các
khu vực khác ......................................................................................................86
4.3.6. Một số giải pháp khác ..............................................................................89
4.4. Một số kiến nghị .............................................................................................90
4.4.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan .......................................90
4.4.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai .....................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................96


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

1


ACFTA

ASEAN – China Free trade
agreement

Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc

2

ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

3

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

4

CBEZ


Cross-Border Economic Zones

Khu kinh tế qua biên giới

5

EU

European Union

Liên minh châu Âu

6

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

8


GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Mê Công mở rộng

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10

KCN

Khu công nghiệp

11

KKTCK

Khu kinh tế cửa khẩu

12

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


13

NDT

Nhân dân tệ

14

NSNN

Ngân sách nhà nước

15

ODA

Official Development Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

16

SEZ

Special Economic Zone

Khu kinh tế đặc biệt

17


SBEZ

Special Border Economic Zone

Khu kinh tế biên giới đặc biệt

18

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

19

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

20

UNBD

Ủy ban nhân dân

21

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


22

XNC

Xuất nhập cảnh

23

XNK

Xuất nhập khẩu

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Dân số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2016


28

2

Bảng 3.2

So sánh PCI Lào Cai và các chỉ số thành phần

43

3

Bảng 3.3

Tổng hợp số lượt người, phương tiện XNC, số
lượng khách du lịch qua cửa khẩu Lào Cai

45

4

Bảng 3.4

Cơ cấu kinh tế theo GDP của tỉnh Lào Cai

47

5

Bảng 3.5


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai

48

6

Bảng 3.6

Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Lào Cai

51

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Bản đồ biểu thị khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai


36

2

Hình 3.2

Bản đồ hiển thị các địa phương có cửa khẩu của
tỉnh Lào Cai

39

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1

Biến động tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ


40

2

Biểu đồ 3.2

Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Lào Cai

41

3

Biểu đồ 3.3

Cơ cấu loại hình đầu tư FDI tỉnh Lào Cai

42

4

Biểu đồ 3.4

GDP bình quân đầu người của Lào Cai so với
Vùng và cả nước

49

5

Biểu đồ 3.5


Biểu đồ tăng trưởng GDP theo các ngành kinh tế

50

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ ngày nay, nhiều quốc gia có chung
đường biên giới đã và đang có xu hướng hợp tác phát triển khu vực biên giới thông
qua các mô hình hợp tác khác nhau. Các cửa khẩu biên giới đất liền đã trở thành
những “cửa ngõ” - “cây cầu” trung chuyển hàng hóa giữa các nước có chung biên
giới và mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác khác. Nhìn chung, hợp tác kinh tế qua
biên giới thường hướng tới các mục tiêu: nâng cấp giao thông, thuận lợi hoá thương
mại và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới. Việt Nam có đường biên giới
tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Camphuchia. Trong đó Việt Nam và
Trung Quốc là hai nước vừa có chung đường biên giới vừa nhiều mặt tương đồng
về thể chế, chính trị, kinh tế, luật pháp cũng như văn hóa. Những thuận lợi này đã
tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Trung
Quốc được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với lượng dự trữ ngoại hối
cao hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia đang phát triển. Việt
Nam có rất nhiều những hiệp định về hợp tác kinh tế Việt – Trung, trong đó phải
kểđến những thỏa thuận về hợp tác kinh tế biên giới Việt Nam - Trung Quốc vừa là
xu hướng hợp tác toàn cầu vừa là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát
triển của các địa phương vùng biên giới.
Thời gian qua , quan hê ̣ kinh t ế Việt Nam - Trung Quốc đạt đươ ̣c nhiề u thành
tựu quan tro ̣ng, nhất là về thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), du lịch...,
góp phần phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước. Nhiều dự án với sự tham gia của

đối tác Trung Quố c đã và đang đươ ̣c triể n khai, đưa vào sử dụng. Mô ̣t số công trình
giao thông đường bô ,̣ cảng biển, kết nối các tin
̉ h V ân Nam, Quảng T ây của Trung
Quốc với các tỉnh biên gi ới và các tỉnh nô ̣i địa Việt Nam kh ông chỉ góp phầ n phát
triển kinh tế - xã hội mà còn có vai trò tích cực đối với quốc phòng an ninh. Quan
hệ kinh tế biên giới Việt – Trung đươ ̣c khai thông góp ph ần phát tri ển sản xu ất,
nâng cao đời số ng vật chất và tinh thần của nhân dân, nhấ t là nhân dân các tỉnh biên
giới phiá B ắc. Tỉnh Lào Cai là một tỉnh có đường biên giới phía bắc giáp với tỉnh
1


Vân Nam – Trung Quốc, điều kiện tiềm năng của tỉnh rất phong phúđa dạng như đất
đai màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều địa danh nổi tiếng…Tuy nhiên đến
hiện nay việc triển khai hợp tác thiếu sự đồng bộ, quy hoạch từ hai phía dẫn đến còn
nhiều dự án, công trình chậm hoặc không thể thực hiện được. Trong khi cơ sở hạ
tầng phía biên giới Trung Quốc ngày càng được đầu tư phát triển hiện đại, tầm cỡ
thì phía biên giới Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng lại phát triển chậm,
nhiều nơi còn không đủ nguồn lực để phát triển, làm cho việc phát triển kinh tế tại
địa phương gặp khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hợp tác kinh tế biên giới còn hạn chế cần phải xem
xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuyên sâu để nhìn nhận rõ nhất tất cả những
vấn đề có liên quan, qua đó xác định được lộ trình vàđịnh hướng rõ nhất cho việc
phát triển hợp tác kinh tế khu vực biên giới tại tỉnh Lào Cai.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hợp tác kinh tế khu vực biên
giới: Trường hợp tỉnh Lào Cai – Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc” hy
vọng sẽ đánh giá được sự cần thiết của hợp tác kinh tế khu vực biên giới cũng như
những giải pháp để phát triển tốt hơn nữa hợp tác kinh tế khu vực biên giới tại địa
bàn tỉnh Lào Cai.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hợp tác kinh tế khu vực biên giới tập trung vào những vấn đề gì?

Câu hỏi 2: Thực trạng đánh giá hợp tác khu vực biên giới của Việt Nam –
Trung Quốc hiện nay (trường hợp cụ thể tại tỉnh Lào Cai - Việt Nam và tỉnh Vân
Nam Trung Quốc)?
Câu hỏi 3: Giải pháp thúc đẩy toàn diện hợp tác kinh tế biên giới tỉnh Lào Cai
– Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu và đánh giá những
vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế khu vực biên giới, tập trung vào trường hợp
tỉnh Lào Cai – Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, từ đó có những giải pháp

2


hữu hiệu để phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước thông qua sự hợp tác kinh tế biên
giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, đề tài trình bày và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến
Hợp tác kinh tế khu vực biên giới.
- Thứ hai, đánh giá tình hình phát triển kinh tế khu vực Lào Cai của Việt Nam,
mối quan hệ giữa hợp tác kinh tế khu vực biên giới với sự phát triển của tỉnh.
- Cuối cùng, đề tài đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác
kinh tế biên giới của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình hợp tác kinh tế khu vực biên giới Lào Cai –
Vân Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn nghiên cứu là tỉnh Lào Cai
- Về thời gian: Số liệu kinh tế tỉnh từ 2008 đến nay và đề xuất, kiến nghị đến
năm 2020
- Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế khu vực biên giới và

sự phát triển của khu vực (thương mai, đầu tư, du lịch…).
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn được trình bày trong 4 chương.
Cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung về hợp
tác kinh tế khu vực biên giới
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng về hợp tác kinh tế khu vực biên giới của tỉnh Lào
Cai – Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới của
tỉnh Lào Cai – Việt Nam và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được
công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn. Các công trình đã đạt được
những kết quả đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
1.1.1.

Các công trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế biên giới

Theo Krainara và Routray(2015), gần đây các xu hướng toàn cầu hoá và hợp
tác kinh tế trên thế giới hướng tới mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và kéo theo sự
liên kết giữa các quốc gia ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ toàn cầu, có rất nhiều xu hướng
và hình thức hội nhập khác nhau.Trong đó, Khu vực hoá đã dẫn tới sự phát triển của
quan hệ hợp tác biên giới của các quốc gia có cùng chung đường biên giới.

Nghiên cứu của Martinez (1994), Schofield (2002) cho rằng các quốc gia do
những khác biệt về diện tích, điều kiện chính trị, mức độ phát triển, đặc điểm về dân
tộc, văn hoá và ngôn ngữ, nên mối quan hệ giữa các quốc gia có chung đường biên
giới có thể khác nhau đáng kể. Tuy nhiên các mối quan hệ này có thể được khái
quát hoá trong 4 mô hình hợp tác biên giới chính gồm có (i) Vùng biên giới độc lập
(aliented borderlands), (ii) Vùng biên giới cùng tồn tại (co-existent borderlands),
(iii) Vùng biên giới phụ thuộc lẫn nhau (interdependent borderlands), và (iv) Vùng
biên giới hội nhập (integrated borderlands).
Trong khi đótheo nghiên cứu của Krätke (2002) đã phân biệt ba hình thức hợp
tác qua biên giới dựa trên sự khác nhau về quy môđịa lý của các mối liên kết giữa
các nền kinh tế trong khu vực:– loại A – hợp tác quốc tế khoảng cách lớn (longdistance international cooperation), loại B – hợp táccấu trúc qua biên giới (supraregional structured cooperation) và loại C – hợp tác hội nhập cấp độ khu vực
(regionally integrated cooperation).
Các nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác qua biên giới cho rằng ở mức độ hội
nhập cao nhất (vùng biên giới hội nhập) các quốc gia láng giềng đã loại bỏ phần lớn

4


các rào cản chính trị, cũng như các rào cản về mặt thương mại và luân chuyển lao
động qua biên giới. Mối quan hệ tương tác này được thiết lập một cách thuận lợi
trong điều kiện cả hai quốc gia đều có sự ổn định về mặt chính trị, trình độ phát
triển kinh tế tương đương và có sự tương đồng về mặt kinh tế (Schofield, 2002).
Hiện nay, xu hướng hợp tác qua biên giới ngày càng phổ biến hơn ở nhiều khu
vực trên thế giới đã làm cho các nhà kinh tế học ngày càng quan tâm đến việc
nghiên cứu về kinh tế biên giới và các mối quan hệ của việc hợp tác qua biên giới.
Thuật ngữ kinh tế biên giới có nguồn gốc từ các nhà địa chính trị khi họ sự thừa
nhận vai trò đặc biệt của khu vực biên giới. Thuật ngữ này ngày càng thu hút sự
quan tâm của các học giả do mức độ hội nhập xuyên biên giới của nhiều khu vực
trên thế giới ngày càng gia tăng. Hợp tác kinh tế qua biên giới giữa các quốc gia
láng giềng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động phối hợp sản

xuất, kinh doanh, trao đổi giữa hai bên để khai thác lợi thế so sánh đến việc xây
dựng các khu hợp tác kinh tếở nhiều cấp độ phát triển, nhiều dạng thức khác nhau
để mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên, tăng cường sự tham gia vào chuỗi giá trị
của vùng cũng như tạo ra tác động tràn tích cực cho các khu vực xung quanh.
Liên quan đến các nghiên cứu về Việt Nam, Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát
triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, đã phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng
hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đánh giá thực trạng
phát triển thương mại trên hành lang, đồng thời phân tích tác động của hành lang
kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Tác
giả cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác
giả chưa đánh giá phát triển du lịch, dịch vụ… trên tuyến hành lang kinh tế.
Bộ Công thương (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển Kết cấu hạ tầng thương
mại tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn
2009-2020, có xét đến năm 2025, đã tổng quan toàn bộ những quy định chung về

5


các văn bản pháp luật, hệ thống các chính sách của Chính phủ, hướng dẫn của các
Bộ về phát triển KTCK, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK.
Lê Xuân Bá (2008), Tổng quan tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trên
vùng sông Mêkông, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trong nhóm phối
hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á, đã đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của
hội nhập kinh tế đến tiểu vùng sông Mêkông.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa
khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh, đã nêu lên cơ sở khoa học hình
thành và phát triển KKTCK Lào Cai; đánh giá thực trạng của quá trình phát triển;
những tác động tích cực và hạn chế của KKTCK đến đời sống kinh tế - xã hội của
tỉnh Lào Cai, trong đó có một phần nhỏ đánh giá tác động đến xoá đói giảm nghèo

của tỉnh. Qua đó đã đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
phát triển KKTCK Lào Cai trong giai đoạn mới. Tác giả đã công phu nghiên cứu
đưa ra các giải pháp có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên đánh giá tác động của KKTCK tới XĐGN
còn sơ sài và số liệu đánh giá mới dừng lại đến năm 2004.
Đặng Nguyễn (2007) "Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu", Thời báo Kinh tế,
số 109, đã đánh giá tình hình các KKTCK Việt Nam nằm tại các vùng tiếp giáp với
3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia. Và nhận định: Từ việc áp dụng
các chính sách thí điểm trước đây, đặc biệt là Quyết định 53/2001/QĐ-TTg, các
KKTCK đã có những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cũng như của cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn
nhận định: Hạn chế lớn nhất của các KKTCK hiện nay là do vị trí của các KKTCK
Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ở xa các trung tâm kinh tế và hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém, đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (2011), Dự án RETA 7356 Phát triển các
khu hợp tác kinh tế biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã nghiên cứu, đánh
giá hiện trạng các KKT biên giới Việt - Trung, trong đó có Lào Cai (Việt Nam) - Hà

6


Khẩu (Trung Quốc), qua đó đề xuất các giải pháp phát triển các khu hợp tác kinh tế
biên giới Việt - Trung trong tương lai.
Nguyễn Trường Giang (2013), Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào
Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã đánh giá thực trạng phát triển
thương mại hàng hoá của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến 2012, đề xuất các giải pháp
có tính đồng bộ nhằm phát triển thương mại hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2020
trên cơ sở khai thác các lợi thế phát triển thương mại của tỉnh biên giới như khu vực
cửa khẩu, lối mở biên giới, KKTCK… nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội của
một tỉnh biên giới.

Luận bàn về chính sách phát triển hợp tác kinh tế qua biên giới còn được đăng
tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc như:
Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Việt - Trung,
báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Việt - Trung,
cơ quan phát triển Liên hiệp quốc, tổ chức tại thành phố Côn Minh - Vân Nam Trung Quốc năm 2008. Báo cáo đã đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng các
đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt, chỉ rõ những trở ngại chủ yếu của việc xây
dựng đặc khu hợp tác kinh tế Việt - Trung, đề xuất nhiều chính sách chiến lược đối
với các đặc khu hợp tác kinh tế. Báo cáo "Nghiên cứu khả thi khu hợp tác kinh tế
Lào Cai - Việt Nam, Hồng Hà - Trung Quốc" và "Nghiên cứu chiến lược khu hợp
tác kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung" của Viện Nghiên cứu hợp tác kinh tế mậu
dịch quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc tại Hội nghị Côn Minh tháng 2/2009. Báo
cáo phân tích rõ sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò của việc hợp tác kinh tế xuyên biên
giới, đồng thời đưa ra đề xuất về chính sách đối với khu hợp tác kinh tế xuyên biên
giới.
Từ việc khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố trên cho thấy các
chuyên đề về phát triển kinh tế biên giới, những tác động của hợp tác kinh tế khu
vực biên giới đến phát triển kinh tế, đến xã hội và các chuyên đề về hợp tác biên
giới đã được nêu phần trên, có thể tổng hợp thành những nội dung chủ yếu mà các
tác giả đã hướng vào sau đây:

7


Thứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về kinh tế biên giới như: khái
niệm hợp tác kinh tế biên giới, các mô hình khu hợp tác kinh tế biên giới, khu kinh
tế cửa khẩu, đặc điểm, vai trò, sự cần thiết hợp tác kinh tế biên giới trên thế giới và
của Việt Nam.
Thứ hai, khái quát tình hình hoạt động của các khu hợp tác kinh tế biên giới,
trong đó đa số các nghiên cứu đi vào nghiên cứu về KKTCK, những kinh nghiệm
phát triển kinh tế khu vực biên giới của các nước trong khu vực, các nước trên thế

giới.
Thứ ba, phân tích, làm rõ thực trạng phát triển kinh tế, tác động của các chính
sách đặc thù cho kinh tế khu vực biên giới đến phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu là
chính sách phát triển thương mại, đầu tư.
Thứ tư, một số giải pháp được đưa ra nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoàn
thiện các chính sách liên quan đến hợp tác kinh tế khu vực biên giới như chính sách
phát triển thương mại, XNK, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu
hút đầu tư…
1.1.2.

Những vấn đề đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài mà luận văn đạt được
nêu trên, đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu một cách thấu
đáo, sáng tỏ. Có thể chỉ ra một số khoảng trống đó như sau:
- Về mặt lý luận: Đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện, cụ thể và đầy đủ về lý luận và thực tiễn vấn đề hợp tác kinh tế khu
vực biên giới tại Việt Nam, cụ thể tại tỉnh Lào Cai.
- Về mặt thực tiễn: Có thể thấy hầu hết các công trình mà tác giả đã trình bày
ở trên, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề hợp
tác kinh tế biên giới khu vực. Riêng ở tỉnh Lào Cai, cho đến nay chưa có công trình
khoa học nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển hợp tác kinh tế biên giới với
Trung Quốc và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp thực hiện đến năm 2020.
Chính vì vậy, tác giả luận án lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ
kinh tế.

8


1.1.3.


Hƣớng nghiên cứu của luận văn

- Về cách tiếp cận: luận văn nghiên cứu vấn đề hợp tác kinh tế khu vực biên
giới.
- Về mặt lý luận: Luận văn tổng quan làm rõ thêm cơ sở lý luận về hợp tác
kinh tế khu vực biên giới. Cụ thể, luận văn sẽ làm rõ: (i) Khái niệm hợp tác kinh tế
biên giới, các mô hình hợp tác kinh tế biên giới; (ii) Nội dung của việc hợp tác kinh
tế biên giới; (iii) Phân tích, làm rõ các tác động và hiệu quả của việc hợp tác kinh tế
biên giới.
- Về mặt thực tiễn:
(i) Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong việc hợp tác kinh
tế biên giới, để từ đó rút ra các bài học cho phát triển kinh tế biên giới tại tỉnh Lào
Cai.
(ii) Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế gắn với hợp tác
kinh tế biên giới ở tỉnh Lào Cai trên cơ sở những lý luận đã được trình bày ở
chương 2.
(iii) Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giữa hợp tác kinh tế biên giới
với phát triển kinh tế và dự báo những thuận lợi, nguy cơ tác động đến phát triển
kinh tế của tỉnh đến năm 2020, luận văn đề xuất quan điểm, định hướng và một số
giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biên giới ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế khu vực biên giới
1.2.1.

Khái niệm và nội dung về hợp tác kinh tế, hợp tác kinh tế khu vực

biên giới
Theo Artis & Ostry, 1986, hợp tác kinh tế theo nghĩa rộng được hiểu là tất cả
các hình thức trao đổi (thương mại, dịch vụ, vốn, nguồn lực,…) giữa các vùng, quốc
gia liên quan đến sự phát triển kinh tế và các chính sách. Có nhiều hình thức hợp tác

kinh tế khác nhau, từ mức độ trao đổi thông tin giữa các vùng, quốc gia, hài hòa hóa
và phối hợp chính sách để tối đa lợi ích chung,đến việc áp dụng các quy định giám
sát việc thực thi các cam kết. Hợp tác kinh tế có phạm vi tương đối rộng, bao gồm

9


nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính và di chuyển lao động.
Hợp tác kinh tế cũng có thể được thực hiện ở các cấp độ song phương, đa phương,
khu vực hoặc quốc tế.
Còn theo ADB, hợp tác kinh tế biên giới là hợp tác kinh tế được thực hiện tại
khu vực biên giới giữa các nước có chung đường biên. Vì thực hiện giữa các nước
có chung đường biên giới nên hợp tác kinh tế biên giới thường là hợp tác song
phương hoặc hợp tác tiểu khu vực.
Hợp tác kinh tế biên giới thường bao gồm 5 nội dung sau:
Thứ nhất, hợp tác về thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu qua biên giới:
- Hoạt động trao đổi thương mại và dịch vụ, xuất nhập khẩu giữa các tỉnh giáp
biên giới.
- Hoạt động kết nối giao thông, vận tải, logistic giữa hai nước chung đường
biên giới.
- Hoạt động tăng cường sự thuận lợi hóa các khu thông quan, cửa khẩu, khu
kinh tế biên giới.
- Hoạt động hợp tác tuyên truyền và trao đổi thông tin về quan hệ giữa hai
nước, hai địa phương giáp biên giới, xây dựng chương trình thúc đẩy thương mại và
diễn đàn đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư kinh doanh tại các tỉnh giáp
biên giới.
- Hoạt động thúc đẩy điều phối thương mại: đàm phán để đơn giản hóa thủ tục
xuất nhập khẩu, vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận xuất xứ hàng hóa và nâng
cao hợp tác ngăn chặn và trấn áp hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế và bán
hàng giả qua biên giới.

- Hoạt động hợp tác thúc đẩy việc tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm sản
phẩm có sức lôi cuốn, xây dựng mạng lưới chợở khu vực biên giới; xây dựng chợ
kiểu mẫu biên giới.
- Hoạt động hợp tác của chính quyền các tỉnh giáp biên giới để tạo điều kiện
thuận lợi, ủng hộ và thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới, chợ biên giới,
nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, cửa hàng miễn thuế, đại lý cung cấp hàng, nơi đổi

10


tiền, bến xe, trung tâm dịch vụ và thương mại, khách sạn, Đặc khu kinh tế và các cơ
sở kinh doanh thương mại khác.
Thứ hai, hợp tác về đầu tư qua biên giới:
- Hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư sản xuất khu vực biên giới.
- Hoạt động thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh
tế tại biên giới.
Thứ ba, hợp tác về du lịch, xuất nhập cảnh qua biên giới:
- Hoạt động hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch khu vực biên giới.
- Hoạt động hợp tác truyền thông quảng bá các lễ hội, văn hóa , địa danh khu
vực biên giới 2 quốc gia.
- Hoạt động hợp tác quản lý xuất nhập cảnh qua biên giới.
Thứ tư, hợp tác về tài chính qua biên giới:
- Hoạt động hợp tác của các đơn vị tài chính, ngân hàng hai nước để tạo điều
kiện thuận lợi và hỗ trợ các ngân hàng thương mại hai nước thiết lập hiện diện
xuyên biên giới, thực hiện vấn đề thanh toán biên mậu, đổi tiền.
Thứ năm, hợp tác về di chuyển lao động qua biên giới:
- Hoạt động đàm phán, thống nhất cơ chế chính sách chung về di chuyển, quản
lý, bảo vệ người lao động qua biên giới.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2017) về “Mô hình khu
kinh tế qua biên giới và một số gợi mở”, việc hợp tác kinh tế biên giới thường được

cụ thể hoá thông qua các khu hợp tác kinh tế biên giới như khu kinh tế đặc biệt
(SEZ), khu kinh tế biên giới đặc biệt (SBEZ), khu kinh tế qua biên giới (CBEZ),…
với các mức độ hợp tác khác nhau bao gồm: (i) thiết lập các tiện ích khu kinh tế
biên giới và các hoạt động hỗ trợ ở một hoặc cả hai bên biên giới; (ii) phát triển các
chuỗi giá trị qua biên giới và xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm hỗ trợ cho khu
kinh tế biên giới; (iii) hợp tác trong các tiện ích và hoạt động hỗ trợ trong khu kinh
tế biên giới chung.
Theo ADB (2014), khu kinh tế đặc biệt (SEZ) được định nghĩa là “khu vực
được phân định về mặt địa lý, thường có rào chắn, được quản lý thống nhất, cung

11


cấp các ưu đãi đặc biệt và các lợi ích khác cho các công ty nằm ở trong khu đó, và
có một khu hải quan riêng biệt thực hiện chính sách miễn thuế và đơn giản hoá thủ
tục”. Các ưu đãi thương gặp như miễn thuế xuất nhập khẩu, không quản lý ngoại
hối, đơn giản hoá việc cấp phép và các quy định khác, giảm các nghĩa vụ thuế
doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, xoá bỏ các loại phí địa phương. Các ưu đãi
này được đưa ra nhằm giảm chi phí sản xuất cho hàng hoá được chế biến, lắp ráp
hoặc sản xuất trong khu kinh tế đặc biệt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, bán
hàng của doanh nghiệp trong SEZ.
Trong khi đó, khu kinh tế biên giới đặc biệt (SBEZ) thường đề cập đến “một
khu vực địa lý nằm dọc theo biên giới quốc tế, được chỉ định là một khu dự án song
phương nhằm thực hiện một loạt các hoạt động như phát triển cơ sở hạ tầng, xây
dựng các trung tâm giao thông vận tải và logistics, tạo thuận lợi cho thương mại và
đầu tư qua biên giới” (ADB, 2014). SBEZ có nguyên tắc hoạt động tương tự như
SEZ nhưng mở rộng hơn ở các yếu tố hỗ trợ kết nối như giao thông vận tải, liên kết
năng lượng và cơ sở hạ tầng mềm. Cơ sở hạ tầng mềm bao gồm: (i) các quy định và
luật kinh doanh có tác động đến việc thuận lợi hoá thương mại, đầu tư và tài chính;
(ii) hạ tầng kinh tế như hệ thống logistics, tài chính, kho bãi, chế biến,.. và (iii) hạ

tầng xã hội như các khu đô thị biên giới, hệ thống giáo dục và nghiên cứu, và hệ
thống an sinh xã hội. SBEZ bao gồm rất nhiều yếu tố hạ tầng cứng và mềm ở khu
vực biên giới chung, do đó đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia trong
việc cùng lập kế hoạch và quản lý chung luồng hàng hoá, dịch vụ và di chuyển lao
động qua biên giới.
Khu kinh tế qua biên giới (CBEZ) rất gần với khái niệm SBEZ. Theo Lalkaka
và các cộng sự (2011), để hợp thành một khu CBEZ hoàn chỉnh cần tập hợp đủ sáu
yếu tố sau: (i) các điểm qua lại cửa khẩu tiên tiến; (ii) các kết nối cơ sở hạ tầng hiện
đại; (iii) các khu vực thương mại; (iv) các khu dành cho doanh nghiệp, (v) các chính
sách ưu đãi và(vi) hai bên cùng quản lý. Như vậy CBEZ có những đặc điểm khác so
với các khu kinh tếcửa khẩu (BEZ) thông thường. Thứ nhất, BEZ thường được đặt
trong phạm vi biên giới một quốc gia trong khi CBEZ thường có vị trí địa lý nằm ở

12


×