Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận luật tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn, quyền hạn trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.07 KB, 19 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để giải quyết vụ án hình sự, Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền
thay mặt Nhà nước áp dụng các biện pháp để điều tra, xử lý người phạm tội. Thế
nhưng, để làm được việc này thì mỗi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có
những người làm việc trong các cơ quan này thực hiện. Cho nên, ngoài những quy
định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng, luật tố tụng hình sự còn quy định vè những người tién hành tố tụng.
Thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là những người tiến
hành tố tụng. Nói chung, những người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán, Thư ký phiên toà) là những người làm việc trong các cơ quan tiến
hành tố tụng (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) thay mặt Nhà nước thực hiện
các biện pháp hợp pháp mà Luật tố tụng hình sự quy định nhằm giải quyết vụ án
hình sự đúng đắn, bảo vệ được quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Ngoài ra, trong những người tiến hành tố tụng còn có Hội thẩm (Hội
thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân) không phải là người làm việc trực tiếp, thuộc
biên chế trong các cơ quan tiến hành tố tụng, mà là những người làm việc trong các
cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội. Vậy ta đi sâu vào phân tích thế nào là
việc tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn, quyền hạn trách nhiệm của những người tiến
hành tố tụng.

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Khái niệm:
Người tiến hành tố tụng là những người đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện những nhiệm vụ trong các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành bản án hình sự) nhằm đảm bảo giải quyết vụ án hình sự theo đúng
pháp luật tố tụng hình sự quy định, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Như khái niệm đã nêu, người tiến hành tố tụng là những người thay mặt các cơ


quan tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong các giai đoạn tố
tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Những người tiến hành tố
tụng bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên; Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân: Thư
ký phiên toà. Tuy nhiên, nếu chỉ có những người tiến hành tố tụng thì không thể giải
quyết được vụ án mà đòi hỏi phải có sự tham gia của những người khác trong một
số hoạt động tố tụng tại một số giai đoạn tố tụng. Vì vậy cần thiết phân biệt những
người tiến hành tố tụng với những người khác tham gia giải quyết vụ án trong các
giai đoạn tố tụng.
2. Điều tra viên
a. Khái niệm:
Để đảm bảo việc truy tố, xét xử người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật
phải có các hoạt động của Điều tra viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra.Theo quy
trình của việc giải quyết vụ án hình sự, sau khi nhận được các tin tức về tội phạm và
người phạm tội từ các nguồn khác nhau, Điều tra viên có nhiệm vụ xác minh tin tức
đó nhằm xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra một trong hai quyết
định: khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự, làm căn cứ cho việc
áp dụng các biện pháp điều tra. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi Điều tra viên phải là những
người có đầy đủ tiêu chuẩn nhất định.
Điều tra viên là người tiến hành tố tụng, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Điều
tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp điều tra
do pháp luật quy định nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội.

2


b. Tiêu chuẩn cụ thể của Điều tra viên.
* Tiêu chuẩn của Điều tra viên
Điều tra viên là chức danh của Nhà nước được bổ nhiệm theo Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự. Để trở thành Điều tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn chung
của những người tiến hành tố tụng. Ngoài ra, tuỳ theo khả năng, trình độ của Điều

tra viên mà pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng loại Điều tra viên. Theo
điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định về bổ nhiệm Điều tra viên thì
Điều tra viên có ba bậc: cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Mỗi bậc của Điều tra viên có
các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Điều tra viên cao cấp: có trình độ Đại học An ninh, hoặc Đại học Cảnh sát,
hoặc Đại học Luật hoặc tương đương (bằng cử nhân Luật học); có trình độ nghiên
cứu tổng hợp đề xuất biện pháp phòng ngừa và điều tra, khám phá tội phạm; có kinh
nghiệm điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm phức tạp, nghiêm trọng; có năng lực
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động điều tra;
- Điều tra viên trung cấp: có trình độ Đại học An ninh, hoặc Đại học Cảnh sát,
hoặc Đại học Luật hoặc tương đương (cử nhân Luật); có kinh nghiệm điều tra các
vụ án thuộc tội phạm nghiêm trọng phức tạp; có khả năng hướng dẫn, kiểm tra các
hoạt động điều tra.
- Điều tra viên sơ cấp: có trình độ Trung học An ninh, hoặc Trung học Cảnh
sát, hoặc trung cấp Pháp lý hoặc tương đương (trung học Pháp lý); có khả năng điều
tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận Điều ra viên do Thủ trưởng cơ quan
quản lý từ cấp tỉnh và cấp quân khi trở lên quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng
cơ quan Điểuta cùng cấp. Cấp ra quyết định bổ nhiệm có quyền miễn nhiệm Điều
tra viên. Theo thông tư số 05 ngày 7 tháng 7 năm 1989 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
(naylà Bộ Công an) thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục trưởng Tổng
cục An ninh quyết định bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận cho Điều tra viên cao cấp,
Điều tra viên trung cấp công tác tại cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát điều
tra thuộc Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

3


Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định bổ
nhiệm và cấp giấy chứng nhận cho Điều tra viên cao cấp. Điều tra viên trung cấp,

Điều tra viên sơ cấp của Công an tỉnh thành phố theo đề nghị của Thủ trưởng cơ
quan Điều tra cấp tỉnh và Trưởng Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
Đối với cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát, việc bổ nhiệm Điều tra viên do
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bổ nhiệm và cấp giấy chứng
nhận đối với Điều tra viên của cục điều tra; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh quyết định bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận đối với Điều tra viên của phòng
điều tra Viện kiểm sát cấp tỉnh.
Đối với cơ quan Điều tra trong quân đội nhân dân, việc bổ nhiệm Điều tra viên
do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận đối với
Điều tra viên thuộc Cục điều tra hình sự và Cục an ninh quân đội; Thủ trưởng cơ
quan quản lý cấp quân khu quyết định bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận đối với các
Điều tra viên thuộc các phòng điều tra, ban điều tra thuộc quân khu, quân chủng,
binh chủng và các cấp tương đương trong quân đội nhân dân.
* Tiêu chuẩn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra.
Trong cơ quan Điều tra, ngoài Điều tra viên là người tiến hành tố tụng được
quy định trong Điều 27, còn có Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra được
quy định trong điều 94 Bộ Luật tố tụng hình sự. Thông thường, Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng cơ quan Điều tra, trước tiên cũng phải đòi hỏi được bổ nhiệm là Điều tra
viên. Ngoài ra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra còn có khả năng tổ
chức, quản lý về mặt hành chính đối với toàn bộ việc làm của Điều tra viên và chịu
trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của cơ quan Điều tra khi thực hiện nhiệm
vụ điều tra, giải quyết vụ án hình sự.
Trong Điều 23 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định tiêu chuẩn của Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra như sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt, trung thực, khách quan; Có trình độ cử nhân luật (tốt nghiệp Đại học An ninh
hoặc Đại học Cảnh sát, hoặc Đại học Luật hoặc tương đương); Có nghiệp vụ điều
tra; Có kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo và phối hợp các hoạt động điều tra;

4



Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan
Điều tra ở trung ương trong mỗi ngành do Thủ trưởng ngành quyết định. Việc bổ
nhiệm các cấp ở địa phương của mỗi ngành do Thủ trưởng ngành quyết định theo
sự đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Điều tra cấp trên trực tiếp.
Như vậy, bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ
quan Điều tra thuộc cấp tỉnh, quân khu, quân chủng, binh chủng và các cấp tương
đương thuộc ngành nào thì do Thủ trưởng của ngành đó quyết định theo sự đề nghị
của Thủ trưởng cơ quan Điều tra cấp Trung ương.
c. Quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Điều
tra và Điều tra viên.
* Thủ trưởng cơ quan điều tra:
Do Thủ trưởng cơ quan Điều tra chịu trách nhiệm chính trong quản lý và tổ
chức các hoạt động điều tra, cho nên Thủ trưởng cơ quan Điều tra có quyền hạn và
trách nhiệm sau đây.
- Quyền hạn: Có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; ra
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; ra quyết định truy
nã bị can; ra quyết định khám xét; thay đổi Điều tra viên trong những trường hợp
được Bộ luật tố tụng hình sự quy định; quyền ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ điều tra; có quyền trực tiếp tiến hành điều tra. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan
Điều tra có thể uỷ nhiệm cho Phó thủ trưởng thực hiện các quyền hạn của mình.
- Trách nhiệm: Thủ trưởng cơ quan Điều tra chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo
mọi hoạt động điều tra của cơ quan Điều tra; chịu trách nhiệm trước Nhà nước,
trước nhân dân và Thủ trưởng quản lý ngành mình về hoạt động điều tra của cơ
quan Điều tra. Trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự mà vi phạm
pháp luật thì tuỳ trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử
lý hành chính.
Trong Điều 624 Bộ Luật dân sự có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gẩya: Cơ quan tiến hành

tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cơ quan tiến hành tố tụng
có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây ra thiệt hại phải hoàn trả khoản

5


tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Pháp luật, nếu
người có thẩm quyền đó có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.
Như vậy, thủ trưởng cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm chính và đảm bảo
việc bồi thường thiệt hại về mặt dân sự đối với những việc làm sai trái của mình
hoặc của cấp dưới mình gây thiệt hại về vật chất tinh thần cho công dân khi thực
hiện các nhiệm vụ về giai đoạn điều tra.
* Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra.
Thông thường, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra là người giúp thủ trưởng cơ
quan Điều tra tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động của cơ quan Điều tra. Nhưng trong
hoạt động tố tụng không giống như trong hoạt động hành chính, Phó thủ trưởng cơ
quan Điều tra không thể thực hiện chế độ ký thay Thủ trưởng mà phải thực hiện chế
độ uỷ nhiệm của Thủ trưởng cho Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra. Khi được uỷ
nhiệm, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong hoạt
động điều tra đã được uỷ nhiệm, tức là, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra có quyền
và trách nhiệm như Thủ trưởng cơ quan Điều tra.
Để đảm bảo cho Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra thực hiện các hoạt động tố
tụng trong giai đoạn điều tra, Điều 22 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định
Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Quyền hạn: Có quyền xử lý vật chứng; ra lệnh bắt bị can để tạm giam; ra
lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp; ra quyết định tạm giữ, tạm giam; ra lệnh
khám xét; ra quyết định kê biên tài sản, thực hiện các hoạt động điều tra như đối với
Điều tra viên;
- Trách nhiệm: Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước

Nhà nước, trước nhân dân về thựchiện những quyền hạn mà pháp luật quy định,
đảm bảo những quyết định mà mình đưa ra là có căn cứ và đúng pháp luật; khi được
thủ trưởng cơ quan Điều tra uỷ nhiệm, Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra phải chịu
trách nhiệm như đối với Thủ trưởng cơ quan Điều tra trong các hoạt động của mình.
Trong Điều 22 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự có quy định: Cấp huyện,
Trưởng Công an cấp huyện làm nhiệm vụ Thủ trưởng đội điều tra, Phó trưởng Công
an phụ trách công tác điều tra là Phó thủ trưởng đội điều tra của lực lượng Cảnh sát
nhân dân. Như vậy, ở cấp huyện, Trưởng Công an, Phó trưởng Công an huyện đồng

6


thời là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng đội điều tra vừa làm nhiệm vụ quản lý cơ quan
Công an cấp huyện, vừa làm nhiệm vụ điều tra tố tụng. Cho nên, không cần thiết
phải bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận. Về nguyên tắc, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng
đội điều tra cấp huyện có quyền và trách nhiệm sau đây:
- Quyền hạn: có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam; ra lệnh tạm giam; ra
lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp; ra lệnh tạm giữ; ra hạn tạm giữ; ra lệnh
khám xét;
- Trách nhiệm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng đội điều tra phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các hoạt động tố tụng của mình. Trong trường hợp vi phạm thì
tuỳ trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý hành
chính.
* Điều tra viên.
Trong Điều 94 BLTTHS, Điều 24 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định
quyền và trách nhiệm của Điều tra viên: Khi được phân công điều tra một phần
hoặc toàn bộ vụ án, Điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ
Luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra
của mình.
Như vậy, Điều tra viên có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Quyền hạn của Điều tra viên.
Có quyền tự mình tiến hành các biện pháp điều tra do pháp luật quy định. Khi
tiến hành các biện pháp điều tra, Điều tra viên lập và ký các biên bản trong hoạt
động tố tụng, đóng dấu cơ quan Điều tra trên chữ ký trong các biên bản do Điều tra
viên lập; thực hiện các lệnh, các quy định, các yêu cầu của thủ trưởng, phó thủ
trưởng cơ quan Điều tra; thu giữ, tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu liên quan
đến vụ án hình sự mà Điều tra viên được giao thực hiện các biện pháp điều tra:
khám nghiệm hiện trường, khám sát…mà thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan Điều
tra giao cho; quyết định tiến hành các biện pháp điều tra trong việc giải quyết vụ án:
hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; quyết định tiến hành
đối chất; nhận dạng; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; xem xét dấu
vết trên thân thể: tham dự giám định; đưa ra yêu cầu phối hợp, hỗ trợ với đơn vị
cảnh sát, kiểm soát quân sự trong khi tiến hành các hoạt động điều tra (Điều 19

7


Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự); Điều tra viên có quyền kiến nghị với thủ trưởng
những biện pháp điều tra thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng. Trong
trường hợp không nhất trí với quyết định của thủ trưởng thì Điều tra viên vẫn phải
chấp hành, nhưng có quyền khiếu nại lên cơ quan Điều tra viên vẫn phải chấp hành,
nhưng có quyền khiếu nại lên cơ quan Điều tra cấp trên phải trả lời khiếu nại đó.
Điều tra viên được ưu tiên mua vé đi lại bằng phương tiện công cộng, được miễn
cưới phí giao thông trong thành phố, thị xã trong khi tiến hành các hoạt động điều
tra; được sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức xã hội và tư nhân, kể cả người điều khiển phương tiện ấy (trừ
các phương tiện của các cơ quan ngoại giao) trong trường hợp cần thiết để ngăn
chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn;
- Trách nhiệm của Điều tra viên:
Điều tra viên phải chịu trách nhiệm về các hoạt động điều tra của mình trước

Thủ trưởng cơ quan Điều tra và trước pháp luật; phải hoàn trả lại ngay cho chủ sở
hữu phương tiện giao thông, thông tin liên lạc khi tình huống cấp thiết không còn
trong trường hợp đã sử dụng các phương tiện đó vào những tình huống cấp thiết.
Nếu các phương tiện đó bị hư hỏng hoặc bị mất thì cơ quan Điều tra, nơi Điều tra
viên làm việc phải có trách nhiệm bồi thường; Điều tra viên phải từ chối giải quyết
vụ án hình sự khi thấy rằng mình sẽ không vô tư trong việc giải quyết vụ án hình
sự; Điều tra viên phải giữ bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ Luật tố tụng hình sự thì Điều tra viên phải tự từ
chối hoặc bị thay đổi nếu Điều tra viên đó là người bị hại, nguyên đơn tâm sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp
pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo; là dịch trong vụ
án đó, hoặc có những căn cứ khác cho rằng Điều tra viên sẽ không vô tư trong việc
thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra, nếu Điều tra viên đã tham gia tố tụng trong vụ án đó
với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc Thư ký phiên toà
thì cũng phải từ chối hoặc bị thay đổi.
3. Kiểm sát viên
a. Khái niệm

8


Trong Điều 28 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: Viện kiểm sát có nhiệm vụ
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hiện quyền công tố,
đảm bảo cho pháp luật được chấp hành của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Để
Viện kiểm sát thực hiện được nhiệm vụ của mình đòi hỏi trong cơ quan Viện kiểm
sát phải có những Kiểm sát viên. Hoạt động của Kiểm sát viên trong các giai đoạn
tố tụng chủ yếu là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố, điều tra,
xét xử và thực hiện nhiệm vụ truy tố người phạm tội trước Toà án, đảm bảo không
để một người nào bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị
xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Vì

vậy, Pháp luật tố tụng hình sự quy định tiêu chuẩn cụ thể, cũng như quyền và trách
nhiệm của Kiểm sát viên nhằm đảm bảo cho Kiểm sát viên có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.
Điều 1 Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quy định: Kiểm sát
viên là người tiến hành tố tụng được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tố tụng và thực hành quyền công tố tại phiên toà.
b. Tiêu chuẩn cụ thể của Kiểm sát viên.
Điều 2, Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quy định: công
dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và
trung thực, có kiến thức pháp lý và có nghiệp vụ kiểm sát, nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật, có thnh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có sức khoẻ hoàn thành
nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên là chức danh được bổ nhiệm theo quy định của Nhà nước thực
hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. Kiểm
sát viên được chia làm ba bậc: Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
hoặc của Viện Kiểm sát Quân sự trung ương; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Quân sự cấp quân khu; Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoặc Kiểm sát viên Viện kiểm sát Quân sự khu
vực.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện Kiểm sát Quân sự Trung
ương: có trình độ cử nhân Luật, hoặc có trình độ cao đẳng Kiểm sát; có thời gian

9


làm công tác kiểm sát từ 8 năm trở lên; có năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm sát
việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát Quân sự Trung ương ngoài các tiêu chuẩn

nói trên còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Viện Kiểm sát Quân sự cấp quân khu: có trình độ cử nhân Luật hoặc có trình
độ Cao đẳng Kiểm sát; có thời gian công tác pháp luật từ 6 năm trở lên; có năng lực
thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố
thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Quân sự cấp quân khu và tương đương
ngoài các tiêu chuẩn nói trên còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ;
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, Viện Kiểm sát Quân sự tỉnh, khu vực: có trình đọ cử nhân Luật hoặc Cao
đẳng Kiểm sát; có thời gian công tác pháp luật từ 4 năm trở lên; có năng lực thực
hiện nhiệm vụ kiểm sát, thực hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Đối với Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Quân sự cấp tỉnh, khu vực ngoài tiêu
chuẩn nói trên còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ.
c. Quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên
*. Quyền hạn của Kiểm sát viên.
Điều 9 Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quy định: Trong
phạm vi công tác kiểm sát được giao, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát cấp mình theo quy định của pháp luật, trừ
những việc thuộc thẩm quyền của Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng.
Như vậy, quyền hạn của Kiểm sát viên gắn liền với quyền hạn của Viện kiểm
sát khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng
hình sự. Ngoài ra tuỳ theo nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong từng
giai đoạn tố tụng hình sự mà Kiểm sát viên có quyền hạn và trách nhiệm khác nhau.

10



- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố: Kiểm sát viên có những quyền sau:
kiểm sát viên khởi tố, tự mình khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và chuyển đến
cơ quan Điều tra để yêu cầu tiến hành điều tra; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn
quyết định của cơ quan Điều tra đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự,
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan
Điều tra truy nã bị can; yêu cầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung;
yêu cầu cơ quan Điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi
phạm pháp luật của Điều tra viên, nếu có, kiểm sát việc khám xét, khám nghiệm,
việc hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra khác của cơ quan Điều tra; trực tiếp
hỏi cung bị can khi cần thiết; quyết định truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra,
chuyển vụ án, huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan Điều tra; yêu cầu
thủ trưởng cơ quan Điều tra thay đổi Điều tra viên vi phạm pháp luật trong khi tiến
hành tố tụng;
- Trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên có quyền: kiểm sát việc xét xử, đảm
bảo việc xét xử đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự; tham dự phiên toà xét
xử; đọc bản cáo trạng, tranh luận tại phiên toà; kháng nghị đối với bản án và quyết
định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo trình tự phúc thẩm; kiểm sát việc
thi hành bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án;
- Ngoài ra Kiểm sát viên còn có các quyền khác sau đây: Kiểm sát viên có
quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật;
nếu Viện trưởng Viện kiểm sát vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành,
nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Kiểm sát viên
hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; Kiểm sát
viên được cấp trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên để làm nhiệm vụ.
*. Trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Khi thi hành nhiệm vụ, Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất,
mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

11


Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi là người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị
can; bị cáo, là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch
trong vụ án đó, hoặc có căn cứ khác cho rằng nếu để Kiểm sát viên thực hiện công
vụ thì họ sẽ không vô tư trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, nếu Kiểm sát viên đã
tham gia tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân hoặc Thư ký phiên toà thì cũng phải từ chối hoặc bị thay đổi.
Kiểm sát viên không được tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các dịch
vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm sát viên phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Kiểm sát viên phải giữ bí mật công tác theo
quy định của pháp luật.
4. Thẩm phán.
a. Khái niệm
Xét xử vụ án hình sự được coi là một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong tố
tụng hình sự. Thông qua giai đoạn này, Toà án xác định một người có tội và phải
chịu hình phạt hay không có tội để từ đó đưa ra bản án hoặc quyết định phù hợp với
pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
Thực hiện nhiệm vụ xét xử, đảm bảo công lý, bảo vệ được pháp chế xã hội
chủ nghĩa trước tiên phải kể đến Thẩm phán toà án, người trực tiếp được giao nhiệm
vụ xét xử vụ án hình sự. Vì vậy, Thẩm phán được coi là người tiến hành tố tụng
trong giai đoạn xét xử.
Để đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, Thẩm phán

Toà án phải có những tiêu chuẩn nhất định về thể lực, trí lực, đạo đức và phải được
tuyển chọn bổ nhiệm theo một trình tự nhất định. Toà án chỉ có thể hoàn thành được
nhiệm vụ xét xử khi lựa chọn được đội ngũ Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn mà pháp
luật quy định. Luật tổ chức Toà án năm 1992 đã quy định chế độ tuyển chọn và bổ

12


nhiệm Thẩm phán Toà án nhằm lựa chọn được đội ngũ Thẩm phán vừa có đức, có
tài thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án.
Như vậy, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án.
b. Tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán.
Để trở thành Thẩm phán, ngoài những tiêu chuẩn chung của những người tiến
hành tố tụng được nêu ở phần trên, còn có những tiêu chuẩn cụ thể, tuỳ thuộc vào
cấp Toà án, nơi Thẩm phán được giao thực hiện nhiệm vụ xét xử. Theo pháp lệnh về
Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Thẩm phán được tổ chức của Toà án:
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án Quân sự trung ương; Thẩm phán Toà án
nhân dân cấp tỉnh, Toà án Quân sự cấp quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà
án nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự khu vực. Để trở thành Thẩm phán phải có
các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án Quân sự trung ương: có trình độ
cao đẳng Toà án hoặc Đại học Luật (cử nhân Luật); có thời gian làm công tác pháp
luật từ 8 năm trở lên; có năng lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án
nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật tố tụng.
Đối với Thẩm phán Toà án Quân sự trung ương thì ngoài các tiêu chuẩn kể
trên còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ.
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà
án Quân sự cấp quân khu và tương đương có trình độ cao đẳng Toà án hoặc Đại học
Luật (cử nhân Luật); có thời gian làm công tác pháp luật từ 6 năm trở lên, có năng

lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Toà án Quân sự quân khu hoặc tương đương theo quy định của
pháp luật tố tụng;
Đối với Thẩm phán Toà án Quân sự cấp quân khu và tương đương ngoài các
tiêu chuẩn kể trên còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ.
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
Toà án Quân sự khu vực: có trình độ cao đẳng Toà án hoặc Đại học Luật (cử nhân
Luật); có thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên; có năng lực xét xử các

13


vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, Toà án Quân sự khu vực theo quy định của pháp luật tố tụng.
Đối với Thẩm phán Toà án Quân sự khu vực thì ngoài các tiêu chuẩn kể trên
còn phải là sĩ quan quân đội tại ngũ.
Ngoài những tiêu chuẩn cụ thể kể trên, trong hướng dẫn của Toà án về tuyển
chọn Thẩm phán còn quy định cụ thể tiêu chuẩn sau:
- Thẩm phán phải là người có ngoại hình đẹp, không bị dị tật, dị hình làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ
của người Thẩm phán;
- Những người sau đây không thể trở thành Thẩm phán: người đã bị kết án về
tội cố ý, không phụ thuộc vào việc đã được xoá án hay chưa được xoá án; người đã
bị kết án về tội vô ý, nhưng chưa được xoá án; người đã vi phạm kỷ luật, vi phạm
đạo đức gây ảnh hưởng xấu hoặc mất uy tín trong quần chúng nhân dân; người có
người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con cùng chung sống trong gia đình mà họ
có những việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có hệ thống.

* Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Thẩm phán có những quyền hạn và trách

nhiệm sau đây:
- Quyền hạn của Thẩm phán: Thẩm phán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân
thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo quy định của
pháp luật tố tụng; Thẩm phán hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy
định của Nhà nước; Thẩm phán được cấp trang phục, giấy chứng minh Thẩm phán
để làm nhiệm vụ; Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử.
- Trách nhiệm của Thẩm phán: Thẩm phán phải cam chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nếu có hành vi vi phạm
pháp luật thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà xử lý kỷ luật hay truy
cứu trách nhiệm hình sự; Thẩm phán phải giữ bí mật công tác theo quy định của
pháp luật; Thẩm phán phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

14


Thẩm phán không được tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các dịch vụ
khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi họ vừa là người
bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc
của bị can, bị cáo; là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch trong vụ án đó, hoặc có căn cứ khác cho rằng nếu để cho Thẩm phán
thực hiện công vụ thì họ sẽ không vô tư trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, nếu
Thẩm phán đã tham gia xét xét sơ thẩm hoặc phúc thẩm, hoặc đã tiến hành tố tụng
trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà thì
cũng phải từ chối hoặc bị thay đổi.
5. Hội thẩm nhân dân.
a. Khái niệm:
Tuân thủ nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong hoạt động tố tụng hình sự, Hiến
pháp 1992 và một số văn bản pháp luật tố tụng quy định việc xét xử của Toà án

nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án Quân sự có Hội thẩm quân nhân tham
gia. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Do tham gia vào công tác xét xử vụ án hình sự và Hội thẩm nhân dân ngang
quyền với Thẩm phán, có nghĩa rằng, Hội thẩm có quyền quyết định những vấn đề
liên quan đến quyền và lợi ích của công dân, cho nên Hội thẩm được coi là người
tiến hành tố tụng. Đồng thời, Hội thẩm phải đạt những tiêu chuẩn nhất định thì mới
có thể hoàn thành được nhiệm vụ xét xử của Toà án.
Khác với những quy định về những người tiến hành tố tụng khác, Hội thẩm
không phải là người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, mà là người của
cơ quan Nhà nước khác, các tổ chứ xã hội được bầu hoặc cử tham gia vào việc giải
quyết vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, đây là đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa trong việc giải quyết
vấn đề tội phạm trong xã hội. Việc Hội thẩm là thành viên xét xử vụ án hình sự thể
hiện sự tham gia của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.

15


Như vậy, Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu hoặc cử theo
quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của
Toà án.
b. Tiêu chuẩn cụ thể của Hội thẩm.
Do Hội thẩm là người tiến hành tố tụng, cho nên ngoài những tiêu chuẩn
chung về những người tiến hành tố tụng đã nêu ở phần trên, tuỳ theo Hội thẩm làm
việc trong Toà án cấp nào mà có tiêu chuẩn cụ thể cho Hội thẩm ở cấp đó.
Theo Điều 2 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân thì việc
xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia; việc xét xử của Toà án
Quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Như
vậy, tham gia vào việc xét xử có Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân nhân.
Hội thẩm phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất

đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có kiến thức pháp lý, nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có sức khoẻ hoàn thành
nhiệm vụ được giao, có ngoại hình đẹp, không bị dị tật, dị hình ảnh hưởng đến tư
thế của người Hội thẩm, có uy tín với nhân dân nơi mình cư trú, công tác, có tinh
thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân.
Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội thẩm quân nhân Toà án
Quấnự trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Uỷ ban
Trung ương Mặt trận tổ chức Việt Nam hoặc của Tổng cục chính trị quân đội nhân
dân Việt Nam. Nếu Hội thẩm nhân dân không đủ tiêu chuẩn thì Uỷ ban thường vụ
Quốc hội miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao sau khi đã
thống nhất với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Tổng cục chính
trị quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở cấp này là 5
năm kể từ ngày được cử.
Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp. Nếu Hội thẩm
nhân dân không đủ tiêu chuẩn thì do Hội đồng nhân dân cùng cấp sau khi đã thống
nhất với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân cấp
này theo nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân cùng cấp.

16


Hội thẩm quân nhân Toà án Quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục
chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị
cấp quân khu. Nếu Hội thẩm quân nhân không đủ tiêu chuẩn thì chủ nhiệm Tổng
cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam bãi miễn theo đề nghị của Chánh án Toà
án Quân sự cấp quân khu sau khi đã thống nhất với cơ quan chính trị cấp quân khu.
Hội thẩm quân nhân Toà án Quân sự cấp khu vực do chủ nhiệm chính trị quân
khu cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị cấp sư đoàn hoặc tương đương. Nếu

Hội thẩm quân nhân không đủ tiêu chuẩn thì Chủ nhiệm chính trị cấp quân khu
miễn nhiệm theo sự đề nghị của Chánh án Toà án Quân sự cấp khu vực sau khi đã
thống nhất với cơ quan chính trị cấp sư đoàn.
Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 5 năm kể từ ngày được cử.
c. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm.
- Quyền hạn: khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán và chỉ tuân
theo pháp luật; Hội thẩm được bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết
công tác xét xử của Toà án; nếu Hội thẩm là cán bộ, viên chức Nhà nước, quân
nhân, công nhân, nhân viên quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được
tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
- Trách nhiệm: Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính
chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự: Hội thẩm phải giữ bí mật trong công tác theo quy định của pháp luật; Hội
thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Trong trường hợp Hội thẩm có vi phạm về phẩm chất, đạo đức, hành vi vi
phạm pháp luật không còn xứng đáng là Hội thẩm thì sẽ bị bãi nhiệm.
Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi họ vừa là người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến
vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị
can, bị cáo; là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch
trong vụ án đó, hoặc có căn cứ khác cho rằng nếu để cho Hội thẩm đó thực hiện
công vụ thì họ sẽ không vô tư trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, nếu Hội thẩm
tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó

17


với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà thì cũng phải từ chối
hoặc bị thay đổi.

6. Thư ký phiên toàn.
a. Khái niệm:
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự có nhiều việc phải tiến hành mà nếu chỉ
giao cho Thẩm phán làm nhiệm vụ chủ toạ phiên toà thì không thể thực hiện hết
được. Cho nên cần thiết phải có người giúp việc cho Hội đồng xét xử tiến hành các
hoạt động tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình
sự quy định Thư ký phiên toà cũng được coi là người tiến hành tố tụng.
Về thực chất, công việc của Thư ký phiên toà là thực hiện các công việc mà
Thẩm phán làm nhiệm vụ chủ toạ phiên toà giao cho trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
và ghi chép diễn biến của phiên toà xét xử, thực hiện những việc làm mà Hội đồng
xét xử giao cho. Chính vì vậy, Thư ký phiên toàn được coi là người thực hiện những
nhiệm vụ hành chính pháp lý đảm bảo cho công tác xét xử của Toà án.
Như vậy, Thư ký phiên toà là người tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ hành
chính pháp lý đảm bảo cho việc xét xử vụ án hình sự tại phiên toà và ghi biên bản
phiên toà xét xử.
b. Tiêu chuẩn cụ thể của Thư ký phiên toà.
Cũng như những người tiến hành tố tụng khác, để trở thành Thư ký phiên toà
cũng phải có những tiêu chuẩn nhất định. Nhưng vì Thư ký phiên toà chỉ làm nhiệm
vụ hành chính pháp lý đảm bảo cho việc xét xử vụ án hình sự, cho nên Thư ký
phiên toà đảm bảo cho việc xét xử vụ án hình sự, cho nên Thư ký phiên toà cũng
phải có những tiêu chuẩn chung như đối với những người tiến hành tố tụng khác, có
nghĩa là Thư ký phiên toà phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có
phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có
sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được chánh án toà án chỉ định
làm những nhiệm vụ giúp Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà chuẩn bị
cho việc xét xử và ghi chép diễn biến của phiên toà xét xử.
Mặc dù Thư ký phiên toàn chỉ làm nhiệm vụ mang tính chất hành chính pháp
lý, nhưng có liên quan đến việc giải quyết nghĩa vụ hình sự, cho nên Thư ký phiên


18


toà cũng có quyền và trách nhiệm phải thực hiện. Trong trường hợp Thư ký phiên
toàn không hoàn thành nhiệm vụ của mình, gây ảnh hưởng nhất định đến việc giải
quyết vụ án hình sự thì phải chịu trách nhiệm.
c. Quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký phiên toà.
- Quyền hạn của Thư ký phiên toà: Thư ký phiên toà lập biên bản phiên toà, ký
vào biên bản và đưa cho chủ tạo phiên toà kiểm tra. Trong trường hợp chủ toạ phiên
toà kiểm tra biên bản phiên toà mà có những điểm không đồng ý với Thư ký phiên
toà, yêu cầu Thư ký phiên toà sửa đổi, bỏ đi hoặc bổ sung thì Thư ký phiên toà có
quyền không đồng ý với ý kiến của chủ toạ phiên toà và có quyền bảo lưu ý kiến
cua rmình, yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét lại.
Thư ký phiên toà được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy
định của Nhà nước.
- Trách nhiệm của Thư ký phiên toà: Giúp Thẩm phán chuẩn bị phiên toà trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử như triệu tập những người cần có mặt tại phiên toà; trước
khi bắt đầu phiên toà phổ biến nội quy phiên toà, kiểm tra sự có mặt của những
người có giấy triệu tập; báo cáo những người có mặt tại phiên toà; khi kết thúc
phiên toà giao biên bản đã được ghi cho chủ toạ phiên toà kiểm tra và ký vào biên
bản đó.
Thư ký phiên toà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi họ vừa là
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó
hoặc của bị can, bị cáo; là người bào chữa, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch trong vụ án đó, hoặc có căn cứ khác cho rằng nếu để cho Thư ký
phiên toà thực hiện công vụ thì họ sẽ không vô tư trong khi thi hành công cụ. Ngoài
ra, nếu Thư ký phiên toà đã tham gia tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thì cũng phải từ chối hoặc bị
thay đổi.


19



×