Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bai du thi xu ly tinh huong su pham dat giai C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.67 KB, 9 trang )

1

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015-2016


2

Phần 1: Mô tả tình huống
Tình huống: “Học sinh của lớp chủ nhiệm vô lễ với giáo viên bộ môn”
Em Nguyễn Văn A là học sinh lớp 12CB3 trường THPT B. Trong các tiết học
môn Tin học, em A thường bị giáo viên bộ môn ghi nhận vào sổ đầu bài là không
chép bài, ngủ gục, không mang tài liệu….Giáo viên chủ nhiệm của em A đã nhiều
lần xử lý, nhắc nhở nhưng em A chưa tiến bộ nhiều. Có một lần em A bị giáo viên
bộ môn Tin học ghi nhận là vô lễ với giáo viên. Đây là lỗi nghiêm trọng và theo
quy định phải xếp hạnh kiểm yếu. Em A đã phản ứng rất quyết liệt và cãi tay đôi
với giáo viên bộ môn Tin học vì em A cho rằng mình không có lỗi. Đến giờ ra
chơi, em A đi xuống phòng Đoàn thanh niên cùng giáo viên bộ môn thì có rất
nhiều em học sinh trong lớp 12CB3 và các lớp khác đi theo và tạo nên một đám
đông rất mất trật tự. Giáo viên chủ nhiệm cũng đang có mặt ở phòng Đoàn thanh
niên.
Giáo viên chủ nhiệm cần làm gì trong tình huống này?
Phần 2: Mô tả quá trình xử lý tình huống
Trong tình huống trên giáo viên chủ nhiệm đã xử lý tình huống như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu các em học sinh trong đám đông về lớp, em
A có vi phạm hay không thì đã có giáo viên chủ nhiệm và thầy bộ môn phối hợp
giải quyết. Sau khi giáo viên chủ nhiệm yêu cầu thì một số em về lớp, một số khác
chưa chịu về lớp mà vẫn đứng gần khu vực phòng Đoàn thanh niên nhưng mức độ
mất trật tự đã giảm. Giáo viên chủ nhiệm tiếp tục yêu cầu những học sinh nào
không liên quan thì về lớp của mình, em nào có liên quan đến vi phạm của em A
thì mời vào phòng để phối hợp xử lý. Do học sinh có tâm lý muốn mọi thứ đều


không liên quan đến mình nên đã giải tán về lớp. Về cơ bản sự mất trật tự của đám
đông học sinh đã được giải quyết.


3

- Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm yêu cầu em A viết bản tường trình về sự việc,
lúc này giáo viên chủ nhiệm sang phòng bên cạnh trao đổi với giáo viên bộ môn về
nội dung vi phạm của em A.
- Khi giáo viên bộ môn Tin học đến giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm quay
lại phòng Đoàn thanh niên để trao đổi với em học sinh A về các sự việc xảy ra
trong tiết học vừa qua, đồng thời giáo viên chủ nhiệm thu lại bản tường trình của
em A. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm cho em A về lớp tiếp tục học tiết kế tiếp.
- Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm lần lượt mời từng học sinh của lớp trong đó
gồm một số bạn chơi thân với em A, một số học sinh không thuộc nhóm chơi thân
với em A, lớp trưởng và trong số học sinh được mời có học sinh ngoan, trung thực
có ý thức tập thể cao trong lớp xuống phòng Đoàn viết bản tường trình về tiết Tin
học, hỏi một số vấn đề có liên quan….Những em này ngồi viết tường trình riêng,
giáo viên chủ nhiệm không cho các em trao đổi với nhau khi viết.
Như vậy giáo viên chủ nhiệm đã có nhiều kênh thông tin về sự việc diễn ra
trong giờ tin học và nội dung sự việc như sau: Trong tiết học, em A nhiều lần nằm
gục lên bàn học sinh, giáo viên bộ môn cho rằng em A không chép bài nên đã nhắc
nhở em A, em A nói mình có chép bài, không tin thì kiểm tra tập. Trong tập em A
chỉ chép được một đoạn của bài học. Giáo viên bộ môn kết luận em A chưa chép
bài đầy đủ. Em A cãi nếu không có chép bài thì sao trong tập có một đoạn bài học
và em vứt quyển tập của mình xuống bàn rất mạnh tay và nói “nè thầy coi đi , em
có chép bài nên thầy không có quyền ghi em vào sổ đầu bài, thầy ghi em không
phục”. Những học sinh trong lớp cũng cho rằng em A không đáng bị ghi nhận và
ồn lên. Giáo viên bộ môn đã cho rằng em A vứt tập trước mặt thầy là không tôn
trọng thầy nên đã ghi vào sổ đầu bài em A có thái độ vô lễ với giáo viên. Lúc này

em A đã phản ứng rất mạnh và cãi lại do không phục cách xử lý của giáo viên bộ
môn, đồng thời em A nghĩ rằng nếu ghi nhận em vô lễ thì hạnh kiểm có thể bị xếp
loại yếu và có nguy cơ không được dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Những
bạn chơi thân với A cho rằng A có lý nên cùng phản ứng với giáo viên bộ môn.
Đến giờ ra chơi, các em này đã tập trung thành một nhóm cùng A với giáo viên bộ
môn xuống phòng Đoàn thanh niên. Nhiều học sinh ở các lớp khác không biết


4

chuyện gì nhưng do tính hiếu kỳ cũng tập trung lại thành đám đông lớn cùng đi về
phòng Đoàn tạo nên sự mất trật tự.
- Sau khi nắm rõ nội dung sự việc, giáo viên chủ nhiệm đã chủ động gặp giáo
viên bộ môn trao đổi về sự việc đã diễn ra đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng
cung cấp thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, tính tình của em học sinh A. Qua
đó, giáo viên chủ nhiệm thống nhất lại với giáo viên bộ môn biện pháp giáo dục
uốn nắn em học sinh A. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm thống nhất với giáo viên
bộ môn cách thức giải quyết vi phạm của học sinh: một là mời phụ huynh phối hợp
giáo dục em A; hai là xem xét hạ hạnh kiểm tính trong tháng do lỗi có thái độ
không tôn trọng giáo viên trong giao tiếp ứng xử, đồng thời do học sinh thiếu sự
kiềm chế nên trong lúc bực tức đã cãi lại giáo viên (xếp loại hạnh kiểm mức nào sẽ
quyết định sau khi làm việc với em A, phụ huynh học sinh A và xem xét thái độ
của em A sau khi đã bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc đã xảy ra).
- Tiếp tục giáo viên chủ nhiệm mời em A làm việc riêng, thông báo tóm tắt các
nội dung trong các bản tường trình của các bạn về sự việc đã xảy ra (không nêu tên
các học sinh đã viết tường trình), nhấn mạnh vào các nội dung tường trình của lớp
trưởng và em học sinh ngoan, trung thực trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu
học sinh A xác nhận lại các sự kiện trên sự kiện nào đúng sự kiện nào chưa đúng…
và cho em học sinh A trình bày ý kiến cá nhân của mình (thời gian em học sinh A
trình bày khoảng 30 phút, giáo viên chỉ nghe và gợi mở để em A trình bày tất cả

những gì mình nghĩ theo ý kiến chủ quan). Sau khi học sinh nói xong, giáo viên
chủ nhiệm phân tích cho học sinh hiểu hai vấn đề:
+ Về thái độ chưa nghiêm túc trong học tập: hay nằm gục trên bàn, chép bài
chưa đầy đủ. Ví dụ sức khỏe có vấn đề thì phải xin xuống phòng y tế chứ không
được nằm gục trên bàn học sinh. Về vấn đề chép bài chưa hoàn chỉnh do mệt thì
cũng có thể xin giáo viên bộ môn về nhà hoàn chỉnh bài học sau. Đã chấp nhận đi
học thì phải ghi bài đầy đủ và chú ý nghe giảng.
+ Về thái độ ứng xử chưa tốt đối với giáo viên bộ môn: việc giáo viên nhắc
nhỡ ghi bài là muốn em học tốt hơn. Tuy nhiên do em thiếu sự kiềm chế cảm xúc


5

nên đã làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Thái độ học tập chưa nghiêm túc
là đã sai nhưng thái độ ứng xử với giáo viên như thế thì lại càng sai hơn.
Qua phân tích, học sinh A đã nhận ra bản thân đã sai khi có thái độ không tôn
trọng giáo viên bộ môn trong giao tiếp ứng xử, trong học tập đã không nghiêm túc
ghi chép bài vỡ đầy đủ. Giáo viên chủ nhiệm thông báo xem xét hạnh kiểm của học
sinh A và mời phụ huynh phối hợp giải quyết.
- Buổi họp phụ huynh được tiến hành gồm có giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn, phụ huynh của học sinh A và em học sinh A. Trong buổi họp, giáo viên
chủ nhiệm đã tóm tắt lại các nội dung vi phạm của học sinh, cho học sinh trình bày
suy nghĩ của bản thân về nội dung vi phạm, mời giáo viên bộ môn ý kiến, mời phụ
huynh em học sinh A ý kiến.
Về hình thức xử lý: xếp loại hạnh kiểm tháng của em A là loại yếu do lỗi
không tôn trọng giáo viên trong tiết học khi được giáo viên nhắc nhở về vấn đề học
tập chưa nghiêm túc.
Giáo viên chủ nhiệm nhắc lại với phụ huynh điều kiện được dự thi tốt nghiệp
về học lực và hạnh kiểm. Giáo viên chủ nhiệm thống nhất với phụ huynh và giáo
viên bộ môn biện pháp nhắc nhở, động viên em A cố gắng tiến bộ, cùng nhau tạo

điện kiện thuận lợi cho em A trong học tập, hướng dẫn em về cách thức giao tiếp
ứng xử trong nhà trường và cuộc sống. Nếu em A có cố gắng khắc phục sai phạm,
có cố gắng trong học tập sẽ xem xét đánh giá hạnh kiểm cuối năm để em A có thể
đạt đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm thông báo với lớp về kết quả
làm việc với phụ huynh của em học sinh A, thông báo xếp loại hạnh kiểm của em
A, nhắc lại điều kiện dự thi tốt nghiệp và cơ hội dự thi của em A nếu có sự cố gắng
tiến bộ. Tư vấn các học sinh trong lớp có hướng giúp đỡ, nhắc nhỡ em học sinh A
để tiến bộ hơn. Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhỡ tất cả các học sinh trong lớp tránh
tình trạng tập trung gây mất trật tự theo đám đông, mọi chuyện bức xúc có thể gặp
giáo viên chủ nhiệm hoặc ban tư vấn học đường giải bày không phản ứng quá đáng
và thiếu tôn trọng người khác. Tiếp sau đó giáo viên chủ nhiệm mời các em học


6

sinh tập trung theo đám đông gây mất trật tự nhắc nhở riêng và cho mỗi em tự viết
kiểm điểm để khắc phục.
- Giáo viên chủ nhiệm gặp lãnh đạo nhà trường báo cáo nội dung vi phạm các
biện pháp đã xử lý em học sinh A, đề nghị nhà trường nhắc nhở học sinh toàn
trường về việc tập trung thành đám đông gây mất trật tự trong tiết sinh hoạt dưới
cờ nhằm tránh tình trạng này tái diễn gây ảnh hưởng không tốt.
- Kết quả cuối năm học, em học sinh A đã đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp trung
học phổ thông và em A đã đậu trong kỳ thi này.
Phần 3: Phân tích, nhận xét
- Qua tình huống đã thể hiện một điều đó là một sự việc từ đơn giãn lại trở
nên rất nghiêm trọng do có nhiều nguyên nhân sâu xa bên trong:
+ Giữa học sinh và giáo viên bộ môn thiếu hiểu biết nhau. Giáo viên bộ môn
chưa hiểu hoàn cảnh, tính tình em học sinh A.
+ Cách xử lý việc em A chưa chép bài đủ của giáo viên bộ môn chưa thuyết

phục được em A và các học sinh trong lớp dẫn đến căng thẳng thêm sự việc. Đồng
thời nguyên nhân sâu xa là do các tiết học khác giáo viên bộ môn chưa quản lý lớp
tốt nên xem việc ghi sổ đầu bài những em học sinh vi phạm trong tiết học là biện
pháp để ổn định lớp, giáo viên bộ môn chưa phân tích để học sinh hiểu rõ mức độ
sai phạm của bản thân. Từ đó, nhiều học sinh trong lớp có thái độ bất mãn và chỉ
cần một sự việc đơn giãn cũng có thể làm cho các em phản ứng mạnh.
+ Bản thân em học sinh A thì chưa kiềm chế được cảm xúc và có nhiều bạn
trong lớp ủng hộ nên đã quên đi bản thân mình đã vi phạm nội quy và có thái độ
chưa tốt, cãi lại giáo viên bộ môn. Em A do mất bình tĩnh nên không thể từ từ trao
đổi với giáo viên bộ môn hoặc tìm giáo viên chủ nhiệm để giải bày.
+ Về phía giáo viên chủ nhiệm chưa tư vấn triệt để em học sinh A về thái độ
học tập chưa nghiêm túc trong những lần vi phạm trước đó. Giáo viên chủ nhiệm
cũng chưa chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn để tìm biện pháp để học sinh
tập trung học và hạn chế những vi phạm trong giờ bộ môn Tin học.


7

+ Nhiều học sinh đang trong độ tuổi muốn thể hiện bản thân mà không nghĩ
đến hậu quả, có tâm lý đám đông nên đã gây mất trật tự trong khuôn viên trường
với số lượng lớn.
- Trong tình huống, giáo viên chủ nhiệm đã giải quyết được các vấn đề:
+ Việc gây mất trật tự của nhiều học sinh tại thời điểm ra chơi.
+ Giải quyết vi phạm của em học sinh A theo hướng giúp em A nhận ra lỗi của
bản thân và có ý thức khắc phục để tiến bộ.
+ Phối hợp với giáo viên bộ môn và gia đình cùng giúp đỡ, giáo dục em học
sinh A giúp em học sinh A có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp cuối năm.
- Những việc làm của giáo viên chủ nhiệm đã có những tác dụng nhất định:
+ Việc giải tán đám đông gây mất trật tự là việc cần làm đầu tiên để ổn định
tình hình trước khi có thể giải quyết được vấn đề. Học sinh có tâm lý đám đông

nên cần làm mất đi hiệu ứng này để các em phân tán ra, thường thì học sinh có
tâm lý không muốn liên quan việc vi phạm của bạn nên giáo viên có thể tận dụng
điểm này để giải tán các em trước.
+ Thông tin đúng về sự việc là điều rất quan trọng trước khi đưa ra biện pháp
giải quyết vấn đề, nên giáo viên chủ nhiệm cần có nhiều nguồn thông tin tin cậy để
kiểm chứng nội dung sự việc sau khi trao đổi với giáo viên bộ môn và bảng tường
trình của học sinh A. Đặc biệt, trong lớp giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm một vài
học sinh có tính tình trung thực, khách quan và có ý thức tập thể cao để có được
nguồn thông tin chính xác. Khi thu thập thông tin việc để cho mỗi học sinh viết
tường trình riêng nhằm hạn chế việc thống nhất của của các em gây nhiễu thông
tin.
+ Em A là một học sinh không ngoan, thường xuyên quy phạm nội quy của
lớp và của trường cũng có nguyên nhân từ gia đình. Cha em A muốn cho em A
nghỉ học để phụ giúp gia đình điều khiển máy gặt đập liên hợp cùng với anh trai. A
không có động lực học tập do gia đình không ủng hộ. Với vai trò là giáo viên thì
việc tạo cho học sinh cơ hội học tập, giúp các em có động lực học tập là trách
nhiệm và là lương tâm nghề nghiệp. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần nói rõ hoàn
cảnh của A để giáo viên bộ môn thông cảm và có hướng giúp đỡ em A tiến bộ hơn.


8

+ Khi làm việc với học sinh A , giáo viên chủ nhiệm cho em được nói trong
một khoảng thời gian dài, được giải bày hết những suy nghĩ sẽ giúp A giải tỏa được
cảm xúc. Điều này giúp giáo viên chủ nhiệm có được nhiều thông tin hơn về học
sinh, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh từ đó có thể đưa ra biện pháp điều
chỉnh suy nghĩ chưa đúng đắn của em. Học sinh tin tưởng giáo viên hơn khi giáo
viên chịu nghe các em nói, tình cảm thầy trò gắn bó hơn và lúc này các biện pháp
giáo dục của giáo viên chủ nhiệm đưa ra thì học sinh A sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn,
tránh được các biểu hiện tiêu cực.

+ Khi làm việc với phụ huynh học sinh, ngoài việc thông báo các vi phạm, các
biện pháp xử lý thì điều quan trọng là giáo viên cần cho phụ huynh thấy được tất
cả những việc đã làm đều là vì sự tiến bộ của học sinh, mong muốn các em có kết
quả học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Từ đó, phụ huynh tin tưởng giáo viên hơn và
có thể phối hợp tốt hơn với nhà trường để giáo dục con em mình. Trường hợp em
học sinh A là gia đình muốn em nghỉ học nên giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm
nhiều hơn, tư vấn, động viên gia đình em A cố gắng tạo điều kiện để A có thể hoàn
thành chương trình phổ thông và có được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để
tương lai có nhiều sự lựa chọn hơn.
+ Về phía các học sinh tạo ra đám đông gây mất trật tự nếu nhìn ở góc độ
thoáng hơn là do các em muốn giúp bạn mình. Tuy nhiên, giáo viên và các đoàn
thể trong nhà trường cần phân tích để học sinh hiểu giúp bạn như thế nào mới
đúng, việc tập trung lại thành nhóm gây mất trật tự là việc làm sai trái. Vì vậy, tiết
sinh hoạt lớp và tiết sinh hoạt dưới cờ là thời gian thích hợp cho việc giáo dục học
sinh với số lượng lớn.
+ Bên cạnh giáo viên và phụ huynh thì chính các em học sinh học chung lớp
mới là những người gần gũi với em A nhiều nhất, có tác động mạnh đến suy nghĩ
của em A. Thông thường, học sinh rất mau quên những gì mình đã hứa, nên em A
có thể vi phạm nội quy tiếp, vì vậy nếu A có được sự quan tâm nhắc nhở của bạn
bè thì khả năng em A vi phạm nội quy sẽ giảm xuống. Giáo viên chủ nhiệm cần
giúp các học sinh lớp mình hiểu được điều này để cùng giáo viên chủ nhiệm giúp
đỡ A tiến bộ.


9

Phần 4: Xây dựng các biện pháp, giải pháp mới
Đối với tình huống đã nêu giáo viên chủ nhiệm đã có các biện pháp giải quyết
mang lại hiệu quả ở một mức độ nhất định đối với học sinh. Tuy nhiên, về phía
giáo viên bộ môn Tin học thì giáo viên chủ nhiệm chưa đưa ra được giải pháp cụ

thể để tránh tình trạng học sinh bất mãn với giáo viên bộ môn. Chính sự bất mãn
này nên từ một lỗi nhỏ của học sinh cũng có thể dẫn tới sự việc nghiêm trọng hơn
rất nhiều. Thông qua tình huống, tôi nhận thấy mối quan hệ giữa giáo viên với học
sinh thường thiếu sự hiểu biết, thông cảm cho nhau, tình cảm thầy trò thiếu sự gắn
bó. Vì vậy để hạn chế sự việc như tình huống cần có các giải pháp sau:
- Tăng cường sự hiểu biết nhau giữa học sinh và giáo viên: hoàn cảnh gia đình
của học sinh, tính tình của học sinh … đặc biệt là những học sinh chưa ngoan cần
được tìm hiểu kỹ và trao đổi với tất cả giáo viên bộ môn của lớp. Điều này sẽ giúp
cho việc giáo dục học sinh đồng bộ hơn.
- Tăng cường kỹ năng xử lý tình huống sư phạm đối với giáo viên tránh việc
xử lý nóng vội gây cho học sinh áp lực, làm học sinh cảm thấy không phục.
- Giáo viên cần lắng nghe học sinh nói, có sự yêu thương các em, giúp đỡ, uốn
nắn kịp thời các em. Khi giải quyết các vấn đề luôn đặt lợi ích của học sinh lên
trên bởi vì các em chưa đủ nhận thức cho mọi việc, giáo viên là người định hướng
cho các em trong suy nghĩ, trong nhận thức, giúp đỡ khi các em cần.
- Tăng cường các hoạt động tập thể giữa giáo viên và học sinh giúp tạo ra sự
gắn kết giữa hai đối tượng tạo điều kiện cho việc giáo dục học sinh tốt hơn.



×