Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.18 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ THANH THỦY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN
ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Đà Nẵng – 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Phản biện 1: PGS. Ngô Hà Tấn
Phản biện 2: GS.TS Đặng Thị Loan

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày
27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng giữ vai trò
quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây
dựng cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý và triển khai thực
hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều hạn chế, yếu kém,
dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém, làm
giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.... tình trạng này do nhiều
nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do hạn chế ở các khâu
quản lý, kiểm soát của quá trình hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm
vụ quản lý các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Số lượng các công trình và vốn ngân sách
thành phố giao cho Ban QLDA quản lý tăng hàng năm. Tuy nhiên,
qua các lần Thanh tra, Kiểm toán nhà nước kiểm tra các công trình
do Ban QLDA điều hành thì vấn đề liên quan đến quản lý, kiểm soát
chất lượng, tiến độ công trình, công tác nghiệm thu, quyết toán vẫn
còn nhiều hạn chế, sai phạm cần phải khắc phục.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại Ban QLDA tôi chọn đề tài
luận văn với mong muốn tìm ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt vốn
đầu tư XDCB “Hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của

mình từ nguồn NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý, kiểm soát
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở


2

đó đánh giá thực trạng công tác kiểm soát vốn đầu tư tại Ban Quản lý
dự án nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB
từ NSNN tại Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu: Các công trình XDCB sử dụng vốn
NSNN do Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn là chủ đầu tư và quản lý, điều hành trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng những lý luận chung về quản lý, kiểm soát vốn đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN và những quy định hiện hành của hệ
thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này và phương pháp phân
tích, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp
kết hợp khác đối chiếu với tình hình thực tế tại Ban QLDA từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình
quản lý, kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu về công tác kiểm soát vốn đầu tư từ góc
độ của Ban quản lý dự án đây là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu

tư đồng thời là đơn vị trực tiếp giám sát thi công công trình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo luận
văn gồm có 03 chương
- Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm soát vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ĐTXD các


3

công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ĐTXD
các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Tổng quan tài liệu
Một số tác giả đã nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB
trong đó chủ yếu đề cập đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại các
kho bạc nhà nước và công tác quản lý vốn đầu tư của cấp quyết định
đầu tư như:
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kế toán
với đề tài: “Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại các
Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Đà Nẵng” của tác
giả Võ Anh Dũng tại trường Đại học Đà Nẵng, năm 2010.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 5” của tác giả Phạm Hữu Vinh tại trường Đại học Đà
Nẵng, năm 2011.
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài: “Quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các dự án do Ủy
ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa là chủ đầu tư” của tác giả Lê Văn Hà
tại Đại học Đà Nẵng, năm 2016.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT NỘI
BỘ
1.1.1. Các khái niệm
a. Kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của COSO
Theo COSO (2013), kiểm soát nội bộ được định nghĩa như
sau: “Kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành
bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế
để đem lại một sự đảm bảo hợp lý đối với việc đạt được mục tiêu
hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định
liên quan” [15, tr.45].
Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ của Hội đồng quốc gia chống
gian lận về báo cáo tài chính (COSO) đã đưa định nghĩa: “KSNB là
một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý và các nhân viên
của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu sau: (i) Hoạt động hữu hiệu và hiệu
quả; (ii) Thông tin đáng tin cậy; (iii) Sự tuân thủ các luật lệ và quy
định” [33].
b. Kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công
Hướng dẫn chuẩn mực KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định
nghĩa về KSNB như sau:

KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương
pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm
sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương
cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ
của tổ chức.


5

- Bảo vệ nguồn lực không bị thất thoát, lãng phí, tham ô và vi
phạm pháp luật.
- Khuyến khích việc tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà
nước và nội bộ.
- Xây dựng, duy trì các dữ liệu tài chính và lập báo cáo kịp
thời.
Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm
2001, INTOSAI GOV 9100 định nghĩa KSNB như sau: “KSNB là
một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá
nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi
ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ
chức”.
Mục tiêu của tài liệu INTOSAI GOV 9100 nhằm thiết lập và
duy trì KSNB hữu hiệu trong khu vực công.
1.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
a. Môi trường kiểm soát
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình xác định và phân tích các rủi ro
liên quan đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện
pháp xử lý phù hợp.

➢Nhận dạng rủi ro
Liên quan đến khu vực công, các cơ quan Nhà nước phải kiểm
soát các rủi ro làm ảnh hưởng đến mục tiêu được giao của đơn vị.
➢ Đánh giá rủi ro
Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro, tuy nhiên cần phải
đánh giá một cách có hệ thống. Có thể nhà lãnh đạo sẽ xây dựng các
tiêu chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó
nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực để đối phó rủi ro.
➢ Đối phó với rủi ro
Có bốn biện pháp đối phó rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi


6

ro, né tránh rủi ro và hạn chế rủi ro. Đơn vị Nhà nước làm theo
nhiệm vụ được giao nên trong phần lớn các trường hợp rủi ro được
xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB có hiệu quả để giữ rủi ro ở
mức chấp nhận được.
c. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục được thiết
lập để đối phó rủi ro và đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ
chức.
Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều chính sách và thủ tục
như:
➢ Thủ tục phân quyền và xét duyệt.
Các bộ phận có phân định chức năng nhiệm vụ và phân cấp ủy
quyền rõ ràng.
➢ Phân chia trách nhiệm
Phân chia trách nhiệm với mục đích để cho các nhân viên
kiểm soát lẫn nhau.

➢ Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách
Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong
những cá nhân được giao trách nhiệm bảo quản và sử dụng tài sản.
➢ Kiểm tra, đối chiếu
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra, đối chiếu trước và
sau khi xử lý.
➢ Rà soát việc thực hiện các hoạt động
Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên các chuẩn
mực, nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu.
➢ Rà soát việc điều hành, xử lý và hoạt động
Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ
để đảm bảo chúng tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những
quy định hiện hành.
Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên


7

bao gồm:
+ Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu
trách nhiệm giao cho mỗi thành viên.
+ Đánh giá một cách có hệ thống công việc của mỗi thành viên
trong phạm vi cần thiết.
+ Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo
công việc được thực hiện theo đúng định hướng.
d. Thông tin và truyền thông
➢ Thông tin
Điều kiện đầu tiên đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy
là thông tin phải được ghi chép kịp thời, phân loại đúng đắn các
nghiệp vụ và sự kiện, được chuyển đi dưới những biểu mẫu và lộ

trình bảo đảm nhân viên thực hiện chức năng trong KSNB.
➢ Truyền thông
Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên
xuống cấp, xuyên suốt toàn bộ tổ chức.
e. Giám sát
Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng
hoạt động của hệ thống qua thời gian. Việc giám sát được thực hiện
thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai.
➢ Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên KSNB được thiết lập cho những hoạt
động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt
động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá
trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hàng ngày.
➢ Giám sát định kỳ
Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh
giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên.
Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa


8

trên các phương pháp và thủ tục.
1.1.3. Mục tiêu của kiểm soát trong khu vực công
Trong các đơn vị ở khu vực công mục tiêu kiểm soát hướng
đến 03 vấn đề:
➢ Mục tiêu tuân thủ:
Đây là mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
các đơn vị khu vực công.
➢ Mục tiêu hoạt động:

Mục tiêu này liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt
động của đơn vị, các hoạt động của đơn vị được thực hiện một cách có
trình tự, đạo đức, kinh tế, năng suất và hiệu quả. Hoạt động phải nhất
quán với nhiệm vụ của tổ chức.
➢ Mục tiêu bảo vệ các nguồn lực
Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu hoạt động của đơn
vị, nhưng do đặc thù của các đơn vị khu vực công nên INTOSAI
muốn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý
nguồn ngân sách, tránh thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.
➢ Mục tiêu hoàn thành các nghĩa vụ về trách nhiệm
Điều này được thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin tài
chính và phi tài chính đáng tin cậy, kịp thời, công khai cho bên liên
quan bên trong và bên ngoài tổ chức.
Thông tin phi tài chính có thể liên quan đến nền kinh tế, hiệu
quả của các chính sách và hoạt động và hiệu quả của nó.
1.2. ĐẦU TƯ XDCB VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư
XDCB
a. Đầu tư XDCB
“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu


9

tư theo Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”
b. Vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để đạt
được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch

xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, mua
sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong
tổng dự toán.
c. Nguồn vốn đầu tư XDCB
Theo luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 nguồn vốn đầu tư
XDCB gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước;
- Vốn công trái quốc gia;
- Vốn trái phiếu Chính phủ;
- Vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi
nước ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân
đối NSNN;
- Các khoản vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
1.2.2. Đặc điểm dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN
a. Đặc điểm chung của dự án đầu tư XDCB
Thứ nhất, dự án đầu tư XDCB có tính chu trình và được thực
hiện theo một trình tự chặt chẽ.
Thứ hai, dự án đầu tư XDCB có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
Thứ ba, bất kỳ dự án đầu tư XDCB nào đều có sự tham gia của
các chủ thể gồm: Chủ đầu tư (đại diện là ban QLDA), các nhà thầu
(xây lắp, tư vấn, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ), tổ chức tài trợ vốn,
các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư, dự án đầu tư XDCB mang tính chất đơn chiếc.


10


Thứ năm, môi trường hoạt động của dự án đầu tư XDCB có sự
tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản
lý này với bộ phận quản lý khác.
Thứ sáu, thời gian hoàn thành dự án đầu tư XDCB thường dài,
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và lượng vốn đầu tư.
b. Đặc điểm của dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ngoài những
đặc điểm chung như trên còn có những đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, là dự án được thực hiện bằng nguồn NSNN.
Thứ hai, nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư từ việc
xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, lựa
chọn nhà thầu, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao và đưa công
trình vào sử dụng.
Thứ ba, dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN chủ yếu là đầu
tư xây dựng các công trình hạ tầng- kinh tế xã hội không có khả năng
thu hồi vốn.
Thứ tư, quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN phải tuân thủ theo các quy định về quản lý và sử dụng NSNN
theo luật NSNN.
Thứ năm, thời gian triển khai dự án dài, việc sử dụng vốn
không mang tính hoàn trả trực tiếp nên khả năng thu hồi vốn là rất
thấp hoặc không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Thứ sáu, mục tiêu của dự án sử dụng vốn NSNN là hướng đến
mục tiêu chung của toàn xã hội..
1.2.3. Yêu cầu đối với chủ đầu tư trong việc kiểm soát vốn
NSNN
- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn
NSNN đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng.
- Việc sử dụng vốn phải tiết kiệm, hiệu quả cao nhất, chống
thất thoát, lãng phí.



11

- Chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và trình
tự đầu tư..
1.2.4. Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư XDCB
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các giai đoạn quản lý dự án đầu tư XDCB
Giai đoạn chuẩn bị
đầu tư
- Nghiên cứu về sự
cần thiết phải đầu tư
và quy mô đầu tư;
- Tiến hành điều tra,
khảo sát và chọn địa
điểm xây dựng;
- Lập dự án đầu tư;
- Gửi hổ sơ dự án,
trình
cấp
thẩm
quyền quyết định
đầu tư, tổ chức cho
vay vốn đầu tư và cơ
quan thẩm định dự
án đầu tư.

Giai đoạn kết thúc
xây dựng đưa dự
án vào khai thác

sử dụng
- Nhận bàn giao mặt bằng;
– Nghiệm thu, bàn
- Thực hiện việc khảo sát, thiết giao công trình;
kế xây dựng;
–Thực hiện việc kết
- Xin giấy phép xây dựng;
thúc xây dựng công
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế trình;
và tổng dự toán, dự toán công – Vận hành công
trình;
trình và hướng dẫn
- Phát hành hồ sơ mời thầu , sử dụng công trình;
lựa chọn nhà thầu, hợp đồng – Bảo hành công
thực hiện dự án;
trình;
- Thực hiện việc đền bù, giải – Quyết toán vốn
phóng mặt bằng;
đầu tư;
- Tiến hành thi công xây dựng; – Phê duyệt quyết
- Kiểm tra và thực hiện các hợp toán.
đồng (tạm ứng, thanh toán hợp
đồng);
- Quản lý kỹ thuật và chất
lượng xây dựng;
Giai đoạn thực hiện đầu tư

Nguồn Tổng hợp của tác giả
1.2.5. Các rủi ro của dự án đầu tư xây dựng
a. Các yêu cầu cần đảm bảo trong dự án thi công xây dựng

Nội dung kiểm soát rủi ro trong thi công xây dựng công trình
bao gồm: kiểm soát tiến độ xây dựng, kiểm soát chất lượng xây
dựng, kiểm soát an toàn lao động trên công trường xây dựng, kiểm
soát môi trường xây dựng.
Để có thể kiểm soát tốt các mặt này, Chủ đầu tư phải thực hiện
tốt các yêu cầu sau:
+ Kiểm soát việc thi công công trình theo đúng thiết kế.


12

+ Kiểm soát tốt việc thực hiện đúng các quy trình, quy phạm
kỹ thuật trong thi công.
+ Kiểm soát các quy định hiện hành về quản lý hoạt động kinh
doanh xây lắp, thực hiện đầy đủ mọi điều khoản trong hợp đồng thi
công đã ký.
+ Kiểm soát việc tuân thủ các quy chế quản lý xây dựng của
ngành, của Nhà nước.
b. Những sự cố rủi ro có thể xảy ra trong khi triển khai dự
án
- Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài
- Rủi ro do năng lực nhà thầu tư vấn, xây lắp không đáp ứng
được yêu cầu.
- Các rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao
- Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính,
pháp lý
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN
NSNN
Ban QLDA với chức năng là chủ đầu tư và điều hành dự án
việc kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bao gồm các nội

dung sau: kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu, kiểm soát việc
nghiệm thu khối lượng hoàn thành; kiểm soát việc tạm ứng, thanh
toán vốn đầu tư; kiểm soát việc nghiệm thu bàn giao, hoàn công,
quyết toán.
1.3.1. Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu
- Kiểm soát tính hợp lệ về tư cách nhà thầu.
- Kiểm soát việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà
thầu.
- Kiểm soát các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.
- Kiểm soát giá dự thầu.
1.3.2. Kiểm soát việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành


13

a. Kiểm soát nghiệm thu chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí
thiết kế.
b. Kiểm soát nghiệm thu chi phí xây lắp.
1.3.3. Kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án
- Kiểm tra khối lượng nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ
dự thầu so với khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo
từng giai đoạn thanh toán.
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng
đơn giá xây dựng công trình.
- Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành,
bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và
khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng)
- Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ giá trị
tạm ứng theo tỷ lệ được quy định trong hợp đồng.

1.3.4. Kiểm soát ở giai đoạn hoàn công, quyết toán
- Kiểm soát khối lượng thực tế tại hiện trường và khối lượng
đề nghị quyết toán với khối lượng trong dự toán đã được phê duyệt.
- Kiểm soát tính đầy đủ và tuân thủ trình tự của hồ sơ hoàn
công, quyết toán.
- Kiểm soát tính đầy đủ hồ sơ pháp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về công
tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính công và công tác kiểm
soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở góc nhìn của chủ đầu tư
cũng là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành giám sát công trình. Luận
văn không đề cập đến việc quản lý, kiểm soát vốn đầu tư XDCB của
cấp quyết định đầu tư và các cơ quan hành chính liên quan.
Với những lý luận cơ sở ở chương 1 sẽ là căn cứ để đánh giá


14

thực trạng kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban
QLDA, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát vốn
đầu tư, tìm ra nguyên nhân, khắc phục hạn chế gây thất thoát, lãng
phí vốn NSNN và nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ
NGUỒN VỐN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ &
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NN&PTNN
2.1.1. Quá trình hình thành

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn là Ban quản lý chuyên ngành được
thành lập theo Quyết định 2292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm
2016 của UBND thành phố Đà Nẵng trên cơ sở tổ chức và sắp xếp
lại Ban QLDA Giao thông nông thôn trực thuộc Sở Giao thông vận
tải và Ban QLDA đầu tư xây dựng nông nghiệp và phát triển nông
thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các
phòng chuyên môn
Hiện nay số lượng cán bộ CNV đơn vị là 59 người trong đó
kỹ sư cầu đường là 24 người, kỹ sư thủy lợi là 09 người, kỹ sư điện
là 01 người còn lại là cử nhân, cao đẳng, trung cấp các ngành kinh tế.
Lãnh đạo Ban Quản lý gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân bổ nhiệm và 05 phòng chuyên môn nghiệp
vụ bao gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Tài chính- Kế
toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Điều hành – Giám sát 1, Phòng Điều


15

hành – Giám sát 2
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ đầu tư,
trực tiếp tổ chức, quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng
chuyên ngành nông nghiệp như thủy lợi, đê điều, phát triển nông
thôn, hạ tầng nông thôn, giao thông nông thôn và các dự án khác do
UBND thành phố giao từ khi lập, phê duyệt đến nghiệm thu bàn giao
đưa vào sử dụng theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư
công, Luật Đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ

TẠI BAN QLDA
2.2.1. Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu
a. Căn cứ kiểm soát
b. Trách nhiệm kiểm soát: Tổ chuyên gia
c. Quy trình kiểm soát
Quy trình xét chọn đơn vị trúng thầu được tiến hành theo các
bước sau đây:
Không hợp lệ

Loại

Không làm rõ

Không sửa chữa

Chỉ tiêu giá cả

Sơ đồ 2.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu

Loại


16

d. Phương pháp xét thầu
- Về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của nhà thầu
- Về tiến độ thi công công trình
- Về giá cả
e. Rủi ro trong kiểm soát lựa chọn nhà thầu
- Kết quả đấu thầu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tổ chuyên

gia xét thầu.
- Lợi dụng việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
không đầy đủ, thiếu cụ thể để loại bỏ các nhà thầu không mong
muốn và tạo cơ hội thắng thầu cho các nhà thầu có chủ định..
- Do hình thức đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng nhà
thầu tham gia nên có cả các nhà thầu không đủ năng lực vẫn dự thầu.
- Trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp chưa có các
tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh
nghiệm của nhà thầu dự thầu nên việc đánh giá còn mang tính chủ
quan.
- Tổ chuyên gia chỉ căn cứ trên các thông tin được cung cấp
trong hồ sơ dự thầu mà không có sự kiểm chứng thực tế nên đã có
một số trường hợp hồ sơ dự thầu không trung thực.
- Trong công tác lựa chọn nhà thầu vẫn còn một số trường hợp
tổ chuyên gia chưa đánh giá chính xác năng lực của nhà thầu.
- Các nhà thầu thông đồng với nhau khi tham gia đấu thầu.
- Nhà thầu chấp nhận thua lỗ bỏ giá thấp.
2.2.2. Kiểm soát nghiệm thu khối lượng hoàn thành
* Công tác kiểm soát nghiệm thu chi phí chuẩn bị đầu tư,
chi phí thiết kế.
a. Căn cứ kiểm soát
b. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Kế hoạch
c. Phương pháp kiểm soát
Cán bộ chuẩn bị đầu tư đối chiếu công việc tư vấn thực hiện,


17

xem xét sự phù hợp với chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình thiết kế để làm căn cứ nghiệm thu.

Kiểm soát từng công việc theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ
chức thi công, đồng thời đánh giá tính hợp lý của khối lượng thiết kế
so với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ…
d. Nội dung kiểm soát
Nhật ký khảo sát sẽ được dùng làm căn cứ để nghiệm thu,
thanh toán và quyết toán chi phí khảo sát.
Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng
đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung
của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây
dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê
duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
e. Rủi ro trong quá trình kiểm soát
- Các văn bản pháp quy ban hành còn chưa kịp thời, chưa
đồng bộ và chưa rõ ràng, dẫn tới việc hiểu để vận dụng có khác nhau.
- Cách tính định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng còn nhiều
bất cập.
- Khối lượng công việc giai đoạn chuẩn bị đầu tư được thực
hiện trước khi dự án được triển khai thi công nên khi nghiệm thu khó
để phát hiện ra các sai sót trong hồ sơ thiết kế.
- Trách nhiệm của cán bộ chuẩn bị đầu tư trong việc nghiệm
thu chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế không cao.
* Kiểm soát nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành
f. Căn cứ kiểm soát
g. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Điều hành- Giám sát 1,2
h. Phương pháp kiểm soát


18

Sơ đồ 2.3. Trình tự nghiệm thu

a. Rủi ro trong kiểm soát nghiệm thu khối lượng hoàn thành
- Giám sát không thường xuyên có mặt tại hiện trường để giải
quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, những sai khác so với thiết
kế, nhà thầu tranh thủ sự không có mặt của giám sát thi công sai thiết
kế được duyệt, bớt xén vật tư, đưa vật tư không đúng chủng loại vào
thi công, cố tình bỏ qua các giai đoạn nghiệm thu… khi phát hiện ra
lỗi sai phạm giám sát không kiên quyết yêu cầu nhà thầu sửa chữa,
khắc phục mà vẫn chấp nhận cho nghiệm thu và tiếp tục thi công.
-Do sự không minh bạch trong mối quan hệ giữa cán bộ giám
sát và đơn vị thi công.
2.2.3. Kiểm soát công tác tạm ứng và thu hồi tạm ứng
a. Căn cứ kiểm soát
b. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Tài chính –Kế toán
c. Phương pháp kiểm soát
Phòng Tài chính –Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp
của hạng mục, nội dung công việc đề nghị tạm ứng với dự toán, hợp
đồng đã ký và kế hoạch vốn được giao.
d. Rủi ro trong việc kiểm soát vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng
- Chậm thu hồi tạm ứng do không có khối lượng


19

- Bảo lãnh tạm ứng hết hạn nhưng chưa thu hồi hết tạm ứng.
- Một số gói thầu đã hết hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc
sắp hết hạn nhưng không có cơ sở để gia hạn kéo dài hợp đồng.
2.2.4. Kiểm soát trong công tác lập hồ sơ thanh toán
a. Căn cứ kiểm soát
b. Trách nhiệm kiểm soát
- Phòng điều hành giám sát 1,2 đối với hồ sơ thanh toán xây

lắp,
- Phòng Kế hoạch đối với hồ sơ thanh toán chi phí tư vấn,
- Phòng Kế toán với các số liệu liên quan đến tạm ứng, thanh
toán
c. Quy trình kiểm soát
Trên cơ sở đơn giá, khối lượng đã được phê duyệt trong dự toán
cán bộ phụ trách kiểm tra đối chiếu khối lượng, đơn giá đề nghị thanh
toán với dự toán và phụ lục giá kèm theo hợp đồng đảm bảo khối
lượng nghiệm thu không vượt dự toán và đúng với các điều khoản
thanh toán của hợp đồng đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu
giai đoạn để đảm bảo khối lượng đề nghị thanh toán đúng với khối
lượng đã nghiệm thu.
2.2.5. Kiểm soát công tác thanh toán khối lượng hoàn
thành
b. Căn cứ kiểm soát
c. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Tài chính- Kế toán
d. Quy trình kiểm soát


20

Sơ đồ 2.4. Trình tự lập hồ sơ thanh toán và thanh toán khối lượng
hoàn thành
e. Phương pháp kiểm soát

Sơ đồ 2.5. Trình tự kiểm soát thanh toán
f. Rủi ro trong kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành
Xảy ra tình trạng thanh toán vượt 90% khối lượng hoàn thành
➢ Kiểm soát thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ



21

➢ Kiểm soát thanh toán khi công trình đã phê duyệt quyết
toán
a. Căn cứ kiểm soát:
b. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Tài chính- Kế toán
c. Phương pháp kiểm soát
Căn cứ vào bảng xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hành
được ký kết giữa đơn vị thi công và Ban QLDA phòng Tài chính kế
toán lập thủ tục thanh toán 5% giá trị bảo hành công trình.
d. Rủi ro trong kiểm soát
Đối với công trình có khối lượng hư hỏng lớn do các yếu tố
thời tiết xảy ra trong thời gian bảo hành nhiều nhà thầu không thực
hiện bảo hành công trình do chi phí bảo hành nhỏ hơn chi phí khắc
phục, sửa chữa hư hỏng.
2.2.6. Kiểm soát ở giai đoạn lập hồ sơ hoàn công, quyết
toán
a. Căn cứ kiểm soát
b. Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Điều hành – Giám sát 1,2
c. Quy trình kiểm soát

Sơ đồ 2.6. Trình tự lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình
d. Rủi ro trong công tác lập hồ sơ hoàn công, quyết toán
Nhiều công trình do thời gian thi công kéo dài nhiều năm đơn vị
thi công không còn hoạt động hoặc không phối hợp để lập hồ sơ hoàn
công, quyết toán dẫn đến việc Ban QLDA phải báo cáo cấp thẩm


22


quyền và tự trình quyết toán theo số liệu đã thanh toán cho đơn vị.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ
NGUỒN NSNN TẠI BAN QLDA
2.3.1. Kết quả đạt được
a. Tình hình và kết quả kiểm toán vốn đầu tư XDCB tại Ban
QLDA từ năm 2014 đến năm 2016
b. Tình hình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành các
công trình do Ban QLDA điều hành từ năm 2012 đến năm 2016
2.3.2 Hạn chế
a. Trong công tác lựa chọn nhà thầu
b. Trong công tác kiểm soát hồ sơ, khối lượng nghiệm thu
c. Trong công tác tạm ứng, thanh toán
d. Trong công tác hoàn công, quyết toán
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm
soát vốn đầu tư từ nguồn NSNN
a. Nguyên nhân chủ quan
b. Nguyên nhân khách quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu tổng quan về đặc điểm, chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức của Ban QLDA.
Về nội dung kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bao
gồm kiểm soát công tác đấu thầu, kiểm soát nghiệm thu khối lượng
hoàn thành; kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư; kiểm soát
nghiệm thu bàn giao, hoàn công, quyết toán. Chỉ rõ trách nhiệm của
từng bộ phận chuyên môn trong việc quản lý, kiểm soát vốn đầu tư.
Qua phân tích thực trạng công tác quản lý, kiểm soát vốn đầu
tư XDCB tại Ban QLDA đã đánh giá được những ưu điểm đồng thời
phát hiện những tồn tại cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu
quả của công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại Ban QLDA.



23

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ
TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BAN QLDA
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở nền tảng cơ sở lý
luận và thực trạng quản lý chi phí đầu tư XDCB.
- Nêu bật được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên
quan trong việc đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình
hoàn thành, chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát, quản lý và sử
dụng vốn ngân sách cho đầu tư XDCB.
- Phải đảm bảo mang tính khoa học, thực tiễn, khả thi để có
thể áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn đầu
tư XDCB.
Để các giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có
bước chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các khâu của quá trình kiểm
soát vốn đầu tư XDCB đặc biệt là vốn NSNN.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2.1. Trong công tác lựa chọn nhà thầu
3.2.2. Trong công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành
3.2.3. Trong công tác tạm ứng, thanh toán và thu hồi tạm
ứng

3.2.4 Về công tác quyế t toán vố n đầ u tư


×