Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KTCT ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp và ứng dụng ở việt nam tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.47 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

C

hủ nghĩa tư bản trong công nghiệp hiện nay có sự phát triển nhảy vọt
về Khoa học Công nghệ, nguồn lực tri thức và về phương thức sản

xuất. Trong đó lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều phát triển ở đỉnh
cao,chủ nghĩa tư bản là lực lượng tiên phong chiếm lĩnh lâu đài khoa học, đó
là những ưu thế đặc trưng mà các nước đã và đang phát triển trong đó có
Việt Nam . Chưa thể có và cũng chưa theo kịp, nhưng cũng không vì thế mà
chúng ta không thể không nhắc tới " Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản trong công nghiệp ". Đây thực chất là ba giai đoạn phát triển của chủ
nghĩa tư bản từ thấp lên cao và cũng là giai đoạn nâng cao năng suất lao
động của chủ nghĩa tư bản. Qúa trình tổ chức sản xuất, từ lao động thủ công
cho tới lao động chuyên môn, từ lao động chân tay sang lao động sử dụng
máy móc và xây dựng cơ sở vật chất cho phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Do đó nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển về Kinh
tế -Xã hội và làm lên thành công cho chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Chính vì vậy trong xu thế tất yếu hội nhập và phát triển như hiện nay
điều đặt ra hiện nay đối với Đảng và nhà nước nói chung và các Thành phần
Kinh tế trong nước nói riêng . Là muốn phát triển nền Kinh tế của đất nước,
để theo kịp với các nước khác trên thế giới . Không còn cách nào khác, đối
với Khoa học Công nghệ Nghị Quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chủ
trương là phải "Đi Tắt Đón Đầu" tức là phải áp dụng những thành tựu khoa
học mới nhất hiện đại nhất của thế giới vào nền Kinh tế của đất nước hiện
nay . Mặt khác trên cơ sở thực tế nền Kinh tế nước mình, để có được nền
tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện thì phải có sự vận dụng có chọn
lọc Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản .Vì vậy việc đưa ra vấn đề :
"Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp và ứng
dụng ở Việt Nam" trong bài tiểu luận này xuất phát từ tính thời sự của nó,



1


đối với nền Kinh tế của nước ta hiện nay. Trong phạm vi bài viết này em đề
cập tới các vấn đề sau:
Chương I : Tiền đề ra đời của quá trình tổ chức sản xuất
Chương II : Tại sao nói công trường thủ công là nguyên nhân ra đời của đại
công nghiệp cơ khí ?
Chương III : Tầm quan trọng của đại công nghiệp cơ khí đối với phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI NỀN ĐẠI CÔNG NGHIỆP
Vì đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên không tránh khỏi những
thiếu sót. kính mong các thầy, cô giáo có thể bổ sung để bài viết của em
được tốt hơn trong các lần sau. Em cũng chân thành cám ơn sự hướng dẫn
của các Thầy Cô giáo đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

2


PHẦN NỘI DUNG
DUN
CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN
XUẤT
1. Hiệp tác giản đơn là gì ?
Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là hình thức xã hội hoá lao động, là
hình thức Hiệp tác của nhiều người lao động cùng làm một công việc giống
nhau trong một xí nghiệp tư bản.
Hình thức hiệp tác giản đơn này được hình thành trong thời kỳ sơ khai trong
các xí nghiệp tư bản kể cả những xí nghiệp vừa và nhỏ , những xí nghiệp có

quy mô lớn.
Hình thức này đòi hỏi tính độc lập của mỗi một người công nhân trong xí
nghiệp giống như việc gom nhiều sản xuất riêng lẻ của nhiều người lao động
thủ công về một nơi cùng làm việc dưới sự quản lý của xí nghiệp.
2. Những điểm chung cơ bản giữa hiệp tác giản đơn và sản xuất hàng
hoá nhỏ
Chúng ta biết thực chất của hiệp tác giản đơn là sản xuất của người lao động
thủ công với kỹ thuật thủ công. Chính vì thế nên mỗi một người công nhân
đều làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà sản xuất hàng hoá nhỏ là sản xuất
của từng cá thể riêng lẻ .Vì thế có thể nói rằng:" hiệp tác giản đơn cũng
chính là hình thức tổng hợp của nhiều nền sản xuất nhỏ mà thành". Hay
nói cách khác sản xuất hàng hoá nhỏ là hình thái chuyển hoá của Hiệp tác
giản đơn.
3. Cơ sở của quá trình tổ chức sản xuất
Về cơ bản sản xuất hàng hoá nhỏ và hiệp tác giản đơn đều giống nhau
nhưng nếu chúng ta xét trên phương diện hình thức tổ chức thì lại có những
điểm khác nhau rõ rệt. Nếu như sản xuất hàng hoá là lao động riêng lẻ của
mỗi cá nhân nên sản xuất thường rất phân tán gây khó khăn cho việc thu
mua hàng hoá rất nhiều. Hơn nữa vì là sản xuất cá thể nên quy mô nhỏ cá
3


thể hay hộ gia đình. Do vậy việc tập trung hàng hoá tốn nhiều chi phí mà
hiệu quả lại không được như mong muốn còn Hiệp tác giản đơn thì lại khác
vì tập trung sản xuất trong xí nghiệp có sự quản lý và điều tiết ở tầm vi mô
và cả vĩ mô của chủ tư bản. Nên việc mua hàng hoá với số lượng lớn rất dễ
dàng mà lại có thể giảm được chi phí rất nhiều, đây là điểm khác nhau cơ
bản giữa hai hình thức sản xuất này.
Hơn nữa một đặc điểm khác nữa cũng rất quan trọng, sản xuất hàng hoá nhỏ
thì tư liệu sản xuất là của nhười lao động, lao động là cho bản thân mình và

mình được hưởng chứ không phụ thuộc vào ai. Ngược lại Hiệp tác giản đơn
thì tư liệu của chủ tư bản họ chỉ là những người làm thuê,làm công ăn lương
theo sản phẩm hay ngày công lao động. Tất cả những yếu tố đó đã dẫn tới
những ưu thế của Hiệp tác giản đơn so với sản xuất hàng hoá nhỏ như sau:
 Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn
 Tiết kiệm được tư liệu sanr xuất và giảm chi phí xây dựng
 Kích thích khả năng xây dựng của nhiều người
 Tạo ra sức sản xuất mới, sức sản xuất tập thể lớn hơn sức sản xuất của
nhiều cá nhân cộng lại
 Rút ngắn thời gian tạo ra một sản phẩm
 Đảm bảo tính thời vụ và khẩn cấp trong công việc
 Bảo đảm việc mở rộng hoặc thu hẹp về không gian và tiết kiệm hư phí
Tất cả những ưu thế trên đều đưa tới một kết luận rằng Hiệp tác giản đơn
năng xuất lao động lớn hơn năng xuất cá thể. đồng thời sự khác nhau giữa
Hiệp tác giản đơn và sản xuất hàng hoá nhỏ nói nên tính chất của Hiệp tác
giản đơn là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lao động làm thuê và
quan hệ mới quan hệ tư bản thống trị lao động làm thuê. Đây chính là cơ sở
của quá trình tổ chức sản xuất trong các xí nghiệp của chủ nghĩa tư bản và
nền tảng của nó là Hiệp tác giản đơn.

4


...................&................
CHƯƠNG II
TẠI SAO NÓI CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG LÀ NGUYÊN NHÂN
RA ĐỜI CỦA ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ?
1. Thế nào là công trường thủ công?
Công trường thủ công là xí nghiệp hiệp tác tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở
phân công lao động kỹ thuật.

2. Các hình thức cơ bản của công trường thủ công
Quá trình chuyển hoá từ hiệp tác giản đơn sang công trường thủ công
được hình thành từ hai con đường do đó đã hình thành nên hai hình thức
Công trường thủ công.
a. Công trường thủ công hỗn tạp
Là hiệp tác giữa những người thợ thủ công có nghề chuyên môn khác
nhau để làm một công việc có liên quan đến sản phẩm của phân xưởng.
b. Công trường thủ công hữu cơ
Là hiệp tác giữa những người thợ thủ công có chuyên môn giống nhau
mỗi người chỉ làm một công đoạn của sản phẩm.
3. Sự khác nhau giữa phân công lao động trong công trường thủ công
và phân công lao động xã hội
Nếu như phân công lao động xã hội là phân công giữa các nghành nghề với
nhau trong xã hội thì phân công lao động trong Công trường thủ công là
phân công trong nội bộ xí nghiệp hay giữa các bộ phận khác nhau trong
cùng một nghành nghề trong phân xưởng. Mặt khác phân công lao động xã
hội thì tư liệu sản xuất phân tán
trong tay những người sản xuất độc lập và dưới sự lãnh đạo của nhiều ông
chủ khác nhau, còn ngược lại trong Công trường thủ công thì tư liệu sản
xuất trong tay tư bản hay dưới sự lãnh đạo của một ông chủ nhất định. Với
5


công cụ sản xuất của lao động xã hội thì đa năng nên người công nhân ở đây
là người công nhân hoàn chỉnh, do đó sản phẩm của những người công nhân
này cũng hoàn chỉnh. Đặc trưng này đi
ngược lại hoàn toàn so với phân công lao động trong Công trường thủ công,
công cụ trong Công trường thủ công thì được chuyên môn hoá tới từng bộ
phận sản phẩm nên người công nhân ở đây chỉ là công nhân bộ phận. Mỗi
ngườiđược giao nhiệm vụ làm một bộ phận của sản phẩm, điều này nói nên

rằng đã có sự chuyên môn hoá trong lao động sản xuất trong công trường
thủ công. Vì vậy đã tạo nên sự phân hoá rõ rệt giữa hai loại hình phân công
lao động này và đây chính là yếu tố đặc trưng cấu thành Công trường thủ
công
4. Vì sao hiệp tác giản đơn không phải là điều kiện ra đời của đại công
nghiệp cơ khí ?
Nếu ta xem xét Hiệp tác giản đơn và Công trường thủ công về hình
thức thì đều giống nhau, bởi đều dựa trên kỹ thuật thủ công và lao động thủ
công là cơ bản. Nhưng nếu xét về hình thái lao động sản xuất thì lại khác
nhau rõ rệt, Hiệp tác giản đơn không có sự phân công lao động, không có sự
chuyên môn hoá trong lao động nên lao động ở đây là lao động hoàn chỉnh
và rất cụ thể. Đi ngược lại với Hiệp tác giản đơn là Công trường thủ công sự
chuyên môn hoá trong từng công đoạn.
Vì vậy công trường thủ công đã dẫn tới những ưu thế hơn so với Hiệp tác
giản đơn
 Quá trình chuyên môn hoá trong lao động làm cho tay nghề và trình độ
của người lao động được chuyên môn hoá
 Tiết kiệm được thời gian do công cụ lao động được chuyên môn hoá
 Công cụ ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn để phù hợp với tay nghề
của người lao động
Tất cả những ưu điểm đó đã đưa năng suất lao động của công trường thủ
công vượt bậc so với Hiệp tác giản đơn. Chính sự chuyên môn hoá trong lao
6


động sản xuất và nhu cầu xã hội đã đòi hỏi năng suất lao động ngày càng
cao hơn nữa mà sức lao động của con người thì hạn chế, không thể làm việc
theo guồng quay đó được. Vì vậy điều đặt ra là muốn giảm bớt mệt mỏi,
căng thẳng cho người công nhân thì cần có máy móc thay thế, do đó máy
móc trong công nghiệp ra đời đưa năng suất lao động phù hợp với quy luật

cung cầu của xã hội.
Vì vậy Công trường thủ công là điều kiện quan trọng, là nền tảng vững chắc
cho sự đời Đại công nghiệp cơ khí mà Hiệp tác giản đơn không có cơ sở để
đảm bảo tất cả những yêu cầu cho sự ra đời .
5. Vai trò của cong trường thủ công đối với sự ra đời của đại công
nghiệp cơ khí
Ta đã biết Công trường thủ công là điều kiện cần thiết để ra đời Đại công
nghiệp cơ khí, chính vì thế Công trường thủ công có một vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của Đại công nghiệp cơ khí. Do phân công lao
động trong Công trường thủ công đã đạt tới trình độ cao làm đơn giản hoá
nhiều công việc của người công nhân thủ công, nên có thể dùng máy móc
thay thế cho lao động thủ công hạn chế tối đa lao động chân tay đưa năng
suất lao động tăng một cắch tuyệt đối đáp ứng nhu cầu xã hội. Không những
thế lao động máy móc kết hợp với chuyên môn hoá, đòi hỏi trinhf độ của
người lao động cũng được nâng cao và trình độ tay nghề lao động có sự
chuyên môn hoá để phù hợp với sự phát triển của công cụ máy móc. Do vậy
đã tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, hơn
nữa phân công lao động xã hội và phân công trong công trường thủ công đã
tạo ra thị trường
cho Đại công nghiệp cơ khí bởi trình độ chuyên môn cao, sự phát triển của
xã hội trong thời Đại công nghiệp đã thúc đẩy sức mua và bán về máy móc.
Nên đã tạo ra một thị trường rộng lớn, chuyên biệt về từng lãnh vực xã hội
cho công nghiệp cơ khí đồng thời nó thúc đẩy Đại công nghiệp cơ khí phát
triển theo xu hướng đó.
7


Vì vậy công trường thủ công là điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của Đại
công nghiệp cơ khí và vừa là động lực thúc đẩy Đại công nghiệp cơ khí phát
triển.


......................&................

CHƯƠNG III : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ
KHÍ ĐỐI VỚI PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Thế nào là máy móc ?
Máy móc là một công cụ thay thế người lao động, từ chỗ chỉ sử dụng
một công cụ bằng cơ chế sử dụng cùng một lúc nhiều công cụ do một động
lực làm cho chuyển động .
Máy móc gồm 3 bộ phận :
♦ Máy phát lực
♦ Máy truyền lực
♦ Máy công tác (trực tiếp tác động vào đối tượng lao động )
Ngày nay, với sự tác động của khoa học tiên tiến và công nghệ hiện
đại con
người đã tạo ra máy điều khiển tự động và cả người máy. Được ứng dụng
trong tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội, kể cả việc chinh phục tự nhiên
của con người.
2. Công xưởng
a. Máy móc trong công xưởng
8


Khi hệ thống máy móc được hình thành thì việc tổ chức sản xuất từ Công
trường thủ công chuyển thành công xưởng
b. Đặc điểm của tổ chức công xưởng
♦ Công cụ là một hệ thống máy gồm những máy công cụ làm một việc
giống nhau theo kiểu Hiệp tác giản đơn, hoặc gồm những máy công cụ
không giống nhau, nhưng lại được chuyên môn hoá để làm ra một sản
phẩm

♦ Sự hiệp tác lao động trong công xưởng tuỳ theo yêu cầu của máy
♦ Cần có một vai trò quản lý của người lãnh đạo
3. Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa
a. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp thực chất là cuộc cách mạng kỹ thuật thay thế lao
động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, và xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong thời kỳ này máy móc được sử dụng phổ biến qua các cuộc cách mạng
công nghiệp, đặc biệt là ở nước Anh, Mỹ và Nhật Bản ...
Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ máy công cụ (dệt ,sợi) lan sang máy phát
lực (sức gió, nước ,động vật , máy hơi nước )và bộ phận truyền lực .
cuộc Cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa khởi nhuồn đều
là Công nghiệp nhẹ (sợi ,dệt)
b.Máy móc công nghiệp trong nông nghiệp
Các nước tư bản chủ nghĩa đã ứng dụng rộng rãi máy móc kỹ thuật trong
Nông nghiệp và đã thu được những thành tựu to lớn về Kinh tế thông qua
các cuộc Cách mạng công nghiệp.
 Nước Mỹ dưới sự tác động mạnh mẽ của cách Công nghiệp đã tạo lên sự
gắn bó chặt chẽ giữa hai nghành
+ Do nguyên liệu , lương thực phục vụ cho công nghiệp

9


+ Do nhu cầu khai khẩn vùng đất phía tây(vùng đất màu mỡ chưa được khai
thác )
phía Bắc Kinh tế trang trại có sự phát triển đa dạng về các loại hình như
trang trại chăn nuôi gia súc , gia cầm và các đồn điền trồng cây lương thực ,
cây trồng phục vụ cho Công nghiệp nhẹ ( bông , sợi ) với việc áp dụng các
loại máy móc cho năng suất cao trong Nông nghiệp .

Và từ năm 1871 đến 1918 Kinh tế trang trại tư bản ở Mỹ đã mở rộng ra
phạm vi toàn nước Mỹ . Sản lượng Nông nghiệp tăng dẫn tới giá trị sản
lượng Nông nghiệp cũng tăng theo
Từ 1860 là 2,5 tỷ $
đến 1910 là 10 tỷ $
Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới . Đồng thời sau khi
chế độ nô lệ đồn điền ở phiá Nam bị thủ tiêu thì Nông nghiệp nước Mỹ đã
tạo ra một thị trường vững chắc và rộng lớn .
Cho tới nay với việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật vào Nông nghiệp đã đưa
Nông nghiệp mỹ nên vị trí cao trên thế giới , hơn nữa nông nghiệp còn thúc
đẩy các nghành khác phát triển theo như Giao thông vận tải , Hệ thống thuỷ
lợi ...
Ngoài ra ở một số nước cũng có nền Nông nghiệp phát triển nhờ áp dụng máy
móc Nông nghiệp với các cuộc cách mạng Công nghiệp ở Anh ,Nhật Bản .
Đặc biệt là hai cuộc Cách mạng Công nghiệp trắng và Công nghiệp xanh diễn
ra ở đây.
việc áp dụng máy móc hiện đại vào trong nông nghệp đã đưa các nước này
phát triển mạnh mẽ , không những cả về số lượng lẫn chất lượng .
c. Máy móc đại công nghiệp trong công nghiệp
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa bằng
các cuộc cách mạng đã đưa các nước này phát triển vượt bậc so với các
nước Xã hội chủ nghĩa trước kia và cả bây giờ . Không những thế các nước
này hiện nay đã vượt (30-40) năm các nước trong đó có Việt Nam về Khoa
10


học công nghệ và cả về Kinh tế, chính vì lẽ đó mà Việt Nam đã trở thành
một nước tụt hậu so với các nước khác trên thế giới đồng thời còn là một
nước chậm phát triển.
+Cuộc cách mạng công nghiệp trước tiên diễn ra trong Công nghiệp nhẹ (sợi

, dệt)
+Cơ khí hoá Công nghiệp nhẹ (trông bông ,nuôi tằm )
+Công nghiệp nhẹ và Nông nghiệp phát triển dẫn tới cơ khí hoá Giao thông
vận tải
+Cơ khí hoá rộng rãi trong các nghành sẽ tăng nhu cầu về máy móc , cơ khí
hoá nghành chế tạo máy dẫn tới các nghành Công nghiệp nặng phát triển
( luyện kim , điện ,than )
 Việc mua bằng phát minh sáng chế, phát minh khoa học và kể cả chạy
đua vũ trang ( ở Mỹ và Anh) vào nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (1865
- 1918 ) đánh dấu sự bùng nổ về nền Kinh tế Mỹ . Năm 1909 - 1913 nhịp
độ Công nghiệp tăng 6,9%/năm .
Nhiều cơ sở Công nghiệp lớn hiện đại được xây dựng và các nghành Công
nghiệp mới ra đời như : Điện tử , Vi điện tử , Công nghệ sinh học và Công
nghệ vật liệu mới.
Không những thế nền Công nghiệp Mỹ hiên nay đứng ở vị trí độc tôn trên
thị trường Thế giới về tất cả các lãnh vực Kinh tế Công nghệ sinh học ,
Công nghệ điện tử , Thông tin , Máy tính ....
 Nhật bản khởi đầu là Công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển
sang Công nghiệp nặng, Nhật mạnh dạn cho đầu tư Khoa học kỹ thuật và
mua bằng phát minh khoa học hiện đại nhất để ứng dụng vào sản xuất
vói số tiền lên tới 6 tỷ $ vì nếu đầu tư khoa học thì con số đố sẽ không
dừng lại ở đó . Có thể nên tới 10 tỷ $ , mặt khác nhật bản còn mở và xây
dựng nhiều viện nghiên cứu để đầu tư cho khoa học , thúc đẩy nghiên
cứu trong nước .

11


Nhật đã ứng dụng thành công , công nghệ nhập khẩu hơn nữa Nhật còn đầu
tư một số nghành Công nghiệp hiện đại có hàm lượng Khoa học kỹ thuật

cao và hiệu quả lớn về Kinh tế . Một mặt, Nhật còn làm giầu từ hai cuộc
chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên với việc cung cấp vũ khí và phương
tiện cho Mỹ. Do vậy nền Kinh tế Nhật Bản càng ngày càng được củng cố.
Mặt khác vốn cho Công nghiệp trong giai đoạn đầu là trong nước mà chủ
yếu là Nông nghiệp. Vào giai đoạn cuối cách mạng Công nghiệp Nhật lại
dựa vào bồi thường chiến tranh. Chiến tranh ( Nga - Nhật ) , (Trung - Nhật )
và việc cướp bóc thuộc địa , Triều Tiên ,Đài Loan , Đông bắc Trung Quốc
Hiện nay nền Công nghiệp Nhật Bản phát triển rất nhanh với tốc độ như vũ
bão đó nhật đứng đâu về xuất khẩu , và sản xuất xe hơi (toytota ...) , cơ
khí ,với chất lượng hàng đầu Thế giới, và năng xuất (49 - 50 ) /năm với công
nhân sắt thép năng xuất lao động công nhân nhật 421 tấn /năm cung cấp cho
thị trường thế giới hàng năm,và còn rất nhiều nghành khác nữa như điện
tử,vi tính.... trở thành những hãng độc quyền toàn Thế giới .
Như vậy ta thấy việc ứng dụng Khoa học công nghệ vào sản xuất đã đem lại
những tiềm lực vô cùng to lớn về Kinh tế - Chính trị và vị thế trên trường
quốc tế . Đồng thời cách mạng công nghiệp cơ bản diễn ra ở nước nhật đã
đảm bảo sự toàn thắng của phương thứ sản xuất tư bản chủ nghĩa . Chủ
nghĩa tư bản cũng chuyển từ cạnh tranh sang độc quyền.
Bước vào thập kỷ 80 thì Kinh tế Thế giới tư bản phát triển theo chiều sâu
với sự đa rạng hoá trong sản xuất kinh doanh và tập chung vào những
nghành Công nghiệp hiện đại vào năm 1991 . Tổng thu nhập quốc dân toàn
thế giới 1960 tỷ $
Mỹ chiếm - 6000 tỷ $
Tây âu - 6000 tỷ $
Nhật - 3000 tỷ $
năm 2001 thu nhập quốc dân của Mỹ - 10000 tỷ $
Tây âu 6000tỷ $
12



Nhật Bản - 4500 tỷ $
Điều đó cho thấy tiềm lực của Thế giới về Kinh tế - Chính trị nhờ ứng dụng
thành công cách mạng Công nghiệp đem lại thành tựu vô cùng to lớn cho
bản thân các nước đó và sức mạnh của con người chinh phục khoa học .
4. Công nghiệp hoá bắt nguồn từ công nghiệp nhẹ
Cách mạng Công nghiệp mở đầu việc Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa ,
cơ sở và nền tảng Công nghiệp hoá là Công nghiệp nặng , tức là nghành sản
xuất tư liệu sản xuất . Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa được thực hiện một
cách tự phát trong quá trình theo đuổi lợi nhuận của các nhà tư bản.
Sở dĩ công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa tư bản thường bắt nguồn từ Công
nghiệp nhẹ
 Đòi hỏi ít vốn đầu tư , chu chuyển vốn nhanh , mau thu lợi nhuận , có sẵn
thị trường
 Sản xuất ra tư liệu tiêu dùng . Tăng năng suất lao động trong công nghiệp
nhẹ hạ giá trị hành hoá tư liệu tiêu dùng tức là hạ giá trị sức lao động.
Dẫn tới bóc lột được nhiều hơn, tích luỹ được vốn để đầu tư cho Công
nghiệp nặng .
 Khi công ngiệp nhẹ phát triển đã tạo ra thị trường cho Công nghiệp nặng
một số con đường Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa
+Xâm chiếm thuộc địa và cướp bóc thuộc địa (Anh)
+Sử dụng tiền bồi thường chiến tranh ( Đức )
+Tô nhượng và vay nợ các nước phương tây ( Nga )
Hỗn hợp những con đường trên đều nhằm mục đích Công nghiệp hoá tư bản
chủ nghĩa mà điển hình là là 3 quốc gia lớn ở Châu âu (Mỹ, Anh, Pháp )
5.Vai trò đại công nghiệp cơ khí với phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa
 Chuyển nền sản xuất dựa trên lao động thủ công lên nền sản xuất xã hội
dựa trên lao động bằng máy móc , chuyển từ nền văn minh Nông nghiệp

13



lên nền văn minh Công nghiệp ,thoát khỏi nền sản xuất Nông nghiệp lạc
hậu .
 Hình thành ý thức tổ chức kỷ luật đại công nghiệp. Tạo ra sự tất yếu phải
phải giáo dục kiến thức "Bách khoa " cho người lao động
 Phá vỡ những cát cứ phong kiến, hình thành các đô thị và các trung tâm
Công nghiệp lớn và hình thành nên hai giai cấp trong xã hội giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản . Đây là hai giai cấp cấu thành xã hội tư bản chủ
nghĩa.
 Thay đổi phương thức canh tác của nghành nông nghiệp , chuyển nền
Nông nghiệp tự cấp , tự túc lên nền Nông nghiệp hàng hoá
 Thực hiện xã hội hoá lao động và tăng năng suát lao động xã hội cao hơn
nhiều các thế hệ trước . Không mang tính chất tư nhân mà có sự phân
công lao động theo các nghành và cả trong nội bộ nghành.
 Tạo ra "cơ sở vật chất - nền đại công nghiệp " là nhân tố khẳng điịnh sự
thống trị hoàn toàn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa . Đồng thời là nhân
tố phủ định hoàn toàn sản xuất nhỏ phong kiến lạc hậu
Như vậy từ những yếu tố trên ta thấy đại công nghiệp cơ khí có một vai trò
rất quan trọng đối với sự ra đời tồn tại và phát triển của phương thức sản
xuất . Quá trình vận động của phương thức sản xuất trong các thời kỳ xã hội
từ thấp tới cao với sự thống trị hiện nay là nền Đại công nghiệp. Nhưng đến
một lúc nào đó sẽ có sự ra đời một nền sản xuất mới, phủ định hoàn toàn
nền sản xuất này. Mặc dù vậy nhân tố quan trọng nhất trong bất cứ giai đoạn
nào đi nữa thì nhân tố người lao động vẫn đóng vai trò quyết định , quan
trọng nhất.

...................&........................
ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI NỀN ĐẠI CÔNG NGHIỆP


14


Việt Nam là một trong những nước hiện nay có nền kinh tế chậm phát
triển nhất Thế giới . Bởi nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh đầy khó
khăn gian khổ, đã thiệt hại và mất mát bao nhiêu tiền của, cơ sở vật chất của
đất nước.
Mặt khác sau khi giành được độc lập nước ta lại bước vào giai đoạn tái thiết
đất nước dưới sự quản lý và điều tiết của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
của nhà nước. đất nước ta lại bắt đầu vào một cuộc chiến mới , cuộc chiến
kinh tế đây là cuộc chiến ác liệt nhất . Bởi trong suốt tiến trình 10 năm
( 1979 - 1989 ) đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế xã hội . đại hội VI của đảng ( họp tháng 12 năm 1986 ) đã phân tích
nguyên nhân cuộc khủng hoảng này:
 Thái độ của đảng ta trong việc đánh giá đúng tình hình là nhìn thẳng
vào sự thật và nói rõ sự thật .
 Trong 10 năm qua , chúng ta đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định
mục tiêu và bước đi lên xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã
hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế
 Trong 5 năm 1976 - 1980 , trên thực tế chungs ta đẩy mạnh công
nghiệp hoá trong khi chưa có những điều kiện cần thiết , mặt khác
chậm đổi mới cơ chế kinh tế đã lỗi thời .
 Trong việc bố trí kinh tế , trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư ,
thường chỉ xuất phát từ mong muốn nhanh , không tính tới điều kiện và
khả năng thực tế. Không kết hợp từ đầu nông nghiệp với công nghiệp
thành một cơ cấu . Đặc biệt còn hạn chế hợp tác với nước ngoài nhất là
các nước tư bản chủ nghĩa
 Trong 5 năm (1976 - 1980 ) đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch quá cao
về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất , không coi trọng việc xây
dựng công nghiệp nặng , không tập chung việc giải quyết vấn đề lương


15


thực , thực phẩm phát triển hàng tiêu dùng và xuất khẩu . Do đó dẫn tới
kết quả rất thấp
 Đặc biệt nhanh chóng muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa nhanh chóng biên kinh tế tư bản tư nhân thành Quốc
doanh.
Đó là khuynh hướng chủ quan , duy ý chí buông lỏng quản lý Kinh tế xã
hội. Không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của đảng. Đó
là tư tưởng tiểu tư sản, vừa "tả" khuynh vừa hữu khuynh và không vận dụng
các chế định các chủ trương, chính sách Kinh tế .
Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho đất nước ta bị khủng hoảng
nghiêm trọng, hơn nữa chính những yếu tố đó đã làm cho các Thành phần
kinh tế Nhà nước một thời gian dài ,cho tới hiện nay vẫn còn dưới sự bảo trợ
của Nhà nước đã trở lên thiếu tích cực, và kém năng động trong hoạt động
kinh tế . Đặc biệt khi bước sang nền kinh tế thị trường đưa các Doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân vào những thách thức và khó khăn mới ,các
Doanh nghiệp nhà nước và Quốc doanh , các Thành phần kinh tế không
những phải cạnh tranh lẫn nhau . Mà còn phải cạnh tranh với các nhà đầu tư
nước ngoài nhất là hàng hoá của các nước đó khi Việt Nam đang ra nhập
khối mậu dịch tự do ApTa . Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn
phù hợp nữa đã đặt các Doanh nghiệp vào tình trạng phải tự thân vận động,
nếu không thì sẽ bị đào thải và không có cơ hội để tồn tại . Chính vì vậy
trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay đòi hỏi các Doanh nghiệp
phải có cơ chế đổi mới , cơ chế quản lý kinh tế và cần xoá bỏ Công nghệ sản
xuất đã lổi thời và trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất ,
trình độ lao động của người công nhân nâng cao cả về số lượng lẫn chất
lượng để có thể tồn tại và đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Trong số những

Doanh nghiệp rơi vào tình trạng đó phải kể đến Nhà máy Phích nước - Bóng
đèn Rạng Đông .

16


Nhà máy phích nước - Bóng đèn Rạng Đông (từ năm 1992 là công ty phích
nước - bóng đèn rạng đông ) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm
1961 . Một thời gian dài , trong điều kiện nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung , sản phẩm của nhà máy thuộc diện bán hàng phân phối. Nên
không có khó khăn về tiêu thụ . Tới năm 1989 - 1990 , khi chuyển sang cơ
chế kinh tế thị trường, kinh doanh cuả Nhà nước trở nên thua lỗ , có lúc phải
ngừng hoạt động 6 tháng liền .
Đảng uỷ , Ban Giám Đốc đã phân tích tình hinh mọi hoạt động của Nhà máy
và xác định những nguyên nhân chính làm ăn thua lỗ là:
 Phần lớn cán bộ , công nhân Nhà máy xuất thân từ quân nhân xuất ngũ
và nông dân, chưa quen sản xuất công nghiệp . Một số cử đi học nghề
sản xuất bóng đèn , phích nước ở trung quốc từ năm 1959 thì nay đã
nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác . Số còn lại , nhìn chung , nhiều
mặt về trình độ tay nghề chuyên môn không thể đáp được đòi hỏi sản
xuất , kinh doanh trong giai đoạn mới . Mặt khác do nhà máy gặp nhiều
khó khăn , nên số lao động thiếu việc làm lên tới 1600 người . Số có
việc lầm thì thu nhập thấp .
 Máy móc công nghệ thuộc thế hệ những năm 50, rất lạc hậu , không cho
phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt , mẫu mã đẹp , hấp dẫn giá
rẻ . Trong khi đó bóng đèn phích nước của nước ngoài , chủ yếu là của trung
quốc , hơn hẳn của nhà máy về các chỉ tiêu trên nên được khách hành ưu
chuộng.
 Nguyên liệu thô và các loại vật tư khác , nhập chủ yếu từ trung quốc, có
chất lượng thấp ( dây tóc xoắn đơn hiêu suất kém , tuổi thọ ngắn bóng

đèn lệch vẹo , keo gắn không chịu được khí ẩm , độ giữ nhiệt của phích
kém .......)
 Thiếu vốn nghiêm trọng . việc vay vốn ngân hàng không dễ , vì lãi suất
cao và thủ tục phiền hà .

17


Trước tình hình đó đảng uỷ và ban giám đốc đã đề ra các chủ trương và
hàng loạt các biện pháp :
♦ Phát huy trí tuệ tập thể , củng cố tổ chức , sắp xếp bộ máy sản xuất , tinh
giản và đào tạo lực lượng lao động.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ , công nhân và củng cố tổ chức ,
sắp xếp bộ máy sản xuất đã được chọn làm khâu "Đột Phá " . Cần phải
nhanh chóng giảm số lượng cán bộ công nhân có trình độ tay nghề không
thích hợp với điều kiện sản xuất , đồng thời đào tạo lại , bồi dưỡng , nâng
cao trình độ kỹ năng chuyên môn cho những người tiếp tục làm việc trong
nhà máy . Nhưng việc tinh giản nhà máy luôn là vấn đề phức tạp . Chính vì
vậy ban lãnh đạo đã họp hội nghị về thực trạng khó khăn của nhà máy ,
chiến lược kinh doanh trong thời gian tới và đề nghị đóng góp ý kiến , hiến
kế cho Nhà máy. Bằng biện pháp đó 680 người tự nguyện xin nghỉ việc Nhà
máy . Chỉ với chủ trương như vậy , giảm bớt lao động sắp xếp bộ máy vào
năm 1994 Nha máy đã tăng Doanh thu tăng 11 lần , nộp ngân sách tăng 33
lần lãi 7 tỷ đồng lương bình quân công nhân tăng 5,5 lần .


Ưng dụng Công nghệ sản xuất và trang thiết bị máy móc phù hợp với

điều kiện sản xuất , trình độ lao động , nguyên liệu trong nước đẩy mạnh
phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật . để nâng cao chất lượng hạ

giá thành sản phẩm , cải tiến mẫu mã hàng hoá , tất yếu phải đổi mới máy
móc , thiết bị và Công nghệ sản xuất .
+Sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất thế giới và khu vực . Mặc dù
đắt nhưng khả năng hoàn vốn nhanh , khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn hơn
nữa thiếu thiết bị và công nghệ cao , không thể cạnh tranh với hàng hoá
cùng loại của nước ngoài đang tràn ngập thị trường nội địa .
+Sử dụng những thiết bị cao cho phép tạo ra những sản phẩm tương
đương về chất lượng , giá thành mẫu mã với bóng đèn Trung Quốc . Như
vậy sẽ có những lợi thế cạnh tranh với hành ngoại chủ yếu là của Trung
Quốc đang làm lũng đoạn thị trường Việt Nam . Hơn nữa giá mua thiết bị
18


không đắt và có thể phù hợp với dây truyền cán bộ công nhân doanh
nghiệp . Mặt khác qua quá trình sử dụng sẽ tìm hiểu thiết bị , Công nghệ
tiên tiến của thế giới cải tiến , bổ sung chỉnh sửa dây truyền của Nhà máy .
+ Khảo sát toàn bộ thiết bị máy móc công nghệ của nhà máy về tính năng
kỹ thuật và hiệu quả kinh tế , để nhập khẩu dây truyền máy móc của một
số nước phát triển.
Tất cả những yếu tố như tổ chức lại nhà máy , đào tạo lại lực lượng lao
động có trình độ chuyên môn cao theo cơ chế hiện nay phù hợp với sự
phát triển kinh tế đất nước và xu thế hội nhập . Đã đưa tới những thành
công cho Công ty phích nước - Bóng đèn Rạng Đông , tăng so với năm
1990 như sau:
- Giá trị tổng sản lượng :
- Doanh thu tiêu thụ

5,96 lần

:


14,73 lần

- Nộp ngân sách nhà nước :
- Thu nhập bình quân
- Vốn kinh doanh

:
:

63,96 lần
9,06 lần
11,75 lần

Như vậy từ chỗ có nguy cơ bị đóng cửa , sau 10 năm , Nhà máy Bóng
đèn phích nước Rạng Đông đã trở thành một Công ty lớn mạnh có tiếng
trong và cả ngoài nước .( Có sử dụng tài liệu tham khảo - những tình huống
trong kinh doanh và quản lý của viện nghiên cứu kinh doanh - Trường đại
học quản lý & kinh doanh hà nội )
Từ chỗ một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản như phích nước rạng đông đã
khôi phục lại vị thế của mình nhờ vào đổi mới tổ chức quản lý trong nhà
máy , trình độ người lao động được chuyên môn . Cao áp dụng máy móc
hiện đại cho năng xuất và chất lượng mẫu mã đẹp đã đưa Doanh nghiệp tồn
tại và lớn mạnh.
Nếu không riêng gì nhà máy phích nước rạng đông mà các Doanh nghiệp
khác đều biết áp dụng những điều kiện cho phù hợp như Khoa học Công
nghệ , cơ cấu quản lý trình độ người lao động thì chắc chắn các Doanh
19



nghiệp đó cũng sẽ vượt qua được nnhững khó khăn và thách thức trong nền
kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập như hiện nay .

20


PHẦN KẾT LUẬN
Để nói hết được vai trò và kết quả mang lại của "Ba giai đoạn phát

triển của chủ nghĩa tư bản " thì gói trọn trong bài tiểu luận này thì không thể
đủ được . Chính vì vậy ở đây chỉ là những khái quát sơ lược về cơ sở tổ
chức quản lý ,Đại công nghiệp cơ khí dẫn tới phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Chỉ như vậy thôi mà đã mang lại cho chủ nghĩa tư bản những
thành tựu vô cùng to lớn về khoa học công nghệ , trình độ của lực lượng sản
xuất phát triển tới đỉnh cao của tri thức và quan hệ sản xuất vượt ra khỏi tầm
kiểm soát của lãnh thổ sang khu vực và trên khắp thế giới. Đặc biệt hơn nữa
kết quả mang lại cho chủ nghĩa tư bản thì các nước khác trên khắp thế giới
trong đó có việt nam đều phải lấy đó làm cơ sở và nền tảng cho sự phát triển
của mình . Đặc biệt là Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi các thành
phần kinh tế phải tự thân vận động để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của mình .Mà để có được sự tồn tại buộc các doanh nghiệp tư nhân và quốc
doanh các thành phần kinh tế phải có những biện pháp duy trì sự tồn tại ,
ứng dụng máy móc hiện đại mới nhất của thế giới để sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao . Mẫu mã đẹp , giá thành hạ để có đủ sức cạnh tranh
với hàng ngoại nhập của nước ngoài như Trung Quốc . Đồng thời phải tăng
năng suất lao động và tăng trình độ chuyên môn cao cho người lao động để
thời gian chu chuyển của tư bản cố định quay vòng nhanh hơn như vậy sẽ
nhanh chóng cải tiến được kỹ thuật hiện đại nhanh chóng bắt kịp với thế giới
và khu vực . Nếu làm được những điều đó thì nước ta trong thời gian không
xa sẽ có không ít những Doanh nghiệp lam ăn có hiệu như Công ty Phích

nước - Bóng đèn Rạng Đông hiện nay mà hơn nữa lại còn có thể vượt qua
được những thách thức khó khăn đặt ra trước mắt trong cơ chế thị trường và
xu hướng hội nhập và phát triển như hiện nay.

21


MỤC LỤC TIỂU LUẬN
A . PHẦN MỞ ĐẦU
B . PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN
XUẤT
1. Hiệp tác giản đơn là gì ?
2. Những điểm chung cơ bản giữa HTGĐ và SXHH nhỏ
3. Cơ sở của quá trình tổ chức
CHƯƠNG II : TẠI SAO NÓI CÔNG TRƯỜNG THỦ CÔNG LÀ
NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ?
1. Thế nào là công trường thủ công ?
2. Hình thức cơ bản của công trường thủ công
3. Sự khác nhau giữa phân công lao động trong CTTC và phân
công lao động xã hội
4. Vì sao hiệp tác giản đơn không phải là điều kiện ra đời đại
công nghiệp cơ khí ?
5. Vai trò của cttc đối với đại công nghiệp cơ khí
CHƯƠNG III : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠI CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
ĐỐI VỚI PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Thế nào là máy móc ?
2. Công xưởng
3. Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hoá tư bản chủ
nghĩa

4. Công nghiệp hoá bắt nguồn từ công nghiệp nhẹ
5. Vai trò của đại công nghiệp cơ khí đối với phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
C.PHẦN KẾT LUẬN
ỨNG DỤNG NỀN ĐẠI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HƯỚNG DẪN HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
22


DO GS - PTS : TRẦN NGỌC HIÊN CHỦ BIÊN
TỦ SÁCH ĐẠI HỌC - ĐÀO TẠO TỪ XA - HÀ NỘI 1997
2. GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA KHOA TRIẾT HỌC VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ & KINH DOANH HÀ NỘI
3. NHỮNG TÌNH HUỐNG TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH - TRƯỜNG
ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀ NỘI
XUẤT BẢN NĂM 2002

23



×