Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECHCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.47 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Trường Đại học Thương Mại

MỤC LỤC
I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
TECHCOMBANK - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT......................................1
1.1.1Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam............................1
................................................................................................................................... 3


Báo cáo thực tập tổng hợp

1

Trường Đại học Thương Mại

I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
TECHCOMBANK - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
1.1

Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Việt Nam Techcombank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
1.1.1

Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Technological and Commercial Join Stock Bank, viết tắt là Techcombank.
Techcombank được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép hoạt
động số 0040/NĐ – GP ngày 06/08/1993 do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam cấp và


giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055679 cấp ngày 07/9/1993. Ngân hàng
thành lập với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua gần 22 năm xây dựng và phát
triển, Techcombank đã vươn lên, trở thành một trong những ngân hàng TMCP đô
thị hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho
khách hàng cá nhân., khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính. Tính đến
hết 30/9/2015, tổng tài sản của Techcombank đã đạt 175.217 tỷ đồng, vốn điều lệ
đạt 8.878 tỷ đồng. Với đội ngũ nhân lực lên tới trên 7.200 người cùng sự tham gia
điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và
một mạng lưới rộng khắp gồm 312 chinh nhánh, phòng giao dịch và hơn 1.300
ATM kết nối với 12.000 máy ATM trong hệ thống BankNet, Smartlink.
Techcombank hiện đang phục vụ gần 3.3 triệu khách hàng cá nhân và gần 45.000
khách hàng doanh nghiệp.
Trong trong thời gian qua, Techcombank đã vinh dự được nhận nhiều giải
thưởng uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận nỗ lực trong hoạt động kinh doanh
của mình, như: Thương hiệu Quốc gia, thương hiệu được yêu thích ASEAN, top 10
ngân hàng có dịch vụ Internet Banking được yêu thích nhất Việt Nam do báo
Vnexpress bình chọn, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ Finance Asia, Ngân hàng


Báo cáo thực tập tổng hợp

2

Trường Đại học Thương Mại

nội địa quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam…Đặc biệt trong năm 2015, Techcombank
vinh dự nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt và nằm trong top 100 thương hiệu tiêu
biểu nhất Việt Nam.
Với tầm nhìn trở thành ngân hàng dẫn đầu có tiêu chuẩn quốc tế về tính
chuyên nghiệp, dựa trên những thế mạnh về các nguồn lực về vốn, mạng lưới, nhân

sự và công nghệ, Techcombank đang nỗ lực xây dựng một chương trình chuyển đổi
chiến lược để trở thàng ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Địa chỉ: 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần.
Điện thoại: 84-(4) 3944 6368.
Fax: 84-(4) 3944 6362.
Website:
1.1.2

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi

nhánh Hoàng Quốc Việt.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt được
thành lập vào ngày 23/08/2007 có địa chỉ tại tầng 1, tòa nhà Thời báo Kinh tế Việt
Nam 98 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Hoàng
Quốc Việt là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Techcombank - Chi nhánh Thăng Long.
Đây là một đại diện được ủy quyền củaTechcombank, có quyền tự chủ kinh doanh,
có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh
doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Techcombank. Sau gần 8 năm
hoạt động, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đạt được một số thành quả nổi bật như:
luôn nằm trong những đơn vị kinh doanh có kết quả tốt nhất hệ thống, hoàn thành
xuất sắc chứng chỉ phát lộc đầu xuân năm 2015, được đánh giá là một trong những
đơn vị có thái độ phục vụ chuyên nghiệp tận tình nhất năm 2015…
Điện thoại: 84-(4) 6267 0269
Fax: 84-(4) 6267 0265


3

Báo cáo thực tập tổng hợp


1.2

Trường Đại học Thương Mại

Mô hình cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt

Nam- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Sơ dồ 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc

Phòng
dịch vụ
khách
hàng cá
nhân

Phòng
Phòng
dịch vụ quản lý
khách
rủi
hàng
ro
doanh
nghiệp

Phó giám đốc


Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
kế
toán

Phòng
tiền tệ
kho
quỹ

Phòng
kiểm
tra
kiểm
soát nội
bộ

Phòng
thanh
toán
xuất
nhập
khẩu

Các phòng giao
dịch

Bộ máy quản lý tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
• Ban giám đốc
- Giám đốc:
Nhiệm vụ chính: Xây dựng chiến lược phát triển chi nhánh; điều hành, quản
lý và tổ chức việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê chuẩn, giám sát
danh mục cho vay và danh mục đầu tư của ngân hàng để đảm bảo hoạt động kinh
doanh toàn và có lãi; ký duyệt các Lệnh điều chuyển vốn và xin vốn giữa Chi nhánh
và Hội sở.
- Phó giám đốc:
Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ cho GĐ chi nhánh trong việc điều hành, tổ
chức hoạt tại Chi nhánh và nâng cao uy tín, hình ảnh của Techcombank trên địa bàn
Chi nhánh hoạt động; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch kinh doanh
đảm bảo hoạt động an toàn và có lãi; xây dựng và duy trì những mối quan hệ đối
ngọai thích hợp nhằm tăng vị thế cho Chi Nhánh trên thị trường.
• Các phòng ban


Báo cáo thực tập tổng hợp

4

Trường Đại học Thương Mại

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu
cho lãnh đạo cơ quan về cơ cấu tổ chức của các phòng ban trong Chi nhánh và phối
hợp với các phòng ban khác thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do lãnh đạo Chi
nhánh giao để hoàn thành các mục tiêu của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng Kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về xây dựng chỉ tiêu kế
hoạch về tài chính; thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các
dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao

dịch, thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ thanh toán theo
yêu cầu của khách hàng; thực hiện công tác thanh toán, chi tiêu nội bộ của chi
nhánh; quyết toán tài chính năm.
- Phòng Tiền tệ -Kho quỹ: Thực hiện chức năng thu, chi tiền mặt nội ngoại tệ
một cách chính xác, kịp thời, thực hiện chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của
Techcombank và NHNN. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao
dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nhu cầu thu chi
tiền mặt lớn.
- Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản
lý rủi ro của Chi nhánh, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án
đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ
các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Techcombank.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính...để khai thác vốn bằng
VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của
Techcombank.
- Phòng Khách hàng cá nhân: Đề ra chiến lược kinh doanh và thực hiện việc
cấp tín dụng cho các khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để
sản xuất kinh doanh, mua sắm, xây dựng...
- Phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ: Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát mọi
hoạt động về chỉ đạo điều hành, tài chính, kinh doanh...để từ đó tham mưu cho lãnh


Báo cáo thực tập tổng hợp

5

Trường Đại học Thương Mại


đạo Chi nhánh có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động
kinh doanh.
- Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện
nghiệp vụ về thanh toán Xuất Nhập Khẩu và kinh doanh tiền tệ tại Chi nhánh. Thực
hiện chức năng chủ yếu là mở, thanh toán LC cho các cá nhân, DN có nhu cầu Xuất
Nhập khẩu...
Ngoài ra chi nhánh còn có các phòng giao dịch đó là PGD Ngọc Khánh, PGD
Big C, PGD Đội Cấn, PGD Đào Tấn, PGD Lạc Long Quân, PGD Xuân La, PGD Cầu
Giấy, PGD Mỹ Đình, PGD Xuân Diệu, PGD Nguyễn Khánh Toàn, PGD Trần Thái
Tông, PGD Trần Đăng Ninh và PGD Từ Liêm, PGD Hoàng Hoa Thám, PGD Thuỵ
Khuê và PGD Trần Bình.
1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân dưới các
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các
nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.
- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: Phát hành
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử
II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT.
2.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai
đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng



6

Báo cáo thực tập tổng hợp

2013

Năm

Số tiền
Tiêu chí

2014

Tỷ
trọng
(%)

Tổng NV huy động

1.635

Trường Đại học Thương Mại

Số
tiền

Tỷ
trọng


2015

Chênh lệch

Chện lệch

2014/2013

2015/2014

Tỷ
Số tiền

(%)

trọng

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)


100

1.986 100

2.365

100

351

21,47

379

19,08

I. Phân loại theo thành phần kinh tế
1. TG các tổ chức KT

427,2

26,13

561,6 28,28

718

30,04


134,
4

31,46

156,4

27,85

2.TG dân cư

1.083

66,27

1.278 64,38

1.524

64,48

195

18,01

246

19,25

3.TG khác


124,8

7,6

164,4 7,34

123

5,48

39,6

31,73

-41,4

-25,18

1.TG nội tệ

1.379

84,4

1.609 81,05

2.046

86,55


230

16,68

437

27,16

2. TG bằng ngoại tệ
quy về VNĐ

256

15,6

377 18,94

319

13,45

121

47,27

-58

-15,38


1. TG không kỳ hạn

294

18

517 26

868

36,74

223

75,85

351

67,89

2. TG có kỳ hạn

1.341

82

1.469 74

1.497


63,26

128

9,55

28

1,91

II. Phân theo ĐVT tiền tệ.

III. Phân loại theo kỳ hạn:

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của CN Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2013-2015)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm liên tiếp
luôn tăng trưởng không ngừng cho thấy sự tin cậy của khách hàng đối với Chi
nhánh. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2015 đạt 2.365 tỷ đồng, tăng 379 tỷ đồng so
với năm 2013.
• Phân loại theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế. Năm 2013 đạt 427,2 tỷ đồng chiếm 26,13%
tổng nguồn vốn huy động, năm 2014 tiếp tục tăng đạt mức 561,6 tỷ tăng 134,4 tỷ
so với năm 2013, tương ứng tăng 31,46%. Cho đến năm 2015, tiền gửi các tổ chức
kinh tế lại tiếp tục tăng đạt mức 718 tỷ tăng 156,4 tỷ so với năm 2014.


Báo cáo thực tập tổng hợp

7


Trường Đại học Thương Mại

- Tiền gửi dân cư: Ta thấy qua các năm tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng dần
qua các năm nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng. Năm 2013 tiền dân cư đạt 1.083 tỷ
chiếm 66,27% tổng NV huy động, năm 2014 đạt 1.278 tỷ tăng 195 tỷ so với năm 2013
nhưng đến năm 2015 nguồn vốn huy động đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 246 tỷ đồng so với
năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 19,25 %. Trong giai đoạn này mặc dù lãi suất giảm
nhưng tiền gửi của người dân vào ngân hàng vẫn tăng do đây là kênh “trú ẩn” an
toàn trong lúc kinh tế vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
- Tiền gửi khác: Năm 2013 là 124,8 tỷ chiếm 7,6%, năm 2014 đạt 164,4 tỷ
tăng so với năm 2013 là 39,6 tỷ, sang năm 2015 còn lại 123 tỷ giảm 58 tỷ so với
năm 2014. Qua đây ta thấy tiền gửi khác chiếm ít nhất và có hướng giảm dần qua
các năm. Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường như vậy là do tình hình cho vay
vốn của các ngân hàng không ổn định, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
trên địa bàn.
• Phân loại theo loại tiền
- Tiền gửi VNĐ: Đồng nội tệ trong tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng qua
các năm. Cụ thể, năm 2013 là 1.379 tỷ chiếm 84,4% tổng nguồn vốn huy động
.Năm 2014 đạt 1.609 tỷ đồng tăng 230 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015 Chi
nhánh đạt 2.046 tỷ đồng tăng 437 tỷ đồng so với năm 2014. Đây là một con số đáng
ghi nhận trong bối cảnh kinh tế tuy trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ quy về VNĐ: Năm 2013 là 256 tỷ chiếm 15,5% tổng nguồn
vốn huy động. Năm 2014 là 377 tỷ tăng 121 tỷ VNĐ đạt mức 47,27% so với năm
2013. Tuy nhiên sang năm 2015 lại có giảm đôi chút, giảm 58 tỷ so với năm 2014
tương ứng giảm 15,38%.
• Phân loại theo kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tăng mạnh theo từng năm là nguồn vốn
luân chuyển quan trọng cho Chi nhánh năm 2014 đạt 1.469 tỷ đồng tăng 128 tỷ đồng
đạt mức 9,55 % so với năm 2013 và tiếp tục tăng trong 2015 với 1.497 tỷ đồng tăng
28 tỷ đồng



Báo cáo thực tập tổng hợp

8

Trường Đại học Thương Mại

- Tiền gửi không kì hạn trong năm 2014 đạt 517 tỷ đồng tăng 223 tỷ đồng so
với năm 2013 do xu hướng đầu tư phát triển mạnh của năm, sau khi đã tăng vào
năm 2015 đạt 868 tỷ đồng tăng 351 tỷ đồng, đạt mức tăng 67,89% so với năm 2014
điều này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với NH, có tác dụng tích cực
trong việc điều chuyển, phân phối nguồn vốn cho vay.
2.2 Hoạt động cho vay
Song song với công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng giữa vai
trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng góp phần không
nhỏ trong việc tạo lợi nhuận của ngân hàng.


9

Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương Mại

Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

2013

Số
tiền

2014
Tỷ
trọng

Số
tiền

(%)

Tiêu chí
Tổng dư nợ

1.525

2015
Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

(%)

(%)


Chênh lệch
2014/2013

Chênh lệch
2015/2014

Số
tiền

Tỷ lệ

Số
tiền

Tỷ lệ

(%)

(%)

100

1.902

100

2.460 100

377


24,72

558

29,33

1.Phân theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn

1.236

81,1

1.513

79,6

2.120 86,2

277

22,41

607

40,12

Trung và dài hạn


289

18,9

389

20,4

340

13,8

100

34,60

-49

-12,6

Nội tệ

1.319

86,5

1.600

84,17


1.858

75,55 281

21,3

258

16,1

Ngoại tệ quy đổi ra
VNĐ

206

13,5

302

15,83

602

24,45 96

46,6

300

99,34


51,92

35

17,5

-19,03

133

35,95

104

390

29,28

2.Phân theo loại tiền tệ

3.Phân theo thành phần kinh tế
DN ngoài quốc
doanh

416

27,28

200


10,56

235

9,58

DN nhà nước

457

29,98

370

19,47

503

20,46 -87

Hộ gia đình, cá nhân

652

42,74 1.332

69,97

1.722 69,96 680


-216

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của CN Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2013-2015)
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Trong điều kiện hoạt động tín dụng có nhiều khó khăn nhất định. Nhưng chất
lượng tín dụng của Chi nhánh vẫn đảm bảo được yêu cầu và quy chế của Ngân hàng Nhà
Nước, tổng dư nợ nền kinh tế của đơn vị tính đến thời điểm 31/12/2015 đạt 2.460 tỷ
đồng, tăng 558 tỷ đồng tương đương 29,33% so với năm 2014, đạt 97% kế hoạch
năm 2015, tương đương với tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.


Báo cáo thực tập tổng hợp

10

Trường Đại học Thương Mại

• Theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và lớn hơn cho vay trung và dài hạn.
với mục đích an toàn và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn
càng cao càng tốt. Các DN vay ngắn hạn thường để đáp ứng thanh toán nên cũng tạo
nguồn thu cho ngân sách của chi nhánh. Cho vay ngắn hạn của chi nhánh năm 2014 là
1.513 tỷ đồng, năm 2015 là 2.120 tỷ đồng tương ứng tăng 40,12%
- Cho vay trung và dài hạn ở chi nhánh không cao do nền kinh tế chưa phục
hồi, mức lãi suất thấp nhất trong 6 năm qua. Về phía chi nhánh, muốn an toàn cho
nguồn vốn, đảm bảo khả năm thanh toán, tránh được những rủi ro cao nên cũng hạn
chế cho vay dài hạn.
• Theo loại tiền tệ:
- Cho vay bằng VNĐ năm 2015 đạt 1.858 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 75,55% tổng dư

nợ, tăng 258 tỷ so với năm 2014 tương ứng tăng 16,1%.
- Cho vay ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 602 tỷ đồng năm 2015, tăng 300 tỷ đồng
so với năm 2014 tương đương với 99,34%.
• Theo thành phần kinh tế: Ta có thể dễ dàng nhận thấy qua bảng số liệu tình
hình cho DN vay vốn của Chi nhánh tăng dần theo các năm.
- Với DN ngoài quốc doanh: Năm 2014 Chi nhánh Hoàng Quốc Việt cho DN
vay 200 tỷ đồng giảm 216 tỷ so với năm 2013, tương ứng giảm 51,92% và sang đến
năm 2015 có tăng nhẹ 35tỷ đồng so với năm 2014, tương đương 17,5%.
- Đối với DN nhà nước, năm 2014 đạt 370 tỷ đồng, giảm 87 tỷ đồng tương
đương 19,03% so với năm 2013. Năm 2015 con số này đạt 503 tỷ đồng, tăng 133 tỷ
đồng tương đương 35,95% so với năm 2014.
- Đối với hộ gia đình và sản xuất: hoạt động tín dụng chi nhánh tập trung đầu
tư vào các dự án của các khách hàng truyền thống, các khách hàng cá nhân có hoạt
động sản suất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân tăng từ 1.332 tỷ năm 2014 lên đến 1.722
tỷ đồng năm 2015 tăng 390 tỷ đồng tương tương với 29,28%.


11

Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương Mại

2.3 Chất lượng vay

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính : Tỷ đồng
2013


Năm

Số
tiền

Tiêu chí

Tỷ
trọng
(%)

2014

2015

Số tiền

Tỷ
trọn
g
(%)

Số
tiền

So sánh
2014/2013

Tỷ
trọng

(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

So sánh
2015/2014
Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

Tổng dư nợ

1.525

100

1.902

100

2.460

100


377

24,72

558

29,33

1.Nợ đủ tiêu chuẩn
2. Nợ cần chú ý
3.Nợ dưới tiêu chuẩn
4.Nợ nghi ngờ

1.451
36,6
18,3
6,1

95,2
2,4
1,2
0,4

1.791
32,3
28,5
22,8

94,2
1,7

1,5
1,2

2.290
51,6
46,7
27

93,1
2,1
1,9
1,1

340
-4,3
10,2
16,7

23,43
-11,74
55,73
273,7

499
19,3
18,2
4,2

27,86
59,75

63,85
18,42

13

0,8

27,4

1,4

44,7

1,8

14,4 110,7

17,3

63,13

73,2

4,8

110,3

5,8

169,7


6,9

37,1 50,68

59,4

53,85

36,6

2,4

77,9

4,1

118

4,8

41,3 112,8

40,1

51,47

5.Nợ có khả năng mất
vốn
Tổng nợ quá hạn(từ

nhóm 2 đến nhóm 5)
Nợ xấu(từ nhóm 3 đến
nhóm 5)

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của CN Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2013-2015)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy nhóm nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỉ trọng cao
nhất so với các nhóm nợ khác và tăng qua các năm (chiếm trên 93% tổng dư nợ qua
các năm) cụ thể nợ đủ tiêu chuẩn tăng 340 tỷ đồng năm 2013, tăng 499 tỷ đổng năm
2015. Điều này cũng dễ hiểu vì việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện
bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền để thanh toán.
Bên cạnh đó ngân hàng chưa thực hiện công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho
vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có biểu hiện xảy ra những rủi
ro để phát hiện và xử lí kịp thời .
Nợ quá hạn là các khoản nợ 2,3,4,5 trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nợ quá
hạn là vấn đề bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm, là chỉ tiêu phản ánh chất lượng
nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn chứng tỏ khả năng
thanh toán của khách hàng giảm sút, vốn cho vay khó có khả năng thu hồi .


12

Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương Mại

Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 là 4,8% (73,2 tỷ) nhưng đã tăng lên 6,9 %
đạt 169,8 tỷ sau 2 năm vào năm 2015. Số liệu này chứng tỏ hoạt động kinh doanh
và xử lý nợ của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả cần có những biện pháp tăng
cường để không xảy ra rủi ro ngoài mong đợi. Tỷ lệ nợ quá hạn đang gia tăng là
một xu hướng đáng lo ngại, vậy nên chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu,

mạnh tay hơn để kìm hãm và giải quyết triệt để vấn đề này. Đặc biệt là trong công
tác quản trị kinh doanh và xử lý nợ quá hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
giảm thiểu tối đa rủi ro.
Nợ xấu tăng từ 36,6 tỷ năm 2013 lên 118 tỷ năm 2015 .Trong bối cảnh kinh tế
diến biến khá phức tạp trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp và cá nhân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó hoạt động cho vay của
chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ nợ xấu vẫn nằm trong ngưỡng cho
phép của chi nhánh.
2.4 Kết quả kinh doanh tại Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chênh lệch
Năm

2013

2014

2015

2014/2013
Số
tiền

Tiêu chí

Chênh lệch
2015/2014


Tỷ lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

Tổng doanh thu

285

339

439

54

18,95

100

29,5

Tổng chi phí

207

215


243

11

5,31

28

13,02

Chênh lệch thu chi

78

124

196

46

58,97

72

58,06

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của CN Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2013-2015)
- Tổng doanh thu: Năm 2013 doanh thu Chi nhánh đạt 285 tỷ, sang năm 2014 tiếp
tục tăng đạt 339 tỷ tăng 54 tỷ so với năm 2013. Đến năm 2015 doanh thu của Chi

nhánh đạt 439 tỷ tăng 100 tỷ so với năm 2014 tương ứng tôc độ tăng 29,5%


Báo cáo thực tập tổng hợp

13

Trường Đại học Thương Mại

- Tổng chi phí mà Chi nhánh phải thanh toán năm 2013 là 207 tỷ, sang năm
2014 là 215 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2013 và tốc độ tăng là 5,31 %.
Năm 2015 chi phí tiếp tục tăng đạt mức 243 tỷ tăng 28 tỷ so với năm 2014.
- Chênh lệch thu chi năm 2013 là 78 tỷ, năm 2014 là 124 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng
so với năm 2013. Sau một năm nỗ lực phấn đấu, năm 2015 Chi nhánh đã thực hiện hoàn
thành các chỉ tiêu tài chính về kết quả lợi nhuận và phân phối tiền lương. Cụ thể thu nhập
năm 2015 đạt 196 tỷ đồng, tăng 58,06% so với năm 2014.Qua đó, ta thấy được Chi
nhánh Hoàng Quốc Việt ngày càng hoạt động hiệu quả hơn qua các năm.


Báo cáo thực tập tổng hợp

14

Trường Đại học Thương Mại

III. ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ VỊ TRÍ THỰC TẬP
3.1 Mô tả hoạt động tại phòng giao dịch Trần Bình
Phòng giao dịch Trần Bình – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được
thành lập vào ngày 10/9/2010 có địa chỉ tại 199 Đường Trần Bình, Phường Mỹ Đình
2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Phòng giao dịch Trần Bình trực thuộc Ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Đây là đơn vị hạch toán
phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch với khách hàng.
Trong suốt thời gian thực tập và học tập tại phòng giao dịch Trần Bình – Ngân
hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, em đã bước đầu làm quen với công việc thực tế
và tìm hiểu hoạt động cũng như cách thức làm việc của phòng giao dịch.
 Những hoạt động cụ thể của Phòng giao dịch Trần Bình – Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam
- Huy động vốn
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế dưới
mọi hình thức.
+ Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước.
+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng khác.
- Nghiệp vụ cho vay
+ Cho vay các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay ngắn hạn, trung dài hạn để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
+ Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính
và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Cung cấp các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong và ngoài
nước khi Ngân hàng Nhà nước cho phép.
+ Dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ ngân quỹ, các dịch vụ thanh toán khác
theo quy định của NHNN.


Báo cáo thực tập tổng hợp

15

Trường Đại học Thương Mại


3.2 Mô tả vị trí thực tập
Người hướng dẫn: Giao dịch viên: Đỗ Thị Thu Trang
 Vị trí giao dịch viên
Công việc hàng ngày của giao dịch viên
- Tiếp quỹ: Buổi sáng trước giờ giao dịch tiến hành tiếp quỹ.
+ Nhận thùng tiền và ấn chỉ quan trọng từ Quỹ chính theo lệnh đề nghị tiếp
quỹ để thực hiện các giao dịch thu, chi trong ngày.
+ Thực hiện kiểm đếm số tiền đã đề nghị tiếp quỹ và quản lý ấn chỉ quan
trọng.
-

Thực hiện giao dịch và cung cấp dịch vụ:

+ Thực hiện các giao dịch tiền mặt và phi tiền mặt cho các khách hàng (như:
mở tài khoản, nhận tiền gửi…) theo đúng thủ tục của tehcombank.
+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất và đảm bảo
thời gian chờ đợi của khách hàng là ít nhất
+ Luôn cập nhật các quy trình dịch vụ khách hàng và hướng dẫn của
Techcombank.
+ Giải quyết các yêu cầu phức tạp của khách hàng.
- Bán hàng
+ Xác định cơ hội bán chéo trong quá trình giao dịch và khuyến khích khách
hàng sử dụng thêm các sản phẩm khác hoặc gửi thêm tiền vào ngân hàng.
+ Nếu không có khách hàng đợi giao dịch, tiến hành gọi điện hoặc gặp trực
tiếp để bán sản phẩm cho khách hàng theo sự điều động của giám đốc Phòng giao
dịch.
+ Luôn cập nhật các sản phẩm, chương trình Marketing và các chiến dịch bán
hàng mới của Techcombank.
+ Trao đổi với các khách hàng vào giao dịch để bán những sản phẩm đơn giản



Báo cáo thực tập tổng hợp

16

Trường Đại học Thương Mại

+ Với những sản phẩm phức tạp hơn thì giới thiệu khách hàng gặp Chuyên
viên khách hàng cá nhân hoặc Giám đốc Phòng giao dịch.
- Báo cáo và kiểm tra
+ Kiểm tiền trong thùng/ Két sắt, so sánh số dư tồn quỹ tiền mặt với Nhật ký
quỹ khớp đúng.
+ Hoàn tiền về quỹ chính cùng với ấn chỉ quan trọng niêm phong lưu theo
thùng gửi kho.
+ Chấm chứng từ đảm bảo đúng, đủ.
+ Đánh số chứng từ chuyển Kiểm soát trước khi ra về và khóa tủ quầy.
Cuối ngày tiến hành xuất dữ liệu và chấm rà soát dữ liệu.
 Công việc trong quá trình thực tập tại Phòng giao dịch Trần Bình.
- Photo, scan văn bản tài liệu để lưu trữ lại. Đây là công việc thường xuyên
được các anh chị trong Phòng giao dịch giao cho. Các giấy tờ thường là chứng minh
nhân dân của khách hàng, giấy đề nghị tạm ứng, các chứng từ bảo lãnh….
- Sắp xếp chứng từ giao dịch: Xem ngày tháng năm, xem mã giao dịch viên,
viết lên góc trái, xếp theo thứ tự A,B,C…sau đó chuyển cho giao dịch viên chấm
chứng từ.
- Nghe điện thoại: Khi chị Trang giao dịch viên không có mặt tại chỗ làm việc,
em thường bắt máy hộ. Sau hai hồi chuông, em sẽ nói “Techcombank xin nghe”.
Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà em sẽ chuyển máy cho anh chị khác có
chuyên môn để giải quyết vấn đề cho khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng khi vào ngân hàng giao dịch: Hỏi xem khách hàng
thực hiện giao dịch gì ? Sau đó hướng dẫn khách hàng đến quầy nào để thực hiện

giao dịch. Khi Quầy đông thì đưa các biểu mẫu như: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi,
Giấy chuyển tiền nhanh, Giấy mở thẻ thanh toán….để khách hàng điền vào. Nhận
lại biểu mẫu đã điền xem đã đúng hay chưa rồi rồi hướng dẫn khách hàng ngồi ghế
chờ đến lượt mình.


Báo cáo thực tập tổng hợp

17

Trường Đại học Thương Mại

Tại Phòng giao dịch có nhiều loại mẫu giấy tờ khác nhau, trong thời gian
rảnh em được các anh chị trong phòng tạo điều kiện để có thể tìm hiểu biểu mẫu đó
như: Giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, Giấy đề nghị mở thẻ,…Bên cạnh đó, em cũng
được quan sát cách hạch toán trên phầm mềm CT4


Báo cáo thực tập tổng hợp

18

Trường Đại học Thương Mại

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN
4.1 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Vấn đề 1:
Cơ cấu nguồn vốn trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực
qua các năm nhưng tổng lượng vốn huy động được chưa thực sự hiệu quả, nguồn

vốn trung và dài hạn trong chi nhánh tương đối chưa ổn định và chiếm tỷ lệ rất nhỏ
so với nguồn vốn ngắn hạn. Kênh huy động chưa thật đa dạng, phong phú, phần lớn
là các hình thức huy động truyền thống, chưa triển khai được nhiều dịch vụ huy
động trong khi đó tốc độ pháp triển các hoạt động của ngân hàng điện tử, hệ thống
thanh toán, rút tiền tự động, … đang nhanh chóng phát triển. Ngân hàng mới chỉ
chú trọng thu hút khách hàng qua lãi suất và các chương trình khuyến mãi chưa thu
hút được nhiều nguồn vốn nhàn rồi trong nhân dân. Lãi suất ngân hàng tuy có tăng
nhưng vẫn thấp hơn một số ngân hàng lớn như Đông Á Bank, BIDV,….
- Vấn đề 2:
Trong những năm gần đây, không chỉ Techcombank mà hầu hết các ngân hàng
tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là, chi phí tăng cao, môi
trường cạnh tranh khác nghiệt, rủi ro cũng tăng cao.. Với quy mô dân số hơn 84
triệu dân, kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng thì thị
trường khách hàng cá nhân là thị trường rộng lớn và tiềm năng cho Techcombank
khai thác. Đối với Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nằm trên địa bàn quận
Cầu Giấy – một quận có tốc độ phát triển khá nhanh, khá tiềm năng cho việc phát
triển triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nói riêng và cho vay tiêu dùng nói chung.
Thiết nghĩ, việc quan tâm đúng mức đến vấn đề quản trị chất lượng hoạt động tín
dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân đối với ngân hàng là điều cần thiết. Trong
giai đoạn 2013 – 2015, hoạt động cho vay đối với khách hàng hộ gia đình và cá
nhân có xu hướng tăng lên. Năm 2014 tăng 680 tỷ đồng tương đương 104% so với
năm 2013. Năm 2015 tiếp tục tăng đạt 1.722 tỷ đồng tăng 390 tỷ đồng tương đương
29,28% so với năm 2014. Tuy nhiên, ta có thể thấy được hoạt động cho vay đối với


Báo cáo thực tập tổng hợp

19

Trường Đại học Thương Mại


hộ gia đình, cá nhân tuy tăng về số lượng nhưng về tỷ lệ % lại giảm đi đáng kể. Do
vậy, hoạt động cho vay tiêu dung này cần phải được chú trọng hơn nữa.
4.2 Đề xuất hướng đề tài
Qua những vấn đề trên, em xin đề xuất những hướng đề tài khóa luận sau:
Hướng 1: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
– Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Hướng 2: Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi
nhánh Hoàng Quốc Việt.
Em kính mong cô giúp đỡ, góp ý sửa chữa để em hoàn thành tốt bài báo cáo
tổng hợp.



×