Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới ở việt nam’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.61 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đảng cộng sản Việt
Nam đã thống nhất đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước với phương
châm “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước ’’ với mục tiêu “
xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỷ thuật
hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý , quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần cao ,
quốc phòng và an ninh vững chắc , dân giầu nước mạnh xã hội công bằng
văn minh ” đường lối đó không ngừng được bổ sung hoàn thiện qua các kỳ
đại hội VII , VIII , IX , X và các hội nghị trung ương trong những nhiệm kỳ
tương ứng .
Nhờ sự nổ lực của toàn đảng , toàn dân , toàn quân trong những việc
thực hóa đường lối đó mà sau 20 năm cải cách đất nước ta đã có những
bước tiến rỏ rệt trên nhiều phương diện : kinh tế tăng trưởng khá , đời sống
vật chật và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể , an ninh quốc
phòng được giữ vững và tăng cường , quan hệ đối ngoại không ngừng được
mở rộng , vị thế của đất nước trên trừơng quốc tế ngày càng được nâng cao .
Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế , xã hội và đang vững bước trên
con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội
chủ nghĩa .
Mặc dù đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ nhưng về cơ
bản đất nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới , nông
nghiệp còn lạc hậu , công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển , đời
sống của bà con ở nhiều vùng trên đất nứơc còn gặp nhiều khó khăn …do đó


vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cần phải tiến hành nhanh hơn
nữa , có hiệu quả hơn nữa .
Chủ nghĩa Mác - Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam của
dân tộc Việt Nam , công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước càng


không thể tách rời việc áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác và tư tưởng của Bác
, nhận thức đúng đắn sâu sắc lý luận để áp dụng vào thực tiễn sinh động là
một công việc hết sức nan giải và khó khăn tạo cho chúng ta nhiều thách
thức nhưng việc vận dụng được đúng đắn lý luận nhận thức vào thực tiễn sẽ
nhanh chóng đưa đất nước chúng ta từng bước hoàn thành công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa , xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thực hiện
được sự mong đợi của vị lảnh tụ kính yêu đưa đất nước ta sánh vai cùng các
cường quốc năm châu trên thế giới .
Để góp phần nghiên cứu về thực tiễn công cuộc đổi mới ở Việt Nam
trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi xin đề cập tới chủ đề “Vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức và vận dụng xem xét công cuộc đổi mới ở Việt Nam’’.


NÔI DUNG
1. Thực tiễn , vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .
1.1. Phạm trù thực tiễn .
Thực tiễn là một phạm trù cơ bản và nền tảng của triết học mác. Trong
lịch sử triết học phạm trù thực tiễn đã được rất nhiều trường phái nhắc đến
nhưng do sự nhận xét chủ quan sai lầm mà họ đều nhìn nhận sai về thực
tiễn , chẳng hạn như chủ nghĩa duy tâm cho rằng : thực tiễn chỉ là hoạt động
tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người , chứ không xem nó như là hoạt
động vật chất , họat động lịch sử xã hội , còn chủ nghĩa duy vật trước mác
lại cho rằng nó chỉ là hoạt động con buôn , đê tiện , bẩn thiểu , không có vai
trò gì đối với nhận thức , mặc dù đã hiểu rằng nó là hoạt động vật chất của
con người .
Bằng việc kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý , khắc phục
những yếu tố sai lầm , chủ nghĩa mác đã đưa ra định nghĩa về thực tiễn như
sau :
“ Thực tiễn là tòan bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang
tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cảI biến tự nhiên xã hội”

Với định nghĩa như vậy ta dễ dàng nhận thấy thực tiễn là hoạt động tất
yếu khách quan , cơ bản và đặc trưng nhất của lòai người , nó không ngừng
phát triển theo sự phát triển của lòai người .
Hoạt động thực tiễn rất phong phú và đa dạng song có ba hình thức cơ
bản là hoạt động sản xuất vật chất , hoạt động chính trị và hoạt động thực
nghiệm khoa học .Trong đó , hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động mà
con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên cải biến giới
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cùng những đìêu kiện thiết yếu nhằm duy
trì sự tồn tại và phát triển của con người , xã hội , hoạt động chính trị xã hội


là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm
cải biến những mối quan hệ xã hội thúc đẩy xã hội phát triển , hoạt đông
thực nghiệm khoa học là hoạt động mà con người tiến hành trong những
đìêu kiện được mô tả giống với những đìêu kiện của tự nhiên xã hội nhằm
xác định các quy luật biến đổi của đối tượng nghiên cứu .
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản ấy có một chức năng quan trọng
khác nhau không thể thay thế , chúng quan hệ chặt chẽ với nhau tác động
qua lại lẫn nhau trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động trung tâm
cơ bản nhất đóng vai trò quyết định các hoạt động khác nó quyết đinh sự
sinh tồn và phát triển của con người , các hoạt động khác suy cho cùng là
xuất phát và phục vụ
cho hoạt động sản xuất vật chất .
Tuy nhiên các hoạt động kia cũng tác động trở lại hoạt động sản
xuất vật chất , không lệ thuộc hoàn toàn vào hoạt động sản xuất vật chất mà
còn có tác dụng làm kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển
như nếu hoạt đông chính trị xã hội mang tính chất tiến bộ cách mạng hoạt
động thực nghiệm khoa hoc đúng đắn sẽ thúc đấy hoạt động sản xuất vật
chất và ngược lại sẽ làm kìm hãm sự phát triển của hoạt đông sản xuất vật
chất .

Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hình thức làm cho thực tiễn
luôn luôn vận động phát triển và ngày càng có vai trò đối với nhận thức .
1.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .


4
Thực tiễn đóng vai trò rất lớn đối với nhận thức , nó là cơ sở , động
lực và mục đích của nhận thức .Thực tiễn là đỉêm xuất phát trực tiếp của
nhận thức , nó đề ra nhu cầu , nhiệm vụ , cách thức và khuynh hướng vận
động phát triển của nhận thức , sở dĩ ta nói như vậy bởi vì xuất phát từ yêu
cầu khách quan của con người là giải thích , chinh phục và cải tạo thế giới
con người đã tác động trực tiếp vào tự nhiên , vào các sự vật , hiện tượng
thông qua các hoạt động thực tiễn của mình , và qua sự tác động đó các sự
vật bộc lộ tính chất, thuộc tính , những mối liên hệ và quan hệ khác nhau của
nó đìêu đó giúp cho con người nhận thức và nắm bắt được sự vật , biết được
bản chất và quy luật vận động phát triển của các sự vật trên cơ sở đó mà
hình thành nên các tri thức các lý thuyết khoa học và suy cho đến cùng
không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn ,
không nhằm vào việc phục vụ thực tiễn , hướng dẫn thực tiễn . Do đó nếu
thoát ly thực tiễn , không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện
thực nuôi dưỡng sự phát sinh ,tồn tại và phát triển của mình .Vì vậy ,chủ thể
nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới .
Thực tiễn là cơ sở , động lực , mục đích của nhận thức còn là vì
nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được
hoàn thiện , năng lực tư duy lôgíc không ngừng được
củng cố và phát triển , các phương tiện nhận thức ngày càng được
củng cố tinh vi , hiện đại có tác dụng nối dài các giác quan của con người
trong việc nhận thức thế giới cho phép con người đẩy nhanh quá trình đi sâu



vào bản chất của sự vật , mở rộng tầm bao quát các qúa trình đang diễn ra
trong tự nhiên , xã hội .
Thực tiễn chẳng những là cơ sở động lực mục đích của nhận thức
nó còn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý .Thực tiễn luôn diễn ra độc lập đối
với nhận thức nó tồn tại khách quan và luôn luôn vận động phát triển cùng
với lịch sử do đó nó luôn thúc đẩy nhận thức cùng vận động phát triển . Mọi
sự biến đổi của nhận thức suy cho

5
cùng không thể vượt ra khỏi sự kiểm tra của thực tiễn và nó còn luôn
chịu sự kiểm nghiệm của thực tiễn và do đó thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn
, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời
nó luôn bổ sung , đìêu chỉnh , sửa chửa, phát triển và hoàn thiện nhận thức .
Như vậy thực tiễn vừa là cơ sở , động lực , mục đích của nhận thức
vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý . Thực tiễn là yếu tố quyết định tới sự
hình thành và phát triển của nhận thức . V.I.Lênin đã từng viết :“ Quan đỉêm
về đời sống , về thực tiễn , phải là quan đỉêm thứ nhất và cơ bản của lý luận
về nhận thức ”.
Trước vai trò to lớn của thực tiễn đối với nhận thức , nên trong việc
nhận thức đòi hỏi chúng ta phảI luôn luôn quán triệt quan đỉêm thực tiễn ,
phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn , dựa trên cơ sở thực tiễn , đi sâu phân
tích thực tiễn , coi trọng công tác tổng kết thực tiễn .Việc nghiên cứu lý luận
phải liên hệ với thực tiễn , lý


thuyết phải đi đôi với thực hành nếu không sẽ dẫn đến sai lầm của
bệnh chủ quan duy ý chí ,giáo đìêu máy móc , quan liêu . Tuy nhiên cũng
không nên tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn bởi nếu tuyệt đối hoá vai trò
của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng ,chủ nghĩa kinh nghiệm .
2.


Công cuộc đổi mới ở Việt Nam , yêu cầu khách quan của thực

tiễn .
2.1. Đổi mới đất nước là tất yếu khách quan đối với nước ta .
Đứng trước một nền kinh tế thế giới đang đổi thay từng ngày
từng giờ do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật bất kỳ một quốc
gia nào trên thế giới nếu không muốn bị lãng quên , nghèo nàn và lạc hậu ,
muốn tồn tại , đứng vững và phát triển đều buộc phải hoà mình vào sự vận
động phát triển của kinh tế thế giới.

6
Quốc gia nào tự “ bế quan toả cảng ” tự tách mình khỏi dòng vận
động đó tức là đã tự tách mình ra khỏi sự phát triển chung của thế giới tự cô
lập và làm tụt hậu chính bản thân mình . Đứng trước thử thách khó khăn đó
con đường mà Việt Nam chọn không thể nào khác đó là con đường đổi mới
đất nước .
Có thể nói từ khi nhận thấy sai lầm chủ quan trong nhận thức,
trong đường lối và đưa ra chiến lược cải cách (Đại hội đảng lần thứ VI năm
1986) cho đến nay (2005) đất nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc trong


mọi mặt ,về kinh tế , đời sống , thu nhập nhân dân…nhưng về cơ bản Việt
Nam vẫn nằm trong những nước thuộc thế giới thứ 3-những nước nghèo
nhất thế giới .
Nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp , công nghiệp
còn nhỏ bé , kết cấu hạ tầng kém phát triển ; cơ sở vật chất kỹ thuật chưa
xây dựng được bao nhiêu . Mặc dù cơ cấu các nghành trong
GDP có sự chuyển rõ rệt , nhưng cơ cấu lao động chậm biến đổi .
Hiện nay , hơn 75% dân số vẫn sống ở nông thôn , lao động nông nghiệp vẫn

chiếm hơn 60% trong tổng lao động xã hội .
Nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng năng suất , chất lượng và hiệu
quả còn thấp . Tiết kiệm trong tiêu dùng chưa thực hiện tốt , tích luỹ từ nội
bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển thấp . Vai trò quản lý của nhà nước đối
với nền kinh tế – xã hội còn yếu , tình trạng bất công xã hội tham nhũng ,
buôn lậu , vi pham kỷ cương còn nặng nề và phổ biến , đời sống của nhân
dân ở nhiều nơi trên đất nước còn nghèo nàn và lạc hậu , chênh lệch giàu
nghèo đang tăng lên ,….
Nền kinh tế nhỏ lạc hậu về khoa học kỷ thuật , lực lượng sản xuất
non nớt đó chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa . Để có
cơ sở kỷ thuật của nền sản xuất lớn , cơ sở hạ tầng

7


cho chủ nghĩa xã hội , trứơc yêu cầu này của thực tiễn Việt Nam
không còn cách nào khác là toàn diện đổi mới đất nước lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm , đồng thời từng bước đổi mới chính trị , đời sống,…thông
qua quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.2. Thực tế đã chứng minh : công nghiệp hoá xu hướng mang tính
quy luật đi lên nền sản xuất lớn từ nền sản xuất nhỏ .
Lịch sử đã cho thấy Anh Quốc – cường quốc kinh tế đầu tiên trên
thế giới đã đi lên nền sản xuất lớn như thế nào , và tiếp theo các cường quốc
kinh tế như Pháp , Đức , Italia , Mỹ , Nhật Bản …và sau này là Liên Xô ,
Tiệp Khắc , …. đã đi lên nền sản xuất lớn bằng quá trình công nghiệp hoá
đất nước mặc dù đìêu kiện của mỗi nước là rất khác nhau .
Như vậy lịch sử đã chỉ rõ dù là nước tư bản chủ nghĩa hay chủ
nghĩa xã hội với những phương thức sản xuất xã hội khác nhau .
Mà những phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững
chắc trên cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng , xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật cho nền sản xuất hiện đại chính là một quy luật chung phổ biến đối với
tất cả các nứơc . Công nghiệp hoá chính là quá trình tạo ra nền tảng cho cơ
sở vật chất đó .
Tuy nhiên tuỳ từng nước khác nhau , do đỉêm xuất phát tiến lên
khác nhau , mục tiêu khác nhau , quan đỉêm khác nhau nên cách thức tiến
hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại không giống nhau
. Đối với những nước có nền kinh tế còn kém phát triển như nước ta hiện
nay ( nền sản xuất nhỏ , kỹ thuật thủ công là chủ yếu …) công nghiệp hoá là


quá trình mang tính quy luật , tất yếu để tồn tại và phát triển nhằm tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại xã hội chủ nghĩa .
Sở dĩ chúng ta nói như vậy vì lợi ích mà công nghiệp hoá đem

8
lại cho chúng ta là rất lớn và chỉ có tiến hành công nghiệp hoá chúng
ta mới có thể :
-Thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm cải tiến
một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp , gắn với việc hình
thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ , ngày càng thể hiện đầy đủ hơn
bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa .
-Tạo ra đìêu kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học
công nghệ , thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động làm cho
nền kinh tế tăng trưởng nhanh , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho
nhân dân , thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội , bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái.
-Tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất nhờ
đó mà nâng cao vai trò của con người lao động – nhân tố trung tâm của nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa ; tạo đìêu kiện vật chất cho việc xây dựng và phát

triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .


-Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu mà công nghiệp
hoá mang lại , là cơ sở kinh tế để cùng cố và phát triển khối liên minh vững
chắc giữa công nhân , nông dân và tầng lớp tri thức . Đặc biệt là góp phần
tăng cường quyền lực sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lý kinh tế của
nhà nước .
-Tạo đìêu kiện vật chất để xây dựng một nền kinh tế độc lập , tự chủ
vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế .

9
-Tạo tiền đề vật chất để xây dựng nền quốc phòng an ninh vững chắc .
3. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong công cuộc
đổi mới ở Việt Nam .
3.1. Công cuộc đổi mới phải được tiến hành dựa trên những đìêu kiện
thực tế .
Xuất phát từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức , thực tiễn là
cơ sở , động lực , mục đích của nhận thức , là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
chúng ta phải nhìn nhận rõ :
Công cuộc đổi mới ở nước ta phải diễn ra với những cách thức
phù hợp với thực tế ở việt nam , phải căn cứ vào tình hình thực tế của việt
nam , thực hiện đổi mới từng bước , từng phần , không nên nóng vội , hấp
tấp . Phải lấy chủ nghĩa mác và tư tưởng của Bác làm kim chỉ nam để từ đó


đưa ra những chủ trương , đường lối đúng đắn sát với thực tế cuộc sống .
Không chạy theo thành tích mà đề ra những chỉ tiêu không sát với thực tế
của đất nước , làm cho không những không thực hiện được mà còn gây lãng
phí , thất thoát làm chậm quá trình cải cách , cương quyết chống lại bệnh chủ

quan duy ý chí , quan liêu , cửa quyền xa rời thực tiễn , không sát với thực
tiễn.
Thực tế cho thấy công nghiệp hoá là cả một quá trình gian nan và
vất vả nó không thể diễn ra trong ngày một ngày hai được . Công nghiệp hoá
phải đi đôi với hiện đại hoá , kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ
với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt đón đầu , hình thành những mũi nhọn
phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới , phảI chú
trọng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận hành theo cơ
chế thị trường và đinh hướng xã hội chủ nghĩa , ý thức được đìêu đó chúng

10
ta mới có những bước đi , những hình thức phù hợp với tình hình của
đất nước trong từng giai đoạn , từng thời kỳ . Kinh nghiệm của các nước đi
trước và những lý luận từ yêu cầu của thực tiễn đều cho thấy mọi quá trình
công nghiệp hoá đều phải có các đìêu kiện sau đây :
+ Thứ nhất là thị trường . Lịch sử nhân loại chưa có một quốc gia
nào khi công nghiệp hoá mà không cần đến thị trường , vốn , công nghệ , lao
động , tài nguyên . Các chính sách tự do hoá thương mại , giá cả tín dụng
….là cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong nước còn thị
trường ngoài nước , trong thời kỳ trước các quốc đã phải dùng đến cả chiến


tranh để phân chia thị trường thế giới . Ngày nay người ta không dùng chiến
tranh mà vẫn mở rộng thị trường bằng các thoả thuận , ký kết các nghị định ,
hiệp định thương maị trên cơ sở đôi bên cùng có lợi . Đối với Việt
Nam thì thị trường có ý nghĩa rất quan trọng , đồng thời Việt Nam là thị
trường hấp dẫn cho việc đầu tư nước ngoài .
+ Nguồn nhân lực : Đây là một trong những hạt nhân của lực
lượng sản xuất . Thực tế ở các nước đã tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại
hoá cho thấy việc xác lập cơ cấu nguồn nhân lực thích hợp , đầu tư tài chính

là đủ cho giáo dục , thực hiện cơ chế thị trường trong việc sử dụng nhân lực
kết hợp với chính sách ưu đãi là nguồn gốc cơ bản của thành công . Đối với
Việt Nam không còn cách nào khác là hợp tác trung tâm kỹ thuật có nguồn
nhân lực chất lượng cao đồng thời đẩy mạnh giáo dục đào tạo .
+ Thứ ba là công nghệ và vốn : Để phát triển lực lượng sản xuất
phù hợp với quan hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội thì không thể không cần
đến công nghệ và vốn . Thực tế cho thấy các nước đI trước phát triển công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đều dựa chủ yếu vào phát triển công nghệ và vốn .
Đối với Việt Nam thu hút vốn và
công nghệ tiên tiến của nước ngoài là cần thiết đồng thời có chính

11
sách thu hút vốn trong nhân dân và phát triển công nghệ với 3 đặc
trưng chủ yếu trên mô hình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam phải
tận dụng tối đa lợi thế của nền kinh tế phát triển cao hơn , có chính sách cụ


thể đúng đắn để đìêu chỉnh sự vận động của các nhân tố trên phục vụ đắc lực
vào thực tiễn .
3.2. Công cuộc đổi mới phải có mục tiêu , nội dung và phương hướng
rõ ràng .
Đìêu này thể hiện rõ nhận thức phải hướng dẫn thực tiễn phục vụ
thực tiễn . Phương hướng hiện nay của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước là công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp
hoá phát triển theo mô hình công nghiệp hoá rút ngắn. Mô hình này thừa kế
tất cả các ưu việt của mô hình công nghiệp hoá ở các nước trên thế giới đồng
thời tính đến đặc đỉêm cụ thể thiên nhiên con người Việt Nam .
Nội dung của công nghiệp hoá tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà
Đảng đề ra từng nội dung cụ thể cho phù hợp với thực tế chẳng hạn như :
1986-1990 là giai đoạn cả nước thật sự tập trung sức người sức của vào việc

thực hiện băng được ba chương trình mục tiêu về sản lượng thực phẩm ,
hàng tiêu dùng , hàng xuất khẩu .
Mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp , cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý , quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp với lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần cao , quốc
phòng và an ninh vững chắc , dân giầu nước manh , xã hội công bằng văn
minh .


Mục tiêu này cho thấy sự nghiệp đó là một cuộc cách mạng thật sự
toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội . Đó trước
hết là vì con người do con người .

12
3.3.Công cuộc đổi mới dưới sự lảnh đạo của Đảng .
Từ vai trò là sự hình thành của nhận thức , luôn bổ sung , đìêu
chỉnh , sữa chữa của thực tiễn đối với nhận thức chúng ta có thể nhận rõ :
Đổi mới ở nước ta không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn tạo
đìêu kiện cho chúng ta nhận thức mới hơn , chính xác hơn về vấn đề lý luận
và thực tiễn , về chủ nghĩa Mác – Lênin , về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội , trước đây do nhận thức chưa đúng ,
hơn thế nữa là nhận thức sai lầm nghiêm trọng , đầy ảo tưởng duy ý
chí về mình . Chính thực tế đã giúp cho chúng ta nhận thức lại và đánh giá
đúng sự thật . Nhờ đổi mới tư duy nhiều vấn đề về công nghiệp hoá - hiện
đại hoá được nhận thức lại , đỉên hình đó là sự ra đời của cơ chế thị
trường .Và không những thế những đường lối , chính sách của đảng luôn
được thực tiễn , bổ sung , sữa chữa , đìêu chỉnh cho phù hợp với thực tế ,
phù hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh .
Trong công cuộc đôỉ mới , Đảng luôn coi trọng công tác thực tiễn ,
luôn câp nhập thực tiễn , tổng kết thực tiễn bởi chỉ có thực tiễn mới cho câu

trả lời đúng đắn nhất về những đường lối , chính sách , hoạt động mà Đảng


đưa ra . Một nhà kinh đỉên người Đức đã từng nói “ Mọi lý thuyết đều là
màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi ”.
Cơ chế thị trường với năm thành phần kinh tế luôn cần một sự
đìêu tiết của nhà nước . Đảng và nhà nước luôn có nhiệm vụ kiểm soát thị
trường , đìêu hoà năm thành phần kinh tế , nhanh chóng tìm ra những khuyết
đỉêm để sửa chữa , đìêu chỉnh giúp cho thị trường luôn hoạt động ổn định
làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định , bền vững .

13
3.4.Yêu cầu phát sinh trong công cuộc đổi mới :
Trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hoá - hiện đại hoá được coi
là xu hướng phát triển chung của các nước đang phát triển . Đối với đất nước
chưa thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu như nước ta thì công nghiệp hoá - hiện
đại hoá là “ nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ” là con đường tất yếu đưa kinh tế nước ta phát triển , song sẽ là sai lầm
nếu ta chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tế mà quên đi những vấn đề xã
hội , và ngay cả chính những vấn đề mà quá trình công nghiệp hoá đang tạo
ra . Thật sai lầm nếu ta chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không chú ý tới
việc tăng trưởng dân số , tệ nạn , ô nhiễm môi trường , thất nghiệp ,….Và
công cuộc đổi mới sẽ ra sao nếu chúng ta chỉ biết đổi mới kinh tế mà không
biết đổi mới tư duy của nhân dân , đổi mới đời sống cho nhân dân ,….Tất cả
đều là những vấn đề khó khăn , thực tế , trực tiếp mà thực tiễn đặt ra cho
Đảng , Nhà nước và nhân dân ta .


3.5. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 20 năm đổi mới .
Từ thực tiễn 20 năm đổi mới , qua công tác tổng kết thực tiễn

Đảng ta luôn rút ra những kinh nghiệm , bài học quý giá phục vụ cho những
hoạt động trong thời gian tiếp theo . Một số kinh nghiệm chủ yếu được rút ra
như sau :
- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá
trình đổi mới , nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ
quốc , kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh , kết hợp sự
kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt sáng tạo
trong sách lược , nhạy cảm nắm bắt cái mới .
- Đổi mới toàn diện , đồng bộ và triệt để ,nhưng phải có bước đi

14
, hình thức và cách làm phù hợp . Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
đổi mới hệ thống chính trị với đổi mới kinh tế , kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị , lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm ,
đồng thời từng bước đổi mới chính trị .
- phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận hành theo
cơ chế thị trường phải đi đôi với việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với


tiến bộ và công bằng xã hội , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ,
bảo vệ môi trường sinh tháI .
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới ,
coi trọng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt .
4. Y kiến cá nhân :
4.1. Công cuộc đổi mới ở nước ta nhất định sẽ thành công .
Với tinh thần luôn nhận thức , và nhận thức lại chủ nghĩa Mác –
Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh để áp dụng vào thực tiễn , nhìn thẳng vào sự
thật , nói lên sự thật để tự phê bình sữa chữa , từ đó Đảng ta đã đưa ra những
đường lối , chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế , tạo ra những

bước tiến rõ rệt trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá .
Đất nước ta dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản có đầy đủ các
yếu tố đìêu kiện cả khách quan lẫn chủ quan để thực hiện thành công công
cuộc đổi mới .
Không những thế nhân dân ta luôn một lòng đi theo Đảng , trung
thành với Đảng , luôn quyết tâm thực hiện thành công những nhiệm vụ mà
Đảng giao phó , luôn mong muốn thực hiện thành công công cuộc công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , tiến lên

15


xây dựng chủ nghĩa xã hội . Với tinh thần quân dân một lòng như vậy
cộng với những yếu tố cần thiết khác tôi tin chắc rằng công cuộc đổi mới ở
Việt Nam nhất định sẽ thành công . Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ được xây
dựng trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này dẫu con đường phía trước còn
nhiều gian nan và khó khăn .
4.2. Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của toàn thể dân tộc .
Xưa đến nay lịch sử đã cho thấy trong các cuộc cách mạng , chiến
tranh người được toàn dân ủng hộ nhất định là người dành thắng lợi , kẻ
không được lòng dân ắt hẳn sẽ thất bại . Công cuộc đổi mới là một cuộc
cách mạng toàn diện sâu sắc do đó công cuộc đổi mới không phải của riêng
ai , không thể do một nhóm ngươì nào đấy thực hiện được mà đó phải là sự
nghiệp của cả dân tộc , của toàn thể nhân dân cùng chung sức đồng lòng gây
dựng nên . Bác Hồ đã từng nói “ khó một lần không dân cũng chịu khó vạn
lần dân liệu cũng xong ” .
Y thức được đìêu đó những người dân Việt Nam hãy đứng lên mà
làm cách mạng , cuộc cách mạng trong kinh tế , trong khoa học – kỹ thuật ,
trong đổi mới tư duy , nhận thức , ….
Là một sinh viên của ngôi trường có bề dày truyền thống cách

mạng – trường đại học Kinh tế quốc dân tôi tự thấy mình phải có trách
nhiệm làm một cái gì đấy cho xã hội , cho công cuộc đổi mới này , và học
tập chính là con đường mà tôi đã và đang thực hiện , học tập để có tri thức ,
để ngày mai xây dựng đất nước , để góp phần hoàn thành công cuộc đổi ,
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương Việt Nam anh hùng .


16
KÊT LUÂN

20 năm là một khoảng thời gian rất dài với một đời người nhưng
chỉ là một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi đối với lịch sử của một dân
tộc . 20 năm đã trôi qua từ ngày đất nước ta tiến hành đổi mới toàn diện đất
nước . Nhìn lại những gì đã đạt được, những gì chưa đạt được trong quá
trình đổi mới chúng ta không khỏi cảm thấy tự hào về những gì đã đổi thay
trên quê hương mình , những nhà máy , xí nghiệp , công xưởng lớn , những
công trình cao tầng đồ sộ nguy nga , đời sống của nhân dân được cải thiện
về vật chất , tinh thần ,… tất cả đều là nhờ công sức , mồ hôi của Đảng , của
dân mà thành .
Những thành tựu to lớn đó của Đảng , của Nhà nước , của nhân
dân là rất đáng khích lệ , biểu dương nhưng chúng ta cũng không khỏi chua
xót mà nhận ra rằng thực tế đất nước vẫn còn nghèo , tệ nạn , nghèo đói ,
thất nghiệp , những mặt trái của cơ chế thị trường …vẫn diễn ra thường
xuyên , vẫn tồn tại ở nhiều nơi và đang dần dần làm mai một đi nền văn hoá
Việt Nam .


Sống trong một thế giới đa cực đầy biến động , những âm mưu bá
chủ toàn cầu , những xung đột sắc tộc , khu vực ….vẫn diễn ra từng ngày
từng giờ dân tộc Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất để tự bảo vệ mình

đó là tiến lên làm giàu cho chính mình , làm mạnh chính mình và đổi mới
thông qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một sự tất yếu . Chúng
ta đã bắt đầu đang và sẽ vẫn tiến hành công cuộc đổi mới , kiến thiết đất
nước cho tới khi thành công . Những gì thế hệ cha , anh chúng ta đã làm ,
đang làm và chúng ta sẽ làm là tiếp tục sự nghiệp đổi mới , cố gắng hoàn
thành mục tiêu , đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp , có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại , đời sống của nhân dân được nâng cao , an ninh quốc
phòng vững chắc ,…dù trước mắt chúng ta là muôn

17
vàn khó khăn trong quá trình hội nhập , trong cuộc sống thực tế ,
….nhưng bằng sự thông minh , cần cù , sáng tạo , sự nổ lực , thống nhất một
lòng của toàn Đảng , toàn dân , toàn quân ta tôi tin chắc rằng trong một
tương lai không xa Việt Nam sẽ hoàn thành được quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá , sẽ cất cánh trở thành một con rồng châu á sánh vai cùng các
nước bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển .
Vấn đề thực tiễn , lý luận trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, sự
thống nhất giữa chúng , vai trò của chúng trong sự nghiệp đổi mới là một
mảng đề tài hết sức phong phú và rộng lớn chẳng hạn như : những bài học
rút ra từ thực tiễn đổi mới 20 năm qua , vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác –


Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới , ảnh hưởng của
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thực tiễn cuộc sống , …

18
MUC LUC

Trang
Phần mở đầu .


1


Nội dung .

3

1. Thực tiễn , vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .

3

1.1. Phạm trù thực tiễn .

3

1.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .

4

2. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam , yêu cầu khách quan
của thực tiễn.

6

2.1. Đổi mới đất nước là tất yếu khách quan đối với nước ta .

6

2.2.Thực tế đã chứng minh : công nghiệp hoá là xu hướng


8

mang tính quy luật đi lên nền sản xuất lớn từ nền sản xuất nhỏ.
3. Vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong

10

công cuộc đổi mới ở Việt Nam .
3.1. Công cuộc đổi mới phải được tiến hành dựa trên những

10

đìêu kiện thực tế .
3.2.Công cuộc đổi mới phải có mục tiêu và phương hướng

12

rõ ràng.
3.3.Công cuộc đổi mới dưới sự lảnh đạo của Đảng .

13


3.4.Yêu cầu phát sinh trong công cuộc đổi mới:

14

3.5. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 20 năm đổi mới .


14

4. Y kiến cá nhân :

15

4.1. Công cuộc đổi mới ở nước ta nhất định sẽ thành công.

15

4.2. Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của toàn thể dân tộc .

16

Kết luận .

17

Tài liệu tham khảo .

19


DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO

-Sách giáo trình lịch sử kinh tế .
-Sách giáo trinh kinh tế chính trị Mác – Lênin
-Sách giáo trình triết học Mác – Lênin
-Sách Công nghiệp hoá - hiện đại hoá - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn .


“ NXB chính trị quốc gia ”.
-Tạp chí cộng sản “ Số ra tháng 1/1999 ”
-Một số tài liệu tham khảo khác

19


×