Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KTCT vấn đề trả tiền lương cho công nhân lao động ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.79 KB, 10 trang )

A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Từ khi xã hội loài người từ xã hội nguyên thuỷ đến xã
hội chủ nghĩa tư bản con người đã biết lưu thông trao đổi
mua bán hàng hóa và từ thời kỳ đó cũng đã xuất hiện lợi
nhuận. Trong xã hội CNTB, đối với các doanh nghiệp mục
tiêu cao nhất của họ chính là lợi nhuận. Các doanh nghiệp khi
hoạt động trên thị trường, cái mà họ quan tâm nhất đó chính
là làm sao để tăng được lợi nhuận một cách cao nhất. Và một
trong những biện pháp để tăng lợi nhuận một cách có hiệu
quả nhất chính là "bóc lột giá trị sức lao động của người công
nhân". Như chúng ta biết, giá trị thặng dư là do lao động của
công nhân sáng tạo và bị nhà tư bản chiếm không. Nhưng
trong xã hội tư bản lại có quan niệm ngược lại nhà tư bản lại
có quan niệm ngược lại nhà tư bản không hề bóc lột công
nhân. Vậy thì sao trong xã hội vẫn còn người nghèo, cuộc
sống của những người công nhân vẫn còn khổ cực. Phải
chăng là do tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân còn
quá thấp so với sức lao động của họ bỏ ra.
Chính vì vậy trong quá trình học môn Kinh tế chính trị
em đã chọn đề tài này để tìm hiểu về tiền lương có được trả
đúng sức lao động của người ta hay không và tại sao tiền
lương lại có xu hướng thấp hơn giá trị sức lao động.

1


B. PHẦN NỘI DUNG

I. Tiền lương
1. Tiền lương là gì?


Tiền lương là số tiền mà nhà tư bản đã trả để đổi lấy toàn
bộ số lượng lao động mà người công nhân đã bỏ ra khi tiến
hành sản xuất.
2. Bản chất của tiền lương.
Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó,
sản xuất ra một lượng hàng hóa nào đó thì nhận được một số
tiền trả công nhất định. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm
tưởng rằng tiền lương là giá cả lao động. Sự thật thì tiền
lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Sở dĩ như
vậy là vì:
Thứ nhất: Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước,
phá được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để
cho lao động cụ thể "vật hóa" được là phải có TLSX. Nhưng
nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hóa
do mình sản xuất, chứ không bán "lao động".
Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một
trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây: Nếu lao động là hàng
hóa và được trao đổi ngang giá thì nhà tư bản không thu được
lợi nhuận. Còn nếu hàng hóa được trao đổi thì ngang giá để

2


có giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì sẽ phủ nhận qui luật giá
trị.
Thứ ba: Nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoa đó cũng
phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động.
Như vậy giá trị của lao động đo bằng lao động.
Vì thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công
nhân bán cho nhà tư bản là sức lao động. Do đó, tiền lương

mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.
Vậy bản chất của tiền lương dưới CNTB chính là giá trị hay
giá cả sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành
giá trị hay giá cả của lao động.

3. Các hình thức cơ bản của tiền lương.
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức biến tướng của
tiền lương theo thời gian. Có điều là tiền lương theo sản
phẩm làm cho quan hệ bóc lột TBCN càng bị che giấu công
nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng lĩnh được nhiều
lương, tình hình đó khiến cho người ta lầm tưởng người công
nhân được trả công đầy đủ. Với hình thức tiền lương theo sản
phẩm này, nhà tư bản không cần có một bộ máy đôn đốc
công nhân hàng ngày kiểm tra và đôn đốc công nhân làm việc
mà công nhân vẫn phải lo làm nhiều và làm tốt cho tư bản.
Công nhân phải đem hết sức mình đua nhau, làm ngày, làm
3


đêm, tăng cường độ lao động, mong được nhiều lương hơn.
Nhưng khi số đông công nhân đã đạt đến mức cường độ lao
động mới cao hơn, thì nhà tư bản hạ thấp hơn đơn giá xuống.
Kết quả là người công nhân làm nhiều thì tiền lương càng hạ
thấp xuống. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho
tiền lương trong CNTB thường thấp hơn so với giá trị sức lao
động của người công nhân tạo ra sản phẩm.
a. Tiền lương theo thời gian: là hình thức tiền lương mà
số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động của công
nhân (giờ, ngày, tuần, tháng) vậy cần phân biệt lương giờ,
lương ngày, lương tháng. Tiền lương ngày và lương tuần

chưa nói rõ được mức tiền công đó thấp hay cao, vì còn tuỳ
theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó muốn đánh giá đúng
mức tiền lương không chỉ căn cứ vào lượng tiền, mà còn căn
cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá
cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền
lương tính theo thời gian.
Thực hiện chế độ tiền lương theo thời gian, nhà tư bản có
thể không thay đổi lương ngày, lương tuần mà còn hạ thấp
được giá cả lao động do kéo dài ngày lao động hoặc tăng
cường độ lao động. Trả lương kéo theo t hời gian còn có lợi
cho nhà tư bản khi hình thành thị trường thuận lợi, hàng hóa
tiêu thụ dễ dàng t hực hiện lối làm việc thêm giờ, tức là làm
ngoài số giờ qui định của ngày lao động. Còn khi thị trường
không thuận lợi buộc phải thu hẹp sản xuất, nhà tư bản sẽ rút
4


ngắn ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ, do đó
hạ thấp tiền lương xuống rất nhiều.
II. Giá trị sức lao động
Như chúng ta biết, tiền lương là hình thức biểu hiện bằng
tiền của giá trị sức lao động là giá cả sức lao động thể hiện ra
bên ngoài như giá cả của lao động. Giá trị sức lao động
không phải là một số lượng cố định mà nó luôn thay đổi.
Dưới CNTB, năng suất lao động được nâng cao là nguyên
nhân chủ yếu làm cho giá trị sức lao động hạ xuống nhưng
đồng thời lại có những nguyên nhân đối lập làm cho giá trị
sức lao động tăng lên. Cùng với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, nhu cầu về vật chất và văn hoá của giai cấp công
nhân ngày càng tăng lên. Hơn nữa việc thường xuyên nâng

cao cường độ lao động nghĩa là tăng thêm sự hao phí lao
động trong thời gian làm việc cũng làm tăng thêm nhu cầu về
tư liệu sinh hoạt của con người. Đó là những nguyên nhân
chủ yếu làm cho giá trị sức lao động trong chế độ CNTB tăng
lên. Ví dụ như ở Pháp từ năm 1950 đến năm 1960 tiền lương
tháng trung bình của một công nhân chế biến 2000 tăng lên
3500 đô la, cũng trong thời gian đó nhu cầu tối thiểu của gia
đình họ từ 3000 đô la tăng lên 5200 đô la. Do đó đời sống cua
họ ngày càng một thiếu thốn thêm.
III. Các nhân tố làm tiền lương thấp hơn giá trị sức
lao động.

5


Tình hình thị trường sức lao động ảnh hưởng quyết định
đến sự chênh lệch đó. Thất nghiệp trở thành hiện tượng
thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt
quá cầu về lao động, do đó cạnh tranh giữa công nhân tăng
lên. Điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá
trị của nó. ở đây cần thấy rằng hàng hóa sức lao động buộc
phải bán trong mọi điều kiện vì công nhân không có cách nào
khác để sinh sống. Mức lương trung bình bị giảm xuống còn
do hàng triệu người không có việc làm đầy đủ trong năm, nói
chung họ không nhận được tiền lương.
Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền cũng là nhân
tố làm giảm tiền lương trong điều kiện hiện nay. Từ năm
1980 - 1986 giá cả các hàng hoá tiêu dùng của nhân dân và
dịch vụ trong các nước tư bản phát triển tăng 1,4 lần. Trong
khoảng thời gian đó tiền lương thực tế của công nhân giảm so

với cuối những năm 70 là 7 - 8%. Vì vậy xu hướng tăng tiền
lương danh nghĩa hoàn toàn có thể thống nhất với sự giảm
tiền lương thực tế nếu tốc độ lạm phát tăng vượt quá tốc độ
tăng tiền lương danh nghĩa.
IV. Vấn đề trả tiền lương cho công nhân lao động ở
Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam hiện nay nạn thất
nghiệp ngày càng ng nhiều. Lượng người lao động không
công ăn việc làm chiếm rất đông. Liệu đây có phải tiền lương
cho cho công nhân thấp hơn giá trị sức lao động. Nước ta là
6


một nước đang phát triển, để xây dựng một nước có nền kinh
tế phát triển, nước ta đã từng bước đổi mới nhập máy móc và
các thiết bị hiện đại ở nước ngoài. Những người mà có trình
độ thấp thì việc kiếm việc làm là rất thấp cho nên họ bị thất
nghiệp và không có việc làm. Vì vậy họ phải đi làm những
công việc phải làm. Vì vậy họ phải đi làm những công việc
rất nặng nhọc mà lương thì không được là bao nhiêu. Chẳng
hạn như ở cầu Trung Tự, cầu Mai Động hàng loạt người thất
nghiệp đang đứng chờ việc, họ sẵn sàng đi bốc vác với mức
lương rất rẻ mạt, nhưng nhân công việc đó thì thỉnh thoảng
mới có, mà tiền ăn ở họ phải trả hàng ngày. Như vậy thì họ
sẽ lấy tiền ở đâu mà sống qua ngày. Cho nên họ phải đi làm
dù lương rất thấp nuôi sống họ và gia đình. Nhờ vào đó mà
những người chỉ làm thuê họ đã bóc lột sức lao động của họ.
Qua đó ta có thể thấy rằng hiện tượng tiền lương được trả
cho công nhân ở Việt Nam không khỏi gì nhiều so với thời
kỳ CNTB.


7


C. KẾT LUẬN CHUNG

Như chúng ta đã biết tiền lương là giá cả của sức lao
động. Mà giá cả của sức lao động lại thấp hơn giá trị của nó.
Hiện nay trước nạn thất nghiệp tràn lan, giai cấp tư bản đã
càng có điều kiện thuận lợi để hạ giá cả sức lao động xuống
một mức cực kỳ thấp. Tiền lương thực tế không đủ cho chi
phí sinh hoạt chẳng hạn ở Đức một nước có nền văn minh mà
tỉ lệ chết chóc do thiếu ăn là rất cao. Từ đó ta có thể kết luận
rằng mức tiền lương thực tế của công nhân lao động trong
thời kỳ CNTB là rất thấp.

8


MỤC LỤC

A. Giới thiệu đề tài....................................................................1
I. Tiền lương.............................................................................2
1. Tiền lương là gì?...................................................................2
2. Bản chất của tiền lương.........................................................2
3. Các hình thức cơ bản của tiền lương.....................................3
II. Giá trị sức lao động..............................................................4
III. Các nhân tố làm tiền lương thấp hơn giá trị sức lao
động................................................................................................. 4
IV. Vấn đề trả tiền lương cho công nhân lao động ở Việt

Nam................................................................................................. 5
C. Kết luận chung.....................................................................6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách Kinh tế chính trị - NXB Chính trị Quốc gia
2. Trên mạng Internet

9


10



×