Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở KÊNH TIẾT KIỆM TRONG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀM MỸ BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.68 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở KÊNH TIẾT
KIỆM TRONG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HÀM MỸ BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
GVHD: TS. PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
HUY ĐỘNG VỐN Ở KÊNH TIẾT KIỆM TRONG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀM MỸ, BÌNH THUẬN ”
do TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Tài Chính, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày_____________________.

TS. Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn

_______________________
Ngày tháng năm 2012


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày tháng năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày tháng năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cha mẹ tôi, người đã
có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, tạo điều kiện cho tôi được học tập để có kiến thức
làm hành trang bước vào đời.
Cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích cả về chuyên môn và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn thầy Thầy Phạm Thanh Bình – người đã tận tình hướng
dẫn, cho tôi những lời khuyên thật hữu ích, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn Ban Giám Đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Hàm Mỹ, tỉnh Bình Thuận cùng toàn thể các anh chị trong ngân hàng đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi thực tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin cảm chú Trần Văn Giao – Phó
Giám Đốc Chi nhánh đã cho tôi cơ hội được thực tập tại chi nhánh và giúp đỡ tôi rất
nhiều. Kế đến tôi muốn gởi lời cảm ơn Chị Vân – phòng kế toán đã trực tiếp chỉ dẫn cho
tôi tiếp cận thực tế và tham gia các công việc của ngân hàng cũng như nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong việc thu thập số liệu và cho tôi những lời khuyên hữu ích. Kế đến nữa, tôi xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Cảnh, chị Nhung, cô Hòa đã luôn thân thiện với tôi và
cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi – những người đã theo tôi trong
suốt 4 năm đại học, đã chia sẻ với tôi những buồn vui trong học tập và cuộc sống.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoài Thương


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG , Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Tháng 06 năm 2012. “Phân tích thực trạng huy động vốn kênh tiết kiệm trong
dân của NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ, Bình Thuận .”
TRAN THI HOAI THUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University- Ho Chi
Minh

City.

June

2012.

“ANALYZING

ACTIVIES

THE

DEPOSIT

OF


HOUSEHOLD AT BANKING AND AGRICULTURAL RURAL DEVELOPMENT
HAM MY - BINH THUAN BRANCH ”.
Khóa luận phân tích về thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân của NH.
Thông qua khảo sát những đánh giá của khách hàng để nhận biết về chất lượng sản phẩm
dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng của NH. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
quyết định gửi tiết kiệm tại NH và đề xuất các biện pháp để ngân hàng nâng cao hiệu
quả của công tác huy động vốn . Để thực hiện được điều đó, bài luận sử dụng các phương
pháp phân tích số liệu như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp Cronbach Alpha, phương pháp yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, để
phân tích thực trạng huy động vốn và TGTK các năm của NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ.
Qua đó, tôi nhận thấy hiện tại ngân hàng công tác huy động vốn của NH ngày càng tốt,
thể hiện tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao, đặc biệt là kênh huy động TGTK. Tuy
nhiên, cơ cấu vốn huy động nói chung và kênh tiền gửi tiết kiệm nói riêng chưa hợp lý,
chủ yếu là tiền gửi dưới 12 tháng, trong khi đó nhu cầu vay trung và dài hạn lại cao. Từ
những phân tích trên đã rút ra những điểm đạt được và chưa đạt trong công tác huy động
vốn. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng bị tác động bởi 3 yếu tố đó là: Độ tin cậy, cung cách phục vụ của NV và cơ sở
vật chất. Trong hoàn cảnh ngân hàng đang rất phát triển, không ngừng mở rộng quy mô
như hiện nay thì nhất thiết phải có biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, đảm bảo


cho công tác cho vay và đầu tư của NH, mang lại lợi nhuận cao. Do đó, tôi để đề xuất bổ
sung thêm một số biện pháp mang tính chất tham khảo cho ngân hàng nhằm nâng cao
hiệu quả huy động vốn nói chung và huy động kênh TGTK nói riêng trong thời gian tới.
Vì kiến thức của tôi về tín dụng ngân hàng vẫn còn hạn hẹp nên sẽ có những sai sót
trong quá trình nghiên cứu. Tôi rất vui khi đón nhận ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn



 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. xii
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4
1.5. Kết cấu của đề tài gồm: .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN. ............................................................................................... 6
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. ................................................................................... 6
2.1.1. Tổng quan các tài liệu tham khảo ........................................................................ 6
2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. ..................... 7
2.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHNo & PTNT. ..................... 8
2.4. Giới thiệu chung về NHNo & PTNT chi nhánh Hàm Mỹ - Bình Thuận. ................ 9
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................................... 9
2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức. ..................................................................................... 10
2.4.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây . ................... 12
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................................... 14
3.1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................................... 14
3.1.1. Ngân hàng thương mại....................................................................................... 14
3.1.2 . Dịch vụ Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng NNo&PTNT ................................... 15
vi 

 


 

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động huy động
tiền gửi tiết kiệm .......................................................................................................... 17
3.1.4. Chất lượng dịch vụ............................................................................................. 19
3.1.5. Sự hài lòng của khách hàng ............................................................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 22
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. .......................................................................... 22
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. .............................................................................. 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 28
4.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Hàm Mỹ - Bình Thuận từ năm 2009 2011. ................................................................................................................................ 28
4.2. Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT CN Hàm Mỹ - Bình Thuận
từ 2009 -2011. ................................................................................................................. 31
4.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. ................................................... 31
4.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay ..................................... 34
4.2.3. Tình hình chung về hoạt động đầu tư tín dụng. ................................................. 37
4.3. Phân tích tình hình huy động TGTK tại NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ. ................... 38
4.3.1. Lãi suất và hình thức huy động TGTK tại Ngân hàng Hàm Mỹ. ..................... 38
4.3.2. Thực trạng huy động TGTK tại NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ. ........................ 43
4.4. Đánh giá tổng thể về kết quả huy động vốn ( huy động TGTK) năm 2009 – 2011.53
4.4.1. Kết quả đạt được. ............................................................................................... 53
4.4.2. Đánh giá những mặt còn hạn chế. ..................................................................... 55
4.5. Phân tích ảnh hưởng tới quyết định của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại
NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ. .......................................................................................... 57
4.5.1. Thống kê mô tả .................................................................................................. 58
4.5.2. Kết quả đánh giá thang đo ................................................................................. 62
4.6. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại

NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ. ....................................................................................... 76
4.6.1. Tăng cường công tác Marketing trong tất cả các mảng hoạt động của NH. ... 77
4.6.2. Chính sách khách hàng. ..................................................................................... 78

vii 
 


 

4.6.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình có trình độ chuyên môn cao, hết lòng phục vụ
khách hàng ................................................................................................................... 80
4.6.4. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ TGTK . ................................................. 81
4.6.5. Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị để tạo ra hình ảnh tốt về
NH. ............................................................................................................................... 82
4.6.6. Đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả ............................. 82
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 84
5.1. Kết luận. ................................................................................................................... 84
5.2. Kiến nghị. ................................................................................................................. 86
5.2.1. Kiến nghị đối với chính phủ. ............................................................................. 86
5.2.2. Kiến nghị đối với NHNN................................................................................... 86
5.2.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Bình Thuận. ................................................. 86
5.2.4 . Kiến nghị đối với NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ. .............................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 89 
 

viii 
 



 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin.

CKH

Có kỳ hạn.

CN

Chi nhánh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên.

CMND

Chứng minh nhân dân.

DN

Doanh nghiệp.

HTN


Hàm Thuận Nam.

HĐV

Huy động vốn.

KKH

Không hỳ hạn

KH

Khách hàng.

LS

Lãi suất.

LSCB

Lãi suất cơ bản

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại.


NHNN

Ngân hàng nhà nước.

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

NV

Nguồn vốn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội(Gross Domestic Product)

GTTK

Gửi tiền tiết kiệm

TCTD

Tổ chức tín dụng.

TCKT

Tổ chức kinh tế

TGTCKT


Tiền gửi tổ chức kinh tế.

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm.

TTTH

Tính toán tổng hợp.

TK

Tiết kiệm

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế thế giới( World Trade Organization)
ix 

 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011


13

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn

29

Bảng 4.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động.

32

Bảng 4.3. Tình Hình Huy Động Vốn và Sử Dụng Vốn từ Năm 2009 -2011

34

Bảng 4.4. Tình Hình Chung về Hoạt Động Tín Dụng

37

Bảng 4.5. Lãi Suất Cơ Bản

40

Bảng 4.6. Biến Động Bình Quân TGTK trong 12 Tháng (2010- 2011)

43

Bảng 4.7. Cơ Cấu TGTK theo Loại Tiền

46


Bảng 4.8. Cơ Cấu TGTK theo Kỳ Hạn Gửi Tiền

47

Bảng 4.9. Biến Động TGTK theo Loại Hình Sản Phẩm

51

Bảng 4.10. Bảng Cronbach Alpha của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm
của KH
63
Bảng 4.11. Bảng Cronbach Alpha quyết định của khách hàng

65

Bảng 4.12. Phân tích EFA đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của khách
hàng
66
Bảng 4.13. Bảng KMO và kiểm định Bartlett sau khi EFA đối với các yếu tố ảnh hưởng
68
Bảng 4.14. Phương sai trích khi EFA các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KH
69
Bảng 4.15. Phân Tích EFA Đối Với Thang Đo Quyết Định Của Khách Hàng

70

Bảng 4.16. Bảng KMO và kiểm định Bartlett sau khi EFA đối với quyết định của khách
hàng
70
Bảng 4.17. Phương sai trích khi EFA quyết định của khách hàng


 

71


 

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy đa biến (1)

71

Bảng 4.19. Kết quả hồi quy đa biến (2)

72

Bảng 4.20. Kết quả hồi quy đa biến (3)

73

Bảng 4.21. Ý kiến đóng góp của khách hàng về nâng cao chất lượng dịch vụ

75

xi 
 


 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu

24

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Ngân Hàng

31

Hình 4.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động

33

Hình 4.3. Huy động vốn và sử dụng vốn năm 2009 – 2010

36

Hình 4.4. Biến Động Lãi Suất Cơ Bản trong Thời Gian từ 2008-2012

40

Hình 4.5. Biến động TGTK trong 12 tháng năm 2010 -2011

44

Hình 4.6. Cơ cấu TGTK theo loại tiền

46


Hình 4.7. Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn gửi tiền

49

Hình 4.8. Cơ cấu TGTK có kỳ hạn

50

Hình 4.9. Biến động TGTK theo loại hình sản phẩm

52

Hình 4.10. Độ tuổi của khách hàng

58

Hình 4.11. Giới tính của KH

59

Hình 4.12. Nghành nghề của KH

59

Hình 4.13. Thu nhập của KH

60

Hình 4.14. Thống kê lý do chọn NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ


61 

 

xii 
 


CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế muốn phát triển thì phải đầu tư, phát triển và mở rộng các nghành nghề
và mọi thành phần kinh tế . Đó là điều tất yếu . Mà muốn đầu tư thì cần phải có vốn, vốn
được huy động ở rất nhiều kênh khác nhau và NHTM là một trong những trung gian thực
hiện huy động vốn để cho vay vốn đối với nền kinh tế. Như vậy huy động vốn ở NHTM
sẽ quyết định đến nguồn vốn đầu tư ở nền kinh tế. Điều này khá quan trọng đối với phát
triển kinh tế của mọi thành phần kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là đang trong giai đoạn khôi
phục và phát triển nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008.
Đồng thời nó cũng là công cụ để ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát . Trong bối cảnh
nền kinh tế đang dần phục hồi công tác huy động vốn giữ vai trò càng quan trọng, để
cung cấp vốn cho đầu tư và phát triển.
Thực tế, nền kinh tế thế giới năm 2012 được dự báo là năm nền kinh tế phục hồi
vẫn còn có nhiều khó khăn và chật vật sau gần 3 năm chìm trong cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ nghiêm trọng nhất trong vòng 80 năm trở lại đây, nhất là từ cột mốc đen tối
ngày 15/09/2008 khi ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản, làm rung chuyển cả
hệ thống tài chính thế giới và tiếp theo là nhiều ngân hàng của Mỹ và châu Âu bị vỡ nợ.
Và một năm khôi phục nền kinh tế đạt được một số kết quả . Nhưng vẫn còn rất nhiều khó
khăn và bất ổn . Trong tình hình các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu với
cuộc khủng hoảng công nợ ở châu Âu ngày càng nghiêm trọng và và Mỹ đều suy giảm
mạnh, những tác động của kinh tế TG lên các nền kinh tế Đông Á mới nổi sẽ càng trở nên

trầm trọng, nhưng vẫn kiểm soát được. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong
quá trình tiếp tục vượt qua suy giảm. Đây là năm ngưỡng cửa bước vào giai đoạn nước
rút, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước tình hình kinh tế thế


 

giới như vậy, trong nước lạm phát leo thang, làm cho người dân đổ xô đi mua vàng và
tích trữ vàng coi đó là kênh đầu tư an toàn. Mặt khác công tác huy động vốn năm 2011 có
nhiều khó khăn do lãi suất , giá vàng và nhiều yếu tố của thị trường tác động. Vì vậy công
tác huy động vốn gặp càng nhiều khó khăn , sự canh tranh gay gắt nhiều biện pháp
khuyến khích để huy động vốn được các ngân hàng đặt ra. Các ngân hàng 100% vốn đầu
tư nước ngoài đã được phép thành lập kể từ 01/04/2007 và đến 01/01/2010, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã được phép nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam lên đến 1000%
vốn pháp định mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh. Để tồn tại và cạnh tranh, đòi hỏi tự
bản thân các ngân hàng trong nước phải nỗ lực nâng cao nội lực và hiệu quả hoạt động .
Với vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn và nhu cầu thực tại của nền
kinh tế đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành ngân hàng là phải có những biện pháp tích cực hơn
để huy động nguồn vốn tối ưu.
Hiện nay các nước phát triển có khuynh hướng mở rộng đầu tư nhưng việc sử dụng
vốn vay nước ngoài dễ dẫn tới công nợ tương lai và ngày càng phụ thuộc nước ngoài nếu
sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Chính vì vậy khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi
trong nước đặc biệt là trong dân cư là hết sức cần thiết cho sự phát triển và kiểm soát nền
kinh tế trong nước. Trước áp lực gia tăng của nhiều kênh đầu tư. Thì tiền gửi tiết kiệm
vẫn được nhiều người lựa chọn, nhất là trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang gặp khó
khăn.
Tuy nhiên, đáng chú ý là lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hiện chưa được hấp
dẫn đối với tiền nhàn rỗi, nhất là đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên
thị trường giữa các NHTM. Hiện dòng tiền nhàn rỗi đang băn khoăn chọn kênh bỏ vốn,
với kỳ vọng vừa có khả năng sinh lời cao, vừa mang tính an toàn cao. Như gửi tiền vào

ngân hàng nước ngoài, đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản hoặc
ngoại tệ mạnh, mua sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu
tư… Hơn nữa tâm lý là nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng,
tâm lý người dân vẫn còn hoang mang, lo sợ về sự bất ổn của nền kinh tế trong tương lai.
Vì vậy, tình hình huy đông tiền gửi tiết kiệm của các NHTM vẫn gặp nhiều khó khăn.

 


 

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hàm Mỹ Bình Thuận
với nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu là kênh tiết kiệm . Nó chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đứng trước những khó khăn đã nêu trên .
Hơn nữa, theo truyền thống, người Việt Nam còn thói quen giao dịch bằng tiền mặt trong
mọi hoạt động và cất giữ tiền nhàn rỗi ở nhà. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn
của mình ngân hàng đã và đang tìm kiếm giữ chân khách hàng bằng các chính sách chăm
sóc khách hàng, tăng cường huy động vốn từ kênh vốn nhàn rỗi của nhân dân. Để thực
hiện làm điều đó cần tìm hiểu về thực trạng kênh TGTK và một số nhân tố ảnh hưởng, tác
động đến cung gửi tiền tiết kiệm của khách hàng . Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kênh huy động nói chung và TGTK trong dân nói riêng của Ngân
hàng .
Chính từ sự cấp thiết đó, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng
huy động vốn ở kênh tiết kiệm trong dân của NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ Bình
Thuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác huy
động TGTK tại Chi nhánh Hàm Mỹ. Phân tích tác động của một số nhân tố ảnh hưởng tới
quyết định gửi tiết kiệm tại Chi nhánh. Từ đó tìm ra những giải pháp giúp Chi nhánh ngày

càng phát triển theo hướng kinh tế và hội nhập và hoàn thiện hơn chính sách dịch vụ của
mình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Với đề tài này em muốn làm rõ những vấn đề sau:
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn ở kênh tiết kiệm cá nhân của ngân
hàng trong những năm 2009, năm 2010, năm 2011.
Phân tích và tìm hiểu các nhân tố có tác động tích cực đến suy nghĩ và cảm nhận
của khách hàng cá nhân dẫn đến quyết định lựa chọn sản phẩm “TGTK”

 


 

Để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động
vốn ở kênh tiết kiệm cá nhân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng TGTK của khách hàng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hàm Mỹ như thế
nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH gửi tiền tiết kiệm?
Mức độ tác động của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn NH gửi tiền của
KH?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Trong phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân
hàng gồm nhiều lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, nhưng với khả năng có hạn và thời
gian cho phép nên khóa luận nghiên cứu này chỉ tập trung xoay quanh vấn đề huy động
vốn từ kênh TGTK, tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền vào ngân
hàng của khách hàng và đề xuất các giải pháp nâng cao TGTK trong dân.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi

nhánh Hàm Mỹ Bình Thuận.
Thời gian nghiên cứu : Khóa luận được tiến hành nghiên cứu các tài liệu từ năm
2009 đến năm 2011.
1.5. Kết cấu của đề tài gồm:
Chương 1 : Mở Đầu
Giới thiệu lý do và mục tiêu của đề tài
Chương 2 : Tổng Quan
Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của vùng và
giới thiệu đôi nét về NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ Bình Thuận.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Đưa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản về những vấn đề chung về NHTM, các sản
phẩm tiền gửi tiết kiệm và các nhân tố ảnh hưởng tới việc gia tăng nguồn tiền gửi tiết
kiệm tại các Ngân hàng thương mại . Những vấn đề chung về chất lượng dịch vụ, sự hài
lòng của khách hàng.

 


 

Đưa ra các phương pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng huy động vốn từ
kênh TGTK của NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ Bình Thuận và phân tích một số nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng vào ngân hàng.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích thực trạng huy động vốn từ kênh TGTK trong dân của Ngân hàng, rút ra
mặt đạt được và hạn chế, nguyên nhân của các mặt đó trong công tác huy động TGTK tại
NH
Phân tích một số các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
vào ngân hàng và đưa ra mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng.
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao TGTK trong dân tại NHNo & PTNT

Hàm Mỹ Bình Thuận.
Chương 5: Một số kiến nghị.
Rút ra kết luận và kiến nghị đối với ngân hàng và các cơ quan nhà nước có lien
quan, nhằm nâng cao hiệu qua huy đông vốn ở kênh tiết kiệm cá nhân của ngân hàng.


 


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
2.1.1. Tổng quan các tài liệu tham khảo
Nghiên cứu thực trạng TGTK và về các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền
vào ngân hàng là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm trong nhiều năm qua . Tìm
hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định của KH luôn là mối quan tâm của
doanh nghiệp. KH là một trong những nhân tố quan trọng nhất, mang tính quyết định tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới
sự hài lòng từ đó dẫn đến quyết định lựa chọn của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp có
những biện pháp chính sách phù hợp để mang lại sự hài lòng cho khách hàng của mình.
Để từ đó nhận được lòng trung thành của KH cũ, thu hút KH mới. Đó là một trong những
điều quan tâm hàng đầu của DN nói chung, ngân hàng nói riêng. Đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về lĩnh vực này như:
Hoàng Xuân Bích Loan(2008), “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn
thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố HCM. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp 142 khách hàng và phân tích số liệu sơ cấp thu được bàng phần mềm SPSS.
Các phương pháp phân tích mô hình được sử dụng là : Thống kê mô tả, phân tích tương
quan và hồi quy. Các kiểm định mô hình được sử dụng là: kiểm định độ tin cậy thang đo,
kiểm định hiện tượng đa công tuyến của đường hồi quy, kiểm định Anova…Từ những kết

quả phân tích được, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng
đối với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Nguyễn Thị Lẹ( 2009), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm và lượng tiền gửi vào ngân hàng: Trường hợp NHTM cổ phần Sài Gòn chi


 

nhánh Cần Thơ”, luận văn đại học, Khoa Kinh tế -Trường đại học Cần Thơ. Tác giả
đã sử dụng mô hình hồi quy probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng mô hình hồi quy tương quan để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến lương tiền gửi vào NH
Trương Thị Bé Ba ( 2010) “Phân tích hoạt động huy động vốn và đề xuất một
số giải pháp nâng cao TGTK trong dân tại ngân hàng SACOMBANK chi nhánh
Bình Dương – Dĩ An”, khoa kinh tế, đại học Nông Lâm Thành phố HCM. Đề tài
phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn và huy động vốn kênh TGTK của ngân
hàng Sacombank CN Bình Dương – Dĩ An, xác định nhân tố ảnh hưởng tới quyết định
gửi tiền vào NH. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động HĐV của Ngân
hàng.
2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
a) Vị trí địa lý.
Huyện Hàm Thuận Nam là huyện nằm phía nam thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận là tỉnh duyên hải cuối cùng của vùng Cực Nam trung bộ, có vị trí địa lý:
Phía Đông Bắc giáp với huyện Hàm Thuận Bắc, phía Tây Bắc giáp với huyện
Tánh Linh, phía Đông Nam giáp với huyện Hàm Tân, Phía Nam giáp với biển Đông và
phía Đông giáp với thành phố Phan Thiết.
b) Điều kiện tự nhiên.
Với diện tích tự nhiên: 105.178ha. Bờ biển dài 23,5 km. Chiều dài đường quốc lộ
1A đi qua 37,5km , chiều dài đường sắt Bắc – Nam.Trong đó: đất nông nghiệp: 23.627
ha, đất lâm nghiệp: 51.020ha, đất chuyên dùng: 2.765 ha, đất ở: 588 ha, đất chưa sử

dụng: 27.178 ha.
Dân số toàn huyện 92.434 người/ 18.515 hộ, mật độ dân số 88 người/Km2. Lao
động trong độ tuổi 54.858 người.
Về đơn vị hành chính, huyện HTN có 01 thị trấn và 12 xã.
Huyện HTN là huyện kinh tế nông nghiệp có nhiều thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế hàng hóa với các trung tâm đô thị trong và ngoài tỉnh, thông qua đường bộ và
đường sắt, đường biển. Là huyện phía nam thành phố Phan Thiết nằm trong vùng phát

 


 

triển kinh tế động lực của tỉnh Bình Thuận, có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, du
lịch và khu công nghiệp Hàm Kiệm. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng
thuận lợi cho việc mở rộng phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả
kinh tế cao, mở rộng diện tích cây trồng xuất khẩu đặc biệt là phát triển cây thanh long
xuất khẩu với tốc độ phát triển mạnh với quy mô trang trại ngày càng nhiều. Ngoài ra,
huyện HTN còn được thiên nhiên ưu đãi có chiều dài bờ biển và mặt nước lợ, thuận tiện
cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nhất là phát triển du lịch sinh thái.
Với nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, trong những năm qua cán bộ và người dân
huyện HTN đã tận dụng những điều kiện đó để phát triển kinh tế huyện . Với tốc độ tăng
trưởng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Kinh tế phát triển thì cũng
đồng nghĩa với nhu cầu về vốn phát triển mở rộng kinh doanh của nhân dân cũng cao.
Trước nhu cầu về vốn, NH cần có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư của người
dân . Để đủ có đủ vốn đáp ứng nhu cầu của người dân thì NH phải nâng cao công tác huy
động vốn, đặc biệt là công tác huy động vốn từ TGTK trong dân đây là kênh huy động
chính trong các kênh huy động của NH. Trình độ dân trí đạt mức trung bình.
2.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHNo & PTNT.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế

Việt Nam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là Agribank) là ngân hàng
thương mại lớn nhất ở Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh
nghiệp nhà nước đặc biệt theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Agribank được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân
hàng này mang tên ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân
hàng được đổi tên thành ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng
được đổi thành tên gọi như hiện nay. Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng
NHNo&PTNT danh hiệu anh hùng lao động thời kì mới.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân
viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của
Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện như tổng nguồn vốn đạt gần

 


 

267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ
nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Agribank hiện có
hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần
30.000 cán bộ nhân viên.
2.4. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ - Bình Thuận.
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển:
NHNo&PTNT Hàm Mỹ trước đây là một Ngân hàng Chi nhánh cấp 3 trực thuộc
NHNo&PTNT Hàm Thuận Nam. Từ năm 2008 được nâng lên thành chi nhánh loại 3 trực
thuộc trực tiếp của NHNo&PTNT Bình Thuận.
NHNo&PTNT Hàm Mỹ thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 2008 có trụ sở chính
tại xã Hàm Hàm Mỹ - Huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận, trụ sở khang trang, rất
thuận lợi cho việc giao dịch đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh, là nơi lý tưởng của

Ngân hàng, vì nơi đây là khu vực dân cư đông đúc.
Với nhiệm vụ chủ yếu là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, NHNo &
PTNT Hàm Mỹ đã thực sự chuyển mình. Ban đầu chỉ là những hình thức cho vay đơn
giản, cho vay theo từng món nhỏ lẻ, sau đó hình thức cho vay được đa dạng hơn. Từ lúc
ngân hàng chỉ cho vay các cá nhân, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế sau đó NHNo&PTNT Hàm Mỹ thực hiện thêm các dịch vụ khác như chuyển tiền
trong nước và quốc tế, thu hộ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
NHNo&PTNT Hàm Mỹ hiện nay đã trở thành một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và các dịch vụ ngân hàng với tổng nhân sự là 1,75 triệu người trên địa bàn huyện có
12 xã và 1 thị trấn. Trụ sở chính đóng tại 02-04 Trưng trắc TP Phan Thiết – Bình Thuận.
NHNo&PTNT Hàm Mỹ là đơn vị kinh doanh trực tiếp nhận khoán với Ngân hàng tỉnh với
nhiệm vụ vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, thực hiện các nghiệp vụ mà Ngân
hàng tỉnh cho phép như nhận tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Cho vay - thu nợ
- thu lãi đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quyền hạn và mức phán
quyết của NHNo&PTNT Việt Nam. Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ ngân hàng

 


 

người nghèo. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của tổ chức tài chính – tín
dụng đặc biệt là lác dự án phát triển “Tài chính nông thôn do WB tài trợ”.
2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
a) Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT Hàm Mỹ
GIÁM ĐỐC

Phòng


Phòng

kế hậu kiểm

kinh doanh

Phòng Hành chính

PGĐ phụ trách

Nhân sự

kế toán

Phòng kế
toán

Phòng
kho quỹ

Nguồn tin: Phòng hành chính – nhân sự
b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hàm Mỹ được áp dụng theo kiểu trực tuyến dưới
sự chỉ đạo của NNNo&PTNT Việt Nam. Do chi nhánh NHNo&PTNT Hàm Mỹ mới nâng
cấp lên chi nhánh loại 3 nên còn hạn chế nhân viên gồm
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: 01 Giám đốc điều hành chung và 01 Phó giám đốc giúp việc, ngoài ra
còn có một trưởng phòng Kế toán Tín dụng và trưởng phòng Hành chính nhân sự. điều
hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ quyền hạn phù hợp với các quy định.

Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc tỉnh về mọi hoạt động của NHNo
&PTNT Hàm Mỹ. Người đại diện pháp nhân của NHNo&PTNT Hàm Mỹ chịu trách
nhiệm trước NHNo& PTNT Việt Nam, trước Nhà nước và pháp luật về điều hành hoạt
động của NHNo&PTNT Hàm Mỹ. Đồng thời GĐ trực tiếp quản lý phòng kế toán tín
dụng, phòng hành chính nhân sự.
10 
 


 

Về giao dịch, tín dụng về công tác phòng ngừa rủi ro, thu thập thông tin, tài liệu và
phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng. Thực hiện chỉ đạo các công tác về kinh
doanh, tín dụng trong phạm vi. Xử lý kịp thời những lỗi sai phạm trong công tác kinh
doanh, giải quyết các vấn đề về khách hàng. Về phòng kế toán chỉ đạo để lên kế hoạch
cho công tác nguồn vốn kịp thời cho chi nhánh. Theo dõi tình hình kinh tế xã hội để dự
báo báo nguồn vốn kinh doanh và huy động vốn.
*Phòng hành chính - nhân sự: Gồm 01 trưởng phòng và các nhân viên. Phòng trực
thuộc chức năng quán lý hành chính và các công văn đi và đến. Đồng thời cũng thực hiện
chức năng về quản lý nhân sự cho ngân hàng.
Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế trong tổ chức. Thực hiện công tác đối
ngoại trong phạm vi của phòng
Quản lý tài sản và đôn đốc kiểm tra viêc thực hiện và bảo vệ tài sản cơ quan, bao gồm:
phương tiện, công cụ làm việc, khuôn viên cảnh quan của đơn vị
Tổ chức thi đua khen thưởng, chấm công
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức hành chính, công tác điều hành liên
quan đến hành chính.
* Phòng kế toán hậu kiểm: Gồm 01 trưởng phòng. Phòng này có trách nhiệm kiểm
tra kiểm soát mọi hoạt động của hồ sơ vay vốn các chứng từ liên quan đến hoạt động,
tham mưu cho các phòng ban điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh của chi nhánh.

* Phòng kinh doanh: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên. Phòng
kinh doanh chịu sự chỉ đạo của ban điều hành, có chức năng nhiệm vụ là tìm kiếm và khai
thác tối đa các nguồn vốn cho ngân hàng như: Huy động các lọai tiền gửi, tiết kiệm và các
họat động marketing nhằm thu hút vốn và các vấn đề liên quan đến kinh doanh của ngân
hàng. Chủ yếu làm các công tác về tín dụng (cho vay và bão lãnh) và công tác quản lý
điều hành nguồn vốn, công tác marketing, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo chỉ đạo
của ban giám đốc.

11 
 


 

*Phòng kế toán: Gồm 01 trường phòng, 01 kế tóan phó và các nhân viên. Nhiệm vụ
của phòng kế toán là hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm soát, kế toán
cho vay, kế toán tiền gửi và thanh toán, kế toán chi tiêu.
Tổ chức các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán theo quy định kế toán của
NHNo & PTNT Việt Nam.
Tổ chức hạch toán phân tích hạch toán tổng hợp các tài khoản về nguồn vốn của toàn
chi nhánh.
Chỉ đạo công tác kế toán, theo dõi tiền gửi, kiểm tra, duyệt chứng từ thanh toán.
Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính, thanh toán nợ.
Thu nhập xử lý thông tin số liệu về đối tượng, nội dung, chuẩn mực của kế toán ngân
hàng.
Phát hành và quản lý các loại hình dịnh vụ về thẻ: thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế
Tham mưu cho ban giám đốc về chế độ tài chính kế toán, lập kế hoạch tài chính năm,
quý, tháng làm cơ sở cho cán bộ phần toàn chi nhánh thực hiện.
c) Nội dung hoạt động:
NHNo&PTNT Hàm Mỹ cũng như các ngân hàng thương mại khác là một tổ chức

chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng với nhiệm vụ chính là
nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Trên cơ
sở nguồn vốn huy động, ngân hàng dùng nguồn vốn này để cho vay đáp ứng mọi nhu cầu
thiếu vốn cần thiết để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng đối với các đối tượng
có nguồn thu nhập ổn định, nhằm giúp họ cải thiện đời sống phát triển kinh tế.
2.4.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây .
NHNo&PTNT CN Hàm Mỹ cũng như các ngân hàng, các tổ chức sản xuất kinh
doanh khác, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động là hướng đến lợi nhuận, xem lợi nhuận là
yếu tố hàng đầu. Để kết quả kinh doanh đạt kết quả cao thì ngân hàng cần phải quản lý tốt
các hoạt động huy động và sử dụng vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ...
Với phương châm đi vay để cho vay và thông qua hoạt động đó ngân hàng thu được lợi
nhuận nên hai năm hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh Hàm Mỹ đã có những kết quả
đáng kể như sau:
12 
 


 

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Thu từ lãi vay
Thu khác
Tổng chi phí
Chi trả lãi
Chi khác
Lợi nhuận thuần


Năm 2010
Giá trị
(Triệu đồng)
26.446
22.722
3.724
22.677
17.837
4.840
3.769

Năm 2011
Chên lệch 2011/2010
Giá trị
Giá trị
Tỷ lệ
(Triệu đồng)
(Triệu đồng)
(%)
42.613
16.167
61
38.267
15.545
68
4.346
622
17
35.208
12.531

55
29.098
11.261
63
6.110
1.270
26
7.405
3.636
96
Nguồn tin: Báo cáo hoạt động kinh doanh

Trong 2 năm 2010 – 2011 hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển tốt, lợi
nhuận và tỷ trọng luôn tăng trưởng với tỷ lệ cao. Số liệu báo cáo thể hiện, vào cuối năm
2010 lợi nhuận thuần đạt 3.769 triệu đồng, mức lợi nhuận này tăng trưởng rất cao so với
năm 2009 ( năm 2009 đạt lợi nhuận thuần là 214 triệu đồng). Sở dĩ có được kết quả này là
do ảnh hưởng của nên kinh tế năm 2010 đã bắt đầu dần khôi phục và phát triển sau cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008, tạo điều kiện cho các nghành nghề phát triển khôi phục
trở lại. Chi nhánh đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh đã đề ra. Năm 2011 lợi nhuần tăng mạnh so với năm 2010, với số tăng là 3.636
triệu đồng tương đương tăng với tỷ lệ 96% một tỷ lệ tăng khá ấn tượng. Với các cố gắng
lỗ lực của NH, NH đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ của NH.
Trong năm 2011 tổng doanh thu đạt 42.613 triệu đồng tăng 16.167 triệu đồng,
tăng 61% so với năm 2010. Chi phí năm 2011 đạt 35.208 triệu tăng 12.531 triệu, tương
đương tăng 55% so với năm 2010, điều đó thể hiện quy mô của hoạt động của NH đang
được mở rộng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng vẫn thấp
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Chi nhánh đã thực hiện được mục tiêu tăng trưởng
lợi nhuận đó là tăng doanh thu giảm dần tăng chi phí.


13 
 


×