Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC BẢO TỒN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.24 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

TRẦN THỊ HỒNG NGỌC

ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC BẢO TỒN
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

TRẦN THỊ HỒNG NGỌC

ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC BẢO TỒN
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài nguyên & Môi trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. MAI ĐÌNH QUÝ


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ƯỚC LƯỢNG MỨC
SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC BẢO TỒN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI
ÔNG”, do TRẦN THỊ HỒNG NGỌC sinh viên khóa 2008-2012, ngành KINH TẾ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ______________________

ThS. Mai Đình Quý
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả
mọi người đã yêu mến, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ và những người thân
trong gia đình đã luôn tin tưởng, ủng hộ và là nguồn động lực lớn để tôi phấn đấu có
được ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Mai Đình quý, người đã tận tình hướng dẫn, góp
ý và giúp đỡ tôi sớm hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể quý
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức thật quý báo làm hành trang bước vào đời.
Xin gửi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh, Chị trong phòng quản lý khu Bảo
Tồn Núi Ông, phòng TNMT huyện Tánh Linh, UBND huyện Tánh Linh, UBND xã
Gia Huynh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý giá và kinh nghiệm
giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Sau cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn của mình đến tất cả bạn bè đã luôn ở bên
cạnh ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Sinh viên
Trần Thị Hồng Ngọc


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HỒNG NGỌC. Tháng 06 năm 2012. “Ước Lượng Mức Sẵn Lòng

Trả Cho Việc Bảo Tồn Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Ông”.
TRAN THI HONG NGOC. JUNE 2012. “Estimate The Willingness to Pay
for Preserve The Preservation of Nui Ong Nature”
Vấn đề nhiên cứu trong khóa luận này là ước lượng mức sẵn lòng trả cho việc
bảo tồn khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Ông tỉnh Bình Thuận thông qua mức sẵn lòng
trả của người dân. Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, tiến hành điều tra
khảo sát lấy ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường mà họ quan tâm và mức
sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn khu BTTN Núi Ông. Khóa luận đã tiến hành khảo sát
trên 100 hộ gia đình thuộc địa bàn xã Gia Huynh và Thị Trấn Lạc Tánh thuộc vùng hạ
lưu của khu bảo tồn, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân ở đây đều quan
tâm đến các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở đây. Nghiên cứu cũng đã
ước tính được mức sẵn lòng trả trung bình hàng tháng qua hóa đơn tiền điện của người
dân 2 khu vực nói trên là 12.720 VNĐ. Số tiền này sẽ được chi trả trong vòng 3 năm
và được cộng dồn vào hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình. Thấy được giá trị của khu
Bảo tồn và tầm quan trọng của khu Bảo tồn này đối với đời sống của người dân, do đó
việc bảo tồn là thực sự cần thiết. Qua đó, đề tài đã đề xuất một vài chính sách quản lý
và bảo tồn nhằm hướng đến mục đích bảo tồn khu BTTN Núi Ông hợp lý và bền vững
hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu


3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Phạm vi về không gian

3

1.4.2. Phạm vi thời gian

3

1.5. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: huyện Tánh Linh

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Văn hóa xã hội

10

2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

12

2.3. Tổng quan về xã Gia Huynh và Thị trấn Lạc Tánh thuộc huyện Tánh Linh

12

2.3.1. Tình hình kinh tế

12

2.3.2. Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế

12

2.3.3. Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội


13
v


2.4. Khu BTTN Núi Ông

13

2.4.1. Vị trí, ranh giới, diện tích

13

2.4.2. Rừng và tài nguyên động, thực vật rừng

13

2.4.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên

15

2.4.4. Tình Hình dân số và lao động trong khu BT Núi Ông

16

CHƯƠNG 3

17

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


17

3.1. Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Một số khái niệm

17

3.1.2. Tổng gía trị kinh tế của TNTN

19

3.1.3. Các kỹ thuật định giá giá trị tài nguyên không có trên thị trường

20

3.1.4. Tầm quan trọng của khu BT Núi Ông

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

22


3.2.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

22

3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

31

CHƯƠNG 4

34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Giá trị kinh tế nói chung và giá trị bảo tồn của Khu Bảo tồn Núi Ông

34

4.1.1. Giá trị kinh tế nói chung

34

4.1.2. Giá trị bảo tồn

34

4.2. Đặc điểm của mẫu điều tra


35

4.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

35

4.2.2. Thống kê nghề nghiệp của các mẫu điều tra

35

4.3. Sự quan tâm của người dân đến các vấn đề TNTN& MT

35

4.3.1. Sự hiểu biết của người dân về 3 vấn đề lớn nhất mà nước ta đang phải đối mặt36

vi


4.3.2. Thái độ và sự quan tâm của người dân về 3 vấn đề về môi trường và những tác
động của con người lên TNTN và môi trường

36

4.3.3. Nhận thức và sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của khu BTTN

37

4.3.4. Nguồn tiếp nhận thông tin


38

4.4. Kết quả tổng hợp về mức sẵn lòng trả

39

4.4.1. Tổng số người sẵn lòng trả

39

4.4.2. Lý do sẵn lòng trả

41

4.4.3. Lý do không sẵn lòng trả

41

4.4.4. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

42

4.5. Một số chính sách quản lý và bảo tồn khu BTTN Núi Ông

47

CHƯƠNG 5

49


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1. Kết Luận

49

5.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo Tồn Thiên Nhiên

CVM

Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu nhiên

IUCN


Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế giới



Giám Đốc

HPM

Phương Pháp Đánh Giá Hưởng Thụ

MWTP

Mức Sẵn Lòng Trả Trung Bình (Mean Willing To Pay)

NN& PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TT

Thị Trấn

TNTN

Tài Nguyên Thiên Nhiên

TNTN & MT

Tài Nguyên Thiên Nhiên va Môi Trường


TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)

WTP

Mức Sẵn Lòng Trả (Willing To Pay)

WTA

Mức Sẵn Lòng Nhận Đền Bù (Willing To Accept)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Dân Số Huyện Tánh Linh ...........................................................................10
Bảng 2.2. Diện Tích và Trữ Lượng Rừng ....................................................................14

Bảng 2.2. Tài Nguyên Động Vật Rừng ........................................................................15
Bảng 3.1. Số Mẫu Điều Tra Ứng Với Từng Mức giá ..................................................30
Bảng 3.2. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu ..........................................32
Bảng 4.1. Nghề Nghiệp của Mẫu Điều Tra .................................................................35
Bảng 4.2. Ý Kiến của Người Dân về Các Vấn Đề mà Nước Ta Đang Phải Đối Mặt .36
Bảng 4.3. Sự Quan Tâm của Người dân về Các Vấn Đề TNTN & MT ......................37
Bảng 4.4. Nhận Thức của Người Dân về Tầm Quan Trọng của Khu BTTN Núi Ông38
Bảng 4.5. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Về Việc Bảo Tồn và Khu BTTN Núi Ông ..38
Bảng 4.6. Số Người Đồng Ý Đóng Góp ......................................................................39
Bảng 4.7. Lý Do Sẵn Lòng Trả ...................................................................................40
Bảng 4.8. Lý Do Không Sẵn Lòng Trả .......................................................................41
Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ..........................................................42
Bảng 4.10. Khả Năng Kiểm Định P- Value .................................................................43
Bảng 4.11. Khả Năng Kiểm Định Mô Hình ................................................................46
Bảng 4.12. Đặc Điểm của Các Biến.............................................................................47

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Sơ Đồ Huyện Tánh Linh ......................................................................... 6
Hình 4.1. Khu Du Lịch Thác Bà (Núi Ông) .......................................................... 29
Hình 4.2. Nhận thức của ngừơi Dân Về Tầm Quan Trọng của Khu Bảo Tồn ....... 38
Hình 4.3. Sự Hiểu Biết của Người Dân Về Công Việc Bảo Tồn ........................... 39
Hình 4.4. Số Người Trả Lời “Có” Trong Mỗi Mức Giá ........................................ 40


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Câu Hỏi Thu Thập Thông Tin
Phụ Lục 2: Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Logit

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Núi Ông nằm ở vị trí cuối cùng của dãy
Nam Trường Sơn, phần lớn diện tích địa giới hành chính thuộc huyện Tánh Linh, và
một phần thuộc huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận. Khu BTTN Núi Ông là
một khu Bảo tồn vô cùng trù phú, có giá trị đa dạng sinh học rất lớn, và theo ông Trần
Minh Tuấn – GĐ khu BTTN Núi Ông cho biết: “Đây thực sự là nguồn lợi kinh tế vô
cùng lớn và vô cùng quý giá của tài nguyên quốc gia”
Khu BTTN Núi Ông với tổng diện tích là 25.500 ha, trong đó rừng chiếm hết
khoảng 90% tổng diện tích, rừng Núi Ông rất đa dạng và phong phú về quần thể thực
vật và thảm thực vật. Theo số liệu điều tra mới đây của Viện điều tra quy hoạch rừng
của tỉnh Bình Thuận cho biết: hiện khu BTTN Núi Ông có 1.070 loài thực vật thuộc 4
ngành, 49 bộ, 149 họ và 560 chi. Trong số các loài thực vật ở khu BTTN Núi Ông có
11 loài thuộc danh mục sách đỏ Việt Nam như Cà te, Cẩm Xe, Cẩm Lai, Chụt Chạt,
Giáng Hương quả to, Kim Giao lá nhỏ, Hương Đào, Trắc Mật, Thông tre Trung Bộ,

Vắp, Trầm Hương. Không những vậy, khu BTTN Núi Ông còn được biết đến với sự
đa dạng về hệ động vật, cũng theo nghiên cứu của Viện quy hoạch rừng: khu BT này
hiện có khoảng 247 loài động vật, bao gồm 68 loài chim; 130 loài thú; 33 loài bò sát;
và 15 loài lưỡng thê. Trong đó có 25 loài thú quý hiếm có giá trị khoa học to lớn đáng
để kể đến như là: Bò Tót, Sơn Dương, Culi, Nai, Hoẵng vv…Ngoài ra, khu vực này
còn có nhiều loài côn trùng khác.
Tuy nhiên, hiện nay khu BTTN này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và
thử thách lớn. Khó khăn lớn nhất đó là việc lấn chiếm đất đai, chặt phá rừng và săn bắt
bừa bãi, bất hợp pháp của những hộ dân sống trong và gần khu BT này. Kèm theo đó
là những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được, gây ảnh hưởng đáng kể
đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của các hộ dân sống ở vùng hạ lưu như là


tình trạng hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, biến đổi khí hậu, lớp đất màu mỡ bị rửa
trôi, lớp đất bị xói mòn trở nên bạc màu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng
của người nông dân, động thực vật quý hiếm cũng do đó giảm dần, thậm chí đã có
nhiều loài đã và đang đối mặt với nguy cơ tiệt chủng. Theo ghi nhận của Ban quản lý
khu BTTN Núi Ông, từ ngày 20/2 đến ngày 26/4/2010 đã xảy ra 44 vụ vi phạm lâm
luật, trong đó 7 vụ phá rừng làm rẫy phải xử lý hình sự với tổng diện tích là 19.030 m2
, không chỉ dừng lại ở đó, việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép cũng đang diễn
ra. Trước hiện trạng đó, theo báo Bình Thuận, 2012: các ngành chức năng cũng đã lên
tiếng kêu gọi mọi người “Hãy cứu lấy khu BTTN Núi Ông”. Chính vì vậy, vấn đề bảo
tồn đã và đang là một thách thức lớn đối với Chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng của Tỉnh.
Tóm lại, vấn đề đặt ra ở đây là Chính quyền địa phương không thể đối phó một
cách hiệu quả trước việc lấn chiếm đất đai, khai thác và săn bắn bất hợp pháp của
người dân mà không có những giải pháp cụ thể. Đây cũng chính là một thách thức lớn
đối với việc bảo tồn khu BTTN Núi Ông này. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải
quyết nếu như đời sống của người dân ở khu vực này được cải thiện, không phải phụ
thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên của khu rừng này và tỉ lệ thất nghiệp giảm. Để làm

được điều này, chúng ta cần những nguồn tài chính hỗ trợ từ những người sống ngoài
khu vực này, đóng góp từ người dân ở các vùng hạ lưu để góp phần xây dựng quỹ bảo
tồn nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, ngăn chặn và phòng ngừa những thiên tai do tác
động của con người gây ra, xây dựng một cuộc sống hòa hợp giữa con người và thiên
nhiên. Trên cơ sở đó đề tài đã được thực hiện nhằm ước tính mức sẵn lòng trả cho việc
bảo tồn khu BTTN Núi Ông nhằm tìm ra hướng khắc phục và bảo tồn một cách bền
vững.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Ước lượng mức sẵn lòng trả cho việc bảo tồn khu BTTN Núi Ông.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tầm quan trọng của khu bảo tồn và sức ảnh hưởng của khu bảo tồn
đối với đời sống của các hộ gia đình trong và ngoài khu BTTN Núi Ông.

-

Tìm hiểu sự quan tâm của người dân nơi đây về các vấn đề tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.

-


Phân tích các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả của người dân.

-

Ước lượng mức sẵn lòng trả cho việc bảo tồn.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn khu
BTTN Núi Ông Tỉnh Bình Thuận.

1.3.

Giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan quan tâm đặc biệt

đến vấn đề quản lý và bảo tồn các nguồn TNTN và môi trường, từ đó tích cực tham gia
vào các dự án có quy mô nhằm mục đích bảo tồn trong tương lai.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi về không gian
Cuộc nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát 100 mẫu trên xã Gia Huynh và Thị Trấn
Lạc Tánh thuộc huyện Tánh Linh, trong đó có 50 mẫu trên địa bàn xã Gia Huynh và
50 mẫu trên địa bàn Thị Trấn Lạc Tánh, vì 2 khu vực này thuộc khu vực hạ lưu của
Núi Ông, thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ lụt, giông sét ... gây thiệt hại về người
và của rất nghiêm trọng. Là người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
các vụ thiên tai, thường xuyên phải đối mặt với khó khăn nên chọn các hộ gia đình ở
đây để tiến hành khảo sát mức sẵn lòng trả của họ cho việc bảo tồn khu BTTN Núi

Ông, nhằm chấm dứt tình trạng phá rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai
mà do chính con người gây ra.
1.4.2.

Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012 hoàn thành.
1.5.

Cấu trúc khóa luận
Đề tài thực hiện gồm có 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
3


Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung như tổng quan về các tài liệu nghiên cứu
liên quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu và khu BTTN Núi Ông thuộc địa bàn tỉnh
Bình Thuận.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý luận của bài nghiên cứu, một số khái niệm liên
quan, trình bày về phương pháp đáng giá ngẫu nhiên.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Nội dung chương này chính là các kết quả chính thu được trong quá trình
nghiên cứu của đề tài thông qua các phân tích và số liệu thống kê.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu kinh tế về quản lý tài nguyên thiên nhiên môi trường là hướng đề
tài khá phổ biến hiện nay. Trong đó, Bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề khá quen
thuộc với chúng ta, tuy nhiên việc bảo tồn cũng như xác định giá trị của các khu Bảo
tồn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Theo Calan (2000), khi dữ liệu thị trường
không có sẵn hoặc không đáng tin cậy để định giá giá trị khu Bảo tồn, giá trị sinh thái
và đa dạng sinh học thì các nhà kinh tế có thể dựa vào thị trường giả định để ước
lượng, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thường được dùng trong những vấn đề này.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tham khảo những nghiên cứu trước đây nhằm kế
thừa những thành quả đã đạt được của họ, đồng thời chỉ ra những điểm còn thiếu xót
để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, đề tài
đã tham khảo một số nghiên cứu khác như:
Nghiên cứu “Ứng Dụng Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên Để Xác Định
Tổng Giá Trị Kinh Tế Rừng Ngập Mặn Cần Giờ, TPHCM” được tiến hành năm 2008
của Lê Văn Hậu. Với mục tiêu chính là xác định tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn
Cần Giờ, đề tài sử dụng phương pháp CVM để khảo sát mức sẵn lòng đóng góp của
người dân từ đó đưa ra tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Cần Giờ đối vời người
dân TP.HCM khoảng 1290 tỷ. Con số này đã cung cấp cho các nhà làm chính sách
những thông tin ban đầu về giá trị kinh tế mà Rừng ngập mặn Cần Giờ mang lại, làm
cơ sở cho việc lựa chọn các phương án sử dụng Rừng ngặp mặn sau này. Bên cạnh đó,
đề tài cũng tìm ra những giải pháp tốt nhất có thể để nâng cao công tác bảo tồn và
quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ.
Nghiên cứu “Xác Định Giá Trị Bảo Tồn Và Sử Dụng Hồ Nước Nam Phương
Thành Phố Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng” của sinh viên Nguyễn Quyết Tiến được thực

hiện năm 2008. Đề tài được thực hiện nhằm xác định giá trị bảo tồn, giá trị sử dụng và


đề xuất phương án khai thác và sử dụng hồ nước Nam Phương ở Thành phố Bảo Lộc,
tỉnh Lâm Đồng. Thông qua việc điều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp các số liệu thứ cấp,
sau đó phân tích số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của người dân, và ứng dụng
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định những giá trị hiện tại của hồ Nam
Phương như giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. Và đề xuất phương án xây dựng
khu du lịch sinh thái hồ Nam Phương, nêu lên những chi phí và lợi ích của việc xây
dựng khu du lịch, xác định mức sẵn lòng trả của mỗi người để vào thăm quan. Kết
quả, đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân về tài nguyên môi trường và xác
định được các giá trị sử dụng dựa trên những hoạt động kinh tế có liên quan tới hồ là
9,42 tỷ VNĐ, đặc biệt đề tài đã xác định được giá trị không sử dụng của hồ là 7,18 tỷ
VNĐ. Ngoài ra, đề tài đã nêu lý do đưa ra phương án, thuận lợi khó khăn và những tác
động tới hồ và người dân nơi đây khi thực hiện phương án xây dựng khu du lịch sinh
thái hồ Nam Phương.
Nghiên cứu “Ứng Dụng Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên Để Ước Lượng
Giá Trị Bảo Tồn của Vườn Cò, Q9, TP.HCM” (Nguyễn Đắc Tiến, 2010). Đề tài đã
ứng dụng phương pháp ngẫu nhiên để xác định mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình ở
TP.HCM. Kết quả, đề tài đã xác định được tổng mức sẵn lòng trả của người dân
TP.HCM cho việc bảo tồn này là 169,2 tỷ, và mức sẵn lòng trả trung bình của người
dân là 7000 VNĐ/tháng/hộ. Số tiền đóng góp sẽ được cộng dồn với hóa đơn tiền điện
trong vòng 3 năm. Tuy nhiên người dân cho rằng việc bảo tồn các loài động vật quý,
các khu vườn tự nhiên hay hệ sinh thái không được ưu tiên hơn so với những vấn đề
gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ như giao thông, khói bụi, rác thải
hay ô nhiễm môi trường vvv… Đa số người dân cho rằng việc bảo tồn các loài động
vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học là quan trọng nhưng nhận thức của cộng đồng
về những vấn đề này nhìn chung là chưa cao. Dựa trên kết quả của cuộc nghiên cứu,
đề tài cũng đã đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp cho việc quản lý và bảo tồn
Vườn Cò.

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: huyện Tánh Linh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6


Hình 2.1. Sơ đồ huyện Tánh Linh

Nguồn: Thu thập tổng hợp
a) Vị trí địa lý, địa hình
Tổng diện tích 1.174,22 ha
Tọa độ địa lý:
Từ 10°50'24" đến 11°20'56" vĩ độ Bắc
Từ 107°30'50" đến 107°51'21" kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp huyện Hàm Tân, phía Tây giáp
huyện Đức Linh, phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam. Địa hình huyện Tánh Linh
thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam, được chia thành 4 dạng địa hình chính
như sau:
Địa hình núi cao trung bình: Có độ cao từ 1.000 đến 1.600 m phân bố ở phía
7


Bắc huyện giáp với Tỉnh Lâm Đồng. Bao gồm các ngọn núi Bnom Panghya cao 1478
m, núi Ông (1.302 m), núi Ca Nong (1.270 m), núi Pa Ran (1.205 m)
Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao dao động từ 200 đến 800 m tập trung ở phía
nam của huyện. Bao gồm các núi Dang Dao cao 851 m, núi Dang Dui cao trên 706 m,
núi Catong cao 452 m.
Địa hình đồi thoải lượn sóng: Có độ cao từ 20 đến 150 m bao gồm đồi đất xám,
đất đổ vàng, chạy theo hướng Bắc -Nam, hoặc xen kẽ những vùng đất thấp.
Dạng địa hình đồng bằng: gồm 2 loại

-

Bậc thềm sông: Có độ cao 2-5 m, có nơi cao 5-10 m, phân bố dọc theo sông
La Ngà.

-

Đồng bằng phù sa: Phân bố ở dọc sông La Ngà và các nhánh suối nhỏ ven
Hồ Biển Lạc, là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh Bình Thuận.

Trong khu vực đất đồng bằng, đất có địa hình trung bình thấp và thấp trũng
chiếm diện tích khá lớn, trên địa hình này thuận lợi cho việc tưới nước, song thường
hay ngập lụt vào mùa mưa.
b) Khí tượng thủy văn
Khí hậu và lượng mưa
Khí hậu của huyện Tánh Linh mang tính chất chuyển tiếp giữa chế độ mưa của
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Hay nói cách khác khí hậu
Tánh Linh là vùng đệm giữa trung tâm mưa lớn của Miền Nam (Cao nguyên Di Linh)
và đồng bằng ven biển. Tuy nhiên khí hậu ở đây vẫn diễn biến theo 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Các xã phía Tây và phía Nam của huyện
như: Suối Kiết, Gia Huynh có lượng mưa thấp, trung bình hàng năm khoảng 1.500–
1.900 mm. Ngược lại các xã ở phía Bắc và Đông của huyện có lượng mưa cao trung
bình năm 2.185 mm có khi cao tới 2.894 mm. Mùa mưa cây trồng sinh trưởng và phát
triển mạnh, đây là mùa sản xuất chính. Tuy nhiên mưa lớn thường tập trung vào các
tháng 7, 8 và 9, nên thời gian này thường gây ra lũ quét, ngập úng, ảnh hưởng lớn đến
sản xuất nông nghiệp nhất là những vùng sản xuất lúa và cây công nghiệp hàng năm.

8



Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường mưa ít hoặc không có mưa
nên gây thiếu nước nghiêm trọng, cây cối sinh trưởng và phát triển kém, nhiều sâu
bệnh ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí cao đều quanh năm và tương đối ổn định. Nhiệt độ trung
bình năm: 22–26°C. Tổng tích ôn trung bình năm là 9.300°C.
Độ ẩm không khí :
Độ ẩm không khí trung bình năm 70-85%. Từ tháng 6 đến tháng 12 độ ẩm
không khí 84,3-86,9%. Các tháng 1, 2 và 3 độ ẩm trung bình 75,6-76,9%. Hàng năm
độ ẩm không khí trung bình cao nhất vào khoảng 91,8%. Độ ẩm trung bình thấp nhất
là 61,3%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối xuống dưới 15% vào mùa khô.
Gió mùa: Có 2 hướng gió chính là Tây Nam và Đông Bắc, gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 10. Gió Đông Bắc (gió mùa đông) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
tốc độ gió trung bình 2-3 m/s.
Đất đai:
Đất đai trong vùng khá màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây hoa màu, ngoài ra
ở một số xã hiện nay có khuynh hướng chuyển sang trồng cây công nghiệp như cao
su, điều…
Theo ghi nhận của phòng tài nguyên môi trường huyện Tánh Linh năm 2005,
Đất đai huyện Tánh Linh chủ yếu được hình thành trên tập hợp đá mẹ và mẫu chất sau:
Đá granit bao phủ một diện tích khá lớn trên địa bàn huyện Tánh Linh. Đá
Granite có thành phần hóa học với hàm lượng SiO2 tương đối cao (60-70%), Fe2O3
thấp (0,2-1,4%), chứa nhiều K2O. Đá granit hình thành ra 3 nhóm đất là đất đỏ vàng,
đất xám và đất xói mòn trơ sỏi đá, trong đó nhóm đất xám và đất đỏ vàng là chủ đạo,
với đặc tính rửa trôi, hoạt tính thấp và thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát pha, thịt
nhẹ.
Đá sét phát hiện thấy trong lớp vỏ thổ nhưỡng ở Bình Thuận nói chung và Tánh
Linh nói riêng, chiếm khoảng 5-6% diện tích lãnh thổ. Đá có màu thay đổi, mức độ
phong hóa cao. Đất trên đá sét thường có màu đỏ vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ

giới trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá. Tuy nhiên do phong hóa mạnh
9


cùng với quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên đất thường có tầng mỏng, nhiều nơi đất
trơ sỏi đá hoặc đá non mục nát trơ trên mặt đất.
Mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene) chiếm một diện tích không lớn khoảng 1015% diện tích vùng nghiên cứu. Tầng dầy của phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu
của nó màu nâu vàng, gần lên tầng mặt chuyển sang màu xám.Các loại đất hình thành
trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa
lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp.
Nên phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám.
Phù sa sông, suối là loại trầm tích trẻ hơn cả với tuổi Holocen muộn - hiện đại
(QIV). Phù sa thường có màu nâu sẫm đến nâu vàng nhạt, phân bố không liên tục làm
thành các dải hẹp dọc ven các sông suối vùng nghiên cứu. Hình thành trên trầm tích
này là nhóm đất phù sa sông La Ngà, bao gồm phần lớn khu vực Tà Pao.
2.2.2. Văn hóa xã hội

a) Lịch sử hình thành
Tánh Linh là một huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam của Tỉnh Bình Thuận
được tách ra từ huyện Đức Linh vào năm 1983.
Tên gọi "Tánh Linh" có nguồn gốc từ tiếng Chăm Play Tnao Linh nghĩa là "
bàu nước thiêng".
(Gọi bàu nước vì đây là một vùng trũng, một thung lũng hình lòng chảo xung
quanh có núi bao bọc, có sông La Ngà chảy qua và Biển Lạc rộng 280 ha án ngữ cả
một vùng). Xa xưa, Tánh Linh là khu rừng rậm hoang vu, rất nhiều thú dữ, với dân bản
địa là các dân tộc Rai, Cơ Ho, Châu Ro, Mạ, Chăm từ các triền núi cao Trường Sơn di
chuyển xuống thành từng bộ lạc, phát rẫy, làm nương, săn bắn, sinh sống ven sông La
Ngà. Vùng đất cổ này nằm trong huyện Tuy Định (năm 1854 đổi thành huyện Tuy Lý)
thuộc phủ Hàm Thuận.
Năm Thành Thái thứ 13 (1901), huyện Tánh Linh chính thức thành lập, và được

giao cho Mã Ôn - người Chăm- làm tri huyện đầu tiên, gồm 2 tổng: Cam Thắng, Ngân
Chữ từ huyện Tuy Lý tách ra và thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng.
Năm Thành Thái thứ 16 (1904), Tánh Linh được trích thêm tổng Nông Tang
của huyện Tuy Lý, lãnh coi 3 tổng, 17 thôn sách và chuyển về phủ Hàm Thuận, tỉnh
Bình Thuận thống hạt. Thời ấy huyện Tánh Linh khá rộng, bao gồm cả vùng Đờ-răng,
10


B'lao, Di Linh. Đến năm Khải Định thứ 5 (1920), thực dân Pháp mới tách vùng cao
nguyên này khỏi huyện Tánh Linh và tỉnh Bình Thuận để tái lập tỉnh Đồng Nai
Thượng.
Người Kinh tới Tánh Linh lẻ tẻ từ thời vua Gia Long và thời Nguyễn Thông
đưa dân Nam bộ ra Bình Thuận tị địa, sau đó là những người đi phu, làm gỗ thời thực
dân Pháp. Đầu thập niên 30, thế kỷ 20 họ qui tụ thành ấp Lạc Hóa gồm 16 gia đình bên
cạnh ấp người Chăm. Một số khác sống ở Sông Phan, Sông Dinh, Suối Kiết, Bà Tá,
Gia Huynh, mỗi nơi vài gia đình làm nghề buôn bán nhỏ.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, dân số Tánh Linh đông dần lên.
Những năm 1958 - 1959, khoảng trên 20.000 dân Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Quảng Trị, Thừa Thiên... bị chính quyền Ngô Đình Diệm đưa vào Tánh Linh lập ra
các khu dinh điền Bắc Núi, Tề Lễ, Đa Prim, Mê Pu, Sùng Nhơn, Gia An, Võ Xu, Khắc
Cầu (Tà Pao).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chủ trương xây dựng vùng
Kinh tế mới, hơn 10.000 người từ Phan Thiết, Hàm Thuận, Hàm Tân,... đã đến Tánh
Linh khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất lập các xã mới Đức Thuận, Đức Bình,
Đức Tân, Đức Phú.
Đất lành chim đậu, đồng bào khắp các miền đất nước đã quy tụ nơi đây chung
tay vỡ đất, sinh cơ lập nghiệp.
b) Dân số và tổ chức hành chính
Nhìn chung, dân số trên địa bàn huyện những năm gần đây có biến động tăng,
chủ yếu là phát triển về dân số tự nhiên, tăng do di dân ít biến động. Theo Chi Cục

Thống Kê huyện Tánh Linh 31/12/2011 dân số của toàn huyện là 102.347 người.
Bảng 2.1. Dân Số Huyện Tánh Linh
Năm

2008

2009

2010

2011

89.549

93.279

98.684

102.347

Tỷ lệ tăng tự nhiên(%)

15,3

14,3

13,8

13


Biến động cơ học( người)

1.256
1.496
976
867
Nguồn: Chi Cục Thống Kê Huyện Tánh Linh, 2011

Dân số (người)

Theo tài liệu thống kê của phòng TNMT huyện Tánh Linh (2011), các đơn vị hành
chính trên địa bàn Huyện gồm có 13 xã và 1 Thị Trấn: Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy
11


Khiêm, La Ngâu, Măng Tố, Đức Thuận, Đức Tân, Đức Bình, Gia An, Đồng Kho, Gia
Huynh, Suối Kiết và Thị Trấn Lạc Tánh.
c) Du lịch
Một số địa điểm tham quan, du lịch: Đức Mẹ Tà Pao, Thác Bà, Đa Mi, Thác
Mưa Bay (đèo Tà Pứa),...
d) Y tế
Dịch vụ y tế trong vùng cũng được Chính quyền địa phương, các cấp có liên
quan quan tâm, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các khu trạm xá, cơ sở y tế
Huyện, xã với trang thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
e) Giáo dục
Các xã đều có trường cấp 1, một số xã có trường liên cấp 1+2, cơ sở vững chải
và có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm phục vụ cho
việc học tập được tốt hơn. Hàng năm, trường đều cử cán bộ giáo viên đi học thêm
nhằm bồi bổ kiến thức, nâng cao khả năng truyền đạt cho học sinh. Tuy nhiên, ở một
số xã có con em là dân tộc thiểu số, do kinh tế còn eo hẹp nên việc đi học đầy đủ cũng

gặp nhiều khó khăn mặc dù chính quyền địa phương có hỗ trợ nhiệt tình.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Nhìn chung, kinh tế của vùng cũng khá phát triển, song ở một số khu vực vẫn
chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản suất chính,
các ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao
thông vận tải, thương nghiệp dịch vụ vv…còn kém phát triển, nhưng so với những
năm trước đây đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên còn rất nhỏ bé.
2.3. Tổng quan về xã Gia Huynh và Thị trấn Lạc Tánh thuộc huyện Tánh Linh
2.3.1. Tình hình kinh tế

Nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất lương thực) là ngành kinh tế chủ chốt, sản
lượng lương thực bình quân là 650kg/người. Ngoài sản xuất lương thực, hai khu vực
này còn trồng thêm các loại cây công nghiệp khác như điều, cà phê, cao su vv…Mặc
dù sản lượng lương thực bình quân đầu người khá cao, nhưng tỷ lệ đói nghèo vẫn cao,
chủ yếu ở khu vực nông thôn và khu dân tộc thiểu số.
2.3.2. Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế

Nhìn chung, công tác giáo dục được đặc biệt chú ý và phát triển mạnh, cụ thể là
nhiều trường xá được xây dựng với quy mô lớn, đời sống văn hóa của người dân cũng
12


được cải thiện đáng kể. Y tế, sức khỏe của người dân cũng được quan tâm chú ý, các
cơ sở trạm xá, bẹnh viện cũng được đầu tư nhiều để phục vụ cho người dân nơi đây.
2.3.3. Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội

Cơ sở hạ tầng của hai khu vực này nhìn chung được chú ý đầu tư và khá phát
triển, khá tốt đời sống nhân dân, tuy nhiên cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa, tiến độ
thực hiện nhanh hơn, chất lượng công trình tốt hơn…Cần chú ý đầu tư cho vùng sâu

vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đời sống nhân dân trong vùng còn thấp, ngành kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp, các ngành kinh tế khác còn nhỏ bé, kém phát triển.
Dân trí còn thấp, tỷ lệ gia tăng dân số cao, đời sống của những người mới nhập
cư không ổn định. Việc tăng dân số quá nhanh gây sức ép lớn đến việc bảo vệ, bảo tồn
khu BTTN Núi Ông.
2.4. Khu BTTN Núi Ông
2.4.1. Vị trí, ranh giới, diện tích

 Khu BTTN Núi Ông là phần cực Nam dãy Trường Sơn, nằm ở cực Nam
Trung Bộ, có tọa độ địa lý:
Từ 11000’00” đến 11010’6” độ vĩ Bắc
Từ 107003’00” đến 107052’14” độ kinh đông.
 Phạm vi ranh giới khu BTTN Núi Ông được xác định:
Phía Bắc giáp: Sông La Ngà
Phía Nam giáp: Lâm trường Sông Dinh
Phía Đông giáp: Huyện Hàm Thuận Nam
Phía Tây giáp: Huyện Đức Linh.
Theo ranh giới được xác định, diện tích tự nhiên khu BTTN Núi Ông là
25.468,5 ha.
2.4.2. Rừng và tài nguyên động, thực vật rừng

a) Diện tích và trữ lượng rừng
- Trữ lượng toàn khu Bảo tồn Núi Ông là 2.691.878,5 m3 và 4.897.524 cây Lồ
ô.
- Độ che phủ toàn khu BTTN Núi Ông là 91,1%.
Bảng 2.2. Diện tích và trữ lượng rừng
Loại
Đất lâm nghiệp

Diện tích (ha)

24,792.5
13

Tỷ lệ (%)
97,3


×