Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
Ước lượng giá sẵn lòng phải trả để giảm nguy cơ tử vong từ môi trường đô thị
1. Giới thiệu, vấn đề và ngữ cảnh nghiên cứu:
* Vấn đề nghiên cứu:
Biến đổi khí hậu có tác động đến sức khỏe của người dân, trong đó sự gia tăng tần số
hoặc mật độ của các đợt nóng sẽ làm tăng khả năng tử vong sớm có liên quan đến nhiệt độ,
nhất là ở những người già và người nghèo thành thị. Ngoài ra, ô nhiễm không khí ở khu vực
thành thị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch và hô hấp.
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người có bệnh
lý về tim mạch, suyễn, tràn khí và tắc nghẽn phổi mãn tính.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ
dân cư dày đặc, lượng khí thải từ xe máy ở mức cao. Do đó, không khí ở Thành phố Hồ Chí
Minh có mức ô nhiễm cao, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân. Trong
những năm gần đây, số lượng người dân bị mắc các bệnh về hô hấp như suyễn, viêm xoang
tăng nhanh. Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, không khí nóng từ những đợt
nóng bất thường làm tăng khả năng tử vong ở người dân thành phố Hồ Chí Minh, nhất là
người già, trẻ em, những người mắc bệnh lý về tim mạch. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh
cần phải có chính sách để cải thiện môi trường sống, giảm khả năng tử vong hoặc rủi ro nguy
hiểm đến tính mạng do những đợt nóng và ô nhiễm không khí gây ra.
* Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
- Ước lượng giá sẵn lòng phải trả và giá trị cuộc sống theo thống kê để áp dụng vào
việc tính lợi ích của các chính sách làm giảm tử vong do nhiệt độ quá nóng cũng như những
chính sách môi trường làm giảm nguy cơ tử vong do những nguyên nhân về tim mạch và hô
hấp.
- Xem xét độ nhạy của giá sẵn lòng phải trả đối với quy mô giảm rủi ro.
- Xem xét liệu có sự khác nhau giữa giá sẵn lòng phải trả của những người dân đặc
biệt nhạy cảm với độ nóng quá cao và ô nhiễm không khí như người già, những người bị tổn
hại sức khỏe, những người sống một mình, những người khuyết tật với những người khác hay
không.
2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu:
1
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: dùng để tính giá trị của một cuộc sống theo thống
kê và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
+ Giá trị của một cuộc sống theo thống kê (VSL): là giá trị biên tế của việc giảm nguy
cơ tử vong, được định nghĩa là tỷ lệ mà con người sẵn sàng đánh đổi giữa thu nhập và sự giảm
nguy cơ.
VSL =
R
WTP
∂
∂
(1)
Trong đó:
WTP là giá sẵn lòng phải trả cho một sự thay đổi nguy cơ tử vong.
R là nguy cơ tử vong.
VSL cũng có thể được tính bằng tổng WTP của một nhóm N người có một sự giảm
1/N khả năng tử vong như nhau. Khái niệm VSL nhìn chung cho thấy một cấu trúc phân tích
chính sách dự kiến khi đồng nhất tất cả những người mà sự sống của họ được cải thiện bởi
chính sách chưa được biết.
+ Mô hình vòng đời:
VSL khác nhau theo tuổi do người già dễ bị tử vong bởi các rủi ro môi trường và thời
tiết quá nóng bức. Người già có VSL thấp hơn bởi vì thời gian sống còn lại của họ ngắn hơn.
Mô hình vòng đời cho thấy một cá nhân ở tuổi j nhận được hữu dụng kỳ vọng V
j
dựa trên thời
gian sống còn lại của vòng đời người đó.
V
j
=
∑
=
−
+
T
jt
tt
tj
tj
CUpq )()1(
,
(2)
Trong đó:
Vj là giá trị hiện tại của hữu dụng tiêu dùng trong mỗi thời kỳ.
Ut(Ct) là xác suất cá nhân có thể sống tới thời điểm đó.
tj
q
,
: khấu trừ đến hiện tại tỷ lệ chủ quan của thời gian ưa thích p.
T là thời gian sống tối đa.
Biểu thức cụ thể của giới hạn ngân sách của cá nhân phụ thuộc vào những giả định về
cơ hội vay và cho vay. Ví dụ, nếu giả định rằng cá nhân có thể vay và cho vay tại tỷ lệ rủi ro r
nhưng không bao giờ là người đi vay ròng và giả định rằng giới hạn tài sản của cá nhân bị
ràng buột chỉ ở T, VSL tại tuổi j là:
∑
+=
−−
+−=
T
jt
tt
tt
tj
tjj
CU
CU
pqDVSL
1
'
,
1
)(
)(
)1()1(
(3)
2
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
Trong đó: D
j
là xác suất tử vong ở tuổi j.
Nếu
)(
)(
'
tt
tt
CU
CU
không đổi theo tuổi, do đó có thể đem ra ngoài. Giả định WTP tỷ lệ với
số năm sống còn lại được khấu trừ, tỷ lệ khấu trừ là 0 thì WTP cho việc giảm rủi ro tử vong
hoàn toàn tỷ lệ với số năm sống còn lại.
+ Mô hình giá sẵn lòng phải trả (WTP):
)X,()X,(
0
*
RyVRWTPyV
t
=−
(4)
Trong đó:
V(y,R) biểu thị hữu dụng gián tiếp của cá nhân, nó phụ thuộc vào thu nhập và nguy cơ
tử vong R.
WTP* được định nghĩa là lượng tiền tối đa mà cá nhân sẵn sàng bỏ ra ở mức rủi ro
thấp hơn để giữ hữu dụng không đổi.
y là thu nhập.
R
0
là rủi ro cơ sở.
R
1
là rủi ro sau khi giảm đi (R
0
> R
1
, R
1
= R
0
- ΔR).
X là một vector của đặc tính cá nhân.
Giá sẵn lòng phải trẻ phu thuộc vào rủi ro cơ sở và rủi ro cuối cùng, thu nhập và đặc
tính cá nhân.
)X,,,(
0
**
yRRWTPWTP ∆=
(5)
Giả định:
)exp(
3
)(
2
)
0
()
1
xexp(
*
ii
R
i
R
i
WTP
i
ε
β
β
β
⋅∆⋅⋅=
(6)
Trong đó:
x là 1×k vector đặc tính cá nhân được cho là có ảnh hưởng đến WTP (bao gồm thu
nhập:
[ ]
'
'
Xx y
i
=
).
ΔR là thay đổi rủi ro tuyệt đối.
Ε là sai số.
i
người điều tra thứ
i
.
Lấy logarite 2 vế, ta có:
iiiii
RRWTP
εβββ
+∆++= loglogxlog
3021
*
(7)
3
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
Đế tính phương trình (7), giả định rằng WTP* là đại lượng ngẫu nhiên của hàm phân
phối tích lũy F(WTP;λ) và hàm mật độ xác suất ƒ(WTP;λ), trong đó λ là vector của các tham
số chỉ sự phân phối. Hàm log có dạng:
[ ]
);();(log)1();(log
*
1
λλλ
LiHiii
n
i
i
WTPFWTPFIWTPfI −⋅−+⋅
∑
=
(8)
Trong đó:
I
i
là chỉ số của biến giả có được dựa vào giá trị mà người được phỏng vấn trả lời số
lượng WTP trên thang đo liên tiếp và 0 cho trường hợp khác.
WTPL và WTPH là giới hạn trên và dưới của khoảng WTP của người trả lời không
được quan sát.
λ được tính bằng phương pháp khả năng tối đa.
Giả định WTP theo phân phối Weibull có hình θ và thang đo σ
i
, trong đó:
)loglogxexp(
301 iiii
RR ∆++=
βββσ
Điều đó có nghĩa là phương trình (7) là mô hình sống gia tốc. VSL được tính là giá trị
trung vị của WTP chia cho quy mô giảm nguy cơ.
- Ưu điểm của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: Tìm ra giá mà người ta sẵn lòng trả
để tránh nguy hiểm, từ đó áp dụng mô hình lợi ích - chi phí để đưa ra những khuyến nghị về
mặt chính sách phù hợp, mang tính khả thi cao.
- Hạn chế của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên:
Khi sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên sẽ gặp phải những tình huống sau:
+ Người trả lời có thể đưa ra giá sẵn lòng phải tra thấp hoặc cao bởi vì họ nghĩ rằng
kết quả khảo sát sẽ đưa đến việc họ phải trả tiền cho một dịch vụ hoặc cho chinh phủ để cung
cấp một loại hàng hóa.
+ Chệch hướng điểm bắt đầu xảy ra khi giá sẵn lòng phải trả của người được phỏng
vấn bị ảnh hưởng bởi cụm từ của câu hỏi. Ví dụ: Bạn sẵn lòng phải trả x đồng? y đồng?
+ Chệch hướng giả thiết: người trả lời thấy khó trả lời câu hỏi như Bạn trả bao nhiêu
để khỏe hơn?
Ngoài ra, một vài câu hỏi liên quan đến sức khỏe đòi hỏi người được phỏng vấn phải
ghi lại lịch sử bệnh lý, cung cấp chính xác sức khỏe hiện tại của họ, tuy nhiên, điều này không
phải bất cứ người nào cũng thực hiện được.
4
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
* Nguồn dữ liệu:
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: từ sách, tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước có liên
quan.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: từ cuộc khảo sát. Đối tượng khảo sát là những người dân
Thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi 30-75 tuổi, được chia làm 3 nhóm tuổi: 30-44, 45-59,
60-75. Mỗi khoảng chọn số lượng người khảo sát bằng nhau, chia đều cho nam và nữ.
Bảng phỏng vấn gồm 9 phần:
+ Phần 1: gồm các câu hỏi về giới tính; tuổi; có từng bị chẩn đoán các bệnh về tim
mạch và hô hấp hoặc tiểu đường không; sức khỏe và tuổi thọ của những thành viên khác trong
gia đình; sức khỏe hiện tại và kỳ vọng trong tương lai; tuổi thọ mà họ kỳ vọng.
+ Phần 2: gồm những câu hỏi đánh giá sức khỏe trong 04 tuần qua của người được
phỏng vấn và cả hạn chế về thể chất và sức khỏe tinh thần. Những câu hỏi này được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu y khoa để đánh giá sức khỏe thể chất và tinh thần.
+ Phần 3: gồm những câu hỏi giúp người được phỏng vấn hiểu rõ khái niệm về nguy
cơ tử vong và đưa ra giá trị của việc giảm nguy cơ rủi ro.
+ Phần 4: gồm những câu hỏi giúp người được phỏng vấn làm quen với quan niệm
rằng cần thiết phải giảm nguy cơ tử vong của người đó; giới thiệu về các bệnh tim mạch và hô
hấp; bất cứ điều trị hoặc hành động nào mà người được phỏng vấn đang làm để ngăn ngừa
hoặc chữa trị bệnh tim mạch và hô hấp cũng như chi phí.
+ Phần 5: trình bày khả năng tử vong của tất cả các nguyên nhân gây ra cho một người
tại tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của người được phỏng vấn. Sử dụng bảng lưới màu
xanh gồm 1000 hình vuông để mô tả, sử dụng màu cam để biểu thị khả năng tử vong do bệnh
tim mạch và hô hấp để nhấn mạnh rằng những rủi ro này tăng theo tuổi.
+ Phần 6: trình bày kịch bản giảm nguy cơ về mặt giả thiết.
+ Phần 7: mô tả và suy ra giá sẵn lòng phải trả cho một sự giảm rủi ro xảy ra trong X
năm tính từ thời điểm hiện tại khi mà người được phỏng vấn già đi.
+ Phần 8: gồm những câu hỏi điều tra tỷ lệ yêu thích của người được phỏng vấn và ác
cảm của người đó với rủi ro tài chính.
+ Phần 9: kết luận khảo sát bằng các câu hỏi xã hội - nhân khẩu học bình thường và
bằng những câu hỏi phỏng vấn về sự hiểu biết của người đó về những câu hỏi được hỏi.
5
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
3. Tài liệu tham khảo:
Alberini, Anna (2005), “What is a Life Worth? Robustness of VSL Values from
Contingent Valuation Surveys,” Risk Analysis, 25(4).
Alberini, Anna, Aline Chiabai and Giuseppe Nocella (forthcoming), “Valuing the
Mortality Effects of Heat Waves,” in Richard Klein and Kris Ebi (eds.), Climate Change
Adaptation Strategies for Europe.
Alberini, Anna, Aline Chiabai, “Urban Environmental Health and Sensitive
Populations: How Much are the Italians Willing to Pay to Reduce Their Risks?”, Conference
Paper: University of Maryland and Fondazione Eni Enrico Mattei, September 2005.
Alberini, Anna, Maureen Cropper, Alan Krupnick and Nathalie Simon (2004a), “Does
the Value of a Statistical Life Vary with Age and Health Status? Evidence from the U.S. and
Canada,” Journal of Environmental Economics and Management, 48(1), 769-792.
Carson, Richard T. (2000), “Contingent Valuation: A User’s Guide,” Environmental
Science Technology, 34, 1413-1418.
cCASHh Research Team (2005), “Climate Change and Adaptation Strategies for
Human Health in Europe,” Research Report to the European Commission, EVK2-CT-2000-
00070, Rome, January.
Corso, Phaedra S., James K. Hammitt, and John D. Graham (2001), “Valuing
Mortality-Risk Reduction: Using Visual Aids to Improve the Validity of Contingent
Valuation,” Journal of Risk and Uncertainty, 23(2), 165-184.
Eeckhoudt, Louis R. and James K. Hammitt (2001), “Background Risks and the
Value of a Statistical Life,” Journal of Risk and Uncertainty, 23, 261-279.
Hammitt, James K. and John D. Graham (1999). “Willingness to Pay for Health
Protection: Inadequate Sensitivity to Probability?” Journal of Risk and Uncertainty, 8, 33-62.
Krupnick, Alan, Anna Alberini, Maureen Cropper, Nathalie Simon, Bernie O’Brien,
Ron Goeree, and Martin Heintzelman (2002), “Age, Health and the Willingness to Pay for
Mortality Risk Reductions: A Contingent Valuation Study of Ontario Residents,” Journal of
Risk Uncertainty, 24, 161-186.
Persson, Ulf, Anna Norinder, Krister Halte, Katarina Gralen (2001), “The Value of a
Statistical Life in Transport: Findings from a New Contingent Valuation Study in Sweden,”
Journal of Risk and Uncertainty, 23(2), 121-134.
6
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
Pratt, J.W. and R. J. Zeckhauser (1996), “Willingness to Pay and The Distribution of
Risk and Wealth,” Journal of Political Economy, 104, 747-763.
World Health Organization (2002), Health Aspects of Air Pollution. Results from the
WHO Project ‘Systematic Review of Health Aspects of Air Pollution in Europe.’ WHO
Report E83080, Rome, June.
7
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
BẢNG PHỎNG VẤN
1. Ông/Bà năm nay bao nhiêu tuổi? _________ tuổi
2. Giới tính
Nam
Nữ
3. Tình trạng hôn nhân:
Độc thân
Đã có gia đình
4. Học vấn:
Tiểu học
Trung học
Trung học chuyên nghiệp/đào tạo nghề
Cao đẳnng/Đại học
Cao học
Nghiên cứu sinh hoặc cao hơn
5. Nghề nghiệp:
Cán bộ, công nhân viên nhà nước
Chuyên gia (ngoài nhà nước)
Lao động có tay nghề cao
Lao động phổ thông (ngoại trừ nông dân, ngư dân)
Khác, xin cho biết _____________
6. Ông/Bà có từng được chẩn đoán mắc các bệnh:
Cao huyết áp Tăng cholesterol
Viêm họng Đau tim
Tiểu đường Những bệnh tim mạch khác
Đột quỵ Tràn khí phổi
Viêm phế quản mãn tính Suyễn
Ung thư
Từng nhập viện trong 5 năm qua vì bệnh tim mạch và hô hấp
Từng đi cấp cứu trong 5 năm qua vì bệnh tim mạch và hô hấp
8
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
7. Nếu tính cả Ông/Bà thì gia đình Ông/Bà có bao nhiêu người?
Trẻ em dưới 12 tuổi
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn
8. Có bao nhiêu người trong gia đình, kể cả Ông/Bà có thu nhập?
Nam ______________
Nữ ________________
9. Xin vui lòng cho biết thu nhập trung bình hàng năm của cả gia đình (bao gồm thu nhập
bằng tiền của tất cả các thành viên có việc làm, kể cả Ông/Bà) _______________________
10. Tình trạng sức khỏe của Ông/Bà trong 4 tuần qua?
Tốt Khá tốt
Bình thường Không tốt, bệnh
11. Trong 4 tuần qua, Ông/Bà có cảm thấy vui vẻ không?
Có Không
12. Trong 4 tuần qua, Ông/Bà có cảm thấy lo lắng điều gì?
Có Không
Thông tin những nội dung về khái niệm về nguy cơ tử vong, ô nhiễm môi trường đô
thị và tác động của nó đối với sức khỏe của con người, những nguy cơ tử vong có liên quan
đến môi trường và đưa ra giá trị của việc giảm nguy cơ rủi ro.
13. Ông/Bà có biết đợt nắng nóng có thể gây ra nguy cơ tử vong có liên quan đến tim mạch?
Có Không
14. Ông/Bà có biết đợt nắng nóng có thể gây ra nguy cơ tử vong cho người già và trẻ em?
Có Không
15. Ông/Bà có biết ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp?
Có Không
16. Ông/Bà có ủng hộ chính sách cải thiện môi trường sống theo hướng xanh, sạch?
Có Không
17. Ông/Bà có sẵn lòng trả một số tiền nào đó để giảm nguy cơ tử vong do môi trường đô thị
gây ra?
Có Không
18. Nếu có, số tiền đó là bao nhiêu? __________ đồng
19. Ông/Bà có biết chi phí điều trị các bệnh tim mạch là bao nhiêu?
Có Không
9
Học viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lớp: Kinh tế phát triển khóa 19
20. Ông/Bà có biết các phương pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch?
Có Không
19. Ông/Bà có biết chi phí điều trị các bệnh về hô hấp là bao nhiêu?
Có Không
20. Ông/Bà có biết các phương pháp phòng ngừa các bệnh về hô hấp?
Có Không
21. Ông/Bà hiện có đang thực hiện các phương pháp phòng bệnh về tim mạch?
Có Không
22. Ông/Bà hiện có đang thực hiện các phương pháp phòng bệnh về hô hấp?
Có Không
23. Ông/Bà có đang điều trị các bệnh về tim mạch?
Có Không
24. Nếu có, chi phí điều trị bao nhiêu? _____________ đồng
25. Ông/Bà có đang điều trị các bệnh về hô hấp?
Có Không
26. Nếu có, chi phí điều trị bao nhiêu? _____________ đồng
27. Ông/Bà có biết ở tuổi, giới tính của Ông/Bà dễ tử vong do các bệnh nào không?
Có Không
Thử sự hiểu biết của người được phỏng vấn về một số bệnh có nguy cơ gây tử vong
cao ở từng nhóm tuổi, giới tính.
10