Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

“TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN NĂM 1968 – TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.5 KB, 3 trang )

“TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN NĂM 1968 –
TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY"
Nguyễn Đình Cơ
Khoa Dân vận
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Nghe lại bài thơ xuân năm ấy- xuân 1968, mà hầu như trong mỗi chúng ta, ai
cũng nhớ và thuộc lòng. Bài thơ vừa thể hiện sự hào hùng, sảng khoái, vừa tràn đầy tin
tưởng với lời chúc Xuân 1968 của Bác: mà có lẽ trong bối cảnh đó ai ai cũng xúc động,
vui mừng phấn khởi, tràn đầy niềm tin, tạo nên sức mạnh mới để giành toàn thắng về ta.
Và đây cũng là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 của quân và dân ta. Cách đây năm mươi năm, vào đêm 30, rạng sáng
31/1/1968 (đêm mùng 1 Xuân Mậu Thân 1968), Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra trên 3 vùng chiến lược. Quân và dân đã đồng loạt
tiến công và nổi dậy ở 4/6 thành phố lớn, trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định và Huế;
37/44 thị xã và hàng trăm quận lỵ, thị trấn... ở miền Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã khẳng định sự phát
triển cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam; đặc biệt là nghệ thuật nắm bắt thời cơ chiến
lược để chủ động tiến công địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, nghệ thuật tiến
công bằng các phương thức tác chiến mới giành thế bất ngờ… Cùng với đó là sự kết
hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, phát huy sức mạnh của thời đại,
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Là cuộc tổng tiến công táo bạo, bất ngờ, đánh
thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc
sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức
mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí
tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam.
1



Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những đòi hỏi, yêu cầu, thách thức mới của
thời cuộc thì các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách, đưa ra những luận điệu
xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận những giá trị thắng lợi cách mạng của Đảng và của toàn
dân, toàn quân ta nói chung và của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân
1968 nói riêng. Từ những đặc điểm của thế hệ trẻ, chúng đã lôi kéo, dụ dỗ họ tin theo
và đã có nhiều hành động chống phá Đảng, Nhà nước, gây bất ổn tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trước những thách thức như vậy, đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân và tuổi trẻ Việt Nam cần không ngừng tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết,
quyết chiến quyết thắng, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn, tận dụng thời cơ, vượt qua
khó khăn, thách thức để phát triển đất nước.
Để tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn bản hùng ca
sáng ngời qua các cuộc chiến tranh vệ quốc nói chung, cũng như giá trị lịch sử của
cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân – 1968 nói riêng, thiết nghĩ thế hệ trẻ hôm
nay cần trang bị cho mình những yêu cầu sau đây:
Trước tiên, xuất phát từ chính thế hệ trẻ phải nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan
trọng của việc giữ gìn giá trị lịch sử đó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bởi chỉ
có trên cơ sở nhận thức đúng thì mới giúp thế hệ trẻ có những hành động đúng trong
việc đề ra chương trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, nó
còn là cơ sở, động lực cho thanh niên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, tham gia vào các
hoạt động kỷ niệm với một thái độ nghiêm túc, cầu thị và biết tiếp thu chọn lọc có
phê phán, thấy được cái hay, cái tiến bộ cần phải trân trọng giữ gìn, quảng bá.
Thứ hai, phải xây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể hữu ích để làm
cho những di tích lịch sử, nhân chứng - vật chứng sống được thăng hoa – lan tỏa có ý
nghĩa quan trọng về mặt tinh thần trong xã hội. Thông qua công tác tuyên truyền vận
động, giáo dục, tuổi trẻ cần ý thức và giúp người khác biết giữ gìn những gì đã có,
hiểu rõ đâu là cái cần phải giữ gìn, bảo vệ không những cho hôm nay mà còn cho mãi
mãi về sau và cái gì cần phê phán, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Thông qua những
cuộc thi, những chương trình, những diễn đàn, tọa đàm, hay bằng những hành động
cụ thể là cơ hội tốt nhất để cho tuổi trẻ phát huy hết vai trò, sở trường, năng lực của

2


bản thân góp phần định hướng những giá trị lịch sử chiến thắng của dân tộc, về đạo
đức, lối sống có văn hóa cho tuổi trẻ và các tầng lớp khác.
Thứ ba, thế hệ trẻ phải tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của các
thế lực thù địch trên mặt trận không khoan nhượng này. Hiện nay, các thế lực thù địch
đang triệt để lợi dụng cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa nói chung và những giá trị
lịch sử của cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân ta nói riêng và chúng coi đây là mũi
nhọn xung kích làm phai nhạt mục tiêu lý tưởng của thế hệ trẻ hôm nay. Những biểu
hiện xấu của văn hóa phương Tây với lối sống thực dụng, lãng quên đi quá khứ, sống
chỉ có biết hôm nay, không biết đến có ngày mai; những hành vi đi ngược lại với lợi
ích của quốc gia, dân tộc; sự thích thú những bộ phim bạo lực, kích dục hay game bạo
lực, đưa hình ảnh đồi trụy, thông tin sai sự thật qua các trang mạng xã hội và nhiều tệ
nạn trong thế hệ trẻ đã và đang tác động rất mạnh đến tâm lý, tình cảm, thái độ, hành
động của thế hệ trẻ. Sự tác động xấu đó dễ làm cho một bộ phận thanh niên chúng ta
quay lưng lại với lịch sử dân tộc, với phong tục tập quán con người Việt Nam, với văn
hóa Việt Nam. Thanh niên là những người hàng ngày hàng giờ phải đối mặt, phải tiếp
xúc với văn hóa đó nhiều nhất cho nên phải chủ động kế thừa những cái tiến bộ và lọc
bỏ những cái không phù hợp, đi ngược lại với văn hóa của dân tộc.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình lâu dài, gian khổ, phức tạp
đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mỗi một người dân Việt Nam mà không thể không nhắc
đến trách nhiệm của thế hệ trẻ, là chủ nhân hiện tại và tương lai của nước nhà. Trong
quá trình hội nhập mở cửa, thế hệ trẻ hôm nay đóng vai trò cầu nối cho cả quá khứ –
hiện tại – tương lai, việc coi trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử
của dân tộc là cần thiết cho sự trường tồn của chế độ, sự bình an và phát triển cho Tổ
quốc và cho dân tộc. Kỷ niệm Năm mươi năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân
Mậu Thân – năm 1968, một lần nữa giúp chúng ta ôn lại giá trị lịch sử của trận đánh
đồng thời nhắc nhở mỗi một chúng ta biết trân trọng nó - bản lĩnh, trí tuệ và sự khát
vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc và quyết tâm, đoàn kết vượt khó khăn,

chung tay xây dựng đất nước phồn thịnh, ấm no, sánh vai với các cường quốc năm
Châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của toàn Đảng và toàn dân ta.
3



×