Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY IN PHUN CITRONIX TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT HOÀNG VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.22 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY
IN PHUN CITRONIX TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ - KỸ THUẬT HOÀNG VŨ

PHẠM THỊ MINH HIẾU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY IN PHUN CITRONIX TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KỸ THUẬT HOÀNG VŨ” do Phạm Thị Minh
Hiếu, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

Cô NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ

Lời cảm ơn đầu tiên con xin gửi đến Ba Mẹ và tất cả những người thân của tôi.
Những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc
trưởng thành.
Trong suốt bốn năm học vừa qua là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không
ngắn để bất cứ một ai có thể tự trang bị cho mình một phần vốn kiến thức chuyên môn.
Đối với tôi, để có được những kiến thức ấy đòi hỏi phải có sự nỗ lực học tập, tư duy và
đào sâu nghiên cứu cũng như sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình từ các giảng viên của
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đặc biệt là các giảng viên ở khoa Kinh Tế, những
người đã không ngừng đưa ra những phương pháp giảng dạy khác nhau để sinh viên

chúng tôi có thể tiếp thu cũng như ứng dụng được những kiến thức ấy vào bài Khóa Luận
Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt những kiến thức đó vào trong thực tế.
Để có thể hoàn thành khóa luận này, cô Nguyễn Thị Bình Minh luôn tận tình
hướng dẫn, sửa chữa những sai sót từ khi nó còn là một đề cương chi tiết cho đến khi
hoàn chỉnh như bây giờ. Đồng thời Cô cũng đã đưa ra những ý kiến đóng góp chân thành
để giúp tôi có những định hướng đúng đắn về bài khóa luận của mình. Tôi xin gửi đến Cô
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến anh Hồ Nguyên Chương
phó giám đốc kinh doanh, chị Nguyễn Thị Bích Hạnh thư ký phó giám đốc và các Cô
Chú, các Anh Chị ở các phòng ban, đặc biệt các anh, chị trong phòng kinh doanh thuộc
công ty TNHH TM–DV–KT Hoàng Vũ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu
hoạt động kinh doanh thực tế của Công Ty cũng như việc thu thập những số liệu cần thiết.
Và sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã
được sử dụng trong khóa luận này. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!
Tp.HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Minh Hiếu


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ MINH HIẾU. Tháng 05 năm 2012. “Nâng Cao Năng Lực Cạnh
Tranh Của Sản Phẩm Máy In Phun Citronix Tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch
Vụ Và Kỹ Thuật Hoàng Vũ”.

PHAM THI MINH HIEU. May 2012. “Improving Competitiveness Of Printing
Machine Products Citronix At Hoang Vu Trading Engineering & Services Company
Limited”.
Khoá luận đi sâu vào nguyên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm
máy in phun Citronix, dựa trên cơ sở phân tích những số liệu điều tra 67 khách hàng tại

các công ty khách hàng của công ty Hoàng Vũ để đánh giá các yếu tố đầu vào, các yếu tố
đầu ra. Ngoài ra, khóa luận còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Từ đó biết được năng lực cạnh tranh hiện tại của Công Ty về dòng sản
phẩm máy in phun Citronix, nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm đến khách hàng.
Nội dung cụ thể của Khoá luận bao gồm:
- Tình hình chung về thị trường máy in phun công nghiệp tại Việt Nam
- Khái quát hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của máy in phun Citronix trong 3 năm trở lại đây
- Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
- Tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
- Phân tích các ma trận: ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận space, ma trận swot
- Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh tranh của máy in phun Citronix tại công ty
TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ so với đối thủ cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu so
sánh, đánh giá. Từ đó đề xuất các giải pháp, chiến lược thích hợp với tình hình của Công
Ty.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------------------------------------- ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- xi
DANH MỤC CÁC HÌNH------------------------------------------------------------ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC PHỤ LỤC------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
1.2.1. Mục tiêu chung --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3

1.3.1. Thời gian nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
1.4. Cấu trúc luận văn------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
2.1. Sơ lược về công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ --------------- 5
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ ----------------------------- 5
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh -------------------------------------------------------------------------------------------- 6
2.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm ----------------------------------------------------------------------- 6
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty -------------------------------------------------------------------------------- 8
vi


2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công Ty ----------------------------------------------------------------------------------------- 8
2.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
2.2.2. Chức năng của các bộ phận --------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------- 10
3.1. Cơ sở lý luận ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
3.1.1. Khái niệm cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ------------------------------- 10
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ---------------------------------------------------------------------- 11
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh --------------------------------------------------------- 13
3.1.4. Các ma trận phân tích ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ---------------------------------------------------------------------------------------------- 19
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu -------------------------------------------------------------------------------------------- 20
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ------------------------------------------------ 21
4.1. Tình hình chung về thị trường máy in phun công nghiệp tại Việt Nam ---------------------- 21
4.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoàng vũ ---------------------------------- 22
4.2.1. Tình hình hoạt động của Công Ty ------------------------------------------------------------------------------------- 22

4.2.2. Chỉ số tài chính của Công Ty ---------------------------------------------------------------------------------------------- 25
4.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của máy in phun Citronix ---------------------------------------------- 28
4.3.1. Đánh giá các yếu tố đầu vào ------------------------------------------------------------------------------------------------ 28
4.3.2. Đánh gía các yếu tố đầu ra --------------------------------------------------------------------------------------------------- 36
4.4. Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ----------------------- 51
4.5. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh -------------------------------- 56
vii


4.6. Phân tích ma trận ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 59
4.6.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ------------------------------------------------------------------------------------------------ 59
4.6.2. Ma trận SPACE------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 60
4.6.3. Ma trận SWOT ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 63
4.7. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ---------------------------------------------------------------------------------- 66
4.7.1. Những thành tựu đã đạt được ---------------------------------------------------------------------------------------------- 66
4.7.2. Những mặt chưa đạt được ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 66
4.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ------------------------------------------------------- 67
4.8.1. Giải pháp về nhân lực ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 67
4.8.2. Giải pháp về marketing --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------------------------------------------- 72
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 72
5.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 73
5.2.1. Đối với Công Ty ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 73
5.2.2. Đối với nhà nước --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 74
PHỤ LỤC

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

BH

Bán hàng

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền
hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng
nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ
(viết tắt của Certificate of Origin)

C/Q

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn
của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế (certificate of

quality)

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CI

Citronix

Công Ty

Công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ

CP

Chi phí

CSHBQ

Chủ sở hữu bình quân

CTY

Công ty

DN

Doanh nghiệp


DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐVT

Đơn vị tính
ix


IP55

Hệ thống chống bụi không hoàn toàn và chống nước được
phun từ mọi hướng tới thiết bị

IP65

Hệ thống chống bụi hoàn toàn và chống nước được phun từ
mọi hướng tới thiết bị

LNST

Lợi nhuận sau thuế

RS


Tiêu chuẩn được đề nghị (Recommended Standard) ghép nối
các thiết bị ngoại vi với máy tính giữa các máy tính với nhau

RS 323

Đường truyền không cân bằng, tốc độ và khoảng cách truyền
bị giới hạn

RS 485

Truyền với tốc độ cao

ST

Sau thuế

TM – DV – KT

Thương mại dịch vụ kỹ thuật

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp.HCM


Thành Phố Hồ Chí Minh

TQ

Trung Quốc

TSBQ

Tài sản bình quân

UK

Vương quốc liên hiệp Anh

USA

Nước Mỹ

USD

Đô la mỹ

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

Việt Nam đồng


WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization)
x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh Minh Họa -------------------------------------------------------------------- 15
Bảng 3.2. Ma Trận SWOT Minh Họa -------------------------------------------------------------------------------------------------- 18
Bảng 4.1. Kết Qủa Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh-------------------------------------------------------------------- 23
Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Sinh Lời ------------------------------------------------------------------ 25
Bảng 4.3. Các Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Thanh Toán và Doanh Lợi Đầu Tư --------------- 27
Bảng 4.4. Tình Hình Nguồn Vốn Của Công Ty Qua Các Năm -------------------------------------------------- 29
Bảng 4.5. Phân Tích Lao Động Theo Trình Độ -------------------------------------------------------------------------------- 33
Bảng 4.6. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Kỹ Năng Nhân Viên Bán Hàng ---------------------------- 34
Bảng 4.7. Vấn Đề Khách Hàng Quan Tâm Khi Đặt Mua Máy In Phun Citronix ----------------- 38
Bảng 4.8. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Của Máy In Phun Citronix ------------ 39
Bảng 4.9. Danh Sách Ngành Hàng Của Sale ------------------------------------------------------------------------------------- 41
Bảng 4.10. Tỉ Lệ Khách Hàng Phân Theo Khu Vực ----------------------------------------------------------------------- 41
Bảng 4.11. Giá Của Các Loại Máy In Phun Có Thương Hiệu Mạnh Tại Thị Trường Việt
Nam ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 43
Bảng 4.12. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Của Máy In Phun Citronix -------------------------- 44
Bảng 4.13. Thị Phần Thị Trường Máy In Phun Trong Nước ------------------------------------------------------- 46
Bảng 4.14. Chi Phí Xúc Tiến Bán Hàng Trên Doanh Thu Của Công Ty -------------------------------- 47
Bảng 4.15. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Hình Thức Khuyến Mãi ---------------------------------------- 48
Bảng 4.16. Kênh Thông Tin Của Khách Hàng---------------------------------------------------------------------------------- 49
Bảng 4.17. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dich vụ của Công Ty ----------------------------- 50
Bảng 4.18. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh --------------------------------------------------------------------------------------- 59
Bảng 4.19. Ma Trận SPACE -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 61
Bảng 4.20. Ma Trận SWOT --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 63


xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
Hình 3.1. Ma Trận SPACE Minh Họa-------------------------------------------------------------------------------------------------- 17
Hình 4.1. Biểu Đồ Phân Tích Lao Động Theo Trình Độ --------------------------------------------------------------- 33
Hình 4.2. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Kỹ Năng Nhân Viên Bán Hàng ----------- 34
Hình 4.3. Các Chuẩn Loại Máy In Phun CITRONIX --------------------------------------------------------------------- 36
Hình 4.4. Biểu Đồ Vấn Đề Khách Hàng Quan Tâm Khi Đặt Mua Máy Citronix ---------------- 38
Hình 4.5. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Của Máy ----------------------------- 39
Hình 4.6. Biểu Đồ Tỉ Lệ Khách Hàng Phân Theo Khu Vực -------------------------------------------------------- 41
Hình 4.7. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Của Máy In Phun Citronix------------ 44
Hình 4.8. Sơ Đồ Thể Hiện Thị Phần Máy In Phun Trong Nước ------------------------------------------------- 46
Hình 4.9. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Hình Thức Khuyến Mãi ------------------------- 48
Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Kênh Thông Tin Của Khách Hàng--------------------------------------------- 49
Hình 4.11. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dich Vụ Của Công Ty 51
Hình 4.12. Biểu Đồ Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 2006-2011 -------------------------------------------- 52
Hình 4.13. Biểu Đồ Tình Hình Lạm Phát Nước Ta Trong 5 Năm Gần Đây -------------------------- 53
Hình 4.14. Hình Ảnh Ma Trận SPACE ------------------------------------------------------------------------------------------------ 62
Hình 4.15. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 68

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát khách hàng
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán của công ty Hoàng Vũ trong 3 năm 2009 – 2010 – 2011


xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương Mại Thế giới (WTO), đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
thế giới. Việc gia nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, thu hút sự
quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế thương mại
ngày càng minh bạch và thông thoáng hơn. Việt Nam gia nhập WTO, buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Tuy
nhiên, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp Việt
Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị
trường rất thấp (đặc biệt là thị trường quốc tế).
Việc xây dựng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được
điều này, doanh nghiệp Việt không chỉ có khả năng thất bại trên “sân khách” mà còn gánh
chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ được nâng cao khi doanh nghiệp biết đề
ra các chiến lược giúp xác định rõ mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và
phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đạt được kế hoạch đã định trong quỹ
thời gian cho phép.

1


Mục tiêu doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các phân tích một cách cẩn trọng

và khoa học về tình hình thị trường, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về
công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại,
các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài…, do vậy sẽ là những mục tiêu thách thức,
nhưng khả thi, đáp ứng được sự mong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị chiến lược nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập như Việt Nam hiện nay, được sự
đồng ý của ban lãnh đạo công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ tại
quận Bình Thạnh Tp.HCM với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Bình Minh, Thạc sĩ
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm máy in phun Citronix tại công ty TNHH TM – DV –
KT Hoàng Vũ tại quận Bịnh Thạnh Tp.HCM”. Thông qua những vấn đề được trình bày
trong luận văn, tôi mong muốn có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận và những giải
pháp phát triển phù hợp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty trong
hoạt động kinh tế.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm máy in phun
Citronix tại công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ tại quận Bịnh Thạnh Tp.HCM.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của máy in
phun Citronix tại công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình chung về thị trường máy in phun công nghiệp tại Việt Nam.
- Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM – DV – KT
Hoàng Vũ.
- Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của máy in phun Citronix trong 3 năm
2009 – 2010 – 2011.
- Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
2



- Phân tích các ma trận: Ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận space, ma trận swot.
- Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của máy in phun Citronix tại công ty
TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ so với đối thủ cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu so
sánh, đánh giá.
- Đề xuất một số biện pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục và giải quyết những
mặt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập trong 3 năm 2009 – 2011.
Thời gian thực hiện: từ tháng 2/2012 đến 5/2012.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ quận Bình Thạnh Tp. Hồ Chí Minh.
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm máy in phun Citronix tại công ty
TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ tại quận Bình Thạnh Tp.HCM.
1.4. Cấu trúc luận văn
- Chương 1: MỞ ĐẦU
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi
giới hạn về địa bàn và thời gian định sẵn.
- Chương 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu sơ qua công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ, mô tả những đặc
trưng cơ bản về Công Ty như: quá trình hình thành và phát triển của Công Ty, lĩnh vực
kinh doanh, sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm, chức năng và nhiệm vụ của Công
Ty, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty, sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ
phận; phòng ban trong Công Ty.
- Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những khái niệm về cạnh tranh, các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh và những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để
phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả của đề tài.

3


- Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM – DV – KT
Hoàng Vũ, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công Ty,
những mặt đạt được và chưa đạt được. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công Ty.
- Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thông qua các kết quả phân tích được từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị để
Công Ty có cơ sở áp dụng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ

- Tên công ty:

Công Ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ

- Tên đầy đủ:

Hoang Vu Trading Engineering & Services Company Limited.

(bằng tiếng anh)


- Tên viết tắt:

Hovu Co., Ltd

(bằng tiếng anh)

- Địa chỉ:

36/6A, Ðường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh Tp.HCM

- Điện thoại:

(08) 3512 5670 (6lines)

- Fax:

(08) 3512 5670 (ext/4)

- Email:



- Website:

http: www.hoangvumachinery.com

- Mã số thuế:

0302821080


- Vốn điều lệ:

1.600.000.000 VNĐ

Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ (Ðược chuyển đổi
từ Công ty Cổ Phần Thương Mại – Dịch Vụ – Kỹ Thuật Hoàng Vũ, Số ÐKKD:
4103001349 do Phòng Ðăng ký kinh Doanh – Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư – Thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 09/12/2002).
5


2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công Ty TNHH TM – DV – KT Hoàng Vũ Chuyên cung cấp các thiết bị máy
công nghiệp, trong đó có các sản phẩm như :
- Máy in phun date hiệu CITRONIX – USA;
- Máy dò kim loại hiệu LOMA – UK;
- Máy phun Nitơ Lỏng – VBC;
- Máy kiểm tra mức chiết rót, rò rỉ ... TAPTONE.
2.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
a) Sản phẩm: Sản phẩm của Công Ty chủ yếu là các máy móc trong ngành công
nghiệp theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường Việt Nam hiện nay.
 Máy in phun Date hiệu CITRONIX – USA: Công ty Hoàng Vũ hiện đang
cung cấp các sản phẩm in phun công nghệ cao phục vụ cho các ứng dụng in phun công
nghiệp trong sản xuất như:

 In phun chữ nhỏ: Chuyên in các ký mã hiệu với kích thước nhỏ (tối đa
20mm) như in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng, số lô, số ca, và các ký mã khác theo yêu
cầu nhà máy. Đối với các yêu cầu này, công ty Hoàng Vũ chúng có các loại máy in phun
công nghiệp chuyên dụng đáp ứng tốt cho từng ngành về độ bám của ký mã hiệu được in,

độ bền, với độ ổn định cao, chi phí vận hành thấp.

 In phun chữ lớn: Chuyên in các ký mã hiệu với kích thước lớn (đến
100mm), chuyên in trên thùng carton, và các chất liệu khác.

 In phun độ phân giải cao: chuyên dùng cho các ứng dụng đòi hỏi thẩm
mỹ cao.

 In code chống giả: UV code, barcode, 2D code, ...
 In khắc công nghệ laser: Độ phân giải cao, đáp ứng được các yêu cầu
khắc khe mà in phun thông thường không thể đáp ứng được.
Citronix hệ thống in ấn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp bao gồm thực phẩm, nước giải khát, giấy, dược phẩm, máy bay, ô tô, và gỗ…
Chiều cao của khu vực in ấn có thể thay đổi từ tối thiểu là 1,5 mm đến tối đa 12 mm để
đánh dấu của nhân vật nhỏ và lớn và còn in đậm.
6


Citronix cung cấp một loạt các loại mực trong các màu sắc khác nhau cho
các nhu cầu ứng dụng khác nhau. Để đánh dấu các bề mặt tối, có một sắc tố màu vàng với
độ tương phản cao. Công thức đặc biệt của các sắc tố của nó, cùng với hệ thống thủy lực
của Ciseries đảm bảo một màu rò rỉ thống nhất mà không ảnh hưởng đến độ tin cậy.
Các loại mực đặc biệt để làm khô nhanh chóng kết hợp với tính chất mạnh
mẽ các học viên đảm bảo chất lượng in tuyệt vời với tốc độ lên đến 300 mét/phút. Các
loại mực khác nhau liên quan đến các chất nền được đánh dấu và các điều kiện môi
trường mà họ đang làm việc.
 Máy dò kim loại hiệu LOMA – UK: Máy dò kim loại Loma là máy dò đa
tần số thật sự với hơn 70 tần số từ 40KHz đến 900KHz. Ngoài ra, với Loma, bạn có thể
cấu hình cho hệ thống để tự động kiểm tra tới 200 sản phẩm khác nhau, không phải chỉ
một vài sản phẩm như các máy dò kim loại đa tần số khác trên thị trường.

Máy dò kim loại Loma mới có thể lựa chọn đúng tần số hoạt động trong vài
giây làm giảm đáng kể chi phí thiết bị và đơn giản hoá qui trình sản xuất. Tất cả các máy
dò kim loại Loma băng tải đều đạt chuẩn IP – 69K Standard giúp máy hoạt động ổn định
và bền bỉ trong các môi trường khắc nghiệt như các nhà máy sản xuất chế biến thủy sản.
Loma Systems sẵn sàng phục vụ và giải quyết các nhu cầu và khó khăn của nhà sản xuất
trong khâu quản lý chất lượng sản phẩm, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất trong
nước và quốc tế như HACCP, ISO, GMP, ...
 Máy phun Nitơ Lỏng – VBC : Máy phun Ni tơ lỏng VBC NITRODOSE ®
– có thể nạp nitơ lỏng trước khi rót sản phẩm hoặc sau khi rót sản phẩm vào bao bì (chai/
lon/ lọ/ hộp) giúp sản phẩm có tuổi thọ dài hơn, giữ được màu sắc và hương vị tươi ngon
của sản phẩm. Ngoài ra giúp bao bì sản phẩm cứng cáp hơn, bắt mắt hơn, chống móp
méo, biến dạng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ. Đặc biệt khi sử dụng nitơ lỏng có thể
tiết kiệm rất nhiều về chi phí bao bì sản phẩm.
NITRODOSE ® hệ thống nạp nitơ lỏng cung cấp một giọt nitơ bốc hơi tức
thời để đuổi không khí giữ cho nồng độ ôxy hòa tan ở mức tối thiểu, bất kể kiểu đóng gói
sản phẩm. Dù phun nitơ trước khi cho sản phẩm vào bao bì hay phun nitơ sau khi cho sản

7


phẩm vào bao bì, lượng ôxy hòa tan cũng được giảm rất nhiều, cho phép các sản phẩm có
tuổi thọ dài hơn.
 Máy kiểm tra mức chiết rót, rò rỉ ... TAPTONE: kiểm tra mức chiết rót,
sự rò rỉ, áp suất, chân không, nắp chai, nhãn chai, vênh nắp, phát hiện và loại những sản
phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất. Taptone cung cấp nhiều chủng loại phù hợp cho từng
ngành rượu bia, nước giải khác, thức uống đóng chai/ gói, thực phẩm đóng hộp/ gói, dầu
nhớt, ...
b) Thị trường: Hoàng Vũ luôn chú trọng đến nhu cầu và sự hài lòng của khách
hàng đối với sản phẩm mà Công Ty cung cấp, với đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt
tình, Hoàng Vũ chủ động nghiên cứu và thăm dò nhu cầu của khách hàng để tư vấn và

đáp ứng ngay khi khách hàng cần. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các công ty sản xuất và
chế biến trong nước.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty
a) Chức năng
Chức năng của Công Ty là chuyên cung cấp các máy móc trong ngành công
nghiệp phục vụ nhu cầu cho nền kinh tế Việt Nam.
b) Nhiệm vụ
- Luôn nghiên cứu và thăm dò thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
và phát triển thị trường.
- Đưa ra mục tiêu cho Công Ty để có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị
trường.
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ
công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công Ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý

8


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý
BAN GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒNG KẾ

TOÁN
Nguồn : Phòng kinh doanh

2.2.2. Chức năng của các bộ phận
 Giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn bộ hiệu quả kinh doanh của Công Ty, chịu
trách nhiệm về các hợp đồng kinh tế, có quyền quyết định toàn bộ kế hoạch chiến lược
kinh doanh. Đồng thời phân bổ nguồn nhân lực cho các phòng ban. Kí hợp đồng thương
mại, ấn định mức lương thưởng, phúc lợi theo đúng pháp luật của nhà nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 Phòng kinh doanh: Làm tham mưu cho giám đốc về các chiến lược phát triển
thị trường, tăng doanh thu bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phân phối hàng hóa
cho thị trường và chăm sóc khách hàng.
 Phòng kế toán: Thống kê phân tích đánh giá và nắm bắt tình hình kinh doanh
của Công Ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch kinh doanh thời
gian tới. Có nhiệm vụ nộp thuế đúng, nộp đủ, và kịp thời.
 Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nhập về, lắp
ráp, bảo trì bảo dưỡng máy móc cho khách hàng.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh
nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp với áp dụng khoa học
công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản

phẩm chất lượng và giá cả hợp lý. Cạnh tranh cũng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm
cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Và mục đích cuối cùng
của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
b) Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặt thù, có thể sử dụng được để
“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những
giá trị đặc biệt mà doanh nghiệp đó đang có hoặc có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh
của họ. Và doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững nghĩa là doanh nghiệp phải liên
tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể
cung cấp được.
c) Khái niện năng lực canh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng
10


có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng để
tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
a) Nhóm các yếu tố đầu vào
 Vốn
Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì khả năng cạnh tranh trên thị trường được
nâng cao, phục vụ cho những chiến lược phát triển lâu dài. Mục đích cuối cùng của việc
sử dụng vốn trong doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển vốn, nghĩa là số tiền thu được từ
tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi.
Việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hay thấp thể hiện ở tỷ suất sinh lời, chỉ
tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là tỷ suất lợi nhuận trên tổng
vốn kinh doanh. Nếu các tỉ suất sinh lời này thấp chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị

trường là gay gắt và doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh. Ngược lại, thì doanh
nghiệp đang kinh doanh thuận lợi và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
 Lao động
Sử dụng đúng người, đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy hết khả năng của
mỗi người trong doanh nghiệp là rất quan trọng vì con người là yếu tố quyết định. Chất
lượng nguồn nhân lực thể hiện ở năng lực lãnh đạo, khả năng đưa ra các quyết định đứng
đắn của đội ngũ cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, khả năng cải
tiến máy móc kỹ thuật cũng như không ngừng sáng tạo ra các đặc tính ưu việt cho sản
phẩm.
Doanh nghiệp nào có được chất lượng nguồn nhân lực cao hơn thì khả năng
chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
 Nguồn cung ứng máy móc, nguyên vật liệu
Hoàng Vũ là công ty chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài về
cung cấp cho thị trường Việt Nam. Uy tín nguồn cung và chất lượng sản phẩm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới uy tín Công Ty. Vì vậy việc lựa chọn nguồn cung ứng có vai trò rất
quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công Ty. Doanh nghiệp nào có
11


nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo thì chất lượng dịch vụ
của doanh nghiệp sẽ cao và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với tình hình nguồn nguyên vật liệu hiện nay luôn biến động và
giá nguyên vật liệu không ngừng tăng thì việc tính toán lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp
lý là một điều rất quan trọng, đảm bảo hoạt động kinh doanh là liên tục và chi phí hợp lý.
b) Nhóm các yếu tố đầu ra
 Sản phẩm
Sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
chất lượng sản phẩm tốt, có nhiều điểm khác biệt và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì
đó sẽ là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lựa

chọn cho sản phẩm thích ứng với đòi hỏi của thị trường. Tức là tổ chức sản xuất những
sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Sản phẩm được coi là
thỏa mãn nhu cầu nếu nó đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thị trường về số lượng,
chất lượng, giá cả,… được khách hàng chấp nhận mua và sử dụng. Về mặt lượng, sản
phẩm phải thích ứng với quy mô thị trường, với dung lượng thị trường về mặt chất, sản
phẩm phải đáp ứng được những đòi hỏi của người tiêu dùng về công dụng, chức năng,
thẩm mỹ,… hay phải tương xứng với trình độ tiêu dùng. Còn về mặt giá cả, doanh nghiệp
phải có được mức giá mà người mua chấp nhận, nhưng vẫn đảm bảo trang trải được chi
phí và có lãi, nói cách khác là phải tối đa hóa lợi ích của cả doanh nghiệp cũng như khách
hàng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
 Giá bán
Giá bán là công cụ cạnh tranh truyền thống, được rất nhiều doanh nghiệp sử
dụng. Về lý thuyết với chất lượng tương đương thì giá bán càng thấp thì càng có khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
Việc định giá bán của doanh nghiệp phải dựa vào chi phí sản xuất ra sản
phẩm, tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn, quan hệ cung cầu trên thị trường, giá
bán của đối thủ cạnh tranh và chiến lược giá mà doanh nghiệp áp dụng.
 Kênh phân phối
12


Doanh nghiệp nào thiết lập được hệ thống phân phối mạnh hơn thì khả năng
cung ứng sản phẩm tới người tiêu dùng tốt hơn, sản lượng tiêu thụ cao hơn và khả năng
kiểm soát, chi phối mạnh hơn nên sẻ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Số lượng và vị trí giữa các đại lý phân phối cần được doanh nghiệp xác định
một cách hợp lý và tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các đại lý phân phối sẽ đem lại hiệu
quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
 Thị phần
Thị phần là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này trên thị trường mà doanh

nghiệp đang biết mình ở vị trí nào. Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh, khai phá và
thâm nhập thị trường đồng thời phản ánh sự phát triển quy mô thị trường của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó đảm bảo tính chính xác do phạm vi nghiên cứu rộng
và thường xuyên biến động. Ta có chỉ tiêu thị phần so với toàn bộ thị trường: được tính
bằng tỷ lệ giữa doanh thu của doanh nghiệp trên tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường. Chỉ tiêu này cho biết vị trí, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường,
doanh nghiệp có khả năng chi phối thị trường hay chịu sự chi phối của thị trường.
Có thể nói chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là thị phần mà các doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được, thị phần càng lớn càng thể
hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Chính vì thế, để tồn tại và duy
trì tốt năng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách chiếm lĩnh thị
phần, mở rộng quy mô tiêu thụ hàng hóa.
 Hoạt động Marketing
Hoạt động marketing ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tiên
như là một công cụ cạnh tranh quan trọng. Đó là các hoạt động xúc tiến bán hàng như:
quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và các dịch vụ khách hàng…
Doanh nghiệp nào có sự đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động marketing và có
chiến lược marketing hợp lý thì sẽ tạo được thương hiệu mạnh hơn và sản lượng tiêu thụ
cao hơn so với đối thủ từ đó tạo được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
13


×