Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU BÀ RỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.61 MB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN CAO SU BÀ RỊA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN CAO SU BÀ RỊA

Chuyên ngành: Kế Toán

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Minh Đức

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU BÀ RỊA” do Phạm Thị
Phương Liên, sinh viên khóa 34, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày __________________________________________________________

TH.S NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Người hướng dẫn

Ngày………….tháng……………năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và người thân, đặc biệt là
cha mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người.
Xin trân trọng cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nói chung
và thầy cô Khoa Kinh Tế nói riêng đã tận tâm truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt xin cám ơn Cô Nguyễn Thị Minh Đức – người đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ em để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cám ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công
ty, các anh chị Phòng Kế Toán – Tài chính đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt xin cám ơn cô Nguyễn Thị Từ Ái đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn tất cả bạn bè đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên giúp
đỡ tôi và cùng tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Phương Liên


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN. Tháng 6 năm 2012. “Kế Toán Tập Hợp Chi
Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành
Viên Cao Su Bà Rịa”.

PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN. June 2012. “Set Of Cost Accouting And
Production Costs At Co.Ltd A Member Ba Ria Rubber”.
Nội dung chủ yếu của đề tài là tìm hiểu tình hình thực tế về quy trình kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty trên cơ sở quan sát, phỏng
vấn, mô tả quy trình luân chuyển chứng từ, chứng từ, tài khoản sử dụng, phương
pháp hạch toán các khoản chi phí sản xuất và kết chuyển tính giá thành sản phẩm ở
công ty. Từ những kết quả đạt được đối chiếu với những kiến thức đã học em nêu
lên một số nhận xét về công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty về ưu nhược
điểm và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí, giá
thành của công ty và đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ

5

NỘI DUNG TÓM TẮT

6

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1

2

MỞ ĐẦU

2

1.1. Đặt vấn đề

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. Đôi nét về công ty TNHH – MTV Cao su Bà Rịa

5

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

5

2.1.3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động

5

2.2. Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của công ty

6


2.2.1. Mục đích

6

2.2.2. Chức năng

6

2.2.3. Nhiệm vụ

6

2.3. Thuận lợi và khó khăn

7

2.3.1. Thuận lợi

7

2.3.2. Khó khăn

7

2.4. Quy trình công nghệ sản xuất mủ cao su

v

7



2.4.1. Quy trình khai thác

7

2.4.2. Quy trình chế biến

8

2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.5.1. Cơ cấu tổ chức
2.5.2.

10
10

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

2.6. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán ở công ty
2.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

11
14
14

2.6.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

15

2.6.3. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng


17

2.6.4. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

18

CHƯƠNG 3

19

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

19

3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất

19

3.1.2. Giá thành sản phẩm

22

3.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

23


3.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

23

3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

24

3.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

24

3.2.2. Đối tượng tính giá thành

24

3.2.3. Kỳ tính giá thành

24

3.2.4. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành sản phẩm

24

3.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

25


3.4. Kế toán chi phí sản xuất

25

3.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

25

3.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

27

3.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

29

3.4.4. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

34

vi


3.4.6. Tổng hợp chi phí sản xuất

36

3.4.7. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

38


3.5. Kế toán giá thành sản phẩm

40

3.5.1. Phương pháp trực tiếp

40

3.5.2. Phương pháp hệ số

40

3.5.3. Phương pháp tổng cộng chi phí

40

3.5.4. Phương pháp tỷ lệ

41

3.5.5. Phương pháp đơn đặt hàng

41

3.5.6. Phương pháp loại trừ chi phí

41

3.5.7. Phương pháp phân bước


42

3.5.8. Phương pháp định mức

43

3.5.9. Phương pháp liên hợp

43

3.6. Phương pháp nghiên cứu

43

CHƯƠNG 4

41

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

41

4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và nhiệm vụ kế toán:

41

4.2.1. Phân loại chi phí sản xuất

45


4.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính Z sản phẩm

45

4.2.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 46
4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khai thác mủ

47

4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

47

4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

57

4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

62

4.3.4. Kế toán tập hợp chi phí

67

4.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

68


4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chế biến mủ

68

4.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

68

4.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

73

4.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

76

vii


4.4.4. Kế toán tập hợp chi phí

81

4.4.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

82

4.5. Kế toán giá thành

83


4.6. Nhận xét chung

85

4.6.1. Công tác xây dựng định mức

85

4.6.2. Công tác kế toán tại công ty

85

4.6.3. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

86

4.6.4. Công tác quản lý của Công ty

86

CHƯƠNG 5

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

5.1. Nhận xét


78

5.2. Kiến nghị

89

5.3. Kết luận

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN
BHXH
BHYT
CB
CCDC
CPSX
DDCK
DDĐK
DN
GTGT
KD

KH
KH - XDCB
KPCĐ
MMTB
MN
NCTT
NL
NT
NVLTT
PSTK
SP
SX
SXC
SXKD
TC - KT
TK
TSCĐ
VL
XNCB
Z

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Chế biến
Công cụ dụng cụ
Chi phí sản xuất
Dở dang cuối kỳ
Dở dang đầu kỳ
Doanh nghiệp

Giá trị gia tăng
Kinh doanh
Kế hoạch
Kế hoạch - Xây dựng cơ bản
Kinh phí công đoàn
Máy móc thiết bị
Mua ngoài
Nhân công trực tiếp
Nguyên liệu
Nông trường
Nguyên vật liệu trực tiếp
Phát sinh trong kỳ
Sản phẩm
Sản xuất
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Tài chính - Kế toán
Tài sản
Tài sản cố định
Vật liệu
Xí nghiệp chế biến
Giá thành

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng danh mục vật tư của Nông trường


47

Bảng 4.2. Kế hoạch sản lượng năm 2011

57

Bảng 4.3. Bảng danh mục vật tư của XNCB

69

Bảng 4.4. Bảng phân bổ chi phí CB mủ thành phẩm

82

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su

9

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức các phòng ban

11

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

14


Hình 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

18

Hình 4.1. Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL tại các NT của công ty

50

Hình 4.2. Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL tại công ty

51

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục số 01. Danh mục hệ thống tài khoản
Phụ lục số 02. Quyết định số 221/QĐ và khung thời gian sử dụng các loại
TSCĐ
Phụ lục số 03. Bảng kê vật tư
Phụ lục số 04. Chứng từ nhập kho tại Nông trường
Phụ lục số 05. Chứng từ nhập kho tại Công ty xuất cho nông trường
Phụ lục số 06. Chứng từ chi phí nhân công trực tiếp tại nông trường
Phụ lục số 07. Chứng từ chi phí sản xuất chung tại Nông trường
Phụ lục số 08. Biên bản nghiệm thu và giao nhận mủ nước
Phụ lục số 09. Chứng từ nhập kho tại xí nghiệp chế biến
Phụ lục số 10. Chứng từ nhập kho tại công ty xuất cho XNCB
Phụ lục số 11. Phiếu chi và hóa đơn GTGT tiền điện cho chế biến, trạm bơm

Phụ lục số 12. Chứng từ chi phí nhân công trực tiếp tại XNCB
Phụ lục số 13. Chứng từ chi phí sản xuất chung tại XNCB
Phụ lục số 14. Chứng từ về giá thành
Phụ lục số 15. Sổ cái chi tiết

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động, nhất
là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là thành viên thứ
150, cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không hề ít đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nắm bắt được thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách để tồn tại và phát
triển. Để có thể thực hiện được điều đó thì hệ thống thông tin kịp thời, chính xác và
có hiệu quả là một trong những yêu cầu bắt buộc. Việc tiến hành nghiên cứu thị
trường để đưa ra các sản phẩm sản xuất có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
Giá thành luôn là một vấn đề trọng yếu, giúp doanh nghiệp có thể tái sản
xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Để chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp
không chỉ cần tiện dụng, mẫu mã đẹp, chất lượng cao... mà giá bán phải phù hợp
với túi tiền người tiêu dùng. Do đó biện pháp cạnh tranh cơ bản là hạ giá thành sản
phẩm. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu
quan trọng không những của doanh nghiệp mà còn là vấn đề của toàn xã hội.
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh
giá nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh một cách tổng quát về mặt
kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Mặt khác nó còn là cơ sở để định giá bán cho sản
phẩm, phân tích chi phí và là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên để

xác định đúng được những nhân tố trên, điều cấp thiết với mỗi nhà quản trị là đưa ra
được những phương pháp cụ thể xây dựng, tổ chức và tính toán được chi phí và giá
thành

của

sản

phẩm

sao

cho

chính

xác.


Với ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị
Minh Đức, sự giúp đỡ của Công ty TNHH - MTV Cao Su Bà Rịa, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mủ chế biến tại
Công ty TNHH - MTV Cao Su Bà Rịa” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH - MTV Cao su Bà Rịa trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam.
Dựa vào những kiến thức đã học ở trường cùng với thời gian thực tập ở công
ty qua việc quan sát, mô tả, phân tích và tiếp cận thực tế về cách thức hoạch toán, sử

dụng tài khoản, luân chuyển chứng từ, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Qua đó thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại công ty đồng
thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn
thiện và phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tôi có thể cũng cố, nâng cao kiến thức
của mình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại Phòng Tài chính - Kế toán của công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa, quốc lộ 56, xã Bình Ba, Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu.
- Phạm vi thời gian: Từ 04/2011 – 05/2011
- Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH - MTV Cao su Bà Rịa. Qua đó rút ra nhận xét, đánh
giá và đưa ra các đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương

2


- Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi đề tài.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng
hoạt động, nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tại
công ty, quy trình chế biên sản phẩm.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái quát lý thuyết về một số khái niệm chi phí, giá thành sản xuất
và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận

Mô tả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa. Từ đó đưa ra những nhận xét về công tác kế toán.
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
Kết luận chung về công tác kế toán của công ty TNHH - MTV cao su Bà Rịa. Từ đó
đưa ra các đề xuất giúp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đôi nét về công ty TNHH – MTV Cao su Bà Rịa
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên Công ty : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao su Bà
Rịa
Tên đối ngoại: BARIA RUBBER COMPANY LIMITED CO., LTD
Tên viết tắt : BARUCO
Trụ sở chính: Quốc lộ 56, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu
Văn phòng đại diện: 39bis bến Văn Đồn- Quận 4- TP.HCM.
Điện thoại:

(064)3881964

Fax:

(064)3881169


Mã số thuế: 3500103432
Email:
Website:
Tài khoản tiền Việt Nam: 6003201000060, tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tài khoản ngoại tệ: 4321.01.37.000119, tại Sở Giao dịch 2 - Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cao su Bà Rịa là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tập
đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, và là thành viên của Hiệp hội cao su Việt Nam.
Công ty cao su Bà Rịa được thành lập ngày 11/6/1994, theo quyết định số


362/TCCB/NN của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn) trên cơ sở tách và tiếp quản 04 Nông trường cao su
thuộc Công ty cao su Đồng Nai nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm: Nông
trường Xà Bang, Cù Bị, Bình Ba (huyện Châu Đức) và Hòa Bình (huyện Xuyên
Mộc).
Ngày 01/05/2004, công ty đã tách Nông trường Hòa Bình và nhà máy chế
biến Hòa Bình ra thành Công ty cổ phần. Đây có thể xem là mô hình đầu tiên trong
toàn ngành và trong cả nước cổ phần hóa một Nông trường quốc doanh gắn liền với
một cơ sở sơ chế. Sau khi cổ phần, đơn vị này tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, nguồn vốn của doanh nghiệp, đóng góp của doanh nghiệp cho
ngân sách và thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên.
Sau khi cổ phần hóa Nông trường và Nhà máy Hòa Bình, Công ty Cao su Bà
Rịa còn lại 03 Nông trường nằm trên địa bàn huyện Châu Đức, 01 Xí nghiệp chế
biến và 01 khách sạn tại thành phố Vũng Tàu với quy mô 64 phòng, đạt tiêu chuẩn
2 sao.
Hiện tại công ty quản lý 8.570 ha cao su thiên nhiên, trong đó có trên 5.099
ha vườn cây kinh doanh, sản lượng hàng năm đạt khoảng 9.000 tấn.

Ngày 02/01/2010, Công Ty Cao Su Bà Rịa chuyển đổi thành Công ty TNHH
- MTV Cao Su Bà Rịa theo quyết định số 341QĐ-HĐQTCSVN ngày 24/12/2009
của Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Cao Su Việt Nam về việc phê duyệt phương án
chuyển đổi Công ty Cao Su Bà Rịa. Công ty TNHH - MTV Cao su Bà Rịa có tư
cách pháp nhân, thuộc sở hữu Nhà nước và là công ty con của Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp áp dụng cho Công ty
TNHH một thành viên.
2.1.3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
Lĩnh vực hoạt động
Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su; buôn bán gỗ, mủ cao su sơ
chế
Xây dựng công trình dân dụng qui mô nhỏ

5


Xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành cao su: san đắp đồng, ruộng, thi công
đường đất, đường rải đá, san nền, hệ thống tưới tiêu;
Kinh doanh khách sạn: Cơ sở lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm và dịch vụ
khác cho khách du lịch; vận tải khách du lịch; kinh doanh du lịch lữ hành
trong nước;
Kinh doanh: Tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất và các tư liệu tiêu dùng phục
vụ sinh hoạt.
Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Đầu tư tài chính.
Phạm vi hoạt động: trong và ngoài nước.
2.2. Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Mục đích
Sử dụng nguồn vốn hợp lý do Ngân sách Nhà nước cấp để sản xuất kinh
doanh phát triển, tiêu thụ thành phẩm sản xuất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng tạo

hiệu quả kinh tế cao làm tăng mức thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
2.2.2. Chức năng
- Kinh doanh các mặt hàng mủ cao su.
- Tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Nộp đầy đủ, đúng hạn các loại thuế cho Ngân sách Nhà nước.
- Củng cố và mở rộng mặt hàng kinh doanh, khai thác và tìm kiếm thị trường
tiêu thụ.
- Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời và đem lại
hiệu quả cao nhất.
2.2.3. Nhiệm vụ
- Đầu tư, trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu
thụ mủ cao su sơ chế.

6


- Làm dịch vụ cho phát triển cao su, tiêu điểm trong khu vực khai hoang,
cung cấp giống, phân bón, vật tư, phòng sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ mủ cao su và
các sản phẩm có từ cao su.
- Tiến hành các hoạt động khác theo sự phê duyệt của Tập đoàn Công nghiệp
cao su Việt Nam và theo luật pháp của Nhà nước quy định.
2.3. Thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Thuận lợi
- Chính sách kinh tế của Chính phủ lấy xuất khẩu làm chủ đạo;
- Chính sách tỉ giá phù hợp nhằm khuyến khích xuất khẩu.
- Công nghệ ứng dụng cho ngành cao su phát triển, tạo điều kiện ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ trong việc cơ cấu lại vườn cây cao su, tạo ra vườn cây
có năng suất cao; ứng dụng công nghệ chế biến thân thiện với môi trường, giảm
mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, tăng độ đồng đều của sản phẩm.

- Chính sách khuyến khích của Chính phủ để phát triển ngành cao su. Chính
sách quy hoạch trong vùng trồng cao su, tạo điều kiện phát triển kinh doanh theo
hướng đa ngành, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.3.2. Khó khăn
- Tình trạng chặt phá cao su, nạn ăn cắp mủ, gây thiệt hại cho sản xuất kinh
doanh.
- Tác động của thời tiết và độ ẩm, tạo ra các thiệt hại về gãy đổ, bệnh dịch trên
cây cao su làm giảm sản lượng sản xuất.
- Công nghiệp cao su Việt Nam chưa phát triển, khó khăn trong việc mở rộng
thị trường nội địa và đầu tư sản xuất phát triển công nghiệp cao su.
2.4. Quy trình công nghệ sản xuất mủ cao su
Gồm có 2 giai đoạn: Khai thác mủ nước, chế biến mủ nước thành mủ thành
phẩm.
2.4.1. Quy trình khai thác

7


Vườn cây thiết kiến cơ bản khi đã hoàn thành được 6 năm sẽ được chuyển
vào vườn cây kinh doanh để khai thác, sau khi hội đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật
như: bề vòng thân cây, mật độ cây,…
@ Giai đoạn 1: Phân lô và đánh dấu vườn cây
- Vườn cây kinh doanh sẽ được đánh số lô tiếp theo số lô vườn cây kinh
doanh đã đánh dấu trước đó dựa theo vị trí, địa hình vườn cây, mật độ cây cạo, tình
trạng cạo vỏ, chế độ cạo
- Số lô được tập hợp trên một tấm bảng mẫu ở đầu mỗi lô gồm: tên lô, số lô,
số cây, giống trồng, diện tích và chế độ cạo.
@ Giai đoạn 2: Cạo
- Thường thì mỗi năm, vườn cây kinh doanh được thiết kế miệng cạo và mở
miệng cạo, bắt đầu cho một mùa cạo mới.

- Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào
tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11.
- Nói chung quá trình khai thác mủ nước hầu hết bằng thủ công và phụ thuộc
rất nhiều vào thời tiết. Tính chất sản xuất nông nghiệp biểu hiện rất rõ trong quá
trình này.
2.4.2. Quy trình chế biến
Nước mủ sau khi khai thác từ vườn cây, sẽ được chuyển đến các nhà máy
của công ty. Mủ được lọc qua lưới lọc 40 lổ/inch ngay mương tiếp nhận mủ nước
trước khi đổ vào hồ quậy mủ.
@ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Mủ từ mương tiếp nhận được dẫn tới hồ quậy mủ, để quậy đều lên và được
pha axit formit loãng 1% nhằm mục đích để mủ đông lại. Sau đó qua hệ thống máng
phân phối mủ sẽ chảy vào từng rãnh đánh đông.
@ Công đoạn 2: Gia công cơ học
Mủ được đông kết lại sau 12 giờ trong rãnh đông. Sau đó người ta xả nước
vào cho mủ đông nổi lên mặt rãnh. Mủ được đưa vào máy cán kéo, sau đó được đưa
vào hồ dẫn, qua băng tải đến 3 máy cán Crepper rồi đến máy Shredder để tạo hạt.

8


tiếp theo bơm Vortex chuyển cốm lên sàn rung để tách nước. Sau đó mủ được xếp
vào các thùng sấy bằng nhôm để đưa vào lò sấy qua hệ thống đường ray.
@ Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Mủ cốm được đẩy vào các lò sấy bằng dầu diesel. Hệ thống lò sấy gồm 18
thùng sấy, do đó một thùng sấy từ khi ra khỏi lò không vượt quá 4 giờ 20 phút.
Thùng mủ được làm nguội trước khi đưa ra khỏi lò sấy.
@ Công đoạn 4: Hoàn thành sản phẩm
Mủ lấy ra từ thùng sấy sẽ được phân loại. Sản phẩm đầu tiên là SVR 3L và
SVR L. Sau đó căn cứ vào độ sáng (màu) mà đánh rớt hạng xuống SVR 5. Tuy

nhiên tỉ lệ này không được >5%.
Hình 2.1. Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su

9


Mủ
Mủ nước
nước

Băng
Băng chuyền
chuyền

Bộ
Bộ lọc
lọc

Máy
Máy Shredder
Shredder

Mương
Mương tiếp
tiếp nhận
nhận

Bơm
Bơm chuyền
chuyền cốm

cốm

Hệ
Hệ thống
thống đánh
đánh đông
đông

Bồn
Bồn acid
acid

Sàn
Sàn rung
rung

Máy
Máy Crusher
Crusher


Lò sấy
sấy

Băng
Băng chuyền
chuyền

Kiểm
Kiểm tra

tra

Máy
Máy Crepper
Crepper 11

Cân
Cân

Băng
Băng chuyền
chuyền

Máy
Máy ép
ép kiện
kiện

Máy
Máy Crepper
Crepper 22

Kiểm
Kiểm phẩm
phẩm

Băng
Băng chuyền
chuyền


Đóng
Đóng gói
gói

Máy
Máy Crepper
Crepper 33

Nhập
Nhập kho
kho

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.5.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo kiểu cơ cấu tổ chức hỗn hợp trực
tuyến chức năng. Thực hiện chế độ chỉ huy là Tổng giám đốc công ty, đồng thời
phát huy năng lực của các phòng ban, chức năng phát huy năng lực quản lý của các
đơn vị trực thuộc công ty.

10


Bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa là tổng hợp các bộ
phận quản lý khác được chuyên môn hóa có phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ
ràng.
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức các phòng ban
Hội
Hội đồng
đồng

Thành
Thành Viên
Viên
Ban
Ban Kiểm
Kiểm soát
soát
Ban
Ban
Tổng
Tổng Giám
Giám Đốc
Đốc

Các
Các phòng
phòng nghiệp
nghiệp vụ
vụ chức
chức
năng
của
Công
năng của Công ty
ty

Các
Các đơn
đơn vị
vị phụ

phụ thuộc
thuộc

Các
Các
Nông
Nông
Trường
Trường

XN
XN
Chế
Chế
biến
biến

Đội
Đội
SX
SX

Phân
Phân
xưởng
xưởng

Tổ
Tổ
SX

SX

Ca
Ca sản
sản
xuất
xuất

Khách
Khách
sạn
sạn cao
cao
su
su

Phòng
Phòng
kế
Phòng
kế
Phòng
Phòng Phòng
Phòng
Phòng
Phòng Phòng
hoạch
tổ
tài
hoạch

tài
tổ chức
chức
quản

kỹ
thuật
quản

kỹ
thuật
xây
hành
xây
chính kế
kế
hành chính
chất
chất
dựng
chính
toán
dựng cơ

toán
chính
lượng
lượng
bản
bản


Phòng
Phòng
thanh
thanh
tra
tra bảo
bảo
vệ
vệ

Văn
Văn
phòng
phòng
đại
đại diện
diện

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
2.5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Hội đồng thành viên
Gồm 05 người: Chủ tịch hội đồng (kiêm tổng giám đốc) và các thành viên.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp,
trung thực, cẩn trọng của hội đồng thành viên, tổng giám đốc trong tổ chức thực
hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Ngoài ra còn thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh.
Ban Tổng Giám Đốc Công ty

11



Tổng Giám Đốc Công ty có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động
của công ty theo đúng pháp luật, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế
hoạch kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra cho Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Tổng Giám Đốc thường trực phụ trách công tác hành chính, tái chánh và
các công việc cụ thể do Tổng Giám Đốc ủy quyền; phụ trách vườn cây khai thác,
kiến thiết cơ bản; thanh tra bảo vệ; chế biến và chất lượng sản phẩm; xuất nhập
khẩu; Kế hoạch và xây dựng cơ bản.
Phòng tổ chức hành chánh
Gồm 31 người, bao gồm 02 trưởng phòng, 03 phó phòng và 27 nhân viên
khác.
Bố trí, sắp xếp công việc hành chính, khánh tiết, tiếp tân, lập kế hoạch tiền
lương, kiểm tra việc chi trả lương, bố trí nhân sự các phòng ban và các đơn vị phụ
thuộc; lập kế hoạch tuyển chọn, hợp đồng lao động, đào tạo tay nghề cho cán bộ
công nhân của công ty.
Phòng Tài chính - kế toán
Gồm 8 người, bao gồm 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng kiêm kế toán tổng
hợp, 01 thủ quỹ và 05 nhân viên về các phần hành kế toán khác.
Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế
toán và các chế độ chính sách do Nhà Nước quy định.Lập đầy đủ và kịp thời các
báo cáo quyết toán theo đúng quy định. Lập kế hoạch tài chính để đáp ứng kịp thời
vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Thưc hiện công tác kiểm kê
công cụ, dụng cụ, vật tư, tài sản theo định kỳ. Kịp thời phản ánh kết quả kiểm kê tài
sản và đề xuất các biện pháp xử lý. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng kịp thời
các chế độ tài chính kế toán, thuế do nhà nước ban hành cho cán bộ , nhân viên
nghiệp vụ kế toán công ty và kế toán các đơn vị. Phối hợp với các phòng kỹ thuật,
phòng KH-XDCB, phòng TC-HC theo dõi kiểm tra, nghiệm thu quyết toán các
công trình XDCB, sửa chữa, trang bị TSCĐ, vườn cây XDCB... Cùng với phòng


12


×