Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

MỞ RỘNG QUAN HỆ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUẬN 4 VIETINBANK CN4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ TIÊN

MỞ RỘNG QUAN HỆ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH QUẬN 4
VIETINBANK CN4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Mở rộng quan hệ tín dụng
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương chi nhánh 4” do Phạm Thị Tiên, sinh viên khóa 2008, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

Ths. Tiêu Nguyên Thảo
Giáo viên hướng dẫn

Ngày tháng năm 2012

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2012

Ngày tháng năm 2012

 
 


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.S Tiêu Nguyên Thảo đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCPCT Chi Nhánh 4. Thầy đã chỉ
bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết, cũng như các kỹ năng
trong lập trình, cách giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi …Sự vui vẻ, nhiệt tình và nguồn
kiến thức to lớn của Thầy luôn là động lực mạnh mẽ trong tôi, giúp tôi hoàn thành tốt
giai đoạn thực tập tốt nghiệp và hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ngân hàng TMCPCT Chi Nhánh 4,
các anh chị trong phòng QHKHDN. Cảm ơn cô Lang, cô Nguyệt, chị Thảo, anh Hưng,
chị Khanh, anh Khánh, đặc biệt là anh Đức đã chỉ bảo thận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả các quý thầy cô Khoa
Kinh tế - ĐH Nông Lâm TPHCM.
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi đến gia đình, bố mẹ, các anh chị
đã sinh thành và dưỡng dục tôi nên người và luôn sát cánh, động viên tôi trong những
giai đoạn khó khăn nhất.

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng
Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Tiên

 
 

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ TIÊN. Tháng 07 năm 2012. Đề tài “ Mở rộng quan hệ tín dụng
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương chi nhánh 4”.
PHAM THI TIEN. July 2012 “Extending Credit Relations with Small and
Medium Entrepreneur at Vietnam joint stock commercial bank for industry and
trade 4th Branch.”
Khóa luận tìm hiểu về quan hệ tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh 4 qua 3 năm 2009-2011. Từ đó xác
định các phương hướng nhằm mở rộng quan hệ tín dụng cũng như giảm thiểu các rủi
ro tín dụng đối với ngân hàng Công Thương chi nhánh 4. Để thực hiện được điều đó,
khóa luận đã phân tích số liệu giai đoạn năm 2009- 2011 của NHTMCP Công Thương
Chi nhánh 4. Qua đó nhận thấy được, qua 3 năm, Vietinbank CN4 đã mở rộng cho vay
đối với DNV&N và bước đầu đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ như quy mô
tín dụng tăng trưởng khá mạnh, tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp luôn duy trì ở mức khoảng
1,2%; nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Định hướng của chi
nhánh trong năm 2012 là tiếp tục mở rộng tín dụng đối với các DNV&N trên cơ sở
nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng bằng cách sử
dụng nhiều biện pháp tổng hợp. Trong thời gian tới NHTMCP Công Thương Chi
nhánh 4 sẽ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ như:
Tăng cường mở rộng hợp tác với các DNVVN, đầu tư và giúp đỡ các DNVVN
về nhiều mặt để làm tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 4 và

Tp HCM nói chung.
Chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ
tín dụng trong hoạt động tín dụng, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường.
Trở thành một cầu nối vững chắc cho các khách hàng DN, khách hàng cá nhân
cũng như DNVVN trong hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường và góp phần
phát triển khu vực.
 
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................................ xi 
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................. 1 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 1 
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................. 2 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 2 
1.2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................... 3 
1.2.4. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................. 4 
TỔNG QUAN .......................................................................................................................................... 4 
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương VN .................................................... 4 
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................... 4 
2.2. Giới thiệu về NHTM  CP CT Việt Nam‐ chi nhánh 4‐ TP.HCM ............................... 9 
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................... 9 
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................... 11 

2.2.3. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank CN4 .................................................... 13 
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................................... 17 
CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................................ 17 
3.1. Khái niệm DNVVN ............................................................................................................... 17 
3.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNVVN ............................................................................ 21 
3.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ................................................................................ 21 
3.2.2. Các nguyên tắc tín dụng ............................................................................................ 22 
3.2.3. Một số phương thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ............................ 22 
3.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN ............ 24 


 


3.2.5. Những khó khăn của DNVVN trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngân 
hàng ............................................................................................................................................... 26 
3.2.6. Sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN ........ 28 
3.2.7. Công thức tính hiệu quả tín dụng .......................................................................... 29 
3.3. Ngân hàng thương mại ...................................................................................................... 34 
3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 34 
3.3.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại ................................................................ 36 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 44 
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn ........................................................................... 44 
3.4.2 Phương pháp thu thập và  xử lý  so liệ u thứ cap ................................................ 45 
3.4.3 Phương phá p so sá nh .................................................................................................. 45 
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................................... 47 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................. 47 
4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Vietinbank CN 4 .............. 47 
4.1.1 Tình hình chung về khách hàng DN đang QHTD tại chi nhánh .................. 47 
4.1.2 Quy trình tín dụng đối với DNVVN (SMEs) ........................................................ 50 

4.2. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với DNVVN tại 
Vietinbank chi nhánh 4 ............................................................................................................. 60 
4.2.1. Quy mô tín dụng tài trợ DNVVN tăng trưởng qua các năm ........................ 60 
4.2.2. Mở rộng cho vay nhiều ngành nghề: .................................................................... 61 
4.2.3. Một số hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN ......................... 61 
4.2.4. Về khả năng mở rộng khách hàng: ....................................................................... 63 
4.3 Sử dụng PP SWOT để đánh giá hoạt động cấp TD đối với DNVVN ................... 65 
4.3.1  Mô  hình  SWOT  về  hoạt  động  cấp  TD  của  Vietinbank  CN4  đối  với 
DNVVN ......................................................................................................................................... 65 
4.3.2.  Chiến  lược  mở  rộng  tín  dụng  đối  với  DNVVN  của  Ngân  hàng 
Vietinbank CN4 ......................................................................................................................... 68 
4.4  Giải  pháp  mở  rộng  tín  dụng  đối  với  DNVVN  và  hạn  chế  rủi  ro  tại 
Vietinbank chi nhánh 4 ............................................................................................................. 71 

vi 
 


4.4.1  Một  số  giải  pháp  góp  phần  mở  rộng  tín  dụng  tài  trợ  DNVVN  tại 
Vietinbank chi nhánh 4 ......................................................................................................... 71 
4.4.2 Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tài trợ 
DNVVN tại Vietinbank CN4 .................................................................................................. 76 
CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................................... 84 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 84 
5.1 Kết luận .................................................................................................................................... 84 
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................................. 85 
5.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ và NHNN: ................................................................ 85 
5.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công Thương CN4:................................ 85 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 87 


vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCPCT: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
CN4: Chi nhánh 4
NV: Nguồn vốn
DT: Doanh thu
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TDNH: Tín dụng ngân hàng
TSĐB: Tài sản đảm bảo
CBTD: Cán bộ tín dụng
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
QHKK: Quan hệ khách hàng
QLN: Quản lý nợ
QLRR: Quản lý rủi ro
CBNV: Cán bộ nhân viên
NHNN: Ngân hàng nhà nước
PGD: Phòng giao dịch
KCX: Khu chế xuất
TCTD: Tổ chức tín dụng
QHTD: Quan hệ tín dụng

SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tr.đ : Triệu đồng
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
viii 
 


DS: Doanh số
DSCV: Doanh số cho vay

ix 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn huy động vốn của Vietinbank CN 4 giai đoạn 2009-2011
Bảng 3.1: Định nghĩa DNVVN của Châu Âu
Bảng 3.2: Khái niệm DNVVN ở một số nước châu Á
Bảng 3.3: Qui định về DNVVN của Chính phủ 
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong 3 
năm 2009‐2011 
Bảng 3.5: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp 
Bảng 4.1: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng tại Vietinbank cn 4
Bảng 4.2: Tình hình doanh số cho vay giai đoạn 2009-2011
Bảng 4.3: Tình hình doanh số thu nợ đối với DNVVN giai đoạn 2009-2011
Bảng 4.4: So sánh tình hình DS cho vay và DS thu nợ DNVVN 2009-2011
Bảng 4.5: Dư nợ cho vay của DNVVN giai đoạn 2009-2011
Bảng 4.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2009-2011
Bảng 4.7: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009-2011
Bảng 4.8: Cơ cấu cho vay theo loại hình DN giai đoạn 2009-2011

Bảng 4.9: Phân loại nợ đối với các khoản vay của DNVVN giai đoạn 2009-2011


 


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công Thương
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức và điều hành của Trụ sở chính
Sơ đồ 2.3:Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, 2
Sơ đồ 2.4:Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHCT Việt Nam- Chi nhánh 4
Tp.HCM
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 3.4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký theo biểu đồ cột  
Biểu đồ 4.1: Tình hình khách hàng DN QHTD tại NH giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ Doanh số cho vay DNVVN giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ DNVVN giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4.7: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4.8: Cơ cấu cho vay theo loại hình DN giai đoạn 2009 – 2011

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tín dụng doanh nghiệp nói chung, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng,

trong những năm qua có vai trò đặc biệt quan trọng. Là kênh dẫn vốn chủ yếu đối với
nền kinh quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, thúc
đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội
nhập với nền kinh tế khu vực thế giới. Trong giai đoạn hiện nay tín dụng DNVVN là
một trong những cơ sở nền tảng đưa hoạt động của ngân hàng thương mại nước ta từ
quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính thấp kém, trở thành những ngân
hàng có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và có khả năng tài chính vững mạnh. Bởi vì
với số lướng lớn chiếm trên 96% tổng số DN trên cả nước, các DNVVN đã và đang
tạo ra một thị trường rộng lớn, mang lại nhiều tiềm năng về doanh thu cho các NHTM
từ

hoạt

động

cấp

tín

dụng



cung

ứng

các

dịch


vụ

ngân

hàng.

Tín dụng DNVVN đã có những tác động tích cực vào thay đổi tư duy kinh tế
của các DNVVN đó là: Phát triển năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần khơi dậy tiềm năng, khai thác hiệu quả
những lợi thế và nguồn lực của Đất nước về; Tài nguyên, thiên nhiên cũng như về
nguồn vốn và lao động…Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, củng cố và
mở rộng làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển thêm các ngành nghề mới,
tạo

công

ăn

việc

làm,

thúc

đẩy

phát

triển


kinh

tế

-



hội.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi luật DN có hiệu lực và đi vào cuộc
sống. Cùng với tiến trình cổ phân hoá, sắp xếp, đổi mới hoạt động của DN Nhà nước
và các chính sách trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ, các Bộ, Ngành và Địa
phương. Khu vực thành phố HCM là cái nôi của sự phát triển của các tổ chức, cá nhân
tổ chức thành lập các DN, Hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt


động trên mọi lĩnh vực với những quy mô khác nhau, các DNVVN đều đang rất cần
đến

nguồn

vốn

tín

dụng.

Hiện tại hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Vietinbank CN4 chủ yếu vẫn

là hoạt động tín dụng với các tổ chức kinh tế, DN lớn. Tín dụng DNVVN chưa được
xem là mục tiêu chính của ngân hàng. Nền kinh tế nước ta đang dần bước qua quá
trình hội nhập và tiến tới giai đoạn phát triển, cơ cấu kinh tế trong khoa học công
nghiệp, dịch vụ đã ngày càng được cơ cấu lại hoàn thiện. Đòi hỏi Ngân hàng TMCP
Vietinbank CN4 phải có những thay đổi trong chính sách khách hàng của mình cho
phù hợp đó là; Duy trì nhóm khách hàng truyền thống là các khách hàng doanh nghiệp
lớn, chú trọng mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu là các DNVVN và nhóm các đối
tượng

khác.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra các

giải pháp để mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh là vấn đề cần thiết có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Tác giả đã chọn đề tài “ Mở rộng quan hệ tín dụng đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 4” làm đề tài tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN tại Việt Nam và thực trạng hoạt
động tín dụng của NHTMCP Vietinbank Chi Nhánh 4 đối với các doanh nghiệp này.
Đồng thời, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho các DNVVN và Ngân hàng nhằm
phát triển hoạt động tín dụng cho các bên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank CN4 từ 2009-2011.

-


Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của DNVVN tại Vietinbank CN4 từ

2009-2011.
-

Nhận xét những kết quả đạt được trong hoạt động cấp tín dụng của DNVVN.

-

Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại

Vietinbank CN4.
Không gian nghiên cứu

 


Không gian nghiên cứu của luận văn là các DNVVN và NHTMCP Vietinbank CN4.
1.2.3. Thời gian nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ ngày 22/3/2012 đến ngày 22/5/2012 thông qua số liệu thu
thập từ NHTMCP Vietinbank CN4 trong 3 năm :2009, 2010, 2011.
1.2.4. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương đầu tiên thể hiện cách nhìn tổng quát về tình hình chung của đề tài
nghiên cứu, giúp người đọc nắm bắt được mục tiêu chính của luận văn và tóm lược
những nội dung cần được thể hiện của người viết.
Chương 2: Tổng quan
Phần này là tổng quan về sự ra đời và phát triển của NHTMCPCT và
NHTMCPCT CN4 trong quá trình hội nhập và phát triển. Qua đó, thể hiện rõ vai trò

của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra những khái niệm cơ bản về DNVVN và tín dụng đối với
DNVVN. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của NHTM, bằng những phương
pháp nghiên cứu trong quá trình làm đề tài, tác giả đã làm rõ những nội dung cần phân
tích nằm trong chương 4.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Thông qua việc phân tích số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính cuối
năm của NHTMCP Vietinbank CN4 qua các năm từ 2009 đến 2011, tác giả đánh giá
và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân
hàng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Vietinbank CN4.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa trên phần phân tích ở chương 4 và rút ra những kết luận chung về vấn đề
đã nghiên cứu, đồng thời đề xuất những kiến nghị giúp cho việc mở rộng quan hệ tín
dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng hiệu quả hơn và giảm bớt rủi ro cho
ngân hàng Công thương Chi nhánh 4.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương VN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên

: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam


Chủ tịch HĐQT: Phạm Huy Hùng
Tổng giám đốc: Phạm Xuân Lập
Trụ sở chính: 108- TRần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
Điện thoại: 84-439421158, 84-439421030. Fax: 84-439421032
Ngày thành lập: 01/07/1998
Tổng tài sản ban đầu: 1000 tỷ
Website:
Sở giao dịch II: 79A Hàm Nghi- Quận 1- TP.HCM
Một số mốc lịch sử của Ngân Hàng Thương Mại Công Thương Việt Nam:
- Ngày 26/03/1988: Thành lập Ngân Hàng chuyên doanh
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân Hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam
thành Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
- Ngày 31/07/2008: Ngân Hàng Công thương Việt Nam đón nhận "Chứng chỉ
ISO 9001-2000".
- Ngày 04/06/2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam.


- Ngày 20/07/2009: quyết định chuyển đổi, thay đổi tên sở giao dịch, chi nhánh,
Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
- Ngày thành lập các đơn vị thành viên
- Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT
- Ngày 20/04/1991: Thành lập sở giao dịch II NHCT Việt Nam
- Ngày 29/10/1991: Thành lập ngân hàng liên doanh INDOVINA
- Ngày 27/03/1993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NTCT trên cả nước
- Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam
- Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài Chính Quốc tế Việt Nam

- Ngày 22/0401999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam
tại Tp. Hồ Chí Minh
- Ngày 10/07/2000: Thành lập Công ty Quản lý Khai thác Tài sản
- Ngày 17/07/2000: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin
- Ngày 01/09/2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán
- Ngày 27/06/2005: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Trung
tại Tp. Đà Nẵng
- Ngày 28/09/2007: Thành lập Trung tâm thẻ NHCT Việt Nam
- Ngày 17/03/2008: Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam
- Ngày 19/09/2008: Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
NHCT Việt Nam
- Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Viettinbank) được thành lập năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Là Ngân hàng Thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng
Việt Nam
- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao Dịch, chi nhánh và
trên 900 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.
- Có 6 Công ty hoạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài Chính, Công ty
Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH
MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Qũy, Công ty TNHH MTV Vàng bạn
đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ,
Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

 


- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
- Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế
giới.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt

Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành vàThanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và
thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất của khách hàng.
- Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động
đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn quốc tế, nhằm năng giá trị cuộc
sống.
- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu
trong nước và Quốc tế.
- Giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; năng động, sáng tạo,
chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được
quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được
quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
- Triết lý kinh doanh:
- “An toàn, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Vietinbank.”
- Slogan: Nâng cao giá trị cuộc sống
- Đến với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, quý khách sẽ hài lòng về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với
phương châm: “Tin Cậy, Hiệu quả, Hiện đại”

 



- Logo của NHCT Việt Nam:

(Nguồn :)
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức ngân hàng công thương

(Nguồn :)
Đứng đầu ngân hàng công thương là trụ sở chính phụ trách sở giao dịch, Chi
nhánh cấp 1, Văn phòng đại diện, Đơn vị sự nghiệp, Công ty trực thuộc.
Văn phòng đại diện phụ trách phòng giao dịch, quĩ tiết kiệm, chi nhánh cấp 2,
chi nhánh phụ thuộc.
Chi nhánh cấp 2 phụ trách phòng giao dịch và quĩ tiết kiệm.

 


Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Trụ sở chính

(Nguồn : )
Đứng đầu trụ sở chính có hội đồng quản trị phụ trách bộ máy giúp việc, ban
kiểm
soát và tổng giám đốc.
Tổng giám đốc phụ trách kế toán trưởng, phó tổng giám đốc và hệ thống kiểm
tra kiểm soát nội bộ.
Phó tổng giám đốc phụ trách các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, 2


 



(Nguồn :)
Giám đốc điều hành chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh và sở giao dịch.
Dưới giám đốc có phó giam đốc phụ trách trưởng phòng kế toán, tổ kiểm tra nội bộ,
các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng giao dịch, quĩ tiết kiệm.
2.2. Giới thiệu về NHTM CP CT Việt Nam- chi nhánh 4- TP.HCM
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
-

Tên

: Ngân Hàng TMCP Công Thương VN- chi nhánh 4- TP.HCM

-

Giám đốc chi nhánh : Bế Quốc Ái

-

Địa chỉ

: 57-59 Bến Vân Đồn, P12, Q4, TP.HCM

-

Điện thoại

: 08.39.400.263

-


Swift Code

: ICBVVNVX908

-

Phòng giao dịch:

-

PGD KCX Tân Thuận- 302 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận, Q7

-

PGD Tân Quy-319 Nguyễn Thị Mập, P.Tân Phong, Q6

-

PGD 01- 310 Bến Vân Đồn, P2, Q4

-

PGD 02- 448B/6 Nguyễn Tất Thành, P18, Q4

-

PGD 03- 275 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Q1

-


PGD 05- Chung cư H3, đường Hoàng Diệu, Q4

-

PGD 06- 295 Tôn Đản, P15, Q4
Ngân Hàng TMCP Công Thương VN- chi nhánh 4 được thành lập 1998, là đơn

vị kinh doanh tiền tệ trực thuộc NHCT- TP.HCM. Chi nhánh hoạt động trong cơ chế
hoàn toàn bị động, tất cả mọi vấn đề phải thực hiện theo chương trình của thành phố.
Nói cách khác là hoạt động kinh doanh name trong sự bảo hộ của NHCT thành phố
nên sự năng động nhạy bén hơi bị hạn chế. Trong môi trường hoạt động không may
thuận lợi của Quận 4 Tp.HCM, năm 5 qua đơn vị đã bền bỉ, nổ lực vượt khó vươn lên,
đạt ốc độ tăng trưởng cao, khẳng định được vị thế, hình ảnh của NHCT trên địa bàn..
Năm năm trở lại đây, khi các tuyến đường nối liền với Quận 1 được khai thông,
hoạt động thương mại dịch vụ tại Quận 4 phát triển hơn với sự ra đời của hàng loạt các
ngân hàng thương mại khác nên tình hình cạnh tranh hết sức quyết liệt để giành thị
phần. Trước tình hình đó, các tổ chức đảng, đoàn thể của chi nhánh đã biết gắn bó
đoàn kết với sự đồng sức đồng lòng của Ban giám đốc và CBNV tạo thành một tập thể

 


vững mạnh. Lợi nhuận ngày càng cao, quy mô được mở rộng, từ một chi nhánh hoạt
động chủ yếu với các sản phẩm truyền thống đến nay Chi nhánh 4 đang phấn đấu trở
thành ngân hàng đa năng, vừa là ngân hàng buôn bán vùa là ngân hàng bán lẻ, đáp ứng
tốt nhu cầu cảu khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân mỗi năm tăng 16%. Năm 2009, tổng
nguồn vốn huy động của Chi nhánh 4 đạt trên 3.400 tỷ trong đó tiền gửi dân cư là 671
tỷ. Đạt được kết quả trên là do Chi nhánh luôn xác định tăng trưởng nguồn vốn là

nhiệm vụ quan trọng và là nền móng để tăng trưởng qui mô. Từ đó, Chi nhánh triển
khai hàng loạt các chương trình, giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động như: trang
thiết bị công nghệ mới, ứng dụng đầy đủ các dịch vụ tiện ích cho người gửi tiền, tạo
phong các văn minh lịch sự…
Với những cố gắng nổ lực vươn lên của CBNV Chi nhánh 4 Tp.HCM trong 5
năm qua đã giúp các cá nhân và tập thể chi nhánh được vinh dự nhận những phần
thưởng cao quý như: Bằng khen Thủ Tướng Chính Phủ, Cờ thi đua Chính Phủ, Bằng
khen Thống
Đốc NHNN,tập thể Chi nhánh xuất sắc 5 năm liền…
Những thành quả đạt được đó là minh chứng cho sự cố gắng của Ban giám đốc
và toàn thể CBNV đã sát cánh cùng nhau, triển khai nhiều biện pháp thi đua cụ thể,
thiết thực trở thành đòn bẩy mạnh mẽ trong phát triển hoạt động kinh doanh đưa Chi
nhánh từng bước vững chắc đi lên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

10 
 


2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của NHCT Việt Nam- Chi nhánh 4
Tp.HCM
BAN GIÁM
ĐỐC 

P. KH 
DOANH NGHIỆP 

P. KH
CÁ NHÂN 


P. QUẢN LÝ RỦI 
RO VÀ XỬ LÝ NỢ 

TỔ THẨM 
ĐỊNH 

P. GIÁM 
ĐỊNH 

P. KIỂM TRA
NỘI BỘ 

P. TIỀN TỆ
KHO QUỸ 

P. KẾ TOÁN 

P. HÀNH 
CHÍNH 

TỔ HẬU 
KIỂM 

TỔ ĐIỆN 
TOÁN 

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank
 Ban giám đốc
Giám đốc: điều hành chung hoạt đông kinh doanh của chi nhánh, phụ trách
phòng tổ chức.

Phó giám đốc thường trực: điều hành khi giám đốc vắng mặt, phụ trách phòng
KHDN, PGD số 3.
Phó giám đốc phụ trách phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng kiểm tra, kiểm
soát nội bộ và tổ hậu cần.
11 
 


Phó giám đốc phụ trách phòng thẩm định, phòng tài chính, PGD 1, PGD 2,
PGD 4, PGD 5.
Phó giám đốc phụ trách phòng KHCN, phòng tổng hợp và tiếp thị.
Phòng quản lí rủi ro và nợ có vấn đề, PGD KCX Tân Thuận,PGD số 6.
Các phó giám đốc đảm bảo tổ chức, triển khai thực hiện đúng, đủ kịp thời các
nghiệp vụ được NHCT Việt Nam và giám đốc chi nhánh chỉ đạo, cũng như kiểm tra
tình hình chấp hành của các phòng giao dịch thuộc chi nhánh.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Là phòng sinh lời chủ yếu của ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ cho vay, đầu tư, bảo
lãnh đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các tổ chức doanh nghiệp vừa và
nhỏ, thực hiện tốt các chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam. Nắm bắt kịp thời
chính sách chủ trương của Nhà nước, cảu ngành và của hệ thống nhằm đạt được mục
tiêu an toàn và hiệu quả.
 Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng sinh lời chủ yếu của NH, thực hiện nghiệp vụ cho vay, đầu tư, bảo lãnh đối
với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, các khách hàng cá nhân, thực hiện tốt các
chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam. Nắm bắt kịp thời chính sách chủ trương
của NN, cảu ngành và của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả.
 Phòng kế toán:
Là phòng nghiệp vụ hỗ trợ các phòng trên. Nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng chế độ kế toán hiện hành, tham gia
thanh toán liên hàng, bù trừ, xây dựng kế hoạch tài chính từng quý, từng năm.

 Phòng kiểm tra nội bộ:
Là phòng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ, báo cáo kịp thời những sai xót,
vướng mắc trong các nghiệp vụ các phòng ban để Giám đốc kịp thời xử lý.
 Tổ thẩm định:
Là phòng tổng hợp các số liệu, lập báo cáo theo từng niên độ, xây dựng kế hoạch kinh
doanh cho từng quý và năm.
 Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng có nhiêm vụ giải quyết các chế độ về tiền long, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y
tế. Công tác văn thư lưu trữ, bảo vệ và công tác khác.
12 
 


 Phòng kho quĩ:
Là phòng có nhiệm vụ thực hiện các việc, thu, chi cho khách hàng trên cơ sở nhanh
chóng chính xác, an toàn, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông,
chuyển đổi tiền lẻ cho khách hàng.
 Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ:
Là phòng quản lý các vấn đề về nợ xấu, nợ có vấn đề, kết hợp cùng với các phòng
khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân nhằm kiểm soát các hạn mức nợ của
khách hàng nhằm đưa ra những quyết định cho vay hợp lý.
2.2.3. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank CN4
Mặc dù mới được tái cơ cấu được gần 10 năm nhưng Vietinbank Chi Nhánh 4 đã phát
triển rất tốt hoạt động huy động vốn của mình, tạo ra nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Số vốn huy động được tại chi
nhánh tăng lên rõ rệt qua từng năm.
Bảng 2.1: Nguồn huy động vốn của Vietinbank CN 4 giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu 
1/ TG DN 


31/12/2009

31/12/2010

31/12/2011

Tỷ 

Tỷ 

Tỷ 

Số tiền

trọng

Số tiền trọng

(Tr.đ)

(%)

(Tr.đ)

(%)

Số tiền 

trọng


(Tr.đ) 

(%)

2.743.163 85,74 2.477.101 76,96 2.394.328  62,06

‐ TG TT 

1.114.186

1.021.869

988.761 

‐ TG có KH 

1.586.115

1.419.520

1.349.452 

‐ TG ĐB TT 

42.862

35.712

56.115 


2/ TG dân cư: 
‐ TK không KH 

671.451 13,74

971.451

19,3 1.423.018  36,88

50.082

47.122

83.507 

‐ TK có KH 

575.214

889.437

1.281.762 

‐ KP, CCTG 

46.155

34.892


57.749 

3/ TG khác: 

17.897

Tổng Cộng 

3.432.511

0,52

30.213

100 3.478.765

3,74

40.879 

1,06

100 3.858.225 

100

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank CN 4
13 
 



Với sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của TP. HCM trong các năm vừa qua,
việc thu hút một lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh
đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện và nâng cao; từ đó thu nhập tích lũy trong dân chúng ngày càng
tăng dần qua các năm. Thêm vào đó, là việc nâng cấp chi nhánh, tăng cường hoạt động
dịch vụ hậu mãi với khách hàng cùng với việc tăng cường các biện pháp và công cụ
huy động vốn. Kết quả là, Vietinbank Cn 4 đã thu hút được đáng kể nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh
tế.
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2009-2011
4,000,000
3,500,000
3,000,000

3,858,225
3,478,765

3,432,511
2,743,163

Tổng
Cộng

2,477,101

2,394,328

2,500,000
2,000,000


1,423,018

1,500,000
1,000,000
500,000

1/ TG DN

971,451
671,451
30,213

17,897

40,879

0

01/01/2009

01/01/2010

2/ TG dân
cư:
3/ TG
khác:

01/01/2011


Dựa trên bảng số liệu nguồn huy động vốn của Vietinbank qua các năm từ 2009
– 2011, ta nhận thấy nguồn vốn huy động tăng liên tục, điều này chứng tỏ uy tín và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng được nâng cao qua các
năm.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh có chiều hướng gia tăng. Tiền gởi dân cư
tăng mạnh đến 31/12/2011 (tăng 451 tỷ đồng, tỉ lệ tăng 46,4% so với năm 2010, chiếm
36,88% trong tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2011), chứng tỏ NHCTVN-CN4 đã
đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là cố gắng tăng dần tỉ trọng số dư tiền gởi dân cư
trong bối cảnh lãi suất thấp hơn NHTPCP và các doanh nghiệp tại chi nhánh sẽ dần rút
vốn để đầu tư mua cổ phiếu của các NHTMCP và các công ty CP để trở thành cổ đông
chiến lược ở các NHTMCP này. Tiền gởi Doanh nghiệp năm 2011 giảm 83 tỷ đồng
14


×