Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

PHẠM THỊ THÙY DUNG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGHUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

PHẠM THỊ THÙY DUNG

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT MÌ
TỈNH QUẢNG NGÃI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. MAI ĐÌNH QUÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH
CHI PHÍ DỰ ÁN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
MÌ TỈNH QUẢNG NGÃI” do PHẠM THỊ THÙY DUNG sinh viên khóa 2008 –
2012, Khoa Kinh Tế, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày__________________

ThS. MAI ĐÌNH QUÝ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm 2012

tháng

năm 2012


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nổ lực của bản thân.Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức.
Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh
thành dưỡng dục. Không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được
bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Giử đến thầy ThS.Mai Đình Quý lòng biết ơn chân thành nhất.Cảm ơn thầy rất
nhiều đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường khóa 34 đã hỗ trợ gắn bó với tôi trong suốt 4năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi đã nhiệt tình
cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Phạm Thị Thùy Dung



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THUỲ DUNG. Tháng 6 năm 2012. “Phân Tích Lợi Ích Chi Phí
Dự Án Sản Xuất Sạch Hơn Tại Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Mì tỉnh Quảng
Ngãi”.
PHAM THI THUY DUNG. June 2012. “Cost Benefit Analysis Project in
Cleaner Production Processing Plant Starch Noodles Quang Ngai province".
Các nước công nghiệp phát triển cho thấy việc giải quyết ô nhiễm môi trường
tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến
nguồn gốc phát sinh của chúng . Do vậy, chi phí quản lý ngày càng tăng mà ô nhiễm
ngày càng nặng; các ngành công nghiệp chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế nhất là uy
tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắt này và phải phát triển bền vững hơn về mặt
môi trường sinh thái thì cộng đồng công nghiệp càng ngày càng trở nên nghiêm túc
hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH. Chính vì vậy mà phân tích lợi ích chi phí
cho các phương án SXSH để có những lựa chọn áp dụng sản xuất hiệu quả là một quá
trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và cho toàn
xã hội nói chung.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí cho từng phương án của
dự án sản xuất sạch hơn cho Nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi nhằm đánh giá hiệu quả
mà phương án đề xuất có đem lại hiệu quả hơn và khắc phục ô nhiễm môi trường với
trước hay không. Kết quả khóa luận việc lựa chọn áp dụng SXSH mang lại lợi nhuận
cho nhà máy khá lớn và đề tài ước tính được BCR của PA B = 1,108 lớn hơn PA A =
1,096, NPV của phương án đề xuất (phương án B) là = 305.866,81 (triệu đồng) lớn
hơn PA A là 269.883,5 (triệu đồng). Cả hai chỉ tiêu BCR, NPV đều lớn hơn phương án
A và xét về lợi ích lâu dài cho nhà máy đảm bảo tính bền vững trong sản xuất cũng
như môi trường thì nên chuyển đổi áp dụng SXSH tất cả các khâu trong chu trình để
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung


2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi không gian

2

1.3.2 Phạm vi thời gian

2

1.4 Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4


2.2. Tổng quan về tình hình SXSH ở Việt Nam

5

2.3 Tổng quan về nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi

6

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy

6

2.3.2 Vị trí địa lý

7

2.3.3 Mục tiêu hoạt động của nhà máy

8

2.3.4 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

8

2.3.5 Cơ sở hạ tầng

9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


10
10

3.1.1 Các khái niệm

10

3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp SXSH

12

3.1.3. Nội dung thực tiễn của SXSH

13
v


3.1.4 Động lực của SXSH

15

3.1.5 Những biện pháp không phải là SXSH

15

3.1.6 Lợi ích từ SXSH

16


3.1.7 Các rào cản trong SXSH

17

3.2 Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

19

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

19

3.2.3 Phương pháp khảo sát thực tế

19

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Quy trình sản xuất tinh bột mì tại nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi


26

4.2. Hiện trạng môi trường cùng với quá trình sản xuất tinh bột mì tại nhà máy

28

4.2.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất

28

4.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của các chất gây ô nhiễm

29

4.3. Phân tích lợi ích - chi phí

31

4.3.1 Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết

31

4.3.2. Nhận dạng lợi ích và chi phí của mỗi phương án

32

4.3.3. Đánh giá lợi ích chi phí mỗi phương án

33


4.3.4 Lập bảng lợi ích chi phí hàng năm

42

4.3.5 Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án

43

4.3.6 So sánh các phương án theo lợi xã hội ròng

45

4.3.7. Phân tích độ nhạy của dự án

46

4.3.8. Những tác động về mặt môi trường của các phương án

48

4.3.9. Đề xuất giải pháp

48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1 Kết luận


49

5.2 Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS

Biến số

BOD

Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ

COD

Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học

DN


Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GTCL

Giá trị còn lại

HCN (CN-)

Chất có tính độc hại

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

SS

Chất rắn lơ lửng

STT

Số thứ tự

SXSH

Sản xuất sạch hơn


TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UNEP

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc

UNIDO

Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

PA

Phương án

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sự Khác Nhau Giữa SXSH và Xử Lý Cuối Đường Ống

11 

Bảng 3.2. Nhận Dạng Lợi Ích và Chi Phí của Phương Án A

21 

Bảng 3.3. Nhận Dạng Lợi Ích và Chi Phí của Phương Án B


21 

Bảng 3.4. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

23 

Bảng 4.1. Định Mức Tiêu Thụ Đầu Vào, Đầu Ra Cho Quy Trình Chế Biến Tinh Bột
Mì Quảng Ngãi (tính cho 1tấn tinh bột/ngày)

29 

Bảng 4.2. Tính Chất Nước Thải Tinh Bột Mì

30 

Bảng 4.3. Nhận Dạng Lợi Ích Chi Phí cho Phương Án A và B

33 

Bảng 4.4. Chi Phí Đầu Tư của Phương Án A

34 

Bảng 4.5. Chi Phí Hàng Năm cho Phương Án A (từ năm 1998 – 2018)

36 

Bảng 4.6. Lợi Ích Hàng Năm cho Phương Án A (từ năm 1998 – 2018)

37 


Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư cho Phương Án B

38 

Bảng 4.8. Chi Phí Hàng Năm cho Phương Án B (từ năm 1998 – 2018)

40 

Bảng 4.9. Lợi Ích Hàng Năm cho Phương Án B (từ năm 1998 – 2018)

41 

Bảng 4.10. Tổng Lợi Ích và Chi Phí của Phương Án A

42 

Bảng 4.11. Tổng Lợi Ích và Chi Phí của Phương Án B

43 

Bảng 4.12. Cơ Sở So Sánh để Lựa Chọn Lãi Suất Chiết Khấu

44 

Bảng 4.13. So Sánh Giá Trị của 2 PA Đối với Xã Hội

45 

Bảng 4.14. Đánh Giá Sự Biến Động của NPV Ứng với Thay Đổi của Từng Biến Số 47 

Bảng 4.15. Đánh Giá Sự Tác Động của Các Biến Số Đến Giá Trị NPV của Dự Án 47 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh Tổng Quan Nhà Máy



Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức và Bố Trí Nhân Sự



Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất

26 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Tính Lợi Ích Chi Phí của Phương Án A (r=10%)
Phụ lục 2: Bảng Tính Lợi Ích Chi Phí của Phương Án B (r=10%)

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi
mới với phương châm đa phương hóa trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước công nghiệp đi lên
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến Lương thực - Thực phẩm
là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong
phú và đa dạng, đóng góp khá lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản
phẩm là ô nhiễm môi trường nhưng các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện
nay của các doanh nghiệp thường là xử lí cuối đường ống. Các giải pháp xử lí cuối
đường ống vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả
năng của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cách tiếp cận mới trong giải quyết các vấn
đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp đó là các giải pháp SXSH.
Theo UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) các giải pháp SXSH
không những cải thiện vấn đề môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. So với giải pháp xử lý cuối đường ống
SXSH là giải pháp hữu hiệu hơn, đặc biệt là phù hợp với khả năng tài chính và năng lực
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay.
Với những lợi ích kinh tế và môi trường như trên, những câu hỏi đặt ra là có nên áp
dụng SXSH hay không, áp dụng như thế nào, yếu tố nào khuyến khích hay cản trở đối
với việc áp dụng SXSH, liệu có hiệu quả hơn khi chưa áp dụng. Do vậy, đề tài “Phân
tích lợi ích chi phí dự án sản xuất sạch hơn cho Nhà máy chế biến tinh bột mì
Quảng Ngãi” là hết sức cần thiết và đây cũng là lý do để đề tài được thực hiện. Nhằm
phân tích thực trạng môi trường và phân tích những lợi ích của việc thực hiện hay
không thực hiện dự án SXSH. Từ đó đưa ra phương án lựa chọn thực hiện và đề xuất
1


những giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể, nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy,

giảm thiểu phát thải ra môi trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích chi phí dự án sản xuất sạch hơn cho Nhà máy chế biến tinh bột
mì Quảng Ngãi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột mì.

-

Phân tích thực trạng sản xuất tại nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi.

-

Phân tích lợi ích - chi phí của các phương án SXSH.

-

Đề xuất giải pháp để ứng dụng hiệu quả quy trình SXSH.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Mì tại thôn Thế
Lợi - Tịnh Phong - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi
10km về phía Bắc.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong 3 tháng: từ ngày 15/2/2012 đến ngày 4/6/2012.
Trong đó, thời gian từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 31 tháng 4 năm 2012 tiến hành điều tra

thu thập số liệu, chỉnh sửa, xử lý số liệu và viết báo cáo.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tổng quan về tình hình SXSH và
tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và một
số phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp điều tra và thu thập số liệu, phương
pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp mô tả.
2


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu quy trình sản xuất và phân tích thực trạng, nguyên nhân sản xuất tại
nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi. Phân tích lợi ích-chi phí các phương án của dự án
SXSH, lựa chọn phương án thực hiện tối ưu trước khi thực hiện và đưa ra quyết định có
nên lựa chọn áp dụng hay không.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần cải thiện tình
hình môi trường, nâng cao chất lượng đầu ra, từ đó tăng lợi nhuận, doanh thu cho nhà
máy.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm qua sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều đề tài liên quan đến sản xuất sản phẩm sạch
hơn. Trong đó ngành chế biến tinh bột mì cũng chiếm một số lượng rất lớn. Đặc biệt
các nghiên cứu trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh thì không thể không nhắc tới loại hình sản
phân tích lợi ích chi phí các phương án xuất sạch hơn để tái sử dụng các chất phế thải
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Một số khóa luận sử dụng phương pháp phân tích lợi
ích chi phí để thực hiện:
Luận văn của Phạm Công Huân, 2006. “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí Hoạt Động
Khai Thác Cát Trên Sông Đồng Nai”. Vấn đề được nói đến là việc khai thác cát quá
mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời gây ô nhiễm môi trường, có 2 phương án
đưa ra là tiếp tục hoạt động khai thác cát như bình thường và phương án thứ hai là
ngưng khai thác và mua cát từ địa phương khác. Đề tài đã tính được NPV1 là (-0,66) tỷ
đồng trong 5 năm khai thác và tỷ số BCR1 là 0,9 với suất chiết khấu 8%, NPV2 là 0,55
tỷ đồng và BCR2 là 1,07. Theo kết quả có được thì phương án 2 là phương án được
chọn. Tuy nhiên tác giả chưa kiểm định được ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định
đối với các phương án.
Luận văn của Trịnh Văn Hợp, 2008. “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí Dự Án Chống
Sạt Lở Ven Bờ Sông Sài Gòn – Khu Vực Bán Đảo Bình Quới – Thanh Đa”. Luận văn đã
đưa ra 3 phương án: PA1: Không làm gì cả( NPV1 = 0), PA2: Dự án chống sạt lở kết
hợp chỉnh trang đô thị tại các điểm có nguy cơ sạt lở (NPV2 = 3.434.815,6 triệu đồng,
BCR2 = 5), PA3: Xây dựng bờ kè chống sạt lở kết hợp chỉnh trang đô thị toàn khu vực
bán đảo Bình Quơí – Thanh Đa (NPV3 = 4.507.172,6 triệu đồng, BCR3 = 3). Theo đó,
PA3 là phương án cuối cùng. Nhưng đề tài cũng chưa kiểm định được ảnh hưởng của
sự thay đổi trong giả định đối với các phương án.
4



Luận văn của Nguyễn Thị Anh Thương, 2006. “Đánh gía hiện trạng môi trường
và nghiên cứu ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH Việt Đức”.
Tác giả đã cố gắng tìm hiểu về tình hình sản xuất, quản lý môi trường tại nhà máy và
đưa ra các giải pháp sản xuất sạch hơn thực tế áp dụng cho nhà máy in Việt Đức. Tuy
nhiên, đề tài nghiêng về yếu tố lý thuyết kĩ thuật rất nhiều mà chưa chú trọng đến lợi ích
chi phí của nhà máy khi áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn để có những phương
án lựa chọn tốt hơn mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty, cho toàn xã hội và đảm bảo
tính bền vững môi trường.
Luận văn của Lê Thị Ngọc Hân, 2005. “Xác định thêm một số cơ hội sản xuất
sạch hơn tại công ty TNHH Vĩnh Hoàn”. Trong đề tài này đã nghiên cứu cụ thể các giải
pháp sản xuất sạch, so sánh được hiệu quả của công ty trước và sau khi áp dụng để có
những lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hơn, phù hợp với nguồn vốn của công
ty, đem lại hiệu quả trong sản xuất và chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Trên đây là hàng loạt các nghiên cứu liên quan tới vấn đề phân tích lợi ích – chi
phí và các giải pháp để sản xuất sạch hơn. Các nghiên cứu này dù có cách tiếp cận
không hoàn toàn giống nhau, địa điểm cũng khác nhau, nhưng mục tiêu mà các nghiên
cứu này hướng tới lại khá giống nhau khi mà lợi ích từ các phương án đem lại, từ đó
nghiên cứu chọn những biện pháp mới phù hợp. Các nghiên cứu trên là tư liệu đáng quý
cho tôi khi thực hiện đề tài” Phân tích lợi ích chi phí các phương án của dự án sản xuất
sạch hơn tại Nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi“
Khóa luận được thực hiện nhằm hướng dẫn cho chúng ta có cái nhìn tổng quan
về các giá trị kinh tế, phân tích lợi ích chi phí các phương án hiện tại và phương án
SXSH đã được đề xuất trong tương lai; phân tích về hiện trạng môi trường, nguyên
nhân gây lãng phí năng lượng, nhằm lựa chọn các phương án áp dụng đem lại tính bền
vững và nâng cao hiệu quả kinh tế cao chất lượng sản phẩm sạch hơn trên thị trường
trong, ngoài nước.
2.2. Tổng quan về tình hình SXSH ở Việt Nam
SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998 dưới sự hỗ trợ của Tổ chức phát
triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và UNEP Trung tâm sản xuất sạch quốc
gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,

ngày 22/09/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường đã ký vào Tuyên
5


ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển đất nước
theo hướng bền vững hai năm sau (11/1998) khái niệm SXSH Việt Nam ra đời.
Theo báo cáo của Cục Bảo Vệ môi trường có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hóa chất
và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim…đã được thông
báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH
chỉ khoảng 199 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành, con số này còn quá nhỏ so với số
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta. Trong khi tiềm năng tiết kiệm
cho các ngành còn rất lớn. Các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm được từ 20 –
35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2-3 tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3
doanh nghiệp giảm trên 50% lượng nước thải và hóa chất.
Theo số liệu của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, các doanh nghiệp tham
gia dự án đã tiết kiệm được nguồn kinh phí tương đối lớn hàng năm như: ngành dệt
2.800 - 73.000USD, ngành giấy 91.000 - 159.000USD, sản xuất thực phẩm 6.700 24.600USD… Điều đó cho thấy SXSH đã và đang mang lại lợi ích về nhiều mặt, không
chỉ cho xã hội, môi trường mà còn cho cả bản thân doanh nghiệp tham gia.
2.3 Tổng quan về nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
a) Lịch sử hình thành 
Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quãng Ngãi (cơ sở 1) được hình thành lập vào
năm 1998, do Công Ty Cổ Phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi làm chủ đầu tư theo
quyết định số 1105/QĐ-US của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 29 tháng 4 năm 1997 với
công suất 50tấn SP/ngày.
Tổng kinh phí đầu tư là: 19.269.303.000 đồng.
Trong đó:
-


Vốn thiết bị: 14.334.000.000 đồng.

-

Kinh phí xây lắp: 3.837.503.000 đồng.

-

Kiến thiết cơ bản: 802.800.000 đồng.

-

Vốn dự phòng: 295.000.000 đồng.

Sự hình thành và đi vào hoạt động của nhà máy chế biến tinh bột mì nằm trên địa
bàn thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quãng Ngãi) từ năm 1998 đến nay
đã đem lại lợi ích kinh tế khá lớn cho nhân dân. Hàng ngàn ha mì của bà con nông dân
6


Quảng Ngãi có chỗ tiêu thụ với giá cả hợp lý, hàng trăm con em địa phương được nhận
vào làm công nhân, có việc làm và thu nhập ổn định.
Hình 2.1. Ảnh Tổng Quan Nhà Máy

Nguồn: Nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi
b) Quá trình phát triển của nhà máy
Quá trình đi vào hoạt động của nhà máy trải qua 3 giai đoạn với mức công suất
tương ứng: ở giai đoạn 1 khoảng 50tấn/ngày, giai đoạn 2 tính từ năm 2002 vào khoảng
100tấn/ngày, giai đoạn 3 từ năm 2005 công suất sản xuất được nâng lên 200tấn/ngày
đến nay.

Cường độ hoạt động của nhà máy khoảng 250ngày/năm. Chế độ làm việc gồm
khối văn phòng: làm việc theo thời gian hành chính Nhà nước và khối sản xuất chia làm
ba ca/ngày và nhà máy hoạt động cả ngày lẫn đêm. Trong mùa không có nguyên liệu thì
tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thiết bị (thời gian khoảng 2-3 tháng). Cùng với sự phát
triển của các đơn vị khác thuộc Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Quảng Ngãi,
nhà máy sản xuất tinh bột mì với thương hiệu của công ty vươn ra thế giới. Sản phẩm
của công ty chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản…và một phần trong nước.
2.3.2 Vị trí địa lý
Nhà máy sản xuất tinh bột mì Quảng Ngãi (cơ sở 1) nằm tại thôn Thế Lợi - Tịnh
Phong - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 10km về
7


phía Bắc và cách quốc lộ 1A 100m, trên khoảng đất trống giữa đồng ruộng và gần một
con suối ( suối Bản Thuyền).
2.3.3 Mục tiêu hoạt động của nhà máy
Góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế xã hội huyện Sơn Tịnh và tỉnh Quảng
Ngãi đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông sản tại địa
phương.
Tạo công ăn việc làm cho công nhân. Qua đó,nâng cao và ổn định đời sống của
nông dân trong khu vực.
Tăng giá trị hàng hóa của nông sản nhờ giá trị sản phẩm chế biến đã lên cao,
tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu của địa phương và thu ngoại tệ cho nhà nước qua các
hợp đồng xuất khẩu nông sản đã qua chế biến.
2.3.4 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Tổng số lao động đến nay khoảng 180 nhân viên, số lao động nữ là 35 người. Cơ
cấu tổ chức nhà máy gồm: 5 phòng chức năng và một tổ chức thuộc Ban giám đốc.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức và Bố Trí Nhân Sự
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kỹ
thuật

Môi
trường


khí

Phó giám đốc

Phòng kinh tế
tổng hợp

3ca
sản
xuất

Phòng
kế toán

Tổ
KCS

Nguyên
liệu

Tổ

chức

Nghiệp
vụ

Bảo vệ

Nhà
ăn

Kho

Bàn
cân

Nguồn: Nhà máy tinh bột mì Quảng Ngãi
Chức năng của các phòng ban
Ban giám đốc: gồm giám đốc và hai phó giám đốc
-

Giám đốc: điều hành chung, phụ trách kỹ thuật, kế toán tài chính và KCS.
8


-

Phó giám đốc: phụ trách nguyên liệu, kế hoạch nghiệp vụ và tổ chức hành

-


Phòng kế toán tài chính: quản lí toàn bộ tài sản của nhà máy, thanh toán,

chính.
quyết toán chi phí sản xuất, chi phí quản lí và đầu tư xây dựng cơ bản…
-

Phòng kỹ thuật
+ Quản lí điều hành công tác sản xuất.
+ Thực hiện kế hoạch, vệ sinh bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, trung đại từ

máy móc thiết bị hàng quý, hàng năm.
+ Thiết kế và lập dự toán chi phí về sữa chữa, đại tu máy móc thiết bị và xây
dựng cơ bản.
-

Phòng hành chính tổng hợp: gồm các bộ phận tổ chức, nguyên liệu và nghiệp

-

Bộ phận tổ chức hành chính: đảm nhận công tác lao động, tiền lương, chế độ

vụ.
đối với người lao động, giám sát việc thực hiện nội quy lao động.
-

Bộ phận đầu tư nguyên vật liệu: cung ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt

động liên tục theo kế hoạch.
-


Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ: mua, bán, quản lí các loại hàng hóa, vật tư nhà

máy, tiếp nhận nguyên liệu từ nhà cung ứng.
2.3.5 Cơ sở hạ tầng
a) Diện tích nhà máy
Nhà máy có tổng diện tích là 21ha gồm các công trình sau: Khu văn phòng, khu
sản xuất, khu xử lý nước thải (môi trường), khu xử lý nước sản xuất (nước dùng cho
quá trình sẩn xuất tinh bột mì), xưởng cơ khí, nhà ăn, nhà ăn tập thể và khu nhà xe.
b) Hệ thống cung cấp nước
-

Nước sinh hoạt: sử dụng nước giếng đào

-

Nước cung cấp quá trình sản xuất: sử dụng nguồn nước từ Công ty Quản lý

và Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi thông qua kênh Thạch Nham (kênh
chính Bắc).
c) Hệ thống cung cấp điện
Nhà máy sử dụng mạng lưới điện quốc gia khá ổn định.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm

a) Khái niệm SXSH
Theo UNEF – Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc thì “Sản xuất sạch hơn
là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường kết hợp mang tính phòng ngừa được
áp dụng cho sản xuất, sản phẩm và các dịch vụ nhằm tăng hiệu quả tổng thể và giảm
nguy cơ đối với con người cũng như môi trường”. Nó khác với phương thức quản lý
môi trường truyền thống là “kiểm soát ô nhiễm” - nghĩa là cách tiếp cận “phản ứng và
xử lý” sau khi có sự việc xảy ra, còn sản xuất sạch hơn phản ánh triết lý “thường thức
và phòng ngừa” trước khi hoạt động. Theo cách định nghĩa như vậy, sản xuất sạch hơn
chính là cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá trình sản xuất.
Cụ thể:
-

Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguồn nguyên liệu

và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu độc hại, làm giảm chất thải và chất phát thải.
-

Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm, SXSH bao gồm việc làm

giảm tác động xấu tới toàn bộ chu trình của sản phẩm: từ khai thác nguyên liệu
tới việc thải bỏ cuối cùng.
-

Đối với ngành dịch vụ, SXSH bao gồm sự kết hợp các nội dung về môi

trường vào việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên
nhiên liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ
sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.


10


b) Sự khác biệt giữa SXSH và phương pháp xử lý cuối đường ống
Các công nghệ kiểm soát cuối đường ống bao gồm việc sử dụng hàng loạt các kỹ
thuật và sản phẩm (các hóa chất) để xử lý chất thải, các nguồn phát thải khí và chất
lỏng. Các công nghệ này không làm giảm lượng chất thải phát sinh, chúng có thể làm
giảm độ độc hại và trên thực tế chỉ trung chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hai biện pháp này là: biện pháp kiểm soát ô nhiễm
cuối đường ống được tiến hành sau khi chất thải đã được phát sinh nên còn được gọi là
“phản ứng và xử lý”, còn SXSH là biện pháp chủ động “biết trước và phòng ngừa”.
Không có nghĩa là biện pháp cuối đường ống sẽ không còn cần thiết nữa.Áp dụng
SXSH để đấu tranh với các vấn đề ô nhiễm và chất thải sử dụng biện pháp cuối đường
ống có thể giảm bớt và trong một số trường hợp.
Bảng 3.1. Sự Khác Nhau Giữa SXSH và Xử Lý Cuối Đường Ống
STT SXSH

Xử lý cuối đường ống

1

Cách tiếp cận chủ động

Bị động và thụ động

2

Mang tính phòng ngừa và chủ động Giải quyết hậu quả, sinh ra chất thải và xử

3


ngăn ngừa

lý chúng

Giảm ô nhiễm tại nguồn

Chất thải ô nhiễm được kiểm soát bởi các
thiết bị và phương pháp xử lý chất thải

4

Các kỹ thuật liên quan: quản lý nội Các công nghệ, thiết bị xử lý, ngoài qua
vi, thay đỏi công nghệ, cải tiến thiết trình sản xuất chính. Các công nghệ thiết
bị trong dây chuyền sản xuất

5

Giảm tiêu thụ nguyên liệu,hóa chất Không thay đổi định mức nguyên liệu, háo
năng lượng

6

bị này ngày càng trở nên đắt tiền
chất, năng lượng

Giảm chi phí sản xuất do: Giảm Tăng chi phí sản xuất do: Đầu tư xây dựng
định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng các thiết bị xử lý chất thải. Chi phí vận
lượng. Đầu tư có hòa vốn


hành (công nhân, hóa chất, năng lượng
bảo trì...)

7

Quy mô dài hạn góp phần bảo vệ Quy mô ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường
môi trường
Nguồn: Lê Thị Liên, 2008.

11


Đối với quy trình sản xuất
SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng và loại trừ các nguyên
liệu độc hại, giảm bớt số lượng cũng như mức độ độc hại của các chất thải gây ô nhiễm
ngay tại nguồn thải.
Đối với các sản phẩm
SXSH chú trọng đến việc giảm bớt các tác động có hại trong suốt chu kì sống
của sản phẩm, ngay từ khi khai thác các nguyên liệu đến khi giao nộp sản phẩm.
Đối với dịch vụ
Việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải bao gồm từ khâu thiết kế, cải tiến
việc quản lý nhà xưởng, đến khâu lựa chọn loại đầu vào.
Các vấn đề về môi trường cần được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh,
nghĩa là ngay từ khâu lựa chọn việc thực hiện các quy trình, các loại nguyên vật liệu,
dịch vụ…
Trên thực tế SXSSH có nghĩa là:
-

Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản sinh ra


-

Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu

-

Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường

-

Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi ích

Như vậy SXSH có nghĩa là áp dụng liên tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp
vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả và giảm sự ô nhiễm
môi trường.
3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp SXSH
a) Nguyên tắc cảnh giác
Không những đơn giản là làm thế nào để không bị vi phạm pháp luật mà còn
phải đảm người lao động được bảo vệ, không những mắc chứng bệnh khó chữa hoặc
nhà máy tránh những tổn hại không đáng có.
Nguyên tắc này đòi hỏi giảm bớt một phần sự can thiệp của con người vào môi
trường vào môi trường do đó cần phải có sự thiết kế lại một cách căn bản có hệ thống
sản xuất và tiêu thụ trong ngành công nghiệp.

12


b) Nguyên tắc phòng ngừa
Đây là một nguyên tắc có tầm quan trọng không kém, đặc biệt trong các trường
hợp một sản phẩm hay một quy trình công nghệ được sử dụng lại chính là nguyên nhân

gây ra ô nhiễm môi trường.
Nguyên tắc nhằm tạo những thay đổi ngay từ khâu đầu tiên do đó nó đòi hỏi cần
phải can nhắc khi lựa chọn các nguyên vật liệu, sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng…nhưng
thực tế là đòi hỏi cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với toàn bộ cơ sở vật chất của hoạt
động kinh tế.
c) Nguyên tắc tích hợp
Đây là nguyên tắc mà áp dụng một cách nhìn tổng hợp đối với toàn bộ chu trình
sản xuất và các phương pháp thực hiện ý tưởng, bằng cách thông qua chu trình sống của
sản phẩm.
Nguyên tắc này khó khăn khi thực hiện cách tiếp cận phòng chống là việc tích
hợp nhiều biện pháp cùng một lúc để giảm các chất thải ra môi trường sẽ tạo ra sự bảo
vệ có tính toàn diện cho môi trường với tư cách là một tổng thể.
3.1.3. Nội dung thực tiễn của SXSH
a) Quản lý nhà xưởng
Đây là một giải pháp đơn giản nhất vì nó không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể
thực hiện sau khi xác định được giải pháp. Những quy định hợp lý về quản lý nhằm
ngăn ngừa ô nhiễm.
VD: Khắc phục nhứng điểm rò rỉ, quy định thời gian biểu cho việc bão dưỡng
thường xuyên…
Mặc dù đây là phương pháp đơn giản nhưng cũng cần có sự quan tâm của ban
lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
b) Thay thế đầu vào
Việc thay thế những nguyên liệu đầu vào bằng những nguyên liệu khác ít độc hại
hơn, dễ tái tạo hoặc thêm vào những vật liệu phụ gia để làm giảm bớt tác động đến môi
trường. Thay đổi nguyên liệu có thể là mua nguyên liệu có chất liệu tốt hơn sẽ đạt hiệu
suất cao hơn vì chất lượng nguyên vật liệu có mối quan hệ với chất lượng sản phẩm.
VD: Dầu bôi trơn, chất làm nguội máy móc, chất tẩy rửa… để tăng tuổi thọ sản
phẩm.
13



c) Thay đổi trang thiết bị
Thay đổi các thiết bị vật dụng hiện có để nguyên liệu ít bị tổn thất hơn.
VD: Bằng cách bổ sung thêm vào dây chuyền các bộ phận đo lường hoặc kiểm
soát nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, xả thải vào môi trường thấp hơn và xả
thải chất độc hại ít hơn.
d) Kiểm soát tốt với quy trình sản xuất
Nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn với mức phát thải thấp và xả chất độc
hại ít thì trong sản xuất như: nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám
sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Do đó cần cải tiến quá trình làm
việc, hướng dẫn sử dụng máy móc…
Tuy nhiên việc kiểm soát quá trình tốt hơn cũng có sự quan tâm của các ban lãnh
đạo cũng như việc giám sát ngày càng hoàn chỉnh hơn.
e) Thay đổi công nghệ, hóa chất
Thay đổi công nghệ như việc lắp đặt các thiết bị hiện đại hơn và có hiệu quả hơn,
thay đổi trình tự dây chuyền sản xuất… nhằm giảm lượng chất thải và chất gây ô nhiễm
trong sản xuất.Nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp khác. Mặc dù vậy
nhưng nó lại đạt hiệu quả cao hơn các giải pháp kia.
f) Sử dụng năng lượng có hiệu quả
Năng lượng là nguồn đầu vào gây tác động đến môi trường đáng kể. Việc khai
thác các nguồn năng lượng có thể gây tác hại đến môi trường xung quanh rất lớn, nó
cũng có thể là nguyên nhân làm tăng một lượng lớn chất thải rắn. Do đó việc sử dụng
các nguồn năng lượng có hiệu quả hoặc việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch để
thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió để làm giảm tác động xấu đến môi
trường.
-

Tái chế sử dụng ngay tại chỗ các nguồn vật liệu thải ra trong quá trình sản

xuất đó hoặc sử dụng vào mục đích khác ngay phạm vi một doanh nghiệp.

-

Tạo ra các sản phẩm phụ: việc xử lý các chất thải để trở thành một sản phẩm

mới hoặc bán cho các cơ sở sản xuất khác.
VD: Lượng bã mì sau khi ép lấy hết tinh bột đem bán cho cơ sở chế biên thức ăn
gia súc hoặc làm phân vi sinh.

14


×