Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.41 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHAN THANH MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHAN THANH MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU CẦU TRE

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S ĐỖ MINH HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu
Cầu Tre” do Phan Thanh Minh, sinh viên khóa 34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Ths. Đỗ Minh Hoàng
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

________________________


Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên tôi chăm lo, động
viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có được như ngày hôm
nay.
Các thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu, đó là hành trang hết sức cần thiết
để tôi có thể bước vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm
ơn và tôi sẽ cố gắng phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy.
Và đặc biệt hơn nữa, xin gửi lòng biết ơn đến cô Đỗ Minh Hoàng, người đã hướng dẫn
tôi thật tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn đến toàn thể công nhân viên Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
Cầu Tre, đặc biệt là chị Nga ở Phòng Kinh Doanh Nội Địa đã tạo điều kiện cho tôi học
hỏi, làm việc và hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã cùng
tôi học tập và vui chơi, đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất thời
sinh viên dưới mái trường Đại học Nông Lâm.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn thành

công và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre sẽ ngày càng lớn mạnh hơn
nữa và đạt được mục đích kinh doanh trong thời gian sớm nhất.
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THANH MINH. Tháng 06 năm 2012. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt
Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu
Cầu Tre”.
PHAN THANH MINH. Jun 2012. “Analyzing the effect of production and
business operations in Cầu Tre Export Goods Processing Joint Stock Company”
Đề tài phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (2010 – 2011) trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2010 – 2011, phân tích một số yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua việc sử dụng các
phương pháp so sánh, thống kê mô tả, nhằm phản ánh hiện trạng của công ty tạo tiền
đề cho việc đưa ra những kiến nghị.
Hoạt động kinh doanh năm 2011 có hiệu quả hơn năm 2010, lợi nhuận ròng,
năng suất lao động bình quân và sức sinh lợi của lao động đều tăng. Bên cạnh đó, công
ty còn tồn tại một số khó khăn như: hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty bị
giảm, tuy không nhiều. Nguồn nguyên liệu của công ty còn phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên.
Qua việc phân tích những khái niệm về hiệu quả kinh doanh, đề tài rút ra một
số giải pháp như: không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát
triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi thời gian ............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi không gian ........................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần chế biên hàng xuất khẩu Cầu Tre ........................4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .....................................................5
2.3. Các ngành nghề kinh doanh của công ty...............................................................5
2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................................................6
2.4.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Năm 2011 .......................................................6
2.4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty ............................................................................7
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .......................................................7
2.4.4. Cơ cấu cổ đông ...............................................................................................9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................10
3.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ...............................................................10
3.1.2. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh .................................11
3.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh ..........................................12
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh .................................................13
3.2.1. Yếu tố bên trong ...........................................................................................13
v



3.2.2. Yếu tố bên ngoài ...........................................................................................15
3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ................................................................15
3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............16
3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản ...........................................18
3.3.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ........................................................................19
3.3.4. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ...............................................................................20
3.3.5. Hiệu quả sử dụng lao động ...........................................................................20
3.3.6. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho ....................................................................21
3.3.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................................21
3.3.8. Hiệu quả sử dụng chi phí ..............................................................................23
3.4. Phân tích ma trận SWOT ....................................................................................23
3.4.1. Khái niệm ma trận SWOT ............................................................................23
3.4.2. Vai trò và ý nghĩa .........................................................................................24
3.4.3. Các bước phân tích SWOT ...........................................................................25
3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................27
4.1. Phân tích các yếu tố đầu vào ...............................................................................27
4.1.1.Tình hình lao động của công ty .....................................................................27
4.1.2. Tình hình tài sản của công ty ........................................................................28
4.1.3. Tình hình nguồn vốn của công ty .................................................................30
4.1.4. Thực trạng vùng nguyên liệu của công ty ....................................................30
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 – 2011 .........31
4.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty........................................................33
4.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn ...................................................................................33
4.3.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ...............................................................................34
4.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động ...........................................................................35
4.3.4. Các tỷ suất hoạt động....................................................................................36
4.3.5. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho ....................................................................37
4.3.6. Chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty ......................38

4.3.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................................39
4.3.8. Hiệu quả sử dụng chi phí ..............................................................................40
vi


4.4. Phân tích ma trận SWOT của công ty .................................................................40
4.4.1. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa .................................40
4.4.2. Ma trận SWOT .............................................................................................43
4.5.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty .............................................................45
4.5.1. Tình hình tiêu thụ trong nước .......................................................................45
4.5.2. Tình hình tiêu thụ ngoài nước ......................................................................45
4.6. Đánh giá về khả năng cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh của công ty ..................49
4.7. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty...........................51
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................53
5.1. Kết luận ...............................................................................................................53
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH&CCDV:

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CNTT:

Công nghệ thông tin


CT:

Công ty

ĐBCL:

Đảm bảo chất lượng

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đông

DT:

Doanh thu

DV:

Dịch vụ

GĐĐH:

Giám đốc điều hành

HACCP:

Hệ thống an toàn thực phẩm

HC:


Hành chính

HCKD:

Hành chính kinh doanh

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HXK:

Hàng xuất khẩu

IMPAC:

Improved, Management, Productivity, And, Control

ISO:

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

KDQT:

Kinh doanh quốc tế

KH&ĐT:

Kế hoạch và Đầu tư


KS:

Kiểm soát

KSNB:

Kiểm soát nội bộ

KTT:

Kế toán trưởng

LĐ:

Lao động

Mar:

Marketing

NHTMCP:

Ngân hàng Thương mại cổ phần

NS:

Nhân sự

NVCSH:


Nguồn vốn chủ sở hữu

NVL:

Nguyên vật liệu

ROA:

Sức sinh lợi của tài sản

ROE:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
viii


ROS:

Sức sinh lợi của doanh thu

ROTC:

Sức sinh lợi của vốn đầu tư

TCKT:

Tài chính kế toán

TGĐ:


Tổng giám đốc

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

TPCB:

Thực phẩm chế biến

TS:

Tài sản

TSCĐ:

Tài sản cố định

TSDH:

Tài sản dài hạn

TSNH:

Tài sản ngắn hạn

TTTH:

Tính toán tổng hợp


TUV:

Công ty TNHH TUV Rheinland

UAE:

Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

UBND:

Ủy ban nhân dân

VCSH:

Vốn chủ sở hữu

Vietgap:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VLD:

Vốn lưu động

XK:

Xuất khẩu

XNK:


Xuất nhập khẩu

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Của Công Ty ................................................................7 
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông của công ty năm 2011 ...........................................................9 
Bảng 4.1: Tình Hình Lao Động của Công Ty Qua Hai Năm ........................................27 
Bảng 4.2: Biến Động Tài Sản Của Công Ty Qua 2 Năm 2010 - 2011 .........................28 
Bảng 4.3: Biến Động Nguồn Vốn Của Công ty Qua 2 Năm 2010 - 2011 ....................30 
Bảng 4.4: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 2 Năm 2010 – 2011 ..31 
Bảng 4.5: Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Vốn Qua 2 Năm 2010 - 2011
.......................................................................................................................................33 
Bảng 4.6: Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Sử Dụng TSCĐ của Công Ty Qua 2 Năm
2010 – 2011 ...................................................................................................................34 
Bảng 4.7: Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm
2010 - 2011 ....................................................................................................................35 
Bảng 4.8: Các Tỷ Suất Hoạt Động ................................................................................36 
Bảng 4.9: Hiệu Quả Sử Dụng Hàng Tồn Kho Của Công Ty ........................................37 
Bảng 4.10: Chỉ Tiêu Đánh Giá Khái Quát Hiệu Quả Kinh Doanh của Công Ty .........38 
Bảng 4.11: Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động .............................................39 
Bảng 4.12: Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí..........................................................40 
Bảng 4.13: Mô Hình Phân Tích Ma Trận SWOT Của Công Ty ...................................43 
Bảng 4.14. Doanh Thu Bán Hàng & Cung Cấp Dịch Vụ Của Các Mặt Hàng..............48 
Bảng 4.15: Top 10 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2011 ............................49 
Bảng 4.16: Thị Phần Của Các Doanh Nghiệp Thực Phẩm Chế Biến Đông Lạnh(%) ..50 


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Năm 2011 ..........................................6 
Hình 3.1: Mô Hình Ma Trận SWOT .............................................................................25 
Hình 4.1. Kênh Truyền Thống ......................................................................................45 
Hình 4.2. Kênh Hiện Đại ...............................................................................................45 
Hình 4.3: Cơ Cấu Doanh Thu Theo Khu Vực Địa Lý Của Công Ty Qua 2 Năm 2010 –
2011 ...............................................................................................................................46 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các sản phẩm thực phẩm chế biến
Phụ lục 2: Các sản phẩm trà
Phụ lục 3: Thị trường quốc tế
Phụ lục 4: Khách hàng tiêu biểu

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu của xã hội
luôn có sự thay đổi. Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải

có sự quan tâm thích đáng tới việc sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong đó
vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào. Mỗi doanh
nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm, lợi thế trong kinh doanh mà có những hướng đi khác
nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đưa
doanh nghiệp của mình đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh
tế thị trường. Để làm được điều này thì đối với mỗi doanh nghiệp việc phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ
quản lý. Nó cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin tài chính chính xác để tổ chức
tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và có những chiến lược kinh doanh đúng
hướng.
Trong đời sống hằng ngày, thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi
người. Ngày nay, đời sống của người dân ngày càng cải thiện nên nhu cầu về ăn uống
không chỉ cần phải đủ mà còn phải ngon hơn. Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty cổ
phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre đã tập trung vào ngành thực phẩm chế biến
như: chả giò, há cảo, xíu mại, … Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất các loại trà nhằm
đáp ứng nhu cầu thưởng thức các loại trà ngon của mỗi người, các loại trà như: trà Ô
long, trà lài, trà khổ qua, … Ngành chế biến thực phẩm là một ngành rất có triển vọng
trong tương lai, chính vì vậy cùng với sự thành lập của Cầu Tre thì các công ty khác
cũng được hình thành và cạnh tranh mạnh mẽ. Chính vì lý do này, trong thời gian thực
tập tại công ty em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
1


1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất của công ty qua 2 năm 2010 – 2011.

- Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010–
2011.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn tác động tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/02/2012 đến 31/03/2012.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre,
quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi
giới hạn về không gian và thời gian định sẵn.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả những đặc trưng cơ bản của công ty ở một số mặt như: quá trình hình
thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình lao động,
chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm về hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những
khái niệm mô hình ma trận SWOT từ đó đưa ra những chiến lược giúp công ty nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những khái niệm, phương pháp khoa học được sử
dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm kết quả nghiên cứu đề tài.
2


Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại

Công ty cổ phẩn chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre qua 2 năm 2010-2011.
Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu của công ty. Qua đó đánh giá
những mặt thành công, mặt tồn tại trong công tác tiêu thụ của công ty từ đó đưa ra
những giải pháp để khắc phục những những tồn tại trên.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu những kết quả của quá trình nghiên cứu, những vấn đề chưa được giải
quyết. Từ đó có những đề xuất kiến nghị và đóng góp ý kiến với công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần chế biên hàng xuất khẩu Cầu Tre
Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE.
Tên tiếng Anh: CầU TRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: CTE JSCO
Tổng Giám đốc: Bà TRẦN THỊ HÒA BÌNH
Mã số Thuế: 0300629913
Số tài khoản VND : 007.1.00.00.05397 NH TMCP Ngoại Thương Chi nhánh TPHCM.
Tài khoản ngoại tệ: 007.1.37.00.81949 NH TMCP Ngọai Thương Chi nhánh TPHCM.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 4103005762 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.
HCM Cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006
Địa chỉ : 125/208 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: (84-8) 39612544.
Fax: (84-8) 39612057.
Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (Tiền thân là Xí nghiệp Chế

biến hàng xuất khẩu Cầu Tre) được xây dựng từ năm 1982, trên diện tích gần
80.000m2, trong đó hơn 30.000m2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị hiện
đại. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, chế biến từ các nguyên liệu thủy
hải sản và nông sản được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua các hệ thống siêu thị và đại
lý phân phối. Ngoài ra sản phẩm của Cầu Tre được xuất đi qua nhiều nước trên thế
giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Canada,…Công ty đang áp dụng chương trình quản lý
chất lượng sản phẩm theo HACCP, áp dụng ISO 9001:2000 được công nhận bởi tổ
4


chức TUV cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với kinh nghiệm gần 30 năm
sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, Cầu Tre chúng tôi có thể sản xuất ra những sản
phẩm thích hợp với thị hiếu của từng thị trường, cũng như những yêu cầu của khách
hàng. Trong những năm qua. Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị
trường, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu, chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng
đầu được Công ty hết sức coi trọng.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Năm 1981: Tiền thân là Công ty XNK trực dụng công nghiệp Sài Gòn
Direximco, được thành lập ngày 30/05/1981.
Năm 1983: Ngày 01/06/1983, Công ty đổi tên thành Xí nghiệp quốc doanh chế
biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, trực thuộc Sở ngoại thương thành phố.
Năm 1993: Ngày 15/01/1993, UBND thành phố ra quyết định thành lập doanh
nghiệp nhà nước Xí nghiệp CBHXK Cầu Tre từ Xí nghiệp quốc doanh chế biến hàng
xuất khẩu Cầu Tre.
Năm 2006: Ngày 14/04/2006, UBND thành phố quyết định cổ phần hóa,
chuyển Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre thành Công ty cổ phần chế biến
HXK Cầu Tre và chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày
01/01/2007.
2.3. Các ngành nghề kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh của công ty rất đa dạng với đầy đủ các loại hình kinh
doanh.
Trồng và chế biến chè (trà). Sản xuất và mua bán trà các loại.
Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Chế biến, bảo quản
các sản phẩm từ thủy sản.
Sản xuất mua bán các loại bánh kẹo, thực phẩm, nước giải khát (nước giải khát
không sản xuất tại trụ sở).
Mua bán thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, nông lâm sản nguyên liệu, động
vật sống, lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, vật liệu
xây dựng, đồ dùng cá nhân trong gia đình, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành chế
biến thực phẩm, ngành xây dựng.
Trang trí nội thất, cho thuê kho bãi, văn phòng.
5


Đào tạo nghề, hỗ trợ trồng trọt, môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gởi
hàng hóa.
2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.4.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Năm 2011
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Năm 2011
ĐHĐCĐ

HĐQT

Ban KS

Tổng
GĐĐH

Trợ lý


CV

Ban

ĐPV

Phó

TGĐ

Pháp lý

KSNB

IMPAC

TGĐ



GĐ SX

TCKT

GĐ HC


KDNĐ
P.


Ban ĐH
P.

NMCBTP

Phòng
ĐBCL&CNCB

KDQT

MAR

TCKT
X. HS
KTT

P.

P. HC

P. BH

Kho

Phòng KT-

CT

CNTT


X.Trà
X.TPCB

P. HCKD
P. NS

X.CHM
X. CĐ
X.TPNT
X.BM

Nguồn tin: Phòng tổ chức

6


Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre xây dựng mô hình tổ chức theo cơ
cấu quan hệ trực tuyến - chức năng giữa người lãnh đạo cao nhất Tổng giám đốc và
các cấp. Các bộ phận quản lý chức năng hình thành một mối quan hệ chặt chẽ, các
phòng ban chức năng đóng vai trò tham mưu giúp cho các cấp lãnh đạo điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh được toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
2.4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty
Năm 2011, tổng số nhân viên là 1396 người, thu nhập bình quân là 3,8 triệu
đồng/tháng.
Năm 2011 công ty đã tái cơ cấu tổ chức, phân bổ, phân nhiệm nguồn nhân lực theo
đúng nhu cầu các phòng ban. Đồng thời, nhằm thu hút nhân tài, Công ty đã xây dựng
chính sách nhân sự với chế độ đãi ngộ cao. Cho đến nay, bộ máy quản lý của công ty
đã hình thành và dần đi vào ổn định.
Việc tái cơ cấu trên đã đem lại những kết quả thực tiễn cho Công ty, doanh số tăng so

với năm 2010, thị trường kinh doanh mở rộng từ thị trường nội địa đến thị trường xuất
khẩu.
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Của Công Ty
Lao động

2010

2011

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

(người)

(%)

Lao động trực tiếp

1.205

83,51


1.110

79,51

Lao động gián tiếp

238

16,49

286

20,49

TCCN, Cao đẳng, Đại học

519

35,96

558

39,97

Lao động phổ thông

376

26,07


322

23,07

Công nhân kỹ thuật

548

37,97

516

36,96

Tổng lao động

1443

100

1396

100

Nguồn tin: Phòng nhân sự
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
Đại hội cổ đông: Là tổ chức cao nhất của công ty, đại hội cổ đông thường niên
được triệu tập một năm một lần sau khi kết thúc một năm tài chính. Đại hội cổ đông

7


thường niên có nhiệm vụ giải quyết các công việc kinh doanh của công ty trong khuôn
khổ điều lệ.
Hội đồng quản trị: Triển khai định hướng chiến lược lâu dài và tổ chức thực
hiện các vấn đề đã được đại hội thống nhất.
Ban điều hành
Tổng giám đốc: Là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, thay mặt HĐQT
điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng về
kết quả hoạt động sản xuất, giữ vai trò lãnh đạo toàn diện.
Phó tổng giám đốc: Là người tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quản
lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán của
công ty.
Các phòng ban chức năng:
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo công tác tổ
chức nhân sự, ổn định tổ chức. Đồng thời, khi có yêu cầu đào tạo nhân viên mới ở bất
kỳ lĩnh vực hay bộ phận nào thì bộ phận này chịu trách nhiệm liên kết để đào tạo với
bộ phận đó. Phòng hành chính nhân sự phải liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác
trong công ty nhằm thực hiện một cách tốt nhất các chính sách nhân sự của công ty,
đưa ra các sáng kiến về nhân sự tốt hơn.
Phòng Tài chính – Kế toán: có chức năng tổ chức các bộ máy tài chính kế toán
từ công ty đến các cơ sở, đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài
chính kế toán thông tin kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức, pháp lệnh
kế toán thống kê của nhà nước và những quy định cụ thể của công ty về công tác tài
chính.
Phòng kinh doanh nội địa: có chức năng lập các kế hoạch kinh doanh trong
nước. Thực hiện các giao dịch mua bán với các đối tác trong nước, thực hiện các kế
hoạch đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa nội địa.
Phòng kinh doanh quốc tế: thực hiện các chức năng kinh doanh quốc tế, duy trì

và phát triển ổn định thị trường quốc tế.
Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng giúp công ty ổn định hoạt động sản
xuất kinh doanh.

8


2.4.4. Cơ cấu cổ đông
Tổng số cổ phần phổ thông: 11.700.000
Tổng số trái phiếu đang lưu hành: không có
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 11.700.000
Số lượng cổ phiếu quỹ từng loại: không có
Cơ cấu cổ đông:
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông của công ty năm 2011
STT

Diễn giải

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1

Tổng công ty thương mại Sài Gòn - SATRA

2

Cổ đông nước ngoài

15,68


3

Cổ đông trong nước

39,32

45

Nguồn tin: Phòng KDNĐ

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với
chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện đầu
tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao
động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Trước hết, hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và
đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết
quả kinh doanh thu được. Kết quả kinh doanh thu được phải là một kết quả tốt, kết quả
có ích. Kết quả đó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có sự chi phí hay
mức độ được thỏa mãn của nhu cầu (số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại, giao tiếp, trao
đổi) và có phạm vi xác định (tổng giá trị sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa, giá trị

sản lượng hàng hóa thực hiện). Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh được thể hiện
qua mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được theo hướng tăng kết quả và
giảm chi phí. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí kinh doanh mà
thực chất là tiết kiệm hao phí thời gian lao động (hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, với khả năng sẵn có, làm
ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có ích nhất.
Tiếp theo, hiệu quả kinh doanh phải là hiệu quả tổng thể, toàn diện, cả về mặt
thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, thời kỳ,
từng kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ
10


và các kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không vì những
lợi ích trước mắt mà quên đi những lợi ích lâu dài. Trong thực tế kinh doanh, điều này
rất dễ xảy ra khi con người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cả
nguồn lao động. Không thể coi việc giảm chi để tăng thu nhập là có hiệu quả được khi
việc giảm chỉ tiến hành một cánh tùy tiện, thiếu cân nhắc, không xét đến các chi phí
cải tạo môi trường tự nhiên, cải tạo đất đai, bảo đảm cân bằng sinh thái. Về mặt không
gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ
hoạt động của các bộ phận, các phân xưởng, các tổ, mang lại hiệu quả, không làm ảnh
hưởng đến hiệu quả chung. Mỗi hiệu quả tính được từ một giải pháp kinh tế, tổ chức,
kỹ thuật, hay hoạt động nào đó trong từng đơn vị nội bộ hay toàn đơn vị nếu không
làm tổn hại đến hiệu quả chung thì mới được coi là hiệu quả thực sự, mới trở thành
mục tiêu phấn đấu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy về thực chất, hiệu quả kinh doanh là biểu hiện của việc kết hợp theo
một tương quan xác định cả về lượng và chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh
doanh: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, có thể nói doanh
nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi và chỉ khi các yếu tố cơ bản của
quá trình kinh doanh được sử dụng có hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được biểu hiện qua các cấp độ khác
nhau, từ thấp đến cao, phản ánh trình độ sử dụng chi phí hay sử dụng các yếu tố đầu
vào của quá trình kinh doanh.
3.1.2. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh chú trọng vào các nội dung và nhiệm vụ chủ yếu
sau:
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh: nhằm nêu lên những nhận xét, đánh
giá sơ bộ ban đầu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà
quản lý, các nhà đầu tư, các đối tác, có căn cứ để có thể đề ra các quyết định cần thiết
về đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản, sử dụng chi phí: hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi tài sản của doanh nghiệp được sử dụng một cách
có hiệu quả. Vì thế, phân tích tình hình sử dụng tài sản sẽ bao gồm phân tích hiệu suất,
hiệu năng và hiệu quả sử dụng tài sản. Qua đó, các nhà quản lý xác định được một đơn
11


vị giá trị tài sản đem lại mấy đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay mấy đơn vị
đầu ra phản ánh lợi nhuận. Đồng thời, cũng qua phân tích tình hình sử dụng tài sản,
các nhà quản lý biết được: để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay một
đơn vị đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị giá trị
tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào kinh doanh.
Phân tích tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là bộ phận nguồn
vốn quan trọng để hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh suy
cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ sở hữu. Vì
vậy, phân tích tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ tập trung vào phân tích hiệu suất,
hiệu năng và hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý
biết được tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu theo thời gian, biết được sức sản xuất, sức
sinh lợi và mức hao phí vốn chủ sở hữu để có được một đơn vị kết quả kinh doanh.
3.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh. Điều này cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả
năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở này các
doanh nghiệp sẽ xác nhận đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu
quả, doanh nghiệp có các cơ sở để ra các chiến lược kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
Vì hiệu quả là một vấn đề trọng yếu nên tất cả các nhà quản lý đều quan tâm, sự
cần thiết này thể hiện:
Thứ nhất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm
hàng đầu của mọi xã hội và các cá nhân. Đây là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể
hiện chất lượng quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để
đảm bảo tạo ra hiệu quả. Tất cả những đổi mới về nội dung, phương pháp trong quản
lý chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất
lượng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu bắt buộc. Hiệu quả đạt càng cao doanh
nghiệp càng có điều kiện mở rộng kinh doanh, đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị,
12


×