Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THỨC ĂN CHĂN NUÔI THÁI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

PHAN THỊ GIANG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THỨC
ĂN CHĂN NUÔI THÁI DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

PHAN THỊ GIANG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THỨC
ĂN CHĂN NUÔI THÁI DƯƠNG

Ngành: Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TH.S TRỊNH ĐỨC TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập
Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn
Nuôi Thái Dương” sinh viên PHAN THỊ GIANG, khóa 34, ngành KẾ TOÁN,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…………………………

Th.S TRỊNH ĐỨC TUẤN
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
 

Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã có công
sinh thành nuôi dưỡng dạy dỗ con, người đã yêu thương cũng như đã cho con
mọi điều kiện để con được học hành như ngày hôm nay. Công ơn đó không có
gì sánh bằng.
Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến ban giám hiệu, quý thầy cô khoa kinh
tế cùng toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trịnh Đức Tuấn, Người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi
Thái Dương đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Trong thời
gian thực tập đó đối với bản thân em là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Em
có thể vận dụng kiến thức học tại trường vào thực tế để hoàn thiện báo cáo thực
tập của mình. Em xin chân thành cám ơn các anh chị kế toán trong công ty đã
giúp em giải thích được thắc mắc trong suốt thời gian em thực tập làm em hiểu
kế toán trong môi trường thực tế.
Cuối cùng em xin cám ơn đến tất cả bạn bè đã luôn giúp đỡ mình trong suốt
thời gian qua.

TPHCM, Ngày

tháng

Sinh Viên
Phan Thị Giang

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ GIANG. Khoa Kinh Tế. Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh Tháng 6/2012. Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản
Phẩm Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương.
PHAN THỊ GIANG. Faculyty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi
Minh city. June. 2012. ” Acounting Production Cost And Determination Of
Actual Unit Value Of The Product At Sun Feeds Limited Company.
Luận văn được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng
kế toán quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu, mô tả quá trình tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty để thấy được điểm mạnh
điểm yếu của công tác kế toán và đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác
kế toán ngày càng phù hợp với những quy định.


MỤC LỤC
 

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4 Cấu trúc luận văn ..............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty: ......................................................3
2.2 Chức năng –nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động ...................................................4
2.2.1 Chức năng .................................................................................................4
2.2.2 Nhiệm vụ: .................................................................................................4
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động ...................................................................................5
2.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm.......................5
2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:..................................................5
2.3.2 Đặc điểm sản phẩm...................................................................................5
2.4 Tổ chức quản lý .................................................................................................6
2.4.1 Tổ chức bộ máy công ty ...........................................................................6
2.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban trong công ty .........................6
2.5 Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty........................................................8
2.5.1 Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán .......................................................................8
2.5.2 Hình thức ghi sổ kế toán .........................................................................10
2.5.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: .................................................11
2.6 Chiến Lược Phương Hướng Phát Triển Trong Tương Lai. ............................11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1 Chi phí sản xuất ...............................................................................................12
 

v



3.1.1 Khái niệm................................................................................................12
3.1.2 Phân lọai chi phí .....................................................................................12
3.2 Giá Thành Sản Phẩm:......................................................................................14
3.2.1 Khái niệm: ..............................................................................................14
3.2.2 Phân Loại Giá Thành Sản Phẩm .............................................................14
3.3 Nội Dung Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và Giá Thành Sản Phẩm. ....................15
3.3.1 Đối Tượng Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất: .................................................15
3.3.2 Đối Tượng Tính Giá Thành Sản Phẩm ...................................................15
3.4. Xác Định Phương Pháp Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Phát Sinh Vào Đối
Tượng Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Hoặc Đối Tượng Tính................................15
3.4.1 Kế Toán Chi Phí Ngyên Vật Liệu Trực Tiếp .........................................15
3.4.2 Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp .................................................16
3.4.3 Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Chung ..........................................................18
3.5 Xác Định Kỳ Tính Giá Thành .........................................................................20
3.6 Quy Trình Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Trong
Doanh Nghiệp. ......................................................................................................21
3.7 Sản Phẩm Dở Dang Và Phương Pháp Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang ...........21
3.7.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT.....................22
3.7.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: ................22
3.7.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: ..22
3.7.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc chi
phí kế hoạch .....................................................................................................23
3.8 Phương Pháp Tính Giá Thành Sản Phẩm.......................................................23
3.8.1 Phương pháp giản đơn ............................................................................23
3.8.2 Phương pháp loại trừ chi phí ..................................................................24
3.8.3 Phương pháp hệ số:.................................................................................24
3.8.4 Phương pháp tỷ lệ Z................................................................................24
3.8.5 Phương pháp đơn đặt hàng .....................................................................25
3.8.6 Phương pháp tổng cộng chi phí ..............................................................25
3.8.7 Phương pháp tính giá thành phân bước ..................................................25

3.9 Kế Toán Thiệt Hại Trong Sản Xuất ................................................................26
 

vi


3.9.1 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng: ...........................................................26
3.9.2 Kế toán các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất ......................................26
3.10 Kế Toán Hoạt Động Sản Xuất Phụ ..............................................................27
3.10.1 Khái niệm: ............................................................................................27
3.10.2 Phương pháp hạch toán ........................................................................27
3.10.3 theo phương pháp thực tế (PP đại số) ...................................................28
3.10.4 Theo phương pháp phân bổ trực tiếp ....................................................28
3.10.5 Theo phương pháp phân bổ bậc thang..................................................28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................29
4.1 Đặc Điểm Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản
Phẩm ......................................................................................................................29
4.1.1 Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất .......................................................29
4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.........................................................29
4.1.3 Đối tượng tính giá thành: ........................................................................30
4.1.4 Kỳ tính giá thành: ...................................................................................30
4.1.5 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty .30
4.2 Kế toán tập hợp chi phí ...................................................................................30
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................30
4.2.2 Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp .................................................44
4.3 Kế Toán Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất ............................................................57
4.4 Kế toán giá thành sản phẩm ............................................................................62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................69
5.1 Kết luận: ..........................................................................................................69
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73

 

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

 

SX

Sản xuất

CPSXDD

Chi phí sản xuất dở dang

CPSXPS

Chi phí sản xuất phát sinh

BGĐ

Ban giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

PKT

Phiếu kế toán

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SDCK


Số dư cuối kỳ

TK

Tài khoản

KKĐK

Kiểm kê định kỳ

SP

Sản phẩm

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SDCK

Số dư cuối kỳ

ĐVT

Đơn vị tính

PSTK

Phát sinh trong kỳ


CCDD

Công cụ dụng cụ

CP NVL

Chi phí nguyên vật liệu

CP NC

Chi phí nhân công

CP SXC

Chi phí sản xuất chung

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................35
Bảng 4.2: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................38
Bảng 4.3: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................40
Bảng 4.4: Bảng Giá Xuất kho Nguyên Vật Liệu Và Bao Bì (Nguyên Liệu Thô, Vi
Lượng, Chất Bổ Sung, Dung Dịch) ...............................................................................41
Bảng 4.5: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................51
Bảng 4.6: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................53
Bảng 4.7: Bảng Nhật Ký Chung ....................................................................................54

Bảng 4.8: Bảng Phân Bổ Chi Phí Bộ Phận Gia Súc, Gia Cầm 01/2012 .......................59
Bảng 4.9 Bảng Tính Giá Thành Của Sản Phẩm Thức Ăn Gia Súc, Gia Cầm 01/2012 63
Bảng 4.10: Bảng Nhập Kho Thành Phẩm Gia Súc, Gia Cầm .......................................67

 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm .....................................................5
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty....................................................................6
Hình 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty .............................................8
Hình 2.4 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy .................10
Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán CPNVL Trực Tiếp ............................................................16
Hình 3.2 Sơ Đồ Hạch Toán CPNC Trực Tiếp...............................................................17
Hình 3.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung...................................................20
Hình 4.1 Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Xuất Kho NVL Cho Bộ Phận Sản Xuất......33
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp 01/2012 .....................43
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp..........................................47
Hình 4.4 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung Trực Tiếp 01/2012 ...................55
Hình 4.5 Sơ Đồ Nhập Kho Thành Phẩm Bộ Phận Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc Gia Cầm
.......................................................................................................................................66
 

 

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: HĐGTGT số 0000349
Phụ lục 2: Phiếu nhập kho số 1
Phụ lục 3: HĐGTGT số 0000064
Phụ lục 4: Phiếu nhập kho số 2
Phụ lục 5: HĐGTGT số 0000469
Phụ lục 6: Phiếu nhập kho số 20
Phụ lục 7: Phiếu xuất kho số 1
Phụ lục 8: Phiếu xuất kho số 17
Phụ lục 9: Phiếu xuất kho số 186
Phụ lục 10: Sổ chi tiết 622
Phụ lục 11: Bảng tổng hợp trích theo lương
Phụ lục 12: Phiếu xuất kho số 210
Phụ lục 13: Phiếu xuất kho số 221
Phụ lục 14: Phiếu xuất kho số 148
Phụ lục 15: Phiếu xuất kho số .143
Phụ lục 16: Phiếu chi số 17
Phụ lục 17: Phiếu chi số 78
Phụ lục 18: Phiếu kế toán số 58
Phụ lục 19: Bảng nhập xuất tồn bao bì
Phụ lục 20: Bảng trích khấu hao TSCĐ
Phụ lục 21: Bảng nhập xuất tồn CCDC
Phụ lục 22: Sổ chi tiết 621
Phụ lục 23: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL
Phụ lục 24: Sổ chi tiết 627
Phụ lục 25: Bảng chấm công
Phụ lục 26: Bảng Lương
Phụ lục 27: Bảng định mức NVL


 

xi


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trên con đường đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại
hóa các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng các khoa học
công nghệ thực tiễn để tạo ra những sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
Một sản phẩm muốn được mọi người chấp nhận thì doanh nghiệp phải đưa ra
một dòng sản phẩm bắt mắt, chất lượng tốt và giá thành cũng phải phù hợp.
Một trong những chỉ tiêu kinh tế được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đó là
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chính vì thế trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm luôn đuợc coi trọng hàng đầu. Nó cung cấp những
thông tin một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có những biện
pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh
tranh trên thị trường.
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tế”, Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế với
các cơ sở để tìm hiểu, vận dụng nhiều kiến thức đã được học, đồng thời làm
quen với cách ghi chép trên sổ sách kế toán để học hỏi các kinh nghiệm thực
tế về công tác tài chính, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để từ
thực tế chứng minh cho kiến thức đã học giúp chúng em cũng cố và nâng cao
kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để khi ra trường có thể đảm đương và hoàn

thành tốt nhiệm vụ của người quản lý kinh tế tài chính.
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thái Dương là một doanh nghiệp lớn.
Để sản phẩm của mình ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường,
Công ty không thể không quản lý chi phí một cách chặt chẽ để không những


chi phí đựợc tính đúng, tính đủ mà giá thành còn phải ngày càng được hạ
thấp.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn chuyên đề: “Kế Toán Chi Phí Sản
Xuất và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi
Thái Dương” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm, qui trình luân chuyển chứng từ
và trình tự hạch toán được áp dụng tại công ty
Tìm hiểu về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí, đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm.
Đối chiếu những quy định, chế độ và chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp
đang áp dụng và trên lý thuyết. Từ đó thấy được điểm mạnh điểm hạn chế và
đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hơn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH chăn nuôi Thái Dương
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ 01/2012 đến 03/2012
Nội dung đề tài: Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm
Tại Công Ty TNHH Chăn Nuôi Thái Dương.
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về công ty: quá trình hình thành và phát triển cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại doanh

nghiệp.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Khái quát về đặc điểm sản xuất của Công ty, đối tượng tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị
 

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Thái Dương (Công ty
TNHH Sun Feeds)
- Địa chỉ: Ấp Bình Thuận II-Xã Thuận Giao-Thuận An-bình Dương
- Điện thoại: 0650719234 hoặc 0650719238 Fax: 0650719235
- Hình thức sở hữu vốn: Vốn do công ty chủ sở hữu cấp (Công ty chủ sở
hữu: Công ty cổ phần Thức Ăn chăn nuôi Thái Dương)
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Mã số thuế: 3700573996
- Với diện tích 11.7ha.
- Công ty TNHH Sun Feeds gọi tắt là S.J.S thành lập vào 19/05/2004 trên cơ
sở thừa kế toàn bộ lực lượng của Công Ty Cổ Phần một doanh nghiệp có nhiều
năm kinh nghiệm và đã đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi chiếm một phần quan
trọng trong ngành chăn nuôi trong nước.

- Trụ sở Công Ty TNHH Sun Feeds (S.J.S), thuộc sở hữu của công ty cổ
phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương được đặt tại Khu công nghiệp Sóng Thần,
Dĩ An, Bình Dương là công ty đầu não với trên 10 cán bộ làm công tác quản lý
với kinh nghiệm lâu năm và hiểu biết về thị trường đã cho ra nhiều sản phẩm
với lượng dinh dưỡng phù hợp cho từng loại động vật nuôi đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng và các chủ doanh nghiệp trong cả nước.
- Lực lượng lao động: Nhiệt huyết trong công việc có tinh thần trách nhiệm,
tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng được khách hàng tin cậy.
- Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 nhằm
nâng cao công nghệ đảm bảo quốc tế trong quản lý chất lượng sản phẩm, với hệ


thống này Sun Feeds sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có độ tin cậy
và chất lượng ngày càng cao và giá cả hợp lý nhất.
- Trụ sở chính đặt tại: Khu Công Nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương.
- Tel: 719234, Email:
- Vốn điều lệ: 700.000.000VND
- Tổng số công nhân viên: 41 người, Trong đó nhân viên quản lí: 15 người,
Công nhân sản xuất: 26 người
2.2 Chức năng –nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
2.2.1 Chức năng
- Là đơn vị hạch toán độc lập, công ty TNHH Sun Feeds có đầy đủ tư cách
pháp nhân:
+ Trực tiếp kí kết các hoạt động kinh tế, hợp đồng lao động.
+ Được phép lưu thông hàng hóa trong cả nước
+ Các hình thức huy động vốn khác:
- Dự trữ lưu thông hàng hóa.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất (linh kiện máy tính, máy vi
tính), phương tiện vận tải hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
kinh doanh trong nước.

- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Xây dựng công trình công dụng.
2.2.2 Nhiệm vụ:
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực, vốn trang thiết bị máy móc, nhà xưởng
để tổ chức sản xuất, chế biến lưu thông các mặt hàng thông dụng đáp ứng nhu
cầu chăn nuôi và nhu cầu của xã hội, đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại thức ăn
chăn nuôi cho thị trường.
- Không ngừng mở rộng sản xuất, cải tiến các trang thiết bị, kĩ thuật áp dụng
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khai thác thị trường đẩy mạnh tiềm
năng của đất nước.
- Thường xuyên điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, ổn định thị trường khi
xảy ra mất cân đối nhu cầu.

 

4


- Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động kinh doanh trước công ty chủ sở
hữu, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do công ty cung cấp với khách
hàng.
- Kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng kí.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các khoản nộp cho nhà nước.
2.2.3 Lĩnh vực hoạt động
Công ty TNHH Sun Feeds chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Phân phối trong cả nước và có nhiều chi nhánh trên cả nước.
2.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm
2.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Hình 2.1 Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm
Bắt đầu


Lập kế
khoạch
sản xuất

Nhập
Kho
M
u
a
N
L
i

u

Kế hoạch
bán hàng

Sản Xuất
Xử lý hàng thô

Hổn hợp

T
h
à
n
h
P

h

m

Hóa Đơn
Thanh Toán

Hóa Đơn
Bán Hàng

Chế Biến

K
h
o
T
h
à
n
h
P
h

m

KCS

Xuất
bán


Nguồn tin: Bộ phận quản lý sản xuất
2.3.2 Đặc điểm sản phẩm
Công ty TNHH Sun Feeds chuyên sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi
cho tất cả các cơ quan, đơn vị cá nhân có nhu cầu. Đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các các thành phần kinh tế, các ngành sản
xuất ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển, công ty không ngừng nâng cao
 

5


chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm mục đích đáp ứng ngày càng
cao của khách hàng.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhiều chủng loại, thành phần dinh dưỡng
khác nhau phù hợp với từng loại vật nuôi.
2.4 Tổ chức quản lý
2.4.1 Tổ chức bộ máy công ty
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Công Ty
Tổng Giám Đốc

Giám Đốc
Điều Hành

Phó Giám Đốc

Phòng Kinh
Doanh

Quản giám
đốc nhà máy


Phòng Kế
Toán

Bộ Phận sản
Xuất

 

Bộ
phận
bán
hàng

Bộ
phận
tiếp
thị

Bộ
phận
kế
toán

Bộ
phận
nhân
sự

Bộ

phận
QC

Cân
nguyên
liệu

Sản
xuất

Nguồn tin: Phòng kinh doanh
2.4.2 Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban trong công ty
Tổng giám đốc:

 

6


Là người điều hành mọi hoạt động của công ty, là người quyết định sau cùng
với sự tham mưu của các phòng ban chức năng. Là người chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Giám Đốc Điều Hành:
Là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động kinh
doanh của công ty chỉ đạo trực tiếp toàn bộ công ty sau tổng giám đốc.
Phó Giám Đốc:
Là người chịu trách nhiệm các thao tác phù hợp với điều kiện đến chất lượng
hàng hóa và tiến độ sản xuất của công ty.
Phòng Kế Toán:
- Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân

tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
- Lập báo cáo kế toán thống kê theo đúng quy định và kiểm tra sự chính xác
của báo cáo do các phòng ban khác lập.
- Hàng tháng kế toán phải báo cáo kịp thời đúng hạn định theo biểu mẫu của
giám đốc.
- Tổ chức thực hiện ghi chép tính toán phản ánh chính xác các hoạt động sản
xuất kinh doanh.Thực hiện các biểu mẫu thống kê, chấp hành chế độ kế toán
hiện hành, chịu trách nhiệm tình hình tài chính của công ty.
Phòng Kinh Doanh:
Là người trực tiếp ký kết các hợp đồng, các đơn đặt hàng của khách
hàng, nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho phù
hợp.
Quản Đốc Nhà Máy:
Là người điều hành quản lý dưới phân xưởng sản xuất.

 

7


2.5 Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
Hình 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty
Kế Toán TRưởng

Kế Toán
Nguyên
Vật Liệu

Kế Toán
Công Nợ


Kế Toán
Vốn
Bằng
Tiền

Kế Toán
Bán Hàng

Thủ Quỷ

Thủ Kho
Thành
Phẩm

Thủ Kho
Nguyên
Liệu

Nguồn tin: phòng kế toán
2.5.1 Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế Toán Trưởng
Là người trực tiếp chịu trách nhiệm chung ở phòng kế toán, lập kế hoạch
làm việc cho phòng kế toán dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc Công Ty,
Quản lý tài sản cố định (chứng từ sổ khấu hao), Tính tiền lương, bảo hiểm,
Theo dõi đối chiếu các tài khoản vay, Tính giá thành, Lập báo cáo tài chính,
Lập tất cả các báo cáo thuế, báo cáo thống kê…
Kế Toán Bán Hàng
Lập lệnh xuất hàng, nhập kho thành phẩm và theo dõi kho thành phẩm hàng
ngày, lập và theo dõi đơn hàng, lập và theo dõi hóa đơn bán hàng, lập báo cáo

doanh số hàng ngày, tuần cho kế toán trưởng và giám đốc, báo cáo cho kế toán
trưởng kế hạch giao hàng ngày hôm sau, chịu trách nhiệm về số liệu kho thành
phẩm và hàng hóa mua ngoài để bán, đối chiếu hàng tháng với thủ kho thành
phẩm…
- Quản lý các loại chứng từ:

 

8


+ Lưu bộ chứng từ xuất hàng bán (hóa đơn bán hàng liên xanh, lệnh xuất
hàng kèm đã được khách hàng ký nhận)
+ Hóa đơn trắng (tập hợp theo gian từ trước đến sau, đảm bảo không được
mất và thất lạc).
+ Lưu giữ hồ sơ nhập kho thành phẩm từ hàng xuất và hàng bán bị trả lại.
+ Lưu giữ chính sách bán hàng, tất cả các thỏa thuận giữa quản lý khu vực và
khách hàng.
Kế Toán Nguyên vật Liệu
Nhập xuất nguyên vật liệu đồng thời theo dõi nguyên vật liệu, đảm bảo số
liệu kho, thường xuyên đối chiếu với thủ kho. Cuối tháng đối chiếu và in sổ
nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu. Hồ sơ xuất kho bao gồm: Phiếu lãnh nguyên
vật liệu, phiếu xuất kho. Hồ sơ nhập kho bao gồm: Yêu cầu mua hàng được
giám đốc duyệt, bảng nhiệm thu, hóa đơn mua hàng. Báo cáo nhập xuất tồn của
thủ kho nguyên liệu. Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang hàng tháng.
Kế Toán Công Nợ
Là người kiểm tra kế toán bán hàng về việc ghi nhận công nợ phải thu, và kế
toán nguyên vật liệu về việc ghi nhận công nợ phải trả, kế toán thanh toán trong
việc thu tiền và thanh toán cho khách hàng. Người trực tiếp chịu trách nhiệm
trước kế toán trưởng và ban giám đốc về số liệu công nợ phải trả cho công ty.

Là người đôn đốc thu tiền, lập kế hạch chi tiền cho khách hàng trình ban giám
đốc kí duyệt. Theo dõi và báo cáo hàng ngày, tình hình thu tiền, tình hình công
nợ. Lập kế hoạch chi tiền phù hợp với tình hình thực tế của công ty (cân đối thu
chi). Tham mưu cho kế toán trưởng và giám đốc để lập chính sách tín dụng
thích hợp cho khách hàng nhằm đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty gặp
nhiều thuận lợi và đảm bảo cho công ty không bị chiếm dụng vốn. Đối chiếu
công nợ với khách hàng thường xuyên. Cuối tháng phải làm biên bản đối chiếu
công nợ với khách hàng bằng văn bản có đủ tính pháp lý (theo mẫu kèm theo).
Kế Toán Vốn Bằng Tiền
Thực hiện các chứng từ thu chi trong công ty (phiếu thu, Phiếu chi), nhận
chứng từ ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền mặt. Chứng từ thanh toán tiền
gửi ngân hàng. Đối chiếu thủ quỹ để đảm bảo số liệu trên máy khớp với thực tế.
 

9


Thủ Quỹ
Quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong công ty. Thường xuyên theo
dõi và đối chiếu sổ quỹ với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Thực hiện thu chi
tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Báo cáo hàng ngày cho kế toán trưởng và giám
đốc số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
2.5.2 Hình thức ghi sổ kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được áp dụng theo mô hình tập trung
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán trên máy vi tính,
công ty sử dụng phần mền Asia được viết dựa trên nhật kí chung, được thiết kế
phù hợp với hình thức tổ chức và yêu cầu quản lý của công ty
Hình 2.4 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy
Sổ kế toán
Chứng từ

kế toán

-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết 

Bảng Tổng
hợp chứng từ
kê toán cùng 
loại 

Báo cáo kế toán
-Báo cáo tài chính

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày

-Báo cáo kế toán 

In sổ báo cáo cuối tháng cuối tháng
Nguồn tin: Phòng kế toán

Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ:

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy tính theo các bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc nhật ký-sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.

 

10


(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa
sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi
tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in ra báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
2.5.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Niên độ kế toán là năm (Bắt đầu 01/01 đến 31/12 hàng năm)
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ 15/2006/QĐ BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ Trưởng BTC
- Nguyên tắc đánh giá tài sản theo nguyên giá (giá thực tế hình thành tài sản
cố định) và giá trị còn lại của tài sản cố định.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng: Khấu hao theo phương pháp
đường thẳng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp: Đơn giá bình quân
gia quyền.
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ:
Tồn kho cuối kỳ=Tồn kho đầu kỳ+Nhập trong kỳ-Xuất trong kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên và nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng tình hình trích lập và hoàn nhập

dự phòng: chưa phát sinh.
2.6 Chiến Lược Phương Hướng Phát Triển Trong Tương Lai.
Trong tương lai công ty mở rộng sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới và mở
rộng thị trường ra nhiều khu vực trong nước.

 

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 
 

3.1 Chi phí sản xuất
3.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và
lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hao phí lao động sống là
hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương. Hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao
động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi
phí sử dụng công cụ-dụng cụ; chi phí sử dụng nhà xưởng, văn phòng; chi phí sử
dụng các loại máy móc –thiết bị khác nhau.
3.1.2 Phân lọai chi phí
a) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
Chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế… mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho quá trình sản
xuất.

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động
như tiền lương, tiền công, phụ cấp trợ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn…..
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ khấu hao của tất cả các loại
TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các
dịch vụ mua từ bên ngoài: Như tiền nước, điện, tiền điện thoại, phục vụ cho
HĐSXKD của doanh nghiệp
.


- Chi phí bằng tiền khác: Gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã được phản ánh ở
trên coi như chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị….
b) Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành (Công dụng kinh tế và
địa điểm phát sinh)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Những chi phí về nguyên vật liệu trực
tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.Ví dụ như: Chi phí vải cho
may quần áo; chi phí sợi để dệt, chi phí bông để kéo sợi….
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo
lương và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí sản xuất như: Tiền
lương phục vụ ở phân xưởng sản xuất, phụ cấp tiền lương của nhân viên phân
xưởng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền điện nước, điện thoại dùng ở phân
xưởng.
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng hoàn
thành
- Chi phí khả biến: Là những chi phí có thể thanh đổi theo tỉ lệ thuận với sự
thay đổi của khối lượng sản phẩm hoàn thành. Dù sản lương sản phẩm sản xuất
có thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phẩm vẫn mang tính chất ổn

định. Thuộc loại chi phí này là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng….
- Chi phí cố định: Là những chi phí mang tính chất tương đối ổn định không
phụ thuộc vào số lương sản phẩm sản xuất. Là chi phí không đổi khi hoạt động
thay đổi. Thuộc loại chi phí này là chi phí là chi phí khấu hao tài sản cố định,
quảng cáo…..
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí vừa mang đặc tính của chi phí biến đổi vừa
mang đặc tính của chi phí cố định. Phần định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh
chi phí tối thiểu để duy trì tình trạng sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí phản ánh
phần thực tế hoặc sử dụng quá định mức.
d) Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
 

13


×