Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM


PHAN THỊ TUYẾT GHÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG
QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI
HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM


PHAN THỊ TUYẾT GHÉ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG
QUÝT HỒNG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI
HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



GVHD: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Tp Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Lai Vung tình Đồng
Tháp”, do Phan Thị Tuyết Ghé sinh viên khóa 2008-2012, ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài những cố gắng của bản thân
tôi còn nhận được nhiều sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ phía gia đình, thầy cô và
bạn bè. Đó là những động lực lớn giúp tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của
mình.Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Trước hết con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và dành cho con những điều tốt đẹp nhất để con có được ngày
hôm nay.
Xin Cảm ơn Toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho em những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các Chú và các Anh công tác tại phòng Nông Nghiệp Phát Triển Nông
Thôn huyện Lai Vung đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu
thập số liệu. Cảm ơn Các các chủ hộ trồng quýt hồng ở Xã Long Hậu và Xã Tân phước
đã cung cấp những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn
trong học tập và cuộc sống, những người đã giúp tôi về mặt tinh thần cũng như đóng

góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
PHAN THỊ TUYẾT GHÉ


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN THỊ TUYẾT GHÉ. Tháng 06 năm 2012. "Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Mô Hình trồng Quýt Hồng Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại Huyện Lai Vung
Tỉnh Đồng Tháp".
PHAN THI TUYET GHE. June 2012. "An Asessment of the Economic
Efficiency of the Red Tangerine Standards VietGAP in Lai Vung District Đong
Thap Province".
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là hướng phát triển cho ngành
nông nghiệp Việt nam. Bên cạnh nhiều lợi ích mang lại từ GAP như nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải thiện môi trường nông nghiệp, có thể kiểm tra nguồn gốc sản
phẩm…thì người sản xuất theo GAP cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình
thực hiện như: tăng chi phí sản xuất, thói quen ghi chép…
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ 70 người dân trồng quýt hồng tại
Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp trong đó có 26 người sản xuất quýt hồng theo tiêu
chuẩn VietGAP, 44 người sản xuất truyền thống về tình hình sản xuất quýt hồng. Qua
đó đề tài sử dụng phương pháp gồm có phương pháp mô tả, phân tích các số liệu tính
toán chi phí sản xuất để đánh giá hiệu quả mô hình và hàm sản xuất để xem xét yếu tố
VietGAP ảnh hưởng như thế nào đối với năng suất quýt hồng và hàm Logit để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến quýt định tham gia VietGAP của nông hộ.
Kết quả cho thấy sản xuất quý an toàn theo VietGAP hiệu quả hơn so với không
sản xuất theo VietGAP lợi nhuận chênh lệch giữa sản xuất quýt hồng theo VietGAP và
không sản xuất theo VietGAP khá cao là 10.340.000VND/1000m2/năm. Các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quýt hồng là phân bón, tuổi cây, kinh nghiệm và

mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận mô hình VietGAP là thu
nhập, trình độ, nhân khẩu, hiểu biết về VietGAP. Chính vì vậy cần có chính sách hỗ
trợ về vốn và tăng cường công tác khuyến nông tập huấn kiến thức về GAP cho người
dân.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.


Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5


2.2. Sự ra đời và phát triển VietGAP ở Việt Nam
2.2.1.

Sự ra đời VietGAP

6

2.2.2.

Chính sách phát triển VietGap ở Việt Nam

7

2.3. Nội dung quy trình thực hành VietGAP
2.4. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

8
14

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

14

2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


23
21

3.1.1. Khái niệm VietGAP

21

3.1.2. Những lợi ích khi áp dụng GAP

21

3.1.3. Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP

21

3.1.4.Khái niệm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

30


3.2.2.

Phương pháp thống kê mô tả

30

3.2.3.

Phương pháp xử lí số liệu

30


 

6


3.2.4.

Phương pháp phân tích hồi quy

30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

4.1. Thực trạng sản xuất quýt hồng tại địa phương


37

4.1.1.Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương

37

4.1. 2. Tình hình sản xuất quýt hồng tại địa phương

39

4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn

41

4.2.1 Trình độ học vấn

41

4.2.2 Độ tuổi

42

4.2.3. Giới tính

43

4.4. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra

43


4.4.1. Tình hình đầu tư sản xuất quýt hồng ở các nông hộ

43

4.4.2. Tình hình áp dụng VietGAP của mẫu điều tra

45

4.4.3. Thực trạng tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP

46

4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩnVietGAP 50
4.5.1 Chi phí đầu tư giai đoạn trồng mới của hai mô hình

50

4.5.2. Chi phí đầu tư trong thời kỳ KTCB

50

4.5.3. Chi phí đầu tư trong giai đoạn kinh doanh của hai nhóm

51

4.5.4. So sánh doanh thu và lợi nhuận TB của hai nhóm

52


4.5.5. Tính hiệu quả giữa hai nhóm

53

4.6. Phân tích ảnh hưởng của mô hình sản xuất VietGAP đến năng suất quýt hồng 53
4.6.1.

Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

4.6. 2. Kiểm định mô hình

53
54

4.7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng VietGAP của người dân
58
4.7.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình logit

58

4.7.2. Đánh giá độ thích hợp của mô hình

60

4.8. Đánh giá chung về mô hình sản xuất quýt hồng VietGAP
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận


64

5.2. Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68
vi 

 

63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BNN

Bộ Nông nghiệp

BVTV


Bảo vệ thực vật

CT

Chỉ thị

CNNN

Công nghiệp ngắn ngày

ĐBSCL

Đồng Bằng Song Cửu Long

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

KHCN

Khoa học công nghệ

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LN

Lợi nhuận


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Quyết định

QĐ- TTg

Quyết định của Thủ Tướng

RAT

Rau an toàn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TB

Trung bình

VietGAP


Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của
Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Khuyến Cáo Liều Lượng Phân Bón Thời Kỳ KiếnThiết Cơ Bản

25

Bảng 3.2 Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số Của Mô Hình Hàm Năng Suất

33

Bảng 3.3 Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số Của Mô Hình Logit

35

Bảng 4.1: Kết Quả Sản Xuất Nông Nghiệp Của Huyện Lai Vung Năm 2011

38


Bảng 4.2: Quy Mô và Kế Hoạch Mở Rộng Diện Tích Quýt Hồng Tại Các Xã Của
Huyện Lai Vung Năm 2012

40

Bảng 4.3. Liều Lượng Phân Bón, Thuốc BVTV Của Mẫu Điều Tra Áp Dụng

46

Bảng 4.4. Cách Pha Chế Phân bón, Thuốc BVTV Của Hai Nhóm

47

Bảng 4.5.. Hình Thức Xử Lý Bao Bì, Thùng Chứa Thuốc Nông Dược, Phân Bón

48

Bảng 4.6. Thống Kê về Việc Ghi Nhật Ký Sản Xuất của Hai Nhóm Hộ

49

Bảng 4.7. So sánh Chi phí Của Hai Mô Hình Trong Giai Đoạn Trồng Mới

50

Bảng 4.8. Chi Chí Đầu Tư Trong Giai Đoạn KTCB Của Hai Nhóm

51

Bảng 4.9. Chi phí Đầu Tư Trong Giai Đoạn Kinh Doanh Của Hai Nhóm


52

Bảng 4.10. Doanh Thu TB Của Hai Nhóm

52

Bảng 4.11. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Năng Suất Quýt hồng

54

Bảng 4.12. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung

56

Bảng 4.13. Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Logit ban đầu

59

Bảng 4.14. Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Logit

59

Bảng 4.15. Dấu Các Thông Số của Mô Hình Ước Lượng So Với Kỳ Vọng

60

Bảng 4.16. Kết Quả Kiểm Định Thông Qua Bảng Giá Trị Kỳ Vọng và Xác Suất

60


Bảng 4.17. Tác Động Biên Của từng Biến Độc Lập trong Mô Hình Logit

61

 

 

viii 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
 

Trang  
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ cấu Trình Độ Học Vấn Của Các Chủ Hộ

42 

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi Các Chủ Hộ

42 

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi Vườn Quýt Hồng Điều Tra

43 

Hình 4.4. Biểu Đồ So Sánh Tỷ Lệ Hộ Áp Dụng và Không Áp Dụng VietGAP


45 

ix 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh về Cây Quýt Hồng
Phụ lục 2. Kết Xuất Mô Hình Hàm Năng Suất
Phụ lục 3. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 5. Kết Xuất Mô Hình Logit
Phụ lục 6. Phiếu Thu Thập Thông Tin về Tình Hình Sản Xuất Quýt Hồng


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng quýt
hồng nhờ vùng đất sạch bệnh, nguồn nước tốt và môi trường thích hợp với loại cây
này. Xuất phát từ đặc điểm đó, ngành nông nghiệp huyện Lai Vung đã mở rộng diện
tích trồng quýt hồng và xác định đây là cây trồng thế mạnh của huyện và ưu tiên đầu
tư phát triển. Hiện nay toàn huyện có diện tích khoảng 1200 ha nằm trên bốn xã Vĩnh
Thới, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành sản lượng bình quân đạt trên 41.000
tấn/năm.Trong đó, Long Hậu là nơi trồng nhiều và nổi tiếng nhất với diện tích trên 420
ha. Nhiều năm qua Quýt hồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều gia đình, góp

phần tô điểm cho bộ mặt nông thôn Lai Vung ngày càng khởi sắc và giải quyết việc
làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế, tăng cường và mở rộng phát triển các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp
vẫn đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế cả nước. Với việc gia nhập WTO
vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một thị trường tiêu thụ lớn,
đồng thời cũng đặt ra cho người sản xuất những thách thức cực kỳ khó khăn về yêu
cầu sản phẩm chất lượng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế một trong
những yêu cầu quan trọng là cần khẩn trương xây dựng quy trình nông nghiệp an
toàn,tập trung sản xuất hàng hoá lớn có chất lượng cao, bổ dưỡng và giá rẻ để nâng
cao tính cạnh tranh của nông sản. Trong những thách thức này, quy trình nông nghiệp
an toàn là chìa khoá thành công cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Để khẳng định
và giữ vững vị trí của mình trên trường quốc tế, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều
1
 


chương trình quốc tế về sản xuất nông nghiệp bền vững như VietGAP, Global GAP,
sản xuất sạch hơn cho rau, quả.
Trong những năm gần đây, với mong muốn đưa quýt hồng vươn xa trên thị
trường trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu
dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, huyện Lai Vung đã được tỉnh Đồng Tháp chọn ra
217 nhà vườn canh tác hơn 100 ha vườn trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu và thành
lập được tổ sản xuất gắn với tiêu thụ quýt hồng theo hướng VietGap... để xây dựng
thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” với kích cỡ trái đồng đều, đạt chuẩn trái cây sạch,
an toàn, bền vững... Ngày 16/1, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai
Vung đã tổ chức lễ công bố chứng nhận nhãn hiệu quýt Hồng Lai Vung độc quyền
trong nước. Với việc được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, giá trị hàng
hoá cũng như uy tín quýt hồng Lai Vung sẽ được nâng cao trên thị trường nội địa và
hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài trong thời gian tới.

Tuy nhiên đi cùng những thuận lợi trên cũng đặt ra không ít thách thức cho
người nông dân vớn đã quen với cách sản xuất truyền thống như thói quen ghi chép sổ
sách, chi phí đầu tư có thể cao hơn, phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt
về chất lượng và môi trường. Xuất phát từ thực tế trên đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh
tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGap tại huyện Lai vung tỉnh
Đồng Tháp ” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng quýt hồng theo
tiêu chuẩn Vietgap từ đó định hướng chính sách khuyến khích phát triển quýt hồng
theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng quýt hồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại
huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể


Phân tích tình hình sản xuất quýt hồng tại huyện Lai Vung.



So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông dân có và không áp dụng tiêu chuẩn

VietGAP.
2
 




Phân tích ảnh hưởng của chương trình VietGAP đến năng suất cây quýt hồng.




Xác định và phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VietGAP.



Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển mô hình trồng quýt hồng tại địa phương.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1.

Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Lai Vung. Số liệu sơ cấp được điều tra
theo cách lựa cho ngẫu nhiên các hộ trồng quýt hồng tại xã Long Hậu và Tân
Phước là hai xã có diện tích trồng nhiều nhất trong huyện.

1.3.2.

Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 10/3/2012 đến 30/5/2112

1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên


cứu và phạm vi thực hiện của đề tài.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan
đến đề tài và sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lai Vung.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày cơ sở
lý luận các khái niệm liên quan đến đề tài như: VietGAP, lợi ích khi thực hiện
VietGAP và giới thiệu sơ lược về kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP. Những cơ
sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.Về phần phương pháp nghiên
cứu trình bày chi tiết các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này sẽ trình bày các
kết quả nghiên cứu như Tình hình sản xuất quýt hồng tại địa phương, giới thiệu một số
đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn; Đưa ra các kết quả tính toán so
sánh hiệu quả hai mô hình có và không áp dụng VietGAP từ số liệu thu thập được.
Dùng phương pháp hồi quy chạy mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả của mô
hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình VietGAP, đánh giá
chung những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi tham gia VietGAP.

3
 


Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Rút ra những kết luận từ kết quả nghiên cứu
và đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các khó khăn và các giải pháp khuyến
khích các hộ dân tham gia sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

4
 


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Hầu hết các quốc gia hiện nay rất quan tâm đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực
phẩm và môi trường. Chính vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh trong sản xuất và đảm
bảo sức khỏe người tiêu dùng cần có một quy định cụ thể về tiêu chuẩn trong sản xuất
nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và tốt cho môi trường
hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều tiêu
chuẩn chung về GAP như EurepGAP, ThaiGAP, MaLayGAP, khối ASIAN có
AsianGAP. Hiện nay, chương trình GAP đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và
đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng GAP trong nông
nghiệp.
Lại Hải Sâm (2010) nghiên cứu tìm hiểu chính sách VietGAP và việc thực hiện
tại hợp tác xã Phước Hải. Tác giả thông qua số liệu thu thập từ các hộ dân để đánh giá
nhận thức về môi trường và thực trạng tuân thủ một số quy định sản xuất rau theo
VietGAP của nông dân, xác định hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có ý thức bảo vệ môi trường và tuân
thủ tốt các quy định sản xuất và mô hình VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân.

 


Nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP ở xã Lộc Thanh, Thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng” được tác giả Hoàng
Thị Thanh thực hiện năm 2011. Nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân
tích hồi quy để xác định và đánh giá hàm năng suất chè giữa nhóm hộ trồng chè theo
VietGAP và nhóm hộ không theo VietGAP, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng VietGAP của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình VietGAP đem

lại năng suất cao hơn và yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia VietGAP của
người dân là kiến thức về VietGAP, số lớp tham gia tập huấn VietGAP, trình độ học
vấn và tổng thu nhập của hộ.
Đặng Thị Hiền Lương (2011), “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất thanh long
VietGAP ở Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận”. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích
hồi quy để phân tích ảnh hưởng của mô hình VietGAP đến năng suất cây thanh long.
Kết quả mô hình VietGAP đem lại năng suất cao hơn các hộ dân sản xuất truyền thống
các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất bao gồm lao động, phân bón, thuốc BVTV.
Tuy nhiên giá bán thanh long của hai nhóm gần như tương đương nhau nên nhiều hộ
nông dân không có động lực để tham gia VietGAP.
2.2. Sự ra đời và phát triển VietGAP ở Việt Nam
2.2.1. Sự ra đời VietGAP
Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông
sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã
xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện.
Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp
thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất
nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi.
Vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào một dự án có tên
"Tăng cường năng lực cạnh tranh" (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm "Liên kết GAP miền Tây Thái Lan". Cũng
năm đó, Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội
thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này,
6


năm 2005 liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt
động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.Cũng trong năm 2005, Tổ
chức Thị trường quốc tế (IMO) đã tổ chức chứng nhận GAP cho một số cơ sở sản xuất
rau, cà phê ở Đà Lạt. Tiếp theo đó là các đơn vị sản xuất thanh long ở Bình Thuận, lâm

ngư trường tôm ở miền Tây cũng lần lượt được công nhận sản xuất đạt tiêu chuần
GAP.
Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có "GAP" cho Việt
Nam nên chi nhánh Hội Làm vườn Việt Nam được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ
đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5 đến ngày
8 tháng 11 - 2007. Đoàn do Tiến Sĩ Võ Mai - Chủ tịch Hiệp hội Trái cây, dẫn đầu cùng
với 6 thành viên khác. Tiếp theo đó đoàn cũng đệ trình 1 bản tường trình với lãnh đạo
Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Ngày 28-1-2008, VietGAP
ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra
đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã
nhanh chóng phát huy tác dụng.
Đến nay đã có đến hàng trăm tổ chức, đơn vị và cá nhân đã có sản phẩm được
công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và đang tham gia vào các dịch vụ buôn bán các sản
phẩm nông sản ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới.
2.2.2. Chính sách phát triển VietGap ở Việt Nam
Ngày 28 tháng 12 năm 2007 Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định số
106/2007/QĐ- BNN quy định về chứng nhận điều kiện sản xuất, sơ chế RAT theo
hướng GAP. Ngày 28 tháng 1 năm 2008 Bộ NN&PTNT tiếp tục ban hành quyết định
số 379/QĐ- BNN- KHCN về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,
quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP), từ đây đã đánh dấu chính thức sự ra đời của
VietGAP ở Việt Nam.
Ngày 28 tháng 7 năm 2008 Bộ NN&PTNT ban hành quy chế chứng nhận
VietGAP ( Quyết định số 84/2008/QĐ- BNN) quy định về trình tự thủ tục, kiểm tra và
chứng nhận VietGAP, chỉ định tổ chức chứng nhận, xử lý vi phạm, trách nhiệm quyền
hạn của nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận.
Ngày 30 tháng 7 năm 2008 Chính phủ ban hành quyết định số 107/2008/QĐTTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an
7


toàn theo VietGAP đến năm 2015 với mục tiêu đến năm 2010 tối thiểu 20% diện tích

rau tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo
hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tối thiểu 30% tổng diện tích rau tiêu
thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được
chứng nhận và công bố sản xuất chế biến theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP.
Đến năm 2015 các chỉ tiêu trên là 100%. Ngày 9 tháng 9 năm 2009 Bộ NN&PTNT có
thông tư số 95/2009/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số điều của quyết định số
107/QĐ- TTg đã nêu trên.
Ngày 15 tháng 2 năm 2009 Bộ NN&PTNT có chỉ thị số 4136/CT-BNN- TT về
việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau quả chè. Mục
tiêu đặt ra là đến năm 2011, 100% các tỉnh thành phố hoàn thành quy hoạch các vùng
sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản
phẩm rau, quả, chè an toàn phù hợp VietGAP và khoảng 30% sản lượng rau, quả, chè
tại các vùng sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố
sản xuất theo VietGAP.
2.3. Nội dung quy trình thực hành VietGAP
2.3.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự
phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với
các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả. Trong trường
hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục
được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn. Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô
nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất
theo VietGAP.
2.3.2. Giống và gốc ghép
Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp phép sản xuất. Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ
các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử
lý và mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có
hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng
loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).

8


2.3.3. Quản lý đất và giá thể
Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và
giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Cần có biện pháp chống xói mòn và
thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. Khi cần thiết
phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được
sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Không được chăn thả vật nuôi gây ô nghiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất. Nếu
bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm
bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.
2.3.4. Phân bón và chất phụ gia
Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng
phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô
nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả. Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm
giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong
danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ
chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải
ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ,
phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số
lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải
được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên. Nơi chứa phân bón hay khu vực
để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được
xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và
nguồn nước. Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên
sản phẩm, thời gian và số lượng mua). Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất
phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón
phân và tên người bón).

2.3.5. Nước tưới
Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu
chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. Việc đánh
giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun
9


thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ
sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. Trường hợp nước của vùng sản xuất
không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng
nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử
lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải
từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia
súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu
hoạch.
2.3.6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về
phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an
toàn. Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh
trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực
vật. Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ được phép mua
thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng
cho từng loại rau, quả tại Việt Nam. Phải sử dụng hoá chất đúng theo sự hướng dẫn
ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm
đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.
Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ghi trên nhãn hàng hóa. Các hỗn hợp hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng
không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường. Sau mỗi lần phun

thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa
dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường. Kho chứa hoá chất phải đảm
bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn
thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới
được vào kho.
Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.
Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng.
Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hoá chất, hướng
10


dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc. Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc
đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi
xử lý theo qui định của nhà nước.
Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản
xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng). Lưu
giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua,
số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng). Không tái sử dụng các bao bì,
thùng chứa hoá chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an
toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất
trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán
sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn
chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ. Các loại nhiên liệu,
xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm
lên rau, quả.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất
có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia
hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
2.3.7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp
xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm. Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc
trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản
phẩm. Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước
khi sử dụng. Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm
khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm. Thường
xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản
phẩm. Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng
biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn
chế nguy cơ gây ô nhiễm.
Thiết kế và nhà xưởng: Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ
khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý,
11


đóng gói, bảo quản. Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách
biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô
nhiễm lên sản phẩm. Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước. Các bóng đèn chiếu
sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn
bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó.Các thiết
bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn.
Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hoá chất thích
hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.Thường xuyên vệ
sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
Phòng chống dịch hại: Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế,
đóng gói và bảo quản rau, quả.Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm
vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản. Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng
trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói.
Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy.

Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài
liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.Nội qui vệ
sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị
cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.Chất
thải của nhà vệ sinh phải được xử lý.
Xử lý sản phẩm: Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép
trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch
phải đảm bảo chất lượng theo qui định.
Bảo quản và vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước
khi xếp thùng chứa sản phẩm. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các
hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. Phải thường xuyên khử trùng kho
bảo quản và phương tiện vận chuyển.
2.3.8. Quản lý và xử lý chất thải
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
12


2.3.9. Người lao động
An toàn lao động: Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải
có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.Tổ chức và cá nhân sản xuất
phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh
viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất.Phải có tài liệu hướng dẫn các
bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất. Người được giao nhiệm vụ
xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị
quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và
không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật. Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất
rau, quả vừa mới được phun thuốc.
Điều kiện làm việc :Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp
lý.Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người

lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ
(các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh
rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng. Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế
tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.
Phúc lợi xã hội của người lao động: Tuổi lao động phải phù hợp với các quy
định của pháp luật Việt Nam. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều
kiện sinh hoạt và có những thiết bị. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý,
phù hợp với Luật Lao động của Việt Nam.
Đào tạo: Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những
nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn. Người lao động phải được tập
huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:
- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
2.3.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ
đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v. Tổ
chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm
tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa.
13


Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.
Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được
lưu giữ tại cơ sở sản xuất. Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có
yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải
được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được
lập hồ sơ và lưu trữ. Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy
nguyên nguồn gốc được dễ dàng. Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung
cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm. Khi phát hiện sản phẩm bị ô

nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu
đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm
và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và
giải pháp xử lý.
2.3.11. Kiểm tra nội bộ:
Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi
năm một lần. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi
kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng
kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ. Tổ chức và cá nhân sản
xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất
lượng khi có yêu cầu.
2.3.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi
khách hàng có yêu cầu. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất
theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời
lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
2.4. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Lai Vung là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp. Huyện có 11 xã và 1
thị trấn, diện tích tự nhiên 23.844,457ha, dân số năm 2010 là 160.241 người, mật độ
dân số bình quân 673 người/km2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 16,3%/năm.
14


×