Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Làm rõ sự ra đời , phát triển của mặt trận Việt Minh từ năm 1941 1945?Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.58 KB, 4 trang )

Nhóm 10
Danh sách thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Chu Thị Phương Thảo
Bùi Quỳnh Anh
Nguyễn Thành Trung
Lê Thị Bích Huệ
Đào Quyền Linh
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Đào Thị Thảo My
Trần Thu Hạnh
Giang Hồng Vũ

Bài thảo luận: Làm rõ sự ra đời , phát triển của mặt trận
Việt Minh từ năm 1941- 1945?
Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám.
1.






Sự ra đời , phát triển của mặt trận Việt Minh từ năm 1941- 1945:
Tình hình thế giới và trong nước:
• Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ phát xít Đức lần lượt chiếm các nước
Châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào cuộc chiến, Chính phủ Pháp đã thi hành
biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách
mạng thuộc địa. Mặt trận nhân dân pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị
đặt ra khỏi vòng pháp luật.
• Trong khi đó phát xít Nhật mở rộng phạm vi xâm lược nhảy vào Đông
Dương đấy nhân dân Đông Dương vào cảnh “một cổ hai tròng” áp bức
nô lệ của Nhật và Pháp, đời sống hết sức khó khăn
Trước tình hình nói trên đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng chuyển hướng
đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.
Chủ trương xây dựng mặt trận:












Để giành độc lập, tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc xây dựng mặt trận dân
tộc thống nhất. Hội nghị trung ương lần thứ 6 (11-1939) Đã chủ trương
thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương đoàn kết rộng rãi các

tầng lớp ,các giai cấp ,các dân tộc kể cả cá nhân yêu nước ở Đông Dương
chĩa ở mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít
Pháp - Nhật giành độc lập dân tộc cho các nước Đông Dương.
Hội nghị trung ương lần thứ 8(5-1941) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc
chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc, tập hợp lực lượng xây dựng mặt trận
thống nhất dân tộc cho từng nước ở Đông Dương. Ở Việt Nam đảng ta thành
lập Việt Nam độc lập đồng minh(gọi tắt là mặt trận Việt Minh)
Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không
phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng
chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.
Hoạt động của mặt trận Việt Minh (1941-1945)

Quá trình chuẩn bị của Mặt trận Việt Minh để tiến tới giành thắng lợi trong
Cách Mạng Tháng Tám :

-

-

-



Xây dựng lực lượng chính trị :
Tại Bắc Sơn - Võ Nhai : Lực lượng du kích thống nhất thành Cứu quốc
quân và phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng ( từ tháng 7-1941
đến tháng 2-1942) sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để gây cơ sở
trong quần chúng.
Tại Cao Bằng: Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc trong
Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu đều có Hội cứu quốc,

Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban xung phong “ Nam
tiến “ để phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
Ở các nơi khác : Đảng tranh thủ tập hợp nhân dân vào Mặt trận cứu quốc.
Năm 1943, đưa ra “ Bản đề cương văn hoá Việt Nam” và vận động thành
lập “ Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam”.
Xây dựng căn cứ địa Cách mạng :
- Tháng 8 -1942, hai căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng nối liền
nhau. Lực lượng cách mạng phát triển trong khu vực rộng lớn Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Đến tháng 6-1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời, là hình ảnh thu nhỏ
của một nước Việt Nam mới.






Xây dựng lực lượng vũ trang và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang:
- Ngày 7-5-1955, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa"
và kêu gọi nhân dân "Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung" .Không khí
chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi trong căn cứ
- Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của HCM, đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập và hai ngày sau đã hạ đồn Phay KhắtNà Ngần
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chỉ thị "Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta" của Đảng. Mặt trận Việt Minh ra
lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu
nước.
- Tháng 5-1945 , sát nhập "Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" với
"Cứu quốc quân" thành "Việt Nam giải phóng quân"


Đến Cách mạng Tháng Tám, Mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp, và
đóng vai trò quan trọng trong khởi nghĩa giành chính quyền.
2, Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám:









Mặt trận Việt Minh là mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc có tác dụng cô lập
cao độ kẻ thù là đế quốc và tay sai để tập trung ngọn lửa đấu tranh với
chúng.
Việt Minh là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho cách
mạng tháng Tám. Từ sau khi ra đời mặt trận Việt Minh đã xây dựng được
lực lượng chính trị hết sức to lớn với tên gọi chung là hội Cứu Quốc, có mặt
ở khắp mọi nơi.
Trên cơ sở của lực lượng chính trị vững chắc mặt trận Việt Minh còn từng
bước xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Trong đó tiêu
biểu là việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày
22 /12/ 1944.
Bên cạnh lực lượng vũ trang mặt trận Việt Minh còn xây dựng Căn cứ địa
cách mạng với cơ sở ban đầu là căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai và Ủy ban Việt
Minh 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Lạng Sơn. Đến tháng 6 năm 1945, khu
giải phóng Việt Bắc đã chính thức ra đời gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng







Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Sau khi thành lập khu giải
phóng đã thực hiện 10 chính sách tiến bộ của mặt trận Việt Minh.Vì vậy khu
giải phóng đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới sau này.
Mặt trận Việt Minh có vai trò Tập dượt cho quần chúng nhân dân tham gia
vào các cuộc đấu tranh mà biểu hiện rõ nhất chính là phong trào “phá kho
thóc” của Nhật để giải quyết nạn đói.
Trong những ngày tổng khởi nghĩa mặt trận Việt Minh có vai trò tổ chức
lãnh đạo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, tổ chức cuộc mít tinh lớn
vào ngày mùng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình để tuyên bố sự ra đời của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.



×