Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA U MÀNG NÃO NỘI SỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U màng não (UMN) là loại u thường gặp, chiếm khoảng 13-26% khối u
nội sọ, được chia thành hai nhóm chính: lành tính (90%) và không điển hình,
ác tính (10%). U màng não có tỷ lệ mắc khoảng 2-3/100.000 dân và chiếm
14-21% các khối u trong sọ theo y văn thế giới.
U màng não xuất phát từ các tế bào vi nhung mao của màng nhện, tiến
triển chậm, không bao giờ thâm nhiễm vào mô não và có mạch máu nuôi
phong phú. U màng não có thể gặp ở tất cả các vùng mà màng não bao phủ
(vòm sọ, nền sọ, dọc theo cánh xương bướm, xoang tĩnh mạch dọc trên...).
U màng não thường diễn biến âm thầm. Người bệnh thường chỉ được
phát hiện bệnh khi khối u đã lớn và có nhiều biến chứng. Điều này gây khó
khăn cho cả việc chẩn đoán sớm và điều trị. Chính vì vậy khám sức khỏe định
kỳ có ý nghĩa rất lớn trong phát hiện sớm bệnh.
Trước đây việc chẩn đoán u màng não thường khó khăn do dựa vào các
triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và các phương pháp cận lâm sàng không đặc
hiệu như chụp X-quang sọ quy ước, chụp động mạch não, chụp não thất, điện
não đồ. Ngày nay, nhờ có các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán hình ảnh
như máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (CHT), u màng
não có thể được chẩn đoán sớm hơn và chính xác hơn. Chụp CLVT cho phép
đánh giá vị trí, kích thước, ảnh hưởng của xương cạnh u nhưng CHT chẩn
đoán u màng não chính xác hơn, giúp điều trị u màng não triệt để hơn. Hơn
nữa CHT cho phép cắt nhiều bình diện và thấy rõ cấu trúc giải phẫu nội sọ,
giúp chẩn đoán UMN ở các vị trí phức tạp như nền sọ, xoang tĩnh mạch dọc
trên, xoang hang, hố sau mà những vị trí này CLVT tỏ ra ít hiệu quả.


2

Điều trị u màng não có rất nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị


bằng Gamma Knife … tuy nhiên phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu để
điều trị loại u này. Phẫu thuật lấy u thường khó khăn do: u rất giàu mạch máu
tân sinh, u hay xuất hiện ở những vùng chức năng quan trọng và u khi mổ
thường có kích thước lớn. Việc phẫu thuật cũng đã có nhiều tiến bộ trong thời
gian gần đây nhờ các phương tiện trợ giúp như kính vi phẫu, dao siêu âm, đặc
biệt là máy định vị thần kinh (Neuronavigation) đã cho phép xác định chính
xác vị trí, kích thước khối u từ đó chọn lựa đường vào tối ưu giúp cho việc
cắt bỏ khối u dễ dàng và triệt để hơn, hạn chế các biến chứng sau mổ.
U màng não vòm sọ chiếm tỷ lệ tương đối cao trong u màng não
(khoàng 15-28%). So với các loại u màng não ở vị trí khác thì u màng não
vòm sọ có một số đặc điểm lâm sàng nhất định như cơn động kinh cục bộ (do
u kích thích não và màng não), giảm cảm giác, giảm vận động thường xuất
hiện sớm…Việc phẫu thuật điều trị loại u này thường dễ dàng hơn do đường
vào khối u rộng rãi, ranh giới với nhu mô não lành thường rõ ràng nên khả
năng cắt bỏ triệt để khối u cao hơn, đặc biệt trong giai đoạn sớm.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng
dụng hệ thống định vị thần kinh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ BỆNH U MÀNG NÃO
1.1.1. Trên thế giới
Theo nhiều cách, u màng não, là linh hồn của chuyên ngành phẫu thuật
thần kinh. Tiến bộ của điều trị u màng não phản ánh tiến bộ của phẫu thuật
thần kinh, và các tiến bộ của phẫu thuật thần kinh được sử dụng tối đa nhằm
cải thiện việc điều trị u màng não [1]. Các báo cáo trong lịch sử u màng não

và điều trị phẫu thuật u màng não nhấn mạnh rằng “u màng não đã để lại dấu
ấn là sự tăng sinh xương trên hộp sọ người ngay từ thời tiền sử”, và các tác
giả đã ghi chép lại sự xác định các khối u này với tư cách là các thực thể bệnh
lý bắt đầu từ thế kỉ 17.
Bệnh học UMN đã được Felix Paster mô tả lần đầu tiên vào năm 1614,
sau đó Louise có công bố một nghiên cứu về giải phẫu bệnh của một loại u
dạng nấm có nguồn gốc từ màng cứng đồng thời phá huỷ xương sọ nên người
ta gọi loại u này là UMN ở dạng liên kết.
Năm 1922 U màng não là thuật ngữ do Harvey Cushing đưa ra để chỉ một
loại u lành tính của màng não. U phát triển từ lớp tế bào vi nhung mao của lớp
màng nhện, chiếm từ 14 - 20% các khối u của hệ thống thần kinh trung ương.
Vào thể kỉ 18 và thế kỉ 19, u màng não chỉ được chẩn đoán trong suốt
cuộc đời bệnh nhân khi gây ra những thay đổi về hộp sọ phía trên xác định
được khi nhìn hoặc sờ. Chỉ có vài nhà khoa học nỗ lực tìm cách loại bỏ những
thương tổn này bằng phẫu thuật, và rất ít trong số đó mang lại lợi ích cho
bệnh nhân. Trong số 13 ca phẫu thuật được tiến hành từ năm 1743 đến 1896
với các kết quả được ghi lại cụ thể, 9 trường hợp bệnh nhân tử vong [2].


4

F.Durante, một phẫu thuật viên người Ý ở Sicile, năm 1885 đã mổ một
trường hợp UMN gồm 313 trường hợp.
Năm 1864, John Cleland, giáo sư về giải phẫu học ở Glasgow, đã “đưa
ra quan điểm đi trước thời đại về hai khối u mà ông tìm được trong phòng
phẫu tích, 1 trong số chúng xuất phát từ mảnh sàng và u còn lại từ vùng trán phải
liền kề với xoang tĩnh mạch dọc trên, đều có nguồn gốc từ màng nhện hơn là
màng cứng. Ông nhận thấy rằng về cấu trúc chúng tương tự với hạt Pacchioni về
một số điểm” [3]. Năm 1915 Cushing và Weed [4] xác nhận lại ý kiến của
Cleland rằng u màng não bắt nguồn từ các đám tế bào màng nhện.

Các danh pháp liên tiếp về u màng não hiện bao gồm u dạng nấm
(fungoid tumor), u liên kết (sarcoma), u tế bào trụ (cylindroma), u nội mô
(endothelioma), và u xơ (fibroma) [2],[4]. Cushing đề xuất thêm thuật ngữ u
nhú (meningothelioma) nhằm mô tả loại u này theo đặc điểm mô liên quan.
Ông đã tránh sử dụng tên nguồn gốc tạo mô do sự tạo thành tế bào u loại này
vẫn còn tranh cãi; ông cũng tránh đặt tên theo vị trí do có rất nhiều vị trí phân
bố u màng não khác nhau. Sau này, Cushing đã lựa chọn thuật ngữ u màng
não (meningioma). Trong bài giảng ở Cavendish của mình vào năm 1922, ông
đã ghi nhận được 85 trường hợp u màng não [3].
Vào năm 1938, Cushing và Eisenhardt cho xuất bản bài “U màng não:
Phân loại, biểu hiện theo vị trí, diễn biến tự nhiên và các kết quả sau kết thúc
phẫu thuật”, trong đó họ ghi nhận chi tiết trường hợp của 313 bệnh nhân đã
gặp từ 1903 đến 1932. Từ đó đến nay u màng não ngày càng được quan tâm.
Năm 1922, Cushing viết: “Ngày nay chẳng có gì trong toàn lĩnh vực ngoại
khoa đáng mừng hơn việc cắt bỏ hoàn toàn khối u màng não mà sau này chức
năng được hồi phục hoàn toàn” [3]. Điều này vẫn còn đúng sau hơn 80 năm.


5

Với việc sử dụng dao điện cầm máu trong phẫu thuật do W.Bovie đề
xướng từ 1926, H.Cushing đã áp dụng để phẫu thuật lấy bỏ u não nói chung
và UMN nói riêng đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ 52,9 xuống còn 27,2%.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, việc phát minh chụp động mạch não của
Egas Moniz (1927) đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trong quá trình chẩn đoán về
mặt bản chất và vị trí khối UMN.
Năm 1971 Hounsfield và Ambrose đã cho ra đời chiếc máy chụp cắt lớp
vi tính sọ não đầu tiên. Sự xuất hiện của chụp cắt lớp vi tính đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong việc phát hiện chính xác khối u về vị trí và kích thước.
Kỉ nguyên của các hệ thống định hướng qua hình ảnh bắt đầu vào giữa

những năm 1980, khi Roberts và các cộng sự đã mô tả định vị thần kinh bằng
hình ảnh bằng một thiết bị số hóa dựa vào sóng âm. Năm 1987, Wanatabe đã
xây dựng một thiết bị mổ trong sọ không dựa khung để định vị trong sọ. Năm
1993, Bucholz và cộng sự đã đưa vào sử dụng đèn phát quang lưỡng cực
(LED) trong phẫu thuật. Các thiết bị này cho phép định hướng rộng rãi và
quan sát trực tiếp tốt hơn các máy định hướng không gian dựa khung và đã
ngày càng được đưa vào thực hành thường qui trong những năm 1990.
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Lê Xuân Trung và Nguyễn Như Bằng (1974) đã thống kê và phân loại
u não theo mô bệnh học trong 16 năm tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện
Việt Đức, từ 1957 đến 1972 gồm 408 trường hợp. Kết quả cho thấy tỷ lệ
UMN là 17% [5].
Dương Chạm Uyên, Hà Kim Trung và cộng sự ở Bệnh Viện Việt Đức
trong 2 năm (1991 – 1993) đã mổ 28 UMN trong tổng số 130 ca u não, tỷ lệ
UMN là 21,5% [6].


6

Trong 679 ca u màng não đã phẫu thuật tại khoa PTTK bệnh viện Chợ
Rẫy từ 1996-1998, Nguyễn Phong và cộng sự gặp 129 ca u màng não, chiếm
tỷ lệ 19%, trong đó u màng não trên lều là 86,9% [7].
Trần Công Hoan, Vũ Long (1999) nghiên cứu 270 bệnh nhân U não
được phẫu thuật tại Bệnh Viện Hữu Nghi Việt Đức nhận thấy UMN chiếm
21,9%, tuổi hay gặp 30-50 không có sự phân biệt giữa nam và nữ, có thể ở bất
cứ vị trí nào mà ở đó tồn tại màng nhện hay gặp ở nền sọ, cạnh đường giữa và
liềm não [8].
Phạm Hoà Bình và cộng sự đã mổ 40 trường hợp UMN tại Bệnh Viện
Trung Ương Quân đội 108 trong giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ lệ 29,6% tổng
số u não [9].

Thái Thị Loan, Hoàng Đức kiệt (1996) (tõ 70 trường hợp u bán cầu đại
nãođã mổ) nhận xét u tế bào thần kinh đệm chiêm 52,9% đứng thứ hai là
UMN lành tính chiếm 28,6% [10].
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hoa (2001) đa số UMN ở vòm sọ,
cạnh đường giữa liềm đại não chiếm 55,8%. Kích thước u thường lớn ở vòm
sọ, cạnh đường giữa, liềm đại não. Kích thước nhỏ ở vùng yên, hố sau và góc
cầu tiểu não.
Lê Điển Nhi và cộng sự ở Bệnh Viện 115 Thành Phố Hồ Chí Minh đã phẫu
thuật 114 ca U não từ năm 1993 đến 1996 thấy UMN chiếm tỷ lệ 23,68 [11].
Tác giả Nguyễn Ngọc Khang (2010) công bố UMN vùng củ yên có
kích thước 2-4 cm chiếm 72,9% trong số 107 bệnh nhân. Thời gian nhập viện
trung bình là 6 tháng, thời gian khởi bệnh sớm nhất là 1 tháng muộn nhất là
10 năm [12].


7

Dương Đại Hà (2012) nhận xét (từ 204 trường hợp UMN tại Bệnh Viện
Việt Đức): 71 trường hợp UMN nền sọ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 34,9 % sau đó
UMN vòm sọ chiếm 22,1 % và UMN cạnh đường giữa 20,6%. Tổng số UMN
ở vị trí lều tiểu não, lỗ chẩm, hố sau chiếm 9,8%. Có 5 trường hợp UMN
nhiều ổ chiếm 2,4% [13].
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÙNG VÒM SỌ
1.2.1. Xương sọ [14],[15]
Xương sọ là một khối gồm 22 xương nằm ở đầu trên của cột sống. Sọ
do hai nhóm xương hợp thành: các xương hộp sọ và các xương mặt. Hộp sọ là
hộp xương bảo vệ cho não do tám xương tạo nên: hai xương đỉnh, một xương
trán, một xương chẩm, một xương bướm, một xương sàng và hai xương thái
dương. Các xương mặt tạo nên khung xương của mặt, gồm mười ba xương
dính thành một khối và dính với hộp sọ: hai xương lệ, hai xương xoăn mũi

dưới, hai xương mũi, hai xương hàm trên, hai xương khẩu cái, hai xương gò
má và một xương lá mía; và một xương liên kết với khối xương sọ bằng khớp
hoạt dịch là xương hàm dưới.
Người ta hay sử dụng mặt phẳng ngang qua bờ trên ổ mắt ở phía trước và
ụ chẩm ngoài ở phía sau, để chia xoang sọ làm hai phần: Vòm sọ và nền sọ (đáy
sọ). Vòm sọ khá đơn giản khi mô tả giải phẫu, còn nền sọ phức tạp hơn nhiều.
Vòm sọ là phần sọ ta có thể sờ trên người sống có da che phủ, hình
vòm có 5 mặt là mặt trên, mặt trước, mặt sau và hai mặt bên.
 Mặt trên: mặt trên hình bầu dục do xương trán, hai xương đỉnh và
xương chẩm tạo thành, hai xương đỉnh nối nhau bằng khớp dọc, hai xương đỉnh
nối với xương trán bằng khớp vành, nối với xương chẩm bằng khớp lăm đa.
 Mặt trước: phía trên là trán, phía dưới là khối xương mặt.


8

 Mặt sau: gồm phần trai xương chẩm là chính.
 Mặt bên: có hố thái dương do các phần sau đây góp phần tạo thành:
mặt thái dương xương gò má, cánh lớn xương bướm, phần trai xương thái
dương và xương đỉnh.
Các xương của vòm sọ được tạo nên từ hai bản xương đặc (bản ngoài
và bản trong) ngăn cách nhau bằng một lớp xương xốp được gọi là lõi xốp.
Mặt trong hộp sọ dính với màng não cứng, mặt ngoài tạo nên chỗ bám cho
các cơ đầu mặt.
1.2.2. Màng não [14],[15],[16],[17]

Hình 1.1: Giải phẫu màng não, các tĩnh
mạch não và xoang tĩnh mạch màng cứng

Hình 1.2: Sơ đồ các màng não tủy


(Nguồn "Meningioma" 1993) [19].

(Nguồn "giải phẫu đầu mặt cổ") [18].
Hệ thống thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống được bao bọc
bởi ba lớp màng từ ngoài vào trong là màng cứng, màng nhện và màng mềm.
Những màng này có tác dụng nâng đỡ, nuôi dưỡng và bảo vệ cho não – tủy.
Giữa màng nhện và màng mềm có một khoang chứa đầy dịch não tủy.


9

1.2.2.1. Màng não cứng
Màng não cứng dai, không đàn hồi, mặt ngoài xù xì dính với cốt mạc
nội sọ, trừ những nơi có xoang tĩnh mạch màng cứng đi giữa màng cứng và
xương sọ. Màng não cứng được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu.
Mặt trong có những vách đi vào trong ngăn cách các phần của não:
liềm đại não, lều tiểu não, liềm tiểu não, lều tuyến yên và lều hành khứu.
Lều tiểu não là một vách to, tạo nên một mái trên hố sọ sau, ngăn cách
mặt trên tiểu não với thùy chẩm của bán cầu đại não.
Liềm tiểu não là một phần nhỏ của màng cứng, ở ngay dưới ụ chẩm
trong, bờ sau dính vào mặt trong xương chẩm và chứa xoang tĩnh mạch chẩm,
bờ trước hướng vào trong lách vào giữa hai bán cầu tiểu não.
Liềm đại não là một vách đứng dọc giữa, hình lưỡi liềm, dính vào toàn
bộ vòm sọ, dọc theo đường giữa, đi vào khe dọc giữa hai bán cầu đại não, tạo
nên một vách sợi. Nó ngăn cách các bán cầu đại não phải và trái.
Ngoài ra còn các xuất phát khác của màng cứng: lều tuyến yên, vách
xoang tĩnh mạch hang.
Cấu tạo của màng cứng là một mảng xơ có nhiều lớp sợi tạo keo và ít
sợi chun. Trong màng cứng cũng có một hệ thống mao mạch kiểu xoang

thông với các tĩnh mạch của não và tĩnh mạch của sọ.
1.2.2.2. Màng nhện não
Màng nhện mỏng, trong suốt, nằm giữa màng cứng và màng mềm, gồm
hai lá áp sát vào nhau tạo nên một khoang ảo, màng nhện bắc cầu qua các
rãnh tĩnh mạch bán cầu đại não của các cuống não khác hẳn màng mềm.
Khoang dưới nhện ngăn cách màng nhện với màng mềm chứa đầy dịch não
tủy. Màng nhện có tác dụng hấp thu dịch não - tủy.


10

Cấu tạo màng nhện là một màng liên kết không có mạch, chạy ngay sát
dưới màng cứng.
1.2.2.3. Màng não mềm
Màng mềm được cấu tạo bằng mô liên kết thưa, chứa nhiều vi mạch để
nuôi dưỡng não bộ nên còn gọi là màng nuôi. Hai mặt của màng mềm được
bao phủ bằng một lớp tế bào trung biểu mô. Màng nuôi cũng là cấu trúc mà
qua đó có sự trao đổi giữa các mao mạch với dịch não – tủy.
Khoang dưới nhện chứa dịch não – tủy lưu thông và những chỗ rộng
của nó được gọi là các bể dưới nhện (bể đáy, bể trước giao thoa thị giác, bể
trước cầu não). Dịch não tủy được tiết ra chủ yếu trong các não thất bởi các
đám rối mạch mạc. Dịch não - tủy được hấp thu vào xoang tĩnh mạch dọc trên
bởi các hạt Pacchioni và các nhung mao của màng nhện. Số lượng dịch não –
tủy tiết ra ở người lớn mỗi ngày từ 50 đến 100ml (0,3 ml/phút). Hạt Pacchioni
nằm sâu trong xương sọ tạo thành các hốc nhỏ, ngoài ra còn đẩy vào trong
màng nhện thành những nụ lồi trong các xoang tĩnh mạch.
1.2.3. Hệ thống cấp máu [16],[17],[20]
Não và màng não được nuôi dưỡng bằng hệ thống mạch máu hình
thành từ các cuống mạch chính: hai động mạch cảnh ngoài, hai động mạch
cảnh trong và hệ động mạch đốt sống – thân nền.

Hệ động mạch cảnh trong cấp máu cho khoảng 2/3 trước bán cầu đại
não. Hệ động mạch sống – nền (mà nhánh tận cùng là động mạch não sau)
cấp máu cho khoảng 1/3 sau bán cầu đại não.
1.2.3.1. Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh trong cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não, ngoài ra
còn cấp máu cho mắt và các phần phụ của mắt. Một số nhánh nhỏ của động


11

mạch cảnh trong còn cấp máu cho trán và mũi. Động mạch cảnh trong tách ra
các động mạch não trước và giữa. Động mạch não sau là nhánh tận cùng của
động mạch nền. Các động mạch não đều phân chia thành các nhánh nông và
các nhánh sâu. Các nhánh nông cấp máu cho vỏ não, các nhánh sâu cấp máu
cho các nhân xám trung ương và bao trong.

Hình 1.3: Động mạch não (nhìn thẳng và nhìn nghiêng)
(Nguồn "giải phẫu đầu mặt cổ") [18].
1. Động mạch cảnh trong; 2. Động mạch cảnh ngoài; 3. Động mạch não trước;
4. Động mạch não giữa; 5. Động mạch não sau

Động mạch não trước. Là nhánh tận nhỏ của động mạch cảnh trong,
cấp máu chủ yếu cho mặt trong bán cầu đại não, màng não.
Động mạch não giữa. Động mạch này phân làm bốn đoạn từ M1 đến M4.
 Đoạn M1 (đoạn ngang) cấp máu cho nhân bèo, nhân đuôi và một
phần bao trong.
 Đoạn M2 (đoạn thùy đảo cho ra các nhánh động mạch ổ mắt – trán
ngoài, động mạch rãnh Rolando trước và sau, nhóm các động mạch thái
dương trước, sau, giữa.
 Đoạn M3, M4 cấp máu cho một phần thùy chẩm và nối với một số

nhánh tận của động mạch não sau.


12

Hình 1.4: U màng não vùng hốc mắt phải được nuôi hoàn toàn bởi nhánh
động mạch não trước, động mạch não giữa của động mạch cảnh trong
(Nguồn "nhận xét lâm sàng, chụp cắt lớp u bán cầu đại não 1995") [21].
Động mạch não sau. Động mạch này được phân chia ba đoạn từ P1
đến P3.
Đoạn P1 cấp máu cho đồi thị,gian não, phần sau đồi thị, tuyến tùng, và
đám rối màng mạch của não thất III.
Đoạn P2 bao quanh gian não, kéo dài từ chỗ nối động mạch thông sau
chạy vòng qua trung não lên trên tiểu nảo. Nhánh bên chính là động mạch màng
mạch sau bên cấp máu cho phía sau đồi thị và đám rối màng mạch bên. Động
mạch màng mạch sau và động mạch màng mạch giữa có sự nối thông nhau.
Đoạn P3 là đoạn củ não sinh tư, đoạn này chạy sau trung não, xung
quanh não thất IV, cho các nhánh bên như sau:
 Động mạch thái dương dưới, cấp máu cho phần nông ở mặt dưới thùy
thái dương và nối với các nhánh thái dương của động mạch não giữa.
 Động mạch đỉnh – chẩm cấp máu cho 1/3 phía sau của mặt trong bán cầu
và có sự nối thông với các nhánh thái dương nông của động mạch não trước.
 Động mạch quanh trai, cấp máu cho phần lồi thể trai và nối với động
mạch quanh trai của động mạch não trước.


13

1.2.3.2. Động mạch ở màng cứng
Gồm: Động mạch màng não trước là nhánh của động mạch mắt, nhánh

bên của động mạch cảnh trong. Động mạch màng não giữa là nhánh của động
mạch hàm trong, nhánh tận của động mạch cảnh ngoài. Động mạch màng não
sau (nhánh chẩm) là nhánh bên của động mạch đốt sống.
1.2.3.3. Động mạch đốt sống – thân nền
Động mạch đốt sống xuất phát từ động mạch dưới đòn cùng bên, động
mạch này đi lên trong các lỗ của mỏm ngang của các đốt sống cổ từ C6 đến
C1. Khi lên trên, động mạch uốn quanh sau khối bên của đốt đội để qua lỗ
chẩm vào hộp sọ, đến phía trên của hành não, hai động mạch đốt sống nhập
lại thành động mạch thân nền.
1.2.4. Tĩnh mạch
Hệ tĩnh mạch não bao gồm các xoang tĩnh mạch màng cứng và các tĩnh
mạch não. Xoang tĩnh mạch là xoang chứa máu nhận máu tĩnh mạch não trở
về. Các xoang tĩnh mạch não nằm trong bề dầy của màng cứng.
1.2.5. Thần kinh
1.2.5.1. Màng cứng
 Tầng trước: nhánh sàng của dây thần kinh khứu giác.
 Tầng giữa: nhánh của dây thần kinh tam thoa, nhánh quặt ngược Arnold.
 Tầng sau: nhánh của dây X và XII.
1.2.5.2. Màng nhện và màng mềm
Từ các đám rối thần kinh ở quanh các mạch máu. Là các nhánh tách ra.


14

Hình 1.5: Hệ thống xoang tĩnh mạch trên phim chụp DSA
thì tĩnh mạch phim thẳng
(Nguồn "giá trị của CLVT và CHT trong chẩn đoán u màng não nội sọ") [22]
1. Xoang dọc trên;

2. Hội lưu xoang;


4. Xoang hang;

5. Tĩnh mạch cảnh trong.

3. Xoang ngang;

1.3. DỊCH TỄ HỌC VÀ PHÂN LOẠI U MÀNG NÃO VÒM SỌ
U màng não là loại u thường gặp nhất trong các loại u não của hệ thần
kinh trung ương và u não nguyên phát (với tỉ lệ mắc phải là 6,29 trên 100000
người). Các số liệu từ Thống kê u não năm 2004-2006 chỉ ra rằng u màng não
chiếm xấp xỉ 34% của tất cả u não nguyên phát. Một nghiên cứu ở Rochester,
Minnesota, trong những năm từ 1935 đến 1977 cho thấy tỉ lệ phân bố u não
nguyên phát như sau: u tế bào đệm 35%, u màng não 40% và u tuyến yên
13% đã bao gồm dữ liệu thăm khám tử thi; u tế bào đệm 43%, u màng não
21% và u tuyến yên 17% khi chưa có dữ liệu khám tử thi. Những thông tin
này cho thấy rằng rất nhiều khối u màng não vẫn có biểu hiện lâm sàng âm
thầm và không đòi hỏi phẫu thuật.
Tỉ suất mới mắc thô hàng năm của u màng não trong nghiên cứu này là
1,85 trên 100.000 dân trong toàn bộ quần thể. Năm 1985 Walker và đồng sự
đã báo cáo về dịch tễ học u màng não khi điều tra 166 bệnh viện ở Hoa Kỳ.
Trong số 13.720 bệnh nhân có u nội sọ được xác định bằng giải phẫu bệnh


15

trong những năm 1973-1974, 58% mắc u tế bào đệm, 20% u màng não và
14% u tuyến yên. U màng não xảy ra ở nữ nhiều hơn 2,25 lần so với nam giới
(tỉ lệ mắc phải: 8,44 trên 100000 nữ giới so với 3,76 trên 100000 nam giới).
Tỉ suất mới mắc u màng não tăng theo tuổi và cao nhất với người trong độ

tuổi trên 85 ( tỉ lệ mắc phải của người trên 85 tuổi là 36,9 trường hợp trong số
100000 người) [23].
U màng não chiếm 1% đến 4% tổng số u não ở trẻ em (dưới 18 tuổi). U
đặc biệt rất ít gặp ở thời kì ấu thơ. Tuổi trung bình được đưa ra là 11,6, so với
tuổi trung bình của tất cả các loại u khác ở trẻ em là 6,3. Có một số đặc điểm
phân biệt u màng não ở trẻ em với u màng não ở người lớn. Tỉ suất mới mắc ở
trẻ em nữ và nam bằng nhau, nhưng cũng có báo cáo ghi nhận tỉ lệ ưu thế
(71%) ở trẻ nam. U màng não ở trẻ em có thể xuất phát từ những vị trí bất
thường. 11% u màng não trẻ em là u trong não thất, so với người lớn là 3,9%.
Có thể gặp nhiều u (23%) hoặc có cấu tạo nang (23%). U thường đi kèm u xơ
thần kinh (23% tới 41%) và không dính với màng cứng đến 13% các trường
hợp. U màng não thường xuất hiện ở vùng vòm sọ ( 19-34%) và vùng cạnh
đường giữa ( 18-25%), tiếp theo là vùng cánh xương bướm (17-25%), nền sọ
trước (10%), hố sau ( 9- 15%), rãnh trượt (< 1%). Để tối ưu hóa quản lý bệnh
nhân và kết quả điều trị, hiểu cặn kẽ về mục đích và kỹ thuật phẫu thuật dựa
trên vị trí, sinh bệnh học của khối u là rất quan trọng [24].
U màng não vòm sọ định nghĩa là u của vùng trên lều mà điểm bám của
nó nằm trên vùng màng cứng bao phủ vùng lồi của bán cầu đại não. Phân loại
đầu tiên của u màng não vòm sọ do giáo sư Cushing lập ra bao gồm vùng thái
dương, vùng trán, vùng cạnh đường giữa, vùng đỉnh, vùng chẩm [2]. Một vài
nghiên cứu khảo sát về phân loại u màng não vòm sọ chỉ ra rằng vùng trán là
hay gặp nhất (> 50%), và vùng phía sau gặp ít nhất (7-11%) và phần còn lại
chia đều cho vùng thái dương và cạnh đường giữa. Do những tiến bộ trong
định vị khối u và mối liên hệ của chúng với vùng chức năng vỏ não dựa trên


16

các nghiên cứu về giải phẫu và hình ảnh chức năng, việc phân loại u màng
não vòm sọ tiền phẫu, dự đoán trước được triệu chúng lâm sàng và các nguy

cơ cụ thể liên quan đến điều trị là hoàn toàn có thể.
U màng não vòm sọ chiếm 15% đến 19% tổng số u màng não [25]. Nói
chung, người ta cho rằng việc cắt bỏ các khối u này là dễ dàng do khả năng dễ
tiếp cận với chúng. Tuy nhiên, có thể gặp phải một số khó khăn nếu u nằm kề
cận với các vùng chức năng hoặc nếu u không có ranh giới rõ rệt với mô não.
Để phân biệt theo các vị trí của khối u, u màng não vòm sọ được chia thành 7
dưới nhóm theo vùng não mà chúng che phủ: vùng khớp vành, trước khớp
vành và sau khớp vành, đỉnh, trước rãnh Rolando, thái dương và chẩm. Hầu
hết các khối u (khoảng 70%) nằm trước rãnh Rolando. Trước khi có cộng
hưởng từ (MRI) và biểu đồ chức năng của não, các dưới nhóm này và khớp
vành đã giúp loại bỏ việc định khu khối u vào vùng lân cận hoặc trong vùng
rãnh trung tâm.
1.4. GIẢI PHẪU BỆNH
Các u màng não được tạo thành từ các tế bào của mào thần kinh, có thể
phát sinh từ các nguyên bào sợi của màng cứng hoặc màng mềm nhưng
thường gặp nhất là từ các tế bào màng nhện, đặc biệt là các tế bào nhung mao
của màng nhện lồng vào các xoang tĩnh mạch.
1.4.1. Đại thể
Các u màng nãothể điển hình thường có hình tròn hay hình bầu dục, bề
mặt nhẵn, mật độ mềm hoặc chắc, có phần chân bám dính chặt vào màng
cứng, đây cũng thường là vùng giàu mạch máu nhất của u. U có thểlà một
khối tròn hoặc chia làm nhiều thùy,chèn ép nhưng có ranh giới rõ ràng và
không xâm lấn vào tổ chức nhu mô não xung quanh, do đó có thể dễ dàng bóc
tách ra khỏi nhu mô não lành [26],[27]. U thường xâm lấn vào các xoang tĩnh
mạch lân cận. Cũng có khi bề mặt u sần sùi hoặc mật độ nhão đến mức có thể
dùng ống hút lấy u dễ dàng. Không giống như u màng não dạng khối, u màng


17


não dạng mảng (en plaque) không chèn ép vào nhu mô não xung quanh mà có
xu hướng xâm lấn vào cấu trúc xương gần đó tạo ra sự tăng sinh xương. Sự
tăng sinh này không phải luôn là do tổn thương trực tiếp mà có thể là do hậu
quả của sự rối loạn quá trình tạo xương do sự thay đổi của tưới máu tại chỗ.
Do đa số u màng não là lành tính nên kích thước u tăng rất chậm, nhu
mô não giảm lượng nước để nhường chỗ cho khối u phát triển. Kích thước u
màng não có thể thay đổi tùy vào vị trí xuất phát của u. Chou và Miles [27]
cho rằng một khối u nặng 150g có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng
nếu nằm ở vị trí thùy trán hoặc vùng 1/3 trước của xoang tĩnh mạch dọc. Khối
u màng não khổng lồ được phẫu thuật và ghi nhận trong y văn là 2300g.
Cushing cũng đã mô tả ca phẫu thuật lấy khối u màng não có trọng lượng
1464g trên một bệnh nhân người lớn có kích thước não bình thường.
1.4.2. Vi Thể
Phân loại mô bệnh học được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân loại
của WHO được công bố gần nhất năm 2007. Phân loại mô bệnh học u màng
não đã gây ra nhiều tranh luận trong thời gian dài không những giữa các nhà
giải phẫu bệnh học mà còn đối với các nhà thần kinh học lâm sàng và phẫu
thuật viên thần kinh. Kernohan và Sayre (1949) đã đề xuất cách phân loại dựa
trên thuyết tăng sinh, theo đó từng loại u có thể được phân chia theo độ ác tính
tăng dần dựa vào các tiêu chí: số lượng tế bào u gián phân, tỷ lệ phần trăm tế
bào u không biệt hóa, biên độ hoại tử, các mạch tăng sinh và mức độ đa hình.
Phân loại của Kernohan trở nên rất phổ biến vì phản ánh được sự chuyển dạng
ác tính của nhiều tế bào thần kinh. Hệ thống phân loại quốc tế về u màng não
được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra áp dụng từ năm 1979, sau đó chỉnh
sửa vào các năm 1993 và 2000. Năm 2007, trong cuộc họp tại Lyon (Pháp),
WHO đã đưa ra phân loại mới của bệnh lý hệ thống thần kinh có bổ sung thêm
một số sửa đổi dựa trên đặc điểm về mức độ tái phát và độ ác tính của u [28].


18


Hình 1.6. Thể biểu mô
(Nguồn "WHO classification of tumors of the central nervous system"2007) [28].

Hình 1.7. Thể xơ
(Nguồn "WHO classification of tumors of the central nervous system"2007) [28].

Hình 1.8. Thể cát
(Nguồn "WHO classification of tumors of the central nervous system"2007) [28].


19

Độ I:
Độ I (UMN lành tính) được định nghĩa là u màng não không có đặc điểm
của u màng não độ II, III. Các phân nhóm bao gồm: meningothelial, fibroblastic,
transitional, angiomatous, microcystic, secretory, lymphoplasmocyte-rich,
metaplastic, and psammomatous. Độ I được phân loại thành 9 phân nhóm khác
nhau, điều này không có ý nghĩa tiên lượng nhưng lại rất hữu ích trong việc phát
hiện hành ảnh giải phẫu bệnh của u màng não.
Độ II:
Độ II (UMN không điển hình) được biểu hiện bởi sự hiện diện của 3
hoặc nhiều hơn các đặc điểm sau đây: tăng mật độ tế bào, tăng mạnh hoạt
động phân chia tế bào, các vùng hoại tử, xâm lấn tế bào não, phát triển dạng
bảng, nhân đa hình... Là loại UMN trung gian giữa lành tính và ác tính. Loại
này biểu hiện mức độ xâm lấn và tái phát mạnh, hay gặp bệnh nhân trẻ tuổi.
Độ III:
Độ III (UMN ác tính anaplastic) là UMN có đặc điểm tế bào học rõ
ràng của các tế bào ung thư: tăng sinh tế bào đa hình, đa nhân, phân chia và
hoại tử mạnh. UMN nhú (Papillary meningioma) là biến thể ác tính, hay gặp

ở trẻ em và ngưởi trẻ tuổi, nó có tính xâm lấn, tái phát mạnh và gây di căn xa.
Bảng phân loại WHO về UMN năm 2007:
Độ I
Nhóm u màng não nguy cơ thấp về mức độ tái phát
và tiến triển ác tính
Thể biểu mô (Meningothelial meningioma)
Thể nguyên bào sợi (Fibroblastic meningioma)
Thể chuyển tiếp (Transitional meningioma)
Thể cát (Psammomatous meningioma)
Thể mạch máu (Angiomatous meningioma)
Thể vi nang (Microcystic meningioma)
Thể chế tiết (Secretory meningioma)
Thể giàu lympho tương bào (Lymphoplasmacyte-rich meningioma)
Thể dị sản (Metaplastic meningioma)

Độ I
Độ I
Độ I
Độ I
Độ I
Độ I
Độ I
Độ I
Độ I


20

Độ II, Độ III
Nhóm u màng não nguy cơ cao về mức độ tái phát và tiến triển ác tính

Thể dây sống (Chordoid meningioma)

Độ II

Thể tế bào sáng (Clear cell meningioma)

Độ II

Thể không điển hình (Atypical meningioma)

Độ II

Thể tế bào hình gậy (Rhabdoid meningioma)

Độ III

Thể u nhú (Papillary meningioma)

Độ III

Thể ác tính (Anaplastic,malignant meningioma)

Độ III

1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG UMN VÒM SỌ
Tăng áp lực nội sọ gây ra các triệu chứng chung nguyên do sự đè ép
trực tiếp của bề mặt não bộ hoặc hiệu ứng khối gây ra bởi phù não kèm theo,
đặc biệt là các khối u màng não có xu hướng tăng kích thước. Kết quả là bệnh
nhân có thể bị đau đầu, hội chứng về rối loạn tâm thần, co giật. Hơn nữa,
thiếu hụt chức năng thần kinh sẽ tương ứng với các khu vực ảnh hưởng xung

quanh. Liệt nửa người bên đối diện và co giật do khối u xung quanh vùng vỏ
não trước trung tâm, và mất cảm giác, co giật kiểu Jackson khi khối u tiếp
giáp vùng vỏ sau trung tâm. Co giật có thể biểu hiện trước bởi một cơn thiếu
hụt vận động hoặc cảm giác thoáng qua và sau đó là một cơn liệt Todd. Có
đến 40,7% bệnh nhân u màng não vòm sọ biểu hiện co giật [29]. Chẩn đoán
hình ảnh do đó rất quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân co giật.
Các loại thất ngôn có thể được chẩn đoán nếu thùy trán (vùng Brocca)
hoặc thùy thái dương (vùng wernicke) vùng bán cầu ưu thế bị ảnh hưởng.
Khối u nằm trên thùy thái dương có thể gây ra cơn động kinh toàn thể; khối u
màng não kích thước lớn có thể gây chèn ép cuống não bên đối diện vào cạnh
của lều tiểu não, gây yếu liệt chân cùng bên hoặc khiếm khuyết thị trường.


21

Ngày nay công nghệ chẩn đoán hình ảnh phát triển và các cận lâm sàng
cho công tác sàng lọc ngày càng tăng. Do đó, chúng ta phải xem xét một cách
cẩn thận về thời gian, chỉ định phẫu thuật trong những ca đặc biệt [30]. Điều
này cũng đúng với các bệnh nhân lớn tuổi được khuyến cáo cắt bỏ u bán phần
và các lựa chọn điều trị khác như hóa trị, xạ trị. Trong nhóm bệnh nhân này,
việc đánh giá chính xác và chi tiết trước mổ là hoàn toàn cần thiết [31],[32].
1.6. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG UMN VÒM SỌ
Hiện nay chụp CLVT, cộng hưởng từ và chụp mạch kỹ thuật số được
sử dụng để chẩn đoán trước mổ.
Trong hầu hết trường hợp, CLVT là đủ cho chẩn đoán chinh xác và biểu
hiện thay đổi ở xương như dày bản xương, hình ảnh ăn mòn xương. Hình ảnh
UMN điển hình trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang là khối
choán chỗ hình tròn hoặc hình bầu dục, có một hay nhiều thùy, ranh giới rõ nét,
đồng tỷ trọng (25%) hay tăng tỷ trọng nhẹ (75%) so với nhu mô não xung
quanh. Phần lớn UMN có tỷ trọng đồng nhất, trừ trường hợp có chảy máu hoặc

hoại tử trong u [22],[33]. Khi tiêm thuốc cản quang, hầu hết các UMN có biểu
hiện bắt thuốc từng mức độ và thường đồng nhất. Khác với u não, hiện tượng u
xâm lấn qua đường giữa (liềm đại não, lều tiểu não) rất hay gặp.
Ngoài hình ảnh trực tiếp của khối u, UMN còn biểu hiện trên CLVT
bởi một số dấu hiệu khác như: dấu hiệu choán chỗ (gây biến dạng nhu mô
não, đè đẩy não thất, ăn mòn bản trong xương sọ…) [22],[34], dấu hiệu ngoài
trục (thường gặp nhất là có một lớp dịch não tủy nằm ở giữa bề mặt u và vỏ
não với những u không quá lớn), hiện tượng vôi hóa và phù quanh u, sự tăng
sinh, ăn mòn xương hay phá hủy cả bản sọ ngoài. Các UMN ác tính thường
có phù nề quang u nhiều, ít vôi hóa, có các vùng giảm đậm độ trên phim
không tiêm thuốc cản quang, bắt thuốc cản quang không đồng nhất, gây bào
mòn và phá hủy xương [21],[35],[36].


22

CHT hiện là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Trên phim chụp có tiêm
thuốc đối quang từ, UMN bắt thuốc rất nhanh và tăng tín hiệu mạnh so với
nhu mô não. Trên phim chụp không tiêm thuốc đối quang, tín hiệu của UMN
có khuynh hướng tương đương với tín hiệu của tổ chức não xung quanh. Dấu
hiệu "đuôi màng cứng" (dural tail) – một dấu hiệu rất điển hình của UMN (đó
là hình ảnh dày phần màng cứng ở ngay sát phần diện bám của u vào màng
não, dấu hiệu này là do phản ứng không đặc hiệu của màng não đối với u hay
do sự xâm lấn của u vào màng cứng), rất hữu ích cho chẩn đoán. Đường viền
khoang dưới nhện xung quanh khối u là một chỉ điểm- khối u dễ cắt bỏ và khả
năng lấy hết u hoàn toàn. Loại u này có ranh giới rõ giữa u và màng nhện nên
việc lấy u hoàn toàn mà không làm tổn thương não. CHT còn giúp đánh giá
sự liên quan của u đến mạch máu, và có thể thay thế chụp động mạch não nếu
chỉ đơn thuần chẩn đoán sự liên quan giữa UMN và mạch máu [37],[36].
Ngoài ra, CHT còn có vai trò quan trọng trong việc đánh giá u tái phát hay

còn sót u sau phẫu thuật.
1.7. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ THẦN KINH
Việc sử dụng đầu dò hướng dẫn lần đầu tiên tại một phòng thí nghiệm
thần kinh vào năm 1873, khi Dittmar ở phòng thí nghiệm Lugwig đã áp dụng
một thiết bị hướng dẫn thiết kế độc đáo với tủy não. Zernov, một nhà giải
phẫu học người Nga, sau đó phát triển các thiết bị định vị các vùng của não,
và thiết bị dạng vòng cung dựa trên tọa độ cực- thiết kế cho các hoạt động giải
phẫu về bộ não con người. Thiết bị này đã được thực tế sử dụng trên lâm sàng
ít nhất 3 lần.
Các mô tả về nguyên tắc và thiết bị một cách chi tiết đầu tiên được cho
là của Robert Henry Clarke và Victory Horsley- khi họ sử dụng thiết bị
nghiên cứu chức năng tiểu não ở loài khỉ. Vào năm 1906, họ cho rằng bằng
thiết bị như vậy mỗi milimet khối não sẽ được nghiên cứu và ghi lại.


23

Được khuyến khích bởi Spiegel và Wycis, Lars Leksell ở Stockholm đã
phát triển hệ thống định vị của riêng mình vào năm 1949. Hệ thống này khác
với nguyên tắc hệ thống mà Spiegel và Wycis, sử dụng khái niệm mới: "
Vòng cung góc tọa độ". Thiết bị của Leksell bao gồm một thiết bị định hình
được cố định vào hộp sọ của bệnh nhan và một chuyển động vòng cung góc
tọa độ được gắn vào các thiết bị cố định. Các vòng cung góc tọa độ di chuyển
để các vòng cung nhỏ được đặt ở các mục tiêu sọ mong muốn. Sau đó thiết bị
của Leksell cũng trải qua rất nhiều sửa đổi: các cấu trúc hỗ trợ đã thay đổi
bằng một khung vòng quanh xương. Nhưng nguyên tắc về vòng cung góc tọa
độ vẫn giữ nguyên.

Hình 1.9. Hệ thống định vị có khung của Lars Leksell
(Nguồn "A Short History of Stereotactic Neurosurgery" 2000) [38].

Hacaen và Talairach cùng cộng sự, cũng báo cáo trong năm 1949 sử
dụng lâm sàng của hệ thống định vị vùng đồi thị trong điều trị giảm đau đồi
thị và các bệnh về tâm thần.


24

Hình 1.10. Dụng cụ định vị
(Nguồn "A Short History of Stereotactic Neurosurgery" 2000) [38].
Ngày nay cùng với sự ra đời của công nghệ chụp hình não hiện đại như
chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, công nghệ số hóa, hệ thống máy hiện
thực hóa về thời gian, không gian về bộ não của con người đã thành sự thực.
Mục đích hướng dãn cụ thể phẫu thuật viên thần kinh dò tìm vị trí mục tiêu
của bộ não đã được lựa chọn.
Tùy theo vị trí u, phẫu thuật u màng não có thể là thách thức đáng kể
cho các phẫu thuật viên thần kinh. Các phẫu thuật có định hướng bằng chẩn
đoán hình ảnh về cơ bản cho phép định vị trong mổ để chuyển hướng linh
hoạt và đồng thời hoàn thiện kế hoạch phẫu thuật. Sự phát triển liên tục của
chẩn đoán hình ảnh về thần kinh và công nghệ vi tính thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của các kĩ thuật và ứng dụng định hướng. Trong mười năm qua,
phẫu thuật có định hướng bằng chẩn đoán hình ảnh không dựa khung, phổ
biến với tên gọi định vị thần kinh qua hình ảnh (neuronavigation), được hầu
hết các trung tâm phẫu thuật thần kinh trên toàn thế giới xem là chuẩn mực về
thực hành. Ứng dụng của nó phổ biến từ việc định vị mở nắp hộp sọ đơn
thuần cho tới việc cắt bỏ một khối u sâu trong não mà vẫn tôn trọng các bó sợi
thần kinh, các khu vực tinh tế cũng như các cấu trúc mạch máu thần kinh.


25


Trong một số trường hợp, định vị thần kinh qua hình ảnh có thể không
cần thiết, tuy nhiên nếu có, nó khiến cho phẫu thuật an toàn hơn, tuy vẫn chưa
phải là một phần quan trọng trong các thao tác trong sọ.
Chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh siêu âm và chụp cộng hưởng từ đã chi
tiết hóa các hình ảnh 3D để định hướng cho các phẫu thuật trong sọ. Việc theo
dõi các thủ thuật trong sọ đã tránh được các tai biến ngẫu nhiên và cho phép
mở hộp sọ ít xâm lấn hơn. Các cấu trúc não có liên quan bị giới hạn (ví dụ,
các mạch máu, dây thần kinh sọ, các lỗ, rãnh não...), các dữ liệu về sinh lý
như PET hay CHT chức năng và giới hạn khối u cũng có thể được định vị
bằng máy định vị thần kinh qua hình ảnh, làm giảm tổng thời gian tiến hành
phẫu thuật.
Ứng dụng của định vị thần kinh qua hình ảnh trong phẫu thuật u màng
não thường liên quan tới việc định vị khối u. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ
được áp dụng cho các tổn thương khu trú ở vòm sọ, nơi mà vị trí và kích
thước mở hộp sọ là mối quan tâm chính. Trong phẫu thuật các thể u màng não
khác, “đi tìm khối u” thường không phải là vấn đề. Định vị thần kinh qua hình
ảnh đặc biệt có ích trong việc xác định các cấu trúc mạch máu thần kinh gần
khu vực cần quan tâm. Nó cũng hiển thị khối u từng phần để gây tránh tổn
thương đáng kể cho các cấu trúc gần kề mà phẫu thuật viên không trực tiếp
nhìn thấy và trong các tổn thương diện rộng, mở rộng đến tối đa diện cắt u mà
vẫn nằm trong giới hạn khả năng phẫu thuật an toàn. Mục đích của chương
này là để cho ta thấy cách tăng cường sử dụng máy định hướng thần kinh
bằng hình ảnh trong phẫu thuật u màng não.
Đăng kí bệnh nhân:
Trong phòng mổ, sau khi đầu bệnh nhân được cố định trong khung
Mayfield, định vị giàn máy quay của máy định vị vào khung, việc đăng kí


×