Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của một nhóm dân cư ở xã hải bối năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
-------***-------

BỘ Y TẾ

PHẠM THỊ HOÀI THU

“ Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của
một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Khóa 2009 – 2015

Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc
PGS.TS. Đào Thị Dung

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ tận tình và quý báu của các đơn vị và cá nhân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Võ Trương Như Ngọc và PGS.TS. Đào Thị Dung, đã luôn tận
tình, dành nhiều thời gian để hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận.
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại
Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận.


Các cán bộ và người dân xã Hải Bối đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu.
Sự giúp đỡ của các anh chị đi trước, các bạn sinh viên lớp Y6R của Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt- trường đại học Y Hà Nội và các bạn lớp K8PN đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

PHẠM THỊ HOÀI THU


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng đào tạo Viện Đào tạo Răng hàm mặt Trường Đại học
Y Hà Nội
Tôi xin cam đoan những kết quả trong nghiên cứu này do tôi tiến hành
một cách nghiêm túc và khách quan dựa trên những số liệu thu thập được tại
xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và những số liệu và kết quả trong
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015

Phạm Thị Hoài Thu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam .......................................... 3
1.1.1. Cung ứng dịch vụ y tế nhà nước ................................................... 3

1.1.2. Hình thức cung cấp dịch vụ y tế bán công ...................................... 4
1.1.3. Cung ứng dịch vụ KCB nhân đạo ................................................... 4
1.1.4. Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân ........................................................ 5
1.1.5. Các lĩnh vực hoạt động của y tế tư nhân ......................................... 5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh .. 6
1.3. Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại xã Hải Bối . 9
1.4. Nghiên cứu trong nước ........................................................................ 10
1.5. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 13
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 13
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin ..................... 14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 14
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu....................................................... 14
2.3.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin ......................................... 14
2.3.4. Công cụ nghiên cứu ...................................................................... 15
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ........................................................... 15
2.4. Biến số, định nghĩa và phân loại .......................................................... 15


2.5. Xử lý số liệu ......................................................................................... 17
2.6. Khống chế sai số .................................................................................. 18
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
3.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 19
3.1.1 Đặc điểm giới và tuổi ..................................................................... 19
3.1.2 Đặc điểm học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................... 20
3.1.3 Tỷ lệ người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng và có

bảo hiểm y tế ........................................................................................... 22
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ ................................................................. 23
3.2.1. Các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng dịch vụ KCB RM .. 23
3.2.2. Nhóm đã sử dụng dịch vụ ............................................................. 28
3.2.3. Nhóm đối tượng chưa sử dụng dịch vụ ......................................... 33
3.3. Nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB RM ..................................................... 34
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 37
4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc SKRM của một nhóm dân cư ở
xã Hải Bối năm 2015................................................................................... 37
4.1.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ CSSK RM ........................................ 37
4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh răng miệng của người dân. .................................................... 38
4.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc SKRM của người dân xã Hải Bối
năm 2015 ..................................................................................................... 40
4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 41
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm y tế


CSYT

Cơ sở y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DVYT

Dịch vụ y tế

HGĐ

Hộ gia đình

HNYDTN

Hành nghề y dược tư nhân

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

RM


Răng miệng

YTTN

Y tế tư nhân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ người dân quan tâm đến các vần đề về SKRM ..................... 22
Bảng 3.2. Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT ........................................................ 22
Bảng 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ KCB răng miệng........................ 23
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa giới tính và việc sử dụng dịch vụ KCB RM ... 23
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và việc sử dụng dịch vụ KCB RM. 24
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa quan tâm SKRM và sử dụng dịch vụ .............. 26
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa có BHYT và sử dụng dịch vụ ......................... 27
Bảng 3.8. Xử trí của người dân khi bị bệnh .................................................... 34
Bảng 3.9. Nhu cầu khám định kỳ của người dân ............................................ 35
Bảng 3.10. Nhu cầu sử dụng BHYT khi KCB ................................................ 35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính theo nhóm tuổi .................................................... 19
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu ..................... 20
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp hiện tại của đối tượng nghiên cứu.............................. 20
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm thu nhập của hộ gia đình ................................................. 21
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và việc sử dụng dịch vụ............... 25
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và việc sử dụng dịch vụ ........ 25

Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa mức thu nhập và việc sử dụng dịch vụ ............ 26
Biểu đồ 3.8. Cơ sở y tế những người đã sử dụng dịch vụ lựa chọn để KCB
RM ........................................................................................................................ 28
Biểu đồ 3.9. Lí do lựa chọn cơ sở KCB RM........................................................ 29
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ người dân sử dụng BHYT khi KCB RM tại CSYT .............. 30
Biểu đồ 3.11. Lý do người dân không sử dụng thẻ BHYT khi KCB RM ........... 30
Biểu đồ 3.12. Đánh giá chi phí KCB theo mức thu nhập hộ gia đình ................. 31
Biểu đồ 3.13. Đánh giá mức độ hài lòng theo các cơ sở KCB ............................ 32
Biểu đồ 3.14. Lí do người dân chưa sử dụng dịch vụ .......................................... 33
Biểu đồ 3.15. Lí do người dân không đi khám khi có vấn đề RM ...................... 34
Biểu đồ 3.16. Nhu cầu về lựa chọn cơ sở y tế KCB thường xuyên ..................... 36
Biểu đồ 3.17. Nhu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ KCB RM của người dân ... 36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành
phần, nhiều loại hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động
của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng
dịch vụ KCB.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi
người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu, đảm bảo sử dụng có
hiệu quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa
nhập với quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.
Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có
thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện xã

vùng sâu, vùng xa. Vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch
vụ KCB của người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ
có ý nghĩa rất thiết thực, nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch
đầu tư nâng cấp cơ sở y tế.
Ngành y tế nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: y tế vừa
phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, đổi mới trang thiết bị
hiện đại phục vụ yêu cầu ngày một lớn và theo kịp công nghệ của các nước
tiên tiến, bên cạnh đó còn phải đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh một
bộ phận dân cư có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách, dân cư vùng sâu,
vùng xa.
Để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng ta cần thiết lập
một cách hệ thống, tiến trình tuần tự ưu tiên đối với các khu vực có điều kiện


2
kém hơn, đặc biệt đối với khu vực ngoại thành là một đầu mối quan trọng
trong phát triển kinh tế toàn bộ thành phố. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu
ở Việt Nam về sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) và các yếu tố ảnh hưởng tới việc
sử dụng DVYT, nhưng đa số các nghiên cứu đều tập trung vào sức khỏe nhân
dân nói chung, riêng về mảng sức khỏe răng miệng (RM) hiện tại có rất ít
nghiên cứu trong nước được thực hiện.
Do đó, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“ Nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng của
một nhóm dân cư ở xã Hải Bối năm 2015”
Với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ở
nhóm dân cư trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội năm 2015.
2. Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ở
nhóm dân cư trên địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội năm 2015.


3

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam
Hiện tại, ở nước ta có các hình thức cung cấp dịch vụ y tế như sau:
1.1.1. Cung ứng dịch vụ y tế nhà nước
Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế Nhà nước (khu vực y tế công) được tổ
chức chặt chẽ thành một hệ thống từ trên xuống, được chia thành 4 tuyến [1]:
- Tuyến y tế trung ương: Đây là khu vực y tế chuyên sâu (gồm các bệnh viện
và viện đầu ngành) được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tập
trung đội ngũ các bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm.. Các bệnh viện tuyến này là
tuyến chuyên môn và kĩ thuật cao nhất trong lĩnh vực KCB, có trách nhiệm
cung cấp các dịch vụ CSSK mà y tế tuyến tỉnh không có khả năng đáp ứng.
- Tuyến y tế tỉnh, thành phố: Trong đó có các bệnh viện tuyến tỉnh là cơ sở
KCB của tỉnh. Các bệnh viện này có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo chuyên
môn, kĩ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện và là trung tâm tiếp nhận các
bệnh nhân do các bệnh viện khác chuyển đến, kể cả các bệnh nhân trong khu
vực tự đến…
- Y tế tuyến quận/huyện: là nơi CSSK cơ bản cho nhân dân đồng thời là tuyến
trực tiếp hỗ trợ cho y tế tuyến xã. Bên cạnh đó, y tế tuyến huyện có trách
nhiệm thực hiện, chỉ đạo các trạm y tế xã trong huyện thực hiện các hoạt động
y tế dự phòng, bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em/Kế hoạch hóa gia đình
(KHHGĐ) và các mục tiêu trong chương trình y tế quốc gia.
- Y tế tuyến xã: Trạm y tế xã là đơn vị kĩ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với dân
nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kĩ thuật
CSSK ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn quản lý, chỉ đạo hoạt động y tế



4

thôn bản. Y tế thôn bản nằm ngay trong dân, là cầu nối giữa hệ thống y tế
công cộng với người dân, thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh và phát hiện sớm dịch bệnh, tham gia các
chương trình y tế…
- Trong hệ thống y tế Nhà nước, ngoài các cơ sở y tế trên còn có các cơ sở y tế
thuộc các ngành khác như quân đội, công an, bưu điện, giao thông vận tải…
1.1.2. Hình thức cung cấp dịch vụ y tế bán công
Hình thức cung cấp dịch vụ y tế bán công là hình thức cung cấp dịch vụ y
tế bán công trong các cơ sở y tế công. Tại hầu hết các CSYT công đều có các
hình thức này như: phòng điều trị theo yêu cầu, giường điều trị theo yêu cầu,
phòng khám, xét nghiệm hay mổ dịch vụ theo yêu cầu, phòng khám đa khoa
của các trường đại học Y Dược, khoa điều trị bán công… Hình thức cung cấp
dịch vụ y tế bán công này thường tập trung ở các tỉnh, thành giàu có như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ; còn các tỉnh nghèo
(như Bắc Cạn, Kon Tum) thì hầu như trong cơ sở công không có các dịch vụ
theo yêu cầu [2].
1.1.3. Cung ứng dịch vụ KCB nhân đạo
Gồm có các bệnh viện, phòng khám từ thiện do các tổ chức, đoàn thể xã hội
(Hội chữ thập đỏ, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội cựu chiến binh, Hội
bảo trợ bệnh nhân nghèo, các tổ chức tôn giáo…) lập ra. Nguồn tài chính từ các
quỹ từ thiện trong và ngoài nước, từ các đóng góp của các cá nhân, các doanh
nghiệp… Các quỹ, các hội này mới phát triển ở các tỉnh, thành phố chủ yếu ở
phía Nam. Các cơ sở KCB cho người nghèo hoạt động đều có giấy phép của
Sở Y tế. Có những cơ sở chỉ phục vụ người nghèo, trẻ em đường phố, người
lang thang cơ nhỡ. Ngoài ra còn có hoạt động KCB nhân đạo không thường



5
xuyên (mổ đục nhân mắt, mổ khe hở môi vòm miệng…) do Việt Nam hoặc
phối hợp với các đoàn nước ngoài hoặc tự tổ chức hoàn thiện [2].
1.1.4. Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân
Cho đến nay, các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân (HNYTTN) ở các tỉnh,
thành phố trong phạm vi cả nước đã phát triển nhanh chóng về số lượng, thích
ứng với điều kiện kinh tế xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Các cơ sở y
tế tư nhân (YTTN) thuộc tuyến y tế cơ sở góp phần cung cấp các dịch vụ
CSSK ban đầu cho nhân dân, trong đó chủ yếu là công tác KCB và cung ứng
thuốc. Các cơ sở cung ứng dịch vụ CSSK tư nhân vì lợi nhuận được coi là lực
lượng bổ trợ cho khu vực y tế công ở nước ta hiện nay, vai trò của Nhà nước
là kiểm soát toàn bộ ngành y tế [3].
Những dịch vụ KCB do tư nhân cung cấp đã sớm được người dân chấp
nhận. Theo tác giả Nguyễn Nguyệt Nga ước tính từ cuộc điều tra mức sống
dân cư năm 1992 – 1993 thì có khoảng 19,54% người bệnh đến YTTN, trong
khi chỉ có 14,92% đến với các cơ sở y tế công và 59,43% tự điều trị [4]. Lý
do người dân hài lòng khi đến các cơ sở y tư nhân đó là các phòng khám tư
rất linh hoạt về thời gian làm việc, người bệnh không phải chờ đợi lâu, được
thầy thuốc quan tâm, trực tiếp khám bệnh… [5].
1.1.5. Các lĩnh vực hoạt động của y tế tư nhân
Ở nước ta, các cơ sở YTTN do cá nhân (hoặc một nhóm) thành lập hoạt
động vì lợi nhuận và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp
luật, nguồn tài chính hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân do
chính tư nhân bỏ ra đầu tư.
Theo Pháp lệnh HNYDTN (1993) và Thông tư số 21/2000/TT-BYT ngày
29/12/2000 về việc hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề y tư nhân thì y


6
tế tư nhân bao gồm 3 lĩnh vực hoạt động chính: hành nghề y tư nhân, hành

nghề dược tư nhân và hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân.
- Hành nghề y tư nhân có các hình thức như bệnh viện tư, phòng khám đa
khoa, các phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh, dịch vụ y tế (tiêm, thay
băng…).
- Hành nghề dược tư nhân có các hình thức như: nhà thuốc tư nhân, công ty
cổ phần dược, đại lý thuốc cho doanh nghiệp dược…
- Hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân có các hình thức như: bệnh viện y học
cổ truyền dân tộc, phòng chẩn trị y học dân tộc, cơ sở dịch vụ điều dưỡng và
phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền, cơ sở châm cứu, xoa bóp…
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
Điều kiện kinh tế: có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến rất nhiều các
lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó chăm sóc sức khoẻ,
thông thường người càng nghèo thì càng hạn chế đến với cơ sở y tế. Nếu một
hộ gia đình có thu nhập cao họ sẽ dễ quyết định đi khám chữa bệnh, kể cả nơi
xa nhà nhất, nhưng có chất lượng tốt nhất. Ngược lại, những người nghèo
thường có xu hướng tự chữa ở nhà hoặc hạn chế chi phí bằng cách đến thầy
thuốc gần nhà hỏi, khám, mua thuốc để giảm bớt các khoản chi cho đi lại, ăn,
uống, người chăm sóc, hạn chế đến cơ sở y tế có chất lượng cao, thu phí cao
[6], [7]. Thu nhập của các hộ gia đình có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh, khi người dân có thu nhập cao thì họ cũng sẽ có khả
năng sử dụng nhiều dịch vụ hơn và có điều kiện sử dụng dịch vụ với giá cả
cao hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Mức thu nhập cao sẽ đáp ứng được với
dịch vụ khám chữa bệnh tuyến tỉnh, trung ương và các dịch vụ khám chữa
bệnh tư nhân, điều đó có nghĩa là có sự chênh lệch trong sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo. Chấp nhận kinh tế thị


7
trường tất yếu khoảng cách giàu nghèo càng cách biệt, sự chênh lệch về thu
nhập ngày càng cao nghĩa là nhiệm vụ của ngành y tế càng khó khăn hơn

trong việc đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.
Bảo hiểm y tế: được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện [8]. Bản chất của bảo
hiểm y tế (BHYT) dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe,
bệnh tật. Khi ốm đau hay tai nạn thường chỉ là một sự kiện bất ngờ và không
dự đoán trước được. BHYT sẽ giúp giảm rủi ro và tăng sự bảo vệ về tài chính
đối với mỗi cá nhân đứng trước nguy cơ tổn thất về tài chính do ốm đau, bệnh
tật. Khi ốm đau phải sử dụng các dịch vụ y tế (DVYT), các cá nhân tham gia
BHYT sẽ được chi trả, đền bù các chi phí phát sinh. Mức độ chi trả do cơ
quan bảo hiểm quy định dựa trên mức đóng BHYT của mỗi cá nhân và sự
tính toán về khả năng hay tần suất xuất hiện nguy cơ ốm đau của mỗi cá thể.
Mức đền bù này gọi là quyền lợi mà người tham gia BHYT được hưởng [9].
Dịch vụ y tế: Chất lượng dịch vụ KCB cũng ảnh hưởng đến sử dụng dịch
vụ, cùng một giá cả dịch vụ, sự cải thiện chất lượng dịch vụ sẽ giúp tăng việc
sử dụng dịch vụ KCB và ngược lại, những cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ
KCB bị người dân đánh giá là kém thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ đó sẽ thấp. Yếu
tố này đi ngược lại lợi ích của người nghèo vì ở hầu hết các nước, so với
người giàu thì người nghèo chỉ có đủ điều kiện tiếp cận với những dịch vụ
KCB có chất lượng thấp hơn. Giá dịch vụ KCB là vấn đề rất quan trọng, ảnh
hưởng lớn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân. Giá dịch vụ
KCB càng cao thì nhu cầu đối với dịch vụ đó càng thấp. Chi phí cho y tế cao
là một trong những nguyên nhân khiến người dân nghèo khó tiếp cận và sử
dụng dịch vụ KCB [10]. Toàn bộ chi phí dịch vụ mà người sử dụng phải trả
không chỉ gồm những khoản phí chính thức do cơ sở y tế quy định mà còn cả


8
chi phí cho mua thêm thuốc men, các đồ dùng y tế và cả các khoản chi phí
không chính thức cho người cung cấp dịch vụ [11].
Địa lý: Tiếp cận về địa lý là khoảng cách tới các cơ sở y tế và ảnh hưởng

của nó tới việc sử dụng các cơ sở y tế, nó còn được đo bằng cả phương tiện và
thời gian đến cơ sở y tế đó. Hiện nay, người dân sinh sống ở vùng nghèo,
vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi đi lại rất khó khăn, họ bị hạn chế trong việc
tiếp cận với các cơ sở y tế do cả nguyên nhân về mặt địa lý ở xa cơ sở y tế và
đường giao thông không thuận lợi và cả nguyên nhân về kinh tế nghèo không
có phương tiện đi lại nhanh và hiện đại, đã là rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận
và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại các cơ sở y tế, ngay cả với tuyến
gần nhất là y tế huyện, xã.
Văn hoá, lối sống: Tiếp cận về văn hoá như là tập quán, ngôn ngữ hoặc
thái độ giao tiếp... ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB. Do tập quán và do
trình độ văn hoá thấp mà có những bộ phận dân cư không có thói quen đến
KCB tại cơ sở y tế ở một số địa phương. Sự bất đồng ngôn ngữ và thái độ
giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của
người dân. Điều kiện văn hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiếp cận và sử
dụng dịch vụ KCB của người dân, và đây là yếu tố không dễ gì có thể can
thiệp và thay đổi nhanh chóng được.
Yếu tố giá cả: Việc lựa chọn DVYT không phụ thuộc yếu tố thu nhập, giá
cả, trong các trường hợp bệnh nặng, cấp tính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
tính mạng nhiều người nghèo nông thôn, thành thị sẵn sàng vay mượn hoặc
bán những thứ quý giá nhất trong nhà để có tiền chữa bệnh tại các CSYT
tuyến trung ương. Nhưng trong các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, vấn
đề thu nhập, giá, có ảnh hưởng tới hành vi tìm kiếm các DVYT, những người
nghèo nông thôn thường đến trạm y tế xã để khám vì giá dịch vụ ở đây thấp,


9
phù hợp với họ hơn và không mất chi phí cho việc đi lại, ăn ở, do gần nhà;
những người nghèo thành thị có thẻ BHYT thường tới nơi họ đăng kí bảo
hiểm để khám.
Yếu tố chất lượng: Bao gồm trình độ chuyên môn của thầy thuốc, các trang

thiết bị: nói chung, tất cả mọi người đều mong muốn được đến KCB ở các cơ
sở tuyến trung ương do trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị tốt. Các bệnh
nhân nghèo ở nông thôn vẫn chấp nhận điều trị ở các CSYT tuyến dưới, mặc
dù họ biết được những hạn chế của các cơ sở này.
Yếu tố mức độ bệnh tật: Quyết định tự chữa, mua thuốc hay đi khám bệnh
tại CSYT nào phụ thuộc vào mức độ ốm như: ốm nhẹ hay nặng, cấp tính hay
không và có sự khác nhau ở các đối tượng. Đối với các trường hợp bệnh
nặng, người không nghèo thường tới thẳng các tuyến y tế cao (tuyến tỉnh,
tuyến trung ương), phần đông người nghèo nông thôn đến trạm y tế xã hoặc
trung tâm y tế huyện, họ chỉ lên tuyến trên khi thật cần thiết.
1.3. Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại xã Hải Bối
Xã Hải Bối thuộc huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc, cách Hà Nội khoảng
10km. Với địa bàn của xã, các xã giáp ranh bao gồm:
- Phía bắc: giáp xã Kim Nỗ thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội.
- Phía nam: giáp phường Phú Thượng, quận Tây Hồ - Hà Nội.
- Phía đông: giáp xã Võng La và xã Kim Chung, huyện Đông Anh- Hà Nội.
- Phía tây: giáp xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh – Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 7,372km2, với 4039 hộ gia đình (HGĐ), toàn xã
được chia thành 4 thôn và 1 cụm dân cư. Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ răng
miệng tại địa phương : 1 bệnh viện đa khoa, 1 trạm y tế xã, 4 phòng khám nha
khoa tư nhân.


10
Theo báo cáo hoạt động của trạm y tế xã Hải Bối năm 2014, trong các
trường hợp đến KCB tại trạm không có trường hợp khám chữa bệnh RHM
nào.
1.4. Nghiên cứu trong nước
Ngay từ những năm 1990, ở nước ta đã có những cuộc nghiên cứu về sử
dụng DVYT. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô hình sử dụng DVYT rất

khác nhau tùy theo vùng địa lý, theo các đặc trưng của người ốm và theo mức
độ nặng nhẹ của người bệnh. Nhìn chung, các nghiên cứu đều đưa ra kết quả
chung là hình thức tự mua thuốc điều trị là cao nhất từ 30 – 50%, với lý do
bệnh nhẹ (62,23%), trạm y tế xã ở xa (11,3%), mất thời gian chờ đợi. Nơi
KCB của người dân cũng rất đa dạng: ở bệnh viện 25,66%, trạm y tế xã
15,29%, y tế tư nhân 35,46% và tại gia đình là 17,36% [12].
Theo nghiên cứu khác của Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Tổng cục thống
kê về cách ứng xử của người dân khi bị bệnh, thì thấy người bệnh đến với y tế
nhà nước là 15,05%, y tế tư nhân là 19,47%, tự chữa 65,08%, khác là 0,2%.
Trên 70% người nghèo không đến KCB, trong đó chỉ có 55% số người giàu
tự chữa bệnh. Đến với y tế tư nhân có 16% người nghèo so với 25% người
giàu đến với y tế tư nhân [13].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay, có sự mất công bằng trong sử
dụng DVYT công: năm 1998 có 36% tổng số người sử dụng dịch vụ bệnh
viện thuộc nhóm có thu nhập cao nhất (20% giàu nhất), trong khi đó chỉ có
8% thuộc nhóm 20% nghèo nhất, nghiên cứu tại 28 xã nông thôn năm 2000 2001 ngoại trú của bệnh viện (13% số người thuộc nhóm nghèo nhất và
25,7% số người thuộc nhóm giàu nhất). Mức chi phí là yếu tố quan trọng
trong việc lựa chọn phương thức chữa bệnh. Tuy nhiên, không có sự khác
nhau giữa nhóm nghèo và nhóm không nghèo về cách lựa chọn đến KCB.
Như vậy, chi phí càng tỏ ra là một gánh nặng, đối với họ mức chi phí là yếu tố


11
ảnh hưởng trong việc quyết định chữa bệnh lớn hơn đối với gia đình nghèo.
Gia đình thiếu ăn đến với trạm y tế để KCB nhiều hơn đi lên bệnh viện tuyến
trên so với gia đình đủ ăn.
Việc tự chữa bệnh của người ốm thường phụ thuộc vào tình trạng bệnh
nhẹ hay giai đoạn đầu của bệnh [14], cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y
tế và khả năng tiếp cận các DVYT của người dân [15].
1.5. Nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu sử dụng DVYT trên thế giới đều cho thấy quyết định của
người bệnh đi đâu, làm gì khi ốm phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng DVYT,
giá thành và loại bệnh, mức độ bệnh cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y
tế và khả năng tiếp cận tới các DVYT của người dân [15], [16].
Một nghiên cứu ở Burkina Faso cho thấy khi mắc bệnh nhẹ chỉ có 8% số
người ốm đi KCB ở Trạm y tế xã, còn 68% ở tại nhà và tự chữa bệnh [17].
Các yếu tố như mức độ nặng của bệnh, chất lượng KCB, khả năng tiếp cận về
địa lý, giá thành và thuốc liên quan chặt chẽ với việc sử dụng DVYT, trong
khi các yếu tố đặc trưng cá nhân của người bệnh không liên quan chặt chẽ với
việc sử dụng DVYT.
Cuộc điều tra phỏng vấn HGĐ về việc sử dụng DVYT của người dân đã
được thực hiện nhiều năm nay, đầu tiên là ở Mỹ vào đầu những năm 1920,
tăng mạnh vào những năm 1960. Từ những năm 1930, Falk đã nghiên cứu và
cho rằng, chỉ có khoảng dưới 50% số bệnh nhân Mỹ đến bác sĩ KCB, nhưng
đến năm 1965 đã có đến 2/3 dân số đến KCB ít nhất một lần trong một năm.
Số người đến KCB trung bình tăng từ 2,6 lần đến 4,5 lần trong cùng thời gian
[18]. Từ những năm 1970, các cuộc điều tra này được tiến hành rộng rãi khắp
các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh [18], [19]. Cuộc điều tra tìm
hiểu nhu cầu sử dụng DVYT ở trẻ em Philippine cho thấy: 55,2% sử dụng y


12
học hiện đại, 11% sử dụng y học cổ truyền, 37% tự xử lý. Các tác giả thấy
rằng, chi phí là yếu tố nhỏ không đáng kể, việc lựa chọn y học cổ truyền
không phụ thuộc vào thu nhập mà phụ thuộc vào trình độ người mẹ [20].
Điều tra về việc sử dụng dịch vụ CSSK ở vùng nông thôn Ấn Độ trên 200
HGĐ thấy rằng, 52% sử dụng dịch vụ y học hiện đại, 26% sử dụng y học cổ
truyền, 6% tự xử lý, 16% vừa sử dụng y học hiện đại và y học cổ truyền [21].
Nghiên cứu sử dụng DVYT trên thế giới đã được thực hiện ở nhiều nước như
Thụy Điển, Mỹ, Anh từ đầu thế kỉ XX. Chewning và cộng tác viên ở Trung

Quốc nghiên cứu cho kết quả, quyết định của người dân đi đâu, làm gì khi ốm
đau phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng DVYT, giá thành và loại bệnh, đồng
thời, các tác giả [14].


13

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ hộ gia đình, biết rõ tình hình tài chính, vấn đề khám chữa bệnh và các
vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những hộ gia đình tại xã Hải Bối huyện Đông Anh Hà
Nội trong thời gian điều tra, đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những hộ gia đình tại xã Hải Bối huyện Đông Anh Hà
Nội trong thời gian điều tra, không đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu


14
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Dựa theo công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỉ lệ trong quần thể:
n=

Trong đó:
n: cỡ mẫu.
p: tỉ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng, lấy p = 0,5 [22] để được cỡ
mẫu lớn nhất.
Z2(1-α/2) : hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê  = 0,05, tương ứng với
độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96.
d: sai số mong muốn, lấy d = 0,05.
Áp dụng vào công thức ta được cỡ mẫu n = 385.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.3.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin
- Giai đoạn 1: Chọn khu vực dân cư nghiên cứu, hướng nghiên cứu, thiết kế
bộ câu hỏi phù hợp, thử bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập số liệu lại địa phương.
- Giai đoạn 3: Kiểm tra, xử lý số liệu điều tra được để đưa ra đánh giá về tình
hình sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan từ đó
đưa ra khuyến nghị.


15
2.3.4. Công cụ nghiên cứu
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các cá nhân là chủ hộ gia đình (phụ
lục) về các đặc điểm kinh tế, văn hóa, tuổi giới, tình hình mắc bệnh răng
miệng và sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng.
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
Điều tra hộ gia đình. Mỗi gia đình có một người trả lời phỏng vấn. Điều tra
viên không khám lâm sàng mà chỉ khách quan ghi chép lại triệu chứng/ bệnh
mà người trả lời tự nói ra.
2.4. Biến số, định nghĩa và phân loại
STT Biến


Định nghĩa

Phân loại biến

1

Giới

Nam hay nữ.

Biến định tính

2

Tuổi

Tính theo năm

Biến định lượng

dương lịch.
3

Trình độ học vấn hiện nay

Cấp học cao nhất

Biến định tính

đạt được.

4

Nghề nghiệp của ông/bà

Công việc chính

hiện nay

đang làm tạo ra thu

Biến định tính

nhập cao nhất.
5

Mức thu nhập bình quân

Tổng thu nhập một

nhân khẩu một tháng

năm chia cho 12

Biến định tính

tháng và số người
trong gia đình.
6

Quan tâm vấn đề SKRM


Có quan tâm SKRM Biến định tính
hay không.

7

Có thẻ BHYT

Hiện tại có thẻ

Biến định tính


×