Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại phòng khám marie stopes international việt nam tại hà nội, 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia tăng dân số từ lâu đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của tồn
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về cơ bản, gia tăng dân số là yếu tố
thuận lợi cho sự phát triển xã hội, nhƣng nó sẽ trở thành vật cản khi sự gia
tăng đó khơng cân xứng với sự phát triển xã hội; bởi lẽ, sự gia tăng dân số quá
mức sẽ đặt ra một loạt vấn đề cần giải quyết nhƣ: lƣơng thực, nhà ở, đất canh
tác, việc làm, tệ nạn xã hội…tạo áp lực lên môi trƣờng sống của con ngƣời,
đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với ngành y tế trong chăm sóc
và nâng cao sức khỏe.
Sau hội nghị quốc tế về Dân số phát triển tại Cairo (ICPD) năm 1994, Việt
Nam đó cú những nỗ lực to lớn trong việc thực hiện mục tiêu chính sách của
Chƣơng trình hành động Cairo [1]. Cuối năm 2000, Chính phủ đã phê duyệt
Chiến lƣợc Quốc gia về Dân số và Chiến lƣợc Quốc gia về Chăm sóc Sức
khỏe Sinh Sản cho giai đoạn 2001- 2010.Và mới đây, cuối năm 2010, Chiến
lƣợc Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 đã ra đời. Theo
Tổng kết tình hình thực hiện Chiến lƣợc Dân số Việt Nam và Chiến lƣợc
Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010 cho thấy: tuổi
thọ ngƣời dân tiếp tục tăng lên, đặt 72,8 tuổi năm 2009 và tổng suất sinh giảm
xuống còn 2.03 (năm 2009). Các cặp vợ chồng đã tiếp cận nhiều hơn các
chƣơng trình SKSS, các BPTT và các thông tin để lựa chọn số con và khoảng
cách sinh con. Tỷ lệ sử dụng các BPTT là 79,5 % (năm 2008), trong đó 68,8
% là các BPTT hiện đại [2]. Những thành tích này đã chứng tỏ những bƣớc
tiến dài của Việt Nam vì đó là những vấn đề cơ bản và tồn tại lâu đời của loài
ngƣời: sinh, chết và lập gia đình.
Tuy nhiên cho đến nay Việt Nam vẫn chƣa đạt đƣợc tiếp cận toàn diện các
dịch vụ SKSS và KHHGĐ thiết yếu cho ngƣời dân đƣợc coi là giải pháp cần


2



thiết để Việt Nam đạt đƣợc Mục tiêu thiên niên kỷ và tăng cƣờng vị thế cho
phụ nữ. Hiện tại cịn q nhiều phụ nữ và trẻ em gái khơng đƣợc tiếp cận với
dịch vụ này, dẫn đến việc có thai và sinh con ngoài ý muốn, ảnh hƣởng đến
sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tăng số trẻ em gái bỏ học và đúi nghốo ngày càng
tăng [1].
Hà Nội là một trong những thành phố lớn của cả nƣớc, nơi đõy cú dân cƣ
đông đúc, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Công tác DSKHHGĐ tại Hà Nội trong những năm vừa qua đã thu đƣợc nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Tỷ suất sinh thô đạt 16,79%o (110.996 trẻ năm 2009), tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên đã giảm xuống còn 7,99% [3]. Các chỉ tiêu về thực hiện
biện pháp tránh thai (BPTT) đều đạt và vƣợt mức kế hoạch giao với 350
nghìn ngƣời áp dụng, riêng tỷ lệ dựng cỏc BPTT hiện đại đạt 72,4% [3]. Bên
cạnh đó, thành phố đã tích cực đẩy mạnh cơng tác chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời dân, phát triển dịch vụ cung ứng các BPTT đến tận cơ sở . Tuy nhiên
không thể phủ nhận thực trạng là tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt trong lứa tuổi vị
thành niên và thanh niên, vẫn còn khá cao (chiếm tới 22,3%) [3].
Với mong muốn đáp ứng các nhu cầu bị thiếu hụt trong việc cung cấp dịch
vụ SKSS và KHHGĐ của Việt Nam, MSIVN, một tổ chức phi chính phủ
quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc SKSS và KHHGĐ, đã đến Việt
Nam vào năm 1989 . Cùng với phát triển thành cơng mơ hình phịng khám
SKSS/KHHGĐ bền vững, đi tiên phong trong việc lấy khách hàng làm trọng
tâm để cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, đến nay MSIVN
đƣợc biết đến nhƣ là một tổ chức đứng đầu về cung cấp dịch vụ SKSS và
KHHGĐ chất lƣợng cao cho phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản tại
Việt Nam [4].
Vì vậy, nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại 2 phòng khám
của MSIVN tại Hà Nội là rất cấn thiết, nhằm đƣa ra giải pháp cho những vấn


3


đề cịn tồn tại trong cơng tác DS-KHHGĐ của Hà Nội nói riêng, của cả nƣớc
nói chung đồng thời cũng góp phần vào thắng lợi của Chiến lƣợc Dân số và
Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại
phòng khám Marie Stopes International Việt Nam tại Hà Nội, 2010" với
các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại 2 phòng khám MSIVN
tại Hà Nội năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ KHHGĐ của
khách hàng tại các địa điểm trên.


4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
1.1.1. Định nghĩa [5],[6]
BPTT hay còn gọi là biện pháp KHHGĐ là các biện pháp mà các cặp vợ
chồng sử dụng nhằm kiểm sốt việc sinh đẻ để tránh có thai ngồi ý muốn.
Có thể chia các BPTT thành 2 loại:


Các BPTT hiện đại bao gồm:

 Các BPTT ngắn hạn (thuốc tránh thai, các BPTT có vách ngăn, các
BPTT khẩn cấp)
 Các BPTT dài hạn (DCTC, thuốc cấy tránh thai)

 Các BPTT vĩnh viễn (đình sản nam, đình sản nữ)


Các BPTT truyền thống bao gồm:

 Xuất tinh ngoài âm đạo
 Cho bú vô kinh
 Kiêng giao hợp định kỳ
1.1.2. Các BPTT ngắn hạn [5],[6]
a) Thuốc tránh thai
 Thuốc viên tránh thai (TVTT)
Hiện cú trờn 60 triệu phụ nữ trên thế giới đang sử dụng viên tránh thai hàng
ngày. Đây là BPTT đƣợc sử dụng rộng rãi, từ 20% ngƣời sử dụng tránh thai ở
các nƣớc phát triển, đến 28% ở châu Mỹ La Tinh, và 50% ở Bắc Phi [28].
TVTT là một BPTT có hồi phục. Tùy theo thành phần của viên thuốc
ngƣời ta có thể chia ra: TVTT phối hợp (gồm 2 chất là Estrogen và Progestin)
và TVTT chỉ có Progestin đơn thuần.


5

Cơ chế tác dụng của thuốc là: ức chế phúng noón, ức chế phát triển nội
mạc tử cung, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào
buồng tử cung.
 TVTT phối hợp
Chỉ định: phụ nữ muốn sử dụng một BPTT hiệu quả cao và không có
chống chỉ định dùng thuốc tránh thai.
Chống chỉ định:



Có thai hoặc nghi ngờ có thai



Đang cho con bú dƣới 6 tháng hoặc trong vòng 21 ngày sau đẻ



Trên 35 tuổi hút thuốc lá (1 ngày 10 điếu trở lên)



Huyết áp cao, bệnh van tim, rối loạn đụng mỏu, tiền sử tắc mạch máu,
bệnh gan mật, đái tháo đƣờng.



Đang hoặc có tiền sử ung thƣ vú



Đau nửa đầu



Ra máu âm đạo bất thƣờng chƣa rõ nguyên nhân



Đang điều trị bệnh lao, nấm


Thời điểm sử dụng thuốc: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 của vòng kinh, tốt
nhất là ngày đầu tiên.
Cách sử dụng thuốc: uống viên đầu tiên vào bất kỳ ngày nào trong 5 ngày
đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhấtlà từ ngày đầu, uống mỗi ngày 1 viên
vào một giờ nhất định theo chiều mũi tên trên vỉ thuốc. Với vỉ 28 viên, khi hết
vỉ phải uống viên đầu tiên của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau. Vỉ 21 viên, khi
hết vỉ nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau.
 TVTT chỉ có Progestin
Chỉ định:


Phụ nữ muốn tránh thai có hồi phục mà khơng có chống chỉ định



Đặc biệt thích hợp với phụ nữ đang cho con bú


6


Phụ nữ có chống chỉ định với thuốc tránh thai phối hợp

Chống chỉ định:


Đã hoặc đang bị ung thƣ vú




Đang bị viêm gan, xơ gan



Ra huyết bất thƣờng chƣa rõ nguyên nhân



Đang điều trị thuốc chống co giật hay kháng sinh nhƣ Rifampicin



Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai

Thời điểm sử dụng thuốc:


Nếu đang cho con bú: có thể bắt đầu từ tuần thứ 6 sau đẻ



Nếu không cho con bú: bất cứ lúc nào trong 4 tuần đầu đầu sau đẻ



Trong vòng kinh: tƣơng tự TVTT phối hợp

Cách sử dụng thuốc: mỗi ngày uống 1 viên vào một giờ nhất định. Dùng vỉ
kế tiếp ngay sau khi hết vỉ đầu, không ngừng giữa 2 vỉ.

 Thuốc tiêm tránh thai: DMPA
DMPA (Depomedroxy Progesterone Acetat) có hàm lƣợng 150mg. Bản
chất thuốc là Progestin dạng depot, thuốc sẽ giải phóng hormon vào trong
tuần hoàn chậm, từ từ. Tiêm một liều thuốc có thể tác dụng từ 2 - 3 tháng.
Cơ chế tác dụng: làm teo nội mạc tử cung, làm quánh đặc chất nhày cổ tử
cung và ức chế phúng noón.
Đây là BPTT có hiệu quả cao (99,6%), nhƣng làm thay đổi kinh nguyệt
nhƣ: mất kinh hoặc có thể chảy máu kéo dài, ra máu giữa kỳ kinh.
Theo UNESCO, tỷ lệ dùng thuốc tiêm tránh thai ở các nƣớc đang phát
triển năm 1987 là 2%, ở các nƣớc cận Sahara Châu Phi là 16%, ở Thái Lan là
14% và Indonesia là 20% [28].


7

b) Các BPTT vách ngăn
 Bao cao su nam (BCS)
BCS nam đƣợc dùng nhiều ở các nƣớc phát triển (13%), hơn là các nƣớc
đang phát triển (3%) [29]. BCS là BPTT an tồn, có hiệu quả phịng chống
HIV – AIDS và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
Cơ chế tác dụng:


BCS làm bằng nhựa latex mỏng có thể lồng vào dƣơng vật hoặc âm đạo
trƣớc khi giao hợp. Nó có tác dụng chứa và ngăn khơng cho tinh trùng
vào âm đạo nờn khụng thụ tinh.

Chỉ định:



Dùng cho tất cả các trƣờng hợp muốn tránh thai



Là BPTT hỗ trợ



Phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục

Chống chỉ định:


Dị ứng với cao su

Cách sử dụng:


Khách hàng cần có sẵn BCS



KIểm tra trƣớc về hạn sử dụng và chất lƣợng của bao



Lồng bao vào dƣơng vật đang cƣơng trƣớc khi giao hợp




Giữ cho vành cuộn của bao nằm ở phía ngồi



Tháo cuộn vành bao lên tới gốc dƣơng vật, không cần kéo căng



Sau khi xuất tinh, rút dƣơng vật ra lỳc cũn cƣơng



Giữ chặt vành bao ở gốc dƣơng vật khi rút ra để bao không bị tuột và
tinh dịch khơng bị trào ra ngồi.


8

 Tránh thai trong âm đạo:
Có nhiều phƣơng pháp nhƣ màng ngăn âm đạo, BCS nữ, miếng xốp, viên
đặt...
Cơ chế tác dụng có thể màng ngănco học, màng ngăn lý học, nhƣng bao
giờ cũng có kèm theo chất diệt tinh trùng đƣợc bổ sung vào.
Tất cả các biện pháp này đều có tác dụng tránh thai nhất thời, dễ dàng
phục hốiau khi ngừng sử dụng.
 Thuốc diệt tinh trùng
Là những chế phẩm hóa chất đặt vào âm đạo trƣớc khi quan hệ tình dục
nhằm mục đích tránh thai. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: dạng gel, kem, sủi
bọt, viên thuốc, thuốc đạn và màng mỏng.
Thuốc có hoạt chất là một trong những chất sau: Clorua benzalkonium,

Hexyl-Resorcinol, 9-Nonoxynol.
Cơ chế tác dụng: làm bất hoạt tinh trùng và về mặt vật lý chặn khơng cho
tinh trùng vào cổ tử cung.
TÍnh hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào ngƣời sử dụng cú đỳng khụng. Để
hiệu quả cao, thuốc cần đặt vào sâu trong âm đạo1 giờ trƣớc khi giao hợp.
Ngoài ra, thuốc dạng viện nén hay thuốc đạn phải đặt ít nhất 10 phút trƣớc khi
giao hợp. Nói chung, thuốc diệt tinh trùng có hiệu quả thấp so với ccs biện
pháp khác.
c) Các BPTT khẩn cấp
BPTT khẩn cấp là biện pháp đƣợc sử dụng sau khi giao hợp khơng đƣợc
bảo vệ, gồm có: TVTT và DCTC.
Cơ chế tác dụng:


Đối với TVTT: úc chế và làm chậm sự phúng noón.



Đối với DCTC: ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.


9

1.1.3. Các BPTT dài hạn
a) Thuốc cấy tránh thai
Là Progestin cấy dƣới da nhằm ngừa thai trong thời gian dài. Là dạng
thuốc tránh thai có hiệu quả và tiện dụng cho phụ nữ với độ tin cậy cao.
Cơ chế tác dụng: làm đặc chất nhày cổ tử cung, niêm mạc tử cung kém
phát triển. Ức chế phúng noón do nồng độ Progestin cao liên tục trong máu
(Implanon).

Các loại thuốc cấy tránh thai gồm có: Norplant và Implanon.
b) Dụng cụ tử cung (DCTC)
DCTC còn gọi là vòng tránh thai đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới (20%
tổng số ngƣời sử dụng trỏnh thỏi) [29]. Ở Việt Nam, theo tác giả Trần Thị
Phƣơng Mai là 33,3% trong số 1800 khách hàng nạo phá thai [7].
DCTC làm bằng chất dẻo, có chứa muối Parium, vì vậy cản quang với tia
X. Hiện nay, để làm tăng khả năng tránh thai, ngƣời ta tẩm vào DCTC đồng,
bạc, hormon...DCTC có đồng, các ion đồng gây độc cho giao tử. DCTC có
Progestin làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Tỷ lệ thất bại của DCTC là từ 1,5 4% phụ nữ/năm.
Cơ chế tác dụng:


Cơ chế chính là làm cản trở noãn và tinh trùng gặp nhau. Có thể DCTC
làm cho tinh trùng di chuyển trong đƣờng sinh dục nữ khó khăn, làm
giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng đối với nỗn.



Có thể ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung.

Chỉ định:


Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn áp dụng một BPTT tam thời nhƣng
dài hạn và khơng có chống chỉ định.



DCTC cũng đƣợc dùng nhƣ một BPTT khản cấp.


Chống chỉ định:


10


Về kinh nguyệt: rong kinh, kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, rong huyết
do bất kỳ nguyên nhân gì.



Về phụ khoa: viêm nhiễm đƣờng sinh dục chƣa điều trị khỏi, sa sinh
dục, khối u trong tử cung, dị dạng tử cung.



Về sản khoa: chƣa đẻ lần nào, đã bj chửa ngoài tử cung, đang hoặc nghi
ngờ có thai, có sẹo mổ ở tử cung trong vòng 6 tháng.



Về tiền sử bệnh tật: bệnh tim, các bệnh về máu, cơ địa dễ nhiễm khuẩn,
đái tháo đƣờng, giảm bạch cầu, điều trị Corticoid kéo dài.

Thời điểm đặt DCTC:


Có thể đặt DCTC bất kỳ ngày nào trong vịng kinh, khi đã chắc chắn
ngƣời đó khơng có thai.




Sau đẻ: có thể đặt vào các thời điểm:



Đặt sau 6 tuần lễ (đặt tại Trung tâm Y tế huyện hoặc tuyến cao hơn).



Trong vòng 6 tháng sau đẻ, nếu bà mẹ chƣa có kinh trở lại và đang ni
con hồn tồn bằng sữa mẹ.



Sau phá thai: có thể đặt ngay sau phá thai nếu đảm bảo khụng sút rau
và nhiễm khuẩn.

1.1.4. Đình sản nam, nữ
a) Đình sản nữ:
Nguyên tắc của đình sản nữ là làm gián đoạn 2 vịi trứng dẫn đến nỗn
khơng gặp đƣợc tinh trùng, hiện tƣợng thụ tinh không xảy ra.
Các kỹ thuật thắt, cắt 2 vòi trứng thƣờng đƣợc làm ở đoạn eo của vòi
trứng, cách sừng tử cung khoảng 2cm, ở khoảng vơ mạch của mạc treo vịi
trứng.
Đây là BPTT có hiệu quả trên 99%, tỷ lệ thất bại khoảng 0,5%.
Chỉ định:


11



Phụ nữ đang độ tuổi sinh sản có đủ số con mong muốn, các con khỏe
mạnh, tự nguyện dùng một BPTT vĩnh viễn và không hồi phục.



Phụ nữ bị các bệnh có chống chỉ định có thai.

Chống chỉ định:


Phụ nữ đang mắc các bệnh: suy tim, bệnh phổi, bệnh nội tiờt, rối loạn
đụng mỏu, thần kinh, tâm thần, u lành và ác tính ở bộ phận sinh dục,
viêm sinh dục – tiết niệu cấp.

Thời điểm tiến hành:


Khi khơng có thai



Sau đẻ thƣờng có thể triệt sản trong vịng 48 giờ sau đẻ hay hết thời kỳ
hậu sản.



Ngay sau phá thai, chắc chắn trong buồng tử cung sạch, không nhiễm
khuẩn.




Kết hợp trong khi phẫu thuật ở ổ bụng.



Vào những năm 80 trở về trƣớc, đình sản nữ là BPTT vĩnh viễn, tránh
thai khơng hồi phục. Hiện nay, đó là BPTT có hồi phục do khả năng
phát triển của vi phẫu và nội soi.

b) Đình sản nam:
Nguyên tắc của đình sản nam là mở một lỗ nhỏ ở da bìu, cắt và thắt 2 ống
dẫn tinh là đƣờng dẫn tinh trùng từ túi tinh tới ống phóng tinh. Sau khi thắt
ống dẫn tinh, ngƣời nam giới vẫn có khả năng cƣơng dƣơng và xuất tinh,
nhƣng trong tinh dịch khơng cịn chứa tinh trùng.
Đây là BPTT có hiệu quả rất cao, trên 99,5%, tỷ lệ thất bạichỉ từ 0,1 –
0,5%.
Trƣớc đây đình sản nam là BPTT vĩnh viễn, tránh thai không hồi phục.
Ngày nay, đây cũng là một biện pháp có hồi phục tuy kết quả không cao.


12

1.1.5. Các BPTT truyền thống:
Là BPTT không cần đến dụng cụ, thuốc men hay thủ thuật tránh thai nào
để ngăn cản thụ tinh.
a) Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)
Đay là biệp pháp cổ xƣa nhất mà loài ngƣời đã biết để tránh thai ngoài ý
muốn và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cơ chế tránh thai: tinh trùng không vào đƣợc đwongf sinh dục nữ nên
không gặp đƣợc noãn, ngăn cản hiện tƣợng thụ tinh.
Phƣơng pháp này đòi hỏi sụ chủ động của nam giới trong lúc giao hợp là
chính. Phƣơng pháp này địi hỏi sự củ động của nam giới trong lúc giao hợp
là chính. Phƣơng pháp xuất tinh ngoài âm đạo trƣớc đây đƣợc sử dụng rộng
rãi ở một số nƣớc phát triển và đang phát triển. Hiện nay, phƣơng pháp này
dần dần đƣợc thay thế bằng các BPTT hiện đại.
b) Kiêng giao hợp định kỳ
Là biện pháp họn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phúng nn
nhằm mục đích làm cho tinh trùng sống khơng gặp đƣợc nỗn sống. Phƣơng
pháp này đơi khi sử dụng kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ: xuất tinh
ngoài âm đạo, vách ngăn...để làm tăng hiệu quả tránh thai.
Để chọn ngày kiêng giao hợp, cú cỏc phƣơng pháp nhƣ:
Phương pháp tớnh vũng kinh:


Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọ giao hợp vào những ngày xa
giai đoạn rụng trứng để khơng có thai.



Biện pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt
đều.



Cách thực hiện:

 Dự đoán ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt sau (tùy theo số ngày
của chu kỳ kinh nguyệt đều).



13
 Từ ngày dự kiến có kinh lùi lại 14 ngày là ngày có thể rụng trứng trong
vịng kinh.
 Trong vòng 5 ngày trƣớc và 4 ngày sau khi rụng trứng là những ngày
“khụng an toàn”, cần kiêng giao hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng
biện pháp tránh thai hỗ trợ.
 Từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh đến trƣớc ngày đầu tiên của những
ngày “khụng an toàn” là những ngày “ớt an toàn”.
 Từ sau ngày cuối của giai đoạn „khụng an toàn” đến ngày cuối cùng
của chu kỳ đó là những ngày “an tồn”.


Tuy nhiên biện pháp tớnh vũng kinh là biện pháp ít hiệu quả, tỷ lệ có
thai ngồi ý muốn cao. Đó là do ngƣời phụ nữ có thể phúng noón đột
xuất nhất là trong trƣờng hợp giao hợp quá hƣng phấn.
Phương pháp ghi thân nhiệt hoặc phương pháp lấy chất nhày cổ tử cung:



Trên thực tế các biện pháp này có những điểm khơng chính xác, do đó
tỷ lệ có thai ngồi ý muốn của các biện pháp này là rất cao.

c) BPTT cho bú vơ kinh
Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi có đủ điều kiện sau:


Chƣa có kinh nguyệt trở lại.




Ngƣời phụ nữ phải ni con bằng sữa mẹ hồn toàn hoặc gần hoàn
toàn, chiếm 85% lƣợng sữa cung cấp cho trẻ, cho bú thƣờng xuyên theo
nhu cầu của trẻ nhƣ hƣớng dẫn.



Trẻ dƣới 6 tháng tuổi

Nếu có đầy đủ 3 điều kiện trên, BPTT này đạt hiệu quả tới 98%. Biện pháp
này có thể bắt đầu ngay sau khi đẻ. Đây là biện pháp kinh tế, dễ thực hiện,
phù hợp với mọi tơn giáo và văn hóa.


14

1.1.6. Tình hình sử dụng các BPTT
a) Trên thế giới [30]
Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, trên tồn thế giới có
khoảng 62% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các BPTT. Tại các nƣớc
phát triển, các BPTT ngày càng đƣợc phổ biến rộng rãi: 70% trong tổng số
170 nghìn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng 1 BPTT. Trong khi đó, tại các
nƣớc kém phát triển tỷ lệ này là 60% trong tổng số 880 nghìn phụ nữ độ tuổi
sinh đẻ.
Tỷ lệ áp dụng các BPTT tại các nƣớc châu Phi là thấp nhất, chỉ có 25%
trên tổng số 117 nghìn phụ nữ có gia đình. Trong khi đó, tỷ lệ này tăng đáng
kể ở châu Á (66% trong tổng số 700 nghìn phụ nữ có gia đình) và vùng Trung
Đơng – Bắc Phi (69% trong tổng số 84 nghìn phụ nứ đã kết hôn).
Trong số những phụ nữ sử dụng các BPTT thì 9 trên 10 ngƣời là áp dụng

các BPTT hiện đại mà phổ biến nhất là đình sản (20%), tiếp đến là DCTC
(15%). Những biện pháp tránh thai hiện đại đƣợc coi là nhƣng biện pháp hiệu
quả hơn cả trong việc tránh thai ngồi ý muốn và cũng đóng vai trị quan
trọng trong cơng tác KHHGĐ.
Thực trạng sử dụng của từng loại BPTT cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa
các nƣớc trên thế giới. Nếu nhƣ ở các nƣớc phát triển, các BPTT ngắn hạn
đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cả thì tại các nƣớc đang phát triển các BPTT dài
hạn lại đƣợc ƣa chuộng hơn. Thật vậy, ở các nƣớc phát triển, hai BPTT đƣợc
sử dụng phổ biến nhất là thuốc viên tránh thai (175) và bao cao su (15%).
Trong khi đó tại các nƣớc đang phát triển tỷ lệ sử dụng các BPTT dài hạn và
vĩnh viễn lại chiếm tỷ lệ cao: 22% là đình sản và 16% là đặt DCTC.


15

b) Tại Việt Nam
Công tác dân số KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ln đƣợc
Đảng và chính phủ quan tâm và đã đạt những thành tựu đáng kể. Tỷ lệ cặp vợ
chồng sử dụng các biệp pháp tránh thai không ngừng tăng lên.
Theo Báo cáo rà soát các nghiên cứu SKSS tại Viờt Nam giai đoạn 2000 –
2005 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng các BPTT (CPR) đã tăng ổn định trong những
năm qua từ 63,2% (1996) đến 73,9% (2001), và 76,9% (2005) với tỷ lê sử
dụng BPTT tăng từ 52% (1996) đến 61,1% (2001) và ở mức 65,8% (2005).
CRP có khác biệt theo khu vực địa lý. CPR thấp nhất là các vùng cao (66%),
cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Hồng. CPR cũng tăng theo tuổi đi
học, học vấn và số con. Trong các BPTT, DCTC là BPTT đƣợc nhiều ngƣời
biết đến nhất (99%); tiếp theo là bao cao su và viên tránh thai. DCTC cũng là
biện pháp đƣợc dùng phổ biến nhất với khoảng 2/3 số ngƣời sử dụng (55,7%),
thuốc viên tránh thai với 10%; bao cao su là 7,8%; triệt sản nữ là 7,7%. Biện
pháp truyền thống nhƣ xuất tinh ngoài âm đạo là 16,8% [1].

Đáng chú ý về cơ cấu sử dụng các BPTT, tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các
biện pháp hiện đại (dụng cụ tử dung, bao cao su, thuốc tránh thai...) không
ngừng tăng lên so với các BPTT truyền thống. Theo kết quả điều tra của Tổng
cục thống kê năm 1998, có 43% cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại và
32,8% cặp vợ chồng sử dụng BPTT truyền thống. Tỷ lệ tƣơng ứng vào năm
2000 là 55,7% và 18,5%. Tuy nhiên, trong các BPTT hiện đại, biện pháp đặt
DCTC đƣợc sử dụng là chớnh, cỏc biện pháp khác mới chỉ đƣợc áp dụng phổ
biến trong thời kỳ thí điểm. Phƣơng tiện tránh thai cấp mỗi lần tại các cơ sở
KHHGĐ còn hạn chế, gây lãng phí thời gian cho ngƣời sử dụng [2].
Mặc dù Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu trong chƣơng trình vận
động ngƣời dân sử dụng các BPTT, song tỷ lệ phá thai ở Việt Nam còn cao,
99,6% ngƣời đi phá thai là do có thai ngồi ý muốn [8]. Khi đánh giá về tình


16

trạng phá thai ở Việt Nam năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới đƣa ra một số
nguyên nhân làm tăng tỷ lệ phá thai nhƣ sau:


Thiếu kiến thức về BPTT, nên họ không dám sử dụng hoặc sử dụng
BPTT khơng có hiệu quả.



Có thể khơng đủ khả năng để mua dụng cụ tránh thai hoặc khơng
biết mua ở đâu.




Khó khăn hoặc thất bại trong việc thƣơng lƣợng sử dụng các BPTT
với chồng hoặc bạn tình.



Khơng có nguồn cung cấp BPTT liên tục, đáng tin cậy nhƣ BCS hay
TVTT.



Có thể không nhận đƣợc dịch vụ tƣ vấn tƣơng xứng hay tƣ vấn
không hiệu quả nên sử dụng các BPTT không thích hợp hoặc kém
hiệu quả.



Có thể bối rối hoặc dè dặt khi tìm kiếm BPTT hay hiểu sai về có
nguy cơ và tắc dụng phụ của các BPTT [31].

1.2. PHÁ THAI
1.2.1. Định nghĩa
Phá thai là thủ thuật đình chỉ thai nghén để kết thúc sự mang thai, đƣa sản
phẩm thai nghén ra khỏi đƣờng sinh dục của ngƣời mẹ [9].
1.2.2. Các biện pháp phá thai
a) Phá thai bằng thuốc (MSMP)
Phá thai bằng thuốc là phƣơng pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử
dụng thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sảy thai đối với thai đến hết 7
tuần (49 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Theo Hƣớng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, phác đồ phá thai bằng thuốc đƣợc sử dụng là: uống 1 viên Mifepristone

200 mg, sau 48 giờ sau uống tiếp 400 àg Misoprostol.


17

Hiện nay, phƣơng pháp phá thai bằng thuốc đã đƣợc phép sử dụng ở
khoảng 27 nƣớc trên thế giới [10]. Các tác giả nhận thấy, tỷ lệ gây sảy thai
của Mifepristone dùng đơn độc khoảng 64 – 85% và kết hợp với Misopristol
là 87 – 97% [32].
b) Phá thai bằng thủ thuật (MSP)
 Phá thai bằng phương pháp nong nạo
Nong và nạo thai làthủ thuật nong cổ tử cung bằng dụng cụ rồi gắp thai,
rau thai ra ngoài và nạo sạch buồng tử cung. Đây là phƣơng pháp đƣợc dùng
từ lâu và vón cũn phổ biến ở nhiều nơi khi việc dùng biện pháp hút thai chân
không chƣa ssƣợc triển khai và dùng cho phá thai bệnh lý.
 Phá thai bằng phương pháp hút chân không
Phá thai bằng phƣơng pháp hút chân không là phƣơng pháp chấm dứt thai
nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai từ tuần thứ 6 đến hết
tuần thứ 12 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Ở nƣớc ta hiện nay, để thực hiện hút thai bằng phƣơng pháp hút chân
không, các cơ sở y tế thƣờng sử dụng loại bơm 1 van hoặc 2 van.
1.2.3. Thực trạng phá thai
a) Trên thế giới
Theo ƣớc tính của viện Alan Guttmacher năm 1999, hàng năm trên thế
giới có khoảng 46 triệu trƣờng hợp phá thai, trong đó chỉ có 26 triệu trƣờng
hợp là phá thai hợp pháp, còn 20 triệu trƣờng hợp là phá thai bất hợp pháp.
78% trong số đó là ở các nƣớc đang phát triển, gấp gần 4 lần các nƣớc phát
triển [33].
Tổng tỷ suất phá thai – tức là tần số phá thai trung bình của một phụ nữ
trong suốt thời gian sinh sản của mình – có sự khác nhau ở mỗi nƣớc nhƣ: ở

Anh 0,48%; Na Uy: 0,47%; Hàn Quốc: 0,59%; Singapore: 0,48%; Canada:
0,49%; Thụy Điển: 0,59%; Tây Ban Nha: 0,17% và Hoa Kỳ: 0,69%.


18

Ngày nay vấn đề phá thai ngày càng trở thành vẫn đề đáng lo ngại của
nhiều quốc gia và trở nên đáng báo động ở nhiều nƣớc trên thế giới, điển hình
là Châu Á và Châu Phi. Năm 1970 ở Sinhgapore chỉ có 1913 trƣờng hợp phá
thai thì đến năm 1992 đã lên tới 17073 trƣờng hợp và đến 2001 là 26523
trƣờng hợp [34].
Phụ nữ thƣờng lựa chọn phá thai khi phải đối mặt với một thai nghén
không mong muốn. Thai ngoài ý muốn vẫn là một vấn đề đáng quan tâm
trong nhiều năm tới, bởi hiện tại trung bình trên thế giới cứ 10 trƣờng hợp có
thai thì 4 trong số đó là thai ngồi ý muốn. Ngƣời phụ nữ đã đƣa ra những lý
do đơn giản để quyết định phá thai nhƣ: cũn quỏ trẻ, quá nghèo để ni con,
khơng muốn có con khi đang đi học hoặc họ cần phải đi làm [35].
c) Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, phá thai đƣợc pháp luật cho phép năm 1945 và dịch vụ này
có hiệu lực từ đầu năm 1960. Trong khi tình hình phá thai trên thế giới ngày
càng giảm thì tỷ lệ phá thai tại Việt Nam vẫn còn cao. Việt Nam đƣợc đánh
giá là một trong những nƣớc có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới: phá thai chiểm
40% tổng số các trƣờng hợp có thai hàng năm trong nƣớc.
Theo báo cáo tổng kết 2 năm 1997 và 1998, Nguyễn Đức Vy đƣa ra tỷ lệ
phá thai/Tổng số đẻ từ 72 – 82% [11].
Năm 1997
Tổng số đẻ
Tổng số nạo phá thai
Tỷ lệ nạo phá thai/Tổng số đẻ


Năm 1998

1.138.607

1.101.791

934.302

861.353

82%

78%

1.3. CHIẾN LƢỢC DS-KHHGĐ
Dân số là một vấn đề đƣợc lồi ngƣời quan tâm rất sớm. Có thể cách đây
4000 năm hoặc lâu hơn nữa loài ngƣời đã biết dựng cỏc dụng cụ tránh thai


19

[12].Tiền thân của dụng cụ tử cung ngày nay là cỏc viờn cuội trắng mà các lái
buôn ngƣời Ả rập đã đặt vào tử cung của các con lạc đà cái trƣớc mỗi chuyến
vƣợt sa mạc dài ngày và một loại bao tránh thai trƣớc kia làm bằng ruột động
vật đƣợc đặt vào bộ phận sinh dục nữ. Song phải đến giữa thế kỷ XIX chƣơng
trình KHHGĐ nhằm kiểm sốt sự gia tăng dân số mới thực sự đƣợc bắt đầu
với qui mơ ngày càng lớn [36].
Với chƣơng trình KHHGĐ, hơn 3 thập kỷ vừa qua mức sinh trên thế giới
nói chung và các nƣớc đang phát triển nói riêng đã giảm đáng kể. Vào giữa
những năm 60 khu vực các nƣớc đang phát triển có tổng suất sinh khoảng 6,1.

Đến cuối những năm 80 chỉ còn 3,9 .Tsui và Bogue đã sử dụng kỹ thuật thống
kê để phân tích mức giảm sinh và phân tích q trình phát triển kinh tế xã hội
ở 113 nƣớc đang phát triển (trong đó 95 nƣớc nghiên cứu từ 1968 – 1975) và
rút ra kết luận: “Chƣơng trình KHHGĐ đƣợc tổ chức tốt là một nhân tố chủ
yếu trong việc giảm sinh ở hầu hết các nƣớc đang phát triển ( nổi bật hơn cả
là Colombia, Aicập, Tuy-ni-di, Indonesia)”. Chính nhờ áp dụng KHHGĐ tỷ lệ
cặp vợ chồng ở tuổi sinh đẻ chấp nhận các BPTT tăng nhanh đã làm tỷ suõt
sinh giảm nhanh. Ở các nƣớc đang phát triển thập kỷ 80 tỷ lệ sử dụng BPTT:
30 – 40% thì sang thập kỷ 90 là 51% [37].
KHHGĐ giúp cứu sống phụ nữ và trẻ em, cũng nhƣ tăng cƣờng chất lƣợng
cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời. Đó là một trong những đầu tƣ lớn nhất có thể
giúp đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của bà mẹ, trẻ me và cộng đồng. BPTT
góp phần phịng tránh thai ngồi ý muốn và giảm nguy cơ tử vong cho mẹ.
Ngoài ra, chỳng giỳp kiểm soát khoảng cách sinh và tăng cƣờng sức khỏe và
hạnh phúc cho bà mẹ và trẻ em. BPTT tăng cƣờng chất lƣợng SKSS bằng cách
góp phần giảm nguy cơ tử vong và tàn tật do tỷ lệ phá thai cao. Chi phí cho
một ca nạo phá thai gấp hai lần hoặc cao hơn so với sử dụng các BPTT [1].


20

Các BPTT hiện đại cũng là những BPTT mang lại hiệu quả cao. Chính vì
vậy các nƣớc thực hiện chƣơng trình KHHGĐ đều chú ý tăng nhanh việc áp
dụng các BPTT hiện đại.Trong hơn 30 năm qua, đã có rất nhiều tiến bộ trong
việc phát triển các BPTT mới. Bên cạnh đú cỏc biờn phỏp mới đƣợc đƣa ra –
nhƣ thuốc tiêm tránh thai tổng hợp (estrogen vè progesteron), các thuốc tránh
thai dạng tiêm, cao dán tổng hợp, các thuốc hormon, thuốc cấy dƣới da và các
biện pháp đó cú thƣờng xuyên đƣơc cải tiến, ví dụ nhƣ thuốc tiêm tránh thai
với liều hormon giảm đi, hoặc DCTC mới có hiệu quả hơn các chất đồng hoặc
có thể giải phóng levonorgestrel. Các biện pháp này dễ sử dụng và an toàn

hơn các biện pháp cũ. Các biện pháp này cú ớt phản ững phụ hơn và tăng chất
lựong dịch vụ nhƣ giảm số lần khách hàng cần đến khám. Trên lý thuyết,
chỳng cú ứng dụng đáng kể góp phần tăng sử dụng BPTT và giảm tỷ lệ ngƣng
sử dụng [1].
Tuy vậy, trên thực tế, việc hoạch định chính sách và kế hoạch, các yếu tố
quyết định với chƣơng trình KHHGĐ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Một
nghiên cứu về việc lập kế hoạch từ dƣới lên trên chỉ ra rằng đa số các nhân
viên y tế khơng có đủ các kỹ thuật chuyên môn trong lập kế hoạch, khoảng
2/3 nhân viên ở cấp tỉnh không đƣơc đào tạo về lập kế hoạch hay phần lớn các
nhân viên ở tuyến xã khơng biết về các tiêu chí xác định mục đích và các hoạt
động lập kế hoạch [1]. Trƣớc thực trạng đó, MSIVN, một tổ chức phi chính
phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực SKSS và KHHGĐ đã hợp tác với
nghành y tế của mụt số địa phƣơng để tổ chức các hoạt động truyền thông lƣu
động nâng cao nhận thức và cung cấp các dịch vụ KHHGĐ dài hạn và vĩnh
viễn tại vựng cú nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng, với sự hỗ trợ thƣờng xuyên về
tài chính và kỹ thuật từ Marie Stopes International [4].


21

1.4. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC MSIVN [4]
Marie Stopes International Việt Nam (MSIVN) là một trong những tổ chức
phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam từ
những năm 1989.
Từ năm 1996 đến cuối năm 2005, MSIVN đã cung cấp đƣợc 568.170 dịch
vụ chất lƣợng cao cho 476.218 khách hàng. Hơn một triệu ngƣời đƣợc cung
cấp kiến thức về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và sức khỏe sinh sản
(SKSS) thơng qua các buổi truyền thơng, nói chuyện chun đề và tƣ vấn do
các trung tâm MSIVN thực hiện và bằng các hoạt động lƣu động tại cộng
đồng, nơi mà nhu cầu chăm sóc SKSS chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ.

MSIVN đã phát triển thành cơng mơ hình phịng khám SKSS/KHHGĐ
bền vững, đi tiên phong trong việc lấy khách hàng làm trọng tâm để cung cấp
các dịch vụ chất lƣợng cao, giá cả hợp lý cho cộng đồng tại 8 tỉnh của Việt
Nam bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Huế, Bình
Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh.
Các phòng khám MSIVN cung cấp đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản bao gồm:
3. Tƣ vấn về SKSS và KHHGĐ
4. Chăm sóc trƣớc và sau sinh
5. Cung cấp các biện pháp KHHGĐ hiện đại
6. Chấm dứt thai nghén an tồn (bằng bơm hút chân khơng và bằng
thuốc)
7. Khám và điều trị các nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và nhiễm
khuẩn lây qua đƣờng tình dục
8. Sàng lọc phát hiện sớm ung thƣ cổ tử cung và ung thƣ vú


22

9. Khám sức khỏe phụ nữ tổng quát
10. Tƣ vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, giấu tên
Tại tất cả các phòng khám MSIVN, đội ngũ cán bộ y tế đƣợc tập huấn đầy
đủ và giàu kinh. Các phòng khám của MSIVN đƣợc trang bị hiện đại, cấu trúc
phịng khám ln tạo cho khách hàng cảm giác sạch sẽ thoải mái. Mọi khách
hàng đều đƣợc tiếp đón và phục vụ trong mơi trƣờng thân thiện, khơng nhiều
tính y tế, đƣợc tơn trọng, chia sẻ và chăm sóc tận tình.
Đó là những lý do khiến uy tín của MSIVN khơng ngừng đƣợc nâng cao
và đƣợc biết đến nhƣ là một tổ chức đứng đầu về cung cấp dịch vụ SKSS và
KHHGĐ chất lƣợng cao cho phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản tại
Việt Nam.



23

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIấN CỨU
Nghiên cứu đƣợc triển khai tại 2 phòng khám (PK) của MSIVN tại Hà
Nội, phòng khám: Hà Nội 01 và Hà Nội 02.
PK Hà Nội 01 đặt tại tầng 1, Nhà A4, Làng Quốc tế Thăng Long, phƣờng
Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.PK Hà Nội 01 đƣợc xây dựng năm 2004, tọa
lạc tại Làng Quốc Tế Thăng Long là khu đơ thị tập trung dân cƣ có trình độ
dân trí, đời sống kinh tế và văn hóa xã hội tƣơng đối cao.
PK Hà Nội 02 (PK Hà Nội 02) đặt tại số 282, Đƣờng Nguyễn Trãi, Quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám trên địa bàn Quận Thanh Xuân, của ngõ
phía Tây của thủ đơ Hà Nội, nơi đõy tõp trung dân cƣ đơng đúc. Trên địa bàn
quận có nhiều học viện, viện nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ: Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kiến
trúc Hà Nội, v.v... Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân
rất đƣợc các cấp lónh đóo chú trọng [13].
2.2. THỜI GIAN NGHIấN CỨU
Trong 12 tháng: Từ tháng 02/2010 đến tháng hết tháng 01/2011
2.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIấN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Là tất cả những phụ nữ đến sử dụng các dịch vụ KHHGĐ tại 2 PK của
MSIVN đặt tại Hà Nội trong thời điểm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả những khách hàng đến sử dụng các dịch vụ KHHGĐ tại 2 PK
của MSIVN tại Hà Nội vào thời điểm nghiên cứu.



24

Tiêu chuẩn loại trừ:


Khách hàng không sử dụng các dịch vụ KHHGĐ

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích
Cỡ mẫu nghiên cứu: Tồn bộ khách hàng đến sử dụng các dịch vụ
KHHGĐ tại 2 PK đáp ứng đủ các tiêu chí trên trong thời gian nghiên cứu.
2.4.3. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Số liệu hoạt động hàng tháng của mỗi PK đƣợc thu thập và tổng hợp theo
mẫu báo cáo chi tiết và gửi về trụ sở chính của MSIVN đặt tại Hà Nội.
Hồi cứu số liệu: Sử dụng mẫu thu thập đƣợc thiết kế để thu thập các số
liệu sẵn có từ báo cáo hàng tháng của các PK.
2.4.4. Hạn chế sai số
- Số liệu đƣợc làm sạch và kiểm tra kỹ trƣớc khi nhập.
- Nhập số liệu 2 lần độc lập.
- Với những thông tin chƣa rõ, nghiên cứu viên kiểm tra kỹ báo cáo và
trao đổi với cán bộ tại các PK để kiểm tra chất lƣợng và sự đầy đủ của
số liệu.
2.5. NHẬP VÀ XỬ Lí SỐ LIỆU
Số liệu sau khi làm sạch đƣợc nhập vào máy tính với phần mềm Microsoft
Office Excel 2007 và đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 14.0.
2.6. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Phƣơng pháp thống kê mơ tả đƣợc sử dụng trong phân tích và kết quả
đƣợc trình bày gồm:
1. Thực trạng sử dụng các dịch vụ KHHGĐ tại 2 PK MSIVN. Trong đó
có: thực trang chung của việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ chung ở


25

các PK tham gia nghiên cƣu; các loại dịch vụ KHHGĐ; thực trạng sử
dụng các BPTT ngắn hạn và dài hạn; thực trạng sử dụng dịch vụ PTAT.
Phân tích sẽ đƣợc thực hiện đối với thực trạng chung cho cả 2 địa điểm
nghiên cứu và từng địa điểm nghiên cứu.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KHHGĐ (bao
gồm: các BPTT, PTAT và các BPTT sau PTAT) của khách hàng tại các
địa điểm trên gồm tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân, hoc vấn.
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIấN CỨU
Đề tài nghiên cứu đƣợc Hồi đồng bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa
khoa của Trƣờng Đại Học Y Hà Nội xét duyệt và thông qua.
Nguồn thông tin dùng cho nghiên cứu đƣợc tổ chức MSIVN cho phép sử
dụng.
Các thông tin cá nhân về đối tƣợng nghiên cứu trong báo cáo đƣợc đảm
bảo giữ bí mật tuyệt đối. Các thông tin thu đƣợc chỉ sử dụng cho nghiên cứu,
khơng sử dụng với bất kỳ mục đích nào khác.


×