Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực trạng chấn thương răng và một số yếu tố liên quan ơ học sinh lứa tuổi 13 16 trịa THCS tô hoàng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THU GIANG

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LỨA TUỔI 13-16 TẠI TRƯỜNG THCS
TÔ HOÀNG NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 - 2015

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THU GIANG

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LỨA TUỔI 13-16 TẠI TRƯỜNG THCS
TÔ HOÀNG NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA


KHÓA 2009 - 2015

Người hướng dẫn: TS Trần Thị Mỹ Hạnh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hoàn
thành chương trình học 6 năm tại trường Đại Học Y Hà Nội em đã nhận được
những sự chỉ dạy tận tình cùng những kinh nghiệm quý báu từ các quý thầy
cô bộ môn Răng Trẻ Em.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu cùng quý thầy cô trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo cho
em một môi trường học tập vui vẻ, tích cực.
- Cô TS. Trần Thị Mỹ Hạnh, bộ môn Răng Trẻ Em người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
- Trường THCS Tô Hoàng đã nhiệt tình, tạo điều kiện cho em tiến hành
buổi khám lấy số liệu.
- Gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc
trong suốt khoảng thời gian qua cũng như vượt qua những khó khăn trong
khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Phạm Thu Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Mỹ

Hạnh.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kể hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Phạm Thu Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1 Tổng quan về chấn thương răng ........................................................... 3
1.1.1

Dịch tễ chấn thương răng ........................................................... 3

1.1.2

Các hình thái chấn thương răng và xương ổ răng ..................... 4

1.1.3

Biến chứng sau chấn thương....................................................... 8

1.2 Nguyên nhân, cơ chế chấn thương và một số yếu tố liên quan chấn
thương răng ................................................................................................. 10
1.2.1


Nguyên nhân.............................................................................. 10

1.2.2

Cơ chế: ...................................................................................... 11

1.2.3

Một số yếu tố liên quan chấn thương răng ở trẻ 13-16 tuổi ..... 11

1.3 Cách xử trí chấn thương răng vĩnh viễn ............................................ 12
1.3.1

Tổn thương mô cứng ................................................................. 12

1.3.2

Tổn thương mô nha chu ............................................................ 13

1.4 Một số nghiên cứu về chấn thương răng ............................................ 14
1.4.1

Trên thế giới .............................................................................. 14

1.4.2

Việt Nam .................................................................................... 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 17
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................... 17

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 17

2.1.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 17


2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17
2.2.1

Thiết kế nghiên cứu: .................................................................. 17

2.2.2

Cỡ mẫu và chọn mẫu................................................................. 17

2.2.3

Nội dung nghiên cứu ................................................................. 18

2.3 Tiêu chuẩn đánh giá............................................................................ 19
2.4 Biến số nghiên cứu ............................................................................. 21
2.5 Sai số và cách khắc phục .................................................................... 22
2.5.1

Sai số ......................................................................................... 22

2.5.2


Cách khắc phục ......................................................................... 22

2.6 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 23
2.7 Xử lý số liệu........................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 24
3.1 Đặc điểm chung ở nhóm trẻ nghiên cứu ............................................ 24
3.2 Thực trạng chấn thương răng ở nhóm trẻ nghiên cứu ........................ 24
3.3 Một số yếu tố liên quan tới chấn thương răng ở trẻ ........................... 31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 33
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. 33
4.2 Thực trạng chấn thương răng ở nhóm trẻ nghiên cứu ........................ 33
4.3 Môt số yếu tố liên quan chấn thương răng ở nhóm trẻ nghiên cứu.... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Tiêu chuẩn dùng trong đánh giá .................................................... 19
Bảng 2. 2. Biến số nghiên cứu ........................................................................ 21
Bảng 2. 3. Mức độ phù hợp Kappa ................................................................. 22
Bảng 3. 1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi, giới ....................................24
Bảng 3. 2. Phân bố tỷ lệ chấn thương răng ở theo giới................................... 24
Bảng 3. 3. Phân bố tỷ lệ chấn thương răng theo tuổi ...................................... 25
Bảng 3. 4. Phân bố tỷ lệ chấn thương răng theo nguyên nhân và tuổi ........... 28
Bảng 3. 5. Tỷ lệ người chăm sóc trẻ đầu tiên ................................................. 30
Bảng 3. 6. Mối liên quan giữa chấn thương răng và giới ............................... 31
Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa chấn thương răng và yếu tố nguy cơ .............. 32

Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa chấn thương răng trước và độ cắn chìa .......... 32
Bảng 4. 1. Số lượng mẫu và độ tuổi một số nghiên cứu trên thế giới….……34
Bảng 4. 2.Tỉ lệ nam/nữ ở một số nghiên cứu trên thế giới ............................. 34
Bảng 4. 3. Nghiên cứu của một số tác giả về nguyên nhân ............................ 37
Bảng 4. 4.Tỷ lệ trẻ được đi khám sau chấn thương ở một số nghiên cứu trên
thế giới ............................................................................................................. 39
Bảng 4. 5. Kết quả nghiên cứu một số tác giả trên thế giới về mối liên quan
giữa những trẻ có độ cắn chìa ≤ 3mm và nhóm trẻ > 6mm với chấn thương
răng cửa ........................................................................................................... 40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố tỷ lệ hình thái chấn thương răng .................................. 26
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ chấn thương răng theo vị trí ............................................. 27
Biểu đồ 3. 3. Phân bố tỷ lệ chấn thương răng theo nguyên nhân và giới ....... 27
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ chấn thương răng theo nguyên nhân ................................ 29
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ trẻ chấn thương răng theo địa điểm.................................. 29
Biểu đồ 3. 6. Tỷ lệ trẻ chấn thương răng theo thời gian ................................ 30
Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ trẻ được đi khám sau chấn thương ................................... 31

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Rạn men ........................................................................................... 4
Hình 1. 2. Gãy men ........................................................................................... 4
Hình 1. 3. Gãy men và ngà răng ....................................................................... 4
Hình 1. 4. Gãy men, ngà răng và tủy ................................................................ 5
Hình 1. 5. Gãy men, ngà và cement .................................................................. 5
Hình 1. 6. Gãy men, ngà, tủy và cement ........................................................... 5
Hình 1. 7. Gãy chân răng .................................................................................. 5
Hình 1. 8. Chấn động răng và xương ổ răng ..................................................... 6
Hình 1. 9. Lung lay răng ................................................................................... 6

Hình 1. 10. Lún răng ......................................................................................... 6
Hình 1. 11. Chồi răng ........................................................................................ 7
Hình 1. 12. Răng lệch sang bên ........................................................................ 7
Hình 1. 13. Trật khớp hoàn toàn ....................................................................... 7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật dẫn đến sự ra đời của các
phương tiện giao thông tốc độ ngày càng cao, chấn thương răng xảy ra khá
phổ biến trong cấp cứu hàm mặt. 22% các chấn thương xảy ra ở răng vĩnh
viễn [1]. Phần lớn các trường hợp chấn thương xảy ra ở răng cửa hàm trên,
ảnh hưởng không chỉ tới một bộ răng khỏe mạnh trước đó, mà còn tới thẩm
mỹ và tâm lý đối với trẻ và cha mẹ. Tỷ lệ gia tăng của chấn thương răng ngày
càng cao, ảnh hưởng của chấn thương răng tới cuộc sống và hiểu biết của
người dân còn chưa được đầy đủ đã làm cho chấn thương răng trở thành một
vấn đề sức khỏe nha khoa cộng đồng được quan tâm.
Trẻ ở lứa tuổi 13-16 có sự thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lý, trở
thành một thách thức điều trị, không chỉ như một bệnh nhân nha khoa mà còn
như một cá nhân riêng biệt. Trẻ nghĩ mình đã lớn nhưng thực chất vẫn còn
thiếu kinh nghiệm và kiến thức của người lớn. Tất cả răng vĩnh viễn mọc
hoàn chỉnh khi 12 tuổi, ngoại trừ 4 răng hàm lớn thứ hai có thể mọc muộn vào
13 tuổi, và răng hàm lớn thứ 3 mọc trong khoảng 17-21 tuổi. Cuống toàn bộ
răng được đóng hoàn toàn ở 16 tuổi, ngoại trừ răng hàm lớn thứ 3 đóng chóp
lúc 25 tuổi [2]. Một tổn thương với răng vĩnh viễn ảnh hưởng tới răng suốt
đời, nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề.
Thể thao và các tai nạn xảy ra ở nhà hay trường học là những yếu tố gây
chấn thương thông thường. Do đó điều quan trọng là cần giúp phụ huynh,
giáo viên và học sinh biết cách chăm sóc khẩn cấp và chính xác trẻ sau khi bị

chấn thương. Phụ huynh thường không cho trẻ phục hồi răng ngay sau chấn
thương, trừ khi vì mục đích thẩm mỹ. Mặt khác, tiên lượng của răng bị tổn
thương phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị chính xác, do đó càng xử trí kịp
thời răng càng có khả năng sống cao.


2

Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về tỷ lệ chấn thương răng ở
cộng đồng nhằm xác định tỷ lệ chấn thương, loại chấn thương và nguyên nhân
để vạch ra kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, cách phòng ngừa và điều trị đúng
cách. Hiện nay, tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, đang thiếu thông
tin về dịch tễ học của chấn thương răng ở trẻ em lứa tuổi 13-16. Trước đây đã
có nghiên cứu về sự phổ biến của tổn thương răng cửa vĩnh viễn ở trẻ em lứa
tuổi tiểu học. Tuy nhiên sự khác nhau giữa bộ răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn,
lứa tuổi sẽ dẫn đến các nguyên nhân, loại hình chấn thương và kế hoạch
phòng ngừa khác nhau.
Trường THCS Tô Hoàng – Hai Bà Trưng – Hà Nội là trường học xây
dựng khang trang, sạch đẹp trên mô hình hiện đại, nằm ở trung tâm của thành
phố Hà Nội. Trải qua 33 năm phấn đấu và trưởng thành, từ những lớp học sơ
sài, trang thiết bị thiếu thốn, đến nay, trường đã thực sự thay da đổi thịt, vươn
lên không ngừng để xứng đáng với sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh, để bắt
kịp quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước. Do đó việc nghiên
cứu tỷ lệ chấn thương răng ở trường học này để đánh giá công tác trang bị
kiến thức cho các em cũng như cơ sở vật chất của nhà trường trong chương
trình nha học đường là rất cần thiết.
Vì các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tại “Thực trạng chấn
thương răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lứa tuổi 13-16 tuổi tại
trường THCS Tô Hoàng năm 2015” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ chấn thương răng và một số hình thái chấn thương răng

ở học sinh 13-16 tuổi tại trường THCS Tô Hoàng năm 2015.
2. Bước đầu khảo sát một số yếu tố liên quan tới chấn thương răng ở
nhóm học sinh trên


3

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về chấn thương răng

1.1.1 Dịch tễ chấn thương răng
Vùng miệng chỉ chiếm 1% tổng diện tích cơ thể, nhưng lại chiếm tới 5%
tất cả các vết thương cơ thể. Chấn thương răng ở bộ răng sữa và răng vĩnh
viễn phân bố cao trên toàn thế giới, chiếm 5% các chấn thương mà bệnh nhân
tìm đến cơ sở y tế điều trị [5]. Theo nghiên cứu 12 năm của Ulf Glendor
(2008), thống kê từ hầu hết các nước trên thế giới cho thấy rằng 18% trẻ mầm
non bị chấn thương răng sữa, 25% trẻ đến trường từng bị chấn thương răng,
22% trẻ bị chấn thương răng vĩnh viễn khi ở tuổi 14 và 33% người lớn có
chấn thương bộ răng vĩnh viễn [6].
Nhìn chung nam thường gặp chấn thương răng nhiều hơn nữ. Theo nghiên
cứu của Batra M (2013) tỉ lệ nam : nữ = 1,7 : 1,0 [7]. Tỉ lệ này là 1,78:1 theo
Sari ME (2014) [8]; là 2: 1 theo nghiên cứu của Díaz JA (2010) [9]. Có thể do
nam giới tham gia các hoạt động thể lực, trò chơi mạo hiểm hơn.
Chấn thương răng xảy ra cao nhất ở lứa tuổi 6-12 theo Sandalli (2005)
[10]. Theo Altun và cộng sự (2009) thì trẻ nữ hay gặp chấn thương ở tuổi 2-7
hơn (44.83%) còn trẻ trai hay gặp ở tuổi 8-10 hơn (54.67%) [11].
Theo nghiên cứu của Piskorowski (2006) chấn thương nhóm răng cửa
hàm trên chiếm tới 80% chấn thương răng [12]. Răng cửa giữa tổn thương

chiếm tới 75% theo Sofowora (2009)[13]. Bộ răng sữa thường bị chấn thương
trật khớp trong khi tổn thương tổ chức cứng hay gặp ở bộ răng vĩnh viễn.
Hiện tượng này là do xương ổ răng ở trẻ mềm dẻo hơn, hệ thống dây chằng
lỏng lẻo hơn, giải phẫu chân răng: giải phẫu và hình dáng)
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương răng chủ yếu là do ngã 46% theo Perez
(1991)[14] , 55,8% theo O'Neil DW (1989) [15] tiếp theo là các nguyên nhân
khác như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao…


4

1.1.2 Các hình thái chấn thương răng và xương ổ răng
1.1.2.1 Chấn thương mô cứng răng và tủy răng
- Nứt men: nhìn thấy đường nứt rạn trên
bề mặt men răng, hay gặp ở mặt ngoài,
hình thể răng không thay đổi, không có
dấu hiệu cơ năng.
Hình 1. 1. Rạn men [16]

- Gãy, vỡ men: hình thể răng thay đổi do
mất một phần men răng, để lại vết gãy
sắc cạnh nhưng không thấy phần ngà
màu vàng tại đường gãy, có dấu hiệu
buốt nhẹ khi ăn, uống nóng, lạnh.
Hình 1. 2. Gãy men [16]

- Gãy men và ngà răng hay gãy thân
răng không hở tủy: hình thể răng thay
đổi, trên đường gãy thân răng có phần
ngà răng màu vàng lộ ra nhưng không

thấy điểm hở tủy, buốt nhiều khi ăn
nóng, lạnh.
Hình 1. 3. Gãy men và ngà răng [16]


5

- Gãy men, ngà răng và tủy hay gãy thân răng
hở tủy: là đường gãy thân răng có điểm hở tủy,
bệnh nhân rất buốt đặc biệt khi có kích thích.

Hình 1. 4. Gãy men, ngà răng và tủy [16]
- Gãy men, ngà và cement hay gãy thânchân răng không hở tủy: tương tự tổn
thương gãy thân răng không hở tủy chỉ
khác là tổn thương cả chân răng.
Hình 1. 5. Gãy men, ngà và cement [16]

- Gãy men, ngà, tủy và cement hay gãy
thân-chân răng hở tủy: tương tự tổn
thương gãy thân răng hở tủy chỉ khác là
tổn thương cả chân răng.

Hình 1. 6. Gãy men, ngà, tủy và cement [16]

- Gãy ngà, tủy và xương răng hay gãy chân răng.
+ Cả 2 đoạn gãy nằm trong huyệt ổ răng, răng
lung lay. X-quang có hình ảnh gãy chân răng.
+ Đoạn gãy phía trên rơi khỏi huyệt ổ răng. Xquang có hình ảnh đoạn chân răng trong huyệt.
Hình 1. 7. Gãy chân răng [16]



6

1.1.2.2 Chấn thương mô nha chu
- Chấn động răng và xương ổ răng: sang chấn
tới cấu trúc nâng đỡ răng nhưng răng không
lung lay, không di lệch, chỉ đau khi gõ răng.

Hình 1. 8. Chấn động răng và xương ổ răng [16]

- Lung lay răng: răng di chuyển nhẹ ra
ngoài, vào trong so với cung răng trong khi
chóp răng vẫn ở vị trí cũ. Lâm sàng thấy
chảy máu rãnh lợi và nhạy cảm khi khám.
Lung lay răng phân loại theo 3 độ:
+độ I-lung lay biên độ mỗi bên dưới 1 mm

Hình 1. 9. Lung lay răng [18]

+độ II-lung lay trên 1 mm
+độ III-lung lay 3 chiều không gian
- Trật khớp
 Lún răng: răng tụt vào trong,
gõ răng âm sắc thanh của kim loại, ít
khi gõ đau, X-quang thấy khoảng
dây chằng quanh răng mất. Cần
phân biệt với răng chưa mọc nhờ âm
sắc gõ bình thường, dấu hiệu
Xquang và hỏi bệnh.


Hình 1. 10. Lún răng [16]


7

 Chồi răng: răng chồi ra, gõ
răng âm sắc đục, kèm đau, X-quang
thấy khoảng dây chằng tăng lên,
xương ổ răng không gãy.

Hình 1. 11. Chồi răng [16]

 Răng lệch sang bên: răng lệch
khác trục của răng kèm tổn thương
xương ổ răng và lợi tương ứng.

Hình 1. 12. Răng lệch sang bên [16]

- Trật khớp hoàn toàn: răng rơi ra khỏi
huyệt ổ răng.

Hình 1. 13. Trật khớp hoàn toàn [16]


8

1.1.2.3 Tổn thương xương ổ răng
- Đụng giập XOR: gặp trong lún răng hoặc răng lệch bên.
- Gãy thành XOR: chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sờ thấy mảnh XOR di
động bất thường hay gặp ở răng lệch bên, lún răng và có thể với trật khớp

răng hoàn toàn. Xquang có hình ảnh gãy thành XOR.
- Gãy rời huyệt ổ răng: chẩn đoán dựa vào lâm sàng với dấu hiệu lung
lay theo nhóm răng, răng vẫn nằm chắc trong huyệt ổ răng và Xquang thấy
đường gãy đi ngang qua dưới chóp các răng.
- Gãy xương hàm trên hoặc dưới.
1.1.2.4 Tổn thương lợi và niêm mạc miệng
- Rách lợi hoặc niêm mạc miệng.
- Đụng giập, tụ máu hoặc trầy lợi, niêm mạc.
- Mất tổ chức.
1.1.3 Biến chứng sau chấn thương
1.1.3.1 Hoại tử tủy
Triệu chứng lâm sàng rất ít: đổi màu răng, có thể đau tự nhiên trong giai
đoạn đang hoại tử, nhạy cảm khi gõ hoặc lung lay nhẹ.
X-quang: có thể thấy vùng thấu quang sau 2-3 tuần chấn thương.
Nguy cơ hoại tử tủy cao trong các trường hợp lún hay chồi răng, thấp hơn
trong các trường hợp bán trật khớp. Răng đã đóng chóp nguy cơ hoại tử tủy
cao hơn răng chưa đóng chóp.
1.1.3.2 Nhiễm trùng
Đây là biến chứng chủ yếu do tủy hoại tử không được phát hiện và điều trị
đúng, kịp thời. Biểu hiện lâm sàng có thể ở dạng cấp tính hay mạn tính.
Nhiễm trùng cấp có thể do viêm quanh chóp răng cấp hoặc nặng hơn là
viêm mô tế bào cấp. Bệnh nhân có dấu hiệu đau nhức, sưng vùng chóp hoặc
sưng nề lan rộng ra vùng mô tế bào tương ứng.


9

Nhiễm trùng mạn tính không có dấu hiệu sưng, đau như trường hợp cấp.
Biểu hiện lâm sàng là lỗ rò vùng chóp hoặc không có triệu chứng gì. Xquang
thấy hình ảnh thấu quang vùng chóp, u hạt hay muộn hơn là các nang chân

răng với kích thước tùy theo thời gian tiến triển.
1.1.3.3 Tắc ống tủy
Tắc ống tủy từng phần hoặc toàn bộ sau 9-12 tháng. Hiện tượng này được
coi như là đáp ứng của tủy khi bị chấn thương, do tăng quá trình hình thành
ngà thứ phát. Mức độ thường tương ứng với mức độ trật khớp.
Triệu chứng lâm sàng: thân răng có màu vàng xám, không đáp ứng hoặc
đáp ứng nhẹ với các test thử tủy hoặc kích thích điện.
X-quang: buồng tủy thu hẹp và dần dần ống tủy hẹp, có thể tắc từng phần
hoặc toàn phần.
1.1.3.4 Tiêu chân răng
Rất hiếm gặp sau gãy chân răng, nhưng thường gặp sau trật khớp. Tiêu
thường gặp trong trường hợp cắm lại răng.
1.1.3.5 Dính khớp răng
Sau sang chấn, sự lành thương xảy ra nhưng không có sự nối của mô nha
chu ở giữa mà thay vào đó tế bào của XOR sẽ thay thế sự nối của dây chằng,
dần dần ngà chân răng dung hợp với XOR.
Trên lâm sàng, có thể phát hiện răng dính khớp bằng tiếng gõ nghe có âm
thanh kim loại. Trên Xquang, hình ảnh khoảng dây chằng nha chu giữa chân
răng và xương hòa lẫn nhau.
1.1.3.6 Lệch lạc răng và mất răng
Lệch lạc răng là hậu quả của sang chấn răng tới mô nha chu không được
điều trị hay điều trị sai, làm ảnh hưởng đến khớp cắn, chức năng ăn nhai và
thẩm mỹ.


10

Mất răng có thể do thiếu hiểu biết về việc cắm lại răng nên đã không xử lý
những trường hợp trật khớp răng hoàn toàn.
1.1.3.7 Đổi màu

Nguyên nhân do chết tủy hay do chảy máu tủy sau chấn thương. Nếu chảy
máu nhẹ sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, màu sẽ nhạt dần sau vài tuần. nếu chảy
máu nhiều, sự đổi màu tồn tại vĩnh viễn, răng sẽ có màu đỏ nâu, xám hay
vàng.
1.2 Nguyên nhân, cơ chế chấn thương và một số yếu tố liên quan chấn
thương răng
1.2.1 Nguyên nhân
 Tự ngã
 Tai nạn giao thông: tai nạn xe đạp, xe máy, ô tô và các phương tiện
khác…
 Tại nạn do chơi thể thao: xảy ra khi trẻ tham gia các môn thể thao có
nguy cơ cao bị chấn thương như bóng đá, bóng rổ, trượt ván, đi xe đạp…
 Tai nạn do nô đùa: xảy ra khi trẻ chạy nhảy, đùa nghịch…
 Tai nạn do bác sĩ điều trị: gặp trong chỉnh nha, nhổ răng không đúng
kĩ thuật
 Tai nạn nghề nghiệp: xảy ra với các trẻ vì hoàn cảnh phải lao động
kiếm sống, các hình thái tai nạn rất phong phú
 Tai nạn do các tật xấu : như cắn bút, cắn móng tay, nghiến răng..
 Do đánh nhau
 Do ăn uống: ăn đồ quá cứng, dai…
 Yếu tố nguy cơ:
 Độ cắn chìa làm tăng nguy cơ chấn thương răng cửa.


Trung bình độ cắn chìa của người Việt Nam là 2,79mm theo

nghiên cứu của Đổng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng – 2000 [17].


11




Độ cắn chìa 3-6mm: tăng gấp đôi tỉ lệ, độ cắn chìa > 6mm: tăng

gấp 3 lần [18].
 Bệnh nhân đang chỉnh nha.
 Bị bệnh viêm quanh răng.
1.2.2 Cơ chế:
Chấn thương răng có thể là hậu quả của cả lực trực tiếp và gián tiếp. Lực
trực tiếp ảnh hưởng tới răng vùng chịu lực, còn lực gián tiếp truyền qua
xương hàm ảnh hưởng tới các răng cùng lân cận. Cần thăm khám lâm sàng kĩ
lưỡng và phát hiện trên phim Xquang để tránh bỏ sót các tổn thương do lực
gián tiếp gây nên.
 Lực tác động theo hướng ngang tạo vùng nén tại điểm chịu lực, gây ra
các hình thái tổn thương như rạn nứt răng, chấn động răng, lung lay răng, răng
lệch bên hoặc gãy rời huyệt ở răng.
 Lực tác động theo hướng chếch từ trên xuống dưới gây chồi răng, trật
khớp răng hoàn toàn.
 Lực tác động theo hướng chếch từ dưới lên gây gãy thân răng đơn giản
hoặc phức tạp, lún răng [16].
1.2.3 Một số yếu tố liên quan chấn thương răng ở nhóm trẻ 13-16 tuổi
1.2.3.1 Hiếu động
Vị thành niên (13-16 tuổi) là giai đoạn trung gian giữa thiếu nhi và thanh
niên, do đó trẻ có cả đặc điểm của hai lứa tuổi. Trẻ vẫn ham chạy nhảy, chơi
đùa. Ngã trong khi chơi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương răng.
Trẻ còn hay tham gia vào các môn thể thao có nguy cơ chấn thương răng do
không có sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền
[2].



12

1.2.3.2 Chế độ ăn
Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Trụ men là một trụ chạy dài
suốt theo chiều dày của men, từ đường ranh giới men-ngà cho đến bề mặt
men răng. Men răng giòn nên khi trẻ ăn đồ cứng, men răng có thể bị nứt, vỡ
theo đường giữa các trụ men [19].
Các thức ăn cứng thường gặp như: đá lạnh, xương, hạt khô, vỏ bánh mì,
ngô, táo và cà rốt sống… Rất nhiều người Việt có thói quen thích gặm xương,
thích nhai sụn, nhai mía, dùng răng xé thức ăn cứng… Thói quen này khiến
cho răng dễ bị mẻ.
1.2.3.3 Thói quen xấu
Thói quen xấu cắn các vật cứng như cắn chỉ, bút, móng tay, nắp bia… dẫn
đến các tổn thương rạn, nứt vỡ men khu trú ở nhóm răng cửa. Phổ biến hơn cả
là cắn móng tay. Cắn móng tay là một thói quen hiếm gặpở những trẻ ít hơn
3-6 tuổi. Số trẻ cắn móng tay được báo cáo tăng cho đến tuổi vị thành niên,
nhưng có rất ít dữ liệu về chủ đề này. Thói quen này là một biểu hiện của sự
căng thẳng gia tăng. Không có bằng chứng rằng cắn móng tay có thể gây rối
loạn khớp thái dương hàm hay các bệnh lí răng khác hơn ngoài gãy men [17].
1.3

Cách xử trí chấn thương răng vĩnh viễn [20]

1.3.1 Tổn thương mô cứng
 Gãy men: mài + fluor. Phục hồi thân răng bằng trám, bọc mão, mặt dán sứ.
 Gãy men-ngà: phục hồi thân răng bằng composite. Nếu vết gãy sát tủy hàn
lót Ca(OH)2. Theo dõi tủy chết sau 1-3 tháng.
 Gãy men-ngà-tủy:
 Răng chưa đóng cuống và gãy<12 giờ: che tủy trực tiếp bằng

Ca(OH)2, phục hồi thân răng và theo dõi tủy 7-21-90 ngày.


13

 Răng chưa đóng cuống và gãy >12 giờ: lấy tủy buồng, phục hồi, theo
dõi 7-21-90 ngày cho đến khi đóng buồng. Điều trị tủy khi cuống đã đóng.
 Răng đóng cuống: Nếu tủy lộ ít thì chụp tủy trực tiếp bằng
Hydroxyde canxi, nếu tủy lộ rộng thì nên lấy tủy.
 Gãy thân-chân răng:
 Đường gãy trên lợi, không lộ tủy: bảo tồn bằng phục hình
 Đường gãy dưới lợi hoặc lộ tủy: lấy mảnh vỡ, điều trị tủy. Với răng
chưa đóng cuống, che tủy hoặc lấy tủy buồng đợi cuống đóng. Đối với trường
hợp vỡ vát sâu thì tùy trường hợp có thể bổ xung thêm bằng tạo hình lợi, tạo
hình xương ổ răng, hay nhổ răng nếu không thể bảo tồn được. Nếu ở cơ sở
chuyên khoa có thể áp dụng chỉnh nha để kéo chân răng về phía mặt nhai.
 Gãy chân răng:
 Gãy 1/3 giữa: bảo tồn, theo dõi liền sẹo, kháng sinh, chống viêm, cố
định trong 6-8 tuần. Nếu hoại tử điều trị tủy, đặt chốt thân răng.
 Gãy 1/3 chóp: trường hợp thuận lợi bảo tồn, kháng sinh và cố định.
Điều trị tủy nếu hoại tử và nhổ 1/3 chóp.
1.3.2 Tổn thương mô nha chu
 Lung lay răng: cố định răng 7-10 ngày.
 Lún răng: kéo răng vào vị trí ngang bằng răng kế cận, sau đó cố định vào
răng kế bên bằng nhựa quang trùng hợp trong 3 tuần. Điều trị tủy nếu hoại tử.
 Chồi răng: ấn mạnh đẩy răng vào vị trí cũ của răng, cố định vào răng bên
cạnh bằng nhựa quang trùng hợp trong 3 tuần. Nha sĩ có thể sẽ mài chỉnh cho
răng ngắn bằng răng kế cận để đạt yếu tố thẩm mỹ và theo dõi để kịp thời
điều trị bảo tồn tủy khi cần thiết.
 Răng lệch sang bên: nắn chỉnh, cố định 3 tuần, có thể thêm 3-4 tuần.

 Răng rơi ra ngoài: cắm lại và cố định 3-4 tuần. Nếu cuống tổn thương và
tiêu chân răng cần điều trị tủy.


14

1.4

Một số nghiên cứu về chấn thương răng

1.4.1 Trên thế giới
Chấn thương răng miệng từ lâu đã là một vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Với lứa tuổi cấp 2, đây là lứa
tuổi đặc biệt, các em đang bước vào dậy thì, thay đổi sinh lí lẫn tâm lí, bộ
răng cũng được thay hoàn chỉnh nhưng chưa đóng chóp hết. Có sự khác biệt
rõ ràng giữa lứa tuổi này với lứa tuổi bé hơn và lớn hơn.
Theo nghiên cứu Toprak và cộng sự (2014) [21] ở Istanbul, Turkey, tiến
hành trên 154 trẻ từ 1-13 tuổi thu được 337 răng bị chấn thương, bao gồm 255
răng vĩnh viễn và 82 răng sữa. Chấn thương chủ yếu xảy ra ở nhóm tuổi 6-12.
Hình thái chấn thương hay gặp nhất là trật khớp (43,3%), gãy thân răng không
qua tủy (20,5%) và gãy thân răng qua tủy (19,4%). Nguyên nhân chính gây
chấn thương là tự ngã (55,2%), tiếp theo là bị va chạm (22,1%). Chỉ kiểm tra
đơn thuần là phương pháp điều trị thường xuyên (31,8%).
Theo nghiên cứu của Chopra và cộng sự (2014) [22] ở India, tiến hành trên
810 trẻ từ 12-15 tuổi thì tỷ lệ chấn thương là 10,2 %, tỷ lệ nam so với nữ là
2,3:1. Nhìn chung, 94,2% trẻ bị chấn thương một răng, chủ yếu là răng cửa
giữa hàm trên (81,4%). Nguyên nhân thường gây chấn thương là ngã (51,4%),
tiếp theo là do chơi thể thao (41,9%). Trẻ chủ yếu bị chấn thương ở nhà
(58,4%), ở trường (20,8%) và trên đường (18,4%). Chỉ có 3,5% các trường
hợp được điều trị.

Theo nghiên cứu của Nawaf và cộng sự (2008) [23] ở Zarka-Jordan, tiến
hành trên 2202 trẻ từ 13-16 tuổi thì tỷ lệ chấn thương răng cửa là 12,3%, với
nam có tỷ lệ cao hơn 16,9% so với nữ là 5,2. Tuy nhiên, tỷ lệ chấn thương
răng điều trị ở nữ giới là 13,3% và ở nam giới là 9,3%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê.


15

Nhóm tuổi của nam giới 13 có tỷ lệ chấn thương cao nhất 24,3% với 0%
điều trị, tiếp theo là nhóm tuổi 14 với 18,5% tỷ lệ bị tổn thương và tỷ lệ xử lý
8,7%. Trong khi đó, nhóm tuổi nam giới trên 15 có tỷ lệ chấn thương thấp
nhất 14,7% với điều trị 13,2% [19].
Tuy nhiên với nữ giới, nhóm tuổi 14 có tỷ lệ chấn thương cao nhất 9,6%
và tỷ lệ xử lý 7,7% thấp nhất so với các nhóm tuổi khác. Các nhóm 13, 15 và
16 tuổi đã có tỷ lệ chấn thương gần tương tự nhau. Nhóm nữ 15 tuổi cho thấy
tỷ lệ chấn thương thấp nhất 3% với tỷ lệ điều trị cao nhất 50% [19].
1.4.2 Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Thắng (2000) [3] tỷ lệ chấn thương
răng ở trẻ 6-15 tuổi chiếm 33,68% trong số bệnh nhân đến khám cấp cứu răng
hàm mặt tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, nguyên nhân chủ yếu là
tai nạn sinh hoạt chiếm 46,88%. Lứa tuổi chủ yếu gặp chấn thương răng từ 650 tuổi (95,79%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông, sinh hoạt chiếm tới
79%. Vị trí nhóm răng trước trên hay gặp nhất (76,96%), đặc biệt là 2 răng
cửa giữa. Sang chấn xương ổ răng (62,33%) gặp nhiều hơn chấn thương răng
(37,63%), trong đó nhóm 6-15 tuổi có tỷ lệ sang chấn xương ổ răng cao hơn
hẳn sang chấn răng [3]. Nghiên cứu này được thực hiện ở bệnh viện nên
không có tỷ lệ cụ thể ở cộng đồng và không đi sâu vào các yếu tố liên quan
đến lứa tuổi trẻ.
Theo nghiên cứu của Dương Anh Tùng [4] trên 314 bệnh nhân tới cấp cứu
tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia từ tháng 1/2011 tới tháng 12/2012, tỉ

lệ chấn thương răng gặp 9,9% trong số ca chấn thương hàm mặt. Chấn thương
răng gặp ở nam giới (60,8%) nhiều hơn nữ giới (39,2%). Độ tuổi hay gặp
chấn thương răng nhiều nhất từ 18-54 tuổi (58,3%). Vị trí nhóm răng cửa hàm
trên hay gặp nhất (77,3%), đặc biệt răng cửa giữa (56%). Sang chấn xương ổ
răng hay gặp hơn chấn thương răng. Độ tuổi nhỏ có xu hướng tổn thương nha


16

chu, người lớn có xu hướng tổn thương mô cứng. Nguyên nhân phổ biến gây
chấn thương là tai nạn giao thông (55,7%) .
Theo nghiên cứu của Lê Thu Hồng (2014) [24] trên 321 trẻ từ 8-10 tuổi,
tỷ lệ chấn thương răng là 15,6%, nam giới 18,56% cao hơn nữ giới 12,34%.
Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt 82%. Chấn thương
phần lớn xảy ra ở hai răng cửa giữa hàm trên, R11 45,9% và R21 36,06%.
Gãy thân răng đơn giản là hình thái chấn thương hay gặp nhất chiếm tỷ lệ
63,93%. Trẻ chủ yếu bị chấn thương ở nhà và vào buổi chiều.


17

2
2.1

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Học sinh từ 13-16 tuổi đang học tại trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội

+ Đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
+ Được sự đồng ý của bố mẹ, ban giám hiệu, thầy cô phụ trách
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Trẻ 12 hoặc 17 tuổi
+ Trẻ đang trong quá trình chỉnh nha
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: tháng 11/2014 – 5/2015
- Địa điểm: Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội; Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Đại Học Y Hà Nội.
2.2

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang.
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang
p(1−p)

n= Z2(1-α/2)

d2

DE

Trong đó:
+ n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết
+ Z: hệ số tin cậy, ở mức xác xuất 95% thì Z2(1-α/2)=1,96
+ p: tỷ lệ chấn thương của quần thể, ước tính p=0,3 (theo Navabazam [25])
+ 1-p: tỷ lệ trẻ không bị chấn thương răng

+ d: khoảng cách sai lệch mong muốn (5%)
+ DE=1,2 là hệ số thiết kế


×