Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường cao đẳng y tế thanh hóa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.57 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUÝ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI
QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011 – 2015

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUÝ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH
VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


Khóa 2011 – 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐÀO THỊ MINH AN

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, em gửi lời cảm ơn đến Cô giáo
Đào Thị Minh An-Bộ môn Dịch Tễ, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình và tận
tâm chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình từ đầu đến khi hoàn thành khóa luận.
Bên cạnh đó, em gửi cảm ơn chân thành đến Viện Đào tạo YHDP và YTCC;
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Giang cùng các Thầy/Cô giáo khác bộ môn Dịch Tễ đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình yêu thương của mình, cảm ơn đến
những người bạn đã ủng hộ và giúp đỡ, động viện em. Cảm ơn sự giúp đỡ của các
Thầy/Cô, Cán bộ, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa để em có thể hoàn
thành việc thu thập số liệu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Quý


LỜI CAM ĐOAN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
 Phòng đào tạo trường đại học Y Hà Nội
 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
 Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
 Bộ môn Dịch Tễ học trường Đại học Y Hà Nội
Em tên là Nguyễn Thị Phương Quý
Là sinh viên tổ 34 lớp Y4I khóa 2011-2015 chuyên ngành Cử nhân Y tế Công
Cộng, Viện Đào Tạo Y học dự phòng và Y tế Công Cộng, trường Đại học Y Hà
Nội.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em từ khâu xây dựng bộ câu hỏi,
thu thập số liệu, phân tích và xử lí số liệu.
Các số liệu và kết quả có được trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố trên bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thi Phương Quý


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCS

Bao sao su

BPTT

Biện pháp tránh thai


KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD

Quan hệ tình dục

SAVY1

Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 1

SAVY2

Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TD

Tình dục

TTN


Thanh thiếu niên

VTN

Vị thành niên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1.

Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu ................................................3

1.2. Thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của TTN và sinh viên ........ 4
1.2.1.
Thực trạng trên thế giới .......................................................................4
1.2.2.

Thực trạng tại Việt Nam ......................................................................5

1.3.
Các yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của
TTN và sinh viên ....................................................................................................8
1.3.1.

Yếu tố cá nhân .....................................................................................8

1.3.2.


Yếu tố bạn bè .....................................................................................11

1.3.3.

Yếu tố gia đình ..................................................................................12

1.3.4.

Yếu tố nhà trường ..............................................................................14

1.4.

Giới thiệu về trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hóa .....................................14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................16
2.1.

Đối tượng nghiên cứu...............................................................................16

2.2.

Thời gian nghiên cứu ...............................................................................16

2.3.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................16

2.4.


Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................16

2.4.1.

Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................16

2.4.2.

Cỡ mẫu ..............................................................................................17

2.4.3.

Phương pháp chọn mẫu .....................................................................17

2.5.

Biến số nghiên cứu chính .........................................................................17

2.6.

Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.................................................18

2.6.1.

Công cụ thu thập số liệu ....................................................................18

2.6.2.

Cách tiến hành thu thập thông tin ......................................................18


2.7.

Xử lí và phân tích số liệu. ........................................................................20

2.7.1.

Xử lí và nhập liệu ..............................................................................20

2.7.2.

Phân tích số liệu ................................................................................20

2.7.3.

Phương pháp đo lường/ tiêu chuẩn đánh giá .....................................20

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................22


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................23
3.1.Mục tiêu 1: Đặc điểm về cá nhân, hành vi lối sống, các mối quan hệ gia đình,
bạn bè có thể liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên ......... 23
3.2. Mục tiêu 2: Mô tả hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên và xác định
một số yếu tố liên quan .........................................................................................33
3.2.1.

Mô tả thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên ........33

3.2.2.


Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD của sinh viên 39

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................43
4.1.
Bàn luận về một số đặc điểm đời sống sinh viên, kiến thức, thái độ và các
mối quan hệ gia đình bạn bè của sinh viên ...........................................................43
4.1.1.

Hành vi lối sống của sinh viên ..........................................................43

4.1.2.

Yếu tố gia đình, bạn bè ......................................................................45

4.1.3.

Kiến thức cúa sinh viên về SKSS và TD...........................................46

4.1.4.

Thái độ của sinh viên về SKSS và TD ..............................................48

4.2.

Bàn luận về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên . 50

4.2.1.

Tỷ lệ sinh viên đã QHTD trước hôn nhân .........................................50


4.2.2.

Tuổi QHTD lần đầu ...........................................................................51

4.2.3.

Bạn tình trong các lần QHTD của sinh viên .....................................51

4.2.4.

Sử dụng biện pháp tránh thai trong QHTD .......................................53

4.2.5.

Tình trạng có thai và nạo phá thai .....................................................54

4.3.

Mối số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD của sinh viên. .....................55

KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
5.1.
Đặc điểm về cá nhân, kiến thức thái độ và các mối quan hệ gia đình, bạn
bè của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ..............................................58
5.2.
Mô tả thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên và xác
định các yếu tố liên quan ......................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC .................................................................................................................65



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm về cá nhân của sinh viên

Bảng 3.2.

Đặc điểm về hành vi lối sống của sinh viên

Bảng 3.3.

Đặc điểm yếu tố gia đình, bạn bè của sinh viên

Bảng 3.4

Thái độ đồng ý/rất đồng ý các quan điểm về SKSS và TD của sinh
viên

Bảng 3.5.

Đặc điểm có người yêu và hành vi QHTD trước hôn nhân

Bảng 3.6.

Đặc điểm về sử dụng BPTT trong QHTD trước hôn nhân

Bảng 3.7.


Đặc điểm hành vi QHTD lần đầu

Bảng 3.8.

Đặc điểm hành vi QHTD lần gần đây nhất và trong vòng 1 tháng
qua

Bảng 3.9.

Đặc điểm hành vi có thai và nạo phá thai

Bảng 3.10.

Phân tích đơn và đa biến yếu tố cá nhân hành vi lối sống ảnh hưởng
đến QHTD trước hôn nhân

Bảng 3.11.

Phân tích đơn và đa biến yếu tố kiến thức, thái độ, gia đình, bạn bè
ảnh hưởng đến QHTD trước hôn nhân

Bảng 3.12.

Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi QHTD trước
hôn nhân

DANH MUC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Điểm TB kiến thức chung và tỷ lệ % điểm kiến thức đạt (≥ 15

điểm) của sinh viên

Biểu đồ 3.2.

Kiến thức về SKSS và TD của sinh viên

Biểu đồ 3.3.

Nguồn cung cấp thông tin kiến thức về SKSS và TD

Biểu đồ 3.4.

Điểm trung bình thái độ và tỷ lệ % thái độ truyền thống (≥ 10
điểm) của sinh viên

Biểu đồ 3.5.

Tuổi TB có người yêu lần đầu và có QHTD trước hôn nhân lần


đầu theo giới

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng hiện đại, thanh thiếu niên (TTN) Việt Nam càng hiểu nhiều
hơn về lối sống của người phương Tây vốn có nhìn nhận việc quan hệ tình dục
(QHTD) trước hôn nhân khá cởi mở [26]. Đối với các hành vi sức khỏe ảnh hưởng
đến TTN và sinh viên thì QHTD trước hôn nhân ngày càng trở thành mối quan tâm
lớn của xã hội.
So với các quốc gia trên thế giới, Việt nam là quốc gia có tỉ lệ quan hệ tình
dục (QHTD) trước hôn nhân thấp hơn. Nghiên cứu năm 2004 của các nhà nghiên

cứu xã hội học tại Thượng Hải, Đài Loan và các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam so sánh về hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh viên ở 3
thành phố Thượng Hải, Hà Nội và Đài Loan. Kết quả tỉ lệ QHTD trước hôn nhân
của thanh niên ở Hà Nội là 8%, trong khi tỉ lệ này ở Thượng Hải là 16% và ở Đài
Loan lên đến 34% [22]. Tỉ lệ này ở TTN tại các nước phát triển như Mỹ lên đến
75% [19]. Còn tại Châu Á, tỷ lệ TTN độ tuổi từ 12-19 đã từng có QHTD ở
Malaysia là 5,4% [20]. Nhìn vào những con số trên có thể thấy sự khác biệt lớn giữa
tỉ lệ QHTD trước hôn nhân của TTN ở các nước phương Tây và phương Đông.
Tại Việt Nam, một thực trạng đáng báo động hiện nay là TTN có QHTD trước
hôn nhân đang trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra
Quốc gia về vị thành niên (VTN) và TTN Việt Nam lần thứ 2 (SAVY2) được công
bố năm 2010 cho thấy 9,5% thanh niên Việt Nam đã từng có QHTD trước hôn
nhân. Trong khi đó tỷ lệ này ở SAVY 1 (2003) là 7,5%. Tuổi trung bình QHTD lần
đầu của thanh niên Việt Nam cũng có xu hướng giảm từ 19,6 tuổi ở SAVY1 xuống
còn 18,1 ở SAVY2 [17][48]. QHTDtrước hôn nhân không dùng các biện pháp bảo
vệ dẫn đến nhiêu hệ lụy đáng báo động như mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai


2

và lây nhiễm HIV/AIDS... Theo thống kê, Việt Nam là nước có mặt trong 5 quốc
gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và đứng đầu Châu Á với 1,2-1,6 triệu ca
mỗi năm [1].
Sinh viên là một bộ phận của TTN, bắt đầu làm quen với môi trường sống xa
nhà. Đây là bước ngoặt cho sự thay đổi theo hướng độc lập hơn, là cơ hội để thanh
niên có thể giao lưu, kết bạn hoặc trải nghiệm cuộc sống. Sự thay đổi này ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức và quan niệm sống của giới trẻ ngày
nay dẫn đến việc sinh viên có QHTD ngày càng sớm, tỷ lệ nạo phá thai ngày một
tăng [29]. Với thực trạng giới trẻ ngày nay như vậy, thì thực trạng hành vi QHTD
trước hôn nhân của sinh viên trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hóa ra sao? Điều này

chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Chưa có nghiên cứu nào tiến hành điều tra
về vấn đề này tại trường, vì vậy nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Y tế
Thanh Hóa năm 2015” được tiến hành góp phần giải đáp các vấn đề sức khỏe trên.
Từ đó góp phần giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe của sinh viên trong trường.
Nghiên cứu thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả một số đặc điểm đời sống cá nhân, kiến thức, thái độ và các mối
quan hệ với gia đình, bạn bè liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân
của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2015.
2. Mô tả thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân và một số yếu tố liên
quan của sinh viên tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2015.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
Theo tổ chức Y Tế thế giới (1998), VTN là những người trong độ tuổi 10-19,
TTN là những người trong độ tuổi 15-24. Tại Việt Nam, đối tượng sinh viên của các
trường trung cấp, cao đẳng, đại học thường có độ tuổi từ 18-24 [46]. Một số ít có
thểở độ tuổi 17 do đi học sớm so với tuổi quy định hoặc trên 24 tuổi với một lí do
nào đó mà học muộn. Do vậy đối tượng sinh viên là một bộ phận của nhóm đổi
tượng TTN.
Một số khái niệm có đề cập đến trong nghiên cứu:
Hành vi là một hay nhiều hành động phức tạp, mà các hành động này lại chịu
ảnh hưởng của nhiều yêu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Mỗi
hành vi của một người là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức,
niềm tin, thái độ, cách thực hành hay kỹ năng của người đó trong một hoàn cảnh
hay tình huống cụ thể [44].
Quan điểm là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Quan điểm

chính là xuất phát điểm quy định suy nghĩ và hành động [30].
Quan hệ tình dục (QHTD) hay còn gọi giao hợp giao cấu có thể xảy ra với
những người đồng giới, khác giới lưỡng giới với việc thực hiện quan hệ bằng những
bộ phận khác, không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ bằng đường miệng, hậu môn
hay bằng ngón tay). QHTD có thể được phân ra là hành vi tình dục thâm nhập hoặc
không thâm nhập. QHTD đường âm đạo, hậu môn, đường miệng là QHTD thâm
nhập. Những hành vi tình dục khác và thủ dâm là tình dục không thâm nhập. Trong
nghiên cứu này đề cập đến QHTD thâm nhập[27].
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh có khả năng truyền từ
người này sang người khác thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm
đạo, QHTD bằng miệng hay hậu môn. Các bệnh LTQĐTD thường gặp như lậu,
giang mai, viêm âm đạo do trùng roi, nấm, HIV/AIDS…[14].


4

Các biện pháp tranh thai (BPTT) là các biện pháp nhằm ngăn cản việc tinh
trùng thụ thai với trứng khi QHTD. Có rất nhiều BPTT hiện nay, thường gặp nhất là
bao cao su (BCS), viên tránh thai hằng ngày, viên tránh thai khẩn cấp, dụng cụ tử
cung, thuốc diệt tinh trùng, xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh…[46].
Nạo phá thai là biện pháp can thiệp y học hoặc dùng thuốc để loại bỏ thai còn
trong bụng mẹ. Tai biến do nạo phá thai không an toàn thường đãn đến những hậu
quả có hại cho sức khỏe của phụ nữ như gây nhiễm trùng, chấn thương do nào phá
thai…[47].
1.2. Thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của TTN và sinh
viên
1.2.1. Thực trạng trên thế giới
Ngày nay trên thế giới việc QHTD trước hôn nhân của TTN không còn quá xa
lạ. Tuy nhiên, tình hình QHTD trước hôn nhân ở TTN rất khác nhau giữa các quốc
gia và châu lục. Tại châu Phi, kết quả nghiên cứu của Melhado L (2009) tiến hành ở

4 nước vực cận Sahara cho thấy 3/4 nước này đều có trên 50% TTN trong độ tuổi từ
18-19 đã từng QHTD trước hôn nhân [18]. Còn tại các nước phương Tây như Mỹ tỷ
lệ QHTD trước hôn nhân ở TTN là 75% [19]. Tương tự tại các quốc gia như Anh và
Pháp tỷ lệ TTN dưới 20 tuổi có QHTD là 79% và 67% [6]. Còn một nghiên cứu
khác của Singh S và cộng sự (2000) khi so sánh tình hình TTN tại 14 nước trên Thế
giới, nữ TTN chưa lập gia đình nhóm tuổi 15-19 tại Thái Lan và Philippin trả lời có
QHTD rất thấp (1-3%) trong khi nam giới ở cùng độ tuổilại cao hơn nhiều (tương
ứng 27% và 12%) [42].
Không chỉ tỷ lệ QHTD trước hôn nhân mà tuổi QHTD lần đầu cũng có sự
khác biệt. Nhìn chung ngày nay TTN bắt đầu QHTD từ khá sớm. Tại Nigeria theo
nghiên cứu tiến hànhở 3 bang vùng Đông Bắc, nam TTN có tuổi QHTD dao động
từ 10-24 tuổi và tuổi trung bình QHTD lần đầu là 15,7 tuổi. Đối với nữ, tuổi bắt đầu
QHTD dao động từ 10-18 tuổi và tuổi QHTD lần đầu trung bình là 16,1 tuổi [31].
Tại Bangladesh tuổi trung bình bắt đầu có QHTD ở TTN là 15 tuổi. Ngoài ra, 1/5 số


5

trẻ dưới 15 tuổi có QHTD trước hôn nhân, thậm chí tuổi bắt đầu có QHTD là 13
tuổi [53]. Như vậy việc xuất hiện tuổi QHTD có nơi rất sớm (13 tuổi) khi cơ thể còn
chưa phát triển toàn diện có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho trẻ
như mắc các bệnh LTQĐTD, ảnh hưởng đến tâm sinh lí... [46].
Bên cạnh vấn đề tuổi QHTD sớm, việc sử dụng các BPTT cũng được xem xét
thực trạng ra sao ở đối tượng TTN. Bao cao su và thuốc uống tránh thai là 2 biện
pháp được biết đến với tỷ lệ cao nhất. Theo các nghiên cứu cho thấy, ở Colombia có
94,5% đối tượng biết thuốc uống tránh thai và 96,2% đối tượng biết đến BCS. Tỷ lệ
này ở Gana lần lượt là 64,5% và 75,7%, ở Philippin là 88,5% và 85%, còn ở
Indonesia là 91,5% và 52,7%. Ở Indonesia các BPTT truyền thống được biết đến
với tỷ lệ thấp hơn như tính vòng kinh 5,4% và xuất tinh ngoài âm đạo là 7% [6].
QHTD trước hôn nhân không sử dụng các BPTT, ngoài việc có nguy cơ cao

lây nhiễm bệnh LTQĐTD còn dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn và các hệ lụy
như nạo phá thai. Điều này cũng là vấn đề được quan tâm ở VTN/TTN hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu của Adeniyi Olaleye (2006) tại Nigeria trên đối
tượng sinh viên cho thấy 13% sinh viên nam trả lời đã từng làm bạn gái có thai và
70% số đó đã giải quyết bằng nạo phá thai. Còn đối với các bạn nữ, 9% nữ sinh trả
lời đã từng mang thai và 77% số đó cũng giải quyết bằng cách nạo phá thai, 7% sảy
thai và 16% sinh con ngoài ý muốn [31]. Tại Thái Lan hàng năm có khoảng 300
000 đến 400 000 trường hợp nạo phá thai, trong đó nạo phá thai ở VTN/TTN lên
đến 50% [32].
1.2.2. Thực trạng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tình dục được biết đến là vấn đề nhạy cảm, ít được bàn luận công
khai và ngay trong việc giáo dục về vấn đề này cũng được né tránh. Theo quan điểm
truyền thống người con gái phải giữ được trinh tiết đến khi kết hôn [26]. Tuy nhiên,
với xu thế lối sống hiện đại ngày nay, QHTD trước hôn nhân của TTN ở Việt Nam
không vì thế giảm đi mà còn có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần
đây.


6

Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2005
(SAVY2), tính chung cho cả những người đã kết hôn lẫn những người chưa kết hôn,
kết quả cho thấy có 9,5% TTN cho biết họ đã từng có QHTD trước hôn nhân. Đối
chiếu với tỷ lệ này ở SAVY1 là 7,6%. Tuy nhiên theo SAVY2 tuổi QHTD lần đầu
có xu hướng giảm, tức đây là dấu hiệu không tốt. Ở SAVY1, tuổi QHTD lần đầu
trung bình là 19,6: đối với nam là 20 tuổi còn với nữ là 19,4 tuổi. Ở SAVY2, tuổi
QHTD lần đầu trung bình với toàn mẫu là 18,1 tuổi, giảm 1,5 tuổi so với SAVY1.
Con số này ở nam là 18,2 tuổi (giảm 1,8 tuổi so với SAVY1) và ở nữ là 18 tuổi
(giảm 1,4 tuổi so với SAVY1). Tỷ lệ TTN có QHTD cũng khác nhau giữa nông
thôn và thành thị. Tỷ lệ TTN ở nông thôn từng có QHTD trước hôn nhân là 7,1%; ở

thành thị là 9%. Thanh niên ở nông thôn có tuổi QHTD lần đầu sớm hơn thanh niên
đô thị (18 tuổi ở nông thôn và 18,4 tuổi ở thành thị)[17][48].
Một nghiên cứu khác của Vũ Mạnh Lợi, Ghuman và cộng sự (2006) đã tiến
hành nghiên cứu so sánh trên những phụ nữ ở miền Bắc và Nam của Việt Nam đã
lập gia đình trong 3 khoảng thời gian 1963-1971 (giai đoạn 1); 1977-1985 (giai
đoạn 2) và 1992-2000 (giai đoạn 3). Kết quả cho thấy đối tượng trong nghiên cứu
thuần tập trên ở giai đoạn 3 có QHTD trước hôn nhân cao hơn những đối tượng
nghiên cứu ở giai đoạn 1 và 2 [8].
Khảo sát về đối tượng QHTD trước hôn nhân, theo SAVY1 chỉ có 15% nam
TTN có QHTD trước hôn nhân với những người mà họ không có dự định kết hôn,
70% nam TTN có QHTD trước hôn nhân với vợ chưa cưới và 23,4% QHTD trước
hôn nhân với bạn gái, trong khi đó có 91% nữ TTN có QHTD lần đầu với chồng
chưa cưới [17].
Ở Việt nam cũng có nhiều nghiên cứu về QHTD trước hôn nhân của TTN.
Nghiên cứu của Lê Cự Linh tiến hành ở Gia Lâm với mẫu nghiên cứu là 2394 TTN
độ tuổi từ 15-24 phân chia ngẫu nhiên các đối tượng vào 3 nhóm sử dụng 3 phương
pháp phỏng vấn khác nhau: phỏng vấn trực tiếp bộ câu hỏi, đối tượng tự điền bộ câu
hỏi và phương pháp thu thập thông tin có sự trợ giúp của máy tính. Kết quả cho
thấy tỷ lệ TTN có QHTD trước hôn nhân thu thập theo các phương pháp khác nhau


7

có sự sai chệch đáng kể: dùng bộ câu hỏi tự điền tỷ lệ TTN có QHTD trước hôn
nhân ở nam, nữ lần lượt là 10% và 6,3%; phỏng vấn trực tiếp bộ câu hỏi cho tỷ lệ
15,2% nam và 5,2% nữ; ở nhóm thu thập thông tin dưới sự trợ giúp của máy tính tỷ
lệ này là 18,3% nam và 7,4% nữ [21]. Nghiên cứu này cho thấy hạn chế do việc ảnh
hưởng từ tính nhạy cảm của nghiên cứu đến việc thu thập thông tin và số liệu khiến
đối tượng nghiên cứu không thoải mái chia sẻ thông tin chính xác của mình.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghị ở Chí Linh, Hải Dương năm 2006-2009

cho thấy tỷ lệ VTN đã QHTD là 1,7% ở nam và 0,4% ở nữ. Trong số VTN đã từng
QHTD, 81% nam và 43% nữ QHTD lần đầu do mong muốn của bản thân. Tuổi
QHTD lần đầu là 16,2 ở nam và 17,2 ở nữ [25].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2001 trên 440 sinh viên từ 1724 tuổi tại một trường Đại học ở Hà Nội. Kết quả cho thấy có 16,5% đối tượng
nghiên cứu trả lời có QHTD trước hôn nhân trong khi đó tỷ lệ QHTD trước hôn
nhân có sự chênh lệch ở nam sinh viên là 30,5% và ở nữ là 11,9%. Hầu hết có
QHTDlần đầu với người yêu, tuy nhiên vẫn có 12,5% nam sinh viên QHTD lần đầu
tiên với gái mại dâm; 97,1% sinh viên có QHTD lần đầu do mong muốn của bản
thân. 100% nữ sinh viên chỉ có một bạn tình kể từ lần QHTD đầu tiên. Nam sinh
viên có từ 1-5 bạn tình kể từ lần QHTD đầu tiên. Tuổi trung bình QHTD lần đầu
của SV là 20,6 tuổi (nam là 20,4 và nữ là 20,8 tuổi) [36]. Mức tuổi QHTD lần đầu
của sinh viên theo nghiên cứu này không phải là thấp khi so sánh với các nghiên
cứu khác. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu trên của Nguyễn Thúy Quỳnh và Lê Cự Linh
đều tìm hiểu hành vi QHTD trước hôn nhân ở cả đối tượng chưa kết hôn và đã kết
hôn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng BPTT khi QHTD cũng được quan tâm khi nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ này ở TTN chưa cao. Nghiên cứu của Lã Ngọc
Quang và cộng sự (2014) trên sinh viên năm nhất và năm hai của trường Cao đẳng
Y tế Phú Thọ cho kết quả có đến 37,8% sinh viên không sử dụng BPTT trong lần
QHTD đầu, chỉ có 39% sinh viên sử dụng BCS còn lại là sử dụng BPTT không đảm


8

bảo [34]. Theo kết quả nghiên cứu ở đối tượng VTN của Việt Nam cho thấy,chỉ có
20,7% sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu [35].
Cùng với thực trạng nạo phá thai trên thế giới, ở Việt Nam tình hình nạo phá
thai ở lứa tuổi VTN/TTN có chiều hướng gia tăng những năm gần đây và đang ở
mức báo động. Theo thống kê, Việt Nam là nước có mặt trong 5 quốc gia có tỷ lệ
nạo phá thai cao nhất thế giới và đứng đầu Châu Á với 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm,

trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, chưa kể những trường hợp phá thai “chui” tại cơ
sở y tế tư nhân không thể kiểm soát và thống kê được [1].
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong
tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm
2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2%
(2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012). Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức
lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm
trọng cho thế hệ trẻ [35].
1.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của
TTN và sinh viên
1.3.1. Yếu tố cá nhân
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi QHTD trước hôn nhân của TTN.
Trong số các yếu tố đó, đầu tiên phải kể đến các đặc điểm cá nhân của bản thân
TTN. Một số yếu tố cá nhân đó là yếu tố tuổi, giới của bản thân, hành vi lối sống,
kiến thức, thái độ của TTN về sức khỏe sinh sản (SKSS) và QHTD.
Yếu tố giới
Yếu tố đề cập ở đây là sự khác biệt về giới ở TTN có QHTD trước hôn nhân.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những người cùng độ tuổi, nam giới thường có
QHTD trước hôn nhân phổ biến hơn nữ. Các kết quả nghiên cứu ở SAVY2 cũng chỉ
ra rằng nam thanh niên có tỷ lệ từng QHTD trước hôn nhân (kể cả những người
hiện đã lập gia đình) là 13,6% cao hơn hẳn 2 lần so với nữ là 5,2%. Ở SAVY1 con
số này cũng có sự chênh lệch khá lớn, ở nam đã từng có QHTD là 11,1% và ở nữ là


9

4%. Còn ở những đối tượng chưa lập gia đình, qua các cuộc khảo sát SAVY1 và
SAVY2 tỷ lệ nam giới đã từng có QHTD cao hơn rất nhiều so với nữ[17][48].
Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới cũng chỉ ra sự khác biệt về giới
trong hành vi QHTD trước hôn nhân. Theo một nghiên cứu tiến hành ở 14 quốc gia

so sánh sự khác biệt về giới ở lần QHTD đầu tiên cho thấy, tỷ lệ TTN chưa kết hôn
trong độ tuổi 15-19 ở Thái Lan và Philippin đã từng có QHTD rất thấp tương ứng
1% và 3%. Trong khi đó tỷ lệ này ở nam TTN Philippin là 12%, còn ở nam TTN
Thái Lan là 27%. Tuổi bắt đầu có QHTD trước hôn nhân của nam giới cũng thấp
hơn nữ giới. Tỷ lệ nữ TTN từ 20-24 tuổi có QHTD trước hôn nhân trước 15 tuổi ở
Ghana, Mali, Tanzania, Jamaica và Mỹ là 14% trong khi tỷ lệ này ở nam lên đến
60%[41]. Như vậy, ở cùng độ tuổi nam TTN có xu hướng QHTD nhiều hơn nữ,
cùng với đó độ tuổi QHTD trước hôn nhân của nam cũng sớm hơn ở nữ. Sự khác
biệt này cũng tạo nên yếu tố nguy cơ đối với QHTD trước hôn nhân của TTN[15].
Yếu tố tuổi
Bên cạnh sự khác biệt về giới như đã phân tích, các nghiên cứu cũng cho thấy
QHTD trước hôn nhân có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Ở những nhóm tuổi cao
hơn thường có xu hướng QHTD nhiều hơn. Nghiên cứu về SKSS của VTN ở
Botswana cho thấy ở nhóm tuổi 15-16, tỷ lệ nam có QHTD là 41% trong khi tỷ lệ
này ở nữ chỉ là15% [16]. Một nghiên cứu khác tại Việt Nam của Lã Ngọc Quang
(2014) trên đối tượng sinh viên tại trường cao đẳng Y tế Phú Thọ cho thấy tỷ lệ sinh
viên trên 24 tuổi có QHTD trước hôn nhân cao gấp 2,2 lần những sinh viên dưới 24
tuổi[34]. ViệcQHTD khi còn ít tuổi cùng là điều rất đáng quan tâm vì khi đó vị
thành niên chưa trang bị đủ kiến thức để bảo vệ bản thân nên dễ mắc các hành vi
nguy hại cho sức khỏe[14].
Yếu tố hành vi lối sống
Một số hành vi lối sống không lành mạnh như xem phim khiêu dâm,sử dụng
các chất gây nghiện (thuốc lá; rượu bia, ma túy; thuốc lắc…) đều có ảnh hưởng đến
hành vi QHTD trước hôn nhân.


10

Xem phim khiêu dâm/đồi truy: nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh (2008) trên
đối tượng TTN Gia Lâm, Hà Nội cho kết quả có mối liên quan giữa việc xem ấn

phẩm đồi trụy đến hành vi QHTD trước hôn nhân (OR=10,5; p<0,001). Nghiên cứu
còn chỉ ra rằng hơn 40% TTN thú nhận bị kích thích và thậm chí 23% TTN thừa
nhận muốn bắt chước hành vi trên phim ảnh[11].
Sử dụng các chất gây nghiện (thuốc lá; rượu bia, ma túy; thuốc lắc…): một số
nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan này với QHTD trước hôn nhân khi nghiên cứu
của Raheel (2013) cho kết quả sinh viên có hành vi sử dụng ma túy có nguy cơ
QHTD trước hôn nhân gấp 2,5 lần những sinh viên không sử dụng [38].
Rượu, bia nói riêng và các chất gây nghiện nói chungkhông những thúc đẩy
QHTD trước hôn nhân mà còn dẫn tới việc TTN có QHTD không an toàn. Nguy cơ
QHTD không an toàn khi uống rượu bia cao hơn so với những người không sử dụng
chất kích thích này (40% so với 35%). Đặc biệt, uống rượu bia còn làm tăng khả
năng QHTD với những đối tượng bạn tình ngẫu nhiên (gái mại dâm, người mới
quen biết...) [43].
Yếu tố kiến thức, thái độ về SKSS và tình dục (TD)
Việc nâng cao kiến thức cho TTN về SKSS và TD là mục tiêu của nhiều
chương trình giới tính và SKSS. Với mong muốn trang bị cho TTN nói chung và
sinh viên nói riêng hiểu biết về các vấn đề sức khỏe khi QHTD sớm, QHTD không
an toàn, hậu quả có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Nghiên cứu của Lã Ngọc
Quang (2014) chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức với hành vi QHTD trước hôn
nhân là những sinh viên có “kiến thức đạt”có hành vi QHTD trước hôn nhân cao
gấp 1,5 lần so với những sinh viên có kiến thức không đạt. Lý do sinh viên có hành
vi QHTD trước hôn nhânthì sẽ có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức liên quan vấn
đề này hơn, quan tâm hơn khi nhận được thông tìn về vấn đề này so với những sinh
viên khác [34].
Bên cạnh tìm hiểu về mối liên quan của kiến thức với QHTD trước hôn nhân,
nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng một cách có ý nghĩa của thái độ, quan điểm
đến hành vi QHTD trước hôn nhân. Dễ dàng nhận thấy TTN có thái độ chấp nhận


11


QHTD trước hôn nhân tức là có quan điểm thoáng về QHTD như việc ảnh hưởng
của các nước phương Tây đã nêu ra thường có hành vi QHTD trước hôn nhân nhiều
hơn. Thật vậy, điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY)
cũng cho thấy hiện nay TTN có quan điểm cởi mở hơn về QHTD trước hôn nhân.
Tỷ lệ TTN ở SAVY2 chấp nhận QHTD trước hôn nhân đều cao hơn tỷ lệ TTN ở
SAVY1 có cùng ý kiến. Điều này cho thấy xu hướng chấp nhận QHTD trước hôn
nhân của TTN càng gia tăng theo thời gian. Ở SAVY1 có 36% TTN có “thái độ
hiện đại” tức chấp nhận, có suy nghĩ thoáng về QHTD trước hôn nhân. Con số này
đã tăng lên 44% ở SAVY2 trong vòng 5 năm là khoảng thời gian giữa 2 cuộc điều
tra [17][48].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và cộng sự cho thấy một bộ phận sinh
viên có quan điểm khá “thoáng” về vấn đề QHTD trước hôn nhân. Họ không còn
coi đây là điều cấm kỵ và có thể chấp nhận trong một số hoàn cảnh. Chính vì vậy có
39,8% nam và 22,8% nữ sinh viên cho rằng có thể QHTD trước hôn nhân nhưng
phải an toàn [29].
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc QHTD trước hôn nhân
vẫn có nhiều sinh viên chỉ chấp nhận QHTD trước hôn nhân khi được đảm bảo cho
tương lai (có công việc ổn định,…), QHTD an toàn, có tiến tới hôn nhân, điều này
cho thấy cũng không hẳn những sinh viên không phải quá dẽ dãi một cách “mù
quáng” trong tình yêu mà họ có sự cân nhắc nhất định [29].
1.3.2. Yếu tố bạn bè
Ngày nay, TTN nói chung và sinh viên nói riêng khi bước ra ngoài xã hội hay
học tập ở trường ít nhiều đều có bạn bè. Với nhiều TTN ngoài gia đình thì bạn bè là
người mà họ tìm đến để chia sẻ, chịu tác động qua lại nhiều mặt của đời sống. Theo
nghiên cứu về hành vi QHTD trước hôn nhân của TTN tại Gia Lâm, tác động xấu từ
bạn bè (nghĩa là có bạn bè rủ rê, lôi kéo QHTD, bạn bè có lối sống không lành
mạnh…) là một yếu tố nguy cơ. Những người chịu tác động xấu từ bạn bè có tỷ lệ
QHTD trước hôn nhân cao gấp 2,6 đến 3,8 lần. Tác động xấu từ bạn bè có ảnh
hưởng đến nam giới hơn là nữ giới và sự ảnh hưởng đến nữ giới là không đáng kể



12

đến hành vi QHTD trước hôn nhân. Đặc biệt khi so sánh nhóm TTN ít chịu tác động
từ bạn bè với nhóm TTN chịu tác động tiêu cực từ bạn bè ở mức độ trung bình và
cao thì TTN có xu hướng QHTD cao hơn là 4 và 7,5 lần [21].
1.3.3. Yếu tố gia đình
TTN từ 18-24 tuổi ở Việt Nam là độ tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại
học, cao đẳng. TTN phải tự lập với cuộc sống của bản thân, họ có thể tự do trải
nghiệm, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Nếu như trước đó, gia đình và nhà
trường không có những định hướng đúng đắn về nhận thức, trang bị kiến thức, hiểu
biết SKSS và TD thì TTN rất dễ dàng chấp nhận hành vi QHTD trước hôn nhân
một cách dề dãi và tiềm ẩn những nguy cơ gây hại như lây bệnh qua đường TD,
HIV/AIDS, có thai ngoài ý muốn… Vì vậy, gia đình, nhà trường là các yếu tố tác
động lớn đến hành vi QHTD của TTN.
Xét về ảnh hưởng của gia đình, tình trạng sống với gia đình của TTN đã
đượcmột số nghiên cứu đánh giá dự đoán về QHTD trước hôn nhân của TTN sau
này. Trong một nghiên cứu tiến hành tại Philippin đánh giá yếu tố về tuổi bắt đầu
sống xa gia đình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những nữ TTN sống xa gia đình càng sớm
thì tỷ lệ có QHTD trước hôn nhân càng cao. Tỷ lệ TTN xa gia đình khi 21 tuổi có
QHTD trước hôn nhân là 13% thấp hơn tỷ lệ này ở những người xa gia đình từ năm
13 tuổi là 18%. Đối với nam giới Philippin việc sống cùng gia đình có tác động làm
giảm nguy cơ QHTD trước hôn nhân ở nam. Như vậy, việc sống xa cả bố mẹ làm
tăng nguy cơ QHTD trước hôn nhân của TTN Philippin lên 50% với nam và 30%
với nữ.
Cũng với một nghiên cứu tương tự ở Thái Lan, việc sống với gia đình có cả bố
lẫn mẹ là yếu tố bảo vệ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân của TTN. Kết quả
cho thấy, ở nữ TTN nếu không sống cùng bố hoặc mẹ dẫn đến nguy cơ QHTD
trước hôn nhân tăng lên 1,5 lần và không sống với cả bố và mẹ làm nguy cơ này

tăng lên 4 lần so với những người sống cùng bố và mẹ, còn những nam TTN không
sống cùng cả bố và mẹ có nguy cơ QHTD tăng gấp 2 lần [33].


13

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu tiến hành ở sinh viên từ 17-24 tuổi tại một
số trường đại học ở Hà Nội cũng cho thấy việc những sinh viên ngoại tỉnh sống xa
nhà có tỷ lệ QHTD trước hôn nhân cao hơn so với sinh viên sống tại Hà Nội và
cùng gia đình[36]. Như vậy, việc sống cùng gia đình có bố và mẹ được xem là yếu
tố bảo vệ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân. Điều này dễ hiểu bởi khi TTN
sống cùng với gia đình ít nhiều họ chịu ảnh hưởng từ sự giám sát, quản lý của bố
mẹ về các hành vi trong cuộc sống như đi qua đêm, đi chơi về muộn, giao lưu với
nhiều nhóm bạn bè hay những hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe khác.


14

1.3.4.
1.3.4. Yếu tố nhà trường
Bên cạnh yếu tố gia đình, quá trình TTN đi học ở trường cũng có những tác
động tới hành vi QHTD trước hôn nhân TTN. Xét về khía cạnh có thể thúc đẩy
QHTD trước hôn nhân của sinh viên là tình trạng đi học của TTN và sinh viên.
Theo nghiên cứu về SKSS tại Thái Lan, Đài loan và Phillippin, việc bỏ học sớm là
yếu tố nguy cơ đối với hành vi QHTD ở cả hai giới. Kết quả nghiên cứu cho rằng, ở
cả 3 nước trên những nữ TTN bỏ học sớm (trước 15 tuổi) có nguy cơ QHTD cao
hơn, tuy nhiên điều này lại chỉ đúng với nam TTN Đài Loan [55].
1.4.

Giới thiệu về trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hóa

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa là trường cao đẳng trực thuộc sự quản lý

trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Địa điểm trường tại số 177 đường
Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.Trường Cao đẳng Y
tế Thanh Hoá có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng về y,
dược khoa bằng các hình thức tập trung dài hạn, bổ túc ngắn hạn và tại chức, đáp
ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa về cán bộ y tế. Đến nay nhà trường đã có 11
chuyên ngành đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp với quy mô 4 000 học sinh, sinh viên
chính quy và không chính quy. Đến nay, nhà trường đã đào tạo được 38 560 cán bộ
y tế, cung cấp gần 80% nguồn nhân lực cho y tế tỉnh nhà, trong đó có HSSV của 22
tỉnh, thành trong cả nước theo học tại trường. Nhà trường còn đào tạo nguồn cán bộ
y tế cho nước bạn Lào.


15

1.4.
Khung lí thuyết
Yếu tố kinh tế - xã hội, hội
nhập văn hoá quốc tế

Tuổi, giới,
năm học,
trình độ học
vấn, khu vưc
sống

Kiến thức,
thái độ về
SKSS và

tình dục

Yếu tố nhóm
đồng đẳng
(trao đổi
thông tin, rủ
rê lôi kéo)

Yếu tố gia đình
(điều kiện gia
đình, tâm lý bố
mẹ, cung cấp
kiến thức về
SKSS…)

Yếu tố cá nhân

Yếu tố
truyền
thông,
đào tạo,
cung cấp
thông tin

QHTD trước
hôn nhân của
sinh viên

Yếu tố nhà
trường(GDS

K, SKSS,
giáo dục giới
tính, truyền
thông…)

Tình dục không
an toàn

Bệnh lây
truyền qua
đường tình dục

Nạo phá thai

Có thai ngoài
ý muốn


16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất, năm thứ 2 hệ cao đẳng và năm thứ
nhất hệ trung cấp đang theo học tại trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Vì sinh viên
năm cuối từng hệ đang đi thực tế cộng đồng tại tuyến huyện không có ở trường.
 Tiêu chuẩn lựa chọn
 Là sinh viên đang theo học tại trường CĐ Y tế Thanh Hóa.

 Là đối tượng chưa kết hôn.
 Tình nguyện tham gia nghiên cứu.
 Không giới hạn tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015.
 Hoàn thành bộ câu hỏi trước 31/3/2015.
 Thu thập số liệu: 2 tuần đầu tháng 4/2015.
 Làm sạch, xử lí, phân tích số liệu từ 15/4/2015-20/5/2015.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Địa chỉ 177
đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang nhằm mô tả đời
sống các nhân, các mối quan hệ gia đình, bạn bè cùng thực trạng và phân tích một
số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên trường Cao
đẳng Y tế Thanh Hóa trong thời gian nghiên cứu.


17

2.5.1.
2.4.2.

Cỡ mẫu
 Cỡ mẫu được xác định theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ
lệ tương đối
n=Z2(1-α/2)

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần có.
Z2(1-α/2): là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α= 0,05) thì Z1-α/2= 1,96,
chọn =0,25.
p: tỷ lệ sinh viên có QHTD trước hôn nhân từ nghiên cứu trước, p=0,1 (tỷ lệ
thanh niên trong độ tuổi từ 18-24 đã từng quan hệ tình dục theo Điều tra về
VTN và TTN Việt Nam lần thứ 2 năm 2010 (SAVY2). Từ những giá trị trên
thay vào công thức ta được N= 553.
Với dự trù thêm 10% số sinh viên từ chối và không đạt yêu cầu nên cỡ mẫu
cuối cùng cần thu thập là N=610 sinh viên.
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu
 Bước 1: Phân bố 610 sinh viên cần lấy theo tỷ lệ từng khoa/hệ(phụ lục 2).
 Bước 2: Lập danh sách sinh viên từng khoa hệ. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn từ danh sách đó theo tỷ lệ sinh viên cần lấy đã phân ở bước 1.
Cách làm: sử dung hàm random trên excel để trộn danh sách sinh viên ở mỗi
khoa/hệ. Kết thúc trộn, khi bảng danh sách đã được sắp xếp ngẫu nhiên, lấy bất
kì 1 khoảng trong danh sách đó cho đến khi đủ số lượng cần lấy.
 Bước 3: lập danh sách sinh viên được chọn theo lớp để tiến hành thu thập số
liệu.
2.5. Biến số nghiên cứu chính


×