Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng sinh non, sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyên đông anh, hà nội, 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGÔ TOÀN ANH

thùc tr¹ng sinh non, sinh nhÑ c©n
vµ mét sè yÕu tè liªn quan t¹i
huyÖn §«ng Anh,
Hµ Néi, 2014-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2015


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuổi thai lúc sinh và cân nặng của trẻ lúc sinh là chỉ số sống còn với trẻ
sơ sinh cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ sinh đủ
tháng có cân nặng tốt là tiền đề để trẻ có bước khởi đầu vững chắc.
Trẻ sinh non là những trẻ được sinh ra trước thời hạn bình thường trong
tử cung người mẹ, có tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần [1]. Trẻ sinh đủ tháng là
những trẻ sinh từ 37 đến 40 tuần phát triển trong tử cung. Trẻ sinh nhẹ cân có
cân nặng dưới 2500 gram, bao gồm cả trẻ sinh non và chậm phát triển trong
tử cung. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 16% trẻ sinh ra trên


thế giới tương đương với khoảng 20 triệu là trẻ nhẹ cân mỗi năm do sinh non
hoặc do rối loạn trong quá trình phát triển trong bào thai. Tình hình này được
ghi nhận nhiều ở các quốc gia đang phát triển. Những trẻ sinh ra nhẹ cân có
nguy cơ tử vong cao [2]. Cũng trong số nghiên cứu năm 2013, tần suất sinh
non và con nhẹ cân là từ 5-7% tại các quốc gia phát triển và khoảng 19% tại
các quốc gia đang phát triển [3]. Trẻ sinh trước 37 tuần và cân nặng thấp hơn
2500g có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thiếu máu, hạ thân nhiệt,
suy dinh dưỡng và giảm tuổi thọ. Sinh non, nhẹ cân đóng góp khoảng 70% trẻ
sơ sinh tử vong [4]. Ở châu Á, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân tương đối cao chiếm
21%, tỷ lệ này thấp hơn tại các quốc gia châu Âu với 6%. Tại các quốc gia
Nam Á, nơi 1/3 số trẻ của thế giới ra đời, cứ 3 trẻ ra đời thì 1 trẻ nhẹ cân, cao
gấp 4 lần so với các quốc gia tiên tiến [1]. Cũng tại Nam Á, tỷ lệ trẻ bị chậm
phát triển trong tử cung chiếm 2/3 số trẻ nhẹ cân [5].
Tỷ lệ trẻ sinh non, sinh non nhẹ cân cao luôn đồng hành cùng với sự
gia tăng của tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ em mà trong đó tỷ lệ tử vong
sơ sinh chiếm đa số. Chúng ta có thể hạ thấp được tỷ lệ sinh non, sinh non


3

nhẹ cân nếu quan tâm và đầu tư đúng mực, biết được nguyên nhân, các yếu
tố từ phía người mẹ, bệnh tật, rau thai, kinh tế xã hội, môi trường, chủng
tộc. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia mà mức
độ tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh non, sinh non
nhẹ cân có khác nhau.
Ở nước ta, theo nghiên cứu của UNICEF năm 1994 thì tỷ lệ trẻ sinh non
nhẹ cân là 12% đến 14%, còn theo thống kê của Bộ Y tế thì tỷ lệ này là 8%
năm 2000 [6] và 6,5% năm 2003 [7]. Một số nghiên cứu công bố tỷ lệ trẻ
sinh non, sinh non nhẹ cân ở một số địa phương như ở huyện Sóc Sơn là
18,8%, ở Cần Thơ [8] là 18,7%, vùng đồng bằng sông Hồng là 7,9%… Huyện

Đông Anh là một huyện của thành phố Hà Nội với dân số 331.000 người, số
sinh năm 2012 tăng 1,49‰; số con thứ 3 tăng 9,74% tương đương (715 trẻ).
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
vấn đề trẻ sinh non, nhẹ cân. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sinh non, sinh nhẹ cân và một số yếu
tố liên quan tại huyện Đông Anh, Hà Nội, 2014-2015” với 2 mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ sinh non, sinh nhẹ cân của trẻ được sinh ra tại huyện
Đông Anh từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh non, sinh nhẹ cân
của các trẻ trên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa sinh non, sinh nhẹ cân
1.1.1. Định nghĩa sinh non, sinh nhẹ cân
Trẻ sinh non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có
tuổi thai chưa đến 37 tuần. Trẻ đủ tháng là trẻ sinh ra từ 37 tuần đến 40 tuần
phát triển trong tử cung người mẹ. Trẻ già tháng là trẻ sinh sau 42 tuần [9].
Theo định nghĩa của WHO, trẻ sinh nhẹ cân là những trẻ có cân nặng lúc
sinh dưới 2500 gam, bao gồm cả trẻ sinh non và chậm phát triển trong tử cung
hoặc do cả hai nguyên nhân trên [1].


Hình 1.1: Sơ đồ mối liên quan giữa tuổi thai và cân nặng của thai giới tính nữ
Nguồn: />

5

Hình 1.2: Sơ đồ mối liên quan giữa tuổi thai và cân nặng của thai giới
tính nam
Nguồn: />
* Cách đánh giá tuổi thai
Để đánh giá chính xác tuổi thai người ta thường sử dụng các phương
pháp sau:
Dựa vào ngày đầu kỳ kinh cuối
Dựa vào siêu âm thai
*Đánh giá cân nặng sơ sinh so với tuổi thai:
- Sơ sinh có cân nặng phù hợp với tuổi thai (Appropiate for
Gestational Age): cân nặng tương xứng với tuổi thai từ đường bách phân vị
10 dến 90.


6

- Sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn tuổi thai (Small for Gestational Age):
cân nặng dưới đường phân vị 10 so với tuổi thai.
- Sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (Large for Gestational
Age): cân nặng trên dường bách phân vị 90 so với tuổi thai.
Theo tác giả Phan Trường Duyệt và cộng sự nghiên cứu năm 20042005 cho thấy biểu đồ phát triển thai theo trọng lượng ở Việt Nam như sau.
Bảng 1.1: Bảng phát triển của thai theo trọng lượng
Tuổi thai

Sơ sinh chậm phát triển(g)


Sơ sinh phát triển quá mức(g)

(tuần)

Pecentil 10

Pecentil 90

28

≤879

≥1462

29

≤1016

≥1637

30

≤1168

≥1854

31

≤1336


≥2038

32

≤1516

≥2280

33

≤1709

≥2480

34

≤1912

≥2693

35

≤2122

≥2901

36

≤2282


≥3110

37

≤2442

≥3617

38

≤2572

≥3620

39

≤2674

≥3669

40

≤2751

≥3781

41

≤2807


≥3813

42

≤2844

≥3773


7

1.1.2. Phân loại trẻ sinh nhẹ cân theo cân nặng lúc sinh
Theo tổ chức Y tế thế giới, trẻ sinh nhẹ cân là trẻ có cân nặng dưới 2500g
khi sinh tuy nhiên người ta phân thành nhiều mức nhẹ cân như bảng dưới đây.
Bảng 1.2: Bảng phân loại mức độ nhẹ cân
Mức độ nhẹ cân

Viết tắt

Cân nặng

LBW

1500-2499 gram

Trẻ rất nhẹ cân

VLBW


1000-1499 gram

Trẻ quá nhẹ cân

ELBW

750-999 gram

Trẻ nhẹ cân quá mức

ILBW

<750 gram

Trẻ sinh nhẹ cân

1.1.3. Tình hình sinh non, sinh nhẹ cân trên thế giới
Theo thống kê của WHO, có khoảng 20 triệu trẻ sinh non nhẹ cân
sinh ra hàng năm, số trẻ sinh non còn nhiều hơn con số này rất nhiều trong đó
16% số trẻ này được sinh ra tại các quốc gia đang phát triển. Châu Á chiếm
gần 80% trong số trẻ sinh non nhẹ cân này (Bangladesh có tỷ lệ cao nhất trên
thế giới). Khoảng 15% trẻ sinh ra đủ tháng có cân nặng thấp ở vùng Trung
Phi và 11% ở vùng Đông Phi, 7% ở châu Mỹ la tinh và vùng Caribe [10].

Commented [NTTHanh1]: Theo cô nên viết từ tiếng Anh của 4
mức độ này.


8


Bảng 1.3: Tần suất sinh con non tháng nhẹ cân ở một số quốc gia Nam Á [11]
Tỷ lệ %

Số trẻ sơ sinh/năm

Afganistan

20

228,000

Bangladesh

50

17,520,000

Bhutan

15

11,400

21.8

8,081,000

18

2,000


30-50

235,800-393,000

Pakistan

25

1,337,000

Sri Lanka

18

59,000

Chung

28

11,800,000

Quốc gia

India
Maldives
Nepal

Theo nghiên cứu của Gray và cộng sự vào năm 2004 tại Boston, bang

Masachuset, Hoa Kỳ trên 869 trẻ sinh non nhẹ cân về rối loạn hành vi vào lúc
3 tuổi, 5 tuổi và 8 tuổi cho thấy tần suất xuất hiện các rồi loạn về hành vi
chiếm khoảng 20%. Hơn nữa những rối loạn này có liên quan đến những rối
loạn tâm lý của người mẹ (OR: 1,59; 95%CI: 1,21-2,09), mẹ hút thuốc (OR:
1,57; 95%CI: 1,24-2,04), tuổi mẹ cao (OR: 0,97; 95%CI: 0,94-0,99) [12]
Tác giả Neggers và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về bạo lực
gia đình trong những gia đình người Mỹ gốc Phi vào năm 2004. Nghiên cứu
này thực hiện trên 3103 phụ nữ trong những gia đình có dấu hiệu bị bạo hành
về thể chất, tinh thần và tình dục. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh non nhẹ
cân là 10,9% trong số những phụ nữ mang thai. Phân tích hồi quy đa biến cho
thấy là trong những người phụ nữ bị bạo lực về mặt thể chất có nguy cơ sinh
non cao hơn 1,6 lần và sinh non nhẹ cân cao gấp 1,8 lần [13].


9

Nghiên cứu của Henrietta và cộng sự vào năm 2005 về hậu quả của tiếp
xúc với thuốc và chất hoá học trong thời gian mang thai cho thấy nếu bà mẹ
có sử dụng các chất có cocain thì nguy cơ sinh ra trẻ non tháng nhẹ cân cao
gấp 3,59 lần, sinh non cao gấp 1,25 lần và thai chậm phát triển trong tử cung
cao gấp 2,24 lần. Thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố này và đồ
uống có cồn làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và thai chậm phát triển trong
tử cung. Nguy cơ quy thuộc quần thể của thuốc với trẻ nhẹ cân, sinh non và
thai chậm phát triển trong tử cung lần lượt là 5,57%, 3,66% và 13,79% [14].
Kết quả nghiên cứu của Truong DK và cộng sự cho thấy các bà mẹ (bất kể
chủng tộc) sử dụng đồ uống có cồn đều có nguy cơ dẫn đến sinh non và sinh
non tháng nhẹ cân [15].
Cũng trong một nghiên cứu khác vào năm 2005 của Chiolero về ảnh
hưởng của thuốc lá đến thai nghén cho thấy trong 6284 trẻ thì có 4,8% là trẻ
nhẹ cân, 11,7% là non tháng nhẹ cân, và 5,8% là trẻ non tháng. So với những

bà mẹ không hút thuốc thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân, non tháng nhẹ cân và non
tháng lần lượt cao hơn gấp 2,7 lần, 2,1 lần và 1,4 lần. Trong số những bà mẹ
hút thuốc trong thời gian mang thai thì khi sinh ra có 22% trẻ nhẹ cân, 14%
non tháng nhẹ cân, 7% non tháng [16].
Trong một nghiên cứu gần đây năm 2011 của Collins và cộng sự về trẻ
nhẹ cân, các yếu tố di truyền và ảnh hưởng của môi trường kinh tế, hai quần
thể được nghiên cứu là người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi, đã sinh con
nhẹ cân, non tháng tại bang Illinois, Mỹ. Ở cả 2 chủng tộc người Mỹ da trắng
và Mỹ gốc Phi, đều ghi nhận sự tương đồng về yếu tố di truyền khi con đầu
nhẹ cân, non tháng thì đến khi mang thai đứa trẻ sau cũng có nguy cơ sinh
con nhẹ cân non tháng và chậm phát triển trong tử cung [17].
Ngoài những tổn thương thực thể của trẻ sơ sinh, những bà mẹ có trẻ
sinh non, nhẹ cân còn gánh chịu những sang chấn về mặt tinh thần trong thời


10

gian nuôi con [18]. Theo Vigod và cộng sự trong một nghiên cứu phân tích
hệ thống tại Toronto, Canada cho thấy rằng có đến 40% bà mẹ có con sinh
non và sinh non nhẹ cân bị trầm cảm sau sinh. Tính đến thời điểm 8 tuần sau
khi sinh thì những bà mẹ sinh con nhẹ cân, non tháng có nguy cơ bị trầm cảm
cao hơn gấp 1,6 lần những bà mẹ sinh đủ tháng. Thậm chí những bà mẹ sinh
con rất non tháng (trước 33 tuần) có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn nhiều lần
và kéo dài lâu hơn những bà mẹ có con sinh non và nhẹ cân.
1.1.4. Tình hình sinh non, sinh nhẹ cân tại Việt Nam
Theo thống kê của BYT, tỷ lệ trẻ sinh non và sinh nhẹ cân vẫn còn cao
nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Trong số gần 15.800 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm
2000, tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 10,2%, trong số này 66,5% là trẻ đẻ non và
33,5% là chậm phát triển trong tử cung [19].

Tác giả Dương Lan Dung năm 2002 nghiên cứu trên 1458 hồ sơ bệnh án
và phỏng vấn 168 bà mẹ đẻ trẻ nhẹ cân cho thấy tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân có xu
hướng tăng lên mức 11,52% trong đó sinh non chiếm 66,7% và chậm phát
triển trong tử cung chiếm 33,3% [20].
Nghiên cứu tại Bệnh viện Tỉnh Hà Tây thì tỷ lệ trẻ đẻ non là 3,4%, trẻ đẻ
nhẹ cân là 7,29% và trẻ đẻ non và nhẹ cân chiếm tỷ lệ 3,2% [21].
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2003-2004 Phạm Thị Thu Phương
cho thấy kết quả của tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 7,53% trong đó trẻ nhẹ cân non
tháng là 67,2%. Các yếu tố liên quan đến việc sinh non nhẹ cân bao gồm nghề
nghiệp của mẹ, tiền sử sản khoa, bệnh lý mẹ…[22].
Theo nghiên cứu tại tỉnh Cần Thơ thì tác giả Trần Sophia thống kê được
tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân là 9,72% [8]. Trong đó tỷ lệ này cao nhất ở vùng nông
thôn nói chung ở mức 10,58% và thấp nhất ở vùng thành thị chiếm 7,18%.


11

Trong nghiên cứu năm 2010 của Trần Diệu Linh và cộng sự tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân là 16,2% chiếm 74,5%
những trẻ bệnh lý tại Khoa sơ sinh-bệnh viện Phụ sản Trung ương [23].
1.1.5. Hậu quả của sinh non, nhẹ cân
Trẻ sinh non tháng có nguy cơ mắc bệnh về thần kinh như liệt não trước,
chậm phát triển trí tuệ hơn những trẻ sinh đủ tháng, bệnh lý võng mạc, hạ
đường huyết, bệnh màng trong… và nặng nhất là tử vong.
Trẻ non tháng, nhẹ cân có nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 40 lần, có
thêm 50% nguy cơ chịu ảnh hưởng về phát triển trí tuệ, chỉ số IQ giảm 5-10
điểm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường…[11].
Trẻ sinh ra trước 32 tuần có nguy cơ tử vong cao nếu sống sót thì di
chứng cũng rất nặng nề. Trong khi đó trẻ sinh từ 32 đến 36 tuần chiếm phần
lớn trong tổng số những trẻ sinh non nhưng vẫn có nguy cơ bệnh tật và tử

vong cao hơn nhiều so với những trẻ sinh đủ tháng. Theo thống kê của Viện
Y học Hoa Kỳ năm 2006, chi phí cho trẻ sinh non trong năm 2005 là 26,2 tỷ
đô la tương đương 51.600 đô la cho 1 trẻ.
Cân nặng sơ sinh là một chỉ số quan trọng cho sự phát triển và sự sống
còn của trẻ. Trẻ non tháng nhẹ cân có nguy cơ tử vong rất cao, ở các nước
đang phát triển cứ 10 giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tật do sinh non tháng nhẹ
cân [2].
Mắc bệnh và tử vong
Trẻ sinh non, nhẹ cân là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây bệnh tật
và tử vong ở trẻ sơ sinh do các bệnh lý hay gặp như ngạt, hạ đường huyết,
nhiễm khuẩn, hạ thân nhiệt, hạ canxi, xuất huyết phổi, rối loạn chuyển hoá
bẩm sinh [24], [25]. Còn trẻ chậm phát triển trong tử cung, bệnh lý hay gặp là
chảy máu phổi, hội chứng hít phân su, đa hồng cầu…


12

Trẻ non tháng, nhẹ cân có tỷ lệ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Theo
nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và Tô Thanh Hương cho thấy 74% số
trẻ non tháng nhẹ cân vào khoa sơ sinh-Bệnh viện Nhi Trung ương
(BVNTW) do mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp [26]. Một nghiên cứu khác của
Hoàng Công Chánh tại BVNTW cho thấy 78% số trẻ viêm ruột hoại tử là
trẻ sinh non nhẹ cân [27]. Mặc dù nền y học đã có rất nhiều tiến bộ nhưng
trẻ sinh non nhẹ cân vẫn còn là thách thức với y học, tỷ lệ tử vong sơ sinh
tỷ lệ nghịch với cân nặng lúc sinh của trẻ. Nghiên cứu tình trạng trẻ sơ sinh
tại Nepan cho thấy [1]:
Trẻ sơ sinh nặng dưới 1000g có tỷ lệ tử vong là 41,6%.
Trẻ sơ sinh nặng từ 1000-1500g có tỷ lệ tử vong là 25,45%
Trẻ sơ sinh nặng từ 1501-2000g có tỷ lệ tử vong là 5%
Trẻ sơ sinh nặng từ 2001-2500g có tỷ lệ tử vong là 0,4%

Trẻ sơ sinh nặng trên 2500g có tỷ lệ tử vong là 0,21%
Cũng trong một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy:
Trẻ sinh ra <2500g tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 40 lần so với trẻ đủ cân
Trẻ rất nhẹ cân <1500g tỷ lệ tử vong cao gấp 200 lần so với trẻ đủ cân
Trẻ quá nhẹ cân <1000g tỷ lệ tử vong cao cấp 1500 lần so với trẻ đủ cân
Nghiên cứu gần đây trong những trẻ sơ sinh nằm điều trị tại khoa sơ
sinh, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy trẻ sinh non, nhẹ cân có tỷ lệ tử
vong cao 8,9%, hơn 80% tử vong ở giai đoạn chu sinh, 35% tử vong sau 24h
[23]. Trẻ dưới 1000g, trước 28 tuần có tỷ lệ tử vong cao nhất, gấp 34 lần trẻ
trên 2500g và gấp 76 lần trẻ trên 37 tuần.
Theo tác giả Vũ Thị Vân Yến và Nguyễn Ngọc Lợi, trẻ sơ sinh dưới 28
tuần tỷ lệ tử vong là 52,9%, dưới 1000g tỷ lệ tử vong là 49,1% còn kết hợp cả
2 yếu tố trên tức là trẻ dưới 28 tuần cân nặng dưới 1000g thì tỷ lệ tửu vong là
88,9% [28].


13

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh non, nhẹ cân
1.2.1. Yếu tố dinh dưỡng bà mẹ
Yếu tố dinh dưỡng cùa bà mẹ sẽ quyết định đến sự phát triển sức khoẻ
cho con. Nhiều bằng chứng cho rằng dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng
rất nhiều đến sự phát triển của bào thai. Năng lượng, tình trạng dự trữ năng
lượng của người mẹ trong thời gian sắp có thai, thức ăn hàng ngày và bổ sung
trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát
triển của thai nhi [29].
Các yếu tố khác như khẩu phần ăn của bà mẹ, bổ sung muối khoáng,
vitamin, kho dự trữ năng lượng, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng
thuốc theo/không theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng sức khoẻ đều ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng của thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai, dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào
người mẹ. Người mẹ không được ăn uống đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của bào thai, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân. Vì vậy khi mang thai bà mẹ sẽ phải ăn nhiều
hơn và có một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp bà mẹ đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa sau này [30].
Tác giả Kramer và cộng sự cho rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng của bà
mẹ sẽ dẫn tới trẻ nhẹ cân. Nếu như kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác
như hút thuốc, uống rượu thì sẽ có thêm nguy cơ sinh non [31].
Trong một số nghiên cứu về dinh dưỡng ở vùng nông thôn nước ta vào
năm 1994 cho thấy phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị thiếu năng lượng mãn tính
chiếm tỷ lệ 40% [32]. Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc sống được cải thiện
tình trạng thiếu dinh dưỡng đã được cải thiện rất nhiều tuy nhiên vẫn còn một
tỷ lệ không nhỏ trẻ sơ sinh đẻ ra non tháng nhẹ cân được ghi nhận tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương [23].


14

Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở người mẹ được đặc trưng bởi thiếu cân và
chiều cao thấp. Đó là hậu quả của quá trình từ khi sinh ra đến khi trưởng
thành hay còn gọi là thiếu năng lượng trường diễn. Bởi vậy các biện pháp can
thiệp dinh dưỡng trực tiếp vào lứa tuổi vị thành niên, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ,
phụ nữ có thai để đảm bảo dinh dưỡng là rất có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ trẻ
nhẹ cân.
Tăng cân của người mẹ trong thời gian mang thai có tác dụng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, đặc biệt đối với bà mẹ có cân nặng thấp
trước khi mang thai. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng phụ nữ ở các
nước đang phát triển tăng ít nhất 1kg 1 tháng trong 6 tháng cuối thai kỳ, trong
quá trình mang thai tăng ít nhất là 6kg. Nếu bà mẹ không tăng đủ 6 kg thì sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi [33]. Còn theo khuyến cáo của Uỷ

ban Dinh dưỡng, Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ thì mức tăng cân lý tưởng nên đạt
được trong thời gian mang thai là từ 10-12 kg. Tăng cân tốt sẽ đảm bảo cho
thai nhi phát triển và cơ thể mẹ sẽ tích luỹ mỡ để tạo sữa sau khi sinh.
1.2.2. Bệnh tật của bà mẹ trong thời kỳ mang thai
Sinh đẻ là một chức năng thiên bẩm của người phụ nữ và trong trường
hợp bình thường thì không có ảnh hưởng gì xấu đến sức khoẻ của người phụ
nữ nói chung. Tuy nhiên nếu người phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ cao cho
thai hoặc cho bản thân mình thì đó có thể là điều cần phải cân nhắc khi mang
thai [34].
Tình trạng thai nghén có thể làm sức khoẻ người mẹ xấu đi hay ngược
lại, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ có thể trạng yếu, thai có thể bị ảnh
hưởng đến phát triển đồng thời người mẹ cũng khó chịu đựng được một cuộc
chuyển dạ hao tổn nhiều sức lực [35].


15

Bệnh lý của người mẹ liên quan đến sự phát triển của thai nhi trong tử
cung bởi các cơ chế sau:
Hậu quả của những tình trạng bệnh lý và ngay cả những bệnh lý này
cũng làm giảm năng lượng đưa vào, nếu kéo dài tình trạng giảm cung cấp
dinh dưỡng cho người mẹ và thai nhi dẫn đến thai suy yếu.
Sự trao đổi chất của người mẹ phải duy trì hoặc tăng lên để bảo vệ cơ
thể sẽ làm giảm năng lượng cung cấp cho thai.
Có thể do giảm dòng máu đến nuôi dưỡng cho tử cung, bánh rau, màng
ối, làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ nhẹ cân.
Các triệu chứng bệnh tật liên quan đến thai nghén như tiền sản giật, sản
giật, thiếu máu… sẽ cản trở sự phát triển của thai gây đẻ non và chậm phát
triển trong tử cung [36].

Thiếu máu:
Thiếu máu do dinh dưỡng rất phổ biến trên thế giới ước tính có 500
triệu đến 1 tỷ người bị bệnh nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai [37]. Ở các quốc
gia đang phát triển, thiếu máu khi có thai là một vấn đề nghiêm trọng. Nguyên
nhân của thiếu máu khi có thai [38]:
Nhu cầu sắt và axit folic tăng lên để thai phát triển và chuẩn bị tiết sữa
sau sinh.
Chế độ ăn cung cấp không đủ sắt và a xit folic đặc biệt là ở 3 tháng
giữa và 3 tháng cuối.
Nhiều phụ nữ mất sắt qua nhiều lần có thai, đẻ, sẩy thai hoặc do bệnh
tật (giun móc, sốt rét…)
Theo nghiên cứu của Panigrahi tại Ấn Độ thì 60% phụ nữ tại vùng
Bhubaneswar của Orissa thiếu máu, trong đó thiếu máu nhẹ là 39,6%, thiếu
máu trung bình là 20% và thiếu máu nặng là 1,2% [39].


16

Gần đây, trong nghiên cứu của Beta J năm 2013 tại Anh thì tỷ lệ sinh
non là 1,2% tuổi thai nằm trong khoảng từ 23 đến 35 tuần và so với nhóm
chứng thì nhóm sinh non có tần suất mắc thiếu máu cao hơn gấp 2,8 lần so
với nhóm chứng [40]. Mẹ sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, ra máu âm
đạo bất thường sau 3 tháng đầu, thiếu máu là những dấu hiệu giúp chẩn đoán
sinh non hiệu quả.
Tiền sản giật (TSG):
TSG là bệnh lý toàn thân thường xẩy ra ở 3 tháng cuối của thời kỳ thai
nghén. TSG gồm 3 triệu chứng chính là phù, protein niệu và tăng huyết áp.
Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng cho bà mẹ và thai nhi.
Theo tác giả Lê Thiện Thái, tổng kết trong 5 năm 1991 – 1995, trong 83
trường hợp sản giật có 3 trường hợp thai lưu (5,7%), sơ sinh có trọng lượng <

2000gram chiếm 39,6%, từ 2000 – 2500 gram chiếm 20,8%. Như vậy thai
chết lưu, thai nhẹ cân, thai non tháng chiếm tỷ lệ cao là 66% [41], [42].
Theo tác giả Ngô Văn Tài vào năm 2001 cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ
cân là 51,5% và tỷ lệ non tháng là 36,3% ở các bà mẹ có bệnh lý TSG [43].
Ảnh hưởng của TSG với thai phụ và thai nhi [44]:
Đối với thai phụ: bị đe doạ bởi biến chứng của TSG như rau bong non,
xuất huyết não, tử vong…
Đối với thai nhi: suy dinh dưỡng, trọng lượng thấp so với tuổi thai hoặc
có hiện tượng giảm đường huyết, hạ canxi máu…
Theo nghiên cứu của Palmer và cộng sự năm 2013 thì tiền sản giật là
một trong những yếu tố nguy cơ chính gây sinh con non tháng, nhẹ cân ở
người phụ nữ [45].
U xơ tử cung (UXTC)
UXTC là loại u lành tính thường thấy nhất ở cơ tử cung. Người ta ước
tính có khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi có UXTC nhưng rất nhiều trường hợp
trong số đó không có triệu chứng lâm sàng.


17

Trong một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ chỉ ra rằng bà mẹ mắc UXTC
lớn hơn 35 tuổi mà sinh con so thì nguy cơ sinh non cao gấp 4,9 lần so với
nhóm bình thường [46]. Tuy nhiên ở trong một nghiên cứu khác, tác giả chỉ ra
rằng UXTC nếu được theo dõi và quản lý thai nghén chặt chẽ thì sẽ hạn chế
được rất nhiều nguy cơ xảy ra đối với thai [47].
1.2.3. Tiền sử sản khoa
Việc tiên lượng sinh non dựa trên tiền sử sản khoa đã được thực hiện từ
trước đến nay để có các biện pháp can thiệp kịp thời cho lần mang thai tiếp
theo như khâu vòm cổ tử cung hoặc tiêm dự phòng progesterone cho những
thai nghén nguy cơ cao [48], [49]. Tuy nhiên tỷ lệ sinh non vẫn không hề

giảm trong vòng 30 năm cho tới thời điểm hiện tại chủ yếu do chưa tìm được
phương pháp phát hiện sớm sinh non trong thăm khám sản khoa thường quy.
Các nhà khoa học đầu ngành sản khoa vẫn đang nỗ lực không ngừng tìm
kiếm các biện pháp phát hiện sớm sinh non để có các biện pháp can thiệp sớm
giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Các yếu tố được sử dụng để tiên lượng như
siêu âm đo chiều dài cổ tử cung, siêu âm hình thái thai nhi, sinh con so hay
con rạ, kết hợp siêu âm đo chiều dài cổ tử cung và yếu tố tiền sử sản khoa, kết
hợp đo chiều dài CTC với tiền sử sản khoa và đặc điểm cá nhân của mẹ như
chiều cao, cân nặng … [50].
Trong nghiên cứu của Celik và cộng sự tại Scotland cho thấy kết hợp
siêu âm đo chiều dài CTC và tiền sử sản khoa có thể là biện pháp hữu hiệu
để sàng lọc sinh non [50]. Nếu sử dụng phương pháp trên thì tỷ lệ phát hiện
các mức độ sinh non tương ứng như dưới bảng sau với tỷ lệ dương tính cố
định là 10%.


18

Bảng 1.4: Tỷ lệ phát hiện sinh non dựa trên siêu âm đo chiều dài CTC.
Mức độ sinh non

Tỷ lệ phát hiện

Sinh quá non

80,6%

Sinh rất non

58,5%


Sinh hơi non

53%

Sinh non

28,6%

Trong một nghiên cứu khác của tác giả Beta, nhóm tiền sử 1 lần sinh non từ
16 đến 30 tuần và nhóm sinh non 2 lần từ 16 đến 30 tuần thì nguy cơ sinh non
lần tiếp theo cao hơn 6,6 lần và 23,6 lần so với nhóm chưa sinh lần nào [51]. Kể
cả nhóm đã có lần sinh con đủ tháng (>37 tuần) mà đã có 1 lần sinh non từ 16
đến 30 tuần thì nguy cơ cũng cao hơn gấp 13 lần so với nhóm chứng.
1.2.4. Khoảng cách giữa các lần sinh
Khi khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau người phụ nữ không thể
tránh khỏi được những nguy cơ xảy ra với bản thân cũng như thai nhi. Đối với
thai phụ sinh mổ, nguy cơ cho bà mẹ có thể tiên lượng ngay là chửa vết mổ,
rau cài răng lược, vỡ tử cung… còn đối với thai nhi thì có nguy cơ cao sinh
non, nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung.
Trong một nghiên cứu tại Thrace, Hy Lạp, tác giả lấy khoảng cách giữa
các lần sinh là 6 tháng và nghiên cứu trên hơn 1000 phụ nữ có thai 2 lần liên
tiếp. Kết quả cho thấy những bà mẹ có thai lần tiêp theo dưới 6 tháng thì có
nguy cơ sinh non cao gấp 2,4 lần so với những bà mẹ có thai lần thứ 2 sau 6
tháng [52].


19

Nghiên cứu của Smith và cộng sự tại Scotland trên hơn 89.000 phụ nữ có

thai liên tiếp trong vòng 5 năm kể từ năm 1993 đến năm 2003 cho thấy nguy
cơ thai chậm phát triển trong tử cung của những phụ nữ có thai lại trong vòng
6 tháng cao gấp 1,3 lần, sinh rất non (24-32 tuần) cao gấp 4,1 lần, sinh non
(33-36 tuần) cao gấp 1,3 lần. Đáng chú ý là trong nghiên cứu này ghi nhận
được tỷ lệ chết chu sinh của trẻ sơ sinh của những phụ nữ này cao gấp 24,4
lần so với những phụ nữ có thai lại sau 6 tháng [53]. Tuy nhiên trong nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng không có sự liên quan giữa các yếu tố như tuổi, tình
trạng hôn nhân, chiều cao, kinh tế, hút thuốc, lần trước mổ đẻ với tỷ lệ chết
chu sinh của những trẻ đẻ non, nhẹ cân.
Tác giả Hsieh và cộng sự hồi cứu trên 4072 phụ nữ có thai 2 lần liên tiếp
tại Đài Loan lấy thời gian có thai lại là 12 tháng [54]. Phụ nữ có thai lần thứ 2
trước 12 tháng sau lần sinh đầu tiên có nguy cơ sinh non cao gấp 1,3 lần so
với nhóm phụ nữ có thai lại sau 12 tháng. Tác giả cũng khuyến cáo lần có thai
thứ 2 nên sau lần thứ nhất từ 18-48 tháng thì nguy cơ sẽ tương đối thấp,
ngược lại nếu có thai trước 6 tháng thì nguy cơ sẽ rất cao.
Nghiên cứu của Adam và cộng sự lại cho rằng thời gian có thai lại nên
sau 18 tháng để giảm nguy cơ biến chứng cho thai phụ và thai nhi [55].
1.2.5. Tuổi người mẹ
Tuổi mẹ càng cao, cơ thể mẹ càng suy thoái, các mạch máu lưu thông
không tốt làm hạn chế lượng máu nuôi thai gây chậm phát triển trong tử cung.
Mặt khác các bà mẹ lớn tuổi thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý,
gánh nặng công việc hơn các bà mẹ trẻ tuổi [56].
Tuổi người mẹ có liên quan nhiều đến cân nặng sơ sinh sau đẻ. Sản phụ
có thai lần đầu ở tuổi trên 35 cũng có nguy cơ kèm theo khi sinh đẻ lần đầu,
không tiên lượng được trước nguy cơ khi sinh do những thay đổi về giải phẫu


20

và sinh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ [57]. Sau 35 tuổi mới sinh con thì đứa trẻ

có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí tuệ có thể hoặc không
phát hiện ra ngay sau sinh mà đến một vài năm sau mới biểu hiện bệnh [58].
Theo nghiên cứu của Đinh Phương Hoà, thì tỷ lệ bà mẹ trên 35 tuổi có
nguy cơ sinh non tháng nhẹ cân cao hơn nhiều so với bà mẹ dưới 35 tuổi [59].
Nghiên cứu của Trần Sophia ở Cần Thơ cho thấy nếu bà mẹ dưới 20 tuổi
hoặc trên 30 tuổi thì nguy cơ sinh non và nhẹ cân cao hơn những nhóm tuổi
khác. Lứa tuổi nên sinh con là từ 21 đến dưới 30 tuổi [8].
1.2.6. Chiều cao của mẹ
Chiều cao của đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào chiều cao của mẹ [60]. Thai
phụ có chiều cao thấp hoặc nhẹ cân khi số đo cân nặng hoặc chiều cao nằm
dưới đường bách phân vị 10. Ở Việt Nam, số đo tương ứng này vào khoảng
dưới 40kg và 145 cm. Ở những bà mẹ này thường kèm theo đặc điểm cung
lượng tim thấp, ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung-rau thai, gây nguy cơ kém
phát triển cho thai.
Mẹ có chiều cao thấp liên quan đến khung chậu hẹp, khó đẻ, biến chứng
khi đẻ, đẻ con nhẹ cân và tử vong chu sinh cao hơn. Đặc biệt chiều cao và cân
nặng của bà mẹ trước khi có thai và cân nặng tăng lên trong thời gian mang
thai là yếu tố quan trọng để quyết định sự phát triển của bào thai.
Nghiên cứu của Han và cộng sự năm 2012 cho thấy bà mẹ có vóc dáng
thấp bé có nguy cơ sinh non cao gấp 1,23 lần và nguy cơ sinh con nhẹ cân cao
gấp 1,81 lần so với những bà mẹ vóc dáng bình thường [61].
Trong nghiên cứu trong quần thể những bà mẹ mang thai và sinh con
bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) thì tỷ lệ bà mẹ có chiều cao và
cân nặng thấp có nguy cơ cao sinh con rất nhẹ cân và rất non tháng cao hơn
rất nhiều so với nhóm bà mẹ có chiều cao và cân nặng bình thường [62]. Tuy


21

nhiên trong nghiên cứu của Lao TT và cộng sự trong quần thể phụ nữ châu Á

năm 2001 sử dụng đường bách phân vị 25, 50 và 75 tương ứng với chiều cao
là 152cm, 156 cm và 160 cm để nghiên cứu 9819 ca sinh và không tìm thấy
được sự khác biệt về mức độ non tháng, nhẹ cân giữa 3 nhóm chiều cao [63].
1.2.7. Lao động nặng trong thời gian mang thai
Điều kiện làm việc nặng nhọc, nhiều chấn động, tiếp xúc với môi trường
độc hại, sẽ gây nhiều biến chứng cho thai như sẩy thai, đẻ non [60]. Môi
trường sống, vệ sinh và lao động của người phụ nữ trong thời gian mang thai
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi. Trong thời
gian mang thai nếu người phụ nữ lao động nặng nhọc thì sẽ có nguy cơ sinh
non và nhẹ cân.
Nghiên cứu của Burdorf và cộng sự về các yếu tố nguy cơ trong công
việc hàng ngày với thời gian mang thai, tuổi thai lúc sinh và cân nặng lúc sinh
cho thấy phụ nữ làm công việc nhẹ nhàng, mang vác, thao tác với những dụng
cụ dưới 5kg thì có khả năng thụ thai và sinh con tốt nhất. Nếu tiếp xúc với
thuốc trừ sâu thì giảm thời gian mang thai và sinh con nhẹ cân lần lượt là 2,16
lần và 2,42 lần so với những bà mẹ không tiếp xúc [64].
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Teitelman thì những bà mẹ đứng
nhiều có nguy cơ sinh non cao gấp 2,72 lần. Khi phân tích hồi quy đa biến
bao gồm các yếu tố như hút thuốc, dùng cafein, chủng tộc, trình độ học vấn,
tuổi thai, tình trạng hôn nhân thì nhóm phụ nữ đứng nhiều có nguy cơ sinh
con nhẹ cân cao (<2500g) [65].
1.2.8. Các yếu tố kinh tế-xã hội
Bệnh sinh của sinh non hiện tại vẫn chưa được tìm hiểu rõ về cơ chế tuy
nhiên ngoài những yếu tố về phía thai nhi và thai phụ thì những yếu tố thuộc


22

kinh tế-xã hội cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh non và sinh non nhẹ cân [66].
Nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra những ảnh hưởng nhất định của các

yếu tố như học vấn [67], thu nhập [68], tội phạm… đến tỷ lệ sinh non của
người phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ sinh non và sinh non nhẹ
cân cao hơn 50% ở nhóm mẹ làm công việc chân tay tiếp xúc với điện, sắt
thép, thuộc da so với nhóm không tiếp xúc [69].
Nghiên cứu của Kaufman cho thấy trình độ học vấn của người mẹ có
ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ sinh non, nhẹ cân, cụ thể là so với
nhóm bà mẹ có trình độ học vấn dưới đại học có tỷ lệ sinh non, nhẹ cân cao
gấp 1,1 và 1,2 lần so với nhóm bà mẹ có trình độ đại học hoặc hơn (có ý
nghĩa thống kê) [70].
Nghiên cứu của Trần Sophia cũng cho thấy trình độ học vấn có liên quan
đến sinh non, nhẹ cân, cụ thể là nhóm bà mẹ mù chữ có nguy cơ sinh non, nhẹ
cân cao gấp 1,81 lần những bà mẹ có trình độ phổ thông cơ sở [8].
Trong nghiên cứu của Vettore và cộng sự năm 2010 nghiên cứu về điều
kiện sinh sống của phụ nữ tại Rio De Janeiro, Brazil rút ra kết luận những
người phụ nữ sống trong điều kiện thiếu thốn và rất thiếu thốn có tỷ lệ sinh
con non tháng và non tháng nhẹ cân cao gấp 2,3 lần và 7,6 lần so với nhóm
chứng [71]. Thu nhập thấp và chỉ số BMI của mẹ thấp cũng ảnh hưởng đến tỷ
lệ sinh con non tháng, non tháng nhẹ cân.
Người mẹ làm việc trong môi trường độc hại hoặc làm công việc nặng
nhọc trong thời gian mang thai đặc biệt là trong tháng thứ 7 của thai kỳ thì
có nguy cơ sinh non cao [72]. Ngoài ra người mẹ làm công việc đòi hỏi tập
trung dẫn đến căng thẳng tâm lý có nguy cơ sinh non cao gấp 1,98 lần bình
thường [73].
Bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề sức khỏe công cộng mang tính
toàn cầu, nó gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ, phúc lợi xã hội


23

và đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai [74]. Phụ nữ khi mang thai

phải chịu bạo lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản của
họ và thai nhi. Những thai phụ này có nguy cơ cao về sảy thai, tiền động kinh,
đẻ non, đẻ thiếu cân và trong những trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến tử
vong mẹ và hoặc tử vong trẻ sơ sinh, mặt khác khủng hoảng ở bà mẹ có thể
tạo dấu ấn tiêu cực lên não của thai nhi, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đối
đầu với những thử thách sau này [75-77].
Theo tổ chức Y tế Thế giới bạo lực đối với phụ nữ bao gồm: các hành vi
kiểm soát của người chồng, bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình
dục [78]
Khảo sát đa quốc gia về bạo lực do chồng của tổ chức Y tế thế giới năm
2005 cho thấy tỷ lệ thai phụ bị bạo lực trong thời gian mang thai giao động từ
4-29%. [74-79] Shamu và cộng sự tiến hành tổng quan 19 bài báo về bạo lực
do chồng tại Châu Phi đã chỉ ra tỷ lệ thai phụ bị bạo lực do chồng giao động
từ 2% đến 57% với tỉ lệ chung là 15,2% (95%CI: 14,8 – 16,08%) [80].
Tiếp xúc với bạo lực do chồng trong khi mang thai có liên quan đến một
số kết cục bất lợi của thai phụ và thai nhi, bao gồm sinh non và sinh nhẹ cân
[81-86]. Một trong những nguy cơ cho sự phát triển không bình thường của
trẻ sau này là việc bị sinh non (sinh trước 37 tuần) hoặc sinh nhẹ cân (cân
nặng sơ sinh dưới 2500 gram) [87], chúng là những nguyên nhân chính cho sự
phát triển thần kinh không bình thường của trẻ sau này cũng như trường hợp
xấu có thể dẫn đến tử vong trẻ [75-88].
Tại Việt Nam, 63.000 trẻ em dưới 5 năm chết mỗi năm và 50% các ca
tử vong xảy ra ở trẻ sơ sinh. Một trong những nguyên nhân chính gây tử
vong sơ sinh là sinh non/ thiếu cân và những biến chứng của chúng gây nên
suy hô hấp ở trẻ chiếm gần 50% của tất cả các trường hợp tử vong trẻ sơ
sinh (biểu đồ 1) [89].


24


Trên thế giới đã có một số nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa
bạo lực trong quá trình mang thai và nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non.
Tuy nhiên các nghiên cứu này còn chưa thống nhất về kết luận cũng như sử
dụng các thiết kế nghiên cứu khác nhau [83-90-96]
Mục đích của chuyên đề là cung cấp một bức tranh tổng quát về mối liên
quan giữa bạo lực trong quá trình mang thai và nguy cơ sinh non và sinh trẻ
nhẹ cân sơ sinh thông qua đó nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho
các nhà hoạch định chính sách để đưa ra những chương trình can thiệp thích
hợp cho phụ nữ.
1.2.9. Các yếu tố về phía thai
- Bất thường nhiễm sắc thể đặc biệt là Trisomie 13,18,21
- Dị dạng bẩm sinh: Tim bẩm sinh, hẹp thực quản, teo tá tràng...
- Đa thai: hay gặp tình trạng đẻ non, cân nặng của trẻ sơ sinh thấp
Giới của trẻ: trẻ trai thường có cân nặng cao hơn trẻ gái do sự phát
triển tự nhiên của giới tính.
1.2.10. Các yếu tố về phía phần phụ của thai
Rau tiền đạo:
Rau tiền đao (RTĐ) là bệnh lý bánh rau bám ở đoạn dưới và gần cổ tử
cung, nó chặn phía trước và cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ.
Bệnh lý này gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong
chuyển dạ và sau đẻ. RTĐ có nguy cơ gây tử vong cho người mẹ hoặc cho
con do chảy máu và đẻ non.
Về nguyên nhân sinh ra RTĐ chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta
thấy tần suất RTĐ tăng lên theo những người có nguyên nhân bị tổn thương
niêm mạc tử cung ở vùng đáy dẫn tới sự hình thành màng rụng và làm tổ ở


25

vùng đáy tử cung không đẩy đủ nên dễ dẫn tới RTĐ hoặc do một nguyên

nhân nào đó gây co thắt động mạch tử cung và thiếu oxy dẫn đến cường phát
bánh rau nhưng bánh rau lại rộng, mỏng hơn và hình thành RTĐ [97].
Nghiên cứu của Lam CM và cộng sự năm 2002 tại Hong Kong về xác
định yếu tố nguy cơ sinh non của những bà mẹ có bệnh lý rau tiền đạo và
chảy máu âm đạo trong thời gian mang thai [98]. Ông chỉ ra rằng những bà
mẹ có chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng giữa có nguy cơ sinh non
cao gấp 4,19 lần ở những phụ nữ không có chảy máu âm đạo. Chảy máu âm
đạo trong 3 tháng giữa và có cơn co tử cung là hai yếu tố nguy cơ quan trọng
để tiên lượng sinh non.
U bánh rau: gây ảnh hưởng đến trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, do đó
cũng có những tác động nhất định lên trọng lượng của trẻ sơ sinh.
* Nước ối:
+ Đa ối: tác giả Phelan và cộng sự đã đưa ra chỉ số nước ối để áp dụng
trong lâm sàng. Chỉ số nước ối trên 24 cm gọi là đa ối. Đa ối thường kèm theo
dị dạng thai, đặc biệt là dị dạng của ống thần kinh và hệ tiêu hoá. Đa ối hay
gây đẻ non, vì vậy cân nặng trẻ sơ sinh thường <2500gram.
+ Thiểu ối: Thiểu ối cấp thường do vỡ ối gây ra, thiểu ối mãn thường
do bệnh lý của thai. Thiểu ối hay gặp ở một số bệnh lý như tiền sản giật, dị
dạng bẩm sinh ở thận hay thai chậm phát triển trong tử cung.


×