Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hiệu quả tập luyện phục hồi chức năng và truyền thông trong phòng chống vẹo cột sống ở học sinh quận ba đình HN năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 101 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi xã hội ngày càng văn minh, dân trí ngày càng nâng cao thì
sự đầu tư của chúng ta dành cho trẻ em, thế hệ tương lai của Tổ quốc, cũng
ngày càng được chú trọng, đặc biệt là với vấn đề học tập của các em. Cùng
với việc gia tăng thời gian và áp lực học tập thì những bệnh tật học đường
như vẹo cột sống cũng theo đó mà tăng lên. Riêng nói về vẹo cột sống, một
tật không gây tử vong tức thời, không gây đau đớn dữ dội, tiến triển âm thầm
thì việc phát hiện là khó khăn, việc điều trị ít được quan tâm nhưng hậu quả
nó để lại không nhỏ.
Vẹo cột sống (VCS) là một thuật ngữ mô tả đường cong của cột sống
sang phía bên lớn hơn 10º so với trục của cơ thể [1]. Vẹo cột sống gây nên
biến dạng lớn về giải phẩu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, là nguyên
nhân dẫn đến các tình trạng bệnh lý tuần hoàn, hô hấp, vận động và đặc biệt
làm lệch khung chậu ở trẻ gái gây khó khăn cho sinh đẻ sau này [2]. Ở học
sinh VCS có thể do các nguyên nhân như: thiết bị học tập sai quy cách (bàn
ghế quá cao hoặc quá thấp, bàn đóng liền với ghế…), thói quen xách cặp nặng
ở một bên tay hoặc cắp vào nách, đội lên đầu, ôm trước ngực, tư thế ngồi học
không đúng... Vẹo cột sống cũng có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải trong quá
trình phát triển của trẻ do các bệnh như: bại liệt, lao cột sống, tràn dịch màng
phổi, còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ phải lao động nặng quá sớm (thường
xuyên gánh, vác đồ vật nặng hoặc bế nách em nhỏ) [3]. Trong số những
nguyên nhân kể trên, có những nguyên nhân mà chúng ta hoàn toàn có thể
phòng tránh được nếu mỗi học sinh, phụ huynh, giáo viên đều có kiến thứcthái độ-thực hành đúng.


2

Ở Việt Nam hiện nay chưa có điều tra chính thức nên chưa có tỷ lệ VCS
chung cho cả nước, tuy nhiên cũng đã có nhiều nghiên cứu điều tra ở một số


địa phương cho thấy tỷ lệ vẹo cột sống ở học sinh còn cao. Tại Hà Nội theo
điều tra của Đào Thị Mùi [4] thì tỷ lệ VCS ở học sinh Hà Nội tại 4 quận,
huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Sóc Sơn, Gia Lâm là 18,9%. Theo kết quả
nghiên cứu của Bùi Thị Thao, Đặng Văn Nghiễm [5] thì tỷ lệ vẹo cột sống ở
Thái Bình là 6,91%. Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị VCS
như: các bài tập phục hồi chức năng, áo nẹp nắn chỉnh cột sống và phẫu thuật
chỉnh hình, kéo giãn, bó bột tùy theo mức độ vẹo cột sống của trẻ. Mỗi biện
pháp điều trị đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, áp dụng với từng
trường hợp cụ thể. Riêng với phương pháp luyện tập phục hồi chức năng thì
việc áp dụng điều trị lại có những điểm rất đặc biệt. Mặc dù các bài tập này có
kĩ thuật rất đơn giản, dễ áp dụng, không tốn kém mà đem lại hiệu quả tốt.
Song thực tế kết quả điều trị lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do những
trường hợp được điều trị bằng các bài tập này là những trường hợp VCS nhẹ
nên ít được quan tâm, việc điều trị lại yêu cầu sự kiên trì trong thời gian dài
nên nếu bệnh nhân và gia đình không có kiến thức-thái độ-thực hành tốt sẽ
dẫn đến bỏ điều trị hoặc điều trị không đúng chỉ dẫn… Xuất phát từ thực
trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả tập luyện Phục hồi
chức năng và truyền thông trong phòng chống vẹo cột sống ở học sinh
quận Ba Đình, Hà Nội năm 2014” với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng vẹo cột sống một số yếu tố liên quan đến vẹo cột
sống học đường ở học sinh phổ thông quận Ba Đình, Hà Nội
năm 2014.

2.

Đánh giá hiệu quả can thiệp vẹo cột sống bằng tập luyện PHCN
và truyền thông.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu và chức năng cột sống
1.1.1. Giải phẫu [6]
- Cột sống
Cột sống chạy dài từ mặt trước xương chẩm đến hết xương cụt, bao gồm
33-35 đốt sống khớp với nhau và được chia thành 5 đoạn bao gồm: 7 đốt sống
cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-5 đốt xương
cụt. Cột sống khi nhìn thẳng không có đường cong. Nhìn nghiêng thấy đoạn
cổ ưỡn về phía trước, đoạn ngực cong về phía sau, đoạn thắt lưng ưỡn về phía
trước, đoạn cùng cụt cong về phía sau.

Đoạn cổ

Đoạn ngực

Đoạn thắt lưng

Cùng cụt
Nhìn trước

Nhìn bên

Nhìn sau

Hình 1.1. Cột sống [6]



4

Cột sống rất khỏe và mềm dẻo nhờ các đốt sống riêng biệt được kết hợp
với nhau bởi hệ thống dây chằng và các đĩa đệm, thêm vào đó là vai trò của
khung xương sườn và các cơ thân mình để tạo nên giá đỡ vững chắc của cơ
thể. Ngoài chức năng chống đỡ, cột sống còn có chức năng chứa đựng và bảo
vệ tủy sống.
- Đốt sống
Mổi đốt sống gồm: thân đốt sống ở phía trước, cung đốt sống ở phía sau.
Mỗi cung đốt sống có 2 cuống sống, 2 cuống sống tạo nên mái cung và 7
mỏm gai (2 mỏm khớp trên, 2 mỏm khớp dưới, 2 mỏm ngang, 1 gai sau). Đốt
sống ở vị trí khác nhau thì có kích thước, hình dạng và hướng đi của mỏm gai
khác nhau.

Hình 1.2. Đốt sống [6]


5

- Đĩa đệm
Các thân đốt sống được nối với nhau bởi các đĩa đệm, đĩa đệm gồm nhân
nhầy ở giữa và các vòng sợi bao quanh. Vai trò của đĩa đệm là giảm lực đè ép
lên cột sống.

Nhân nhầy

Vòng sợi

Hình 1.3. Đĩa đệm cột sống [6]

- Hệ thống dây chằng
Hệ thống dây chằng cột sống bao gồm:
- Dây chằng dọc trước chạy dọc phía trước thân đốt sống từ đốt Atlas
tới xương cùng.
- Dây chằng dọc sau chạy dọc phía sau thân đốt sống từ đốt Atlas tới
xương cùng.
- Dây chằng liên mỏm gai chạy giữa các gai sau
- Dây chằng liên mỏm ngang chạy giữa các mỏm ngang
- Dây chằng trên gai liên kết các gai sau của cột sống
- Dây chằng vàng chạy giữa các lá sống
1.1.2. Các cử động của cột sống [7]
Các cử động chính của cột sống bao gồm:
- Gấp và duỗi trong mặt phẳng đứng dọc
- Nghiêng sang hai bên trong mặt phẳng đứng ngang
- Xoay quanh trục dọc


6

1.1.3. Khớp sườn
Xương sườn được liên kết với đốt sống ngực bằng 2 khớp:
- Đầu khớp: đầu sau xương sườn và thân 2 đốt sống liên tiếp
- Củ khớp xương ngang: giữa củ sườn và mỏm ngang đốt sống
Khả năng cử động của sụn sườn bị hạn chế bởi hành loạt các dây chằng.
Cử động của xương sườn là nâng lên, hạ xuống theo chức năng của hô
hấp. Khi nâng các xương sườn lồng ngực sẽ tăng đường kính ngang, khi hạ
thấp đường kính này sẽ nhỏ lại (sự mở rộng hay hẹp lồng ngực) trong các thì
hít vào hay thở ra.
1.1.4. Sinh cơ học cột sống
Theo Junghams và Schomorl một đơn vị vận động cột sống bao gồm

khoang gian đốt số ng cùng với nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn và nửa thân hai
đốt sống trên dưới liền kề cùng với phần mềm tương ứng [8].
Mỗi đơn vị vận động cốt sống có thể vân động trong 3 mặt phẳng quay
theo 3 trục vuông góc với nhau. Cột sống đứng thẳng được và giữ vững được
tính đàn hồi là nhờ nội lực sinh của mỗi đơn vị vận động cột sống. Bình
thường áp lực thủy tĩnh của nhân keo đốt sống ở đĩa đệm làm các đốt sống
tách biệt nhau và chống lại sức nén của 2 đốt sống kề bên, trong lúc đó các
dây chằng đốt sống có tác dụng co kéo giữ cho các đốt sống liền kề nối với
nhau tạo thành một hệ thống móc xích cơ học. Các đối lực đó làm cột sống
mềm mại đàn hồi và các lực triệt tiêu làm cột sống ổn định vững chắc.
Bên cạnh đó là các cơ thành bụng và cơ lưng cũng đóng vai trò quan
trọng. Những cơ này sẽ tăng cường hoạt động khi có sự thay đổi tư thế từ nằm
sang ngồi, từ ngồi sang đứng, từ đứng sang đi để duy trì sự thăng bằng. Khi
không có tác dụng của các cơ này cột sống sẽ bị suy sụp do các lực tác động
khác nhau khác nhau.
Khi cột sống chịu lực tác động mạnh làm biến dạng thì lập tức có sự
kháng trở lại của xương và phần mềm để đảm bảo sự cân bằng.


7

1.1.5. Chức năng của cột sống [9]
• Nâng đỡ cơ thể
– Trụ nâng đỡ cơ thể ở tư thế thẳng
– Duy trì khoang lồng ngực: Khớp sườn đốt sống ở phía sau và khớp
xương sườn - xương ức ở phía trước
– Kết nối với đai vai và chậu hông:
Đai vai
Nó bao gồm xương đòn và xương bả vai cho phép kết nối chi trên với thân mình..
Chậu hông

Hai xương chậu (Xương cánh chậu, xương ngồi, xương mu) ở phía
trước, xương cùng và xương cụt ở phía sau
• Giảm các sang chấn: Đĩa đệm có chức năng như một “giảm xóc” . Hấp
thụ các Shock, giảm nhẹ các chấn động theo trục dọc cột sống. Do nhân nhầy
chuyển tiếp các lực trải đều, cân đối tới mâm sụn và vòng sợi.
• Vận động
• Bảo vệ tủy sống
1.2. Vẹo cột sống
1.2.1. Vẹo cột sống không cấu trúc
Là cột sống bị vẹo nhưng các đốt sống chưa bị biến đổi cấu trúc, không
bị xoay và được nắn chỉnh thẳng hàng khi bệnh nhân nghiêng cột sống về
phía đỉnh của đường cong trên lâm sàng và X.Quang [7], [10].
Nguyên nhân của vẹo cột sống không cấu trúc
- Độ dài 2 chân không bằng nhau
- Tư thế bị lệch do thói quen khi ngồi dồn trọng lượng vào một bên
hông hoặc khi đứng phần lớn trọng lượng dồn vào một bên chân làm cho cấu
trúc ở chân và chậu hông bị mất đối xứng.
- Do trật khớp háng
-

Do kích thích rễ thần kinh

- Sự căng cơ do đau (Đau thần kinh tọa )


8

1.2.2. Vẹo cột sống cấu trúc
Là cột sống bị vẹo kèm theo sự thay đổi về cấu trúc và các đốt sống bị xoay
gây biến dạng và không nắn chỉnh thẳng hàng được khi bệnh nhân nghiêng cột

sống về phía đỉnh của đường cong trên lâm sàng và XQuang [3, 11].
Vẹo côt sống tự phát là vẹo cốt sống có đường cong lớn hơn 10º kèm
theo sự thay đổi về cấu trúc và sự xoay của các đốt sống [12].
1.2.2.1. Triệu chứng
Lâm sàng
* Quan sát từ phía sau ở tư thế đứng [13]
- Sự mất cân xứng của 2 vai
- Xương bả vai nhô cao lên một bên
- Khung chậu lệch
- Tam giác eo lưng không cân đối

2 vai không cân đối

Cột sống bị lệch
sang bên
Khung chậu lệch

Các dấu hiệu VCS

Hình 1.4. Sự mất cân xứng của VCS


9

* Thử nghiệm gập người về phía trước (Forward Bendinh Test) dùng để
phát hiện sự xoắn vặn của cột sống (bướu sườn).
CS bình thường

CS xoắn vặn (bướu sườn)


Hình 1.5. Thử nghiệm gập người về phía trước
X quang
* Đo góc vẹo
Cách đo VCS theo phương pháp Cobb [11]
- Xác định vùng vẹo cột sống
- Xác định cột sống trên và dưới nghiêng
nhiều về phía đỉnh đường cong nhất
- Kẻ các đường tiếp tuyến với mặt phẳng
trên của đốt sống trên và mặt phẳng dưới của
đốt sống dưới
- Giao điểm của 2 đường cắt nhau này
góc VCS

Hình 1.6. Đo độ VCS trên phim Xquang theo phương pháp Cobb


10

* Đo góc xoay
Bình thường các cuống đốt sống nằm ở 2 bên thân đốt sống. Khi cột
sống bị vẹo kéo theo sự xoay của các đốt sống. Trên phim Xquang ta thấy
các cuống đốt sống không còn cân đối ở 2 bên của trục đốt sống nữa [3].
Cách đánh giá sự xoay các đốt sống theo Pedriolle:
- Xác định đốt sống đỉnh
- Đánh dấu đường kính lớn nhất của cuống sống
- Đánh dấu đường nối giữa 2 điểm chính giữa của 2 bờ bên của đốt sống
- Đặt thước đo độ xoay chồng lên trên đốt sống đó sao cho các góc của
thước trùng với các cạnh của cột sống
- Đọc độ xoay của cuống sống trên thước
* Xác định sự trưởng thành của xương

Có 3 quan sát đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự trưởng thành
của xương. Nó có ý nghĩa trong việc chỉ định và tiên lượng VCS tự phát tuổi
vị thành niên.
- Sự cốt hóa mào chậu bằng dấu hiệu Risser (Risser sign)
- Sự cốt hóa mâm sụn ở thân các đốt sống
- Xác định tuổi của xương bằng cách so sánh phim chụp Xquang trước,
sau của cổ tay, bàn tay trái với tiêu chuẩn của Greulich và Pyle.
Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, dấu hiệu Risser được sử dụng nhiều
trong việc xác định sự trưởng thành của xương.
* Cách xác định sự trưởng thành của xương (dấu hiệu Risser) [14]
Độ 0: Chưa cốt hóa mào chậu
Độ 1: Cốt hóa 1/4 ngoài mào chậu
Độ 2: Cốt hóa 1/2 ngoài mào chậu
Độ 3: Cốt hóa 3/4 ngoài mào chậu
Độ 4: Cốt hóa hoàn toàn mào chậu
Độ 5: Mào chậu cốt hóa liền hoàn toàn với cánh chậu


11

Hình 1.7. Dấu hiệu Risser [14]
1.2.2.2. Các dạng đường cong của vẹo cốt sống [14]
Đường cong có cấu trúc đơn
- Đường cong cổ - ngực
- Đường cong ngực
- Đường cong ngực- thắt lưng
- Đường cong thắt lưng
Đường cong có cấu trúc đôi
- Đường cong ngực đôi
- Đường cong ngực và ngực thắt lưng

- Đường cong ngực và thắt lưng
1.2.2.3. Phân loại vẹo cột sống cấu trúc
1.2.2.3.1. Vẹo cột sống tự phát
Theo Hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống (Scoliosis Research Society)
chia ra các loại sau:
- VCS tự phát ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi bao gồm:
+ VCS tự khỏi ở trẻ nhỏ: 90 – 95% tự khỏi, không cần điều trị [15].
+ VCS tự phát triển ở trẻ nhỏ tiên lượng rất kém và thường dẫn đến
những biến dạng lớn nếu không được can thiệp PHCN sớm trong giai đoạn
đang tiến triển.


12

Các đường cong VCS tự phát ở trẻ nhỏ hay gặp ở ngực, chiều lồi của
đường cong ở bên trái và trẻ trai thường gặp hơn trẻ gái.
- Vẹo cột sống tự phát tuổi thiếu niên: tuổi từ 4-9 tuổi, chiếm từ 10 đến
20% các loại VCS tự phát ở trẻ em
- Vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị thành niên là loại VCS ở lứa tuổi từ 10
tuổi đến khi xương trưởng thành. Đây là loại VCS phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ
85% số bệnh nhi vẹo cột sống cần điều trị, thường gặp ở trẻ gái và đường
cong phổ biến nhất ở ngực phải.
Nguyên nhân vẹo cột sống tự phát [15]
- Yếu tố di truyền
Người ta nhận thấy VCS tự phát thường gặp ở nhiều thành viên trong
cùng một gia đình. Tuy nhiên nguyên nhân này vẫn chưa được thừa nhận, còn
nghiên cứu tiếp.
- Yếu tố nội tiết
Trong thực tế nhiều trẻ VCS tự phát có chiều cao lớn hơn những trẻ cùng
tuổi do vậy người ta cho rằng sự bất thường của hormon tăng trưởng có thể

dẫn đến VCS tự phát. Tuy nhiên đấy chỉ là giả thuyết cần được tiếp tục
nghiên cứu để chứng minh.
- Sự mất cân bằng tư thế
Có tác giả cho rằng sự bất bình thường của thân não liên quan đến hệ
thống tiền đình kiểm soát tư thế.
- Sự thay đổi thành phần chất tạo keo
Có tác giả cho rằng có sự thay đổi thành phần hóa học và đặc tính sinh
học của gân, dây chằng liên mỏm gai, sự co giãn của khớp dẫn đến VCS tự
phát ở trẻ. Tuy nhiên các tác giả đó vẫn chưa chứng minh được sự thay đổi.


13

- Các yếu tố cấu trúc cột sống
Người ta cho rằng có thể do thay đổi bất thường về cấu trúc của thân đốt
sống và đĩa đệm của cột sống., vai trò của Collagen và proteoglycan của đĩa
đệm cột sống cũng được đề cập đến.
Ảnh hưởng của vẹo cột sống tự phát
Đối với trẻ VCS đoạn ngực, các xương sườn tiếp khớp với đốt sống, các
xương sườn phía bên lõm quay ra trước, các xương sườn xoay ra sau bị gấp góc
tạo thành bướu sườn, xương ức dịch chuyển sang phía bên lõm. Sự thay đổi của
cột sống và lồng ngực làm biến dạng ở bụng và ngực, làm dịch chuyển các cơ
quan trong 2 khoang lớn này của cơ thể, ảnh hưởng rõ nhất đến tim và phổi.
Trẻ bị vẹo cột sống vừa và lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim, phổi rõ
rệt. Chức năng tim, phổi bị ảnh hưởng là một trong các lý do chỉ định phẫu
thuật. VCS vùng ngực >50º đã làm giảm chức năng hô hấp và khi độ lớn của
góc vẹo >90º thì ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp. Mức độ ảnh hưởng
có thể được đánh giá thông qua các chỉ số: dung tích sống (VC), thể tích khí
thở ra tối đa trên giây (EFV), thể tích toàn phổi (TLC), dung tích hít vào (IC),
thể tích dự trữ thở ra (ERV) [1, 16].

Cột sống bị uốn cong còn ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh do tủy sống
bị kéo giãn, tỳ đè lên lỗ liên hợp gây đau lưng và các rối loạn do các rễ thần
kinh đi từ tủy sống bị ảnh hưởng.
1.2.2.3.2. Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh [14]
- Có thể do sự phát triển bất thường của xương, biến dạng bất thường
thân đốt sống.
- Có thể do sự phát triển bất thường của tủy sống như loạn sản tủy.
- Có thể do các nguyên nhân phối hợp như sự bất thường của xương phối
hợp với liệt.
1.2.2.3.3 Vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh cơ [8]
- Bệnh lý về thần kinh: bại liệt, bại não, bệnh rỗng tủy sống
- Bệnh lý về cơ: teo cơ tiến triển


14

1.2.2.3.4. Vẹo cột sống do rối loạn của mô giữa
- Bệnh Marfan
- Co rút đa khớp bẩm sinh
1.2.2.3.5. Vẹo cột sống do chấn thương
Tại cột sống: Gẫy cột sống, phẩu thuật cột sống
- Ngoài cột sống: bỏng, tạo hình ngực
1.2.2.3.6. Vẹo cột sống do hiện tượng kích thích
- U tủy sống
- Kích thích rễ thần kinh
1.2.2.3.7 Vẹo cột sống do các nguyên nhân khác
- Do rối loạn chuyển hóa
- Rối loạn dinh dưỡng
- Rối loạn nội tiết
1.2.2.4. Sinh cơ học về tiến triển của đường cong vẹo cột sống [8]

Sự tiến triển của đường cong vẹo cột sống tự phát được giải thích bằng
lý thuyết của Euler về sự oằn đàn hồi của một cột mảnh. Đối với một cột
thẳng và dễ uốn được cố định ở đáy, đầu trên tự do và chịu một lực ép theo
trục thì luôn có một giới hạn trên cho độ lớn của lực này và tại điểm đó cột sẽ
bị oằn. Tải trọng làm oằn của một cột thẳng, mảnh, đàn hồi là một hàm số
theo điều kiện của tính dễ uốn, độ dài và độ nâng đỡ.
P 2 EI
Pe 
4L2

Trong đó:

Pe là tải trọng làm oằn
P là hệ số đàn hồi
EI là độ cứng bị dễ uốn
L là chiều dài cột mảnh

Sự phân tích này cho thấy mối liên quan giữa sự tăng trưởng và độ tiến


15

triển. Ở một trẻ tại độ tuổi nhất định, trọng lượng phần thân trên và trọng
lượng các cánh tay có thể không vượt quá tải trọng làm oằn của cột sống, vì
vậy bất kỳ một đường cong nào đang hiện hữu có thể không tiến triển.
Tuy nhiên với sự tăng về chiều cao và trọng lượng, tải trọng làm oằn cột
sống có thể vượt quá mức này và gây sự tiến triển của đường cong cột sống.
Công thức tính tải trọng làm oằn cho thấy sự tăng về chiều cao của trẻ
ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu trọng tải trên trục cột sống. Theo Gavin
T.M và CS [8] sự tăng chiều cao 10% gây giảm 20% tải trọng làm oằn. Đặc

biệt khi đứa trẻ tăng trưởng cả về chiều cao và trọng lượng, hai yếu tố này
cũng tác động và giải thích về sự tiến triển nhanh xuất hiện trong thời kỳ phát
triển nhảy vọt của trẻ.
Hiện tượng tiến triển của đường cong trong vẹo cột sống tự phát không
thực sự là oằn đàn hồi như ý nghĩa trong xây dựng. Sự oằn đàn hồi của một
cột có thể gây ra chênh hướng đột ngột từ một hình dáng thẳng và dẫn đến sự
sụp đổ hoàn toàn. Sự tiến triển của đường cong là sự lệch dần từ hình dáng
bình thường của cột sống theo thời gian. Có mối quan hệ mật thiết giữa khả
năng có thể tiến triển và độ lớn của đường cong, ở tuổi trưởng thành một độ
cong lớn thì dễ tiến triển hơn so với độ cong nhỏ.
1.2.2.5. Điều trị vẹo cột sống
1.2.2.5.1. Điều trị VCS không bằng phẫu thuật
* Theo dõi
Theo dõi là một giai đoạn quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân
VCS, cần phải xác định xem bệnh nhân có cần điều trị hay không?
Một số chỉ định cần phải theo dõi [17]:
-VCS tuổi thiếu niên có Cobb < 20º
- VCS mà xương chưa hết tuổi trưởng thành có góc Cobb < 20º
- Những đường cong mà được biết là không tiến triển.
- VCS ở trẻ tuổi vị thành niên qua khám kiểm tra lần đầu có đường
cong ở mức trung bình, xương đã trưởng thành.


16

* Tập luyện
Từ nhiều năm nay người ta đã đưa ra phương pháp điều trị VCS bằng
các bài tập [3, 11]. Mục đích của bài tập này là:
- Làm mạnh các cơ bụng và cơ duỗi chân
- Làm dài các cấu trúc bên lõm của đường cong

- Làm mạnh các cơ gấp thân phía bên lồi của đường cong
- Kéo giãn các cơ gấp háng bị co rút
- Các bài tập hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp
- Hướng dẫn tư thế đúng
* Bó bột
Giáp bột có khóa đã ra đời và được áp dụng vào đầu những năm 1930
[3]. Sau đó Risser đã tạo ra cách giáp bột định vị vùng đệm ép lên các đỉnh
của đường cong. Đây là hình thức kóe giãn đầu, chậu hông và chỉnh một cách
thụ động chứng VCS.
* Kéo giãn
Điều trị VCS bằng cách kéo giãn đòi hỏi phải chỉnh thế lâu dài, thường
phải nằm ngửa trên một khung và trong trường hợp VCS ở mức trung bình
cũng không đem lại hiệu quả khả quan hơn biện pháp sử dụng áo nẹp chỉnh
hình [3, 18]
* Kích thích điện
Dùng dòng điện kích thích các cơ bên thân phía lồi của đường cong.
Khi có kích thích điện các cơ bên thân sẽ co lại, các xương sườn dịch
chuyển về gần nhau do các xương sườn được khớp với đốt sống. Lực tác
dụng sẽ được chuyển tới cột sống làm thẳng đường cong.
Nhiều nghiên cứu chứng minh kích thích điện không có hiệu quả khi so
sánh với bệnh nhân VCS mà không điều trị gì.


17

* Áo nẹp chỉnh hình
Mục đích của áo nẹp chỉnh hình là giúp cho đường cong VCS không bị tăng
thêm, đồng thời nắn chỉnh lâu dài, làm ổn định và bền vững cột sống ở tư thế đúng.
Áo nẹp chỉnh hình Milwaukee là loại áo nẹp cổ - ngực- thắt lưng - cùng,
thường được áp dụng cho trẻ nhỏ có đường cong ngực, ngực - thắt lưng hay

đường cong đôi. Nhược điểm của áo nẹp này là vấn đề thẩm mỹ do áo nẹp có
cấu trúc ở vùng cổ nên người bệnh không thể che phủ kín được áo nẹp khi
mặc quần áo bên ngoài.
Áo nẹp chỉnh hình Boston và áo nẹp chỉnh hình Chêneau là loại áo nẹp
ngực - thắt lưng - cùng, thường được chỉ định cho bệnh nhân có đường cong ngực,
ngực - thắt lưng, thắt lưng hay đường cong đôi mà đỉnh đường cong dưới T7.
1.2.2.5.2. Điều trị VCS bằng phẫu thuật
- Áp dụng cho các trường hợp VCS lớn hơn 50º, phẫu thuật nhằm phòng
ngừa suy hô hấp.
- Các trường hợp điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình không có kết quả
- VCS ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh [3, 12].
Các tấm đệm cần phải được thay đổi, điều chỉnh cho thích hợp để tăng
hiệu quả lực nắn chỉnh.
1.3. Tình hình nghiên cứu vẹo cột sống trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1.Trên Thế giới
1.3.1.1. Tỉ lệ VCS
Kết quả khám sàng lọc của Jonn.E Lonstein thông báo kết quả khám
sàng lọc bằng sử dụng Forward bending Test hoặc Adams Position Test cho
các trường ở Minnessota trong 4 năm từ 1973 đến 1978 với số lượng 571.722
học sinh, tác giả thấy tỷ lệ Vẹo cột sống :
* Năm 1973-1974: 3,4 % trong tổng số học sinh của trường
* Năm 1974-1975: 4,0% trong tổng số học sinh của trường
* Năm 1975-1976: 4,4 % trong tổng số học sinh của trường[2]


18

Stirling A.T và CS (1996) đã báo cáo một kết quả khám sàng lọc khác
cho 15.799 trẻ em từ 6-14 tuổi ở Anh, trong đó có 934 học sinh (5,9%) có thử
nghiệm cúi gấp người về phía trước (Forward bending Test) dương tính và

chụp X.Quang sàng lọc lần 2 có 431 học sinh (2,7%) có góc vẹo >50[19].
Theo một nghiên cứu quy mô lớn của Seung-Woo Suh và cộng sự ở Hàn
Quốc năm 2011 với 1.131.890 trẻ được khám sàng lọc trong các năm từ 20002008 cho thấy tỷ lệ VCS chung là 3,26% trong đó tỷ lệ này ở nữ (4,65%) cao
hơn nam (1,97%)[20].
1.3.1.2. Các yếu tố liên quan
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy VCS có liên
quan đến bàn ghế học sinh, với tư thế ngồi học sai, với sự rối loạn phát triển
thể chất, còi xương, suy dinh dưỡng.
Nhiều nghiên cứ khẳng định rằng bàn ghế giữ một vai trò rất quan trọng
để tạo ra một tư thế ngồi thoải mái. Từ lâu người ta cũng đã biết về ảnh hưởng
xấu đến cột sống của học sinh của bàn ghế không phù hợp được sử dụng trong
nhà trường. Ngoài ra chiếu sáng lớp học cũng là một trong những chỉ số vệ
sinh học đường được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nếu ánh sáng trong
lớp học không tốt, ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên mắt, ảnh hưởng đến học tập,
học sinh phải xoay người về phía ánh sáng tạo tư thế xấu [21].
Theo Evans [22], kích thước bàn ghế không phù hợp với cơ thể học sinh
sẽ dẫn tới sự mệt mỏi và tư thế ngồi học xấu ở học sinh. Tư thế ngồi học xấu
là một trong nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống ở độ tuổi học sinh.
Tháng 11-1991 tổ chức Y tế thế giới, Unicef và Unesco triệu tập các Ủy
ban để bàn về giáo dục sức khỏe trường học và xây dựng chương trình hành
động nhằm tăng cường số lượng các trường tham gia dự án “Nâng cao sức
khỏe trường học”(Promotion School) [23].


19

Yếu tố cặp sách học sinh cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu. Nhiều nghiên cứu cho rằng cặp sách học sinh mang hàng ngày cũng là
một trong những nguyên nhân gây sự mệt mỏi hệ cơ – xương và có mối liên
quan với hiện tượng đau lưng ở học sinh [24]. Chính vì thế tháng 6 năm 1996,

Bộ Giáo dục Úc đã ra một quyết định về trọng lượng cặp sách học sinh. Theo
đó, cặp sách của học sinh mang hàng ngày không được phép có trọng lượng
vượt quá 10% trọng lượng cơ thể học sinh [25].
Troussier và cộng sự [26], phát hiện đau lưng ở học sinh cũng tăng lên
cùng với thời gian ngồi học ở trường. Tỷ lệ này chiếm tới 25% và theo các tác
giả thì cảm giác đau lưng và tần suất đau lưng tăng theo thời gian ngồi học.
1.3.1.3. Kết quả điều trị VCS
Năm 1977, Park. J, Houtkin.S và cộng sự cũng đã áp dụng áo nẹp Prenyl cho
66 bệnh nhân VCS tự phát trong đó có 4 nam và 62 nữ với thời gian theo dõi là 36
tháng và thời gian mang áo nẹp là 23 giờ/ngày. Tác giả nhận thấy có 53 bệnh nhân
(80%) có sự cải thiện đáng kể khi mang áo nẹp. Áo nẹp có hiệu quả nhất đối với
những bệnh nhân có đường cong vùng thắt lưng - ngực nhỏ hơn 400[27].
Năm 1984, Rajala E.T, Josefsson E đã sử dụng áo nẹp ngực Boston để
điều trị cho 44 bệnh nhân VCS tự phát. Tác giả cho rằng sự cải thiện ban đầu khi
mang áo nẹp là có ý nghĩa với những đường cong có đỉnh là T8, T9 là 15,90 [28].
Theo Olafsson và cộng sự (2009) [29] đã công bố kết qủa ban đầu đối
với 169 bệnh nhân được điều trị bằng nẹp Milwaukee. Tác giả nhận thấy sự
cải thiện trung bình là 23% đối với đường cong ngực, 18% đối với đường
cong thắt lưng và 10% đối với đường cong ngực cao bên trái.
John E.Lonstein và cộng sự [8,9] đã kết hợp với bài tập trong quá trình
mang áo nẹp chỉnh hình ở nhóm VCS từ 30-390. Kết quả có 81% ngăn ngừa
được tiến triển của VCS hoặc làm giảm vẹo, 19% còn lại phải áp dụng phẫu
thuật ở nhóm VCS từ 40-490 có 90 % đạt kết qủa tốt [30].


20

1.3.2. Trong nước
1.3.2.1.Tỷ lệ và hình thái VCS
Vũ Đức Thu và cộng sự [31] khám phát hiện VCS cho 600 học sinh lớp

5, lớp 9 và lớp 12 ở thành phố Hà Nội và phát hiện được (17%) vẹo cột sống,
gù (7%), ưỡn (1%).
Nghiên cứu ở học sinh phổ thông Hà Nội, năm 2005 của Nguyễn Quang
Tân cho thấy tỷ lệ vẹo cột sống chung là 16,3% trong đó khối tiểu học có tỷ lệ
VCS thấp nhất (13,1%) và cao nhất là khối Trung học cơ sở (19,9%) [32].
Vũ Văn Túy, đã phát hiện có 229 HS bị VCS qua khám kiểm tra cho
3.350 HS Tiểu học và Trung học cơ sở huyện An Hải – Hải Phòng, chiếm tỷ
lệ 7,0% trong đó có 150 trường hợp (4,5%) có VCS cấu trúc và 79 trường hợp
(2,5%) có VCS không cấu trúc[16].
Cũng nghiên cứu ở học sinh phổ thông Hà Nội nhưng theo Đào Thị Mùi,
tỷ lệ vẹo cột sống ở HS phổ thông là 18,91%. Trong đó tỷ lệ VCS ở khối lớp
1 là thấp nhất (16,37%) và cao nhất ở khối lớp 9 (22,16%) [4].
Theo Lê Thị Song Hương năm 2004, ở vùng ngoại thành Hải Phòng tỷ lệ
học sinh Tiểu học mắc VCS là 12,7% và Trung học cơ sở là 38,1%. Ở vùng nội
thành Hải Phòng học sinh Tiểu học mắc VCS là 29,3 % và THCS là 11,6% [33].
- Về hình thái vẹo cột sống:
Đa số các tác giả đều thấy học sinh nước ta chủ yếu là VCS đơn (hình
chữ C). Theo Vũ Văn Tuý tại Hải Phòng gặp chủ yếu vẹo đơn hình chữ C
trong đó C thuận là 42%, C nghịch là 41% [16].
Nghiên cứu ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình năm 2011 của Nguyễn Thị Hoa
cho thấy gặp chủ yếu VCS kiểu C thuận (61,5%) và C nghịch(38,5%) [34].
Nguyễn Quang Tân nghiên cứu tại Hà Nội kết quả cũng cho thấy gặp tất
cả các hình thái nhưng chủ yếu là C thuận, C nghịch(chiếm 98,15%)các hình
thái (S thuận, S nghịch) khác gặp rất ít chỉ chiếm <2% [32].


21

1.3.2.2. Thực trạng công tác vệ sinh-y tế học đường và chăm sóc sức khỏe
học sinh phổ thông

Theo báo cáo tổng kết về tình hình công tác y tế học đường của Bộ Y tế và
một số tác giả nhiều trường, nhiều cơ sở học tập không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Ở Hà Nội, tình hình chiếu sáng lớp học được đánh giá khá tốt nhưng
theo Đào Thị Mùi [4] cũng chỉ có 91% số trường đạt tiêu chuẩn chiếu sáng
nhân tạo lớp học theo quy định và 50% số trường đạt chiếu sáng tự nhiên theo
quy định.
Bàn ghế học sinh là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Tại các trường học hiện
nay đang sử dụng bàn ghế không đúng kích thước và quy cách theo quy định
hiện hành. Việc sắp xếp bàn ghế học sinh ở các lớp học cũng không hợp lý.
Theo Nguyễn Võ Kỳ Anh và cộng sự tiến hành nghiên cứu ở một số
trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Phúc năm 2004 cũng đưa ra nhận
xét các cơ sở học tập, các phương tiện phục vụ học tập ở những trường điều
tra chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trường học [35].
Nguyễn Ngọc Ngà [36] đã có nhận xét rằng, bàn ghế sử dụng trong các
lớp học chưa phù hợp với tầm vóc học sinh (chủ yếu là bàn cao ghế thấp).
Chiếu sáng lớp học chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là ở các vùng nông
thôn, vùng ngoại ô các thành phố.
Ngay tại Hà Nội, tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vẫn có
những trường không đạt chuẩn về bàn ghế học sinh. Trong các trường này,
học sinh toàn trường đang ngồi cùng một kiểu bàn liền ghế và cùng một kích
thước như nhau và kích cỡ bàn ghế này không thuộc loại nào trong 6 loại kích
thước quy định cho bàn ghế học sinh (theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào
tạo thành phố Hà Nội).
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Đức Nhu [37], hệ số chiếu sáng tự
nhiên ở các trường nghiên cứu chưa đạt tiêu chuẩn (đều dưới 0,2). Bàn ghế
chủ yếu là loại bàn dùng cho từ 2 đến 4 học sinh và kích thước đều cao hơn
tiêu chuẩn cho phép.


22


Ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp kể trên thì theo Đào Thị Mùi
còn có yếu tố gián tiếp hợp thành nhóm các yếu tố căn nguyên gây VCS học
đường đó là sự thiếu hụt về kiến thức-thái độ-thực hành (KAP) phòng tránh
VCS của 3 nhóm đối tượng học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên [4]. Theo
nghiên cứu của tác giả này tại Hà Nội thì tỷ lệ học sinh mô tả đúng tư thế ngồi
học chỉ đạt (53,7%) và thực hiện ngồi học đúng tư thế chỉ đạt (2,7%). Phụ
huynh học sinh biết đến tư thế ngồi học đúng là (73,4%) nhưng mô tả đúng
chỉ đạt (15,3%). Phụ huynh biết ít nhất một biện pháp phòng tránh VCS
chiếm (73,8%). Giáo viên được đào tạo về bệnh học đường chỉ chiếm (4,7%)
và mô tả đúng tư thế ngồi học là (46,7%) [4].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa [34] điều tra về kiến thức-thái
độ-thực hành của đối tượng học sinh ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình cho thấy tỷ
lệ học sinh không biết đến nguyên nhân VCS (5,9%), không biết đến tác hại
VCS (19,2%) và tỷ lệ học sinh chưa thực hiện phòng chống VCS (16,7%).
Gần đây có nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan tiến hành ở huyện Mỹ Đức,
Hà Nội năm 2013 cũng đưa ra nhận xét cả 3 đối tượng được điều tra là học
sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên vẫn còn hạn chế về hiểu biết, thái độ
quan tâm đối với VCS học đường cũng như chưa thực hành phòng chống
VCS một cách tích cực, hiệu quả cho học sinh [42].
1.3.2.3. Kết quả điều trị vẹo cột sống
Năm 1995, Trịnh Quang Dũng nghiên cứu bằng phương pháp hồi cứu
đánh giá bước đầu điều trị VCS bằng áo nẹp chỉnh hình cho 20 bệnh nhân từ
20 đến dưới 60 thì thấy kết quả tốt (độ vẹo giảm đi > 10º) là (65%), ổn định
là (5%), kém là (10%). Tuy nhiên nghiên cứu này không cùng một thời điểm,
bệnh nhân VCS do nhiều nguyên nhân bao gồm cả VCS cấu trúc và không
cấu trúc, bệnh nhân ở nhiều địa phương khác nhau, lứa tuổi [38].
Theo Bùi Thị Thao và CS (Thái Bình 1998) các bài tập PHCN đã làm
giảm độ xoay (đo bằng thước đo Scoliometer) từ 6,270 + 1,590 xuống còn
4,34 + 1,68 độ [5].



23

Phạm Văn Minh trong nghiên cứu đánh giá bước đầu về hiệu quả của áo nẹp
chỉnh hình Ngực - Thắt lưng - Cùng (TLSO) trong điều trị 18 bệnh nhân (BN) vẹo
cột sống, thấy rằng đường cong đơn ở vùng ngực có tỷ lệ nắn chỉnh được nhiều
nhất (>27,5%), số BN có đường cong được cải thiện (giảm ít nhất là 50) là 50%,
số BN có đường cong xấu đi (tăng lên ít nhất là 50) chiếm 16,5% [11].
Cũng tác giả này trong nghiên cứu 63 bệnh nhân cong VCS điều trị bằng
tập PHCN và mang áo nẹp cột sống trong 2 năm thì có 25,4% bệnh nhân
được cải thiện (góc vẹo giảm đi >100), 60,3 % bệnh nhân ổn định (góc vẹo
tăng giảm dưới 100), 14,3 % nặng lên (góc vẹo tăng > 100). Tác giả cũng thấy
rằng việc điều trị muộn VCS khi đường cong đã lớn thì ảnh hưởng nhiều đến
kết quả điều trị: Nhóm BN có góc vẹo trung bình < 300 thì sau điều trị góc
vẹo trung bình còn 20,40, nhóm BN có góc vẹo trung bình >300 thì sau điều trị
góc vẹo trung bình còn 29,80[39].
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị VCS ở
Việt Nam còn ít, đa số là các nghiên cứu về tỷ lệ VCS qua khám sàng lọc.
Đặc biệt là các nghiên cứu về hiệu quả của điều trị VCS bằng các bài tập
PHCN kết hợp với áo nẹp chỉnh hình cột sống còn rất ít vì liên quan đến lĩnh
vực làm nẹp chỉnh hình ở Việt Nam


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh phổ thông quận Ba Đình: học sinh tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông được chọn ngẫu nhiên theo cỡ mẫu để xác định tỷ lệ vẹo
cột sống trong học sinh quận Ba Đình.
- Học sinh được xác định là vẹo cột sống và học sinh không VCS được
chọn theo tỷ lệ 1:1 để tiến hành điều tra KAP.
- Phụ huynh của những học sinh được điều tra KAP cũng được đánh
giá về kiến thức-thái độ-thực hành (KAP) trong phòng chống VCS. Số lượng
phụ huynh được xác định theo cỡ mẫu.
- Giáo viên của những lớp có trẻ VCS học tập, các giáo viên kiêm nhiệm
công tác y tế học đường, các cán bộ y tế học đường chuyên trách, giáo viên là
lãnh đạo của các trường được đánh giá về kiến thức thái độ thực hành (KAP)
trong phòng chống VCS. Số lương giáo viên được xác định theo cỡ mẫu.
- Trẻ vẹo cột sống có góc Cobb từ 100 đến 20º được hướng đẫn tập
luyện các bài tập PHCN.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
2.1.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên đồng ý tham gia khám, điều
tra sàng lọc.
Tiêu chuẩn chọn đối tượng đánh giá KAP
- Học sinh được xác định có VCS, chọn ngẫu nhiên ở trường tiểu học, ở
trường trung học cơ sở và ở trường trung học phổ thông. Các trẻ tự nguyện
tham gia nghiên cứu và được phụ huynh chấp nhận. Học sinh không có VCS
ngồi cùng bàn hoặc ngồi gần với học sinh VCS theo tỷ lệ 1:1.


25

- Phụ huynh có trẻ VCS đã được xác định, chọn ngẫu nhiên phụ huynh
của trẻ VCS đang học ở trường, và tự nguyện tham gia nghiên cứu. PHHS của
trẻ không bị VCS cũng chọn ở các cấp tương tự như với trẻ bị VCS và là các

phụ huynh có trẻ tham gia đánh giá KAP.
- Giáo viên cũng được chọn ngẫu nhiên là giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo
viên kiêm nhiệm y tế học đường và cán bộ y tế chuyên trách.
Tiêu chuẩn chọn trẻ VCS để can thiệp PHCN
- Trẻ được bắt đầu can thiệp PHCN tuổi từ 6 đến 17 tuổi bao gồm cả
nam và nữ, tự nguyện điều trị.
- Trẻ được chẩn đoán là vẹo cột sống tự phát qua khám lâm sàng và đo
trên phim X- quang cột sống với góc Cobb từ 100 đến 200.
- Dấu hiệu Risser (sự trưởng thành của xương) ban đầu là 0- 3.
Cách xác định chỉ số Risser: Đánh giá sự trưởng thành của xương
Độ 0: Chưa cốt hoá mào chậu
Độ 1: Cốt hoá 1/4 ngoài mào chậu
Độ 2: Cốt hoá 1/2 ngoài mào chậu
Độ 3: Cốt hoá 3/4 ngoài mào chậu
Độ 4: Cốt hoá hoàn toàn mào chậu
Độ 5: Mào chậu cốt hoá liền hoàn toàn với cánh chậu
2.1.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Học sinh, phụ huynh, giáo viên không đồng ý tham gia.
- Đối với phụ huynh học sinh loại những phụ huynh không đồng ý tham
gia phỏng vấn, những người không có khả năng hiểu phỏng vấn, những người
rối loạn tâm thần.
- Những trẻ VCS không đưa vào diện can thiệp PHCN:
+ VCS không cấu trúc
+ VCS tự phát có góc Cobb dưới 10° và trên 200
+ VCS tự phát kèm theo gù hoặc ưỡn cột sống
+ VCS do các biến dạng cột sống bẩm sinh


×