Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị dọa sẩy thai trong 03 tháng đầu tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 89 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dọa sẩy thai và sẩy thai thường hay gặp trong quá trình thai nghén,
nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ [1]. Trong quá trình mang thai, đời
sống của thai nhi trong tử cung luôn bị đe dọa vì thai nhi là mảnh ghép trong
cơ thể mẹvà luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ phía mẹ, các yếu tố môi
trường, dinh dưỡng, phần phụ của thai (rau, ối…) và ngay chính do thai nhi
(thai dị dạng) [1],[2],[3],[4].
Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước khi thai
có thể sống được [3]. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) – 1992, giới hạn tuổi
thai bị sẩy là dưới 23 tuần [5]. Ở Việt Nam, theo Hướng dẫn Quốc gia về
Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, tuổi thai bị sẩy được tính là dưới hoặc bằng 22
tuần theo ngày kinh cuối cùng hoặc cân nặng thai dưới 500gr.
Theo WHO – 1992, tỷ lệ sẩy thai thường là 10% - 15% [5]. Ở Việt
Nam, theo thống kê năm 1978 của Nguyễn Thìn – Thanh Kỳ thì tỷ lệ sẩy thai
là 10% - 12% [6].
Trong đó, có hơn 80% các trường hợp dọa sẩy thai, sẩy thai xuất hiện ở 3
tháng đầu của thai kỳ và hơn 75% số đó ở ngay những tuần đầu tiên [1],[3].
Dọa sẩy thai thường có các triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng hoặc
có cảm giác nặng tức vùng hạ vị. Trong giai đoạn này, phôi thai còn sống và ở
trong buồng tử cung [4].
Theo Sun L (2012) tỷ lệ doạ sẩy thai ở Trung Quốc là 23,4% [7], theo
Beckmann R.B (2006) tỷ lệ này ở Mỹ là 25% [8].
Dọa sẩy thai ảnh hưởng đến người bệnh cả về sức khỏe và tâm thần
kinh [1], thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do băng
huyết, nhiễm trùng, gây tình trạng vô sinh thứ phát, ảnh hưởng đến hạnh phúc
gia đình và chất lượng dân số.



2

Do còn hạn chế nhiều về phương tiện kỹ thuật mà việc xác định nguyên
nhân sẩy thai còn khó khăn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc trong điều trị
dọa sẩy thaihiện đang còn nhiều tranh luận mà đến giờ vẫn chưa kết thúc.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu kết quả điều trị dọa sẩy
thai trong 3 tháng đầu tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2014” được tiến
hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ dọa sẩy thai trong 3
tháng đầu của thai kỳ ở BVPSHN từ tháng 3 đến tháng 9/2014

2.

Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết
quả điều trị dọa sẩy thai trong 3 tháng đầu ở BVPSHN từ tháng 3
đến tháng 9 năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1. Đại cương về sẩy thai và dọa sẩy thai
1.1. Các khái niệm
Sẩy thai là hiện tượng khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm
dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung
(ngay cả khi có sự can thiệp của y tế) [3]. Theo Tổ chức Y tế Thế giớ (i WHO1992): “Sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 23
của thai kỳ” [5]. Sẩy thai sớm là trường hợp sẩy thai trước 12 tuần và sẩy thai

muộn là sẩy thai sau 12 tuần [9],[10]. Ở Việt Nam, theo Hướng dẫn Quốc gia
về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, tuổi thai bị sẩy được tính là dưới hoặc bằng 22
tuần theo ngày kinh cuối cùng hoặc cân nặng thai dưới 500gr [11].
Dọa sẩy thai, với triệu chứng ra máu âm đạo trong giai đoạn 22 tuần
đầu tiên của thời kỳ mang thai – là một triệu chứng phổ biến nhất của thai
nghén, với tỷ lệ khoảng 20%. Sẩy thai có khả năng tăng gấp 2,6 lần tỷ lệ nói
trên và 17% trong số các trường hợp dọa sẩy được dự đoán là sẽ có các biến
chứng trong giai đoạn muộn hơn của thời kỳ thai nghén [12]. Dọa sẩy thai
làm tăng tỷ lệ đẻ non, rau bong non và giảm trọng lượng trẻ sơ sinh và vì vậy
nó tiên lượng cho một thai kỳ nguy cơ cao, cần được theo dõi trước sinh cẩn
thận hơn [13].
1.2. Nguyên nhân
Xác định nguyên nhân doạ sẩy thai là rất quan trọng, nhưng thường khó
khăn. Phải hỏi kỹ tiền sử, khám toàn thân, khám phụ khoa, kết hợp với các xét
nghiệm cận lâm sàng như huyết học, sinh hoá nội tiết, giải phẫu bệnh lý tổ
chức sẩy, chụp buồng tử cung ngoài thời kỳ có thai, xác định nhiễm sắc đồ,
yếu tố Rh, nhóm máu….


4

Khoảng một nửa trường hợp sẩy thai có thể biết rõ nguyên nhân vì
những kỹ thuật chẩn đoán hiện đại đương thời [14].
Một nghiên cứu năm 2010 trên 88 bệnh nhân bị sẩy thai cho thấy
5(5,68%) trường hợp có hội chứng kháng phospholipid, đái tháo đường là
8(9,09%) trường hợp, tăng huyết áp là 16(18,18%) trường hợp, hội chứng
buồng trứng đa nang và nhiễm trùng trong 11(12,5%) trường hợp [15].
1.2.1.Nguyên nhân do thai phụ
 Yếu tố giải phẫu
Những bất thường về giải phẫu ở tử cung gây sẩy thai liên tiếp là

nguyên nhân đã biết rõ. Ngoài ra yếu tố này còn liên quan tới sinh non tháng,
thai chậm phát triển, chết lưu, thai bất thường...
Các bất thường về giải phẫu tử cung bẩm sinh bao gồm: tử cung hai sừng,
tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung kém phát triển, tử cung gấp và ngả
sau, hở eo tử cung, bất thường ở động mạch tử cung [3],[9].
Những tổn thương mắc phải cũng gây biến đổi về giải phẫu tử cung như:
u tử cung, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung, hở eo tử cung là nguyên
nhân hay gặp trong sẩy thai, đặc biệt là sẩy thai liên tiếp [9],[16],[17],[18].
 Yếu tố viêm nhiễm
Một tình trạng viêm nhiễm dù tác nhân là vi khuẩn, siêu vi, ký sinh
trùng đều có thể là nguyên nhân gây sẩy thai. Viêm màng ối, thường là hậu
quả của viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo hay cổ tử cung đi lên và là một
nguyên nhân gây sẩy thai muộn trong 3 tháng giữa thai kỳ. Tình trạng sốt cao
trên 390C trong các nhiễm trùng cấp tính là yếu tố có thể gây dị dạng thai và
có hại cho thai [9].
Virus: nhiễm Herpes Simplex virus làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.
Human Papilloma virus được tìm thấy ở mô nhau thai bị sẩy nhiều hơn so với
các trường hợp sanh đủ tháng [9].


5

Vi khuẩn: tác nhân thường hay phối hợp với sẩy thai là Mycoplasma
Hominis, Ureaplasma Urealyticum [9].
Những tác nhân khác như Toxoplasma Gondii (một loại kí sinh trùng
nội tế bào bắt buộc, có thể xâm nhập qua rau và tấn công vào thai), Listeria
Monocytogenes, Chlamydia Trachomatis: chưa kết luận được có phải là
nguyên nhân gây ra sẩy thai hay không.
 Yếu tố nội tiết
Những yếu tố nội tiết đề cập tại đây chủ yếu là nội tiết tố sinh dục. Mặc

dù các bệnh lý nội tiết khác (đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp trạng...) cũng
có khả năng gây ra tình trạng sẩy thai [9],[19] nhưng nay ít được đề cập tới do
tỷ lệ gặp ít, bằng chứng về mối liên quan không rõ ràng, ngoại trừ những
trường hợp bệnh nặng do ảnh hưởng tới toàn thân (nhiễm độc giáp trạng, xuất
hiện kháng thể kháng giáp điển hình) [20],[21],[22].
Yếu tố nội tiết sinh dục được ghi nhận liên quan nhiều đến sẩy thai là
tình trạng thiểu năng hoàng thể[19],[23]. Sự phát triển không đầy đủ của các
nang trứng có lẽ là do sự kích thích yếu của các nội tiết tố hướng sinh dục
tuyến yên làm cho hoàng thể không cung cấp đủ progesteron, khiến nội mạc tử
cung không phát triển đầy đủ để giữ thai. Các nguyên nhân thiểu năng hoàng
thể có thể là: bất thường trục “Dưới đồi - Tuyến yên - Buồng trứng” do thiếu
nội tiết tố hướng sinh dục FSH, tăng tiết prolactin, LH.Sự tăng cao nội tiết tố
nam như testosteron, đặc biệt là dehydroepiandrosteron (DHEA). Các nội tiết
tố nam tăng cao vừa tác động làm thoái triển hoàng thể, vừa tác động ức chế sự
phát triển của nội mạc tử cung. Biểu hiện của sự tăng cao nội tiết tố nam
thường là chứng rậm lông, mụn trứng cá, thiểu kinh hay vô kinh [24].
Chẩn đoán tình trạng thiểu năng hoàng thể có thể dựa vào hai triệu chứng sau:
Chu kỳ kinh ngắn hơn 25 ngày, theo dõi biểu đồ thân nhiệt: nhiệt độ
tăng ít ở pha hoàng thể, dạng biểu đồ có hình thấp hay thời gian tăng nhiệt độ
ngắn hơn 10 ngày, gợi ý thiểu năng hoàng tuyến.


6

Nồng độ progesteron huyết thanh thấp, thường dưới 10ng/ml vào ngày
kinh thứ 21 hay khi có thai [21] và mức thấp nhất để thai còn sống là
5,1ng/ml [12].
 Các yếu tố khác
Yếu tố miễn dịch:
Nghiên cứu miễn dịch học về quá trình mang thai đã chỉ ra rằng hoạt

động của hệ thống miễn dịch ở phụ nữ mang thai là quá trình hoạt động phức
tạp, thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Người ta nhận thấy rằng trong
quá trình thai nghén có sự biến đổi song hành của hai hệ thống:
Một là thay đổi hệ thống miễn dịch theo chiều hướng hỗ trợ, kích thích
cho sự phát triển của tử cung, rau thai thuận lợi, cho trứng đã thụ tinh có điều
kiện làm tổ và phát triển sau này. Trong chiều hướng này có vai trò quan
trọng của các bạch cầu đơn nhân và các tế bào lympho thông qua các cytokin
mà chúng sản xuất ra.
Hai là biến đổi của hệ thống miễn dịch người phụ nữ theo chiều hướng ức chế
phản ứng thải loại giúp duy trì, tồn tại của thai trong tử cung như một mô ghép.
Hiện nay, yếu tố tự miễn có liên quan nhiều và được đề cập nhiều nhất
trong sẩy thai là kháng thể kháng phospholipid (Anti phospholipid antibodies
– APA). Đặc điểm nổi bật của hội chứng này là rối loạn đông – chảy máu và
kết quả sản khoa nặng nề là sẩy thai và tiền sản giật nặng, đồng thời về mặt
xét nghiệm thấy có mặt các kháng thể kháng phospholipid trong máu. Theo
Cung Thị Thu Thủy và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 303 bệnh nhân sẩy
thai liên tiếp thì có 29,9% dương tính với một loại kháng thể kháng
cardiolipin [25]. Theo Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Viết Tiến, Tạ Thành Văn
(2014) thì có 17,54% bệnh nhân sẩy thai liên tiếp dương tính 1 lần thoáng
qua và có 10,82% bệnh nhân dương tính thực sự - dương tính 2 lần [26]. Sự
kết hợp của aspirin và heparin được coi là tiêu chuẩn điều trị trong hội
chứng này [27].


7

Bệnh lý tự miễn: bất đồng nhóm máu hệ Rh, nhóm máu hệ ABO giữa
mẹ và con càng có thai những lần sau nguy cơ sẩy thaicàng tăng cao.
Bệnh lý tự miễn của thai phụ như lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm đa
cơ, xơ cứng bì…

Bệnh lý toàn thân của thai phụ: bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh
thận, bệnh chuyển hoá: đái tháo đường, cường giáp, suy giáp... đều có thể gây
sẩy thai [9].
Tuổi thai phụ: nguy cơ sẩy thai tăng theo tuổi của người bệnh, đặc biệt
là trên 34 tuổi [3],[28],[29].
Bất thường nhiễm sắc thể thai phụ và đối tác quan hệ: theo một nghiên
cứu năm 2014 trên 151 phụ nữ và 94 đối tác đã có sẩy thai tái phát thì tần số bất
thường nhiễm sắc thể của những phụ nữ có sẩy thai tái phát là 7,3%, trong đó có
4,7% với nhiễm sắc thể X khảm, và có tổng 2,1% đối tác của những phụ nữ có
sẩy thai tái phát bất thường NST, trong đó có 1% là nhiễm sắc thể X khảm và
1% đảo đoạn nhiễm sắc thể [30].
Môi trường: tiếp xúc thường xuyên với các độc tố như chì, thuỷ ngân,
ethylene oxide, dibromochloropropane hoặc tiếp xúc với nồng độ cao các chất
gây ô nhiễm không khí, trong môi trường, trong công việc hàng ngày làm
tăng nguy cơ sẩy thai [9],[31].
Nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá, caffeine, béo phì được ghi nhận có liên
quan đến nguy cơ sẩy thai [9],[29]: chỉ một lượng rượu nhỏ cũng làmnguy cơ
sẩy thai tăng lên đáng kể cho thai phụ [32]. Hút thuốc thường xuyên hoặc hít
khói thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ sẩy thai. Đối với caffeine, chỉ khi nào
dùng trên 300mg/ngày mới có nguy cơ sẩy thai. Một nghiên cứu năm 2010
cho thấy phụ nữ có BMI trên hoặc bằng 25 đã có một sự gia tăng đáng kể về
sẩy thai so với nhóm BMI dưới 25 [33].


8

Thuốc sử dụng trong thai kỳ: một số thuốc có thể gây độc cho thai và
làm chết thai.
Hoạt động thể lực: vừa phải không ảnh hưởng đến tiên lượng thai kỳ
trên phụ nữ khoẻ mạnh. Tuy nhiên các hoạt động thể lực với cường độ cao

như chạy bộ,aerobic... có thể ảnh hưởng tới thai kỳ do sự dịch chuyển một
phần lưu lượng máu từ tử cung đến các cơ ngoại biên [9].
Chấn thương trực tiếp vào vùng bụng, phẫu thuật,hoặc do thủ thuậtchọc
dò qua thành bụng để sinh thiết gai rau đều có thể gây sẩy thai [9].
Ngủ ít (dưới 8h/ngày), ít vận động, tiếp xúc khói nấu ăn trong thời kỳ
mang thai là một yếu tốt nguy cơ gây sẩy thai [34].
Nồng độ kim loại nặng và vi chất dinh dưỡng: tăng nồng độ kim loại
nặng(cadmium, chì) trong huyết thanh và giảm vi chấp dinh dưỡng cần thiết
(kẽm, đồng, vitamin E) góp phần làm sẩy thai liên tiếp [35].
1.2.2. Nguyên nhân do thai
Nguyên nhân thường gặp nhất của sẩy thai là rối loạn nhiễm sắc thể.
Phân tích nhiễm sắc thể của thai sẩy cho thấy ít nhất 50% các trường hợp là
bất thường nhiễm sắc thể [36].
Một nghiên cứu năm 2010 về nguyên nhân sẩy thai liên tiếp ở phụ nữ
trên 35 tuổi cho thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi có sẩy thai liên tiếp thì bất
thường nhiễm sắc thể chiếm phần lớn cho các trường hợp sẩy thai, các
nguyên nhân khác chỉ chiếm 20% trường hợp [37].
Những bất thường về phát triển thai nhi được chia làm 2 loại:
+ Bất thường về số lượng nhiễm sắc thể gây nên các dị dạng ở thai.
+ Số lượng nhiễm sắc thể bình thường: sẩy thai muộn hơn, vào
khoảng tuần thứ 12, tăng đáng kể khi thai phụ trên hoặc bằng 35 tuổi. Các
nguyên nhân: đột biến gen, một số yếu tố của vợ hay của chồng.
Những thai nhi bị nhiễm trùng, nhiễm độc.
Những thai nhi được nuôi dưỡng kém: do bệnh lý viêm nhiễm, do bệnh
lý bánh rau, dịch ối, chửa nhiều thai.


9

Những thai nhi nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Những thai nhi trong chửa đa thai có tình trạng truyền máu cho nhau.
Bất đồng nhóm máu mẹ - con: yếu tố Rh âm của thai phụ.
1.2.3.Nguyên nhân do chồng
Đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây sẩy thai. Một nghiên cứu 2012 với
136 cặp vợ chồng đang mang thai có sẩy thai liên tiếp, trong đó các ông
chồng đều bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các cặp vợ chồng được chia làm 2
nhóm, nhóm 1 là cặp vợ chồng mà những ông chồng đã được mổ giãn tĩnh
mạch thừng tinh, nhóm còn lại không can thiệp gì. Kết quả chỉ ra rằng ở
nhóm giãn tĩnh mạch thừng tinh được phẫu thuật có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn so
với nhóm còn lại một cách đáng kể [38].
1.2.4.Nguyên nhân do phần phụ
Bất thường bánh rau, dây rốn, ối.
2. Các hình thái lâm sàng sẩy thai
2.1. Dọa sẩy thai
Được gọi là dọa sẩy thai khi có triệu chứng ra máu âm đạo trước hay
trong tuần lễ thứ 22 của thai kỳ [12]. Trong giai đoạn này, phôi thai còn sống,
túi thai chưa bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung [1],[3]. Nếu điều trị sớm, có
đáp ứng thì có khả năng giữ được thai.
Triệu chứng cơ năng [9]:
+ Ra máu âm đạo là triệu chứng chủ yếu. Ra máu đỏ hoặc máu đen,
lượng ít, có thể kéo dài nhiều ngày, máu thường lẫn với dịch nhầy. Đó là một
dấu hiệu báo động về một quá trình thai nghén diễn ra không bình thường.
+ Sản phụ có cảm giác tức, nặng bụng dưới hoặc đau lưng.
Triệu chứng thực thể [9]:
+Khám ngoài ít có giá trị vì tử cung và phần thai đang còn nhỏ nên khó
phát hiện triệu chứng.


10


+ Đặt mỏ vịt luôn cần thiết để nhận định chảy máu từ buồng tử cung và loại
trừ nguyên nhân chảy máu từ các tổn thương ở cổ tử cung, âm đạo.
+ Khám âm đạo: cổ tử cung dài, đóng kín, thân tử cung mềm, to tương
ứng với tuổi thai.
Siêu âm [9]: Có giá trị để chẩn đoán tim thai dương tính hay âm tính
nhằm đưa ra quyết định giữ thai hay bỏ thai.
+ Có hình ảnh bong lớp ngoại sản mạc tử cung rau.
+ Cóhình ảnh bờ túi ối đều và rõ, có âm vang của phôi, có tim thai hoặc không.
Xét nghiệm Progesteron: nồng độ progesteron thấp có thể nghĩ tới thiểu
năng hoàng thể.
2.2. Sẩy thai thực sự
Triệu chứng cơ năng [9],[10]:
+ Ra máu âm đạo nhiều hơn, đỏ tươi, loãng lẫn máu cục chứng tỏ đã
bong khỏi buồng tử cung.
+ Đau bụng vùng hạ vị, đau từng cơn, đều hơn do cơn co tử cung, mỗi
lần đau bụng, máu âm đạo ra nhiều hơn.
Khám âm đạo:
+ Cổ tử cung rút ngắn và hé mở. Phần dưới tử cung phình to do bọc thai
bị đẩy xuống phía cổ tử cung làm cổ tử cung có hình như con quay. Đôi khi
sờ thấy bọc thai nằm ở lỗ cổ tử cung.
3. Các phương pháp thăm dò và xét nghiệm
3.1. Siêu âm
Siêu âm góp phần đánh giá sự phát triển của phôi và thai [22]:
Hình ảnh túi thai có thể thấy được ở tuổi thai 4 - 5 tuần tính theo ngày
kinh cuối qua siêu âm đường âm đạo và tuần thứ 6 qua siêu âm đường bụng.
Túi thai là một hình oval phản âm trống được viền một lớp phản âm


11


mạnhnằm trong lớp màng rụng của nội mạc tử cung, lệch một bên so với
đường giữa niêm mạc tử cung. Đường kính trung bình của túi thai tăng gấp
đôi sau mỗi tuần. Thai 5 tuần kích thước túi thai khoảng 5mm, thai 6 tuần:
10mm; thai 7 tuần: 20mm.
Túi noãn hoàng thấy được ở tuổi thai 5 - 6 tuần, là một vòng tròn đều
trống âm, bờ mỏng, nằm ngoài buồng ối trong khoang ngoài thai. Mỗi túi thai chỉ
có một túi noãn hoàng, do đó số lượng túi noãn hoàng sẽ được dùng để tính số
lượng túi ối trong trường hợp đa thai. Kích thước túi noãn hoàng 2 - 6mm. Túi
noãn hoàng xuất hiện chứng tỏ đó là túi thai thực sự nhằm phân biệt với túi ối
hoặc túi thai giả.
Phôi thai thấy rõ ở tuổi thai 6-7 tuần. Hình ảnh phôi là hình tăng cản âm,
nằm trong buồng ối. Khi phôi thai đo được 5mm nếu không có hoạt động của tim
thai có nghĩa là thai đã chết. Phôi phát triển theo tuổi thai, lần lượt chúng ta có thể
quan sát thấy: cực đầu, cực đuôi, mầm chi và cử động của phôi.
Theo dõi sự xuất hiện và phát triển của túi ối, túi noãn hoàng, phôi thai,
hoạt động tim thai giúp chẩn đoán thai sớm, thai còn sống và phát triển, qua đó
tiên lượng thai nghén và đánh giá kết quả điều trị.
Siêu âm có thể phát hiện sự ngừng phát triển của thai trước khi có dấu
hiệu lâm sàng:
"Trứng trống”: túi thai ≥10mm khi siêu âm qua đường âm đạo
hoặc>20mm khi siêu âm qua đường bụng mà không thấy túi noãn hoàng [39].
Túi thai ≥18mm khi siêu âm qua đường âm đạo hoặc >25mm khi siêu âm qua
đường bụng mà không thấy phôi thai [40].
Túi noãn hoàng có hình dạng không tròn đều, bờ dầy, kích thước quá
lớn hoặc quá nhỏ đều là những dấu hiệu bất thường [41].
Có túi ối nhưng không có phôi thai.
Túi thai móp mép hoặc có hình “giọt nước”.


12


Lớp ngoại sản mạc kém phát triển: mỏng và phản âm không mạnh.
Xuất huyết quanh túi thai, bóc tách bánh rau trên 50%. Tuổi thai càng
nhỏ khả năng sẩy sẽ càng cao [42]. Kích thước tương đối khối xuất huyết
được tính theo công thức: dài (cm) x rộng (cm) x cao (cm) x 0,5. Nếu khối
lượng bé hơn1/4 túi thai và bé hơn 60ml thì thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục
phát triển, 90% trường hợp có xuất huyết quanh túi thai khối lượng ít và tim
thai hoạt động với nhịp tim bình thường sẽ tiếp tục tiến triển tới cuối thai kỳ.
Túi ối lớn áp dụng công thức: Kích thước túi ối- Chiều dài đầu mông
lớn hơn 8mm nghĩ đến thai ngừng phát triển.
Túi thai nhỏ so với phôi thai.
Túithai nằm thấp trong buồng tử cung.
Thai ngừng phát triển (thai chết): nếu có phôi thai nhưng không có hoạt
động của tim thai nhi.
Tuy nhiên, khi có dấu hiệu nghi ngờ, siêu âm kiểm tra lại sau 5-7 ngày.
3.2. Định lượng βhCG
βhCG được chế tiết chủ yếu từ các tế bào lá nuôi nên hàm lượng của nó
phản ánh chức năng hoạt động của lá nuôi trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Định lượng βhCG có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của thai,
nó có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
βhCG có thể xuất hiện trong máu và nước tiểu chỉ 8 - 9 ngày sau thụ
tinh, khi các dấu hiệu lâm sàng chưa xuất hiện (chưa có chậm kinh).
Nồng độ của βhCG trong thai nghén bình thường [43]:
Tuổi thai tính từ kinh cuối cùng

Nồng độ βhCG huyết thanh (mUI/ml)

Tuần thứ 3 – 4

9- 130


Tuần thứ 4 – 5

75- 2.600

Tuần thứ 5 – 6

850- 20.800

Tuần thứ 6 – 7

4.000- 100.000

Tuần thứ 8 – 10

50.000- 100.000


13

Trong thai nghén bình thường thời gian tăng gấp đôi hCG từ 36-48 giờ.
Tỷ lệ tăng ít nhất là 66%. Nếu tăng quá cao hoặc quá thấp hoặc không tăng là
biểu hiện của một thai nghén không bình thường [44].
Theo Jouppila P (2006) kết hợp giữa siêu âm và định lượng βhCG là
phương pháp tốt nhất theo dõi sự phát triển của thai. Nếu siêu âm có hình ảnh
thai tiếp tục phát triển, βhCGtăng thì được coi là tiên lượng tốt. Nếu βhCG
giảm, qua siêu âm thai không phát triển nữa thì tiên lượng xấu [45].
3.3. Thăm dò tế bào nội tiết âm đạo
Niêm mạc âm đạo bao gồm nhiều lớp tế bào:
+ Lớp tế bào đáy, bao gồm 2 lớp nhỏ: lớp tế bào đáy và lớp tế bào cận đáy.

+ Lớp tế bào trung gian.
+ Lớp tế bào bề mặt.
Các lớp tế bào này phát triển dưới ảnh hưởng của hai hormon chính
estrogen và progesteron. Bình thường tác động của hai hormon cân bằng, nếu tác
động của progesteron giảm đi thì tác động của estrogen trội lên sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển và biệt hoá của các lớp tế bào bề mặt cảm thụ với hormon đó.
Tỷ lệ tế bào bề mặt bong ra nhiều hay ít sẽ phản ánh hoạt động của estrogen
nhiều hay ít từ đó có thể suy ra hoạt động của progesteron.
Hai chỉ số phản ánh hoạt động của estrogen là: chỉ số nhân đông (IP) và
chỉ số ái toan (IA). Tuy nhiên ngày nay ít được áp dụng.
3.4. Định lượng nội tiết tố progesteron và estrogen trong huyết thanh
Mục đích để xác định lượng hormon sinh dục nữ trong cơ thể. Nếu
nồng độ progesteron và estrogen thấp có thể nghĩ tới khả năng thiểu năng
hoàng thể thai nghén.
Nguồn gốc progesteron và estrogen: Khi thai được 5 - 6 tuần,
progesteron và estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ hoàng thể. Trong thời gian từ
7-12 tuần, rau thai bắt đầu hoạt động chế tiết progesteron và estrogen. Sau 12


14

tuần, rau là nguồn sản xuất chính của progesteron và estrogen trong thời kỳ thai
nghén cho đến lúc sinh.
Nồng độ của progesteron: Ở phụ nữ không có thai, trong giai đoạn nang
noãn, nồng độ progesteron<1ng/ml. Khi quá trình thụ thai xảy ra, progesteron
tăng dần từ 1-2ng/ml kể từ ngày phóng noãn và nhanh chóng đạt tới nồng độ
10-35ng/ml sau 7 ngày. Hàm lượng này giữ ổn định trong vòng 10 tuần đầu
của thai nghén. Sau 10 tuần đầu, hàm lượng của progesteron tiếp tục tăng đến
khi thai đủ tháng, đạt nồng độ cực đại 100-300ng/ml [46].
Nồng độ của estrogen: Bình thường nồng độ estradiol trong huyết

thanh ở giai đoạn hoàng thể là 28 microgam/100ml. Vào tuần thứ 36-38 của
thai kỳ có thẻ đạt tới 92microgam/ 100ml [46].
Một nghiên cứu năm 2013 về việc định lượng progesteron để chẩn
đoán khả năng sẩy thai của những bệnh nhân dọa sẩy cũng kết luận
progesteron là một xét nghiệm đáng tin cậy để tiên lượng khả năng thai sẩy
của bệnh nhân dọa sẩy thai [47].
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy nồng độ progesteron và beta hCG
của những bệnh nhân sẩy thai (tương ứng là 13,76±5,52 ng/ml, 3,647±2,123
mIU/ml) thấp hơn đáng kể so với nồng độ huyết thanh trong thai nghén bình
thường (tương ứng là 31,67±5,86ng/ml, 13,437±2,389mUI/ml)(P<0,001). Vì
vậy định lượng progesterone kết hợp với beta hCG có thể hữu ích để dự đoán
kết quả dọa sẩy thai [48].
Định lượng nội tiết tố progesteron và estrogen là phương pháp tốt
nhưng chưa phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện làm xét nghiệm nên chưa
được áp dụng rộng rãi ở nước ta.
3.5. Các xét nghiệm tìm kháng thể kháng phospholipid
Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid trong phòng xét nghiệm đòi
hỏi sử dụng cả xét nghiệm đông máu ở pha lỏng (phát hiện kháng thể LA) và
ELISA ở pha rắn (phát hiện kháng thể kháng cardiolipin aCL).


15

Xét nghiệm tìm kháng thể lupus anticoagulant (LA): lấy máu tĩnh mạch
của bệnh nhân xử lý bằng test LA screening và LA confirm để phát hiện định
tính sự tồn tại của kháng thể này trong máu. Kết quả của xét nghiệm là dương
tính hoặc âm tính với kháng thể LA.
Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng cardiolipin aCL: cũng lấy máu
xét nghiệm định lượng IgM và IgG của aCL theo phương pháp thử ELISA kết
quả là dương tính khi lớn hơn 9UI/L.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội chứng kháng phospholipid năm
2006, các xét nghiệm tìm kháng thể này nếu dương tính phải tiến hành 2 lần
cách nhau ít nhất 12 tuần [49].
Theo Bick RL, thời điểm làm xét nghiệm tìm kháng thể là rất quan
trọng. Nên tiến hành tìm kháng thể kháng phospholipid trong khi đang có tình
trạng đông máu. Kháng thể kháng phospholipid có thể tồn tại sau các đợt tắc
mạch do hoạt động của các tế bào nội mạch, hoặc sự xuất hiện của các kháng
nguyên kín [50]. Chính vì vậy, có thể thử kháng thể này sau 6 tuần hoặc 3
tháng kể từ khi có hiện tượng tắc mạch hoặc các biến chứng sản khoa.
3.6. Nhiễm sắc đồ
Đối với những trường hợp sẩy thai liên tiếp nghi ngờ do rối loạn nhiễm
sắc thể, lấy chất sẩy làm xét nghiệm hoặc làm xét nghiệm nhiễm sắc đồ cho
cả vợ và chồng.
4. Phương pháp điểu trị dọa sẩy thai
4.1. Nằm nghỉ tại giường
Nằm nghỉ tại giường được xem là hiệu quả trong phòng ngừa dọa sẩy
cũng như điều trị dọa sẩy thai. Các hoạt động thể lực trong quá trình mang
thai có thể liên quan đến tình trạng sẩy thai, vì vậy mà nghỉ ngơi có thể làm


16

giảm nguy cơ này. Tuy nhiên, giả thuyết này lại bị hạn chế bởi các nguyên
nhân gây sẩy thai không liên quan đến hoạt động thể lực. Do đó chưa thể
khẳng định chắc chắn rằng nghỉ ngơi có đóng một vai trò quan trọng trong
việc giảm nguy cơ sẩy thai hay không [51].
Theo nghiên cứu của Alexandros S và cộng sự (2004) về việc đánh giá
tình trạng dọa sẩy thai, trong số 1279 bác sĩ có 1228 bác sĩ (96%) đã chỉ định
cho thai phụ dọa sẩy với triệu chứng ra máu âm đạo nặng chế độ nằm nghỉ
ngơi tại giường. Tuy nhiên 1/8 số họ cho rằng chỉ định này là bắt buộc và chỉ

có 1/3 là cảm thấy biện pháp này có hiệu quả [12].
Nghỉ ngơi tại giường được xem là biện pháp phổ biến trong điều trị dọa
sẩy thai, tuy vậy đang còn ít những dữ liệu để hỗ trợ cho việc sử dụng phương
pháp này, bên cạnh đó là những ảnh hưởng của phương pháp nghỉ ngơi tại
giường đến tâm lý, hoạt động cũng như tác động về mặt tài chính khi không
thể làm việc được đòi hỏi những nghiên cứu khoa học với thiết kế tốt để đánh
giá hiệu quả của việc nghỉ ngơi tại giường so với hoạt động bình thường trong
điều trị dọa sẩy thai [52].
4.2. Progesteron
Cấu tạo, nguồn gốc, dược động học: progesteron là một steroid có 21
carbon. Đó là chất 4,pregnan-3,20dion.Progesteron chủ yếu được tiết ra từ
hoàng thể và rau thai.Progesteron được hấp thụ nhanh sau khi đưa vào cơ thể
bằng bất cứ đường nào. Progesteron liên kết nhiều với protein huyết thanh
(96% - 99%), chủ yếu với albumin huyết thanh và với globulin liên kết
corticosteroid. Nửa đời trong huyết tương khoảng 5 phút và một lượng nhỏ
được dự trữ nhất thời trong mỡ cơ thể. Ở gan, progesteron chuyển hóa thành
pregnandiol và liên kết với acid glucuronic rồi đào thải qua nước tiểu dưới
dạng pregnandiol glucuronid.


17

Tác dụng dược lý:Trên cơ tử cung: ngăn sản xuất prostagladin tại chỗ,
nên làm mềm cơ tử cung, giảm nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin, nhờ đó
mà có tác dụnggiữthai. Ngoài ra, cùng với estrogen làm cơ tử cung phát triển
giúp tử cung to ra.Trên nội mạc tử cung: làm nội mạc tử cung tăng sinh, phục
vụ cho việc mang thai.Trên cổ tử cung: ức chế tiết nhầy của các ống tuyến
trong ống cổ tử cung, đóng cổ tử cung, ngăn chặn sự nhiễm khuẩn đường sinh
dục trên.Ức chế quá trình miễn dịch trong thai nghén để không bị cơ thể mẹ
đào thải [53].

Các dạng của rogesteron được dùng trong điều trị
Progesteron tự nhiên:
Dạng uống: Utrogestan, Progeffik
Dạng tiêm: Progesteron
Progesteron tự nhiên có nhược điểm là bị đào thải sau khi qua gan rất nhanh.
Progesteron tổng hợp: Để hạn chế những nhược điểm nói trên, người ta tìm
cách tổng hợp những chất có đặc tính chung là tạo nên một phức hợp với thụ thể
của progesterone, có khả năng gây những ảnh hưởng giống như progesteron.
Dạng uống: dydrogesteron (Duphaston)
Chính vì progesteron có vai trò quan trọng trong quá trình thai nghén,
nên nếu nồng độ progesteron giảm (thường trong những trường hợp thiểu
năng hoàng thể) sẽ dễ dẫn đến sẩy thai [4].
Trên lâm sàng, progesteron được dùng trong điều trị dọa sẩy thai
khoảng trên 50 năm qua và cũng có nhiều nghiên cứu về progesteron được
thực hiện.
Vai trò quan trọng của progesteron trong việc duy trì sự phát triển của
thai nhi được chứng minh thông qua việc sử dụng thành công chất đối kháng


18

với progesteron, như mifepristone gián tiếp gây sẩy thai (Nielsen 1999, Tang
2003). Một nghiên cứu của Dodd (2006) dựa trên cơ sở dữ liệu Cochrane đã
cho rằngprogesteron dạng tiêm bắp có hiệu quảgiảm nguy cơ đẻ non trước 37
tuần và trẻ thiếu cân dưới 2500 gram. Từ đấy các câu hỏi được đặt ra là liệu
progesteron có hiệu quả thực sự không trong điều trị dọa sẩy thai [4].
Hai nghiên cứu năm 2012 và 2013 đã đưa ra kết luận: không có bằng
chứng để hỗ trợ việc dùng progesteron thường quy điều trị dọa sẩy thai từ đầu
đến giữa thai kỳ, tuy nhiên dường như có bằng chứng có lợi khi điều trị
progesteron cho phụ nữ sẩy thai liên tiếp. Điều trị cho những phụ nữ này đã

làm giảm tỷ lệ sẩy thai xuống [54],[55].
Một trong các nghiên cứu (Palagiano 2004) đã đánh giá hiệu quả của
progesteron dựa trên mức độ đau trong dọa sẩy thai. Có 5 điểm, từ 0 đến 4.
Điểm 0 là không đau, điểm 4 là mức độ đau nặng nhất. Nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng việc sử dụng progesteron đã giảm độ đau từ 2,6
còn 0,4

0,7 (p

0,9 xuống

0,01), so với việc giảm độ đau không có ý nghĩa ở

nhóm dùng giả dược [4].
Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp progesteron trong phòng ngừa hoặc
điều trị dọa sẩy thaivẫn chưa được khẳng định [1].
4.3. Estrogen
Tác dụng dược lý:trên cơ tử cung: làm phát triển các sợi cơ tử cung cả về
độ dài, độ lớn và số lượng sợi cơ nên làm tử cung to ra.Trên nội mạc tử cung:
kích thích phân bào, tăng sinh nội mạc tử cung.Trên âm đạo (ÂĐ): phát triển
biểu mô ÂĐ nên làm dày thành ÂĐ. Làm tế bào ÂĐ chứa nhiều glycogen, dưới
tác dụng của trực khuẩn lactobacilli biến glycogen thành acid lactic, làm pH ÂĐ
toan, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Phát triển hệ thống mạch máu, làm
tăng lượng máu đến tử cung, giúp cung cấp đủ oxy để thai phát triển.


19

Như vậy, estrogen cũng là một hormon có vai trò quan trọng trong quá
trình thai nghén. Estrogen được xem là chỉ số chỉ ra hoạt động bình thường

của thai nhi và rau thai. Nếu estrogen giảm sẽ dẫn đếnthai kém phát triển.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ sẩy thai khi
dùng progesteron kết hợp với estrogen so với nhóm giả dược [56].
Vì vậy, vẫn chưa có thông tin chính xác nào về việc sử dụng estrogen trong
điều trị dọa sẩy thai, kể cả trong sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân.
4.4. hCG (human chorionic gonagotropin)
Tác dụng dược lý:hCG có tác dụng kích thích chức năng nội tiết của
hoàng thể và nhau thai. Dựa vào giả định cho rằng sẩy thai là do sự thiếu hụt
hCG, dẫn đến sự thiếu hụt progesteron, cho nên bổ sung hCG ngoại sinh được
chấp nhận [1].
Trong một nghiên cứu trên 105 thai phụ, nồng độ hCG huyết thanh ở
những thai phụ bị sẩy thai thấp hơn có ý nghĩa so với ở những thai phụ có thai
phát triển bình thường trong 6 tuần đầu tiên [57].
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác [58], thực hiện trên 183
thai phụ có dấu hiệu dọa sẩy cũng chỉ ra rằng bổ sung hCG có làm tăng nồng độ
progesteron nhưng lại không thấy có sự giảm tỷ lệ sẩy thai. Có thể thử nghiệm này
quá nhỏ nên không thấy được hiệu quả nào của hCG.
Một nghiên cứu của Quenby (1994) [59], thực hiện trên một nhóm
bệnh nhân có kinh nguyệt thưa và có tiền sử sẩy thai liên tiếp tự phát, đã chỉ
ra rằng việc bổ xung hCG có làm giảm tỷ lệ sẩy thai từ 11/13 (85%) xuống
còn 4/10 (40%) với OR = 0,121, 95% CI 0,01 – 1,16. Có thể do cỡ mẫu
nghiên cứu quá nhỏ nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Một nghiên cứu năm 2010 dựa trên cơ sở dữ liệu Cochrane cũng chỉ ra
rằng hiện tại chưa có bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng hCG cho điều trị dọa
sẩy thai [60].
Vì vậy việc khẳng định hiệu quả của hCG trong dọa sẩy thai vẫn cần
phải có những thử nghiệm có chất lượng tốt hơn nữa.


20


4.5. Thuốc giảm co
Các thuốc giảm co hiện đang được sử dụng trong điều trị dọa sẩy thai
tại Việt Nam là các thuốc giảm co thuộc nhóm chống co thắt hướng cơ, với cơ
chế tác dụng giống như là của papaverin, gồm ức chế phosphoryl hóa và cản
trở co cơ do Canci. Do đó làm giảm co cơ trơn tử cung, dẫn đến giảm đau và
giảm hiện tượng tống thai ra khỏi buồng tử cung. Tuy nhiên, cũng chưa có
nghiên cứu nào về các thuốc này trong điều trị dọa sẩy thai.Chính vì vậy mà
việc sử dụng thuốc giảm co trong điều trị dọa sẩy thai vẫn dựa theo kinh
nghiệm của các bác sĩ.
4.6. Thuốc kháng sinh
Ở những thai phụ dọa sẩy, việc ra máu âm đạo dễ dẫn đến tình trạng
viêm nhiễm, còn thai phụ có tiền sử thai lưu thì nguy cơ thiếu hụt nội tiết là cao,
trong đó có estrogen, dẫn đến làm giảm lactobacilli trong âm đạo và là điều kiện
để các vi khuẩn trong âm đạo phát triển, gây nên viêm nhiễm phụ khoa.Viêm
nhiễm phụ khoa tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng tử cung gây sẩy
thai, hoặc vi khuẩn có sẵn ở trong buồng tử cung, phần phụ làm tổn thương
trực tiếp thai gây sẩy thai.Chính vì vậy mà vấn đề sử dụng kháng sinh trong
dọa sẩy thai là để phòng ngừa nhiễm khuẩn cũng như để điều trị triệt để viêm
nhiễm. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được việc sử dụng
kháng sinh giúp làm giảm tỷ lệ sẩy thai trong điều trị [1].
4.7. Aspirin/ Heparin
Hội chứng kháng phospholipid: Những người mắc hội chứng này có
thấy xuất hiện kháng thể kháng phospholipid gây kết tập tiểu cầu, hình thành
các cục máu đông. Đặc biệt đối với người mang thai, bệnh sẽ làm cho thai nhi
không nhận đủ các chất dinh dưỡng, kết quả gây sẩy thai. Vì vậy mà những
người mắc hội chứng này dễ bị sẩy thai liên tiếp [1].


21


Hội chứng này được phát hiện vào cuối thế kỷ 20 nên có thể coi đây là
một bệnh mới và nhiều khía cạnh của hội chứng này vẫn chưa được hiểu rõ.
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu gồm aspirin và heparin được chỉ định trong
những trường hợp này, nhưng những chứng cứ còn rất hạn chế về việc giảm
tỷ lệ sẩy thai [1].
Một nghiên cứu năm 2014 cho 150 phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp
được chia làm 2 nhóm, một nhóm chỉ dùng aspirin liều thấp và một nhóm kết
hợp với heparin trọng lượng phân tử thấp thì thấy rằng so với nhóm chỉ dùng
aspirin thì nhóm phối hợp có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn đáng kể 22/75 (29%) so
với 43/75(47%) và tỷ lệ trẻ đẻ sống cao hơn đáng kể 53/75 (71%) so với
32/75 (42%) (p<0,001). Vì vậy sử dụng aspirin liều thấp kết hợp heparin
trọng lượng phân tử thấp tốt hơn chỉ dùng aspirin đơn độc cho bệnh nhân có
tiền sử sẩy thai liên tiếp [61].
Theo Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Viết Tiến, Tạ Thành Văn (2014), sử
dụng phác đồ Heparin trọng lượng phân tử thấp (lovenox) liều 20mg/ ngày
tiêm dưới da rốn kết hợp aspirin liều thấp 100mg/ ngày đường uống cho bệnh
nhân có hội chứng kháng phospholipid thì tỷ lệ thai phát triển vượt mốc 12
tuần là 93,1% và tỷ lệ thai sinh ra sống là 89,66% [26].
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng aspirin được xem là an
toàn cho thai phụ và thai nhi, nên aspirin vẫn được nhiều các bác sỹ dùng
trong điều trị dọa sẩy thai [1].
4.8. Vitamin và khoáng chất
Mục đích của việc sử dụng vitamin và khoáng chất là để nâng cao sức
đề kháng của thai phụ và hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh.


22

Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng điều trị vitamin E cho phụ nữ có

thai đã làm giảm gần 30% phụ nữ sinh non [62].
Di Cintio cho rằng chế độ ăn nghèo rau, quả, bơ sữa, nhưng nhiều chất
béo có liên quan đến việc tăng tỷ lệ sẩy thai [63].
Các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin E cũng cho thấy là
có thể có lợi trong phòng ngừa sẩy thai.
Tuy nhiên việc quá liều vitamin A có thể dẫn đến tăng tỷ lệ sẩy thai và
tổn thương hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch của trẻ. Quá liều vitamin
A và D cũng có thể ảnh hưởng không tốt trên thai phụ, như ảnh hưởng đến hệ
thống tiêu hóa.
4.9. Dự phòng yếu tố Rh
Bất đồng yếu tố Rh hiếm gặp ở Việt Nam (0,1% - 0,2%). Chính vì vậy
mà dự phòng yếu tố Rh gần như không có.
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có một phác đồ chuẩn trong điều trị dọa
sẩy thai. Tuy nhiên theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc Sức
khỏe Sinh sản, điều trị doạ sẩy thai được áp dụng như sau [11]:
1. Xử trí chung.
Đánh giá nhanh thể trạng chung, các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp,
nhịp thở. Nghe tim phổi.
Nếu có dấu hiệu choáng hoặc chảy máu nhiều phải xử trí ngay.
Tư vấn, giải thích rõ cách xử trí tùy theo tình huống cụ thể.
2. Xử trí cụ thể.
Tuyến xã:
- Nằm nghỉ, ăn nhẹ, chống táo bón.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình những tiến triển có thể xảy ra.


23

- Nếu sau khi nghỉ ngơi, các triệu chứng không đỡ phải chuyển lên
tuyến trên.

- Thuốc giảm co: spasmaverin 40 mg uống 02 viên x 2 lần/ngày.
Tuyến huyện:
- Điều trị như tuyến xã.
- Cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị, nếu sẩy thai liên tiếp chuyển
tuyến tỉnh.
- Nếu không muốn giữ thai thì chấm dứt thai nghén.
5. Một số nghiên cứu về dọa sẩy thai
Theo nghiên cứu phân tích siêu âm của Anderson SG (1980), đánh giá
trên 158 bệnh nhân dọa sẩy thai. Hoạt động tim thai được phát hiện ở tuần thứ
7 của thai kỳ và sau đó tần số tim thai tăng dần. Sự xuất hiện hoạt động tim
thai sau 7 tuần có thể đưa đến những tiên lượng về thai. 97,3% thai phụ có
hoạt động tim thai ở tuần thứ 7 tiếp tục phát triển cho tới cuối thai kỳ. Ngược
lại, 98,4% thai không có hoạt động tim thai ở tuần thứ 7 bị sẩy [65].
Theo Jouppila P và cộng sự (1980), nếu sau 9 tuần trên siêu âm
không thấy hoạt động của thai thì 100% trường hợp thai hỏng. Còn trên SÂ
thấy được hoạt động của tim thai thì tỷ lệ sống là 90% mặc dù có dấu hiệu
dọa sẩy thai [66].
Theo nghiên cứu của Macso G và cộng sự (2005), hồi cứu trên 184
bệnh nhân có hình ảnh bong ngoại sản mạc tử cung – rau. Tỷ lệ sẩy thai là
14,3%, thai phát triển chậm là 7,7%, đẻ non là 6,6 %. Nói chung, bong ngoại
sản mạc tử cung – rau được phát hiện dưới 9 tuần làm tăng nguy cơ bất lợi
cho sự phát triển của thai gấp 2,4 lần với tỷ suất chênh OR = 2,37; độ tin cậy
95%, khoảng tin cậy (CI): 1,20 – 4,70. Xét riêng về sẩy thai, bong ngoại sản


24

mạc tử cung – rau trước 9 tuần làm tăng nguy cơ sẩy thai có ý nghĩa thống kê
(OR = 14,79; CI 1,95 – 112,09) [67].
Theo nghiên cứu Kleinhaus K và cộng sự (2006) trên 13.865 thai phụ.

Nhóm nghiên cứu (n = 1.506) là những thai phụ bị sẩy thai và nhóm chứng là
những thai phụ sinh bình thường (n=12.359). Ở nhóm thai dọa sẩy, tuổi bố bé
hơn 25 có nguy cơ sẩy thai so với tuổi 25 – 29 là OR = 0,59 (95%, CI 0,45 –
0,76, p< 0,0003) [68].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Minh (2009) nghiên cứu trên 90 thai phụ
dọa sẩy điều trị tại khoa phụ 2 BVPSTW được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm
điều trị bằng Utrogestan và Progefik, kết quả điều trị thành công ở hai nhóm
lần lượt là 77,8% và 73,3%. Tuy số lượng thành công và thất bại giữa 2 nhóm
có đôi chút khác nhau song không có ý nghĩa thống kê [69].
Theo Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Viết Tiến, Tạ Thành Văn (2014), tỷ lệ
bệnh nhân có hội chứng kháng phospholipid thực sự trong nhóm bệnh nhân
sẩy thai liên tiếp là 10,82%. Những bệnh nhân này đã được điều trị bằng
phác đồ aspirin liều thấp kết hợp heparin trọng lượng phân tử thấp đến 34
tuần tuổi thai cho tỷ lệ thai sinh ra sống là 89,66% ở quần thể bệnh nhân sẩy
thai liên tiếp mắc hội chứng kháng phospholipid. Liều điều trị thấp tỏ ra an
toàn với thai phụ vì không dẫn tới xuất huyết trong quá trình mang thai, khi
sinh và sau sinh [26].


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Phụ nữ có thai đến khám, điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014.
- Có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 – 30 ngày và nhớ rõ ngày đầu của kinh
cuối cùng.
- Có thai còn sống trong buồng tử cung, tuổi thai bé hơn hoặc bằng 12 tuần.

- Được chẩn đoán là doạ sẩy thai trên lâm sàng và cận lâm sàng.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Trường hợp sẩy thai khó tránh:
 Đau bụng và ra máu trên 7 ngày mặc dù có điều trị.
 Cổ tử cung xoá mỏng và hé mở, rau đã ở lỗ trong CTC.
Trường hợp đang sẩy:
 Ra máu âm đạo nhiều, đỏ tươi. Đau bụng ngày càng tăng, co thắt
từng cơn.
 Cổ tử cung mở, rau và thai nằm trong âm đạo hoặc ống cổ tử cung.
Các trường hợp có thai ra máu vì các nguyên nhân khác: Thai chết lưu,
chửa trứng, chửa ngoài tử cung...
Những trường hợp bệnh nhân bị mắc các bệnh khác: tim mạch nặng,
đái tháo đường nặng, bất đồng Rh, bệnh lý tuyến giáp nặng, …
Những trường hợp bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu.


×