Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………./…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRƯƠNG THỊ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………./…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


TRƯƠNG THỊ QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài "Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình" là công trình nghiên cứu của bản thân
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Thành Can.
Các số liệu, thông tin trích dần trong đề tài nghiên cứu này đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Một lần nữa tôi xin khẳng định tính trung thực của lời cam kết trên.
Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2017
Học viên

Trương Thị Quỳnh Anh



Lời cảm ơn
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều
sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xip bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thành
Can - người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia khu
vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính cùng toàn thể các
thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các Sở, ban, ngành,
đơn vị liên quan đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
này.
Tuy có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, kính mong quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp,
đồng môn tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên
Trương Thị Quỳnh Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH
SỬ - VĂN HOÁ ........................................................................................................9
1.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................................9
1.1.1. Khái niệm Di sản văn hóa ................................................................................9
1.1.2. Khái niệm di tích………………………………………………………....11
1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa ............................................................... 12
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa............................. 13

1.2. Cơ sở và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa .................. 14
1.2.1. Cơ sở quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa .................................... 14
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn cấp tỉnh. .. 17
1.3. Vai trò quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa...................................... 27
1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử - văn hóa đối với đời sống
con người và xã hội. ................................................................................................ 28
1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa góp phần gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc. .......................................................................................... 30
1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa góp phần phát triển kinh tế.
..................................................................................................................... ……….31
1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa góp phần phát triển xã hội. ..32
1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa góp phần ổn định môi
trường.............................................................................................................33
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa..... 34
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. .......................... 34
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hà
Nội ............................................................................................................................35


1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hồ
Chí Minh .................................................................................................................. 38
1.5.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Quảng
Ninh.......................................................................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ
- VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................... 43
2.1. Khái quát về địa lý, lịch sử và văn hóa tỉnh Quảng Bình................................ 43
2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. ............. 46
2.2.1. Đặc điểm về số lượng, quy mô, phân bố. ..................................................... 46
2.2.2. Khái quát về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình...47

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................... 49
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích. ........................................................ 49
2.3.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. .................. 52
2.3.3. Các hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại Quảng Bình.
.................................................................................................................................. 54
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình. ..................................................................................................... 69
2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình................................................................................................ 69
2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. ............................................................................................................. 74
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. ................................................................................. 77
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80


Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH....................................................................................................... 81
3.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa. ..................................................................................................81
3.1.1. Quan điểm của Đảng về Di sản văn hóa. ..........................................81
3.1.2. Quan điểm của Nhà nước về quản lý di sản văn hóa. .......................84
3.1.3. Những căn cứ để đưa ra giải pháp quản lý di sản văn hóa. ...............85
3.1.4. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà về di tích lịch sử - văn hóa của
ngành Văn hóa và Thể thao Quảng Bình. ............................................................86
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình. .....................................................................................88
3.2.1. Đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nước trong quản lý di tích lịch sử - văn

hóa. .......................................................................................................................88
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. ............................................90
3.2.3. Tăng cường huy động xã hội hóa trong quản lý di tích lịch sử - văn
hóa. .......................................................................................................................91
3.2.4. Thực hiện phân cấp và quản lý hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích
lịch sử - văn hóa..............................................................................................93
3.2.5. Tăng cường quản lý hợp tác quốc tế và sự phối hợp liên ngành; áp
dụng công nghệ trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa. ......................................94
3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có
hiệu quả và xử lý nghiêm minh sai phạm trong quản lý nhà nước đối với di tích
lịch sử - văn hóa. ..................................................................................................95
3.2.7. Tổ chức khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa gắn với
phát triển du lịch...................................................................................................97


3.3. Kiến nghị. ..............................................................................................98
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước. .............................................................98
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch..........................99
3.3.3. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình. ................................................100
3.3.4.Kiến nghị đối với Sở Văn hóa và Thể thao. ............................101
Tiểu kết chương 3. ............................................................................................. 103
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BỘ VHTTDL


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐSCVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

DSVH

Di sản văn hóa

DT

Di tích

DTLS-VH

Di tích lịch sử - văn hóa

PN-KB

Phong Nha - Kẻ Bàng

KH-CN

Khoa học và công nghệ


NN

Nhà nước

QB

Quảng Bình

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO
XHCN

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quốc
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục các Di tích đã được xếp hạng tỉnh Quảng Bình................... 49
Bảng 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về di tích tỉnh Quảng Bình ................ 51
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ quản lý nhà nước về di tích tỉnh Quảng Bình ............ 53
Bảng 2.4: Danh mục các di tích đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo giai đoạn 20102017 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................................... 72



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Quảng Bình là một tỉnh ở khu vực Bắc miền Trung – Là vùng đất một
thời là ranh giới giao tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài - nơi hội tụ giữa
các yếu tố tự nhiên và văn hóa của hai miền Nam - Bắc. Đây là vùng đất có bề
dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần độc đáo.
Quảng Bình được ví như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển
với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Vũng Chùa - Đảo Yến (nơi yên nghỉ của
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp), Đèo Ngang, Đá Nhảy, đèo Lý Hòa, cửa biển
Nhật Lệ, biển Hải Ninh, phá Hạc Hải, Cổng Trời,... Đặc biệt, Quảng Bình có
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với những
hang động đẹp nổi tiếng như: Động Phong Nha, động Thiên Đường và động
Sơn Đoòng - động lớn nhất Thế giới (được tạp chí Business Insider xếp vào
danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất thế giới).
Quảng Bình còn là vùng đất văn vật, có di sản văn hóa Bàu Tró, nhiều di
tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành cổ của thời Trịnh Nguyễn... Trong quá trình phát triển, mảnh đất Quảng Bình đã hình thành
nhiều làng văn hóa nổi tiếng được truyền tụng từ đời này sang đời khác như
''Bát danh hương'' Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim. Đây còn là miền
đất gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhân tiền bối, tướng lĩnh tài ba, học rộng,
đỗ cao nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Dương Văn An, Lễ Thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp.... Quảng Bình còn ôm trong lòng hệ thống di tích các loại hình,
đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa (sau đây gọi là
DTLS-VH) gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
1



Mỹ xâm lược với các tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Hệ thống di tích
đó chính là tấm gương phản chiếu trung thực, sinh động lịch sử cách mạng và
truyền thống văn hiến của người dân Quảng Bình. Đây còn là chứng nhân lịch
sử, là nguồn sử liệu vật chất quan trọng của ông cha gửi lại cho chúng ta. Vì
vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống ti tích đó là vấn đề cần được các
cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt những người làm công tác quản lý văn hoá.
Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật DSVH được ban hành
(2001), công tác quản lý Nhà nước (sau đây gọi là QLNN) về DTLS-VH trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi là QB) có nhiều chuyển biến tích cực.
Các DTLS-VH trọng điểm của tỉnh được chú trọng quản lý, đầu tư trùng tu,
tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Theo thống kê của Ban Quản lý di tích tỉnh, QB có 113 di tích đã được
xếp hạng, trong đó có 52 di tích cấp quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh và hàng trăm
điểm có dấu hiệu di tích. Hiện nay, hệ thống các di tích của QB đang chịu tác
động của thời gian, của khí hậu miền Trung khắc nghiệt, của quá trình đô thị
hóa và sự bùng nổ dân số…Đặc biệt, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với
hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhất là cuộc chiến
tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, sự hạn chế về quản lý sau khi
giải phóng đất nước, nhiều di tích bị xuống cấp hoặc bị biến dạng, có những
di tích trở thành phế tích chưa được phục hồi.
Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá cả về kinh tế, văn hóa, áp lực sinh lợi
kinh tế tức thời và lối nghệ thuật kiến trúc hiện đại nhưng thiếu tầm nhìn xa
trong hoạch định dài hạn của các chính sách, quy hoạch đô thị tất yếu sẽ dẫn
tới việc khai thác triệt để đất đai khu vực trung tâm sẽ ảnh hưởng đến các di
tích. Hậu quả là các di tích bị lấn chiếm, khuôn viên bị biến dạng cần có sự
đầu tư, tu bổ, tôn tạo.

2



Việc QLNN về di tích tại một số địa phương chưa thực sự được quan
tâm đúng mức. Đây là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các
ngành chức năng. Bởi nếu được bảo vệ và khai thác tốt giá trị di tích sẽ có ý
nghĩa lớn lao trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc góp phần bảo tồn
phát huy những tinh hoa, truyền thống thuần phong mỹ tục, là nền tảng để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Trái
lại, nếu không nhận thức đầy đủ mối quan hệ mang tính biện chứng, hữu cơ
và sử dụng một cách khoa học thì nguồn tài nguyên ấy cũng sẽ đến lúc cạn
kiệt, khô cứng và rơi vào lãng quên uổng phí những gì vốn có từ giá trị của
nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di tích nói chung, DTLS-VH nói
riêng phải trở thành bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp
phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững từ những giá trị của DT LSVH mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học,
biện chứng.
Hiện nay, vấn đề trùng tu, tôn tạo DTLS-VH cả nước nói chung và tỉnh
QB nói riêng đang càng ngày được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp
quan tâm. Tuy nhiên thực tiễn công tác QLNN còn có một số vấn đề bất cập
như: đội ngủ cán bộ còn mỏng, nguồn lực để đầu tư cho việc phát huy giá trị
di tích, chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích,
việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước về di tích đến cộng đồng còn chưa đạt kết quả như mong
muốn…
Để khắc phục điều đó, vấn đề QLNN đóng vai trò quyết định. Chính vì
vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễn
QLNN về DTLS-VH nói chung và tỉnh QB nói riêng đang là đòi hỏi rất cấp
thiết hiện nay.

3


Là người con của quê hương QB, công tác trong ngành văn hóa, với

mong muốn tìm hiểu các DTLS-VH của quê hương và đóng góp một số ý kiến
của mình vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLS-VH trên địa bàn
tỉnh. Từ nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của các vấn đề nêu
trên ở tỉnh QB, tôi đã chọn đề tài " Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình " làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý công, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH nhằm bảo tồn và phát huy tác
dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói
chung, quê hương QB nói riêng.
Do thời gian có hạn nên tôi không thể tìm hiểu chi tiết tất cả những
DTLS-VH trên địa bàn tỉnh QB mà chỉ nghiên cứu một số DTLS-VH có giá
trị tiêu biểu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
QLNN về DTLS-VH là một vấn đề được nhiều quốc gia, địa phương đã
và đang triển khai thực hiện, vì thế, đây không phải là vấn đề mới.Trong
những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu văn hóa, địa chí về
Quảng Bình nhưng chỉ mang tính chất ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu từng
mảng nội dung theo tiêu chí của công trình nghiên cứu, biên soạn. Trong đó
có một số nghiên cứu sau:
- Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích, danh thắng ở
QB giai đoạn 2005 - 2015: Tập trung vào các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo,
phát huy tác dụng của di tích, danh thắng thông qua giáo dục truyền thống;
- Đề tài: Nghiên cứu, sưu tầm các truyền thuyết, huyền thoại gắn với
các di tích lịch sử - văn hóa ở Quảng Bình do Liên hiệp các hội KHKT tỉnh
Quảng Bình thực hiện: Nhằm tổ chức biên soạn để lưu giữ các truyền thuyết,
huyền thoại làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa dân gian của Quảng Bình
4


góp phần xây dựng bản sắc văn hóa của con người và vùng đất Quảng Bình

trong thời đại mới. Đồng thời phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với các truyền thuyết, huyền thoại
nhằm thu hút đông đảo du khách đến với du lịch Quảng Bình.
- Lê Hùng Phi (2009), Quản lý di tích , danh thắng gắn với phát triển du
lịch ở Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ: Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận
chung về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển kinh tế du lịch; Phân tích
thực trạng quản lý di tích và danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng
Bình hiện nay và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu đổi mới công
tác quản lý văn hóa và du lịch hiện nay.
- Lê Thị Phương Thảo ( 2014), Quản lý và phát triển di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, Luận văn cử
nhân;
- Lệ Quang Phạm Ngọc Hiên, Những ngôi chùa của tỉnh QB: Nhằm
giới thiệu về những ngôi chùa hiện nay tại Quảng Bình và những ngôi chùa
chỉ còn lại trrong ký ức, trong tư liệu Hán Nôm. Từ đó khẳng định Quảng
Bình không chỉ là vùng đất của những cuộc giao tranh trong lịch sử thăng
trầm thế sự mà còn là vùng đất tâm linh, vùng đất khát vọng "Từ bi, hỷ xã",
tôn vinh các giá trị Văn hóa tín ngưỡng, giá trị nhân văn "chân-thiện-mỹ".
- Quảng Bình ẩn tích thời gian (3 tập) của Hội Di sản Văn hóa Việt
Nam tỉnh: Tập sách đã bao quát hầu hết những nét đặc trưng, nổi bật nhất của
đời sống văn hóa, con người, địa danh Quảng Bình, các di tích, danh lam,
thắng cảnh, lễ hội, tín ngưỡng, tâm linh và tự nhiên của mảnh đất gió Lào cát
trắng. Đồng thời, bộ ba cuốn sách “Quảng Bình ẩn tích thời gian” đã cung cấp
những kiến thức khái lược và chọn lọc về hình ảnh cho khách du lịch có nhu
cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Quảng Bình.
5


Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ
thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý DTLS-VH với những cách

thức phù hợp với đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi địa phương. Hầu
hết các nghiên cứu về quản lý DTLS-VH chưa đề cập sâu về một số vấn đề
như đối tượng quản lý, công cụ quản lý, chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị
của DT, các quy hoạch hệ thống, quy hoạch tổng thể và các dự án bảo tồn
chưa được đi sâu nghiên cứu, bàn luận.Trong trường hợp cụ thể của QB ngoài
những hạn chế trên, chưa có công trình nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ
thống về các vấn đề quản lý nhà nước về DTLS-VH, nhất là trong điều kiện
phát triển KT- XH, quá trình CNH- HĐH với những tác động theo cả hai
chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích. Vì vậy, những vấn đề mà các nghiên
cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ là một khoảng trống nhất định mà
luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.
Qua đây, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ QLNN
về DT LS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Trong quá trình triển khai nghiên
cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và phân
tích đánh giá thực trạng QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DTLS-VH.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về DTLS-VH. Phân
tích kinh nghiệm QLNN về DTLS-VH tại một số tỉnh để rút ra bài học kinh
nghiệm cho công tác QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

6


- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về DTLS-VH trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung QLNN về các DTLS-VH
có giá trị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng QLNN về các DTLS-VH từ 2011
– 2016 và đề ra giải pháp cho giai đoạn 2017-2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Theo nguyên lý triết học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý DSVH.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng các phương
pháp:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp quan sát khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, mô tả.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
- Phương pháp xử lý thông tin xử lý số liệu bảng toán học.

7


Luận văn có sử dụng các số liệu, tài liệu đã công bố trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài.

6. Những đóng góp của luận văn
6.1. Về lý luận
Đề tài hệ thống lại những vấn đề lý luận chung về DTLS-VH; nội dung
QLNN về DTLS-VH
6.2. Về thực tiễn
- Từ thực trạng QLNN về DTLS-VH cả nước nói chung, QB nói riêng
để đưa ra được những giải pháp, kiến nghị thiết thực, phù hợp với thực tế đất
nước, địa phương. Từ đó bước đầu góp phần hoàn thiện công tác QLNN về
DTLS-VH phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở tỉnh QB hiện nay.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập về QLNN về DTLS-VH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được cấu trúc làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ đi trước để lại, có vai trò vô cùng
quan trọng trong diễn trình văn hóa của một dân tộc nói riêng, và hiểu theo

nghĩa rộng là của cả nhân loại nói chung. Phần mở đầu của Luật Di sản Văn
hóa (sau đây gọi là DSVH) của Việt Nam đã viết: " DSVH Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản
văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta" [37].
Theo nghĩa Hán Việt, DSVH là những tài sản văn hóa có giá trị của quá
khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại,
dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị.
Luật DSVH của Việt Nam tại Điều 1 đã nêu rõ "DSVH bao gồm DSVH
phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học,được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [29].
Đây có thể xem là khái niệm về DSVH được sử dụng chung nhất ở
nước ta hiện nay và tương tự như khái niệm về DSVH được sử dụng trên thế
giới. Điều đó có nghĩa DSVH là của cải, là tài sản quốc gia mà mọi công dân
phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn. DSVH là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển
tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội. Vì thế, bảo tồn và phát huy giá
trị DSVH là vấn đề quan trọng của chính sách văn hóa nhằm hướng tới xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào

9


việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại, là động lực tích
cực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Phân loại di sản văn hoá: Việc tiến hành phân loại DSVH là một nhu
cầu thiết thực, khoa học, góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trong nghiên
cứu, đặc biệt đối với công tác tu bổ, bảo tồn các DSVH. Luật DSVH năm
2001 và được điều chỉnh tại Luật DSVH năm 2009 ghi rõ:
"DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá

nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác” [39].
DSVH vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng
vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu
sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật thể
được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt.
Loại hình DSVH này luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời
gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng
trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc.
Theo Luật DSVH năm 2001: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có
giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.
Tuy nhiên, sự phân định này cũng chỉ mang tính tương đối với mục
đích để nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản. Thực tế, thì tế yếu tố
vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị
của một di sản. Khi đó, DSVH phi vật thể là linh hồn, là cốt lõi, là biểu hiện
tinh thần của DSVH vật thể; còn cái hiện hữu, cái làm nên DSVH vật thể thì
tồn tại như là biểu hiện vật chất của DSVH phi vật thể ấy.
10


Ngoài ra, còn có cách phân loại khác đó là căn cứ trên giá trị của di sản
để phân chúng thành những nhóm di sản có giá trị đặc biệt quan trọng hay
nhóm di sản có mức độ quan trọng cấp quốc tế; cấp quốc gia hay cấp địa
phương. Song nhìn chung, các DSVH vẫn có bốn đặc điểm chung, đó là:
Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc;
Tính lịch sử là những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại sinh ra
chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng; Tính truyền thống lưu truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác được phát triển và sáng tạo mới trên nền của di
sản cũ; Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới các tác động khác nhau của con
người, của điều kiện thời tiết, các phản ứng hóa học…
1.1.2. Khái niệm di tích
Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn
hóa đưa ra khái niệm khoa học về di tích như sau: Là những không gian vật
chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do
tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Như vậy, di tích là dấu vết của quá khứ còn lại lưu trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
Tại Chương 3, Điều 11 của Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH về phân loại di tích thì
di tích được phân thành 4 loại: Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích
lưu niệm danh nhân); Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam
thắng cảnh.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích được chia thành 3
loại: Di tích cấp tỉnh - là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương do UBND
tỉnh ra quyết định công nhận; Di tích quốc gia - là di tích có giá trị tiêu biểu
của quốc gia do Bộ BHTTDL ra quyết định công nhận; Di tích quốc gia đặc
biệt - là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia” [39] do Thủ tướng
11


Chính phủ ra quyết định công nhận trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng
đã được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích quốc gia.
* Về hình thức quản lý di tích được chia thành 3 loại:
- Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý: là các di tích quốc gia đặc biệt
và di tích quốc gia do các Ban quản lý di tích được Nhà nước thành lập trực
tiếp quản lý. Nhà nước cấp lương, chi phí cho hoạt động thường xuyên, các
chi phí sửa chữa... trực tiếp cho Ban quản lý di tích.

- Di tích do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý: là các di tích quốc gia,
di tích cấp tỉnh được giao cho tổ chức nhân dân trực tiếp quản lý như đình
làng, các chùa, đền thờ...
- Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý như: nhà thờ dòng họ,
nhà ở dân cư trong các khu phố cổ, sắc phong, bảo vật của dòng họ...
Tùy theo điều kiện khai thác giá trị di tích để phân thành 2 loại là di
tích có khả năng khai thác và di tích chưa có khả năng khai thác.
1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
DTLS-VH là một bộ phận quan trọng của DSVH dân tộc, là bằng
chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa
đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài
năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. DTLS-VH có khả năng rất
lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào
việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá
khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
“DTLS-VH là sản phẩm của các thế hệ người trải qua thời gian còn tồn
tại đến nay, nó kết tinh của một quá trình sáng tạo của con người. Vì vậy, nó
là chứng cớ vật chất tiêu biểu về quá trình phát triển lịch sử của mỗi cộng
đồng dân tộc và nhân loại” [38].
Theo Luật DSVH năm 2001 thì DTLS-VH là công trình xây dựng, địa
12


điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có
giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Luật DSVH sửa đổi năm 2009 quy định:
DTLS-VH phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa
điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa
phương; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; Địa điểm

khảo cổ có giá trị tiêu biểu; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến
trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một
hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [39].
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
QLNN về DTLS-VH là hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ
quan quản lý nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp
luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trong việc bảo
quản, tu bổ và phục hồi DTLS-VH.
Chủ thể QLNN về trùng tu DTLS-VH là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc quản lý trùng tu DTLS-VH.
Đối tượng QLNN về trùng tu DTLS-VH là các cá nhân hoặc tổ chức có
liên quan đến lĩnh vực trùng tu DTLS-VH.
Khách thể QLNN về trùng tu DTLS-VH là trật tự quản lý trong toàn bộ
quá trình trùng tu DTLS-VH cũng như các hành vi của các cá nhân, tổ chức
trong quá trình trùng tu DTLS-VH nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác các giá
trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và
tinh thần cho cộng đồng.
Như vậy, QLNN về DTLS-VH chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ
chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di
tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Trong đó tập trung các nội
13


dung:
- Bảo quản DTLS-VH: là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế
những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc
vốn có của DTLS-VH. Bảo quản di tích gồm các hoạt động như bảo dưỡng
thường xuyên cho di tích, bảo quản cấp thiết và bảo quản phòng ngừa.
- Tu bổ DTLS-VH: là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo DTLS-VH
với mục đích đưa công trình đã hư hỏng về nguyên gốc, đảm bảo tính bền

vững và thẩm mỹ toàn công trình nhằm phát huy giá trị di tích. Hoạt động tôn
tạo thường chỉ được tiến hành đối với các hạng mục phụ trợ của di tích như
cải tạo sân đường, cảnh quan, bổ sung nhà vệ sinh, nước, điện chiếu sáng.
- Phục hồi DTLS-VH: là hoạt động nhằm phục dựng lại DTLS-VH đã
bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về DTLS-VH đó.
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu: Giữ
gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; Cần tiến hành lập quy hoạch, dự án
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa
nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích (Điều 34, Luật DSVH)
và các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt phải được công khai tại địa
phương nơi có di tích.
1.2. Cơ sở và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
1.2.1. Cơ sở quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- Cơ sở pháp lý: Đầu tiên phải nói đến là Sắc lệnh số 65/SL do Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 quy định nhiệm vụ của Đông Phương bác
cổ học viện và đề cập tới việc cấm phá huỷ đình, đền, chùa, đền miếu hoặc
những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ phải được
bảo tồn. Tiếp ttheo là Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN về Bảo vệ và sử dụng di
tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
ký ban hành ngày 4/4/1984. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ di
14


tích trong thời kỳ đất nước vừa hoàn toàn thống nhất, là bước tiến lớn của
ngành bảo tồn bảo tàng nhằm thống nhất quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động
bảo vệ di tích bằng các điều luật cụ thể.
Đặc biệt là Luật DSVH năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật DSVH năm 2009 được ban hành đã cụ thể hóa đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động cần
thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn, nghĩa

vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH. Đồng thời, chỉ rõ
những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ
chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm
di tích; trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và
UBND các cấp trong việc bảo tồn DSVH.
Trên cơ sở Luật DSVH số 32/2009/QH12, Chính phủ và Bộ VHTTDL
đã ban hành các văn bản hướng dẫn như : Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày
21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH (thay thế Nghị
định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002); Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày
18/9/2012 của Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy
hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Định mức dự toán bảo quản,
tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ
VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ VHTTDL
15


×