LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự giúp đỡ,
hướng dẫn của PGS.TS Dương Văn Bạo và chưa được sử dụng trong các công
trình đã công bố.
Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn, chính xác,
trung thực và tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 11 tháng 8 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Quang Hiếu
i
LỜI CẢM ƠN
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt chính
sách và biện pháp lớn trên các lĩnh vực để đạt được mục tiêu trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý, điều
tiết của Nhà nước. Đối với lĩnh vực hoạt động vận tải, Chính phủ và Bộ GTVT đã
ban hành nhiều văn bản nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.
Nhằm định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải khách bằng xe ô
tô nói chung và vận tải khách bằng taxi nói riêng trên địa bàn TP Hải Phòng phù
hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, của đất nước và tuân thủ theo
đúng các quy định về điều kiện kinh doanh của pháp luật; công tác quản lý hoạt
động vận tải khách bằng taxi cần có những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực vận tải góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Là cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên
địa bàn thành phố, trong thời gian nghiên cứu luận văn tôi đã được Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Dương Văn Bạo cùng các thầy cô giáo Viện Đào tạo sau Đại học - Đại học
Hàng hải, lãnh đạo, đồng nghiệp tại Sở GTVT Hải Phòng cùng các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt chương trình học tập và luận văn cũng như
việc trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó và đặc biệt tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS-TS Dương Văn Bạo đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và có các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU...............................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
BẰNG TAXI.............................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề cơ bản trong quản lý Nhà nước về vận tải bằng taxi..................5
1.1.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước..........................................................................5
1.1.2. Khái niệm vận tải taxi ....................................................................................
7
1.1.3. Vai trò..............................................................................................................9
1.1.4. Nội dung công tác quản lý Nhà nước về vận tải............................................11
1.1.5. Công cụ quản lý Nhà nước về vận tải khách bằng taxi.................................19
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vận tải bằng taxi................20
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vận tải đường bộ.............20
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về vận tải bằng taxi.............23
1.3. Kinh nghiệm phát triển và quản lý vận tải bằng taxi của các nước trên thế giới
và trong khu vực......................................................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ.....................................................................................25
1.3.2. Kinh nghiệm của Pháp...................................................................................25
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc.......................................................................26
1.3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan............................................................................26
1.3.5. Bài học kinh nghiệm......................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................
VỀ VẬN TẢI KHÁCH BẰNG TAXI......................................................................
iii
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...................................................29
2.1. Giới thiệu về hệ thống giao thông vận tải thành phố Hải Phòng......................29
2.1.1. Giới thiệu về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hải Phòng.............29
2.1.2. Giới thiệu hệ thống vận tải hành khách trên địa bàn TP Hải Phòng..............35
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải khách bằng taxi trên địa bàn
thành phố Hải Phòng...............................................................................................47
2.2.2. Công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải
khách bằng taxi........................................................................................................48
2.2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về kinh doanh vận
tải hành khách bằng taxi..........................................................................................49
2.2.4. Thực trạng công tác quản lý tại các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi trên
địa bàn thành phố Hải Phòng...................................................................................52
2.3. Kết quả đạt được và những hạn chế.................................................................55
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................55
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế...............................................................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC..................60
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI KHÁCH BẰNG TAXI........................60
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...................................................60
3.1. Định hướng phát triển triển vận tải khách bằng taxi tại Hải Phòng.................60
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng..........................60
3.1.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng tại TP Hải Phòng.......60
3.2. Các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về vận tải khách bằng
taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................................................62
3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật...................62
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động vận tải bằng taxi. 65
3.2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải khách bằng taxi..73
3.2.4. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết tình trạng taxi ber, Grab taxi,
Easy Taxi.................................................................................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................76
iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ viết tắt
ATGT
BTC
ĐVKDVT
GTVT
HTX
KT - XH
NSNN
PTCN
PTVT
PTVTKCC
QĐ
QL
QLNN
TNGT
TNHH
TP
TTATGT
TTLT
UBND
VTHK
VTKCC
XHCN
XHH
NXB
Giải thích
An toàn giao thông
Bộ Tài chính
Đơn vị kinh doanh vận tải
Giao thông vận tải
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Ngân sách Nhà nước
Phương tiện cá nhân
Phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải khách công cộng
Quyết định
Quốc lộ
Quản lý Nhà nước
Tai nạn giao thông
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Trật tự an toàn giao thông
Thông tư liên tịch
Ủy ban nhân dân
Vận tải hành khách
Vận tải khách công cộng
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội hóa
Nhà xuất bản
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
2.1
Hiện trạng mạng lưới đường bộ thành phố Hải Phòng
29
2.2
Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn TP Hải Phòng
32
2.3
Hiện trạng bãi đỗ xe trên địa bàn TP Hải Phòng
33
2.4
Hiện trạng các điểm đỗ xe trên địa bàn TP Hải Phòng
34
Số doanh nghiệp và phương tiện VTHK bằng taxi
2.5
37
giai đoạn 2010 - 2015
2.6
Cơ cấu doanh nghiệp và phương tiện taxi TP Hải Phòng
39
2.7
Tổng hợp các hãng taxi tại thành phố Hải Phòng
40
Tổng hợp diện tích đất làm bãi để xe của các hãng taxi trên
2.8
42
địa bàn TP Hải Phòng năm 2010-2014
DANH MỤC CÁC HÌNH
vi
Số hiệu
1.1
2.1
2.2
Tên hình
Các công cụ quản lý vận tải khách bằng taxi
Vị trí các bến xe trên địa bàn thành phố năm 2014
Tăng trưởng về số lượng phương tiện taxi trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2010-2014
vii
Trang
19
31
38
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải nói chung và vận tải ô tô nói riêng có vai trò thiết yếu đối với sản
xuất và đời sống của con người. Hiện nay ở nước ta, vận tải ô tô đảm nhiệm trên
90% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lượng vận
chuyển hàng hóa. Vì vậy, vận tải ô tô có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Kể từ khi Nhà nước chủ trương xã hội hoá lực lượng vận tải đường bộ, các
thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, các phương tiện kinh doanh vận tải gia
tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu đi lại của người dân. Cùng với sự phát triển của lực lượng vận tải, công tác
quản lý hoạt động vận tải đường bộ cũng đã có những chuyển biến tích cực và
ngày càng được hoàn thiện.
Trong các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô nói chung thì vận tải hành
khách bằng taxi nói riêng là loại hình vận tải không thể thiếu trong các đô thị, các
thành phố văn minh, hiện đại đặc biệt là những thành phố, đô thị phát triển mạnh
về kinh tế - chính trị - xã hội, giao lưu văn hóa, trung tâm thương mại và nhu cầu
đi lại của người dân.
Thành phố Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương,
tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng tăng cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2005 – 2013 đạt 10,96%), cùng với đó là tốc độ tăng trưởng PTGT hàng năm
tăng nhanh chóng, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ô tô
con; cho nên trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
tại Hải Phòng hoạt động vận tải đường bộ đã có những bước phát triển vượt bậc
và hoạt động vận tải hành khách bằng taxi cũng nằm trong nhu cầu phát triển đó.
Như tình hình quản lý hoạt động vận tải hiện tại của cả nước, quản lý vận
tải đường bộ của Hải Phòng đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tác động tiêu
cực đến chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông, làm hạn chế những
thành công trong quá trình phát triển của vận tải đường bộ. Tình trạng cạnh tranh
1
không lành mạnh, mất an toàn giao thông, mất an ninh trật tự … vẫn còn diễn ra .
Hiện tượng “xe dù”, taxi “dù” đón trả khách không đúng nơi quy định, tranh
giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại; quản lý Nhà nước thiếu sự kết hợp đồng
bộ giữa các ban ngành để thắt chặt hoạt động VTHK bằng xe ô tô đặc biệt là
VTHK bằng taxi, việc thực hiện các chế tài xử phạt đối với các đơn vị kinh
doanh vận tải taxi, các lái xe còn nhiều hạn chế, tình trạng ùn tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường xảy ra ở một số tuyến đường phố.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, ngoài việc gia tăng số lượng phương tiện
nhanh chóng, sự phân bố không đồng đều tại các khu vực dân cư đã làm nảy sinh
những bất cập như: ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn..từ đó
tạo ra áp lực lớn lên hệ thống điểm đỗ xe, bãi đỗ xe taxi trong trung tâm thành
phố. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi
có xu hướng gia tăng, từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và giảm năng
lực trong kinh doanh. Theo điều tra khảo sát của các tổ chức, cá nhân thì các đơn
vị kinh doanh VTK bằng taxi tại Hải Phòng chỉ nghiêng về hiệu quả sản xuất kinh
doanh mà bỏ qua chất lượng dịch vụ, an toàn giao thông, đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng taxi hoạt động lộn xộn, không đúng quy định và
cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến trật tự ATGT, văn
minh đô thị của Thành phố.
Để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế đó và thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng vận tải đường bộ cả nước cũng như của Thành phố Hải Phòng một cách ổn
định, theo hướng hiện đại hoá, đảm bảo an toàn với chất lượng dịch vụ phục vụ
ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước
hết cần đổi mới công tác quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm tăng
cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như quản lý
tại các đơn vị trong lĩnh vực vận tải bằng ô tô với mục tiêu nâng cao chất lượng
dịch vụ vận tải, đảm bảo an toàn giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân,
sau đó tập trung phát triển các loại hình VTHK như xe buýt, taxi, đường sắt đô thị,
…; trong đó, tập trung vào nghiên cứu các biện pháp để phát triển loại hình VTHK
2
bằng xe taxi với ưu điểm: cơ động, tiện nghi, an toàn, … theo hướng hiện đại hóa,
đổi mới công tác quản lý tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn
giao thông.
Trên cơ sở đó với kinh nghiệm làm công tác quản lý vận tải của bản thân, với
kiến thức về luật pháp, QLNN về vận tải được trang bị, với mục tiêu quản lý, định
hướng hoạt động vận tải khách bằng taxi đáp ứng nhu cầu KTXH của thành phố.
Việc nghiên cứu đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về vận
tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng” sẽ góp phần nâng cao
năng lực quản lý Nhà nước trong vận tải khách bằng taxi, để hoạt động taxi phù
hợp với nhu cầu đi lại và sự phát triển KTXH của thành phố trong từng giai đoạn
cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng và định hướng phát
triển VTHK bằng taxi tại Hải Phòng, từ đó nêu ra các biện pháp, kiến nghị, đề xuất
giúp tăng cường năng lực quản lý chuyên môn của cơ quan QLNN và nâng cao
hiệu quả kinh doanh VTHK bằng taix tại thành phố, phù hợp với tình hình phát
triển KTXH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Các đơn vị kinh doanh VTHK bằng taxi;
- Công tác quản lý Nhà nước tại Hải Phòng về quản lý kinh doanh VTHK
bằng taxi.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi tại thành phố
Hải Phòng;
- Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh VTHK bằng xe taxi trong VTHK
công cộng tại thành phố Hải Phòng,
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển vận tải hành khách từ nay
đến năm 2020 của TP Hải Phòng.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung như: phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề
một cách khách quan và toàn diện. Trên nguyên tắc tiếp cận hệ thống luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh, đánh giá để làm rõ hiệu quả, bản chất hoạt động của hoạt động vận
tải khách bằng taxi.
5. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Quản lý Nhà nước về vận tải khách bằng taxi
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải
khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về
vận tải khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
4
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI BẰNG TAXI
1.1. Một số vấn đề cơ bản trong quản lý Nhà nước về vận tải bằng taxi
1.1.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý
toàn xã hội. Nội hàm của quản lý Nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính
trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng, quản lý Nhà nước bao gồm 3
chức năng: thứ nhất, chức năng lâp pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ
hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính
Nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thể
hiện. “Có thể hiểu quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi
của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.” [1, tr. 3]
“Quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là sự tác động
của bộ máy quản lý Nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong
hoạt động giao thông vận tải đường bộ.” [4].
Quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ nói chung gồm các nội
dung cơ bản sau đây:
- Quản lý về quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển vận tải bằng xe
ôtô;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải
đường bộ;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động vận tải: Việc
tuyên truyền, phổ biến nhằm mục đích để các tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu và
thực hiện đúng nội dung văn bản;
5
- Công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt
động vận tải do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. [4].
Quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải hành khách bằng taxi cũng nằm trong
quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô và là toàn bộ những
hoạt động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước
để tác động vào các quá trình, các quan hệ thuộc hoạt động vận tải hành khách
bằng taxi. Gồm các nội dung sau:
- Xây dựng mục tiêu quy hoạch, chiến lược, kế hoạch định hướng phát triển
đối với hoạt động VTHK bằng taxi, quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp vận
tải bằng taxi phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh bình đẳng nhằm đảm bảo hoạt
động theo định hướng phát triển của Nhà nước.
- Nghiên cứu, xem xét các vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp để có
những chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động theo đúng
pháp luật, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và phát huy được vai
trò của họ trong nền kinh tế quốc dân đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
trong kinh doanh vận tải khách bằng taxi.
- Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
- Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh loại hình
vận tải taxi phải bảo đảm thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định
hướng phát triển kinh tế – xã hội.
- Tổ chức thực hiện và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo
đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, nghiệp vụ
cho người cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, đào tạo và xây dựng đội
ngũ lái xe tay nghề cao và có thái văn minh, lịch sự .
- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục
tiêu của chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác.
6
1.1.2. Khái niệm vận tải taxi
Hiện nay vận tải bao gồm các phương thức: Vận tải đường sắt, vận tải đường
biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải hàng không và vận tải đường bộ. Trong đó
vận tải đường bộ bao gồm: Vận tải bằng xe ôtô, máy kéo, vận tải bằng xe thô sơ
như: xe súc vật kéo, xe cải tiến….; trong vận tải bằng xe ô tô bao gồm: vận tải
hành khách bằng xe ô tô, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
Vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm:
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định là có xác định bến đi, bến đến và xe
chạy theo lịch trình, hành trình quy định, các điểm dừng để lấy khách, các điểm đỗ
cho khách nghỉ ngơi cũng đã được xác định trong hành trình chạy xe. Tuyến vận
tải khách cố định có thể là những tuyến trong một tỉnh, thành phố, tuyến liên tỉnh
hoặc tuyến vận tải khách qua biên giới đến các nước trong khu vực. Có hai loại
hình vận tải theo hình thức này: vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh
hoặc nội tỉnh và vận tải hành khách bằng xe buýt.
- Vận tải khách không theo tuyến cố định là loại hình vận tải mà hành trình,
lịch trình theo yêu cầu của khách. Cước tính theo km xe chạy, thời gian chờ đợi
hoặc tính theo ngày xe nếu thuê bao cả xe. Có 2 loại hình vận tải theo hình thức
này : Vận tải bằng taxi và vận tải theo hợp đồng.
“Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa,
hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tcải
thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp” [15]
Trong đó, “Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và
thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.” [15].
“Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa
thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc dịch và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc
dịch vụ đó.” [15].
7
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm các loại hình vận tải sau:
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
“Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và công bố, được xác định bởi hành trình, bến đi, bến đến (điểm đầu, điểm
cuối đối với xe buýt) phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến được phê duyệt.”
[15].
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt:
“Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố
định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành
khách bằng xe buýt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” [15].
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
“Là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp
đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.”
[15].
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô:
“Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố
định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách
du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch
hoặc lữ hành.” [15].
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
“+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình
theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô
mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi;
+ Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe;” [15].
Như vậy kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: là kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe ô tô, có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách;
cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ
đợi; Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.
8
1.1.3. Vai trò
1.1.3.1.Vai trò của quản lý Nhà nước về vận tải
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo
hoạt động vận tải được trật tự, an toàn và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi
lại của nhân dân với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Quản lý Nhà nước về
hoạt động vận tải bằng ôtô có những vai trò chính như sau:
Đối với xã hội:
Quản lý Nhà nước về vận tải có mục tiêu xã hội sâu sắc. Mọi tác động quản
lý đối với hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng đều trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tính chất phục vụ của
vận tải hành khách được thể hiện ở việc nó đáp ứng được nhu cầu đi lại của con
người và ngày càng làm cho cuộc sống của con người trong xã hội được thuận tiện
hơn, kích thích sự giao lưu, phát triển văn hóa, xã hội...
Đối với chính trị:
Giao thông vận tải được coi là mạch máu của một quốc gia và đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo cho công tác an ninh quốc phòng của đất nước.
Chiến lược an ninh quốc phòng được xây dựng ngoài việc tập trung xây dựng lực
lượng quốc phòng lớn mạnh, tính sẵn sàng chiến đấu, cũng phải có các biện pháp
bố trí, xây dựng một mạng lưới giao thông vận tải đảm bảo phục vụ yêu cầu trong
mọi tình huống. Ngoài ra quản lý Nhà nước về vận tải bằng ôtô cũng phải đảm bảo
sao cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh được cạnh tranh lành mạnh,
phát triển ổn định, đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an ninh, trật tự, điều
này cũng gián tiếp tạo ổn định về mặt chính trị của đất nước.
Đối với kinh tế:
- Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua thu thuế các đơn vị tham
gia kinh doanh vận tải bằng ôtô.
- Góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
- Tạo môi trường kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Tạo điều kiện để các đơn vị hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả.
9
- Đảm bảo lợi ích của hành khách với chất lượng dịch vụ cao do quá trình vận
tải hành khách mang lại. Với các chỉ tiêu nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, tiện nghi
và lịch sự.
Vai trò cụ thể :
- Hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động vận tải nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông;
- Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch từng bước đổi mới công tác quản lý vận
tải đảm bảo hiệu quả, ổn định;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải phát triển và triển
khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về vận tải, tăng cường công
tác quản lý tại các đơn vị kinh doanh vận tải nhằm đảm bảo an toàn giao thông và
nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
1.1.3.2. Vai trò của vận tải hành khách bằng taxi
Loại hình vận tải taxi hiện nay đã rất phổ biến và có mặt ở hầu hết các tỉnh,
thành phố trên cả nước với tổng số lượng xe taxi vào khoảng 50 ngàn xe, hoạt
động trên địa bàn 59/63 tỉnh, thành phố và dần dần trở thành một loại hình vận tải
hành khách không thể thiếu tại các đô thị, thành phố, trung tâm thương mại...
Trên cơ sở lý luận chung về vai trò của quản lý Nhà nước trong hoạt động vận
tải bằng xe ô tô thì vận tải hành khách bằng taxi là loại hình vận tải hành khách
công cộng, về mặt hiệu quả xã hội taxi không thể so với các loại hình vận tải khách
công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao khác nhưng taxi hiệu quả
hơn các loại hình sử dụng phương tiện cá nhân (hệ số người trên xe lớn hơn, thời
gian sử dụng xe trong ngày lớn hơn). Do vậy hoạt động VTHK bằng xe taxi vẫn
cần được phát triển ở mức độ phù hợp nhằm hỗ trợ cho VTHKCC để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân trong khi hệ thống VTHKCC thành phố chưa hoàn thiện
Quản lý Nhà nước đối với loại hình vận tải hành khách bằng taxi có vai trò rất
quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động vận tải taxi được trật tự, an toàn và đáp ứng
nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đại diện một
phần cho VTHKCC của địa phương trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới.
10
Quản lý Nhà nước về VTHK bằng taxi có vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế
và xã hội. Mọi tác động quản lý đối với hoạt động VTHK đều trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tính chất phục vụ của VTHK được
thể hiện ở việc nó đáp ứng được nhu cầu đi lại của con người và làm cho cuộc sống
của con người trong xã hội ngày càng được thuận tiện hơn, kích thích sự giao lưu,
phát triển văn hóa, xã hội… thể hiện qua một số nội dung sau:
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, an
toàn trên cơ sở phát triển KCHT giao thông.
- Đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi
- Tạo điều kiện về việc làm và thu nhập cho người lao động tại các doanh
nghiệp, góp phần ổn định và phát triển KTXH của đất nước.
1.1.4. Nội dung công tác quản lý Nhà nước về vận tải
1.1.4.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải
Công tác quản lý Nhà nước về vận tải có vai trò quan trọng, tạo hành lang
pháp lý, định hướng cho sự phát triển và đảm bảo trật tự, an toàn trong hoạt động
vận tải. Để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ, hiện nay cơ quan quản
lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, riêng đối
với hoạt động vận tải hành khách bao gồm một số văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Giao thông đường bộ 2008: về cơ bản đã có những thay đổi cơ bản với
Luật Giao thông đường bộ 2001.
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Về cơ bản đã quy định
tương đối đầy đủ các điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân tham gia đối với
từng loại hình kinh doanh vận tải đường bộ.
- Nghị định số 171/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Nghị định số 107/2014/NĐ – CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ – CP: quy định xử lý vi phạm về vận
11
tải đường bộ: đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người; với
tổ chức, cá nhân vi phạm về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.....
- Thông tư 63/201/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ GTVT:
Thông tư về cơ bản đã hướng dẫn công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng
xe ô tô cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo các điều kiện quy định
tại tại Luật GTĐB 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ – CP.
- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ GTVT ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách: Thông tư đảm bảo các điều kiện, quy
chuẩn, nội dung kinh doanh tại bến, bãi đỗ xe… công tác quản lý và điều hành,
trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý khai thác bến, bãi.
- Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải
quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô: Thông
tư có quy định trách nhiệm cũng như các hình thức xử lý cụ thể đối với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch
vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15/12/2014 của Bộ giao thông vận
tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô, chức năng,.. của thiết bị giám sát hành trình cũng như các quy định về trách
nhiệm của tổ chức thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình, trách nhiệm của đơn vị
sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình, trách nhiệm của chủ
phương tiện phương tiện kinh doanh vận tải.
- Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải
quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của
xe ô tô, các quy định cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, hướng dẫn
cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải quản lý và
sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm
bảo an toàn giao thông và tăng cường công tác giám sát của quản lý Nhà nước đối
với hoạt động vận tải bằng xe ô tô thông qua thiết bị giám sát hành trình.
12
- Thông tư liên tịch số 152/2014/TT-BTC – BGTVT giữa Bộ Tài chính và Bộ
GTVT quy định về việc kê khai, niêm yết giá cước vận tải bằng xe ô tô.
- Ngoài ra Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt và chuẩn bị ban hành:
Tiêu chuẩn cơ sở của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng dịch vụ vận tải hành
khách bằng xe ô tô: Nội dung của Tiêu chuẩn nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất
cho việc thực hiện chất lượng dịch vụ tại các đơn vị kinh doanh vận tải; có sự quản
lý về chất lượng dịch vụ của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật; tạo cơ chế để hành khách lựa chọn và giám sát chất lượng dịch vụ vận tải
hành khách; trên cơ sở đó tạo cơ chế để khuyến khích phát triển các đơn vị có chất
lượng dịch vụ tốt, loại bỏ dần những đơn vị chất lượng dịch vụ kém, thúc đẩy
ngành vận tải phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
1.1.4.2. Công tác quản lý Nhà nước về tổ chức hoạt động vận tải
Theo các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Giao thông đường bộ 2008;
Nghị định số 86/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 10/9/2014; Thông tư số
63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 và các văn bản khác có liên quan thì công
tác tổ chức quản lý, theo dõi và cấp phép hoạt động vận tải được phân cấp cụ thể
đến các Sở Giao thông vận tải địa phương như sau:
- Công tác quản lý các điều kiện kinh doanh vận tải và cấp giấy phép kinh
doanh vận tải : Công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đã được các cơ quan
quản lý Nhà nước tích cực triển khai trong toàn quốc, hầu hết các Sở GTVT địa
phương đã phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời việc cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải cho các đơn vị vận tải theo quy định.
- Công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định: Tuyến
vận tải khách cố định được xác lập trên cơ sở có hệ thống đường bộ đảm bảo giao
thông thông thông suốt, hệ thống bến xe hai đầu tuyến và nhu cầu đi lại của nhân
dân. Từ năm 2001 với chủ trương phát triển mạng lưới tuyến vận tải nhằm đáp ứng
thoả mãn nhu cầu đi lại của nhân dân, tuyến vận tải khách được các đơn vị vận tải
nghiên cứu khảo sát mở tuyến, tuyến vận tải hành khách được nối từ trung tâm các
13
tỉnh, thành phố đến trung tâm các tỉnh lỵ khác trong cả nước, từ trung tâm huyện lỵ
tỉnh này đến trung tâm huyện lỵ tỉnh khác.
- Công tác quản lý hoạt động vận tải du lịch, hợp đồng: Ngoài các doanh
nghiệp, hợp tác xã tham gia vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du
lịch thì một bộ phận lớn xe khai thác hình thức này là xe của các hộ kinh doanh cá
thể với số phương tiện chiếm trên 50% số lượng phương tiện kinh doanh vận tải
hành khách.
- Công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe buýt: Xe buýt là loại hình đặc
thù của vận tải theo tuyến cố định phục vụ sự đi lại của nhân dân trong các đô thị,
nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Bước vào đầu thế kỷ 21 loại hình kinh
doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được các địa phương quan tâm
đầu tư; nhiều địa phương để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao
đã bắt đầu phục hồi các tuyến xe buýt, tần suất đi lại dần được tăng lên.
- Công tác quản lý vận tải hàng hoá: Bước vào đầu thế kỷ 21 nhu cầu vận tải
hàng hoá trong xã hội tăng cao, hàng hoá tập trung chủ yếu từ các cơ sở sản xuất
đến các cảng biển, nhà ga và từ các cảng biển, nhà ga về cơ sở sản xuất; hang hoá
vận chuyển phục vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trình
giao thông, hang hoá phục vụ người tiêu dùng...v..v...
- Công tác quản lý hoạt động vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình và
được quy định cụ thể trong Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của
Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ Thiết bị
giám sát hành trình.
- Công tác xử lý vi phạm cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động vận
tải bằng xe ô tô và đã được quy định cụ thể tại các Điều, khoản trong Thông tư số
10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ GTVT quy định trách nhiệm và xử lý
vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
- Công tác quản lý về tổ chức xếp hàng hóa trên xe ô tô và đã được quy định
cụ thể tại Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ Giao thông
14
vận tải quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường
bộ.
1.1.4.3. Quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi
Hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi là một trong những loại hình kinh
doanh có điều kiện, đã được cơ quan nhà nước quy định cụ thể tại các văn bản quy
phạm pháp luật. Các điều kiện kinh doanh cụ thể đã được Chính phủ quy định tại
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 về Kinh doanh và Điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô gồm:
- Đơn vị kinh doanh vận tải taxi phải có đủ điều kiện chung sau:
+ Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp
luật.
+ Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương
tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc
quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp
pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê
tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy
định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải
có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định
HTX có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô
tô thuộc sở hữu của thành viên HTX.
+ Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
+ Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành hành trình theo quy định.
+ Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề
theo quy định của pháp luật, có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn
vị kinh doanh vận tải.
+ Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải
từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các
15
chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại
đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
+ Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương
án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng
chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật.
+ Phải có trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo
dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
+ Bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách
nhiệm tổ chức khám sức khoẻ cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khoẻ
theo quy định.
+ Phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao
thông; phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải
hành khách. [15].
“- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn kết nối
với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hoá đơn và trả cho hành khách.” [15].
- Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo
quy định.
+ Phải được khám sức khoẻ định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy
định của Bộ Y tế.
+ Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định pháp luật đối với hoạt
động vận tải theo quy định của Bộ GTVT.
- Người điều hành vận tải của đơn vị vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác.
+ Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh
doanh của đơn vị mình.
+ Được tập huấn theo quy định của Bộ GTVT.
- Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
16
- Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt;
không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường
kiểm định và kẹp chì.
- Phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng
đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch
cho các xe thuộc đơn vị.
- Phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với
lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc
đơn vị.
“- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải
có số xe tối thiểu là 50 xe.” [15].
Thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động vận tải bằng
xe ô tô, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014
Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ, trong đó có các quy định cụ thể về quản lý hoạt động vận tải hành
khách bằng xe taxi gồm:
- Quy định về niêm yết:
+ Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của đơn vị vận
tải.
+ Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét, giá cước tính tiền cho thời
gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả. Niêm yết ở vị trí
lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là
trên hết” theo mẫu quy định.
+ Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy
định.
+ Có phù hiệu xe taxi theo quy định.
17
+ Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, hộp đèn phải được bật sáng
khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
+ Có đồng hồ tính tiền cước đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và
kẹp chì.
Ngoài ra, để quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi chặt chẽ hơn, Bộ
GTVT cũng đã có quy định cụ thể tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về việc
đăng ký biểu trưng (điều 38); hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc (điều 39);
điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi (điều 40); trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp
tác xã kinh doanh VTHK taxi (điều 41); quyền hạn, trách nhiệm của lái xe (điều
42); quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi (điều 43).
1.1.4.4. Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh vận tải nói chung và
hoạt động vận tải taxi nói riêng
Theo Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ GTVT
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ thì Thanh tra GTVT có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
“2. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với
tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động
vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng
xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng
xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên
đường bộ.” [23].
Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lượng thanh tra giao thông đường bộ mới chỉ
chủ yếu thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hành lang đường bộ, xe chở
quá tải... còn việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý vận
tải của chủ xe, lái xe và của các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe còn rất hạn chế.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là các
quy định về xử lý các hành vi vi phạm các quy định về quản lý vận tải còn chưa rõ
ràng, đầy đủ, dẫn đến việc khó xác định hành vi vi phạm và hình thức xử lý cụ thể.
18