Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
.…/….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM XUÂN TÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
.…/….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM XUÂN TÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI


TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo TS. Đặng Thành Lê.
Các thông tin, số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu của tác giả, các thông tin, trích dẫn trong luận văn
đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Học viên
Phạm Xuân Tân


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý nhà nước về vận tải hành
khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Cơ sở Học viện Hành
chính quốc gia khu vực Miền Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
TS. Đặng Thành Lê.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của
các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Học viên
Phạm Xuân Tân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5
Chương 1: ...................................................................................................... 6
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ...................... 6
1.1. Vận tải hành khách ............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại phương thức vận tải ....................................................... 6

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách ......................................... 8
1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách ............................................ 10
1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 10
1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách .................. 11
1.2.3. Nội dung QLNN về vận tải hành khách ........................................ 14
1.2.4. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách ............................. 21
1.3. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................... 25
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore ......................................................... 25
1.3.2. Kinh nghiệm của Canađa ............................................................. 27
1.3.3. Kinh nghiệm của Kuala Lumpur .................................................. 29
1.3.4. Kinh nghiệm của Brussels ............................................................ 30
Chương 2: .................................................................................................... 33
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................. 33
2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình........................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................. 35
2.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................... 36
2.1.4. Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô hiện nay .... 40
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh
Quảng Bình 2013 - 2015 ........................................................................... 42
2.2.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô ......... 42
2.2.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về vận tải hành khách .......... 46
2.2.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động VTHK bằng xe ô tô. ............ 47
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................ 48


2.2.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về VTHK bằng xe ô tô ............. 49
2.2.6. Công tác kiểm định và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô
tô hành khách ........................................................................................ 52

2.2.7. Tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành
khách bằng xe ô tô ................................................................................. 52
2.3. Đánh giá chung .................................................................................. 54
2.3.1. Kết quả ........................................................................................ 54
2.3.2. Hạn chế, tồn tại............................................................................ 56
Chương 3. .................................................................................................... 59
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QLNN
VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
..................................................................................................................... 59
3.1. Quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước ..................... 59
3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 59
3.1.2. Định hướng phát triển.................................................................. 61
3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 . 70
3.2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 70
3.2.2. Định hướng phát triển.................................................................. 72
3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLNN về vận tải hành khách
bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................ 80
3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô ......... 80
3.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải hành khách
.............................................................................................................. 82
3.3.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách ................. 84
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................ 85
3.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách .............. 87
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định, tăng cường đầu tư trang
thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách ...................................... 88
3.3.7. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
giao thông.............................................................................................. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu gồm đường không, đường thủy và
đường bộ, trong đó đường bộ mà đặc biệt là bằng xe ô tô là phổ biến nhất ở
nước ta. Hình thưc hoạt động vận tải này có mặt ở khắp nơi, từ thành phố đến
nông thôn, tính cơ động rất cao nên đã phát huy vai trò quan trọng trong hệ
thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày càng cao của xã hội.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005 và (và 2014 mới ban hành), Luật Giao
thông đường bộ 2008 đều tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp vận tải
phát triển. Các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau đều có thể tham gia
thị trường vận tải hành khách bằng xe ô tô. Những năm vừa qua, các doanh
nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đều đã có những chuyển biến, đầu tư
phương tiện mới thay thế phương tiện cũ, nâng cao chất lượng phục vụ khách,
đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, được xã hội hoan nghênh
và đồng tình ủng hộ.
Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ thống giao
thông gồm đường không, đường thủy và đường bộ. Trong đó hệ thống giao
thông đường bộ chiếm chủ đạo với hệ thống đường sắt Bắc – Nam, đường
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), Đường Quốc lộ 9B
và Quốc Lộ 12A nối với nước bạn Lào cùng với 322km đường tỉnh lộ và hơn
10.000km đường địa phương. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ
trương xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên
địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư đổi mới phương tiện, tổ chức khai thác
nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh
nước bạn Lào.
Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trên cả nước, sự phát triển quá
nhanh của vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị

1



trường đã để lại nhiều hệ lụy: Chạy quá tốc độ cho phép, dành đường, vượt
ẩu, an toàn giao thông không được kiểm soát; vi phạm các quy định về vận tải
như chèn ép khách, chở quá tải, quá số người quy định, sang nhượng khách,
xe dù, bến khách… đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và dư luận bất bình trong
xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác là do công tác
quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành còn thiếu
sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản
lý trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng tuyến cố định, vận tải hành khách
bằng xe taxi … chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản
lý nhà nước theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm
tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và
xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật chưa được chú trọng.
Trước yêu cầu thực tiễn đề ra, là người làm công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực giao thông vận tải, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ với hy vọng đưa ra một số giải pháp giúp các cơ quan quản lý
nhà nước về công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng
Bình thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển hệ thống giao thông tỉnh
Quảng Bình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về vận tải
hành khách như:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lưu Việt Anh năm 2014 “Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang” (trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại
Học Thái Nguyên);


2


- Luận văn thạc sỹ của tác giả Dương Thị Kim Ngọc “Hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe xe buýt tại Đà
Nẵng đến năm 2020”;
- Luận văn thạc sỹ Luật của tác giả Đỗ thị Hải Như năm 2015 “Pháp luật
về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở Việt Nam” (trường
Đại học Quốc gia Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Việt Cảm – Đại học Đà Nẵng năm
2013 “ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng
Nam”
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu
khác như: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng, thực
trạng và giải pháp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong
thành phố Hà Nội, Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng
trong các thành phố Việt Nam… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu chuyên
sâu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô tại
tỉnh Quảng Bình. Do vậy đây được coi như là công trình nghiên cứu khoa học
đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này, không trùng lặp với các công trình
đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng
Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô.


3


- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải
hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt tích cực và
hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng
bước nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về vận
tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở phạm vi tỉnh
Quảng Bình, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh khác.
Về giới hạn thời gian: khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015 và kiến nghị
cho các năm tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giao
thông vận tải và quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hành khách bằng
xe ô tô.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống, sưu tầm và thu
thập thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp, so sánh đánh giá khoa học về
thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, từ
đó đề xuất các giải pháp.

4



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô, quan điểm
của Đảng và nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô và đặc biệt
là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng
xe ô tô.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận tải hành
khách bằng xe ô tô, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà
nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện
quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô có hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe ô tô
Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe
ô tô tại tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình

5


Chương 1:
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. Vận tải hành khách


1.1.1. Khái niệm
“Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng hóa, hành
khách trong không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người” [22]. Vận tải hành khách bằng xe ô tô là một loại hình
vận tải chuyên chở con người từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất
lượng. Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân.
Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự
thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá
cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng (hành khách).
Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và
giá vé phải trả.

1.1.2. Phân loại phương thức vận tải
1.1.2.1 Các phương thức vận tải:
- Theo phương thức vận tải bao gồm các loại hình sau:
+ Vận tải đường bộ;
+ Vận tải đường sắt;
+ Vận tải đường thủy;
+ Vận tải hàng không;
+ Vận tải đô thị: Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt
(tramway), xe điện bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray
(monoray), đường sắt nhẹ (LRT), taxi,…

6


+ Vận tải đặc biệt: Dấu hiệu phân biệt vận tải đặc biệt như phương tiện
đặc biệt, đối tượng đặc biệt, cự ly đặc biệt,…Ví dụ như vận tải bằng băng

chuyền, cáp treo,…
- Theo phương thức quản lý bao gồm các loại hình sau:
+ Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại
của cá nhân và người thân nhưng không thu tiền.
+ Vận tải hành khách công cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối
tượng hành khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc
phục vụ các đối tượng đó. VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở
lớn như tầu điện ngầm, xe bus,… Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe
taxi,…
+ Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón công nhân, cán bộ,
học sinh,…
- Theo địa giới hành chính có thể phân loại như sau:
+ Vận tải trong thành phố;
+ Vận tải liên tỉnh;
+ Vận tải quốc tế;
1.1.2.2 Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô:
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định: VTHK theo tuyến cố định có
xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do
doanh nghiệp, HTX đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định bao gồm liên tỉnh, nội tỉnh, và liên vận
quốc tế.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt: VTHK bằng xe buýt có các điểm
dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội
thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kế; Nếu điểm
đầu, điểm cuối nằm tại các đô thị đặc biệt thì không quá 3 tỉnh liền kế.

7


- Vận tải hành khách bằng xe taxi. VTHK bằng xe taxi có hành trình và

lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước vận chuyển được tính theo đồng
hồ tính tiền căn cứ vào km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng. VTHK theo hợp đồng có lộ trình
và thời gian theo yêu cầu của khách đi xe, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
- Vận tải khách du lịch. Vận chuyển khách du lịch là vận tải khách theo
tuyến, chương trình và địa điểm du lịch, có hợp đồng vận chuyển khách du
lịch hoặc hợp đồng lữ hành, chương trình du lịch và danh sách khách đi xe.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách
1.1.3.1. Vai trò của vận tải hành khách
Đi lại là nhu cầu cơ bản của con người, vì vậy nhu cầu đi lại là nhu cầu
phát sinh, là kết quả khi con người muốn thỏa mãn các nhu cầu khác thuộc
lĩnh vực đời sống và sản xuất. Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng
nhất là tại các khu vực tập trung đông dân cư. Số lượng người đi lại trong
thành phố phụ thuộc vào dân số và số lần đi lại của người dân bình quân mỗi
ngày luôn tăng dẫn tới nhu cầu đi lại tăng.
Vận tải hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nếu
thiếu nó thì việc giao lưu giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân
sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, vận tải hành khách cần thiết đối với tất cả
các giai đoạn của quá trình phát triển và đi lại của nhân dân. Vận tải hành
khách là cầu nối giữa thành phố với nông thôn, giữa miền xuôi với miền
ngược. Vận tải hành khách góp phần phân bố lực lượng sản xuất, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát
triển ngành vận tải hành khách từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

8



1.1.3.2. Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách
Vận tải hành khách có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, nó là dịch vụ thỏa
mãn nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là dân cư đô thị, đó là nhu cầu
đi lại là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm trật
tự xã hội nói chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Quá
trình đô thị hóa của các đô thị trên thế giới cho thấy giao thông bằng hệ thống
vận tải hành khách công cộng từng bước thay thế giao thông bằng phương
tiện cá nhân, đô thị ngày càng phát triển thì đòi hỏi về khả năng phục vụ của
hệ thống giao thông công cộng càng cao. Khi tham gia giao thông, hành
khách không chỉ quan tâm đến khối lượng các dịch vụ mà vận tải hành khách
mang lại mà còn là sự nhanh chóng, chất lượng phục vụ như hành trình vận
chuyển, chi phí thời gian, tính tiện nghi của phương tiện, thông tin phục vụ.
Ngoài ra hiệu quả xã hội của vận tải hành khách công cộng đó là giảm ô
nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông.
Đối với từng vùng, ở mức độ khác nhau, hệ thống giao vận tải hành
khách luôn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau:
- Vận tải hành khách công cộng góp phần bảo đảm an ninh trật tự.
- Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt chi phí cá nhân và xã hội trong
việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động.
- Phục vụ sinh hoạt, các dịch vụ tham quan du lịch.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ môi trường sống.
- Hệ thống vận tải hành khách góp phần tạo nên mạng lưới thống nhất,
trực tiếp thông thương với các tuyến nối tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia và
Quốc tế.

9


1.2. Quản lý nhà nước về vận tải hành khách


1.2.1. Khái niệm
Có thể hiểu khái niệm QLNN về VTHK là : QLNN về VTHK là sự
tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng
bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các tuyến xe thông qua
quản lý các doanh nghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm phục
vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát
triển đất nước trong lĩnh vực GTVT một cách có hiệu quả và công bằng.
QLNN về VTHK là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với
GTĐB cũng như QLNN đối với chính sách kinh tế - xã hội nói chung. Xã hội
luôn có những vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của mọi người, vượt quá
phạm vi của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, một tổ chức có quy mô nhỏ, vì
vậy cần có sự QLNN đối với những lĩnh vực mà tổ chức tư nhân trong hoạt
động của mình cần có sự quản lý điều tiết của nhà nước, thông qua QLNN để
đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của mọi người. Một trong những
vấn đề đó là GTĐB, đặc biệt là lĩnh vực VTHK, một lĩnh vực cần phải được
nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế.
Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai
trị hay còn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống
kinh tế - xã hội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao
gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội
và công dân, nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của tổ chức và công dân. Việc thực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu
của bản thân bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã
hội. Còn việc cung ứng các dịch vụ công lại do nhu cầu cụ thể của các tổ chức

10



và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu
của nhà nước. Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chức năng cai trị hay
QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộng một số hàng
hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội.
VTHK là một trong số các dịch vụ công cũng như điện, nước, bưu
điện … Theo đó, dịch vụ công có nghĩa là các hoạt động vì lợi ích chung do
các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được nhà nước trao quyền ủy nhiệm, trao
quyền thực hiện và cung cấp. Do nhu cầu chung của xã hội, đáp ứng những
dịch vụ phúc lợi cho người dân và để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kinh
doanh vận tải bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần phải dùng
một khoản NSNN dùng để trợ giá, chi trả cho các doanh nghiệp, vì vậy cần
có sự quản lý của nhà nước trong việc điều hành, quản lý sao cho mục tiêu
của chính sách, chiến lược trong lĩnh vực VTHK đạt hiệu quả cao nhất.

1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
1.2.2.1. Mục tiêu QLNN về vận tải hành khách
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định
cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Vì thế kinh tế có vai trò rất
quan trọng trong đời sống xã hội. Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của
kinh tế, chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra
đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở kinh tế. Đồng thời chính trị có vai trò tác
động mạnh mẽ đối với kinh tế, mà quyền lực chính trị được thực hiện thông
qua nhà nước.
Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn
bán, du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở
rộng, mà kinh tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp

11



thống trị với giai cấp bị thống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế tùy theo mức độ.
Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc
những lĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước
phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để
các thành phần kinh tế cùng tham gia.
Do vậy, lĩnh vực VTHK là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang
tính xã hội hóa cao. Nhu cầu đi lại của nhân dân là một điều tất yếu khách
quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ VTHK càng cao, mạng
lưới VTHK phải đi trước thời đại đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước.
Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng
hướng cho sự phát triển loại hình dịch vụ này, đây cũng là bộ mặt đổi mới của
đất nước trong việc hình thành hệ thống GTĐB cũng như mạng lưới VTHK
theo tinh thần thực hiện “văn hóa giao thông”.
Trong lĩnh vực VTHK, phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất
lượng phương tiện, bến bãi, chất lượng phục vụ, … nhưng phải có chiến lược,
kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu
tư, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có lãi, trật tự ATGT không
đảm bảo, gia tăng TNGT. Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của
nhà nước để điều tiết sự hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này – đây là yêu
cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đối với tỉnh Quảng Bình, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh,
đặc biệt có sự chênh lệnh về kinh tế, xã hội, văn hóa giữa thành thị với nông
thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, đòi hỏi VTHK phải phát triển ổn định và
bền vững đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội với sự định hướng đúng của chính
quyền địa phương.

12



Như vậy, mục tiêu của QLNN về VTHK trong giai đoạn hiện nay là :
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược,
quy hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực VTHK phát triển đúng định hướng
không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để có thể
đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống GTĐB để phục vụ trong lưu thông
đường bộ mà chính là VTHK phục vụ cho sự đi lại của người dân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK hoạt
động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự thay đổi trong
chính sách. Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự ổn định xã hội,
bảo đảm ATGT.
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình
trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Có như
vậy thì các doanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư phương tiện cho sự phát
triển kinh doanh của mình.
- Hạn chế mật độ lưu thông đường bộ bằng xe cá nhân, dần dần tạo thói
quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia lưu thông,
từ đó hạn chế nạn ùn tắc giao thông, kìm chế TNGT
- Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết Luật
GTĐB khi tham gia giao thông, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ sự phát
triển loại hình VTHK công cộng, tạo nên nét văn hóa giao thông trong cộng
đồng. Dần dần tạo thói quen không dùng phương tiện cá nhân khi lưu thông,
giúp cho bộ mặt về GTĐB có sự văn minh như hầu hết các nước trên thế giới
1.2.2.2. Nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
Để QLNN về VTHK có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan chức năng
có liên quan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các ràng buộc

13



khách quan mang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong quá trình
hoạt động quản lý của mình.
a) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà
nước. Mọi hoạt động trong QLNN về VTHK phải theo khuôn khổ của pháp
luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên quan
đến hoạt động kinh doanh VTHK. Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh
VTHK phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy
định trong lĩnh vực VTHK khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; nếu có
sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định.
b) Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục”
Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” phải được thực hiện
nghiêm túc. Với vai trò là QLNN, Sở GTVT phải quy hoạch hệ thống GTĐB
hợp lý để hoạt động VTHK luôn được thông suốt. Các doanh nghiệp, HTX
phải tổ chức quản lý điều hành để mạng lưới VTHK được hoạt động liên tục.
Các lái xe, người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc
giao thông để luôn giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
c) Nguyên tắc “Đúng giờ”
Quản lý tổ chức điều hành các tuyến VTHK theo nguyên tắc “Đúng
giờ”, đi đúng lịch trình, biểu đồ xe chạy, xuất bến đi và về bến đến đúng giờ.

1.2.3. Nội dung QLNN về vận tải hành khách
QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối
với quá trình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực
hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau. Nhà nước tổ
chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

14



Để việc QLNN về VTHK mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu
của xã hội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, nhà nước cần phải quan
tâm đến những vấn đề sau :
1.2.3.1. Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phối
của các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi
nhuận. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình
đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng
pháp luật và theo pháp luật. Điều 12, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 1992 khẳng định : “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không
ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước đều có chức năng
QLNN, quản lý trên hầu hết các lĩnh vực thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật để điều chỉnh hoạt động QLNN. Văn bản quy phạm pháp luật được
chia ra văn bản luật và văn bản dưới luật.
Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong QLNN về VTHK
là tạo môi trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật đó là xây dựng và ban
hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật một các đầy đủ, đồng bộ, chặt
chẽ, có tính khả thi cao.Và trong quá trình thực hiện phát sinh ra nhiều vấn đề
cần giải quyết, đánh giá tổng kết để tìm ra những điều chưa hợp lý, những
điều vướng mắc, từ đó bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống văn bản ngày
càng hoàn thiện hơn.
Nhà nước sử dụng linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế
hoạch, chính sách,… để nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh
vực VTHK cái đích mà nhà nước muốn đối tượng tuân theo; pháp luật là
phương tiện để thể hiện ý chí của nhà nước về chuẩn mực hành vi trong sản
xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ, nhờ đó mà các mục tiêu kế hoạch


15


được thực hiện, nó cũng là phương tiện để cưỡng chế hay chế tài, tức hình
phạt để đối tượng dè chừng; đối với thuế thì vừa là công cụ vừa là mục tiêu,
mục tiêu vì nó thể hiện ý chí của nhà nước về việc cần có quỹ tiền tệ của quốc
gia để chi cho các nhu cầu chung của cộng đồng như xây dựng cơ sở hạ tầng,
các dịch vụ công cộng … (như không đánh thuế nhập khẩu xe buýt phục vụ
cho VTHK công cộng), là công cụ vì thông qua việc tăng, giảm, miễn thuế
nhà nước kích thích hay kìm hãm động lực của đối tượng quản lý; thông qua
việc tăng, giảm lãi suất ngân hàng (như không áp dụng lãi suất khi vay mua
xe buýt) có thể điều chỉnh chiều hướng hoặc mức độ hoạt động của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VTHK; thông qua tỷ giá hối đoái của hoạt
động thu đổi ngoại tệ, nhà nước điều chỉnh việc sử dụng ngoại tệ của các đối
tượng hoạt động sản xuất kinh doanh VTHK, đầu tư hay không đầu tư
phương tiện vận chuyển mới,…
Nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó có
lĩnh vực VTHK phải định hướng việc phát triển số lượng, chủng loại phương
tiện phù hợp, dần dần thay thế, loại bỏ xe cải tiến, xe cũ nát, xe ôm. Tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước sản xuất ô tô để sử dụng trong nước, kể cả
xuất khẩu, đồng thời xem xét, điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến
phương tiện VTHK, có chính sách hợp lý cho nhập khẩu và sản xuất xe buýt
phục vụ trong nước trong lĩnh vực VTHK. Tạo điều kiện về các chính sách ưu
đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng
nhằm tiếp cận kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực này.
Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao thông
đường bộ, xây dựng hệ thống đường dành riêng cho VTHK bằng xe buýt phát
huy cao độ, phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân.

16



Có chính sách cho việc đào tạo cán bộ quản lý các loại hình doanh
nghiệp có liên quan đến lĩnh vực VTHK, cụ thể hiện nay nên chú trọng đào
tạo cán bộ cho các HTX kinh doanh VTHK.
1.2.3.2. Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách
Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, GTĐB là việc cần
phải triển khai phát triển nhanh chóng, phát triển nhanh hơn so với phát triển
kinh tế -xã hội. Hiện nay, VTHK là một trong những vần đề mang tính xã hội
cao, nó góp phần vào việc lưu thông giao thông với một bộ mặt mới của giao
thông của nước ta đó là phát triển lên thành “văn hóa giao thông”.
Vì vậy, việc lập kế hoạch và quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK là
rất cần thiết trong lĩnh vực giao thông nhất là giao thông đô thị ở các thành
phố.
Phải quy hoạch định hướng đúng, phát triển mạng lưới VTHK bền
vững, quy hoạch phải hài hòa với quy hoạch tổng thể của cả nước cũng như
của địa phương. Quy hoạch không trái với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
không để lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch mạng lưới
VTHK phải đồng bộ với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống
GTĐB, có thể nói là hai mảng này phải đồng hành cùng nhau, phải được xây
dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương trong việc phát triển
GTĐB.
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách
Việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK
là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay – hội nhập toàn cầu, phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân quản
lý lĩnh vực VTHK, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua hệ thống
các cơ quan nhà nước và nhà nước quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của

17



các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi cả
nước cũng như tại các địa phương.
Các cơ quan nhà nước trong hệ thống QLNN về VTHK có nhiệm vụ
trong từng lĩnh vực của cơ quan mình nhưng điều có sự phối hợp giữa các
đơn vị với mục đích là quản lý thật tốt lĩnh vực, ngành nghề của mình, sao
cho công việc được thực hiện đúng chính sách, kế hoạch đã đề ra từ Trung
ương đến địa phương, không có trường hợp thực hiện sai chính sách của nhà
nước, ngoài ra, bộ máy nhà nước góp phần vào việc hệ thống hóa công tác
QLNN của các ngành các cấp.
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về VTHK phải là
những người công dân tốt, là một cán bộ giỏi, đầy nhiệt huyết để có thể là
người đại diện cho nhà nước làm công tác quản lý.
1.2.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB giúp cho mọi người nắm
bắt được những quy định về trật tự ATGT, dần dần giúp người dân tuân thủ
pháp luật một cách tự giác nhằm bảo đảm hoạt động giao thông được trật tự
và an toàn. Tuyên truyền, phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo
đảm trật tự ATGT, từng bước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy
tắc GTĐB, và mục tiêu cuối cùng là xây dựng “văn hóa giao thông”.
Văn hóa giao thông là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của con
người khi tham gia giao thông. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và
nghiêm chỉnh chấp hành các luật về giao thông trong đó có Luật GTĐB.
Nhằm giảm đến mức thấp nhất vi phạm pháp luật, TNGT, đồng thời
nâng cao nhận thức pháp luật, tính tự giác chấp hành pháp luật của người
tham gia giao thông cũng như là đội ngũ lái xe trong lĩnh vực VTHK. Việc

18



tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt là ý thức,
văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông trong toàn xã hội là cần thiết.
Xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông nhằm tạo nên
trạng thái nếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức, tự giác
tuân thủ pháp luật về ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi
dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông, giúp cho nhân dân ý
thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của
bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho người khác. Việc xây dựng
nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi
tham gia giao thông, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được
nâng lên, TNGT và ùn tắt giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cuộc sống mới luôn
đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền văn hóa vừa mang đậm truyền thống Việt
Nam, ngang tầm với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Mỗi
người chúng ta phải nghiêm túc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp
phần xây dựng hệ thống GTVT đường bộ nói chung, VTHK nói riêng ngày
càng hiện đại, an toàn. Và lồng vào tuyên truyền giáo dục Luật GTĐB là việc
tuyên truyền người dân lấy phương tiện giao thông công cộng là phương tiện
di chuyển của mình, đó cũng là văn hóa giao thông đô thị. Từ chổ biết đến hệ
thống giao thông công cộng, chấp nhận, ủng hộ chiến lược phát triển mạng
lưới giao thông công cộng, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng
phương tiện công cộng, điều đó cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã
hội.
1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách
Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP [19] về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Ngành GTVT quy định: Thanh tra việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý


19


×