Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.7 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM
VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CÀ PHÊ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT
NAM – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: G.V LÊ VĂN MẾN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Quá
Trình Kiểm Định Chất Lượng Cà Phê Nhân Tại Công Ty TNHH OLAM VIỆT
NAM- chi nhánh LÂM ĐỒNG” do Nguyễn Hoàng Anh Phương, sinh viên khóa 34,
ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_____________ __________

G.V LÊ VĂN MẾN
Giáo viên hướng dẫn,
_______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

 

tháng

năm 2012


tháng

năm 2012

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

___________________________________
Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại
Học Nông Lâm T.p HCM cũng như toàn thể quí thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và
truyền đạt những kiến thức quí báu cho em trong suốt những năm học.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Thầy -GV Lê Văn Mến  là người đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong toàn
bộ quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo các phòng ban cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong công ty
TNHH OLam chi nhánh Di Linh đã tạo điều và kiện giúp đỡ cho em hoàn thành đề
tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, gia đình và toàn bộ bạn bè, những
người luôn bên cạnh và động viên giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên thực tập nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của toàn thể thầy cô và mọi người để em có điều kiện bổ

sung, khắc phục những hạn chế trong công việc thực tế sau này.
Trân trọng kính chào!

Sinh viên
Nguyễn Hoàng Anh Phương

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG, Đại Học Nông Lâm T.p HCM. Tháng 6
năm 2012.“ Phân tích quá trình kiểm định chất lượng cà phê nhân tại công ty TNHH
OLAM VIỆT NAM – chi nhánh LÂM ĐỒNG”
NGUYỄN HOÀNG ANH PHƯƠNG, Agriculture and Forestry University-Ho
Chi Minh.

March

2012. “Analysis of quality control process coffee Olam Co.

Ltd. Viet Nam-Lam Dong branch”
Khóa luận tìm hiểu về qui trình kiểm định chất lượng cà phê nhân tại công ty
TNHH OLam Việt Nam- chi nhánh Lâm Đồng. Trong quá trình thực hiện đề tài
này, bằng phương pháp thu thật số liện từ các phòng, ban, website công ty kết hợp với
các phương pháp phân tích , thống kê, so sánh nhằm tìm hiểu quá trình kiểm định
trong công ty, đặc biệt là kiểm định chất lượng chất lượng cà phê robusta.
Bài luận văn nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về qui trình kiểm định chất
lượng cà phê tại công ty TNHH Olam Việt Nam- chi nhánh Lâm Đồng qua đó xin
đóng góp một vài giải pháp hi vọng hoàn thiện hơn nữa qui trình kiểm định giúp công
ty ngày một phát triển.


 


M ỤC L ỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... ix
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................3
1.3.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................3
1.4.Cấu trúc của đề tài...............................................................................................3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về ngành chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu....................4
2.2. Khái quát về công ty .........................................................................................5
2.2.1. Giới thiệu về công ty ..............................................................................5
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Olam Việt Nam ..................................6
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty .........................................................7
2.2.4. Bộ máy tổ chức ......................................................................................8
2.2.5. Quá trình sản xuất chính của công ty ...................................................10
2.3 Tình hình tài sản cố định của công ty chi nhánh Di Linh ................................12
2.4. Tình hình lao động của công ty........................................................................14
2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ....................................16
CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................18

3.1.Cơ sở lí luận ......................................................................................................18
3.1.1.Các khái niệm về chất lương sản phẩm và quản lý chất lượng sản
phẩm

........................................................................................................................18
3.1.2.Phân loại chất lượng sản phẩm .............................................................20
v


3.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ................................22
3.1.4.BỘ QUY TẮC CHUNG CHO CỘNG ĐỒNG CAFÉ 4C)...................27
3.1.5.CHƯƠNG TRÌNH UTZ CERTIFIED ..................................................29
3.2.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................31
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................31
3.2.2.Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................31
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................33
4.1. Tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Olam
Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng..................................................................................33
4.2. Tình hình công tác quản lí chất lượng trong công ty .......................................35
4.2.1. Công tác triển khai áp dụng tiêu chuẩn 4C và UTZ CERTIFIED trong
công ty 35
4.2.2. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu vào đối với nguyên liệu ...38
4.2.3. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đối với qui trình chế biến
nguyên ........................................................................................................................46
4.2.4. Phân tích qui trình quản lí chất lượng đầu ra thành phẩm ...................50
4.3. Đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lí chất lượng của công ty ....51
4.3.1. Thành quả đạt được ..............................................................................51
4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng qui trình quản lí chất
lượng


........................................................................................................................55

4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty .........................56
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................60
5.1. Kết luận ............................................................................................................60
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................60
5.2.1. Đối với Công ty ....................................................................................60
5.2.2. Đối với các cơ quan Nhà Nước: ...........................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình trang thiết bị và TSCĐ của Công ty hai năm 2010-2011

13 

Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty

15 

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và
2011

16 

Bảng 4.1. Bảng tổng kết tình hình hoạt động chung của công ty năm 2011 so

với năm 2010

34 

Bảng 4.2. Bảng sản lượng các loại cà phê xuất khẩu qua 2 năm 2010 và 2011

35 

Bảng 4.3. BẢNG TRỪ ĐỘ ẨM

42 

Bảng 4.4. BẢNG TRỪ CỦA CTY OLAM L ÂM ĐỒNG - VỤ MÙA 2011 2012

43 

Bảng 4.9. Đánh giá của khách hàng đối với giá và chất lượng sản phẩm của
công ty

53 

vii 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Hợp Đồng Khách Hàng
Hình 2.3.


8
10

Sơ đồ quy trình chế biến cà phê từ nguyên liệu cho tới thành phẩm
của nhà máy Olam Việt Nam chi nhánh Di Linh

11

Hình 2.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại tài sản của công ty năm 2011

14

Hình 2.5. Biểu đồ so sánh các giá trị chính của công ty đạt được năm 2011

17

Hình 3.1. Sơ đồ các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

22

Hình.4.1 Biểu đồ so sánh tỉ lệ % mức độ hài lòng của khách hàng đối với giá
sản phẩm

54 

viii 
 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Biên bảng nhận lại hang
Phụ l ục 2
Phiếu thăm dò khách hang
Phụ lục 3
Olam Robusta Quality Report

ix 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam từ trước tới nay luôn có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp nhưng nhìn chung các sản phẩm từ nông nghiệp của các doanh nghiệp Việt
Nam thường chiếm tỉ trọng lớn nhưng lại có chất lượng không vượt trội, thậm chí thua
kém so với các nước xuất khẩu cùng ngành khác như Thái Lan, Braxin…Cà phê là
một trong số những mặt hàng nông nghiệp như vậy, mặc dù nước ta liên tục có thứ
hạng cao trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, thậm chí đã có những khoảng
thời gian Việt Nam vươn lên thành quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 thế giới (tháng
3/2012 xuất khẩu cà phê robusta đã vượt Braxin hơn 18% về sản lượng) nhưng tỉ lệ
lớn lại là cà phê phôi, chưa qua tinh chế nên giá trị của khối lượng lớn xuất khẩu
không được cao như kì vọng. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là yêu cầu bắt
buộc đặt ra bên cạnh giữ vững vị thế là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng xuất
khẩu nếu muốn tăng cao giá trị của việc xuất khẩu. Để làm được điều này cần có một
qui trình cải tiến đồng bộ giữa người trồng - nhà thu mua và doanh nghiệp chế biến
cũng như sự chung tay của toàn ngành chế biến các sản phẩm liên quan đến cà phê

nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị, củng cố vị thế.
Từ trước tới nay, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là yếu quyết định đến sự
thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là trong một nền kinh tế thị trường đang hội
nhập kinh tế toàn cầu như nước ta hiện nay. Quản lý chất lượng cũng như bất kỳ một
lĩnh vực quản lý nào cũng phải thực hiện một số chức năng cơ bản như: Hoạch định tổ
chức, kiểm tra, kích thích điều hoà phối hợp. Nhưng do mục tiêu và đối tượng quản lý
của quản trị chất lượng có đặc thù riêng nên các chức năng quản trị cũng có những đặc
điểm riêng và dưới tác động của khoa học công nghệ nhưng nhìn chung tư duy và cách
tiếp cận của quản lý chất lượng luôn luôn cố gắng gắn với yêu cầu của thị trường và
1


khách hàng. Olam Việt Nam là một thành viên của Olam International Limited mà
ngay khi bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam với vai trò là một nhà xuất khẩu
cà phê thành phẩm đã định hướng tạo nên giá trị cho mình dựa vào một chiến lược
chất lượng khác biệt, vượt trội, dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đối với yêu
cầu của từng khách hàng. Sau hơn 20 năm đặt chân vào thị trường Việt Nam, bằng
chiến lược tạo ra giá trị từ chất lượng sản phẩm vượt trội của mình, công ty hiện là
một trong những doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu trong ngành chế biến cà phê
thành phẩm xuất khẩu. Từ những kiến thức chung, tổng quát về quản trị chất lượng và
kỹ năng thực hành về quản lý và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được trang bị
trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và thực tập tại công ty Olam Việt Nam chi
nhánh Lâm Đồng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích quá trình kiểm định
chất lượng cà phê nhân tại công ty TNHH Olam Việt Nam – chi nhánh Lâm
Đồng” nhằm tìm hiểu về qui trình quản lí chất lượng sản phẩm, qua đó cũng xin đóng
góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản góp phần nâng cao chất
lượng, lợi nhuận, uy tín đối với khách hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích tình hình kiểm định chất lượng cà phê

nhân thành phẩm tại công ty TNHH OLam Việt Nam– chi nhánh Lâm Đồng qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng qua
đó nâng cao kết quả kinh doanh, tạo dựng niềm tin, uy tín đối với đối tác, khách hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Bài luận văn hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
-

Tình hình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Olam Việt
Nam – chi nhánh Lâm Đồng

-

Tình hình công tác quản lí chất lượng trong công ty

-

Đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lí chất lượng của công ty

-

Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Công ty TNHH Olam Việt Nam- Chi nhánh Lâm Đồng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài trong 4 tháng từ tháng 02/2012 đến

tháng 05/2012 .
Số liệu: Số liệu phân tích chủ yếu được lấy năm 2010 và năm 2011.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương mở đầu nêu lí do, ý nghĩa của việc chọn đề tài cũng như phạm vi, cấu
trúc của đề tài và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu về quá trình hình thành phát triển và kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nêu lên những định nghĩa, khái niệm mà đề tài nghiên cứu đề cập tới, phương
pháp nghiên cứu được dung trong đề tài.
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận và phân tích,
thảo luận các kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra các kết luận trong quá trình thực hiện đề tài và trên cơ sở kết quả nghiên
cứu đã đạt được đề ra các kiến nghị có liên quan nhằm giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu
Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ XX ngành cà phê Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng cũng như lượng cà phê
xuất khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha, trong đó diện tích ở thời kỳ sản
xuất có 10.800 ha, sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha) thì 20 năm sau,

năm 2000, cả nước đã có 533.000 ha, trong đó diện tích sản xuất có 385.000 ha với sản
lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87 tấn/ha) và xuất khẩu được 705.300 tấn vươn lên
hàng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Sau 12 năm kể từ khi vươn lên vị
trí thứ 2, cà phê Việt Nam vẫn giữ vững vị thế số 2, đáng mừng hơn có những thời
điểm ngắn,Việt Nam đã vượt qua cả Braxin. Kết thúc năm 2011, Việt Nam xuất khẩu
khoảng 1,2 triệu tấn cà phê mang lại doanh thu khoảng 2 tỉ Đô la. Từ trước tới nay, cà
phê Việt Nam luôn gặp một vấn đề “muôn thuở” đó là được mùa thì mất giá, được giá
thì mất mùa gây khó khăn rất lớn cho người trồng cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới các
công ty chế biến, xuất khẩu cà phê. Có một điểm đặc biệt cần chú ý đó là tỉ lệ khối
lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước liên tục giảm so với các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia thị trường cà phê nước ta. Nếu như những năm trước, tỉ lệ
các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu chiếm trên dưới 80% toàn bộ sản lượng thì
một , hai năm gần đây, tỉ lệ của các doanh nghiệp này giảm xuống còn gần 56% và
được dự báo sẽ còn giảm trong những năm tới nếu không có sự can thiệp, trợ giúp cần
thiết từ phía nhà nước. Khi các công ty nước ngoài đơn thuần tham gia thị trường cà
phê Việt Nam với vai trò là một công ty trực tiếp thu mua từ người dân để xuất khẩu
thô sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước bởi những công ty này
thường có qui mô lớn về kinh tế, có sức ảnh hưởng tới việc định giá thu mua (thường
tạo các sức ép nhằm giảm giá cà phê ). Điều này là cực kì bất lợi cho ngành cà phê
4


nước ta lâu nay vốn là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 nhưng tỉ lệ sản phẩm cà phê thô
luôn ở mức cao trên dưới 95% và tiêu chuẩn vào loại trung bình trong các thang tiêu
chuẩn cà phê xuất khẩu thế giới. Theo báo cáo ngày 1/9/2009 của Tổ chức cà phê thế
giới (ICO) có tới 75% cà phê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity
Improbement Program). Điều này ảnh hưởng đến uy tín của cà phê Việt Nam và ngày
càng mất sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới. Như vậy, khi nhìn một cách
tổng thể vào bức tranh xuất khẩu cà phê nhiều năm trở lại đây, dễ dàng nhận thấy
ngành cà phê trong nước vẫn chưa có chiến lược đồng bộ nâng cao chất lượng sản

phẩm cũng như chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm nên chưa thể điều tiết giá cả,
việc xuất khẩu vẫn chưa có sự điều hành thống nhất nhưng cũng không thiếu những
cuộc chiến ngầm thực sự về chất lượng, giá cả, cũng như thị phần. Khi mà sự xuất hiện
của những nhà thu mua đơn thuần (xuất khẩu thô về các nhà máy chế biến đầu mối)
nước ngoài, sự tham gia của các công ty chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp trong
nước… cùng tạo nên một thị trường khó kiểm soát và đầy rủi ro thì sự có mặt tham gia
của những công ty như OLam với chiến lược nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm là
một điều đáng khích lệ.
2.2. Khái quát về công ty
2.2.1. Giới thiệu về công ty
Công ty Công ty TNHH Olam Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Olam
International Limited kinh doanh đa ngành trong đó các sản phẩm về nông nghiệp là
lĩnh vực chính. Olam có trụ sở chính tại Singapore và hiện đang là một trong số 40
công ty lớn nhất Singapore về vốn hóa thị trường. Olam là tập đoàn hàng đầu toàn cầu
tích hợp chuỗi cung ứng quản lý và xử lý các sản phẩm nông nghiệp và thành phần
thực phẩm, tìm nguồn cung ứng trên 20 sản phẩm với sự hiện diện trực tiếp tại 65 quốc
gia, xử lý trung bình 8,5 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp cho một doanh thu 15,7 tỷ
USD mỗi năm.
Bắt đầu tìm hiểu thị trường Việt Nam từ những năm 1990 và chính thức hoạt
động năm 2000, Olam Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có vị thế trong ngành chế
biến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là nhân cà phê thành phẩm.
-

Tên công ty: Công ty TNHH Olam Việt Nam

5


-


Logo công ty :

-

Trụ sở chính: 76 Lê Lai-Quận 1-Tp.HCM- Việt Nam

-

Tên thương hiệu: Olam Việt Nam

-

Điện thoại +84 (63) 872583

-

Website www.olamonline.com

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Olam Việt Nam
a. Các mốc lịch sử quan trọng
- Từ năm 1990, tập đoàn Olam International Limited đã bắt đầu tìm hiểu về thị
trường cung ứng các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cây cà phê, hồ tiêu
và hạt điều. Đây là tiền đề cho sự quyết định thành lập Olam Việt Nam sau này.
- Năm 2000, Olam chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào khi thiết lập
nhà máy sản xuất cà phê đầu tiên ở tỉnh Đăknông, trụ sở chính đặt tại Tp.HCM.
- Năm 2002, Olam mở rộng các văn phòng khu đại diện vực Long An, Đồng
Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Gia Lai với mục đích sẽ mở rộng qui mô các nhà máy chế
biến cà phê ra vùng trung tâm cây cà phê và sản xuất cà phê.
- Năm 2003, công ty quyết định đầu tư dây chuyền chế biến cà phê nhân thành
phẩm tại Di Linh- Lâm Đồng. Đây là bước đi quyết định cho sự mạnh dạn mở rộng mô

hình kinh doanh của công ty.
- Năm 2005, từ một nhà máy thu mua, chế biến cà phê, công ty mở rộng mô hình
tại các tỉnh ….
- Kể từ đó tới nay, công ty liên tục ổn định và nâng cao qui mô các nhà máy chế biến
với tổng số vốn đầu tư cho máy móc hơn 45 triệu Đô la.
- Ngoài ra, Olam Việt Nam không chỉ có tham vọng về các sản phẩm từ các cây
cà phê, hồ tiêu, điều mà Olam Việt Nam luôn định hướng sẽ mở rộng nhiều hơn nữa
các sản phẩm từ nông nghiệp như gạo, bông, các sản phẩm từ gỗ… Olam luôn đánh
giá cao và hi vọng đầu tư phát triển tốt ở đối với các sản phẩm của nền nông nghiệp
Việt Nam.

6


b. Thành tựu
Sau hơn 20 năm tìm hiểu và đi vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, Olam Việt
Nam vươn lên trở thành một trong những nhà xuất khẩu nước ngoài hàng đầu cà phê
và các sản phẩm nông nghiệp khác bằng chuỗi giá trị mà công ty đã theo đuổi ngay từ
khi mới bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam. Bằng những kinh nghiệm và nỗ
lực của mình, Olam Việt Nam đã dành được nhiều sự khen ngợi từ phía cơ quan chức
năng địa phương, sự công nhận, bằng khen của các tổ chức chất lượng, đặc biệt có thể
kể đến như giải thưởng Chất Lượng Vàng cho sảm phẩm cà phê xuất khẩu do phòng
công nghiệp VCCI trao tăng; Top 10 Doanh nghiệp mạnh có vốn đầu tư nước ngoài
xuất khẩu cà phê do báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với website Giacaphe.com và ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức bầu chọn năm 2008, chứng nhận công ty đáp
ứng theo tiêu chuẩn chất lượng 4C …
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh thương mại cà phê nhân cho
các doanh nghiệp khác.
Sản xuất, chế biến, mua bán và xuất khẩu các loại nông sản thực phẩm. Mua bán

cà phê xô, vỏ..phục vụ cho việc sản suất.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ về cây cà phê cũng như
các loại sản phẩm nông nghiệp khác.
Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghiên cứu một số loại hình cây trồng khác nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm.

7


2.2.4. Bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH

PGĐ SẢN

DOANH

XUẤT

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG


BỘ

BỘ

BỘ

TỔ

KINH

KẾ

PHẬN

PHẬN

PHẬN

DOANH

TOÁN

KCS

KHO

BẢO

CHỨC


VỆ

HÀNH
CHÍNH

Nguồn: Phòng TC-HC
Giám đốc
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, trực
tiếp phụ trách các lĩnh vực sau:
-

Tổ chức nhân sự, hành chính.

-

Chỉ đạo hoạt động kinh doanh.

-

Giúp việc cho PGĐ kinh doanh và PGĐ sản xuất và các phòng, trạm.

Phó giám đốc kinh doanh
Phụ trách các lĩnh vực sau:
-

Công tác kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

-

Công tác quản trị tài chính.


-

Tham vấn cho giám đốc về các chính sách sử dụng vốn và chi tiêu của công ty.

-

Sản xuất kinh doanh sản phẩm.
8


Phó giám đốc sản xuất
Phụ trách các lĩnh vực sau:
-

Công tác sản xuất tại Công ty và các trạm, trại.

-

Đại diện cho lãnh đạo trong việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng.

Phòng tổ chức hành chính
Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban
nghiệp vụ thực hiện.
Giải quyết các thủ tục chế độ chính sách khi cử người đi học, đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức.
Lập và quản lý quỹ lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng. Tổng
hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh

Cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý kho hang. Tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu
chiến lược bán hang, khuyến mãi, tiếp thị. Phát triển thị trường mới.
Phòng kế toán
Cung ứng tiền vốn phục vụ sản xuất. Thực hiện báo cáo tài chính, thống kê theo
quy định của pháp luật. Giám sát tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của
Công ty.
Bộ phận KCS
-

Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước
khi nhập và xuất xưởng.

-

Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất.

-

Kiểm tra qui trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất

-

Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng.

-

Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa.

Bộ phận kho

Bảo quản, sắp xếp, theo dõi xuất, nhập, tồn các loại cà phê, vật dụng, phụ liệu
theo đúng quy định của nhà máy không để bị mất cắp, thất thoát.

9


Lập sổ cái theo dõi, tuân thủ hệ thống ghi chép chứng từ của nhà máy (xuất,
nhập, tồn)
Kiểm tra, theo dõi, quản lý, đảm bảo an toàn chất lượng cà phê được giao.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về hao hụt, mất mát, thất thoát.
Đóng, mở cửa kho, nhà máy theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
2.2.5. Quá trình sản xuất chính của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Hợp Đồng Khách Hàng

Hợp đồng sản 

Kế hoạch

Kho nguyên 

xuất 

sản xuất 

liệu 

Thanh lý hợp 

Xuất hàng


KCS kiểm 

Chế biến 

Kho 

tra 

đồng 

Nguồn: Phòng KCS

10


Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế biến cà phê từ nguyên liệu cho tới thành
phẩm của nhà máy Olam Việt Nam chi nhánh Di Linh

Nguyên liệu

Kiểm tra,

Nhập kho

Tách tạp, đá

lấy mẫu
Phân loại kích
thước, trọng lượng


Đóng bao

Sấy

Đánh bóng

Nhập kho 
thành phẩm
Nguồn: Phòng KCS
Qui Trình: Trên là sơ đồ qui trình khép kín từ khi thu mua cà phê của các đầu
mối cho tới khi thành cà phê thành phẩm. Một điều cần chú ý là cà phê thành phẩm là
thành phẩm đối với công ty Olam Việt Nam nhưng cũng có thể đây là sản phẩm bán
thành phẩm đối với khách hàng của Olam.
Nguyên liệu: Là cà phê nguyên liệu được công ty kí kết hợp đồng thu mua.
Thường thì công ty kí kết hợp đồng trực tiếp với người trồng cà phê nhằm đảm bảo lợi
ích tối đa cho người trồng cũng như đảm bảo sản lượng mục tiêu của công ty.
Kiểm tra, lấy mẫu: Kiểm tra, lấy mẫu là một bước quan trọng trong qui trình
quyết định đến chất lượng, giá cả, cách tính trọng lượng đối với cà phê của người bán.
Phần này có trình bày rõ trong chương 4 khi áp dụng cách tính giá cho người bán
Nhập kho: Cà phê thô khi vượt qua bước kiểm tra lấy mẫu sẽ được nhập kho chờ
được chế biến. Kho của công ty luôn luôn đảm bảo các qui định về độ ẩm, độ
nóng,tránh mối mọt… để giữ cho cà phê có chất lượng tốt nhât

11


Tách tạp, đá: Cà phê từ kho sẽ được luân chuyển qua nhà máy để tiến hành chế
biến. Cà phê sẽ được tách các tạp chất, đất đá (có thể lẫn trong quá trình thu hoạch,
phơi sấy…) bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ: sàng lọc đá, máy hút kim loại,…
Phân loại kích thước, trọng lượng: Cà phê sau khi tách bỏ các tạp chất sẽ được

chuyển đến máy sang lọc chuyên biệt kết hợp với các biện pháp kĩ thuật về phân biệt
kích thước và trọng lượng để phân loại cà phê. Đây chính là khâu phân loại các loại
sản phẩm cà phê sao cho phù hợp với các kí kết đối với khách hàng về tiêu chuẩn
trọng lượng, khối lượng.
Đánh bóng: Cà phê sau khi được phân loại theo từng tiêu chuẩn sẽ được đánh
bóng tạo hình thức bắt mắt đáp ứng yêu cầu về độ bóng cho sản phẩm của khách hàng.
Có hai hình thức đánh bóng sản phẩm đó là đánh bóng ướt và đánh bóng khô, mỗi loại
có một số ưu điểm vượt trội khác nhau đáp ứng tùy theo từng nhóm yêu cầu của khách
hàng. Việc lựa chọn cách đánh bóng nào tùy thuộc vào quyết định của ban giám đốc
dựa trên hợp đồng kí kết với khách hàng.
Sấy: Cà phê được đưa vào sấy đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm đảm
bảo theo tiêu chuẩn. Việc sấy cà phê dựa trên thiết bị và tiêu chuẩn công nghệ cao còn
giúp sản phẩm tránh được nhiều các mối hại đe dọa từ điều kiện thời tiết, sâu đục…
Đóng bao: Tất cả các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu trong các bước trên sẽ
được loại bỏ trước khi đóng bao. Như vậy có nghĩa là chỉ những sản phẩm đạt yêu cầu
về tiêu chuẩn định trước mới xuất cho khách hàng. Việc đóng bao cũng phải tuân thủ
các qui định về trọng lượng bao, kích cỡ bao bì cũng như đảm bảo an toàn, không ảnh
hưởng tới chất lượng cà phê trong khi vận chuyển.
2.3 Tình hình tài sản cố định của công ty chi nhánh Di Linh
Trang thiết bị máy móc là một yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất sản phẩm
của doanh nghiệp đặc biệt là đối với ngành chế biến cà phê do khối lượng sản phẩm là
vô cùng lớn cũng như đòi hỏi tính tương đối phức tạp đối với máy móc nếu muốn cho
ra một sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, chính vì thế, trang thiết bị máy móc cũng
đồng thời biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thời gian
qua Công ty đã đầu tư và mua sắm trang thiết bị máy móc sao cho đáp ứng hiệu quả
cao nhất công việc sản xuất.

12



Nhà cửa vật kiến trúc(NC-VKT): Ngay từ khi gây dựng, Công ty đã chủ động
xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng rất rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái
nhất, tốt nhất cho mọi công nhân viên trong Công ty.
Máy móc thiết bị (MM-TB): Do công ty ý thức được tầm quan trọng của máy
móc ảnh hưởng đến sản phẩm nên máy móc thường xuyên được nâng cấp, thay mới.
Dụng cụ quản lý (DCQL): Khâu quản lý là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt sẽ sản xuất kinh doanh tốt và ngược lại, do
vậy, Công ty đã trang bị khá đầy đủ các dụng cụ quản lý nhằm khai thác tối ưu hiệu
quả của hoạt động này.
Phương tiện vận tải (PTVT): Công ty đã trang bị một đội ngũ vận tải đủ lớn để
đảm bảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian và địa điểm quy định
Bảng 2.1 Tình hình trang thiết bị và TSCĐ của Công ty hai năm 2010-2011
Đvt: triệu đồng
Năm 2010
Tài sản

Năm 2011

Chênh lệch
(2011/2010)

Nguyên

Tỷ trọng

Nguyên

Tỷ trọng

giá


(%)

giá

(%)

NC-VKT 15.610,47

34,01

17.519,56

32,67

1.909,09

12,23

MMTB

26.117,67

56,90

31.202,39

58,19

5.084,72


19,47

PTVT

3.042,25

6,63

3.342,31

6,23

300,06

9,86

DCQL

1.127,51

2,46

1.557,40

2,90

429,89

38,13


TỔNG

45.897,90

100,00

53.621,66

100,00

7.723,76

16,83

±∆

T ỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng TC-HC
Nhìn chung, tình hình máy móc, trang thiết bị của Công ty luôn chiếm tỉ trọng
cao nhất trong cơ cấu tài sản cố định của công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của
công ty

13


Hình 2.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại tài sản của công ty năm 2011
3342.31


1557.4

17519.56

NC‐VKT
MMTB
PTVT
DCQL

31202.39

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản của công ty (56,90% vào năm 2010 và 58,19% vào năm 2011), kế đến là
nhà xưởng, vật kiến trúc tăng nhiều nhất chiếm đến 17.519,56 triệu đồng tương ứng
32,67% so với năm 2010. Nguyên nhân là sản lượng thu mua hạt cà phê và đơn hàng
tăng lên đáng kể nên phải xây dựng thêm nhà kho, xưởng chế biến và lò sấy.
Bên cạnh đó vào năm 2011 công ty có thêm khách hàng mới nên tình hình sản
xuất cũng đã được mở rộng, vì thế phương tiện vận tải đã được nâng cấp đáng kể. Cụ
thể, năm 2011 giá trị phương tiện vận tải tăng lên 300,06 triệu đồng, tương ứng là
9,86% so với năm 2010.
2.4. Tình hình lao động của công ty
Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty,
đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm,
cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty. Trong những năm qua, do nhu
cầu về mở rộng sản xuất nên lực lượng lao động của Công ty ngày càng lớn mạnh

14


Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty

Đơn v ị: Người
Năm 2010
Chỉ tiêu

Số
lượng

Tổng số lao động

Năm 2011

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

1.200

100

1.250

120

10,00

130


Chênh lệch
(2011/2010)

Tỷ
trọng

±∆

(%)
100

Tỷ lệ
(%)

50

4,17

4

3,33

Phân theo chức năng
-Quản Lí
-Trực tiếp sản xuất

1.080

90,00


10,40

112

89,60

46

4,26

Phân theo giới tính
-Nam

517

43,08

537

42,96

20

3,87

-Nữ

683

56,92


713

57,04

30

4,39

70

5,83

90

7,20

20

28,57

130

10,83

150

12,00

20


15,38

1.000

83,34

1.010

80,80

10

1,00

Phân theo trình độ
- Đại học, trên đại học
-Cao đẳng, Trung cấp
kỹ thuật
- Lao động phổ thông

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Bảng trên cho thấy đến cuối năm 2011, công ty có 1.250 nhân lực trong đó chủ
yếu được huy động tại địa phương và các huyện đến làm việc. Như vậy, năm 2011
lượng lao động tăng 50 người ( tương đương 4,17%) so với năm 2010 để đáp ứng đầy
đủ cho nhu cầu mở rộng sản xuất. Lao động Công ty 90% là lao động trực tiếp và là
lao động phổ thông. Công ty rất chú trọng đến nguồn nhân lực thông qua việc tuyển
dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Một điều đáng chú ý trong cơ cấu lao
động của công ty đó là trình độ lao động tăng cao. Năm 2011 tăng 50 người so với
năm 2010 thì trong đó có tới 20 người ở trình độ đại học, trên đại học, 20 người ở trình

độ cao đẳng, trung cấp và tăng 10 người ở trình độ lao động phổ thông. Như vậy, công
15


×