Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.38 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG
PHONG PHÚ
NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT GIA DỤNG
PHONG PHÚ” do NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN, sinh viên khóa 34, ngành Kinh
tế, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đả bảo vệ thành công trước hội
đồng ngày …………………………

NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký & họ tên)

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký & họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực tập vừa qua, em đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ
phía các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và các anh
chị trong Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú. Ngoài ra, còn có sự động viên tinh
thần rất lớn từ phía gia đình và bạn bè giúp em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập
này.
Trước hết, em xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh – những người đã truyền dạy cho em vốn kiến thức vô cùng quý báu
giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đó cũng là hành trang vững chắc nhất giúp em
bước vào đời tự tin và thành công. Đặc biệt, em muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến

thầy Nguyễn Duyên Linh – giáo viên hướng dẫn đề tài cho em. Đồng thơi, em cũng
xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Bích Phương – giáo viên chủ nhệm đã sát cánh bên cạnh,
dạy bảo, hướng dẫn tập thể lớp TM34 chúng em .
Xin gởi nơi đây tấm lòng biết ơn vô bờ bến đối với Ba, Mẹ - những người đã
sinh ra, nuôi em khôn lớn và trưởng thành như hôm nay. Một lời em không thể nói hết
lòng biết ơn đối với công lao ấy. Em xin hứa sẽ không ngừng phấn đấu, thành đạt để
không phụ lòng ba mẹ đã kỳ vọng nơi em.
Bên cạnh đó, em cũng muốn gởi lời cảm ơn đến các cô, các chú, anh chị các
phòng ban, đặc biệt là phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Dệt
Gia Dụng Phong Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Uyên cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn- những người luôn ở
bên cạnh động viên giúp đỡ mình cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học
tập. Xin cảm ơn các bạn.
Cuối cùng cho em gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến trường Đại Học Nông Lâm,
Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú. Chúc các thầy, cô, các chú và các anh chị
cùng toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC HẠNH UYÊN. Tháng 7 năm 2012. “Phân Tích Tình Hình
Xuất Khẩu Khăn Bông Của Công Ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú”
NGUYEN NGOC HANH UYEN. July 2012. “ Situation Analysis Of Cotton
Towels Trade Joint Stock Company Textile Household”
Dệt may hiện là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của việt Nam, với
lượng thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp
đang kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện
nay , việc nghiên cứu tình hình và tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho
các doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết.

Đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty Cổ Phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú-thực trang và giải pháp” được thực hiện dựa trên nguồn số liệu các
phòng ban Công ty năm 2009-2011 và có những nội dung chính như sau: tìm hiểu tình
hình kinh doanh của Công ty năm 2009-2011, phân tích thực trang kinh doanh xuất
khẩu sản phẩm dệt, đánh giá các mặt thành công, hạn chế, cơ hội thách thức trong hoạt
động xuất khẩu của Phong Phú. Sau đó, đưa ra một số giải pháp khắc phục điểm yếu,
phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách nhằm thúc đẩy hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Đề tài cũng đã kiến nghị một số giải pháp đối với
Nhà nước và Hiệp hội dệt may để hổ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng
cao hiệu quả xuất khẩu dệt may.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài: phương pháp mô tả, so
sánh, phân tích, tổng hợp, ma trận SWOT…


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................... x 
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 
Đặt vấn đề .................................................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................. 2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 2 
1.4 Cấu trúc khóa luận ................................................................................................................. 3 
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN .......................................................................................................... 4 
2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam ................................................................................ 4 
2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông ........................................................................................ 5 
2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú .................................................................. 5 
2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú............................................ 10 

a) Những ưu điểm .............................................................................................................. 10
b) Một số hạn chế .............................................................................................................. 10
2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú ................................................. 11 
2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú ........................................... 11 
2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú .................................. 11 
2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú ...................................... 12 
2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty ............................................................................ 13 
2.3.4.1 Tầm nhìn ................................................................................................................ 13
2.3.4.2 Sứ mạng ................................................................................................................. 14
2.3.4.3 Mục tiêu hoạt động ................................................................................................ 14
2.3.4.4 Định hướng phát triển ............................................................................................ 14
2.3.5 Sơ đồ tổ chức Công ty .................................................................................................. 15 
2.3.6 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ................................................................. 16 
2.3.7 Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty ............................................................... 18 
2.3.8 Những sản phẩm chủ đạo cuả Công ty ......................................................................... 19 
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................... 21 
v


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 21 
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................................ 21 
3.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa ..................................................................................... 21 
3.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu .............................................................................. 21 
3.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu ................................................................................... 22 
3.1.4 Các hình thức xuất khẩu thông dụng ở Việt Nam ........................................................ 26 
3.1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu ......................................... 29 
3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ......................................................... 32 
3.1.6.1 Yếu tố vi mô : ........................................................................................................ 32
a) Sức cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................. 32
b) Trình độ quản lý của doanh nghiệp ........................................................................... 33

3.1.6.2 Yếu tố vĩ mô .......................................................................................................... 34
a)Tỉ giá hối đoái............................................................................................................. 34
b) Văn hóa phong tục tập quán ...................................................................................... 35
c) Khoa học công nghệ. ................................................................................................. 35
d) Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................................... 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 35 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .............................................................. 35 
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................................... 36 
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................................... 39 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 39 
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh cùa Công ty ..................................................................... 39 
4.1.1 Kết quả hoạt đông kinh doanh từ năm 2009-2011 ....................................................... 39 
4.1.2 Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Công ty. .......................................................... 40 
4.2 Thực trạng xuất khẩu khăn bông của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú ..................... 40 
4.2.1Vai trò xuất khẩu khăn bông trong danh mục sản phẩm xuất khẩu............................... 40 
4.2.2 Tình hình xuất khẩu khăn bông từ năm 2009-2011...................................................... 41 
4.2.2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm khăn bông của Phong Phú ................... 41
4.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông theo thị trường .................................................. 42
4.3 Cơ cấu xuất khẩu ................................................................................................................. 44 
4.3.1 Mặt hàng ....................................................................................................................... 44 
4.3.2 Phương thức xuất khẩu ................................................................................................. 45 
4.3.3 Phương thức thanh toán ................................................................................................ 45 
vi


4.3.4 Tình hình ký kết hợp đồng .......................................................................................... 47 
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty ............................ 48 
4.4.1 Về mặt khách quan ....................................................................................................... 48 
4.4.2 Về mặt chủ quan ........................................................................................................... 51 
4.5 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty ................................................. 53 

4.5.1 Các tồn tại ..................................................................................................................... 53 
4.5.2 Nhóm giải pháp đẩy...................................................................................................... 54 
4.5.2.1 Nâng cao kinh nghiệm trong tổ chức điều hành sản xuất ...................................... 54
4.5.2.2 Thực hiện tốt khâu kiểm hóa và quy trình quản lý chất lượng .............................. 54
4.5.2.3 Chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế........................................................................ 55
4.5.2.4 Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm và nâng cao hình ảnh Công ty ......... 55
4.5.2.5 Tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc .................................................... 56
4.5.2.6 Duy trì và phát triển quan hệ với các bạn hàng nước ngoài .................................. 56
4.5.3 Nhóm giải pháp kéo...................................................................................................... 56 
4.5.3.1 Một số giải pháp Marketing cho Công ty .............................................................. 56
4.5.3.2 Phát triền quảng cáo sản phẩm khăn bông ............................................................ 58
4.5.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu................................................................................ 58
4.5.3.4 Mở cửa hàng văn phòng đại diện của Công ty tại các thị trường lớn .................... 59
4.5.3.5 Tìm thêm nguồn nguyên liệu trong nước và trong khu vực .................................. 59
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 61 
5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 61 
5.2 Các kiến nghị đề xuất nhà nước .......................................................................................... 62 
5.2.1 Phát triển quan hệ chính trị làm tiền đề phát triển kinh tế ............................................ 62 
5.2.2 Chính sách đầu tư phát triển ......................................................................................... 63 
5.2.3 Chính sách uu đãi về xuất khẩu .................................................................................... 63 
5.2.4 Chính sách về vốn ........................................................................................................ 63 
5.2.5 Chính sách tỷ giá hối đoái ............................................................................................ 64 
5.2.6 Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất khẩu ....................................................... 64 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN


:

Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á

AFTA

:

Khu Vực Thương Mại Tự Do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

EU

:

Liên minh Châu Âu

ODA

:

Hỗ trợ phát triển chính thức (vốn viện trợ)

XK

:

Xuất khẩu

KD-XNK


:

Kinh doanh xuất nhập khẩu

KNXK

:

Kim ngạch xuất khẩu

CB.CNV

:

Cán bộ công nhân viên

HTSX

:

Hệ thống sản xuất.

CP

:

Cổ phần

PPH


:

Phong Phu Home

CEPT

:

Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung

WTO

:

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

ISO

:

Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa

L/C

:

Thư tín dụng

DP


:

Thanh toán trực tiếp

T/T

:

Chuyển điện báo

JEPA

:

Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

KDXK

:

Kinh doanh xuất khẩu

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-2011) ............................................................ 4 

Bảng 3.1 Mô hình ma trận SWOT...................................................................................... 38
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú ........ 39 
Bảng 4.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 2009-2011 ............................ 40 
Bảng 4.3 Tình hình xuất khẩu khăn bông của Phong Phú năm 2009-2011 ......................... 41 
Bảng 4.4 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường năm 2009-2011 ................................................. 42 
Bảng 4.5 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo mặt hàng năm 2009-2011......................................... 44 
Bảng 4.6 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức XK năm 2009-2011 ........................... 45 
Bảng 4.7 Cơ cấu xuất khẩu khăn theo phương thức thanh toán năm 2009-2011 ............... 46 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis ......................................................................................... 6
Hình 2.2 Logo của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú .................................................. 11
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

.................................................................................... 15

Hình 2.4 Tình hình nhân sự của Công ty năm 2011 ...................................................................... 18
Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu khăn bông năm 2009-2011 .......................................................... 41
Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu khăn theo thị trường năm 2009 – 2011 ...................................... 42
Hình 4.3 Mô hình 4P-4C ............................................................................................................... 57


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước hội nhập
với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, từng bước hoàn thiện mình để được thế giới
công nhận là nền kinh tế thị trường. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành
mục tiêu chung của nhiều quốc gia. Để theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam không ngừng
đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như gạo, café, cao
su, thủy sản, gỗ, dệt may, dầu khí… trong đó, hàng dệt may chiếm phần quan trọng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm qua, ngành dệt may đã
lớn mạnh rất nhanh, các sản phẩm dệt may không nghừng được cải thiện, nâng cao về
chất lượng , mẫu mã, thị trường ngày càng được mở rộng vào các thị trường lớn như
EU, Mỹ, Nhật… Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất
khẩu hàng dệt may của nước ta ngày càng tăng. Sự ra đời của các doanh nghiệp này
không chỉ thu hút một bộ phận lớn lao động xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp
mà hơn hết, nó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt
những lợi thế của quốc gia.
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đã và mới tham gia vào lĩnh vực này,
những xu hướng phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra không
ít thách thức về khả năng cạnh tranh: chất lượng sản phẩm, giá cả, tiêu chuẩn và rào
cản kỹ thuật… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… để đủ sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu của Công ty CP Dệt Gia Dụng
Phong Phú, được biết đến các hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty, cùng với

tình hình nước ta đang đứng trước những khó khăn của sự suy thoái nền kinh tế, em


thấy một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để duy trì kim ngạch xuất nhập khẩu của
công ty trong tình hình suy thoái nền kinh tế toàn cầu, duy trì và phát triển trong các
lĩnh vực xuất khẩu. Trong đó, khăn bông là sản phẩm chủ lực của công ty, có tỉ suất lợi
nhuận khá cao và có ít đề tài nghiên cứu. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Phân tích
tình hình xuất khẩu khăn bông của công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú – Thực trạng
và giải pháp’’
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO)
việc xuất khẩu khăn bông của Công ty đang có rất nhiều thuận lợi, kim ngạch xuất
khẩu cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Công ty cũng gặp
không ít khó khăn do gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh (Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia …). Đặc biệt trong cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy
thoái toàn cầu, việc tìm ra một cách đi uyển chuyển phù hợp là sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may – một ngành gần như không có sự
bảo hộ của nhà nước và luôn chịu áp lực bởi tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
trong và ngoài nước. Do đó, đề tài được đề ra nhằm các mục tiêu chính sau :
- Phân tích tình hình xuất khẩu khăn bông của Công ty trong thời gian qua,
nhằm rút ra kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh xuất khẩu trong
những năm tiếp theo.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn cho Công ty làm cơ sở cho việc hoạch
định những chiến lược mới.
- Đưa ra những giái pháp và kiến nghị giúp duy trì sản lượng xuất khẩu trong
giai đoạn khó khăn, nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu khăn bông của Công ty.
- Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cô Phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú (48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9,

TP. HCM)
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012

2


1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, lý do chọn Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú và
đề ra mục tiêu nghiên cứu. Trong chương này cũng nêu lên phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Nêu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ cũng
như vấn đề liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành của Công ty, phương
hướng hoạt động trong tương lai của Phong Phú cũng được đề cập đến.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề
đang nghiên cứu như các khái niệm về hoạt động.xuất khẩu , nhiệm vụ, vai trò,ý nghĩa
của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế… Ngoài ra, chương này còn trình bày các
phương pháp nghiên cứu được áp dụng làm cơ sở thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu.
Thấy được thực trạng cũng như hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của
Công ty Phong Phú. Xác định những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm khăn bông của Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng
Phong Phú
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. nêu những nhận xét từ kết quả

nghiên cứu, cũng như những khó khăn mà Công ty gặp phải. Từ đó, đưa ra những kiến
nghị đối với nhà nước và Công ty Phong Phú để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu.

3


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Thị trường dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và hiện nay đã được con
số kim ngạch xuất khẩu trung bình 13,8 tỷ USD/năm. Thị trường xuất khẩu mở rộng ra
nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm của
nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim
ngạch bình quân của giai đoạn 2009 - 2010. Đưa dệt may trở thành ngành có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp 17% vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả
nước,duy trì vị trí top 10 nước dệt may xuất khẩu hàng đầu thế giới và hiện đứng trong
nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-2011)
Chỉ tiêu

2007

2008

ĐVT : Triệu USD
2009
2010
2011


Kim ngạch xuất khẩu dệt may

7.750

9.120

9.066

Phần trăm tổng KNXK của VN

16.02%

14.50%

16.02%

15.60% 14.98%

17.68%

-0.59%

23.26% 29.40%

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm
trước theo giá hiện thời

11.175

11.693


(Nguồn: GSO, HBBS)
Đây là một trong những ngành sản xuất công nghiệp xuất khẩu chủ lức của cả
nước có tỉ lệ tăng trưởng hằng năm trên 10%. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu toàn ngành bị suy giảm nhưng
không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng phục vụ tiêu dùng mang
tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do
đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này cũng thay
đổi không đáng kể.
Kết thúc quý 1 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,575 tỷ USD
tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.


Hiện nay Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ hai vào thị trường Mỹ,
đứng thứ ba thị trường Nhật Bản và thị trường Châu Âu. Mục tiêu của toàn ngành là
đến năm 2015 phát triển dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất
khẩu chủ lực, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hóa là
60%, thu hút trên 2,5 triệu lao động. Đặc biệt, phát triển dệt may theo hướng chuyên
môn hóa và hợp tác hóa, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm phát triển theo hướng
“chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường”. Không
những thế, việc tái cơ cấu về phương thức kinh doanh trong ngành may xuất khẩu
cũng sẽ theo hướng chuyển dần từ phương thức gia công sang bán sản phẩm với thiết
kế của chính các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, sản phẩm của ngành dệt may
xuất khẩu sẽ đi vào hướng chất lượng cao, chứ không làm những sản phẩm cấp thấp
nhằm nâng cao thương hiệu của thời trang Việt Nam với bạn bè quốc tế.
2.2 Giới thiệu về sản phẩm khăn bông
2.2.1 Một số sản phẩm khăn bông của Phong Phú
Các sản phẩm khăn bông hiện nay của công ty có trên 1000 mặt hàng với các
loại chủ yếu như : khăn tay, khăn mặt, khăn tắm, khăn bếp, khăn trang trí, áo choàng
tắm cho người lớn và trẻ em với nhiều kích cỡ, màu sắc đa dạng, phong phú, đáp ứng

nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Với thị trường nội địa, trước đây chỉ
chuyên tiêu thụ lượng khăn tồn, ế của các đơn hàng xuất khẩu, đa số khăn bán ra
không đồng bộ và cấp chất lượng không đồng đều. Hiện nay, khăn của Phong Phú đã
được biết đến ở thị trường nội địa qua các nhãn hiệu nổi tiếng như khăn cao cấp
Mollis, khăn ướt sạch kháng khuẩn Hải Vân, thông qua các siêu thị, hệ thống cửa hàng
của Công ty và các đầu mối thương mại với các nhãn hiệu khách hàng yêu cầu.
Khăn cao cấp Mollis
Lấy ý tưởng từ sự gắn kết cuộc sống, điều kỳ diệu của tình yêu thương và tâm
hồn của người nghệ sĩ với những cảm xúc thăng hoa, làm say đắm lòng người, những
chiếc khăn cao cấp Mollis mềm mại, bền đẹp, với tính năng an toàn, không gây mẫn
cảm, và được ứng dụng những quy trình công nghệ hiện đại với những chất liệu đặc
biệt, thân thiện với môi trường, bảo vệ tối đa sức khỏe người tiêu dùng.

5


Hình 2.1 Sản phẩm khăn cao cấp Mollis
.

( Nguồn: website Công ty)
Bao gồm các dòng sản phẩm sau:
 Khăn chất liệu đặc biệt:
Những sợi bông cotton mềm mại, mịn màng kết hợp với các chiết xuất đặc biệt
từ thiên nhiên chính là đặc điểm nổi trội nhất của dòng sản phẩm khăn sử dụng chất
liệu đặc biệt của Mollis. Các sản phẩm nổi trội:
-

Khăn Bamboo

-


Khăn Moldal

-

Khăn Nontwist

-

Khăn sản xuất từ sợi sữa

 Khăn 100% cotton
Những mẫu thiết kế mang đậm cá tính, sự trẻ trung và các hoạ tiết được chăm
chút đặc biệt, dòng sản phẩm khăn thông dụng 100% cotton của Mollis đa dạng với
hơn 200 mẫu mã khác nhau. Dòng sản phẩm này còn có độ bền cao, thấm nước tốt,
mềm mại và an toàn cho người sử dụng. Gồm có:
-

Khăn nhuộm màu

-

Khăn sọc màu, caro

-

Khăn thêu

-


Khăn in

-

Khăn đính ren

-

Khăn Jacquard

-

Khăn nén

-

Khăn hai lớp

6


 Khăn du lịch
Dòng sản phẩm khăn du lịch của Mollis, gồm khăn đi biển và khăn picnic, với
tông màu rực rỡ, mẫu mã và hoa văn đa dạng làm phong phú thêm hành trang trong
những chuyến đi của bạn. Dòng sản phẩm này được dệt từ các sợi có nguồn gốc thiên
nhiên, theo công nghệ đặc biệt tạo độ bóng mượt cao cho sản phẩm, chống khuẩn, độ
giãn thấp, mếm xốp, bền màu, và không bị khô cứng sau nhiều lần giặt.
 Khăn thể thao
Khăn thể thao cao cấp của Mollis là một trong những hành trang không thể
thiếu cho những ai yêu thích thể thao như bơi lội, golf, tennis,... Thiết kế đẹp với

những đường nét khoẻ mạnh và tinh tế, chất liệu 100% cotton thân thiện, cấu trúc thiết
kế dạng tổ ong thấm hút mồ hôi nhanh chóng là những đặc điểm nổi bật của dòng sản
phẩm này.
Với khăn thể thao Mollis, bạn thật sự thoải mái, luôn phấn khích và tự tin giành chiến
thắng trong những cuộc chơi.
Bao gồm:
-

Khăn Tennis

-

Khăn Golf

-

Khăn hồ bơi

 Khăn quà tặng:
Dành cho các dịp Lễ Tết, Noel, Sinh Nhật, Đám cưới,…với nhiều mẫu mã đa
dạng và chất lượng như:
-

Bộ Gỗ Tre

-

Quà Cưới

-


Quà tặng em bé

 Khăn theo mùa:
Cũng như trang phục thời trang, khăn Mollis thể hiện sự biến chuyển của những
khoảnh khắc giao mùa. Dựa trên nền chất liệu của các mẫu khăn thêu và khăn in, làm
từ 100% cotton bền đẹp với những họa tiết lạ mắt theo từng mùa, lễ hội khác nhau,
khăn theo mùa Mollis mang đến cảm xúc mới mẻ cho những sản phẩm tưởng chừng
quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống.
Bao gồm các dòng sản phẩm chuyên biệt mang tên Xuân, Hạ, Thu, Đông.
7


 Sản phẩm gia đình
Dòng sản phẩm dùng trong gia đình của Mollis là dòng sản phẩm khá đa dạng
và có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Mẫu mã
phong phú, tính năng đa dạng và tuyệt đối an toàn là những đặc trưng cơ bản của dòng
sản phẩm này.
Bao gồm:
- Sản phẩm dành cho trẻ em: Khăn; Áo yếm
- Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối
- Bếp: Tạp dề; Khăn lau bếp; Khăn lau tay; Dụng cụ nhắc nồi; Lót nồi, lót
ly.
 Khách sạn, Resort và Spa:
Dòng sản phẩm này được thiết kế riêng với những nét chấm phá đặc trưng, vừa
nhẹ nhàng nhưng vẫn nổi bật nét tinh tế, sang trọng, giúp tôn vinh vẻ đẹp sẵn có của
lối kiến trúc đương đại.
Bao gồm:
-


Phòng khách – Phòng ngủ: Chăn; Bọc nệm; Áo gối

-

Nhà hàng - Bếp: Khăn trải bàn; Khăn ăn; Tạp dề; Nón cho đầu bếp

 Áo choàng tắm
Với những biến tấu khác nhau từ chất liệu sợi thiên nhiên, áo choàng tắm cao
cấp Mollis đặc biệt mềm mịn, tạo cảm giác thoải mái và không gây mẫn cảm cho da.
Hiện nay, dòng sản phẩm này được thiết kế với kích cỡ, màu sắc và hoạ tiết thời trang
dành riêng cho nam, nữ và trẻ em.
Bao gồm:
-

Trang phục cho Nam

-

Trang phục cho Nữ

-

Trang phục cho Trẻ em.

 Khăn đa dụng
Ngoài những dòng sản phẩm thông dụng thường có, Mollis còn làm phong phú
thêm bộ sưu tập khăn của mình thông qua dòng sản phẩm khăn đặc dụng, đa dạng với
những chiếc khăn lau kính dùng cho xe hơi, màn hình, gương soi,… Đặc điểm khác
biệt của dòng khăn này là sản phẩm được sản xuất từ sợi mircrofiber cao cấp, cùng
8



công nghệ dệt tiên tiến sẽ không làm trầy xước bề mặt trong suốt của kính nhờ sự tiếp
xúc nhẹ nhàng của bề mặt khăn cực mịn.
Bao gồm:
-

Khăn lau kính xe hơi

-

Khăn lau màn hình

-

Khăn lau kính

 Sản phẩm khác
Tuy chỉ là những chi tiết nhỏ trong kết cấu nội thất, màn cửa và thảm chùi chân
cao cấp của Mollis cũng được chú trọng đầu tư về mặt thiết kế và chất liệu.Màn cửa
với công nghệ dệt Jacquard hiện đại, đa dạng theo từng lối kiến trúc khác nhau, mang
lại nét đẹp đặc trưng tôn vinh ngôi nhà của bạn.
Bên cạnh đó, thảm chùi chân Mollis được sản xuất bằng công nghệ cao, kết hợp
giữa chất liệu đặc biệt và kiểu dáng hiện đại, cho phép giữ lại bụi bẩn, cho sàn nhà
luôn sạch đẹp.
Bao gồm:
-

Màn cửa: Màn che cửa ra vào; Màn che cửa sổ; Màn che bồn tắm


-

Thảm chùi chân cao cấp

Tất cả các sản phẩm trên được dựa vào các kiểu dệt đặc biệt, nguyên liệu mới lạ
cùng với sự phối hợp màu sắc và kiểu mẫu tinh tế của đội ngũ thiết kế giàu kinh
nghiệm...Hiện tại, công ty cũng đang có một số mẫu mới đang chào bán cho khách
hàng Nhật, Mỹ.
Nét nổi bật của mặt hàng khăn truyền thống của Phong Phú là được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu và Mỹ. Nguyên liệu 100 % cotton,
thấm nước tốt, mềm mại, sử dụng lâu không bị khô cứng, không ẩm mốc, độ bền màu
cao. Phong Phú đã khép kín qui trình sản xuất khăn từ khâu nguyên liệu đến thành
phẩm.
-

Khăn Phong Phú có mẫu mã đa dạng, màu sắc tinh tế, sang trọng, không
mẫn cảm với da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

-

Chất liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, gần gũi với con người.

-

Kiểu dáng thiết kế tinh tế độc đáo.

-

Phong cách hiện đại quý phái trân trọng giá trị cuộc sống.
9



-

Màu sắc đa dạng, họa tiết sang trọng phù hợp với mọi nhu cầu thẩm mỹ.

Sản phẩm khăn của Phong Phú đã được nhiều tập đoàn kinh doanh may mặc và
siêu thị hàng đầu thế giới đánh giá cao về chất lượng. Một trong những khách hàng
của Phong Phú Tập đoàn siêu thị Target – Hoa Kỳ đã chọn Phong Phú làm đối tác
chiến lược và cam kết hợp tác lâu dài. Trong tương lai, theo định hướng của công ty
lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng cho các mặt hàng khác.
2.2.2 Một số đặc tính của sản phẩm khăn bông của Phong Phú
a) Những ưu điểm
- Thiết kế đa dạng, luôn cải tiến với nhiều mẫu mã, chủng loại, đa dạng về màu
sắc, kích cỡ, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Do sử dụng các loại thuốc nhuộm chất lượng cao của những nhà cung cấp có
uy tín, được kiểm định về độ an toàn, nên sản phẩm của Phong Phú có độ bền màu
cao, sắc nét và không bị loang màu khi giặt. Ngoài ra, do chất lượng của thuốc nhuộm
đảm bảo, vì vậy sản phẩm của Phong Phú cũng an toàn sử dụng cho người tiêu dùng,
không dị ứng với da nhạy cảm.
- Đa số khăn bông của Phong Phú được sản xuất từ sợi bông 100% cotton,
khăn có độ mềm mại, êm ái, độ thấm hút cao theo đúng tính năng, công dụng của khăn
bông, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khăn bông cao cấp.
- Giá cả được khách hàng đánh giá là phù hợp và được thị trường trong cũng
như ngoài nước chấp nhận. So với sản phẩm khăn bông cùng chất lượng của các công
ty khác, giá của khăn Phong Phú ở mức trung bình, điều này tạo thuận lợi cho Công ty
duy trì được mối quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước.
- Về chất lượng, sản phẩm khăn bông của Phong Phú thuộc loại cao cấp, tập
trung vào giới tiêu dùng là tầng lớp trung lưu, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của
thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu.

b) Một số hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đó, sản phẩm khăn bông của Phong Phú cũng không
tránh khỏi một số thiếu sót về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất như:
- Một số khăn bông có nhiều bụi lông và xước do cấu trúc bông không chặt,
khăn bị dư hoặc thiếu kích thước so với yêu cầu, một số khác thì chất lượng không
đồng bộ do sai sót trong khâu đóng gói…
10


- Khăn in là một nhược điểm khá nổi bật, do trong một thời gian khá dài, loại
khăn in ít được khách hàng ưa chuộng, vì vậy công ty không đầu tư cho công nghệ in.
2.3 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú
2.3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ.
Tên tiếng Anh: PHONG PHU HOME TEXTILE JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: PPH JSC
Giấy phép kinh doanh số: 41030084444, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 16/11/2007.
Địa chỉ: Số 48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9,
TP.HCM.
Điện thoại: (84-8) 3640 0067
Fax : (84-8) 3728 1848
- Email:
- Website: www.phongphuhome.com
Hình 2.2: Logo của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

(Nguồn: Phòng kĩ thuật)
2.3.2 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú
- Tiền thân của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú (PPH) là Hệ Thống Sản
Xuất khăn thuộc Công ty Dệt Phong Phú. Công ty Dệt Phong phú trước đây là Nhà

máy Dệt Phong Phú (SINCOVINA Phong Phú), trực thuộc Công ty Kỳ Nghệ Bông,
Vải, Sợi Việt Nam do chính quyền Sài Gòn trực tiếp quản lý. Nhà máy được xây dựng
từ năm 1964 và đi vào hoạt động từ năm 1967. Tại thời điểm đó, Nhà máy Dệt Phong
Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ, với mô hình nhà máy dệt liên hợp. Tổng số cán
bộ công nhân viên (CB.CNV) là 1050 người.
- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng – 1975. Nhà máy được chính quyền
cách mạng tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Quốc Doanh Phong Phú. Nhà nước
giao cho CB.CNV nhà máy tiếp tục quản lý và duy trì sản xuất.
11


- Cho tới tháng 7 năm 1992, Nhà máy được chuyển thành Công ty Dệt Phong
Phú theo quyết định số 538/CNn-TCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ.
- Tháng 4 năm 1993, Công ty được thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước theo
quyết định số 410/CNn-TCLD của Bộ trưởng Công Nghiệp Nhẹ.
- Từ năm 2003, thành lập Hệ Thống Sản Xuất Khăn – tiền đề hình thành công
ty PPH – bao gồm: Ban kỹ thuật nghiệp vụ khăn, Nhà máy may, Nhà máy Nhuộn và
Nhà máy Dệt Khăn và Nhà máy Dệt Hải Vân.
- Với chủ trương cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Nghiệp ra
quyết định số 06/2007/QĐ-BCN, thành lập TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con vào đầu năm 2007.
- Vào cuối năm 2007, Hệ Thống Sản Xuất Khăn được tách ra, thành lập Công
ty Dệt Gia Dụng Phong Phú – một trong những ông ty con của Tổng Công ty Phong
Phú.
2.3.3 Lịch sử phát triển của Công ty CP Dệt Gia Dung Phong Phú
Giai đoạn 1980-1990: hình thành sản xuất dòng sản phẩm khăn bông.
- Những năm đầu của thập niên 80, xuất phát từ nhu cầu của thị trường xuất
khẩu, một số cán bộ nhân viên kỹ thuật của Công ty Dệt Phong Phú – công ty có quá
trình hình thành và phát triển sản xuất từ năm 1964 – đã nghiên cứu cải tiến các máy
dệt vải thành máy dệt khăn bông. Những containers khăn caro với họa tiết nhỏ cũng là

thành quả đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
- Từ những thành công bước đầu trong việc đáp ứng những yêu cầu cao về đặc
tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của khách hàng Nhật Bản, Công ty tiếp tục mở
rộng và hoàn tất cải tiến 400 máy dệt vải thành dệt khăn và nới khổ từ 0,8m lên đến
1,2m.
Giai đoạn 1991-2002: Phát triển sản xuất
- Vào thập niên 90 đến năm 2002, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm
các loại máy dệt khăn chuyên dụng nhằm tăng năng suất, đáp ứng chất lượng kịp thời
với những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, với năng lực
sản xuất 60 container/tháng và tổng doanh thu năm 2002 đạt hơn 16 triệu USD

12


Giai đoạn 2003-2006: Thành lập hệ thống sản xuất Khăn-tiền đề hình thành
công ty PPH; mở rộng thị trường Mỹ và EU; Hình thành dòng sản phẩm cao cấp
Mollis.
- Năm 2003 đánh dấu sự đột phá trong hoạt động SXKD của Phong Phú. Bên
cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, Phong Phú đã tiến hành tái lập hoạt động
sản xuất của khối Dệt May, phân chia lại quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn
hóa mặt hàng, hình thành các HTSX: HTSX sợi chỉ may, HTSX vải, HTSX khăn, hệ
thống may mặc và lần lượt những hệ thống khác được ra đời. Từ đó, nâng cao năng
suất lên 20%, làm giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty
trên thị trường.
- Năm 2006, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền máy dệt khí và các máy móc
thiết bị công nghệ nhuộm hiện đại để tạo nên các dòng sản phẩm cao cấp Mollis, cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật và EU
Giai đoạn 2007- nay: Thành lập Công ty Dệt Gia Dụng Phong Phú; tiếp tục
nâng tầng thương hiệu Mollis
- Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dung Phong Phú được thành lập và chính thức hoạt

động từ ngày 01/12/2007. Trên cơ sở Cổ phần hóa hệ thống sản xuất Khăn thuộc Tổng
công ty Phong Phú – đơn vị doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, đạt danh hiệu “Doanh
nghiệp Tiêu Biểu Nhất Ngành Dệt Việt Nam năm 2006”
- Quy mô ban đầu của Công ty bao gồm các Nhà máy Dệt Khăn, nhà máy
Nhuộm, Nhà máy May, Nhà máy Dệt Hải Vân, Xưởng cơ khí, Ban Kỹ thuật nghiệp vụ
khăn. Tổng số lao động là 1,474 người.
2.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty
2.3.4.1 Tầm nhìn
Phong Phu Home tiếp tục giữ vững vị trí đơn vị chủ lực sản phẩm khăn bông
với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
Trong thời gian sắp tới, lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng sẽ được tiếp tục mở rộng với
các sản phẩm khác.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đáp ứng nhu cầu cho các thị trường truyền
thống như: Nhật, Mỹ và EU, Phong Phú Home còn đặt mục tiêu mở rộng thị trường tại

13


Nga và Trung Quốc; và đưa Mollis trở thành một trong những thương hiệu khăn cao
cấp nổi tiếng thế giới.
2.3.4.2 Sứ mạng
Phong Phu Home tập trung tất cả các nguồn lực trong việc ứng dụng có hiệu
quả công nghệ cao, chất liệu mới, không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm để tạo
ra những sản phẩm mang đậm tính nhân văn, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.3.4.3 Mục tiêu hoạt động
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, hoàn thành các nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh do chủ sở hữu giao.
- Gia tăng lợi tức cho cổ đông, tạo việc làm ổn định, từng bước cải thiện điều
kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sản xuất kinh doanh theo qui định pháp luật,
chia sẻ trách nhiệm xã hội.
- Phát triển bền vững, trở thành nhà cung cấp khăn bông hàng đầu thế giới, có
trình độ công nghệ - quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có khả năng cạnh tranh
và hội nhập nền kinh tế thế giới.
2.3.4.4 Định hướng phát triển
- Con người là yếu tố quyết định, từ đó xác định công tác trọng tâm và hàng đầu
là xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý, có trình độ
ngoại ngữ, có khả năng đảm nhiệm, giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp
luật,... cùng với việc chú trọng tuyển dụng người lao động đúng chuyên ngành và
tuyển chọn đưa cán bộ đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ trong và ngoài nước, luôn
quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân tại các đơn vị sản
xuất.
- Xây dựng nền tài chính lành mạnh và quan tâm thích đáng về nhân lực cho
công tác nghiên cứu thị trường. Hoạch định các chính sách thị trường phù hợp, phân
tích và xác định thị trường mục tiêu- tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa.
- Đa dạng hóa sản phẩm, các ngành hàng, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển
mạng lưới kinh doanh tổng hợp, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.

14


Chuyên môn hóa việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cùng các nhãn
hiệu sản phẩm.
- Tiếp tục phát huy và giữ vững danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt
may Việt Nam”.
2.3.5 Sơ đồ tổ chức Công ty
Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng – Phong Phú hoạt động theo cơ cấu tổ chức như
sơ đồ sau đây
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

(Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty)

15


×