Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển dịch vụ chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 115 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Sau đại học trƣờng Học viện công nghệ Bƣu
chính Viễn Thông cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS.Trần Thị Hòa ngƣời đã
trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn luận văn này của tôi còn có rất
nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy giáo, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng


iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
CHỨNG KHOÁN .......................................................................................................6
1.1. Dịch vụ và dịch vụ chứng khoán..........................................................................6
1.1.1. Khái niệm dịch vụ .............................................................................................6
1.1.2. Dịch vụ chứng khoán ........................................................................................7
1.1.3. Quy trình cung cấp dịch vụ chứng khoán .......................................................12
1.2. Nội dung của phát triển dịch vụ và phát triển dịch vụ chứng khoán .................22
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ ...........................................................................22
1.2.2. Hoạt động phát triển dịch vụ chứng khoán .....................................................23
1.2.3. Hoạt động hỗ trợ phát triển dịch vụ chứng khoán ..........................................27
1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ chứng khoán ................................29
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán của một số công ty chứng khoán
tiêu biểu .....................................................................................................................34
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng
khoán Sài Gòn (SSI- HOSE) .....................................................................................34
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng
khoán VNDirect (VND) ............................................................................................36
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng
khoán Hồ Chí Minh (HSC) .......................................................................................37
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các công ty chứng khoán ................................38



iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT.........................................40
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt ..................................40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TVS ............................................41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ....................................................................................45
2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực của công ty TVS .......................................................48
2.1.4. Các chỉ số tài chính nổi bật của Công ty Cổ phần chứng khoán Thiên Việt từ
năm 2013 đến năm 2016 ...........................................................................................50
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán
Thiên Việt ..................................................................................................................53
2.2.1. Tình hình cung cấp dịch vụ của công ty TVS .................................................53
2.2.2. Hoạt động phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty TVS .........................60
2.2.3. Hoạt động hỗ trợ phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty TVS ..............68
2.3. Đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng
khoán Thiên Việt .......................................................................................................70
2.3.1. Thành tựu đạt đƣợc .........................................................................................70
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................72
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DICH VU CHỨNG KHOÁN TAI CÔNG
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THIÊN VIỆT .....................................................80
3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt ............80
3.1.1. Định hƣớng phát triển công ty chứng khoán TVS giai đoạn 2017-2020 ........80
3.1.2. Định hƣớng phát triển dịch vụ của Công ty chứng khoán TVS đến năm 2020
...................................................................................................................................82
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán
Thiên Việt ..................................................................................................................83
3.2.1. Phát triển dịch vụ chứng khoán hƣớng về khách hàng ...................................83
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ...........................................................................85

3.2.3. Phát triển hoạt động Marketing .......................................................................87


v

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu của phát triển chứng khoán
...................................................................................................................................88
3.2.5. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên .............................................89
3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc .................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................93
PHỤ LỤC ..................................................................................................................95


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Viết tắt
CK

Chứng khoán

CP

Cổ phiếu

CTCK


Công ty chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTLKCK

Trung tâm lƣu ký chứng khoán

TVS

Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ Quy trình cung cấp dịch vụ môi giới

12


Hình 1.2. Sơ đồ Quy trình tự doanh chứng khoán

14

Hình 1.3. Sơ đồ Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán

17

Hình 1.4. Sơ đồ Quy trình tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán

20

Hình 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CPCK Thiên Việt

45

Hình 2.2. Biểu đồ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn TVS

48

Hình 2.3. Doanh thu – Lợi nhuận và lãi trên CP

53

Hình 2.4. ROE – ROA và Tỷ lệ chi trả cổ tức các năm

53

Hình 2.5. Sơ đồ Quy trình môi giới CK tại TVS


54

Hình 2.6. Sơ đồ Quy trình hoạt động tƣ vấn và đầu tƣ chứng khoán tại
TVS

57

Hình 2.7. Kết quả khảo sát mức độ yêu cầu của Khách hàng với NVMG

63

Hình 2.8. Kết quả khảo sát về phí giao dịch và lãi suất vay

63

Hình 2.9. Biểu đồ Số lƣợng TK và GTGD bình quân

72

Hình 2.10. Biểu đồ doanh thu các loại hình dịch vụ

73


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Ma trận Ansoff

23


Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu lao động của TVS năm 2013 – 2016

49

Bảng 2.2. Các chỉ số tài chính nổi bật của Công ty Cổ phần chứng
khoán Thiên Việt từ 2013 – 2016

52

Bảng 2.3. Số lƣợng tài khoản mở tại TVS năm 2015 – 2016

55

Bảng 2.4. Khối lƣợng và giá trị giao dịch TVS trong năm 2015 – 2016

56

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của TVS năm 2013 – 2016

56

Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh các dịch vụ năm 2016

60

Bảng 2.7. Số lƣợng tài khoản đóng/mở các tháng trong năm 2016

61


Bảng 2.8. Kết quả khảo sát tỷ lệ khách hàng phản hồi

62

Bảng 2.9. Biểu phí dành cho khách hàng thông thƣờng

64

Bảng 2.10. Biểu phí dành cho khách hàng VIP

64

Bảng 2.11. Biểu phí dành cho khách hàng tiềm năng

65

Bảng 2.12. Biểu phí dành cho khách hàng thƣờng xuyên

66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua
ở Việt Nam, thị trƣờng chứng khoán cũng chuyển mình và có những bƣớc phát triển
vƣợt bậc và là một trong những kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Sự lớn mạnh của thị trƣờng chứng khoán gắn liền với hoạt động của các
công ty chứng khoán bởi công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian,

có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thị trƣờng chứng khoán. Lịch sử hình thành và
phát triển thị trƣờng chứng khoán đã chứng minh: “Một thị trƣờng chứng khoán
không thể thiếu loại chủ thể này, nó cần cho cả ngƣời phát hành, ngƣời đầu tƣ
chứng khoán. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến phát triển, sự sôi động
của thị trƣờng chứng khoán”. Để công ty chứng khoán phát huy hết vai trò to lớn
của mình, ngăn ngừa những hiện tƣợng tiêu cực có thể xảy ra, bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ và sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị
trƣờng chứng khoán thì vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán phải
đƣợc đặt trong hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều kiện đòi hỏi cao khác hẳn
với các doanh nghiệp thông thƣờng. Đồng thời phải mang lại những dịch vụ thiết
yếu hỗ trợ các nhà đầu tƣ và góp phần không nhỏ vào việc điều tiết nền kinh tế.
Các công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển trong thị trƣờng này đòi
hỏi các dịch vụ chứng khoán của các công ty này phải không ngừng đƣợc nâng cao
chất lƣợng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhà đầu tƣ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các
CTCK ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn.
Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt là một công ty chứng khoán gia
nhập thị trƣờng từ khá sớm (2006) nhƣng có quy mô hạn chế, tính cạnh tranh chƣa
cao. Để có những bƣớc phát triển mới ổn định và khẳng định vị thế trên thị trƣờng,
công ty CP chứng khoán Thiên Việt cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát
triển nguồn nhân lực, đầu tƣ trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại và không
ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và mở rộng đối tƣợng
khách hàng.


2
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ chứng
khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt” làm nội dụng nghiên cứu
trong luận văn cao học của mình.

2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Ở nƣớc ta hoạt động dịch vụ ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển với hình
thức khác nhau, nó là mối quan tâm của tất cả mọi ngƣời. Do vậy bên cạnh nhiệm
vụ kinh doanh các doanh nghiệp thƣơng mại cần phải có nhận thức đầy đủ và phát
triển đúng đắn các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp mình.
Đặc biệt đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào khi tham gia vào thị trƣờng chứng
khoán đều khẳng định điều kiện tiên quyết để có thể tồn tại và phát triển thì ngoài
cơ cấu tổ chức hợp lý phải đi kèm với chất lƣợng hoạt động của dịch vụ tốt đáp ứng
đƣợc phần lớn mong muốn của khách hàng.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phát triển dịch vụ, trên thế giới cũng nhƣ
tại Việt Nam có rất nhiều nhà kinh tế học đã dày công nghiên cứu về dịch vụ, các
giải pháp phát triển dịch vụ để thu hút đƣợc khách hàng và đáp ứng đƣợc yêu cầu
của họ một cách hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận cho công ty.
Paul R. Timm đã nói: “Trong dịch vụ khách hàng, không có sự trƣng dụng,
hoặc chúng ta cải tiến, hoặc chúng ta bị tụt hậu”. Các doanh nghiệp nếu không
muốn bị tụt hậu thì phải chú trọng hoạt động dịch vụ và không ngừng cải tiến, phát
triển nó.
Howard R.Mokowitz - Alex Gofman (2016), tác giả của cuốn sách “Chiến
lược định vị người tiêu dùng”, Nhà xuất bản lao động. Cuốn sách này hứa hẹn thay
đổi cách nghĩ của chúng ta về việc phát triển sản phẩm. Qua nhiều năm, có rất nhiều
cuốn sách đề cập đến những vấn đề mà giới doanh nhân phải đối mặt - nhƣng hầu
hết đƣợc viết một tấc một trời. Chúng rất hoành tráng về mặt góc độ nhƣng lại
không thiết thực ở khía cạnh làm nhƣ thế nào? Moskowitz và Gofman đã viết một
cuốn sách về cạnh tranh hiệu quả dành cho giới doanh nhân toàn thế giới, cho dù
doanh nghiệp nhỏ bé hay to lớn nhƣ thế nào?
Một số các đề tài và luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ nhƣ luận văn
của học viên Lê Diệu Linh (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
chứng khoán đối với khách hàng Vip của Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội,


3

Đại học Thƣơng Mại. Luận văn này chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về chính sách
dịch vụ chứng khoán cho một phần nhỏ đối tƣợng đó là bộ phận khách hàng VIP
của công ty chứ chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp để phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu
của số đông khách hàng tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán.
Hay nhƣ luận văn của học viên Lê Hoàng Tú (2014), Giải pháp phát triển
hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh
Hà Nội, Đại học dân Lập Thăng Long. Luận văn này chỉ đi vào nghiên cứu về một
loại hình dịch vụ huy động vốn trong rất nhiều các dịch vụ của hệ thống ngân hàng.
Xuyên suốt luận văn tác giả cũng không đƣa ra đƣợc những định hƣớng mở rộng
các dịch vụ đã có đồng thời phát triển thêm các dịch vụ mới để phù hợp với xu thế
phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong thời điểm xã hội đang ngày
càng phát triển mạnh nhƣ hiện nay.
Nhìn chung, những bài luận văn này đề cập đến vấn đề cơ bản của dịch vụ
nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu
khách hàng, thu hút các nhà đầu tƣ để huy động một phần vốn góp phần phát triển
nền kinh tế. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công
ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn. Tác giả hi vọng sẽ cung cấp cho đơn vị một cái nhìn tổng thể và đúng đắn về
hoạt động xây dựng và phát triển dịch vụ.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ trong các doanh
nghiệp
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ chứng khoán
của Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt.
- Đề xuất giải pháp góp phần phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty cổ
phần chứng khoán Thiên Việt.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển dịch vụ chứng
khoán đáp ứng nhu cầu và thu hút khách hàng


4
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu Phát triển dịch vụ
chứng khoán
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại công ty Cổ
phần chứng khoán Thiên Việt
Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu phân tích đƣợc thu thập trong giai đoạn
2013 - 2016, những giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty cổ phần
chứng khoán Thiên Việt hƣớng tới 2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đánh giá, phỏng vấn
thông qua bảng hỏi nhằm nắm đƣợc thực trạng và nhu cầu của khách hàng về các
dịch vụ của công ty cũng nhƣ thái độ, các chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân
viên TVS.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Phần lý thuyết đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn nhƣ
sách, giáo trình, tạp chí, trang web… Phần thực trạng của công ty đƣợc thu thập
thông qua các báo cáo, sổ sách của các phòng ban liên quan đến hoạt động dịch vụ
chứng khoán của công ty.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu có thể sử dụng đơn lẻ các phƣơng pháp
- Phỏng vấn qua điện thoại hoặc kết hợp điều tra bằng thƣ điện tử (email)
nhằm giúp cuộc nghiên cứu thu đƣợc kết quả một cách nhanh chóng và chất lƣợng.
Tại đây, tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra thông qua gửi thƣ điện tử cho

500 khách hàng ngẫu nhiên trong thời gian 3 tháng và nhận lại hồi đáp của 200
khách hàng.
Khi dữ liệu đã đƣợc thu thập, bƣớc sau đó là quy trình tổng hợp, xử lý và
phân tích dữ liệu thông qua tính toán và sử dụng biểu đồ, đồ thị…
- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: Áp dụng kết hợp các phƣơng pháp thống kê mô
tả, so sánh.


5

6. Kết cấu của luận văn
Luận văn dự kiến ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ và phát triển dịch vụ chứng khoán
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển dịch vụ chứng khoán tại Công ty Cổ phần
Chứng khoán Thiên Việt
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Thiên Việt


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
Giới thiệu chƣơng: Cung cấp các lý thuyết cơ bản về phát triển dịch vụ nói
chung và dịch vụ chứng khoán nói riêng, các dịch vụ hỗ trợ và các nhân tố ảnh
hƣởng đến phát triển dịch vụ chứng khoán.

1.1. Dịch vụ và dịch vụ chứng khoán
1.1.1. Khái niệm dịch vụ

Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi
đƣợc gọi chung là dịch vụ và ngƣợc lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt
động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Để trả lời câu
hỏi dịch vụ là gì, ta đi vào các khái niệm nhƣ sau:
“Dịch vụ” đƣợc hiểu là “Các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu
cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt." [8, tr167].
Hay “Dịch vụ là thực hiện một hoạt động mà một bên có thể cung cấp cho
bên kia, mang bản chất vô hình và không dẫn tới việc chuyển giao quyền sở hữu bất
cứ tài sản nào/thứ gì. Quá trình tạo ra dịch vụ có thể gắn với hoặc có thể không gắn
với sản phẩm vật chất cụ thể” [11].
Ngày nay vai trò quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng đƣợc
nhận thức rõ hơn. Có một định nghĩa rất hình tƣợng nhƣng cũng rất nổi tiếng về
dịch vụ hiện nay, mà trong đó dịch vụ đƣợc mô tả là “bất cứ thứ gì bạn có thể mua
và bán nhƣng không thể đánh rơi nó xuống dƣới chân bạn”.
Theo Từ điển Tiếng Việt “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công” [9, tr256]
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự nhƣ
hàng hoá nhƣng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo quan điểm kinh tế học, bản
chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu nhƣ: dịch vụ du lịch, thời trang,
chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung
ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở


7
hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật
chất. [11]
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ đƣợc phát biểu dƣới những góc độ
khác nhau nhƣng tựu chung thì:
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con

ngƣời. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình)
nhƣ hàng hoá nhƣng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội.

1.1.2. Dịch vụ chứng khoán
Để hình thành và phát triển thị trƣờng chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố
không thể thiếu đƣợc là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trƣờng chứng
khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trƣờng chứng khoán là thu hút vốn đầu tƣ
dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng
khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trƣờng chứng khoán hoạt động một cách có trật tự
công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng
khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán trên thế giới
cho thấy thời tiền sử của thị trƣờng chứng khoán, các nhà môi giới hoạt động cá
nhân độc lập với nhau. Sau này cùng với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán,
chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự
ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới
riêng lẻ.
Công ty chứng khoán là tổ chức có tƣ cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ sau:

1.1.2.1. Dịch vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một
công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế
giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hay thị trƣờng OTC mà chính
khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
* Trong hoạt động môi giới chứng khoán cần lƣu ý:
- Quyết định mua bán chứng khoán là do khách hàng đƣa ra và ngƣời môi
giới phải thực hiện theo lệnh đó.


8

- Ngƣời môi giới (có thể là công ty chứng khoán) đứng tên mình thực hiện
các giao dịch theo lệnh của khách hàng
- Việc hạch toán các giao dịch phải đƣợc thực hiện trên các tài khoản thuộc
sở hữu của khách hàng
- Ngƣời môi giới chỉ đƣợc thu phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy
thác giao dịch
* Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán
- Cung cấp dịch vụ với hai tƣ cách:
+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tƣ: cung cấp cho khách
hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tƣ
+ Là trung gian giữa ngƣời bán và ngƣời mua: đem đến cho khách hàng tất
cả các loại sản phẩm & dịch vụ tài chính
- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành
ngƣời bạn, ngƣời chia sẽ những lo âu, căng thẳng và đƣa ra những lời động viên kịp
thời.
- Khắc phục trạng thái cảm xúc quá mức (điển hình là lòng tham và nỗi sợ
hãi), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.
- Đề xuất thời điểm bán hàng.

1.1.2.2. Dịch vụ tự doanh chứng khoán
Là hoạt động công ty tự mua, bán chứng khoán cho chính mình để hƣởng lợi
nhuận.
Hoạt động này công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, tự
gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán. Hoạt động này thƣờng song
hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến
xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của khách hàng, một bên là lợi ích của
công ty chứng khoán. Để tránh trƣờng hợp này, thông thƣờng các thị trƣờng đều có
chính sách ƣu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trƣớc khi thực hiện lệnh của công
ty chứng khoán.
Đối với một số thị trƣờng, hoạt động đầu tƣ của công ty chứng khoán đƣợc

gắn liền với hoạt động tạo lập thị trƣờng. Các công ty chứng khoán thực hiện hoạt


9
động đầu tƣ thông qua việc mua bán trên thị trƣờng có vai trò định hƣớng và điều
tiết hoạt động của thị trƣờng. Góp phần bình ổn giá cả trên thị trƣờng.
Giao dịch tự doanh đƣợc thực hiện theo phƣơng thức giao dịch trực tiếp hay
gián tiếp.
Giao dịch trực tiếp:
Là các giao dịch “trao tay” giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá
thỏa thuận trực tiếp. Các đối tác giao dịch do các tổ chức tự “đấu mối”, họ có thể là
cá nhân hay tổ chức (chủ yếu là các công ty chứng khoán). Thời gian giao dịch
thƣờng đƣợc thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của Sở (Trung tâm) giao dịch.
Chứng khoán giao dịch rất đa dạng (chủ yếu là chứng khoán không niêm yết, chứng
khoán mới phát hành).
Các đối tác giao dịch thƣờng trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và
chuyển nhƣợng chứng khoán. Vì vậy, trong giao dịch này không có bất kỳ một loại
phí nào, riêng phí thanh toán do bên thụ hƣởng chịu, phí chuyển khoản chứng
khoán do bên chuyển nhƣợng chịu.
Các hoạt động này không chịu sự giám sát của Sở (trung tâm) giao dịch
nhƣng chịu sự giám sát của Thanh tra Nhà nƣớc về chứng khoán.
Giao dịch gián tiếp:
Là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thể thực hiện đƣợc bằng
giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán có biến động lớn và đôi
khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trƣờng.
Thao tác giao dịch này cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ giao dịch theo ủy
thác, hay nói cách khác, trên Sở (trung tâm) giao dịch không có sự phân biệt giao
dịch theo ủy thác và giao dịch tự doanh.
Do giao dịch qua Sở (trung tâm) giao dịch, nên công ty chứng khoán phải
chịu các chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lƣu ký chứng khoán.


1.1.2.3. Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh tham gia một cách
trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tƣ vấn tài chính
cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc khi chào bán


10
chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán & giúp bình ổn giá chứng khoán
trong thời gian sau đợt phát hành chứng khoán.
Tiềm năng phát triển nền kinh tế là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo
lãnh phát hành do các chủ thể phát hành nhận thấy họ cần huy động vốn, mở rộng
sản xuất để nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhà đầu tƣ cũng sẵn sàng mua chứng khoán
do họ kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Trên thế giới, các nƣớc đều có luật
pháp điều chỉnh thị trƣờng chứng khoán nói chung và hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán nói riêng.
- Dựa vào đối tƣợng đầu tƣ, có hình thức phát hành chứng khoán ra công
chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ.
+ Phát hành ra công chúng (Public offering): Bao gồm chào bán lần đầu &
chào bán bổ sung.
Phát hành ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể
chuyển nhƣợng đƣợc thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tƣ ngoài
tổ chức. Phát hành ra công chúng thực chất là việc tổ chức phát hành huy động một
lƣợng vốn lớn, rộng khắp trong công chúng, do vậy việc phát hành đƣợc UBCKNN
giám sát chặt chẽ với thủ tục chào bán phức tạp & các chi phí liên quan đến đợt
chào bán cũng cao.
+ Phát hành riêng lẻ (Private placement): Hình thức phát hành này đƣợc biết
đến nhƣ là thu xếp bán riêng hay thu xếp đích danh. Tổ chức phát hành chào bán
chứng khoán cho một số lƣợng nhỏ các nhà đầu tƣ có đủ tiềm lực nhƣ quỹ đầu tƣ,
các đối tác chiến lƣợc, cán bộ công nhân viên, cổ đông hiện hữu…

- Dựa vào thời điểm phát hành, có hình thức phát hành lần đầu và phát hành
bổ sung
+ Phát hành lần đầu (Initial Public Offering): Tổ chức phát hành lần đầu tiên
thực hiện huy động vốn bằng việc chào bán chứng khoán ra công chúng.
+ Phát hành bổ sung (Seasoned Offering): Các công ty đại chúng phát hành
thêm chứng khoán để huy động vốn bổ sung.
Thông thƣờng, chứng khoán của đợt phát hành bổ sung là các chứng khoán
đã khá quen thuộc với công chúng nên tính bất ngờ về rủi ro cũng nhƣ thu nhập so
với các chứng khoán của đợt chào bán IPO là cao hơn.


11
- Dựa vào bản chất của chứng khoán, có hình thức phát hành sơ cấp và phát
hành thứ cấp
+ Phát hành sơ cấp (Primary Offering): Qua hình thức phát hành này, các
chứng khoán mới đƣợc phát hành và lƣợng tiền thu đƣợc thuộc về chủ thể phát
hành.
+ Phát hành thứ cấp (Secondary Offering): Các chứng khoán đang lƣu hành
đƣợc chào bán và lƣợng tiền thu đƣợc thuộc về các cổ đông hiện hữu chứ không
phải là chủ thể phát hành chứng khoán đó. Các chứng khoán này thƣờng do các cổ
đông chủ chốt của tổ chức phát hành bán ra nên thị trƣờng rất quan tâm đến nguyên
nhân vì sao các cổ đông chủ chốt lại muốn giảm tỷ lệ sở hữu để thu hồi vốn.
- Các hình thức phát hành khác bao gồm: phát hành kết hợp, phát hành từng
phần & phát hành thêm thông qua đặc quyền mua trƣớc
+ Phát hành kết hợp (Split Offering): là sự kết hợp giữa phát hành sơ cấp &
phát hành thứ cấp. Theo đó, một số chứng khoán chào bán là chứng khoán mới do
doanh nghiệp phát hành còn số chứng khoán còn lại là chứng khoán đang lƣu hành
do cổ đông hiện hữu bán ra.
+ Phát hành từng phần (Shelf Registration Offering): Tại một số nƣớc có thị
trƣờng vốn phát triển, các công ty có uy tín có thể đƣợc phép chia đợt phát hành

thành nhiều đợt trong khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm nhận giấy phép
phát hành. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng khi tổ chức phát hành định huy
động một lƣợng vốn lớn, việc chia thành nhiều đợt đảm bảo phát hành thành công.
+ Phát hành đặc quyền mua trƣớc (Rights Offering): Khi tổ chức phát hành
chào bán chứng khoán mới để tăng thêm vốn, sự tham gia của các cổ đông mới
khiến cơ cấu sở hữu hiện tại bị thay đổi dẫn đến những bất lợi của ban điều hành &
các cổ đông hiện hữu của công ty. Do đó để bảo vệ cơ cấu sở hữu hiện tại, thay vì
phát hành cổ phần mới họ phát hành đặc quyền mua trƣớc cho các cổ đông hiện hữu
theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần

1.1.2.4. Dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán
Có rất nhiều loại hình hoạt động nghiệp vụ tƣ vấn khác nhau nhƣ tƣ vấn pháp
luật, tƣ vấn đầu tƣ nƣớc ngoài, tƣ vấn y tế…, và khi thị trƣờng chứng khoán bắt đầu
ra đời tại Việt Nam năm 1999 chúng ta có một khái niệm mới tƣ vấn chứng khoán.


12
Cũng nhƣ các hoạt động tƣ vấn khác, nội dung của hoạt động tƣ vấn chứng khoán là
đƣa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc
có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
- Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán: Là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt
động phân tích để đƣa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực
hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tƣ và cơ cấu tài
chính cho khách hàng.
Trong hoạt động tƣ vấn, các CTCK sẽ thu thập, xử lý và phân tích các thông
tin về tình hình thị trƣờng để đƣa ra những lời khuyên, hỗ trợ cho việc ra quyết định
đầu tƣ của khách hàng và thực hiện một số dịch vụ khác có liên quan đến phát hành,
đầu tƣ, và cơ cấu tài chính.
Hoạt động tƣ vấn là việc nhân viên tƣ vấn của CTCK sử dụng vốn kiến thức
của mình để thực hiện tƣ vấn cho các khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cho khách

hàng đó.

1.1.3. Quy trình cung cấp dịch vụ chứng khoán
1.1.3.1. Quy trình cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán:

Hình 1.1. Sơ đồ Quy trình cung cấp dịch vụ môi giới
(Nguồn:Giáo trình những vẫn đề cơ bản về CK và TTCK)


13
(1) Ký hợp đồng và mở tài khoản giao dịch:
Khi có nhu cầu giao dịch chứng khoán qua CTCK, khách hàng sẽ kí hợp
đồng mở tài khoản giao dịch CK và CTCK thực hiện mở tài khoản giao dịch cho
khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản là một sự thỏa thuận giữa khách hàng và
CTCK, theo đó CTCK thực hiện mở một tài khoản để lƣu giữ, quản lý tiền, chứng
khoán và thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng qua SGDCK.
(2) Khách hàng lƣu kí chứng khoán trong trƣờng hợp bán chứng khoán
(3) Khách hàng kí quỹ tiền mặt trong trƣờng hợp mua chứng khoán
(4) Khách hàng đặt lệnh giao dịch tại phòng môi giới
Khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch bằng cách điền đầy
đủ thông tin vào phiếu lệnh hoặc đặt lệnh gián tiếp thông qua điện thoại, fax,
internet…
(5) Phòng môi giới tiến hành đối chiếu số dƣ tiền (chứng khoán) với phòng
kế toán
(6) Phòng môi giới chuyển lệnh của khách hàng và hệ thống khớp lệnh của
SGDCK phù hợp
(7) Tại SGDCK : kết quả khớp lệnh đƣợc gửi đến phòng đăng ký thanh toán
bù trừ và lƣu kí chứng khoán để bù trừ chứng khoán và tiền
(8) Sau khi khớp lệnh, SGDCK gửi xác nhận kết quả giao dịch cho CTCK và
ngân hàng chỉ định thanh toán để ghi có tài khoản của CTCK bên mua, ghi nợ tài

khoản của CTCK bên bán.
(9) Phòng môi giới xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng và cho phòng
kế toán
(10) Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, ngân hàng chỉ định và CTCK
thực hiện thanh toán tiền
(11) Phòng kế toán tiến hành hạch toán tiền và chứng khoán vào tài khoản
của khách hàng.

1.1.3.2. Quy trình tự doanh chứng khoán
Cũng nhƣ các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một
quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK, tùy vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ


14
có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên, trên giác độ chung nhất, quy
trình hoạt động tự doanh có thể đƣợc chia thành một số giai đoạn sau:

Hình 1.2. Sơ đồ Quy trình tự doanh chứng khoán
(Nguồn:Giáo trình những vẫn đề cơ bản về CK và TTCK)

Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ
Trong giai đoạn này, CTCK phải xác định đƣợc chiến lƣợc trong hoạt động
tự doanh của mình. Đó có thể là chiến lƣợc đầu tƣ chủ động, thụ động hoặc kết
hợp… Chiến lƣợc kinh doanh đầu tƣ của CTCK phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Thực trạng nền kinh tế (thế giới, quốc gia, ngành, doanh nghiệp)
+ Khả năng nắm bắt & xử lý thông tin
+ Trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp, chính trị, xã hội & khả năng
phân tích tâm lý.
+ Khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty
Giai đoạn 2: Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ

Sau khi xây dựng đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ của công ty, bộ phận tự doanh sẽ
triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tƣ trên thị trƣờng theo mục tiêu
đã định.


15
Việc tìm kiếm cơ hội đầu tƣ áp dụng đối với cả chứng khoán niêm yết &
chƣa niêm yết, trên cả thị trƣờng thứ cấp & sơ cấp
Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lƣợng cơ hội đầu tƣ
Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tích
trong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lƣợng của các khoản đầu tƣ. Kết
quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc công ty có nên đầu tƣ hay
không & đầu tƣ với số lƣợng, giá cả bao nhiêu là hợp lý.
+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong vòng 3 năm gần nhất, báo cáo
thƣờng niên của các doanh nghiệp có tham gia tự doanh, các thông tin trực tiếp liên
quan đến doanh nghiệp nhƣ tình hình kinh tế ngành, các chỉ tiêu phát triển kinh tế
chung (lạm phát, tỷ giá ngoại tế, tăng trƣởng GDP, chỉ số CPI…), các dự án đầu
tƣ…
Đối với trái phiếu: Theo dõi biến động lãi suất thị trƣờng trong & ngoài nƣớc
(lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc, lãi suất huy động vốn VNĐ, ngoại tệ, lãi suất
trong khu vực…). mục đích phát hành & dự án sử dụng vốn phát hành, hình thức
đảm bảo trái phiếu…
+ Phân tích đánh giá:
Đối với cổ phiếu: Công ty tập trung phân tích từng loại cổ phiếu với những
mục đích khác nhau. Phƣơng pháp phân tích là dựa vào phân tích cơ bản là chủ yếu
để chọn ra công ty tốt & chứng khoán tốt. Bên cạnh đó công ty phải thƣờng xuyên
phân tích kỹ thuật lựa chọn thời điểm tăng giá hoặc giảm giá để đi đến quyết định
đặt lệnh giao dịch.
Đối với trái phiếu: Công ty đánh giá chung về tổ chức phát hành, xem xét

mức độ xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành & trái phiếu của họ. Xác định
lãi suất dự đoán đối với loại trái phiếu tự doanh dựa vào lãi suất huy động của các tổ
chức tín dụng, lãi suất của các loại tín dụng có cùng kỳ hạn…, công ty cũng phải
tính toán số lƣợng trái phiếu tự doanh căn cứ vào khả năng về vốn của công ty,
chiến lƣợc đầu tƣ của công ty, khả năng đáp ứng về lãi suất dự đoán, tƣơng lai của
công ty… Sau đó xây dựng phƣơng án tự doanh. Việc này tùy thuộc vào tổ chức


16
của công ty. Sau khi phƣơng án này đƣợc lãnh đạo phê duyệt, nhân viên tự doanh sẽ
thực hiện giao dịch theo quyết định cuối cùng của lãnh đạo.
Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tƣ
Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tƣ, bộ phận tự doanh sẽ triển
khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ
tuân theo các quy định của pháp luật & các chuẩn mực chung của ngành.
Nếu thực hiện mua chứng khoán trên thị trƣờng sơ cấp, bộ phận tự doanh
phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với
tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành chứng khoán.
Nếu thực hiện trên thị trƣờng thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt lệnh giao
dịch theo phƣơng thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận. Sau đó nhân viên tự
doanh phối hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ
tục giao dịch chứng khoán & tiền.
Lệnh giao dịch tự doanh sẽ đƣợc chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty
sang phòng môi giới nhƣ lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra ký quỹ. Nếu
lệnh tự doanh & lệnh của khách hàng cùng đƣợc chuyển cho phòng môi giới cùng
một lúc thì lệnh của khách hàng đƣợc ƣu tiên quyền đi trƣớc.
Giai đoạn 5: Quản lý đầu tƣ & thu hồi vốn
Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản
đầu tƣ, đánh giá tình hình & thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để quản
lý danh mục đầu tƣ của mình cũng nhƣ tìm kiếm cơ hội đầu tƣ mới.

Đối với trái phiếu: công ty thƣờng xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất,
tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự
đoán về lãi suất của trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên cơ sở chu kỳ kinh tế
& triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lý danh
mục trái phiếu.
Đối với cổ phiếu: công ty phải thƣờng xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của
mình trên cơ sở phân tích & dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế; thực trạng
các cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục của mình để quyết định giữ lại hay bán
đi một cách thích hợp.


17

1.1.3.3. Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán
Giai đoạn 1
Chuẩn bị nội dung cần thiết cho đợt phát hành CK
ra công chúng

Giai đoạn 2

Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành và nộp hồ sơ
đăng ký phát hành và bảo lãnh phát hành lên
UBCKNN

Giai đoạn 3
Phân phối chứng khoán

Giai đoạn 4
Hoàn tất công việc của đợt chào bán
Hình 1.3. Sơ đồ Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán

(Nguồn:Giáo trình những vẫn đề cơ bản về CK và TTCK)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các nội dung cần thiết cho đợt phát hành chứng khoán
ra công chúng. Bao gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tổ chức họp ĐHCĐ để xin ý kiến chấp thuận của ĐHCĐ về việc
chào bán chứng khoán.
Bƣớc 2: Thành lập Ban chuẩn bị cho đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra
công chúng
Bƣớc 3: Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành về ký kết hợp đồng bảo lãnh
sơ bộ các văn bản ghi nhớ cần thiết khác.
Có hai phƣơng thức lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành. Đó là đấu thầu
cạnh tranh (Competitive bidding) và đàm phán trực tiếp với từng ứng viên bảo lãnh
phát hành (Direct negotiation), Thực tiễn cho thấy phƣơng thức đàm phán trực tiếp
với từng ứng viên bảo lãnh phát hành đƣợc các tổ chức phát hành ƣa chuộng hơn


×