Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ interleukin 8 trong dịch cổ tử cung ở thai phụ dọa đẻ non tại BV phụ sản hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 91 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như
sản khoa nói riêng. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một
cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo tiến triển sẽ dẫn tới cuộc chuyển dạ đẻ non thực
sự và hậu quả là sự ra đời của sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng có nguy
cơ bị bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Ở Việt Nam
hiện nay, tỷ lệ đẻ non vào khoảng từ 6,5% - 16% [1], [2 ], [3], tỷ lệ tử vong sơ
sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [4].
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chúng ta đã có thể nuôi sống những
trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn
rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những
trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy hạn chế tỷ lệ dọa đẻ non và đẻ non
luôn là mục đích của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh,
thông minh.
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều các công trình khoa học
nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng và các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [1], [3], [5],
[6], [7], [8]. Chính vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh
tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều [1], [3], [6], [9], [10].
Vấn đề quan trọng để hạn chế tỷ lệ đẻ non đó là làm sao có thể dự
phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho các sản phụ có nguy cơ đẻ non
cao, cũng như tiên lượng chính xác cho tình trạng dọa đẻ non và đẻ non nhằm
đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả. Với sự phát triển của miễn


2

dịch học, trong những năm gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã tìm hiểu
được sâu sắc hơn cơ chế của đẻ non và tìm ra được các chất hóa học tham gia


vào cơ chế của đẻ non như Interleukin-8 [11], [12], [13]. Việc phát hiện sớm
sự thay đổi nồng độ các chất này trong dịch cổ tử cung có thể dự báo sớm
được dọa đẻ non ở phụ nữ có thai. Nhờ đó các bác sỹ có thể can thiệp sớm và
kịp thời cho những thai phụ này để tránh bị đẻ non.
Ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về Interleukin-8
trong dịch cổ tử cung và vai trò của nó đối với dự phòng, chẩn đoán, điều trị
dọa đẻ non. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và nồng độ Interleukin-8 trong dịch cổ tử cung ở thai
phụ dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” nhằm 2 mục tiêu sau:
1.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên
quan ở các thai phụ dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

2.

Định lượng nồng độ Interleukin-8 trong dịch cổ tử cung của các thai
phụ dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Định nghĩa về dọa đẻ non
Từ trước đến nay có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về
đẻ non. Định nghĩa này thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào khả năng
nuôi dưỡng trẻ đẻ non sau sinh.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1961: đẻ non là

trẻ đẻ ra có trọng lượng dưới 2500g và tuổi thai dưới 37 tuần. Từ 2004, định
nghĩa của WHO về đẻ non là khi trẻ đẻ ra có tuổi thai từ 22 đến trước 37 tuần.
Ở Việt Nam, theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành năm 2009: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ
tuần 22 đến hết 37 tuần [14].
Còn dọa đẻ non là tình trạng đe dọa chuyển dạ đẻ xảy ra trên các thai
phụ có tuổi thai từ 22 tuần đến hết 37 tuần [14].
1.2. Cơ chế bệnh sinh của dọa đẻ non
Cơ chế bệnh sinh của dọa đẻ non và đẻ non đến nay vẫn còn nhiều
tranh cãi và chưa có giả thuyết nào được coi là tối ưu. Trong số đó có một số
giả thuyết được chấp nhận rộng rãi là:
- Cơ chế viêm và vai trò của các chất hóa học trung gian: cơ chế
viêm và các chất trung gian hóa học là một trong những cơ chế quan trọng
gây ra chuyển dạ. Quá trình chín muồi cổ tử cung (CTC) trong giai đoạn đầu
chuyển dạ được nhìn nhận như một quá trình viêm và đặc trưng bởi sự tập
trung của bạch cầu trong mô liên kết ở CTC [15]. Sự xâm nhập của các tế bào
viêm như bạch cầu đa nhân, đại thực bào,… vào mô liên kết ở CTC bắt đầu
trước khi cuộc chuyển dạ xảy ra. Các tế bào bạch cầu tham gia làm chín muồi


4

CTC bằng cách giải phóng ra các enzym phân hủy protein như proteinase và
elastase [16]. Các tế bào bạch cầu cũng đồng thời tiết ra các cytokine và
chemokine để tiếp tục hóa ứng động các tế bào bạch cầu trong máu đến tập
trung ở CTC và hoạt hóa các tế bào bạch cầu này. Các tế bào viêm cũng đồng
thời xâm nhập vào các vị trí khác trong tử cung khi bắt đầu chuyển dạ như
bánh rau, màng rụng, nội sản mạc trong quá trình chuyển dạ và có thể đóng
vai trò trong hiện tượng vỡ ối sớm.
- Kích hoạt sớm trục nội tiết hạ đồi -tuyến yên -tuyến thượng thận

của mẹ và thai nhi: nghiên cứu của Copper và cộng sự tại Mỹ trên 2593 thai
phụ nhận thấy rằng những căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý của người mẹ
có liên quan đến đẻ non và trẻ có cân nặng thấp [17], [18]. Nghiên cứu nhận
thấy tỷ lệ đẻ non ở phụ nữ có thai bị trầm cảm tăng gấp đôi so với nhóm phụ
nữ không bị trầm cảm, hơn nữa tỷ lệ đẻ non còn tăng lên theo mức độ trầm
cảm của những phụ nữ này [19]. Cơ chế gây ra đẻ non khi kích hoạt trục nội
tiết là do: tăng tổng hợp và giải phóng corticotropin-releasing hormon (CRH)
[20] và tăng giải phóng adrenocorticotropic hormon (ACTH) của thai nhi
(ACTH sẽ kích thích sản xuất estrogen của bánh rau, gián tiếp làm tăng co cơ
tử cung) [21].
CRH đóng vai trò quan trọng trong chuyển dạ đẻ đủ tháng và non
tháng. Bình thường CRH do tuyến dưới đồi tiết ra nhưng trong suốt thời kỳ
thai nghén, CRH chủ yếu do các tế bào màng rụng, tế bào màng ối và rau thai
tiết ra [21]. CRH sẽ kích thích tuyến yên tiết ra ACTH, ACTH sẽ kích thích
tuyến thượng thận tiết cortisol. Ở thai nghén bình thường ở người mẹ, cortisol
có tác dụng như feedback âm tính, ức chế tuyến dưới đồi tiết ra CRH và tuyến
yên tiết ACTH. Tuy nhiên khi CRH được tiết ra ở màng rụng và màng rau,
CRH sẽ kích thích liên tục trục nội tiết hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận
mà không bị ức chế bởi cortisol [22]. Mặt khác, CRH cũng kích thích tổng


5

hợp prostaglandin (PG) ở màng rụng, màng ối và nước ối. Ngược lại PG cũng
có tác dụng feedback dương tính kích thích tổng hợp CRH. Những feedback
dương tính này sẽ tạo thành một vòng xoắn kích thích lẫn nhau để dẫn đến
hậu quả cuối cùng là chuyển dạ [22], [23].
Ở thai nghén bình thường, sự chín muồi của trục nội tiết hạ đồi - tuyến
yên - tuyến thượng thận và sự phát triển của tuyến thượng thận ở giữa thai kỳ
sẽ làm tăng nồng độ cortisol trong thai nhi và tăng tổng hợp CRH từ rau thai.

Khi thai nghén đủ tháng, nồng độ CRH và PG tăng đủ cao để gây chuyển dạ
đúng thai kỳ. PG có tác dụng gây ra cơn co tử cung và làm tăng enzym
protease ở đường sinh dục (matrix metalloproteinases - MMPs) để làm chín
muồi cổ tử cung, gây ra chuyển dạ [24]. Nếu vì một lý do gì đó, trục nội tiết
này chín muồi sớm hơn bình thường sẽ gây ra đẻ non. Một nghiên cứu định
lượng nồng độ CRH huyết thanh ở 860 phụ nữ mang thai từ 17 đến 30 tuần
cho thấy nồng độ CRH tăng cao gấp đôi ở thai phụ sau này sẽ chuyển dạ đẻ
non so với những thai phụ chuyển dạ đẻ đủ tháng [25].
Vai trò của estrogen: ACTH được tiết ra từ tuyến yên của thai nhi có
tác dụng kích thích tuyến thượng thận tổng hợp dehydroepiandrosterone sulfat
(DHEA). Sau đó gan của thai nhi sẽ chuyển DHEA thành 16 hydroxy-DHEA.
CRH do bánh rau tiết ra cũng có khả năng kích thích trực tiếp tuyến thượng
thận tiết ra những hormon này [26]. Các androgen này sau đó sẽ được bánh
rau chuyển hóa thành estrone (E1), estradiol (E2), estriol (E3). Những
estrogen sau khi được bánh rau tổng hợp sẽ gắn với receptor estrogen alpha,
và phát huy tác dụng của nó là làm hoạt hóa cơ tử cung khi có sự xuất hiện
của oxytocin, prostaglandin hoặc các enzym kích thích co cơ (myosin chain
kinase, calmodulin). Nghiên cứu về nồng độ E3 ở phụ nữ có thai từ 24-34
tuần cho thấy nồng độ E3 ở những thai phụ đẻ non cao hơn là ở những thai
phụ đẻ đủ tháng và nồng độ E3 tăng cao rõ rệt trong vòng 3-4 tuần trước khi
chuyển dạ. Điều này gợi ý vai trò của E3 trong cơ chế chuyển dạ đẻ [27].


6

- Viêm đường sinh dục: các dữ liệu về lâm sàng và cận lâm sàng chỉ ra
có mối liên quan rõ rệt giữa nhiễm khuẩn đường sinh dục và chuyển dạ đẻ non.
Khi có sự xâm nhập vi khuẩn vào đường sinh dục, các receptor ở màng
các tế bào màng rụng, màng ối, cổ tử cung và bánh rau sẽ gắn với các vi khuẩn
này và tiết ra các cytokine nội sinh. Đáp ứng với hóa động học của các chất

cytokine, các bạch cầu đa nhân trung tính, các đại thực bào sẽ hoạt hóa và tập
trung ở vùng có nhiễm khuẩn cùng với rất nhiều các chất trung gian hóa học như
interleukin 1,6,8; yếu tố hoại tử u (Tumor Necrosis Factor - TNF), MMPs,...
Trong các chất trung gian hóa học này có hai chất quan trọng nhất là IL-1 và
TNF. Hai chất này kích thích tổng hợp prostaglandin bằng cách kích thích tiết ra
COX-2 vào màng rụng và nước ối trong khi ức chế emzym chuyển hóa
prostaglandin (15-hydroxy-prostaglandin dehydrogenase) trong màng đệm [11],
[12]. Prostaglandin có hai tác dụng chính có thể gây chuyển dạ đẻ non là trực
tiếp gây ra cơn co tử cung và làm chín muồi cổ tử cung (CTC), làm CTC mềm ra
và dễ bị xóa mở trong chuyển dạ. Ngoài ra, IL-1 và TNF còn có tác dụng kích
thích giải phóng MMPs ở cổ tử cung, có tác dụng phân hủy liên kết ngoại bào ở
cổ tử cung và màng ối, làm CTC mềm ra và dễ bị xóa mở khi có tác động của
cơn co tử cung [28]. TNF đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình
chết theo chương trình của các tế bào (apotosis). Vì thế, khi tăng nồng độ TNF ở
màng ối và CTC sẽ làm chết các tế bào biểu mô màng ối dẫn đến vỡ ối sớm [29].
Hơn nữa, nhiễm khuẩn ối thường xuất hiện cùng với tăng các chất miễn
dịch trong màng rụng như IL-8 và CSF-2 (CSF – Colony Stimulating Factor).
Những chất cytokine này sẽ thu hút bạch cầu đa nhân đến và giải phóng ra
một lượng lớn IL-1 beta, TNF, MMPs, CSF-2 và IL-8 vào màng rụng. Cơ chế
này sẽ dẫn đến tổn thương và hoại tử các tế bào biểu mô màng ối gây ra vỡ ối
sớm. Nhiễm khuẩn ối cũng làm tăng sản suất IL-6 trong màng ối, màng rụng


7

đồng thời kích thích tổng hợp prostaglandin và tăng chế tiết G-CSF để thu hút
bạch cầu đa nhân.
Như vậy, khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, quá trình viêm sẽ tiến triển
ở người mẹ hoặc thai nhi và hậu quả cuối cùng là tăng giải phóng các chất
trung gian hóa học gây viêm có tác dụng kích thích chuyển dạ. Ngược lại, nếu

có sự xâm nhập của vi khuẩn nhưng không có đáp ứng của mẹ và thai nhi thì
sẽ không có các chất gây viêm và không dẫn đến chuyển dạ [30].
- Chảy máu ở màng rụng: ra máu âm đạo từ màng rụng trong thời
kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non và vỡ ối sớm. Khi có chảy máu
trong màng rụng sẽ làm tăng nồng độ các chất trung gian hóa học và các
chất đông máu tại màng rụng. Trong các chất trung gian hóa học này thì
thrombin có vai trò quan trọng nhất. Trong cơ chế đông máu, thrombin sẽ
gắn với receptor hoạt hóa proteinase ở màng rụng để tăng hoạt động của
các proteinase như MMPs [31], [32]. Ngoài ra, thrombin còn là chất cảm
ứng các tế bào màng rụng tiết ra IL-8. IL-8 sẽ thu hút bạch cầu đa nhân
trung tính đến, gây phá vỡ liên kết ngoại bào ở màng ối và có thể gây vỡ ối
sớm cho dù không có nhiễm khuẩn [13].
Một nghiên cứu thăm dò 23 thai phụ từ 24-33 tuần nhập viện điều trị vì
dọa đẻ non cho thấy nồng độ thrombin hoạt hóa tăng cao một cách rõ rệt ở
những thai phụ chuyển dạ đẻ trong vòng 3 tuần tiếp theo khi so sánh với
những thai phụ đẻ đủ tháng hoặc những thai phụ không chuyển dạ trong 3
tuần tiếp theo [33].
- Tử cung bị căng quá mức: đa thai, đa ối hoặc các nguyên nhân khác
làm cho tử cung bị căng quá mức đều là những yếu tố nguy cơ gây đẻ non.
Khi cơ tử cung bị căng quá mức sẽ làm xuất hiện những kênh kết nối mới trên
màng tế bào cơ tử cung, tăng cao bất thường các receptor oxytocin trên bề
mặt tế bào, tăng sản xuất prostaglandin E2, F2 trong cơ tử cung, tăng enzym


8

kích thích gây co cơ. Tất cả các tác dụng này đều làm thúc đẩy cơn co tử cung
và xóa mở cổ tử cung [33].
Sự căng giãn của khoang ối cũng góp phần hoạt hóa cơ tử cung. Khi
màng ối bị căng sẽ kích thích tiết ra cytokine, prostaglandin và collagenase từ

chính màng ối [34], [35].
1.3. Các yếu tố liên quan đến dọa đẻ non
Thông thường, các yếu tố liên quan đến một vấn đề sẽ được xét theo 2
khía cạnh, một là nhóm các yếu tố nguy cơ, nhóm còn lại là các yếu tố có tính
chất bảo vệ. Tuy nhiên đối với dọa đẻ non, các yếu tố trái ngược với yếu tố
nguy cơ sẽ là yếu tố bảo vệ vì theo cơ chế sinh học, khi không có yếu tố đe
dọa đến dọa đẻ non, quá trình thai nghén và chuyển dạ sẽ diến tiến theo quá
trình sinh lý bình thường. Theo thống kê chung, có khoảng 50% số trường
hợp dọa đẻ non không rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Dọa đẻ non
được khởi phát bởi nhiều cơ chế, bao gồm nhiễm trùng hoặc viêm, thiếu máu
cục bộ tuần hoàn tử cung-rau hoặc xuất huyết, tử cung căng phồng quá mức,
căng thẳng, và các quá trình miễn dịch trung gian khác. Không thể thiết lập
một cơ chế chính xác cho hầu hết các trường hợp, bởi vậy có nhiều yếu tố
nguy cơ liên quan đến dọa đẻ non, nhưng không có quan hệ nhân quả rõ ràng.
1.3.1. Tiền sử sản khoa đẻ non
Tiền sử đẻ non là yếu tố nguy cơ lớn nhất để tiên lượng cho đẻ non ở
những lần mang thai tiếp theo. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao khi lần mang
thai gần nhất đẻ non hoặc thai phụ có nhiều lần đẻ non trước đó [36], [37].
Đặc biệt tỷ lệ đẻ non ở lần mang thai này tăng cao tỷ lệ thuận với số lần
đẻ non trước đó. Với thai phụ có tiền sử một lần đẻ non, tỷ lệ đẻ non của lần
mang thai tiếp theo là 14-22%. Tỷ lệ đẻ non lần tiếp theo của những thai phụ
có tiền sử hai lần đẻ non là 28-42%. Tỷ lệ đẻ non tăng lên rõ rệt khi thai phụ
có ba lần đẻ non trước đó (67%) [38], [39].


9

1.3.2. Đa thai
Ước tính chỉ có 2-3% các trường hợp mang thai là đa thai nhưng trong
số trẻ đẻ non thì tỷ lệ trẻ sinh từ các bà mẹ mang đa thai chiếm 17% số trẻ đẻ

non trước 37 tuần và 23% số trẻ đẻ non trước 32 tuần [40]. Hiện nay, kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển và mở rộng về chỉ định làm cho số lượng
thai phụ chửa đa thai ngày càng nhiều, nguy cơ của dọa đẻ non và số trẻ đẻ
non do đa thai càng ngày càng tăng lên. Cơ chế gây dọa đẻ non trong đa thai
có thể do cơ tử cung bị căng quá mức hoặc cũng có thể do đa thai sản xuất ra
nhiều estrogen, progesteron và steroid hơn so với một thai [41]. Chính nồng
độ cao của những chất hóa học này cũng góp phần vào cơ chế gây dọa đẻ non.
1.3.3. Ra máu âm đạo
Chảy máu ở màng rụng với triệu chứng lâm sàng là ra máu âm đạo từ
lỗ trong CTC trong ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa của thai nghén là yếu tố
nguy cơ cho dọa đẻ non và vỡ ối sớm. Thai phụ ra máu âm đạo kéo dài có
nguy cơ dọa đẻ non và đẻ non cao hơn những thai phụ ra máu âm đạo trong
thời gian ngắn [42].
Trong ba tháng cuối thai kỳ, ra máu âm đạo có thể do rau bám thấp, rau
tiền đạo hoặc rau bong non. Những nguyên nhân này cũng là yếu tố nguy cơ
của dọa đẻ non.
1.3.4. Nhiễm khuẩn
Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm ra mối liên quan mật thiết giữa nhiễm
khuẩn và đẻ non. Những nghiên cứu về giải phẫu bệnh và nuôi cấy vi sinh của
bánh rau cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn màng rau và bánh rau ở 20-75% các ca
đẻ non và tỷ lệ nuôi cấy bánh rau dương tính là 30-60% [43], [44].
Cơ chế gây ra dọa đẻ non của nhiễm khuẩn có thể do quá trình nhiễm
khuẩn trực tiếp sản xuất ra prostaglandin hoặc sản xuất ra phospholipase A2.
Phospholipase A2 sẽ làm giải phóng acid arachidonic từ màng phospholipid
của màng tế bào và hậu quả là tăng sản xuất prostaglandin. Prostaglandin vừa
có tác dụng gây cơn co tử cung, vừa có tác dụng làm mềm CTC [45]. Ngoài


10


ra, các vi khuẩn gây viêm từ âm đạo còn gây đáp ứng viêm từ cơ thể người
mẹ làm thu hút bạch cầu đến âm đạo và CTC, làm tăng nồng độ các cytokine,
interleukin tại đây.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Một nghiên cứu can thiệp của tổ chức y tế thế
giới đã khẳng định điều trị kháng sinh cho những thai phụ bị nhiễm khuẩn tiết
niệu dù không có triệu chứng lâm sàng đã làm giảm được tỷ lệ đẻ non và thai
nhẹ cân [46].
- Viêm quanh chân răng: nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa
viêm quanh chân răng và dọa đẻ non. Những tác nhân hay gặp gây viêm quanh
chân răng là Bacteroides forsythus, Porphyromonas gingivalis, Actinobacillus
actinomycetemcomitans, Treponema denticola, and Fusobacterium nucleatum.
Những loại vi khuẩn này cũng được tìm thấy ở dịch ối của những thai phụ đẻ
non có viêm quanh chân răng. Cơ chế gây dọa đẻ non của viêm quanh chân
răng là vi khuẩn đến gây nhiễm khuẩn ối qua đường máu hoặc do viêm quanh
chân răng gây phản ứng viêm toàn thân rồi mới gây dọa đẻ non [47].
- Viêm đường sinh dục dưới cũng là một yếu tố nguy cơ của dọa đẻ
non. Theo tác giả Phạm Bá Nha, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với các tác nhân
gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhóm đẻ non là 93,9%, ở nhóm không
đẻ non là 65,8% [48]. Một số loại vi sinh vật gây viêm âm đạo cũng có thể
gây dọa đẻ non như Group B streptococci [49], Chlamydia trachomatis [50],
Neisseria gonorrhea [51], Trichomonas vaginalis [52].
1.3.5. Các yếu tố xã hội
- Công việc và hoạt động thể chất: phụ nữ mang thai hoạt động thể chất
nhiều hoặc có những công việc nặng nhọc có thể có nguy cơ bị dọa đẻ non
cao hơn bình thường. Cơ chế gây dọa đẻ non có thể do khi hoạt động thể chất
nặng sẽ giảm dòng máu đến tử cung và làm tăng nồng độ các hormon không
tốt cho thai nghén (corticotropin-releasing hormone, catecholamines). Một
nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mang thai có công việc phải đi lại và hoạt



11

động trên 5 giờ một ngày có nguy cơ đẻ non cao hơn so với những thai phụ
hoạt động dưới 2 giờ một ngày (OR= 1,4-8; CI=95%) [53].
- Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao của dọa đẻ non. Nguy cơ dọa đẻ
non tăng lên cùng với số lượng thuốc lá hút trong thời kỳ mang thai. Nguy cơ
của thai non tháng ở phụ nữ hút thuốc lá tăng lên do phụ nữ mang thai có
nguy cơ cao hơn bị các biến chứng như rau tiền đạo, rau bong non, ối vỡ
sớm,.. [54].
1.3.6. Các yếu tố về cổ tử cung và tử cung
- Cổ tử cung ngắn: nhiều nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan giữa độ
dài CTC với dọa đẻ non và đẻ non. Tỷ lệ đẻ non tăng lên khi độ dài CTC ngắn và
ngược lại [55].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Trí cho thấy tỷ lệ đẻ non
của các thai phụ có độ dài CTC ngắn hơn hoặc bằng 32 mm cao gấp 14,4 lần
các thai phụ có độ dài CTC trên 32 mm [56].
- Tiền sử phẫu thuật ở CTC: những phụ nữ có tiền sử khoét chóp hoặc
cắt cụt CTC để điều trị những tổn thương trong biểu mô ở CTC sau này có
nguy cơ bị dọa đẻ non cao hơn bình thường. Có thể khi khoét chóp hoặc cắt
cụt cổ tử cung đã làm mất đi một lượng lớn mô liên kết ở CTC nên làm yếu đi
sức chịu đựng của CTC khi mang thai. Mặt khác, các tuyến CTC có tác dụng
sản xuất ra nút nhầy CTC cũng bị mất đi nên không thể sản sinh ra chất nhầy
có tác dụng như một hàng rào ngăn chặn các tác nhân viêm nhiễm ở âm đạo
phát triển lên tử cung và buồng ối.
-Tử cung dị dạng: tỷ lệ dọa đẻ non ở những thai phụ có TC dị dạng
phụ thuộc thể loại và mức độ bất thường. Những thai phụ có TC một sừng
có tỷ lệ đẻ non khoảng 17% [57]. Tỷ lệ đẻ non ở những thai phụ có TC đôi
khoảng 29% [58].



12

1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của dọa đẻ non, tiêu chuẩn chẩn
đoán dọa đẻ non
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
1.4.1.1. Toàn thân
Dọa đẻ non hay đi kèm với một số bệnh lý khác như rau tiền đạo, tiền
sản giật. Vì vậy thăm khám toàn thân có thể phát hiện được một số dấu hiệu
như tăng huyết áp, phù, thiếu máu,…
1.4.1.2. Cơ năng.
Biểu hiện cơ năng của dọa đẻ non đôi khi không rõ ràng, nhưng chủ
yếu bệnh nhân dọa đẻ non vào viện với các triệu chứng như đau bụng cơn, ra
máu hoặc nhày hồng âm đạo.
Theo Phạm Thị Thanh Hiền và Nguyễn Việt Tiến, nghiên cứu trong 2 năm
1994 – 1995 tại BVPSTƯ thấy: số bệnh nhân có 2 triệu chứng cơ năng (đau
bụng kèm theo ra máu hay đau bụng kèm ra dịch âm đạo) chiếm 14%, số
bệnh nhân chỉ có 1 triệu chứng cơ năng (như đau bụng, ra máu, hoặc ra dịch
âm đạo) chiếm khoảng 86% [5].
Trong một nghiên cứu gần đây của Iams và cộng sự có 40% - 60%
trường hợp dọa đẻ non có triệu chứng đau bụng, đau lưng, đau vùng tiểu
khung hoặc đau tức bụng. Chỉ có 13% thấy có máu hoặc dịch màu hồng chảy
ra đường âm đạo, trong số này có 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng từ
lúc thai 34 tuần tuổi [8].
1.4.1.3. Thực thể
- Tử cung tương xứng với tuổi thai
- Xuất hiện các cơn co tử cung.
Cơn co tử cung là động lực quan trọng của cuộc chuyển dạ đẻ dù non
tháng hay đủ tháng. Trong thời kỳ thai nghén, việc xuất hiện các cơn co tử
cung đôi khi vẫn xảy ra nhưng có đặc điểm khác với cơn co tử cung của



13

chuyển dạ đẻ non. Các cơn co sinh lý (cơn co Hicks) có đặc điểm là thưa, nhẹ,
không gây đau [59]. Còn các cơn co trong dọa đẻ non và đẻ non thì có đặc
điểm là xuất hiện thường xuyên với tính chu kỳ, thời gian mỗi cơn co kéo dài
dần, gây đau và có tính ba giảm [59]. Theo Bergella thì chỉ có 31% bệnh
nhân có cơn co tử cung [60].
- Sự biến đổi cổ tử cung: bắt đầu có hiện tượng xóa mở cổ tử cung.
Khi chưa có chuyển dạ, cổ tử cung là một ống hình trụ, đầu trên là lỗ
trong cổ tử cung, dầu dưới là lỗ ngoài cổ tử cung. Khi chuyển dạ xảy ra, cổ tử
cung bắt đầu có hiện tượng xóa, mở. Tuy nhiên sự xóa, mở cổ tử cung xảy ra
khác nhau ở người con so và con rạ [59]. Vì vậy để đánh giá chính xác tình
trạng cổ tử cung, bệnh nhân cần được theo dõi bởi chỉ một bác sỹ và khám
nhiều lần nhằm phát hiện sự thay đổi ở cổ tử cung. Theo tác giả Phạm Thanh
Hiền và Nguyễn Viết Tiến, tỷ lệ bệnh nhân có hiện tượng xóa hoặc mở cổ tử
cung là 26% [5].
Hai triệu chứng quan trọng của dọa đẻ non là sự xuất hiện cơn co tử
cung và sự xóa mở cổ tử cung không phải luôn đi kèm với nhau, vì vậy khi
thăm khám bệnh nhân dọa đẻ non cần tỉ mỉ, kiên trì tránh bỏ sót. Theo
Andersen, thăm khám bằng tay dự báo được 71% trường hợp đẻ non [61].
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.4.2.1. Monitoring sản khoa
Monitoring sản khoa giúp phát hiện sự xuất hiện cơn co tử cung về tần
số, biên độ và thời gian, cũng như sự dao động của tim thai.
1.4.2.2. Siêu âm
Siêu âm bằng đầu dò âm đạo hoặc qua tầng sinh môn giúp đo chính xác
chiều dài cổ tử cung và quan sát được hình thái cổ tử cung, góp phần tiên
lượng tình trạng dọa đẻ non. Siêu âm còn góp phần đánh giá tình trạng thai và
phần phụ của thai, phát hiện những bất thường về hình thái của thai nghén.



14

1.4.2.3. Các xét nghiệm hỗ trợ
Các xét nghiệm mang tính thăm dò toàn thân như công thức máu, chức
năng gan, thận, tổng phân tích nước tiểu ,.. góp phần phát hiện tình trạng viêm
hay một bệnh lý nội khoa cấp hoặc mạn tính nào đó, gợi ý chúng ta nghĩ đến
nguyên nhân dẫn tới tình trạng dọa đẻ non và từ đó có biện pháp điều trị cụ
thể phù hợp.
Ngoài ra còn có thể định tính hoặc định lượng một số chất khác như
Fibronectin, hCG cổ tử cung, Interleukin,... cũng góp phần tiên lượng và điều
trị dọa đẻ non.
1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.4.3.1. Chẩn đoán dọa đẻ non
Theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản 2009 [14], dọa đẻ non được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu sau:
- Tuổi thai từ 22 tuần đến hết 37 tuần.
- TC phù hợp với tuổi thai.
- Có CCTC gây đau bụng.
- CTC còn dài đóng kín
- Có thể có ra máu hay chất nhầy hồng.
- Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung.
1.4.3.2. Chẩn đoán đẻ non
Việc chẩn đoán phân biệt giữa dọa đẻ non và đẻ non là thực sự cần
thiết, theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản 2009 [14], chẩn đoán đẻ non dựa vào các dấu hiệu sau:
-

Tuổi thai từ 22 đến hết 37 tuần.


-

TC phù hợp với tuổi thai.

-

CCTC đều đặn, gây đau.

-

CTC có hiện tượng xóa mở.

-

Có dịch nhày hồng.


15

1.5. Tiên lượng dọa đẻ non
Tiên lượng dọa đẻ non là một vấn đề quan trọng. Sau khi chẩn đoán
chính xác bệnh nhân bị dọa đẻ non thì tiên lượng bệnh sẽ giúp thầy thuốc
chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp cả về mặt cải thiện tình trạng
bệnh và lợi ích kinh tế cho bệnh nhân, đồng thời tránh được những tác dụng
không mong muốn của thuốc điều trị trước mắt cũng như lâu dài. Việc tiên
lượng dọa đẻ non không hề dễ dàng, cần căn cứ vào nhiều yếu tố, xét tại
nhiều thời điểm, phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ.
Các yếu tố giúp tiên lượng dọa đẻ non:
1.5.1. Khám và quản lý thai nghén định kỳ

Khám thai giúp phát hiện các bệnh lý mẹ, thai, phần phụ cũng như đánh
giá các yếu tố nguy cơ, từ đó đưa ra các biện pháp dự phòng thích hợp. Theo Tô
Thị Thanh Hương, những bà mẹ mà quá trình mang thai không khám thai lần
nào có tỷ lệ dọa đẻ non là 14%, còn với những bà mẹ mà trong quá trình mang
thai có số lần khám thai trên 4 lần thì tỷ lệ đẻ non là 4% [62].
1.5.2. Chỉ số dọa đẻ non
Theo GS Dương Thị Cương, có thể dựa vào chỉ số Gruber để đánh giá
tình trạng dọa đẻ non [63].
Bảng 1.1. Bảng chỉ số Gruber
Điểm
Chỉ số
Cơn co TC

0

1

2

Không đều

Đều

Ối vỡ

3

Chắc chắn

Cháy máu âm đạo


Vừa

> 100 ml

Độ mở CTC

1 cm

2 cm

Đánh giá :
Dưới 5 điểm : dọa đẻ non nhẹ.
Trên 5 điểm : dọa đẻ non nặng.

4

Khám thấy
3 cm

4 cm


16

1.5.3. Chỉ số Bishop
Bảng 1.2. Bảng chỉ số Bishop
Điểm

0


1

2

Độ mở CTC

0

1-2

3-4

Độ dài CTC

> 1,5

1,5-1

<0,5

Độ lọt

Cao

Chúc

Chặt

Mật độ CTC


Cứng

Mềm

Mềm

Tư thế CTC

Sau

Trung gian

Chúc trước

Chỉ số

Đánh giá :
Bishop ≤ 6 điểm là nguy cơ thấp.
Bishop > 6 điểm là nguy cơ cao.
Bishop > 9 điểm thì chắc chắn chuyển dạ.
1.5.4. Đánh giá cổ tử cung
Đánh giá cổ tử cung bằng siêu âm được nhận định chủ yếu qua hai chỉ
số là độ dài cổ tử cung và độ mở lỗ trong cổ tử cung. Theo Nguyễn Mạnh Trí,
khi độ dài cổ tử cung dưới 35 mm ở tuần lễ 28 đến 30 thì có khoảng 20% số
thai phụ sẽ đẻ non [56]. Theo Ayer, khi độ dài cổ tử cung dưới 40 mm hoặc
ngắn đi 50% so với trước đó là những đối tượng có nguy cơ cao dọa đẻ non.
Theo Trương Quốc Việt, khi kết hợp hai yếu tố là chỉ số Bishop và độ
dài CTC thì tiên lượng dọa đẻ non sẽ rất có giá trị, cụ thể khi chỉ số Bishop ≥
6 điểm và độ dài CTC ≤ 26 mm thì giá trị tiên đoán đẻ non có độ nhạy là

63,8% và độ đặc hiệu là 100% [64].


17

1.5.5. Xét nghiệm fibronectin
Fibronectin là một glycoprotein được tạo ra bởi tế bào nuôi và một số
mô của thai nhi. Vào thời điểm cuộc chuyển dạ sắp xảy ra người ta tìm thấy
có sự hiện diện của fibronectin trong cổ tử cung và âm đạo, do vậy người ta
có thể định tính hoặc định lượng để tiên lượng cho bệnh nhân dọa đẻ non.
Goldenberg và cộng sự nghiên cứu trên 1870 phụ nữ có thai, thử test
fibronectin hai tuần một lần từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 30. Với những người
có tất cả các lần thử test đều âm tính thì tỷ lệ đẻ non trước 35 tuần là 1,5%.
Còn có một lần test dương tính thì tỷ lệ đẻ non trước 35 tuần là 8,3%, những
người có nhiều hơn một lần test dương tính thì tỷ lệ là 16,3% [10].
1.5.6. Định lượng hCG cổ tử cung
hCG là hormon do tế bào gai rau tiết ra, nồng độ hCG ở cổ tử cung cao
khi tuổi thai trước 20 tuần. Nhưng sau 20 tuần thì nồng độ hCG ở cổ tử cung
giữ ở mức ổn định trong khoảng từ 5,6 đến 7,1 mIU/ml, đồng thời có liên
quan chặt chẽ với nồng độ hCG trong huyết thanh mẹ và dịch ối [65]. Khi
nồng độ hCG ở cổ tử cung tăng cao, người ta có thể dự đoán cuộc chuyển dạ
sắp xảy ra với giải thích là do hậu quả của phản ứng viêm tại chỗ làm cho
hCG thoát ra từ các dịch của người mẹ xuống cổ tử cung. Theo Gurbuz và
cộng sự, nếu nồng độ hCG trong dịch cổ tử cung cao hơn hoặc bằng 32
mIU/ml thì chẩn đoán chuyển dạ sẽ diễn ra trong vòng 100 giờ có độ nhạy là
98%, độ đặc hiệu là 55%, giá trị của phản ứng dương tính là 70%, giá trị của
phản ứng âm tính là 96%. Những người có nồng độ hCG lơn hơn hoặc bằng
32 mIU/ml có nguy cơ đẻ non trong vòng 7 ngày cao gấp 17,37 lần so với
người có nồng độ hCG dưới 32 mIU/ml [66].
1.5.7. Định lượng Interleukin-8 và một số chất khác

Trong dịch cổ tử cung, ngoài hCG, người ta có thể định lượng một số
chất khác cũng có khả năng tiên lượng cho dọa đẻ non như CRP, Interleukin6, prolactin,…


18

Hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới, định lượng Interleukin–8 trong
dịch cổ tử cung, dịch ối đã được tiến hành song song với các biện pháp khác
để góp phần tiên lượng cho dọa đẻ non.
1.6. Vai trò của Interleukin-8 trong dọa đẻ non.
1.6.1. Interleukin-8 là gì?
Interleukin-8 là một chemokine, chemokine là một trong các họ chính
của các cytokine.
1.6.1.1. Cytokine và chemokine
Cytokine là một tập hợp rất nhiều các protein và peptit hòa tan có chức
năng là những yếu tố điều hòa thể dịch ở nồng độ rất thấp (mức nanomole đến
picomole). Những phân tử này điều hòa các hoạt động chức năng của từng tế
bào riêng biệt và của cả tổ chức trong trường hợp sinh lý và bệnh lý. Những
protein này cũng làm trung gian điều hòa trực tiếp sự tương tác giữa các tế
bào và kiểm soát các quá trình xảy ra trong khoang ngoại bào. Rất nhiều yếu
tố phát triển và cytokine hoạt động như những yếu tố giúp tế bào sống sót
bằng cách ngăn ngừa hiện tượng chết tế bào theo lập trình.
Cytokine phát huy tác động thông qua các thụ thể đặc hiệu và có thể có
các hình thức tác động như sau:


Cận tiết (paracrine): tác động lên các tế bào đích trong không gian

lân cận.



Tự tiết (autocrine): cytokine do một tế bào nào đó tiết ra lại có tác

động trực tiếp lên chính nó thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào.


Nội tiết (endocrine): tác động đến các tế bào hay tổ chức ở xa hơn

trong cơ thể nhờ cytokine lưu hành trong máu.


Xúc tiết (juxtacrine): chỉ tác động lên các tế bào tiếp xúc với nó.

Có thể nói rằng cytokine là một ngôn ngữ chung của các tế bào trong
cơ thể nhằm trao đổi thông tin giữa chúng với nhau.


19

Các họ chính của Cytokine gồm:
+ Chemokine
+ Yếu tố hoại tử khối u.
+ Các Interferon.
+ Các yếu tố kích thích tạo máu (haemopoietin).
- Chemokine:
Chemokine là tập hợp tất cảc các cytokine có trọng lượng phân tử thấp
và có chung đặc tính hóa ứng động. Chemokine là những cytokine được sản
xuất trong những giai đoạn sớm nhất của nhiễm trùng. Các phân tử này được
phát hiện cách đây không lâu. Chúng phát huy tác dụng hóa ứng động đến các
tế bào có khả năng đáp ứng gần đó. Interleukine-8 là chemokine đầu tiên

được nghiên cứu rõ ràng và nó là đại diện tiêu biểu của họ này. Tất cả các
chemokine đều có trình tự sắp xếp amino acid giống nhau và các thụ thể của
chúng có đến 7 domain xuyên màng. Các tín hiệu của chemokine sau khi gắn
với thụ thể sẽ được truyền thông qua protein G.
Chemokine có nguồn gốc từ nhiều loại tế bào khác nhau của hệ miễn
dịch tiên thiên cũng như từ tế bào lympho của hệ miễn dịch tập nhiễm.
Chemokine là yếu tố hóa ứng động của bạch cầu: chúng huy động các
monocyte, bạch cầu trung tính và các tế bào miễn dịch khác lưu hành trong
máu đến ổ viêm [67].
1.6.1.2. Interleukin-8
Interleukin-8 (IL-8) là một chemokine được sản xuất ra bởi các đại thực
bào và một số tế bào khác như tế bào biểu mô, tế bào nội mô, monocyte,…
Các tế bào này lưu trữ IL-8 tại các túi lưu trữ trong tế bào và giải phóng ra khi
cần thiết. Khi được tiết vào ngoại bào và máu, IL-8 có tác dụng hóa ứng động
bạch cầu đa nhân và các tế bào lympho T đến khu vực có nồng độ IL-8 cao.
Về cấu trúc, IL-8 có cấu trúc dimer, có 4 phân tử cystein và có 2 cầu
nối disulfua [67].


20

Mô hình cấu trúc phân tử Interleukin-8 như sau:

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc phân tử Interleukin-8
1.6.2. Vai trò của Interleukin-8 trong dọa đẻ non
Cytokine đóng vai trò then chốt trong điều hòa đáp ứng miễn dịch đối
với nhiễm khuẩn cũng như tự miễn, chức năng sinh lý của bánh rau, yếu tố
tăng sinh mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy cytokine đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của thai nhi, nó được biết đến như các tế bào của hệ thống
tự miễn có thể nhận dạng các kháng nguyên bánh rau và thai nhi. Vai trò của

các cytokine viêm trong dịch ối, các mô trong cơ chế bệnh sinh của dọa đẻ
non đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu ở invivo và invitro. Nhiều
cytokine trong dịch ối tăng cao như IL-1β, TNF-α, IL-6, IL-8, MIP-1α, IL-4
và có liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn gây đẻ non [68], [69], [70], [71].
Qua các cơ chế sinh học đã tìm hiểu về vai trò của Interleukin-8 trong
dọa đẻ non, ta có thể nhận thấy 2 vai trò nổi bật như sau:


21

- Interleukin-8 tham gia vào khởi phát chuyển dạ bằng cách làm chín
muồi cổ tử cung [11], [12], [15], [16], [28], [29].
- Interleukin-8 cùng với một số chất hóa học trung gian khác như
thrombin, CSF-2, TNF, … phá vỡ mô liên kết của màng ối, gây vỡ ối [13],
[31], [32].
1.6.3. Dịch tiết ở cổ tử cung và Interleukin-8 trong dịch cổ tử cung
Khi người phụ nữ không có thai, cổ tử cung không đóng kín hoàn toàn
mà được bít bởi một lớp chất nhày do các tuyến trong ống cổ tử cung tiết ra.
Các tuyến này chịu sự chi phối của các hormone sinh dục như estrogen và
progesterone mà tăng hoặc giảm chế tiết chất nhày cổ tử cung theo chu kỳ
kinh nguyệt hàng tháng [72]. Thời kỳ thai nghén, các tuyến trong ống cổ tử
cung chế tiết rất ít hoặc ngừng chế tiết. Chất nhày cổ tử cung đục và đặc
quánh lại tạo thành một nút bịt kín ống cổ tử cung, gọi là nút nhày cổ tử
cung. Nút nhày cổ tử cung ngăn cách buồng tử cung với âm đạo, ngăn cách
không cho thụ tinh lần thứ hai và không cho vi khuẩn xâm nhập ngược lên
trên tử cung. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung biến đổi về mặt hình thái
và chức năng, nút nhày cổ tử cung bị đẩy ra ngoài [59]. Theo cơ chế gây
chuyển dạ, các chất hóa học trung gian như Interleukin-8 sẽ được tìm thấy
trong dịch cổ tử cung.
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.7.1. Các nghiên cứu về dọa đẻ non
Một số nghiên cứu về dọa đẻ non trong nước đó là:
- Nghiên cứu của hai tác giả Phạm Thị Thanh Hiền và Nguyễn Viết
Tiến năm 1996 cho thấy về triệu chứng lâm sàng của dọa đẻ non thì tỷ lệ bệnh
nhân dọa đẻ non có biểu hiện đau bụng chiếm 45%, ra máu chiếm 69%, ra
dịch âm đạo chiếm 12%, còn bệnh nhân có đủ các dấu hiệu trên là 14% [5].


22

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Trí năm 2004 về chiều dài cổ
tử cung đối với dọa đẻ non cho thấy tỷ lệ đẻ non của các thai phụ có độ dài
CTC ngắn hơn hoặc bằng 32 mm cao gấp 14,4 lần các thai phụ có độ dài CTC
trên 32 mm [56].
- Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Lâm năm 2008 tại bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dọa đẻ non mà cổ tử cung đóng kín chiếm
64,9%, còn lại 35,1% bệnh nhân dọa đẻ non có sự xóa mở cổ tử cung [73].
Một số nghiên cứu ở ngoài nước là:
- Nghiên cứu của Cooper và cộng sự năm 1996 về tiên lượng dọa đẻ
non cho các bệnh nhân có liên quan đến căng thẳng trong thai nghén ở tuổi
thai trước 35 tuần [18].
- Nghiên cứu của McManemy J và cộng sự năm 2007 về nguy cơ đẻ
non cho các bệnh nhân có tiền sử đẻ non [39].
1.7.2. Các nghiên cứu về vai trò của Interleukin-8 với dọa đẻ non
Ở Việt nam, cho đến trước năm 2014, chưa có nghiên cứu nào về vai
trò của IL-8 với dọa đẻ non.
Tuy nhiên trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vai trò của IL-8 với
dọa đẻ non:
- Năm 1997, nghiên cứu của tác giả Rizzo G và cộng sự về nồng độ
IL-8 ở dịch CTC cho thấy nồng độ IL-8 cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm

thai phụ đẻ non (p<0,0001) và đặc biệt tăng cao ở nhóm nuôi cấy dịch ối hoặc
màng ối có nhiễm khuẩn (p<0,0016). Độ nhạy và độ đặc hiệu của IL-8 trong
tiên lượng đẻ non ở nhóm nuôi cấy dịch ối có vi khuẩn là 81,2% và 66,6%.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của IL-8 trong tiên lượng đẻ non ở nhóm nuôi cấy
dịch ối không có vi khuẩn là 78,5% và 61,5% [69].
- Nghiên cứu của Sakai và cộng sự được tiến hành trên 16000 bệnh
nhân trong vòng 6 năm từ 1998 đến 2003 cho thấy giá trị tới hạn (cut-off) của
IL-8 trong dịch cổ tử cung trong thai kỳ bình thường là 360 ng/mL [71].


23

- Năm 2005, Gonzalez Bosquet và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác
định nồng độ IL8 ở dịch âm đạo của 200 thai phụ 24 - 34 tuần có dấu hiệu đẻ
non so với nhóm chứng gồm 50 sản phụ cùng thời điểm mang thai với nhóm
nghiên cứu. Ở nhóm nghiên cứu, trong 200 thai phụ có 70 thai phụ sau đó
chuyển dạ đẻ non và 130 thai phụ đẻ đủ tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
nồng độ IL-8 ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
với p<0,021. Hơn nữa, trong nhóm nghiên cứu, nồng độ IL-8 trung bình ở sản
phụ đẻ non cũng cao hơn so với sản phụ đẻ đủ tháng với p<0,01 [70].
- Nghiên cứu của Mika và cộng sự năm 2010 cho thấy nồng độ của IL8, IL-17, TNF trong dịch ối tăng cao ở những thai phụ đẻ non [68].


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân dọa đẻ non (nhóm bệnh)

và các sản phụ chuyển dạ đẻ đủ tháng (nhóm chứng) tại Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Có siêu âm 3 tháng đầu để xác định tuổi thai dựa vào chiều dài
đầu- mông, hoặc nhớ chính xác ngày đầu tiên kỳ kinh cuối cùng với điều kiện
kinh nguyệt đều và chu kỳ kinh 28 ngày.
- Có một thai, thai sống, thai không nghi ngờ bệnh lý.
- Tuổi thai của nhóm bệnh : từ 27 tuần 1 ngày đến hết 37 tuần ; tuổi thai
của nhóm chứng là từ 37 tuần 1 ngày đến hết tuần 41.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Đang mắc các bệnh lý nội khoa cấp và mạn tính.
- Đang dùng các thuốc giảm cơn co tử cung.
- Có sẹo mổ tử cung, tử cung dị dạng, u xơ tử cung, u buồng trứng,…
- Đã được khâu vòng CTC, rau tiền đạo, rau bong non, đa ối, thiểu ối.
- Chủ động đình chỉ thai nghén.
- Thai nhi có các dị tật bẩm sinh.
- Các trường hợp rỉ ối, vỡ ối.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.


25

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Các xét nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu
Y dược học quân sự - Học viện Quân Y.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2014.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có đối
chứng so sánh.
2.3.2. Cỡ mẫu
Vì đây là lần đầu tiên nồng độ IL-8 trong dịch cổ tử cung được định
lượng tại Việt Nam, số lượng hóa chất và công cụ phục vụ nghiên cứu hạn
chế nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo phương pháp mẫu thuận tiện,
không áp dụng công thức tính cỡ mẫu. Các đối tượng nghiên cứu phù hợp với
tiêu chuẩn trong thời gian tiến hành nghiên cứu đều được chọn, bảo đảm cỡ
mẫu tối thiểu n ≥ 30 bệnh nhân cho mỗi nhóm nghiên cứu. Cụ thể trong
nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được 31 mẫu cho mỗi nhóm nghiên cứu.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Bước 1 : Chọn các bệnh nhân có dấu hiệu dọa đẻ non, có tuổi thai từ
27 tuần 1 ngày đến hết tuần 37 cho nhóm bệnh và tuổi thai từ 37 tuần 1 ngày
đến hết tuần 41, phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu tại khoa khám bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội (BVPSHN), các sản phụ sẽ được giải thích về nghiên cứu,
nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành bước tiếp theo.


×