Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phế quản phổi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại khoa hô hấp BV nhi tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.22 KB, 62 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG), viêm phổi là một tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
(NKHHCT) có tổn thương ở phổi, trong đó viêm phế quản phổi là thể lâm
sàng thường gặp nhất ở trẻ em [1].
Viêm phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm
19% trong các nguyên nhân. Ở các nước đang phát triển, chỉ số mới mắc bệnh
ở lứa tuổi này là 0,29 đợt bệnh/trẻ/năm. Trong các trường hợp viêm phổi, 7 –
13% trẻ có dấu hiệu nặng đe dọa đến tính mạng cần phải nhập viện [2].
Ở Việt Nam, NKHHCT vẫn là nguyên nhân hàng đầu mắc bệnh và tử
vong ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 40% tại cộng đồng [3],[4] và chiếm tỷ lệ cao
nhất (40-50%) trong tổng số trẻ tới khám bệnh tại các cơ sở y tế [1]. Hàng
năm, nước ta vẫn có khoảng 4000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi [2].
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho rằng nguy cơ
của bệnh tập trung chủ yếu vào đối tượng nhóm trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ càng
nhỏ, bệnh càng có xu hướng nặng [5],[6].
Theo thống kê của chương trình ARI, trong tổng số 13873 trẻ dưới 5 tuổi
mắc các thể viêm phổi nặng vào điều trị tại các bệnh viện thuộc 23 tỉnh phía
Bắc có 310 trường hợp tử vong, trong đó 251 trẻ dưới 1 tuổi (81%) và 145 trẻ
dưới 2 tháng tuổi (46%) [7]. Nghiên cứu trên 393 trẻ viêm phế quản phổi dưới
1 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Vương Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị
Yến (2010) nhận thấy 72,5% số trẻ mắc bệnh nằm ở nhóm tuổi dưới 6 tháng
tuổi và trẻ dưới 2 tháng viêm phổi rất nặng gặp tới 73,6% [6].
Viêm phế quản phổi ở trẻ em thường xuất hiện và diễn biến nhanh, bệnh
do nhiều nguyên nhân: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… và liên quan


2


đến nhiều yếu tố nguy cơ như: suy dinh dưỡng, đẻ non tháng, cân nặng khi đẻ
thấp, thiếu sữa mẹ,…[8].
Dưới 6 tháng tuổi là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ hết sức non yếu đồng
thời chịu ảnh hưởng của các bệnh lý sau sinh như đẻ non, đẻ ngạt hay bệnh
bẩm sinh, cũng ở giai đoạn này trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài
chứa mầm bệnh và khí thải, do đó trẻ nhỏ dưới 6 tháng rất hay bị mắc bệnh hô
hấp nhất là viêm phổi. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về viêm phế quản phổi ở trẻ em nhưng phần lớn các nghiên
cứu tập trung ở nhóm tuổi dưới 5 tuổi hoặc dưới 1 tuổi nói chung, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng bệnh viêm phế quản phổi của trẻ dưới 6 tháng tuổi
tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương” với mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phế
quản phổi ở trẻ từ 1 tháng tới dưới 6 tháng tuổi.
2. Nhận xét mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với mức độ
nặng của bệnh và thời gian nằm viện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐỊNH NGHĨA VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI
Viêm phế quản phổi (VPQP) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang
và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí
dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ BỘ MÁY HÔ HẤP TRẺ EM
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý [9]
Bộ máy hô hấp được hình thành từ tuần thứ 3 – 4 trong thời kỳ bào thai.

Sau khi trẻ ra đời bộ máy hô hấp vẫn chưa hoàn chỉnh mà còn tiếp tục phát
triển và hoàn thiện.
Mũi và khoang hầu của trẻ em tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi
hẹp, niêm mạc mũi mỏng mịn, giàu mạch máu, khả năng sát khuẩn của niêm
dịch rất yếu nên dễ bị xung huyết, tắc và nhiễm khuẩn. Họng hầu thường hẹp,
ngắn và có hướng thẳng đứng. Thanh, khí, phế quản có đường kính tương đối
hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, tắc nghẽn
khi viêm, khi gắng sức. Trẻ càng nhỏ, lòng phế quản càng hẹp, càng dễ co
thắt và biến dạng.
Phổi lớn dần theo tuổi, trọng lượng phổi trẻ sơ sinh là 50 – 60gr (khoảng
1/34 – 1/54 trọng lượng cơ thể). Đến 6 tháng tuổi tăng gấp 3 và đến 12 tuổi
tăng gấp 10 lần so với lúc đẻ. Thể tích phổi trẻ em tăng nhanh từ 65 – 67 ml
lúc mới đẻ tăng gấp 10 lần lúc 12 tuổi. Số lượng phế nang ở trẻ sơ sinh
khoảng 30 triệu phế nang và tăng gấp 10 lần lúc trẻ 8 tuổi. Phổi ở trẻ em ít tổ
chức đàn hồi, đặc biệt là xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các
cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, dễ bị
xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà. Trung


4

tâm hô hấp trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện nên chưa điều hòa tốt nhịp thở và dễ
bị ức chế do nhiều nguyên nhân khác nhau hơn ở trẻ lớn và người lớn.
Nhu cầu chuyển hoá của trẻ em mạnh hơn ở người lớn để phục vụ cho
quá trình tang trưởng và phát triển, nhu cầu oxy của trẻ cũng rất cao. Đồng
thời sự sản sinh CO2 luôn có xu hướng tăng nên cân bằng nội môi có xu
hướng toan. Do đó để đáp ứng nhu cầu oxy rất cao và đào thải CO2 nhanh thì
trẻ phải thở nhanh hơn.
Tần số thở: giảm dần theo tuổi:
3 tháng:


40 - 45 lần/phút.

6 tháng:

35 – 40 lần/phút.

1 tuổi:

30 – 35 lần/phút.

3 tuổi:

25 – 30 lần/phút.

6 tuổi:

20 -25 lần/phút.

Từ đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ máy hô hấp trẻ em nói trên, chúng tôi
có nhận xét:
- Điều kiện hô hấp ở trẻ nhỏ khó khăn hơn của người lớn, nhu cầu oxy
đòi hỏi cao hơn nên dễ bị thiếu oxy gây tím khi bệnh lý.
- Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hoá, ít tổ chức đàn hồi, nhiều
mạch máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi. Mặt khác khi có một tổn
thương tại phổi dễ dẫn đến rối loạn tuần hoàn phổi, cũng như quá trình trao
đổi khí ở phổi.
1.2.2. Cơ chế tự bảo vệ của bộ máy hô hấp
Ở cơ thể sống, hệ hô hấp là cơ quan tiếp xúc với môi trường bên ngoài,
không khí có nhiều tạp chất như hạt bụi, vi khuẩn… do đó bộ máy hô hấp

phải lọc sạch để đảm bảo vận hành bình thường với cấu trúc của đường hô
hấp nhờ vào các cơ chế:


5

1.2.2.1 Hàng rào niêm mạc [10]
Là hệ thống hàng rào ngăn cản lọc không khí từ mũi đến phế nang.
Ở mũi, lông mũi mọc theo các hướng đan xen nhau, lớp niêm mạc giàu
mạch máu cùng sự tiết nhày liên tục. Tại thanh quản có sự vận động nhịp
nhàng đóng mở nắp thanh môn nhịp nhàng theo chu kỳ hít thở, nhất là phản
xạ ho nhằm tống đẩy dị vật ra khỏi đường thở.
Niêm mạc khí quản, phế quản được bao phủ lớp tế bào biểu mô hình trụ
có nhung mao, các nhung mao này liên tục di chuyển với tần số 1000
lần/phút, chuyển động trên bề mặt niêm mạc đường thở theo hướng đẩy ra
phía hầu họng. Tất cả các vật lạ và chất nhầy bị tống ra ngoài với vận tốc 10
nm/phút. Hệ thống lọc này ngăn chặn phần lớn các vật lạ có kích thước < 5
µm không lọt được vào phế nang.
1.2.2.2. Hệ thống thực bào [10]
Lớp tế bào biểu mô nằm trên bề mặt màng đáy thành phế nang, chứa các
phế bào hạt typ I và typ II. Phế bào typ I tạo surfactant. Phế bào typ II chứa
fibronectin, globulin miễn dịch và các đại thực bào.
Lòng tế bào phế nang chứa nhiều tế bào miễn dịch gồm đại thực bào phế
nang, tế bào đơn nhân, lympho bào, các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân
trung tính, bạch cầu ưa axit.
Những vi sinh vật lạ lọt vào phế nang ngay lập tức bị tiêu diệt hoặc bị vô
hiệu hoá bởi hệ thống thực bào, các men tiêu thể và các yếu tố miễn dịch
khác. Các đại thực bào thông tin về kháng nguyên lạ cho tế bào lympho T và
giúp chúng giải phóng các cytokine giúp kích thích hoạt động của tế bào
lympho, thúc đẩy quá trình viêm.

Lympho T sau khi nhận diện kháng nguyên sẽ hoạt hoá lympho B thành
tương bào để sản xuất kháng thể đặc hiệu. Sản phẩm kháng thể được chuyển
tới mô kẽ, lòng phế nang làm bất hoạt kháng nguyên.


6

Đáp ứng miễn dịch dịch thể tiếp theo với nhiều giai đoạn. Các kháng thể
có nhiều chức năng như opsonin hoá, tăng cường thực bào (đặc biệt IgG),
hoạt hoá bổ thể, trung hoà độc tố và ngưng kết vi khuẩn. Các globulin miễn
dịch chủ yếu ở bề mặt phế nang là typ IgG. Chúng kích thích hoạt hoá
opsonin nhờ các cảm thụ IgG có mặt ở màng các thực bào. Mặt khác các typ
IgG, IgA còn hoạt hoá hệ thống bổ thể để tiêu diệt trực tiếp các vi khuẩn.
1.2.2.3. Khả năng đề kháng [11]
Sau đẻ, trẻ được bảo vệ nhờ lượng IgG của mẹ truyền qua rau thai và sữa
mẹ. Một lượng nhỏ các yếu tố khác như lysozym, lactoferin và IgA cũng
được nhận thụ động như vậy. Từ 6 tháng tuổi trẻ mới bắt đầu tổng hợp IgG. Ở
trẻ em, IgA thấp hơn nhiều so với các globulin miễn dịch khác.
Các tế bào miễn dịch ở rải rác rất nhiều nơi trong phổi, tại các hạch bạch
huyết, hạch lympho, trong lòng phế nang cũng như bề mặt niêm mạc tế bào
miễn dịch chưa biệt hoá và trưởng thành. Khả năng huy động, phối hợp đề
kháng để chống nhiễm trùng ở trẻ còn yếu và chậm chạp.
Tóm lại, hệ miễn dịch ở trẻ còn hết sức non yếu, đặc biệt trẻ dưới 6
tháng tuổi. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh,
đặc biệt là bệnh viêm phổi.
1.3. DỊCH TỄ HỌC VIÊM PHỔI
1.3.1. Trên thế giới
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, NKHHCT đã được ghi nhận là một
trong ba vấn đề quan trọng của sức khỏe trẻ em và dần dần trở thành thách
thức với hầu hết các nước đang phát triển. Hiện nay, tỷ lệ mắc NKHHCT là

như nhau trên toàn thế giới, song có sự khác biệt rõ rệt về tần suất mắc viêm
phổi cũng như tỷ lệ tử vong. Hội nghị Washington năm 1991 cho thấy tỷ lệ
mắc viêm phổi ở các nước phát triển và đang phát triển [12] như sau:


7

Clapel Hill (Mỹ)

: 3,6%

Bangkok (Thái Lan)

: 7,0%

Gadchirolic (Ấn Độ)

: 13,0%

Base (Gambia)

: 17,0%

Maragua (Kenya)

:18,0%

Tỷ lệ tử vong do viêm phổi có sự khác biệt lớn giữa các nước phát triển
và đang phát triển. Tỷ lệ tử vong rất cao tại các nước châu Phi, châu Á...,
trong đó chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi [5],[13].

Năm 1977, TCYTTG đã mở rộng hoạt động phòng chống bệnh lao tới
giám sát các bệnh hô hấp khác. Từ đó, chương trình chống NKHHCT
(chương trình ARI) ra đời với chiến lược quan trọng là quản lý bệnh, giảm tử
vong, đặc biệt tỷ lệ tử vong còn rất cao ở trẻ em đã trở thành một trong những
chương trình chủ đạo của TCYTTG và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
Năm 2000, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đề ra mục tiêu thiên niên kỷ 4
(MDG 4), giai đoạn 1990 – 2015 giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi. Kể
từ đó đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn cao. Theo
ước tính của TCYTTG năm 2000, mỗi năm có 1,8 triệu trẻ em chết vì viêm phổi,
90% trong số đó sẽ được cứu sống nếu được điều trị kịp thời [13]. Những
chương trình hành động toàn cầu nếu hiệu quả sẽ giảm được 67% tỷ lệ tử vong,
tức là khoảng 5,3 triệu trẻ được cứu sống từ năm 2010 đến năm 2015 [14].
1.3.2. Tại Việt Nam
Các số liệu thống kê tại các cơ sở khám chữa bệnh từ Trung ương tới các
tuyến đều cho thấy NKHHCT là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và
điều trị tại các cơ sở y tế. Thống kê của các tác giả tại các cơ sở y tế từ tuyến
cơ sở (trạm y tế xã, phường) đến các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương
đều cho thấy tỷ lệ trẻ khám và điều trị do NKHHCT luôn chiếm từ 70- 80%
[15],[16],[17].


8

Tỷ lệ tử vong do viêm phổi còn cao, đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Theo Hoàng Hiệp và cộng sự (1992) tử vong do NKHHCT của trẻ dưới 1 tuổi
là 0.75%, từ 1-4 tuổi 0.015% - 0.187% so với tử vong chung [18]. Huỳnh Văn
Nên thống kê 546 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi nặng tại khoa Nhi bệnh viện
An Giang trong năm 1993 có 426 trẻ dưới 1 tuổi và tỷ lệ tử vong là 15,26%
[19]. Hiện nay, mỗi năm, nước ta có khoảng 4000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do
viêm phổi [2].

1.4. NGUYÊN NHÂN [8]
1.4.1. Nguyên nhân chính
- Virus: chiếm 60 – 70 %, gây bệnh theo mùa, vụ dịch. Thường gặp: virus
hợp bào đường hô hấp, á cúm, adenovirus.
- Vi khuẩn: còn gặp phổ biến ở các nước đang phát triển. Thường gặp: phế
cầu,

Hemophilus

Influenzae,

tụ

cầu,

liên

cầu,

E.coli,

Klebsialla

pneumonocus,…
- Mycoplasma: thường gặp ở trẻ trên 3 tuổi.
- Ký sinh trùng: Pneumocystic carinii,...
- Nấm: Candida albicans,…
1.4.2. Các yếu tố thuận lợi
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
- Trẻ đẻ thiếu cân < 2500 gram.

- Nuôi dưỡng kém, thiếu sữa mẹ, suy dinh dưỡng, còi xương.
- Mắc các bệnh hô hấp mạn tính như: viêm mũi họng, VA, hen phế quản
và các bệnh như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu,… hoặc có cơ địa dị ứng, thể tạng
tiết dịch.
- Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, độ ẩm cao.
- Môi trường ô nhiễm: nhà ở chật chội, ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá,
bụi,…


9

1.5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG[8]
1.5.1 Giai đoạn khởi phát
Trẻ sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu. Trẻ
mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém.
Có thể có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước
mũi...
Rối loạn tiêu hoá: nôn trớ, tiêu chảy...
Thăm khám trong giai đoạn này chưa thấy biểu hiện rõ rệt về triệu chứng
thực thể.
1.5.2. Giai đoạn toàn phát
- Trẻ có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao dao động từ 38-39°C.
Sốt là biểu hiện thường gặp của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp
nhiễm trùng nặng trẻ có thể có sốt cao rét run. Ở trẻ đẻ non, trẻ nhỏ dưới 2
tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt mà ngược lại có trường hợp
hạ nhiệt độ. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn.
- Triệu chứng hô hấp:
+ Ho khan hoặc xuất tiết nhiều đờm dãi: ho là biểu hiện sớm và thường
gặp. Là phản xạ của đường hô hấp để tống đờm rãi ra ngoài khi bộ phận hô hấp bị
viêm nhiễm. Ho thường dai dẳng, dùng thuốc giảm ho ít hiệu quả.

+ Khò khè là dấu hiệu ít có giá trị trong chẩn đoán viêm phổi. Ở trẻ
nhỏ dưới 2 tháng tuổi, khò khè là một trong những dấu hiệu nặng của bệnh.
+ Khó thở: biểu hiện nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, đầu
gật gù theo nhịp thở, rút lõm hõm ức, rút lõm lồng ngực
 Nhịp thở nhanh: Được gọi là thở nhanh khi nhịp thở
 Từ 60 lần/phút trở lên với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
 Từ 50 lần/ phút trở lên với trẻ từ 2 đến 12 tháng.
 Từ 40 lần/ phút trở lên với trẻ từ 1 đến 5 tuổi.


10

 Rút lõm lồng ngực: là triệu chứng chứng tỏ phổi bị tổn thương
khá nặng, các cơ hô hấp phải tăng cường hoạt động làm rút lõm lồng ngực.
- Trường hợp nặng hơn có thể có tím do suy hô hấp, thiếu oxy, nhịp thở
không đều, rối loạn nhịp thở,...
- Triệu chứng thực thể:
+ Gõ thường khó phát hiện trừ trường hợp phổi có ứ khí sẽ gõ trong
hơn bình thường, có thể gõ đục từng vừng xen kẽ.
+ Nghe phổi thấy rales ẩm nhỏ hạt một hoặc hai bên là triệu chứng
quan trọng để chẩn đoán VPQP. Có thể có rales ẩm to hạt, rales rít, rales
ngáy. Tuy nhiên trong những trường hợp viêm phổi nặng, trẻ có biểu hiện suy
hô hấp trên lâm sàng hoặc trên X – quang có tổn thương tại phổi nhưng có thể
không nghe thấy ran ẩm do tình trạng bít tắc và co thắt phế quản làm giảm
thông khí phế nang.
- Ngoài ra có thể biểu hiện triệu chứng ở các bộ phận khác:
+ Thần kinh: trẻ tỉnh táo hoặc kích thích, li bì, co giật.
+ Tiêu hóa: rối loạn tiêu hoá: nôn trớ, tiêu chảy
+ Tim mạch: tim đập nhanh, mạch nhanh nhỏ. Trường hợp nặng có
biểu hiện suy tim, truỵ mạch.

1.6. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG [8]
1.6.1. X - quang phổi
X – quang phổi có giá trị trong chẩn đoán viêm phổi, nó có thể khẳng
định sự tồn tại, vị trí, mức độ lan rộng của tổn thương phổi một cách khách
quan. Hình ảnh tổn thương điển hình là những nốt mờ to nhỏ không đều, rải
rác hoặc tập trung chủ yếu ở vùng rốn phổi, cạnh tim. Một số trường hợp có
hình mờ tập trung tại một phân thuỳ hay một thuỳ phổi. Có thể có hình ảnh
của biến chứng như ứ khí, xẹp phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi,... Tuy
nhiên theo khuyến cáo của TCYTTG không thể loại trừ viêm phổi khi hình


11

ảnh X – quang phổi bình thường vì ở giai đoạn đầu tổn thương có thể chưa
phát hiện được trên phim X – quang.
1.6.2. Xét nghiệm máu
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (> 15 G/l) hoặc giảm (< 4
G/l), trong đó chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính tăng là những dấu hiệu chỉ
điểm căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn, tuy nhiên bạch cầu không tăng cũng
không loại trừ được khả năng viêm phổi do vi khuẩn. Số lượng hồng cầu và
huyết sắc tố (Hb) có thể giảm ở trẻ có thiếu máu, đây là chỉ số cần được quan
tâm vì ở một trẻ có biểu hiện thiếu máu thì tình trạng SHH trở nên nặng hơn
(do hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2) và khó khăn hơn trong
việc nhận định dấu hiệu tím trên lâm sàng.
- Tốc độ máu lắng tăng giúp đánh giá mức độ nhiễm trùng.
- CRP (C Reactive Protein): CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu tiên khi có quá
trình viêm, nồng độ đỉnh đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình thường khi hết
viêm, mức độ tăng của CRP tương ứng với mức độ nhiễm khuẩn nặng trên
lâm sàng. Hiện nay xét nghiệm CRP vẫn được sử dụng để chẩn đoán quá trình
viêm nhiễm, nó góp phần định hướng khi cần quyết định có sử dụng kháng

sinh hay không. Trong viêm phế quản phổi, CRP thường tăng.
- Đo độ bão hòa oxy động mạch qua da (SpO2) được làm thường quy ở
các cơ sở y tế có thiết bị. Khi SpO2 < 95% được coi là giảm oxy máu gợi ý
tình trạng SHH và cần được can thiệp. Nếu SpO2 < 80% là SHH rất nặng, đe
dọa tử vong. Tuy nhiên kết quả đo SpO2 cũng có thể có sai số, nguyên nhân
do cặp thiết bị sai (cặp ngược chiều, cặp không sát với bề mặt ngón tay trẻ)
hay do tay trẻ quá lạnh trong trời mùa đông hoặc trẻ quấy khóc không giữ
được thiết bị chính xác làm giá trị đo được sẽ thấp hơn độ bão hòa oxy động
mạch của trẻ.


12

- Khí máu: khi có suy hô hấp, cần đo thàmh phần các chất khí trong máu:
PaO2, PaCO2, PH máu, dự trữ kiềm… Để có chỉ định liệu pháp oxy thích hợp.
Ngoài ra có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như điện giải đồ,
protid máu, đường máu nếu trẻ mắc viêm phổi và có bệnh kèm theo như tiêu
chảy, suy dinh dưỡng,…
1.7. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ BỆNH
1.7.1. Chẩn đoán xác định [8]
- Ho, xuất tiết đờm dãi.
- Nhịp thở nhanh:

Trẻ < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Trẻ từ 2 -12 tháng: ≥ 50 lần/phút
Trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút.

- Có thể có rút lõm lồng ngực, khi có tổn thương phổi, suy hô hấp nặng
thì tím tái khó thở, rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở.
- Nghe phổi có rale ẩm nhỏ hạt, có thể kèm rale rít, rale ngáy.

- X – quang phổi: có đám mờ to, nhỏ không đều rải rác 2 phổi, tập trung
vùng rốn phổi, có thể tập trung ở 1 thùy hoặc phân thùy phổi.
1.7.2. Phân loại mức độ viêm phổi [20]
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi:
+ Viêm phổi rất nặng: nếu trẻ có ho và có một trong những dấu hiệu
nặng sau:
 Bỏ bú.
 Co giật.
 Ngủ li bì khó đánh thức.
 Khò khè hoặc thở rít khi nằm yên.
 Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
 Tím trung tâm hoặc Sp02 < 90%


13

+ Viêm phổi nặng: trẻ có ho hoặc khó thở kèm theo rút lõm lồng ngực
hoặc thở nhanh nhưng không kèm theo các dấu hiệu nặng ở trên.
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
+ Viêm phổi rất nặng: nếu trẻ ho và có một trong những dấu hiệu nặng:
 Không uống được.
 Co giật.
 Li bì khó đánh thức.
 Suy dinh dưỡng nặng.
 Tím trung tâm hoặc Sp02 < 90%.
+ Viêm phổi nặng: trẻ có ho hoặc khó thở kèm theo rút lõm lồng ngực
nhưng không kèm theo các dấu hiệu nặng ở trên.
+ Viêm phổi: trẻ có ho hoặc khó thở kèm thở nhanh, không có rút lõm
lồng ngực.
1.8. TIẾN TRIỂN [8]

Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì các triệu chứng ho, sốt, khó thở
sẽ giảm dần sau 1 – 2 ngày điều trị. Toàn trạng trẻ sẽ khá hơn, trẻ ăn uống trở
lại bình thường. Điều trị tiếp tục trong thời gian 5 – 7 ngày, bệnh sẽ khỏi và
không gây ra những biến chứng nặng.
Trường hợp VPQP nhất là ở trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, còi xương hoặc
VPQP do các loại vi khuẩn kháng lại kháng sinh, có độc lực cao (tụ cầu, trực
khuẩn mủ xanh, các loại vi khuẩn Gram âm khác…) tiên lượng sẽ nặng, trẻ có
thể sốt cao kéo dài, khó thở tăng lên, trẻ li bì, mệt mỏi, da xanh tái, mạch
nhanh nhỏ, khó thở tăng dần, dễ tử vong do suy hô hấp và truỵ mạch.
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ EM
1.9.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Neuman và cộng sự [21] theo dõi dọc trên 2352 bệnh
nhân dưới 21 tuổi nghi ngờ viêm phổi vào khoa cấp cứu Nhi cho thấy:


14

- Bệnh nhi dưới 5 tuổi chiếm phần lớn (73,9%).
- Nam giới chiếm 53,7%.
- Tần suất xuất hiện các triệu chứng là: ho (91,2%), sốt (73%), khó thở
theo lời kể của bố mẹ (47%), thở nhanh tại thời điểm khám (52%), khò khè
(15%), độ bão hòa oxy máu < 96% (30%), số trung bình của lượng bạch cầu
máu là 13,1 G/l, 16,4% có biểu hiện viêm phổi trên phim X – quang.
- Thăm khám lâm sàng có thể xác định mức độ nặng của bệnh. Rales
khu trú, sốt, đau ngực và độ bão hòa oxy giảm là những triệu chứng có giá trị
chẩn đoán viêm phổi, trong đó độ bão hòa oxy giảm dưới 92% là giá trị nhất
để định hướng viêm phổi (OR: 3,6, CI: 2,0 – 6,8).
Nghiên cứu của Mahabee-Gittens và cộng sự (2005) [22] trên 510 trẻ em
từ 2 – 59 tháng tuổicó triệu chứng viêm đường hô hấp dưới được chẩn đoán
viêm phổi và phân tích Receiver Operating Characteristic curve (ROC) cho thấy:

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi thì triệu chứng phập phồng cánh mũi (OR: 2,2,
CI: 1,2-4,0) có độ nhậy (33%) và độ đặc hiệu (94%) là cao nhất để chẩn đoán
xác định viêm phổi.
- Trẻ trên 12 tháng tuổi thì triệu chứng nhịp thở trên 50 lần/ phút (OR:
3,5, CI: 1,6-7,5) và độ bão hòa oxy máu ≤ 96% (OR: 1,4, CI: 1,1-1,9) có độ
nhậy và độ đặc hiệu là cao nhất để chẩn đoán xác định viêm phổi.
1.9.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Tô Văn Hải trên 151 trẻ từ 1 tháng đến 60 tháng tuổi
được chẩn đoán VPQP tại khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn thấy tần suất xuất
hiện các triệu chứng: ho (99,34%), sốt (87,42%), khó thở (80,13%), tím
(74,83%), rối loạn tiêu hóa (35,76%), ran ẩm nhỏ hạt (99,34%), X quang có
mờ rải rác nhu mô phổi (86,67%), thiếu máu (64,9%), tăng bạch cầu (75,5%),
tăng BCĐNTT (76,82%) [16].


15

Nghiên cứu của Vương Thị Huyền Trang trên 393 trẻ dưới 1 tuổi được
chẩn đoán VPQP tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy: tần suất xuất hiện
các triệu chứng: ho(96,9%), sốt(59,0%), thở nhanh(48,6%), tím(17,0%), thiếu
máu(65,9%), tăng bạch cầu(41,7%), tuổi càng nhỏ bệnh càng có xu hướng
nặng, tình trạng dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với mức độ bệnh [6].
Các nghiên cứu khác về nhóm trẻ nhỏ tại Việt Nam đều đã được tiến
hành khá lâu và chưa có sự cập nhật.


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhi được chẩn đoán là VPQP lứa tuổi từ 1 tháng tới 5 tháng
tuổi vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/09/2014 đến ngày 31/12/2014.
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
2.1.3.1. Chẩn đoán VPQP dựa vào các tiêu chuẩn sau
- Ho, xuất tiết đờm rãi.
- Nhịp thở nhanh:

Trẻ < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Trẻ từ 2 -12 tháng: ≥ 50 lần/phút
Trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút

- Nghe phổi có rale ẩm nhỏ hạt, có thể kèm rale rít, rale ngáy.
- Trường hợp nặng có thế có rút lõm lồng ngực, suy hô hấp, rối loạn nhịp
thở, có cơn ngừng thở.
- X – quang phổi: có đám mờ to nhỏ không đều, rải rác 2 phổi, tập trung
vùng rốn phổi, có thể tập trung ở 1 thùy hoặc phân thùy phổi.
2.1.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- VPQP thứ phát sau các bệnh khác: dị vật đường thở, đuối nước,...
- VPQP trên các bệnh nhân có dị tật bẩm sinh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả.
2.2.2. Chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn từ ngày 01/09/2014 đến hết ngày 31/12/2014.


17


2.2.3. Nội dung nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.2.3.1. Các thông số lâm sàng
- Tính tuổi của trẻ: do đối tượng nghiên cứu là trẻ từ 1 tháng tới dưới 6
tháng tuổi, nên tuổi của trẻ được tính bằng ngày tháng năm điều tra trừ đi
ngày tháng năm sinh của trẻ và phân loại tuổi theo quy ước của WHO [23]
+ Trẻ từ 1 – 29 ngày (tháng thứ nhất): 0 tháng tuổi.
+ Trẻ từ 30 – 59 ngày (tháng thứ hai): 1 tháng tuổi.
+ Từ 2 tháng – 2 tháng 29 ngày: 2 tháng tuổi.
+ Từ 3 tháng – 3 tháng 29 ngày: 3 tháng tuổi.
+ Từ 4 tháng – 4 tháng 29 ngày: 4 tháng tuổi.
+ Từ 5 tháng – 5 tháng 29 ngày: 5 tháng tuổi.
- Thân nhiệt:
+ Sốt: nhiệt độ ≥ 37,5 oC được đo ở nách được coi là sốt.
+ Hạ nhiệt độ khi nhiệt độ < 36 oC.
- Nhịp thở nhanh:
+ Đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, nhịp thở nhanh được xác định:
 Dưới 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/ phút.
 Từ 2 – 12 tháng:

≥ 50 lần/ phút.

+ Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi phải đếm nhịp thở 2 lần, nếu cả 2 lần
đếm đều trên 60 lần/phút mới là thở nhanh.
- Rút lõm lồng ngực:
+ Rút lõm lồng ngực được xác định khi phần dưới lồng ngực (1/3
dưới) lõm vào khi trẻ hít vào.
+ Đối với trẻ dưới 2 tháng, rút lõm lồng ngực mạnh (sâu và rõ) mới
có giá trị.
- Tím: quan sát màu da ở quanh môi, lưỡi, đầu chi, kết hợp với đo Sp02.



18

- Khò khè: nghe rõ ở thì thở ra. Khi viêm nhiễm, sự tăng tiết đờm rãi, kết
hợp sự co thắt làm hẹp đường thở, cản trở thông khí gây ra tiếng khò khè. Cần
phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do ngạt mũi hay gặp ở lứa tuổi này.
- Viêm long đường hô hấp: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho húng hắng.
- Tốc độ tăng cân của trẻ:
Chỉ số Z – Score được WHO khuyến cáo sử dụng trên toàn thế giới để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng, áp
dụng chỉ số này cho nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi khá phức tạp, đặc biệt khi
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ đẻ non. Vì vậy, trong nghiên
cứu này, chúng tôi đề nghị sử dụng tốc độ tăng cân để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu, bình thường mỗi
tháng cân nặng tăng trung bình 750 gram/tháng, tốc độ này không có sự khác
biệt giữa Việt Nam và các nước phát triển. Cân nặng trẻ thường đạt gấp đôi
cân nặng lúc sinh vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 [25]. Tốc độ tăng cân của
trẻ dưới 6 tháng được phân loại dựa vào chỉ số tăng cân nặng trung
bình/tháng, chỉ số này được tính như sau:
Tăng cân trung bình/tháng = (P1 – P0)/n
Trong đó: P1: cân nặng của trẻ tại thời điểm nghiên cứu (gram).
P0: cân nặng lúc sinh của trẻ (gram).
n: số tháng tuổi (tháng).
Tăng cân trung bình/tháng

Đánh giá

< 250 gram

Hầu như không tăng cân


250 – dưới 500 gram

Tốc độ tăng rất chậm

500 – dưới 750 gram

Tốc độ tăng chậm

≥ 750 gram

Tốc độ tăng bình thường


19

2.2.3.2. Các thông số cận lâm sàng
- Xét nghiệm huyết học: được thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện
Nhi Trung ương.
+ Thiếu máu khi Hemoglobin (Hb) < 110 g/l [26].
+ Số lượng bạch cầu thay đổi: tăng khi số lượng bạch cầu ≥ 15 G/l,
giảm khi số lượng bạch cầu < 4 G/l.
+ Tỷ lệ BCĐNTT tăng tùy lứa tuổi.
- Xét nghiệm CRP: được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Nhi
Trung ương . CRP tăng khi ≥ 6 mg/l.
- X – quang: được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Nhi
Trung ương. Kết quả phim được đọc bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
2.2.3.3. Phân loại mức độ viêm phổi [27]
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi:
+ Viêm phổi rất nặng: nếu trẻ có ho và có một trong những dấu hiệu

nặng sau:
 Bỏ bú.
 Co giật.
 Ngủ li bì khó đánh thức.
 Khò khè hoặc thở rít khi nằm yên.
 Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
 Tím trung tâm hoặc Sp02 < 90%
+ Viêm phổi nặng: trẻ có ho hoặc khó thở kèm theo rút lõm lồng ngực
hoặc thở nhanh nhưng không kèm theo các dấu hiệu nặng ở trên.
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
+ Viêm phổi rất nặng: nếu trẻ ho và có một trong những dấu hiệu nặng:
 Không uống được.
 Co giật.


20

 Li bì khó đánh thức.
 Suy dinh dưỡng nặng.
 Tím trung tâm hoặc Sp02 < 90%
+ Viêm phổi nặng: trẻ có ho hoặc khó thở kèm theo rút lõm lồng ngực
nhưng không kèm theo các dấu hiệu nặng ở trên.
+ Viêm phổi: trẻ có ho hoặc khó thở kèm thở nhanh, không có rút lõm
lồng ngực.
2.3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.3.1. Thu thập số liệu: theo mẫu bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn.
2.3.2. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm
STATA 12 được tính toán theo phương pháp thống kê Y học.



21

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ ngày 01/09/2014 đến ngày 31/12/2014, chúng tôi
nghiên cứu 152 trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi trong tổng số 284 trẻ từ 1 tháng – 5
tuổi (chiếm 53,5%) mắc bệnh viêm phế quản phổi vào điều trị tại khoa hô hấp
Bệnh viện Nhi Trung ương và thu được kết quả sau.
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1 – 2 tháng

67

44,0

2 – dưới 6 tháng

85

56,0

Tổng


152

100

Nhận xét:
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 2,2 ± 1,3 tháng.
- Trẻ nhóm tuổi 2 – dưới 6 tháng chiếm chủ yếu (56%).
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

37%

Nam
Nữ
63%

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới


22

Nhận xét: Trong tổng số 152 trẻ dưới 6 tháng tuổi bị VPQP, trẻ nam mắc
bệnh nhiều hơn trẻ nữ. Tỷ lệ nam : nữ là 1,7 : 1.
3.1.3. Phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh
Bảng 3.2: Phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh
Mức độ bệnh

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


Viêm phổi rất nặng

69

45,4

Viêm phổi nặng

64

42,1

Viêm phổi

19

12,5

Tổng

152

100

Nhận xét: 87,5% trẻ dưới 6 tháng tuổi có phân loại viêm phổi nặng và rất nặng.
3.1.4. Tiền sử sản khoa
3.1.4.1. Cân nặng khi đẻ
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo cân nặng khi đẻ của trẻ.
Cân nặng khi đẻ


Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

< 2500g

35

23.0

≥ 2500g

117

77,0

Tổng

152

100

Nhận xét: 1/4 số trẻ có tiền sử cân nặng lúc sinh thấp.
3.1.4.2. Tiền sử thở oxy sau đẻ
Bảng 3.4: Tiền sử thở oxy sau đẻ
Thở oxy

Số bệnh nhân


Tỷ lệ %



21

13,8

Không

131

86,2

Tổng

152

100,0

Nhận xét: 13,8% số trẻ có tiền sử đã từng phải thở oxy sau đẻ.


23

3.1.5. Tốc độ tăng cân của trẻ
Bảng 3.5: Tốc độ tăng cân của trẻ
Tăng cân trung bình / tháng

Số bệnh nhân


Tỷ lệ %

< 250 gram

5

3,4

250 – dưới 500 gram

19

12,5

500 – dưới 750 gram

29

19,0

≥ 750 gram

99

65,1

Tổng

152


100

Nhận xét: 65,1 % số trẻ có tốc độ tăng cân bình thường, 15,9 % số trẻ có tốc
độ tăng cân rất chậm hoặc hầu như không tăng cân.
3.1.6. Thời gian bị bệnh trước khi vào viện
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh trước khi vào viện
Thời gian

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1 – 3 ngày

44

28,9

4 – 7 ngày

58

38,2

> 7 ngày

50

32,9


Tổng

152

100

Nhận xét: 1/3 số trẻ nhập viện sau 1 tuần bị bệnh.


24

3.1.7. Điều trị kháng sinh trước khi vào viện

17%
55%

Chưa điều trị
Điều trị tại nhà

28%

Điều trị tại CSYT tuyến
trước

Biểu đồ 3.2: Điều trị kháng sinh trước khi vào viện
Nhận xét: 83,9% số trẻ nhập viện đã từng được điều trị tại các cơ sở Y tế
tuyến trước hoặc điều trị ngoại trú tại nhà, chỉ có 17,1% số trẻ nhập viện chưa
từng được điều trị trước đó.
3.1.8. Triệu chứng cơ năng

99%
100%
80%

71,7%
64%
53%

60%

36%

40%

14%

20%

06%

05%

02%

03%

0%

Ho


Sốt

Khò
khè

Khó Bỏ bú Viêm
thở
long
đường
hô hấp

Rối
loạn
tiêu
hóa

Li bì
khó
đánh
thức

Co
giật

Biểu đồ 3.3: Tần suất các triệu chứng cơ năng

Khác


25


Nhận xét:
- Ho là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất với tỷ lệ 98,7% số bệnh nhân.
- 36,2% số trẻ có sốt.
- Các dấu hiệu nặng như bỏ bú, li bì khó đánh thức, co giật ít gặp.
3.1.9. Triệu chứng thực thể
97%

100%
90%

80%

76%
65%

70%
60%
50%
40%

26%

30%

26%
20%

20%
10%

0%
Thở
nhanh

Rút lõm
lồng
ngực

Tím

Rales ẩm Rales rít, Khò khè
rales
nhỏ hạt
ngáy

Biểu đồ 3.4: Tần suất các triệu chứng thực thể
Nhận xét:
- Rales ẩm nhỏ hạt (97,4%), thở nhanh (76,3%) là những triệu chứng
thực thể thường gặp.
- 64,5% số trẻ có rút lõm lồng ngực.
- 1/4 số trẻ có biểu hiện tím.


×