Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị vảy phấn hồng gibert bằng uống acyclovir

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG Và HIệU QUả
ĐIềU TRị
VảY PHấN HồNG GIBERT BằNG UốNG ACYCLOVIR

Chuyờn ngành
Mó số

: Da liễu
: 62.73.35.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ NỘI TRÚ BỆNH VIỆN

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU SÁU

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp và kết thúc chương trình đào tạo bác sỹ nội trú bệnh viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS Trần Hậu Khang – thầy đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học
tập và đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành tốt luận văn.
- PGS. TS Nguyễn Hữu Sáu – thầy đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình


học tập, đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Các thầy cô trong bộ môn da liễu - các thầy cô đã dạy dỗ và tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tâp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Da liễu
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại Trường và Bộ môn.
- Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, các cán bộ,
nhân viên trong Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn chồng và toàn thể người thân trong gia đình đã luôn cổ
vũ, động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả ngày hôm nay.

Trương Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác”.
Tác giả

Trương Thị Huyền Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN


: Bệnh nhân

CTL

: Cytotoxic T lymphocytes

HHV

: Human herpes virus

HIV

: Human immunodeficiency

IL

: Interleukin

PBLC

: Peripheral blood lymphocyte count

PBMC

: peripheral blood mononucleated cell (Tế bào đơn nhân máu ngoại vi)

PR

: Pityriasis rosea (Vảy phấn hồng)


PRSS

: Pityriasis rosea severity score

UVA

: Ultraviolet A (Tia cực tím A)

UVB

: Ultraviolet B (Tia cực tím B)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Bệnh vảy phấn hồng Gibert ...................................................................... 3
1.1.1. Lịch sử. ......................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ ........................................................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh.......................................................................................... 4
1.1.4. Căn nguyên gây bệnh .................................................................................. 6
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng....................................................................................... 6
1.1.6. Cận lâm sàng ................................................................................................ 9
1.1.7. Chẩn đoán phân biệt .................................................................................. 10
1.1.8. Biến chứng.................................................................................................. 11
1.1.9. Tiến triển và tiên lượng ............................................................................. 11
1.1.10. Điều trị ...................................................................................................... 11
1.2. Các nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng Gibert .............. 13
1.2.1. Human herpesvirus 6 (HHV-6) và human herpesvirus 7 (HHV-7)...... 13

1.2.2. Cytomegalovirus (CMV) .......................................................................... 15
1.2.3. Epstein–Barr virus (EBV) ......................................................................... 15
1.2.4. Parvovirus B19 ........................................................................................... 16
1.2.5. Picornaviruses ............................................................................................ 16
1.2.6. Influenza and parainfluenza viruses ......................................................... 17
1.2.7. Legionella spp. ........................................................................................... 17
1.2.8. Mycoplasma spp. ....................................................................................... 18
1.3. Acyclovir trong điều trị PR. .................................................................... 19
1.3.1. Cơ chế tác dụng .......................................................................................... 19
1.3.2. Chuyển hóa ................................................................................................ 19
1.3.3. Acyclovir trong điều trị vảy phấn hồng Gibert ....................................... 20


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 21
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 22
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................... 22
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................... 23
2.2.4. Các bước tiến hành .................................................................................... 25
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................... 29
2.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 29
2.5. Đạo đức của đề tài ................................................................................... 29
2.6. Hạn chế của đề tài ................................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ .................................................................................. 30
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng PR ............. 30
3.1.1. Tình hình bệnh vảy phấn hồng Gibert ..................................................... 30
3.1.2. Một số đặc điểm trên nhóm nghiên cứu .................................................. 33
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................... 34
3.1.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 39

3.2. Đánh giá kết quả điều trị vảy phấn hồng Gibert bằng Acyclovir ........... 41
3.2.1. So sánh đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu .............................................. 41
3.2.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu ..................................................... 42
3.2.3. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng ....................................................... 44
3.2.4. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm ..................................................... 46
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 53
4.1. Tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vảy phấn hồng Gibert ...... 53
4.1.1. Tình hình vảy phần hồng Gibert .............................................................. 53
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................... 57
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................. 61


4.2. Đánh giá kết quả điều trị vảy phấn hồng Gibert bằng Acyclovir ........... 64
4.2.1. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu ..................................................... 64
4.2.2. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng. ...................................................... 67
4.2.3. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm ........................................................ 68
KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh vảy phấn hồng Gibert ................................................... 30
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ...................................................... 33
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dư................................................................ 33
Bảng 3.4. Tiền sử tiếp xúc .............................................................................. 34
Bảng 3.5. Tình trạng bệnh lý trước khi bị bệnh .............................................. 34
Bảng 3.6. Triệu chứng toàn thân .................................................................... 35
Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 35

Bảng 3.8. Mức độ ngứa ................................................................................... 36
Bảng 3.9. Vị trí tổn thương sơ phát ................................................................. 36
Bảng 3.10. Hình dáng tổn thương sơ phát ...................................................... 37
Bảng 3.11. Thời gian từ tổn thương sơ phát đến tổn thương toàn phát .......... 37
Bảng 3.12. Vị trí và phân bố tổn thương toàn phát ......................................... 38
Bảng 3.13. Hình dạng tổn thương sơ phát ...................................................... 38
Bảng 3.14. Xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học ............................................ 39
Bảng 3.15. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi .................................................. 40
Bảng 3.16. Đặc điểm đối tượng hai nhóm nghiên cứu .................................. 41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian khỏi bệnh với điều trị sớm ............. 43
Bảng 3.18. So sánh thoái triển tổn thương của 2 nhóm .................................. 48
Bảng 3.19. So sánh sự xuất hiện tổn thương mới của 2 nhóm ....................... 49
Bảng 3.20. So sánh thời gian khỏi bệnh trung bình của 2 nhóm .................... 50
Bảng 3.21. So sánh mức độ ngứa của 2 nhóm ................................................ 50
Bảng 3.22. So sánh tác dụng không mong muốn của 2 nhóm điều trị .......... 51
Bảng 3.23. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh .................................. 51
Bảng 3.24. Tỷ lệ tái phát sau 3 tháng của 2 nhóm .......................................... 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh theo giới ............................................................... 31
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh theo mùa............................................................... 32
Biểu đồ 3.4. Đánh giá tiến triển bệnh theo chỉ số PRSS của nhóm NC ......... 42
Biểu đồ 3.5. Thoái triển tổn thương của nhóm nghiên cứu ............................ 42
Biểu đồ 3.6. Sự xuất hiện tổn thương mới của nhóm nghiên cứu .................. 43
Biểu đồ 3.7. Đánh giá tiến triển bệnh theo chỉ số PRSS của nhóm ĐC ......... 44
Biểu đồ 3.8. Thoái triển tổn thương của nhóm đối chứng .............................. 44
Biểu đồ 3.9. Sự xuất hiện tổn thương mới của nhóm đối chứng .................... 45
Biểu đồ 3.10. Mức độ giảm chỉ số PRSS của 2 nhóm .................................... 46

Biểu đồ 3.11. Giảm chỉ số PRSS của nhóm BN mắc bệnh mức độ nhẹ ......... 47
Biểu đồ 3.12. Giảm chỉ số PRSS của nhóm BN bệnh mức độ trung bình...... 47
Biểu đồ 3.13. Mức độ giảm chỉ số PRSS của nhóm BN bệnh mức độ nặng.. 48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy phấn hồng Gibert (PR) là bệnh được đặc trưng bởi tổn thương sơ
phát hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 2-4 cm đường kính, màu đỏ cá hồi, có
vảy da ở bờ tổn thương. Khoảng vài ngày tới vài tuần sau, xuất hiện rầm rộ
tổn thương toàn phát lan rộng với tính chất tương tự, kích thước nhỏ hơn 0,51 cm đường kính, với kiểu phân bố điển hình dạng cây thông Noel. Trước khi
xuất hiện các triệu chứng trên da bệnh nhân có thể có biểu hiện giống cúm,
đau đầu, viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi. Ngứa gặp ở 25-75% bệnh nhân
với mức độ từ nhẹ đến nặng và gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh phổ biến
xảy ra ở trẻ vị thành niên và người trẻ, hay gặp 10-35 tuổi, hiếm gặp < 2 tuổi
và > 65 tuổi [1-4].
Bệnh vảy phấn hồng Gibert có ở mọi nơi trên thế giới, không phân biệt
chủng tộc [5]. Bệnh khá phổ biến. Căn nguyên của bệnh đến nay vẫn chưa
được làm sáng tỏ, nhưng nhiều đặc điểm lâm sàng, dịch tễ và miễn dịch của
bệnh hướng tới các căn nguyên do nhiễm trùng [6-9]. Trong nhiều năm qua
các nghiên cứu tìm kiếm căn nguyên của PR đã được thực hiện. Các nghiên
cứu gần đây tập trung nhiều vào căn nguyên vi rút, đặc biệt là 2 loại HHV-6
và HHV-7 [10-27]. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối liên quan giữa 2 vi
rút này với bệnh vảy phấn hồng Gibert.
Bệnh không nguy hiểm, nhưng bệnh thường gây khó chịu, lo lắng cho
bệnh nhân do ngứa, tổn thương nhiều và dai dẳng. Vì vậy, những nghiên cứu
tìm kiếm căn nguyên và phương pháp điều trị vảy phấn hồng Gibert nhằm rút
ngắn thời gian bị bệnh đã được tiến hành trên thế giới trong nhiều năm qua.
Năm 2006, Drago và cộng sự đã báo cáo điều trị bệnh nhân PR với liều cao

Acyclovir (800mg 5 lần 1 ngày trong 1 tuần) thấy cải thiện nhanh triệu chứng
ngứa và thời gian phát ban hơn nhóm bệnh nhân được dùng giả dược [28].


2
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Da liễu TW hiện chưa có nghiên cứu nào về
điều trị bệnh nhân vảy phấn hồng Gibert. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị vảy phấn hồng
Gibert bằng uống Acyclovir” nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng vảy phấn
hồng Gibert tại Bệnh viện da liễu TW.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị vảy phấn hồng Gibert bằng uống
Acyclovir.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh vảy phấn hồng Gibert
1.1.1. Lịch sử.
Năm 1798, bác sĩ da liễu người Edinburgh, Robert William lần đầu tiên
mô tả “đào ban dạng vòng (roseola annulata)” như một phát ban tự khỏi ở trẻ
khỏe mạnh [1, 29]. Năm 1860, Camile Melchior Gibert một bác sĩ người Pháp
gọi tên bệnh là “vảy phấn hồng_ pityriasis rosea (PR)”, tên gọi nói lên được
tính chất đặc trưng của bệnh và cho đến ngày nay tên gọi này vẫn được sử
dụng [1-3]. Tổn thương với tính chất dạng vòng, đa dạng được bác sĩ người
Pháp Pierre-Amtoine-Ernest mô tả năm 1862 [30]. Lâm sàng với tổn thương
lớn ban đầu và tổn thương nhỏ hơn sau đó khu trú vùng nách hoặc háng và
chạy dọc theo đường thẳng được Sarkany mô tả năm 1864 [31]. Tổn thương

sơ phát được mô tả đầu tiên bởi bác sĩ da liễu người Pháp Louis-Anne-Jean
Brocq năm 1887 [29]. Theo bảng phân loại bệnh ICD-10, PR được mã hóa
L42X00. PR do thuốc được xem là một bệnh riêng. PR của Vidal là một thể
đặc biệt của PR.
1.1.2. Dịch tễ
Bệnh xảy ra trên toàn thế giới [5], không có sự khác biệt về chủng tộc
[2, 3]. Tỉ lệ lưu hành bệnh được báo cáo từ các trung tâm da liễu Mỹ là 0.16%
(158.9/100.000 người/ năm) [4]. Sự thay đổi theo mùa đã được mô tả ở nhiều
nghiên cứu trên thế giới. Ở vùng ôn đới bệnh thường xảy ra vào các tháng
mùa đông, ở vùng nhiệt đới cũng có thể có thay đổi theo mùa [3]. Hầu hết các
nghiên cứu chỉ ra có ưu thế nhẹ ở nữ giới, tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ 1.5: 1 [2]. PR
thường xảy ra trong độ tuổi 10-35 tuổi. Bệnh hiếm xảy ra ở trẻ em (dưới 2


4
tuổi) và người già (trên 65 tuổi) [2, 3], mặc dù bệnh đã được báo cáo ở trẻ sơ
sinh [32], trẻ em [33] và người cao tuổi [34]. Bệnh hiếm khi tái phát, tỉ lệ tái
phát < 4% [2] hoặc < 2% [34], điều này đưa ra giả định một miễn dịch lâu dài
của bệnh.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
PR được cho là có căn nguyên nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút) bởi các lí
do [2]:
1. Thương tổn tương đồng với các phát ban do vi rút đã biết.
2. Hiếm tái phát, gợi ý một miễn dịch kéo dài sau lần nhiễm đầu tiên [2,
3, 34].
3. Thay đổi theo mùa trong một số nghiên cứu [33, 35-37].
4. Bệnh xảy ra thành từng nhóm trong cộng đồng [9].
5. Xuất hiện các triệu chứng giống cúm trong một nhóm bệnh nhân
(69%) [38].
6. Một số bệnh nhân PR tăng lympho T và giảm lympho B [19].

Ngoài ra có báo cáo bệnh nhân biểu hiện PR sau khi điều trị corticoid
[39], hay sau ghép tủy xương [40].
Người ta cũng thấy PR có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Tỉ lệ mắc bệnh tăng ở những người tiếp xúc gần với nhau đã được báo cáo
nhưng bệnh không được xác định là dễ lây. Tỉ lệ bị PR trong các bác sĩ da liễu
gấp 3-4 lần các bác sĩ khác [8].
Một tỉ lệ cao hơn của bệnh được quan sát thấy ở bệnh nhân bị giảm miễn
dịch (ví dụ: phụ nữ mang thai, ghép tủy xương). Ngoài ra, người ta thấy
ampicillin làm phát ban lan rộng hơn, một hiệu ứng giống như tác dụng của
thuốc gây phát ban ở bệnh nhân bị nhiễm vi rút.
Một số dữ liệu miễn dịch cũng cho thấy có vai trò căn nguyên của vi rút.
Thiếu hụt của tế bào diệt tự nhiên (NK) và tăng hoạt động của tế bào lympho


5
T trong tổn thương PR đã được ghi nhận [41]. Điều này cho thấy miễn dịch
qua trung gian lympho T là chủ yếu trong sự phát triển của tình trạng này.
Có sự chênh lệch về số lượng giữa tế bào TCD4 và tế bào Langerhans ở
lớp hạ bì, điều này có thể phản ánh quá trình xử lý và trình bày kháng nguyên
vi rút [41]. Phát hiện các kháng thể IgM tại tế bào sừng của bệnh nhân PR, nó
có thể liên quan đến các giai đoạn phát ban giả định với vi rút.
Hiếm tái phát thể hiện miễn dịch lâu dài của bệnh sau mắc.
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm
nguyên nhân có thể gây vảy phấn hồng như vi khuẩn [42, 43], nấm và đặc biệt
là vi rút, trong đó tập trung vào hai HHV phổ biến HHV-6 và HHV-7. Các
nghiên cứu đáng tin cậy và thuyết phục nhất về mối liên quan giữa HHV và
PR được Broccolo và cộng sự thực hiện năm 2005 [24]. Các nghiên cứu sau
này sử dụng các kỹ thuật cao chỉ ra các đặc điểm chung [2]:
1. HHV-7 DNA và ít phổ biến hơn là HHV-6, chúng có thể xác định
nhanh trong máu và huyết thanh của bệnh nhân PR nhưng không có ở người

khỏe mạnh hoặc viêm da khác.
2. mRNA và protein của HHV-7 và ít phổ biến hơn HHV-6, chúng có
thể thấy trong các tế bào rải rác ở khu vực quanh các mạch máu và nang lông
nhưng không thấy ở vùng da lành và ở các bệnh viêm da khác.
3. Hiện tượng chỉ tăng đơn độc IgM mà không tăng IgG không xảy ra ở
bệnh nhân PR, đặc điểm này không xuất hiện trong các nhiễm trùng khác.
4. HHV-6 và HHV-7 xuất hiện trong nước bọt của bệnh nhân PR, đặc
điểm này cũng không thấy ở các nhiễm trùng khác.
Vì vậy, các dữ liệu này cho rằng PR là một phát ban hệ thống với HHV7 và ít hơn với HHV-6. Bệnh nhân là một vật chủ chứa vi rút, điều này giải
thích các triệu chứng giống cúm ở một số bệnh nhân, và chúng thường không
nhiễm ở tế bào biểu mô hoặc các tổn thương da, điều này giải thích kết quả
âm tính khi xác định vi rút tại tổn thương da bằng kính hiển vi điện tử hay
nuôi cấy.


6
1.1.4. Căn nguyên gây bệnh
1.1.4.1. Căn nguyên vi khuẩn
Nhiều nghiên cứu thấy rằng có mối liên quan giữa nhiễm trùng đường
hô hấp trên và PR. Các nghiên cứu tập trung vào các vi khuẩn: liên cầu,
xoắn khuẩn spirochaetes, chlamydia, legionella, mycoplasma. Nhưng việc
xác định sự có mặt của các tác nhân này trong máu của bệnh nhân bằng
phương pháp PCR hay xác định kháng thể không chỉ ra được mối liên
quan giữa chúng và PR [8].
1.1.4.2. Căn nguyên nấm
Nấm cũng được đưa ra giả thuyết là căn nguyên gây PR, nhưng việc
xác định sự có mặt của nấm trên bệnh nhân PR là âm tính [2].
1.1.4.3. Căn nguyên vi rút
Gần đây vi rút được xem như là nguyên nhân có thể nhất của PR.
Các loại vi rút được nghiên cứu là: cytomegalovirus, Epstein- Barr vi rút,

parvovirus B19, HHV-8, HHV-7, HHV6. Các nghiên cứu đều đưa ra kết luận:
HHV-7 và HHV-6 là căn nguyên có thể nhất gây PR.
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng
Các trường hợp điển hình, bệnh nhân thường mô tả khởi phát với thương
tổn đơn độc trên thân mình (tổn thương sơ phát), sau đó vài ngày tới vài tuần
tổn thương sơ phát thoái triển, các tổn thương giai đoạn toàn phát xuất hiện
rầm rộ [1-3]. Ngứa mức độ nặng ở 25% bệnh nhân, nhẹ và trung bình ở 50%
bệnh nhân và không xuất hiện ở 25%. Một nhóm nhỏ bệnh nhân được báo cáo
có triệu chứng giống cúm, bao gồm mệt mỏi nhẹ, đau đầu, chảy nước mũi,
chán ăn, sốt, và đau mỏi khớp.
1.1.5.1. Tiền triệu
Khai thác các biểu hiện tiền triệu: Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, viêm long
đường hô hấp trên, sốt, đau mỏi người.


7
1.1.5.2. Tổn thương sơ phát
Tổn thương sơ phát của PR được quan sát thấy ở 50%-90% trường
hợp [2], một báo cáo khác với 17% bệnh nhân có tổn thương sơ phát [33].
Tổn thương đơn độc, giới hạn rõ, đường kính 2-4 cm, bầu dục hoặc hình
tròn, đỏ cá hồi, đỏ hoặc tăng sắc tố (đặc biệt ở người da đen); nhìn chung,
trung tâm nhạt màu và ngoại vi sẫm màu hơn. Vảy da ở bờ tổn thương. Khi
thương tổn bị kích thích, nó có thể gây phát ban sẩn mụn nước. Tổn thương
sơ phát thường khu trú ở vùng thân mình hay ở lưng, nơi được che phủ bởi
quần áo, nhưng có thể ở bất cứ vị trí nào như mặt, cổ, lòng bàn tay chân
[44]. Hiếm ở mặt, da đầu và dương vật. Vị trí tổn thương không có sự khác
nhau giữa nam và nữ.
Tổn thương sơ phát thường báo trước một phát ban rầm rộ có giới hạn
chủ yếu ở trung tâm. Tổn thương sơ phát là một điều bí ẩn, nó không xảy ra
trong bất kì bệnh da nào đã được biết đến.

Giai đoạn đầu của tổn thương sơ phát có thể như một sẩn màu hồng dễ
nhầm với các tổn thương khác như côn trùng cắn.
1.1.5.3. Tổn thương giai đoạn toàn phát
Thời gian từ khi xuất hiện tổn thương sơ phát tới khi phát ban các tổn
thương toàn phát là từ vài ngày tới vài tuần (vài giờ tới 3 tháng), điển hình
xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Đôi khi, tổn
thương sơ phát và tổn thương toàn phát xuất hiện cùng thời gian. Tổn thương
toàn phát xuất hiện rầm rộ trong vài ngày và đạt tối đa sau khoảng 10 ngày.
Thỉnh thoảng, các tổn thương mới vẫn tiếp tục xuất hiện sau vài tuần. Giới
hạn phát ban thường khu trú trên thân mình vùng gần cổ và gốc chi.
Các tổn thương quan sát rõ nhất trên bụng, trước ngực và lưng. Tổn
thương ở mặt, tay, chân ít phổ biến. Có 2 dạng chính của tổn thương toàn
phát: (1) dát nhỏ tương tự như tổn thương sơ phát bị thu nhỏ sắp xếp dọc theo


8
đường thẳng phân chia của cơ thể, có phần phân bố giống cây thông Noel và
(2) sẩn nhỏ màu đỏ không có vảy, chúng dần tăng số lượng và lan rộng ra
ngoại vi. Hai dạng thương tổn này có thể xuất hiện đồng thời. Tổn thương có
dạng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 0,5- 1,5 cm. Tổn thương giới hạn rõ,
trung tâm hơi nhăn, bờ có vảy da kiểu cuốn thuốc lá. Đặc điểm đặc trưng là
tổn thương dạng vòng, nhỏ, vảy da và bờ gồ cao. Tuy nhiên, không giống
nấm da, vảy da trong PR không mở rộng tới bờ ngoài tổn thương.
Tổn thương toàn phát phân bố hai bên, lan tỏa và chạy theo trục dài song
song với đường căng da, tạo hình ảnh cây thông cổ điển trên thân mình. Ở trẻ
dưới 5 tuổi PR thường có mụn nước nhỏ trên da với phân bố tương tự. Phát
ban có thể kéo dài 6-8 tuần trước khi mờ dần.
1.1.5.4. Các thể không điển hình
Trong khoảng 20% bệnh nhân, hình ảnh lâm sàng không điển hình hoặc
là biến thể của PR. Các biến thể có thể ở bản thân các tổn thương hoặc ở sự

xuất hiện, phân bố của chúng.
Tổn thương sơ phát có thể không có hoặc xuất hiện hai hoặc nhiều tổn
thương. Tổn thương có thể biểu hiện ở vị trí không điển hình như da đầu, lòng
bàn tay, bàn chân [44, 45]. Đôi khi nó là biểu hiện duy nhất của bệnh mà
không có xuất hiện tổn thương toàn phát.
Tổn thương toàn phát có thể phân bố rải rác ở chi. Tổn thương ở mặt đã
được báo cáo chủ yếu xảy ra ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người da đen. Dạng
khu trú của bệnh có thể xảy ra ở các phần trung tâm khác như da đầu, nách,
âm hộ, háng và có thể chỉ khu trú ở một vị trí của cơ thể.
Một biến thể khác của PR với hình ảnh các mảng lớn dạng vòng không
điển hình với số lượng ít. Biến thể này thường được gọi là PR bờ dương xỉ
hay PR háng–thắt lưng. Phát ban thường ở nách, háng hoặc cả hai với thân
mình và chi cũng thường ít bị ảnh hưởng [46]. Mảng có kích thước 3-6 cm
phân bố ở trung tâm với dạng vòng, đỏ, và vảy ở xung quanh.


9
Tổn thương toàn phát có thể không điển hình trong một số trường hợp,
chúng gây khó khăn trong chẩn đoán. Dát đỏ có thể không có vảy, sẩn ở nang
lông, mảng tổn thương điển hình không có hoặc giống vảy nến. PR dạng mụn
nước thường không phổ biến và hay gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai, người
da đen. PR dạng mày đay, mụn mủ, xuất huyết [47, 48] và hồng ban đa dạng
[49] cũng có thể gặp. Các dạng không điển hình của PR thực sự không dễ để
chẩn đoán.
PR có thể phân bố một bên [50], theo đường Blasko [51], phân đoạn [52]
1.1.5.5. Lâm sàng liên quan
- Tăng sắc tố sau viêm: Sau giai đoạn phát ban có thể gặp tăng và hoặc
giảm sắc tố sau viêm. Ở người da sẫm màu thường gặp và phải mất vài tháng
để phục hồi [53].
- Tổn thương miệng: Nhiều dạng tổn thương miệng đã được báo cáo ở bệnh

nhân PR bao gồm xuất huyết dạng chấm, loét, sẩn mụn nước, mảng đỏ [54].
1.1.6. Cận lâm sàng
- Mô bệnh học:
Trong trường hợp điển hình, hầu hết bệnh nhân không cần làm giải phẫu
bệnh bởi vì chẩn đoán dễ dàng dựa vào lâm sàng và bệnh sử. Mô bệnh học
điển hình bao gồm á sừng từng ổ, giảm hoặc mất lớp hạt, tăng gai nhẹ, xốp
bào nhẹ, phù nhú bì, xâm nhập viêm lympho và mô bào quanh mạch và lớp
nông, và thoát hồng cầu qua mạch. Hình ảnh MBH tương tự ở cả tổn thương
sơ phát và toàn phát. Hình ảnh MBH khó phân biệt với các thương tổn ban đỏ
nông khác.
Các tổn thương cũ, xâm nhập viêm quanh mạch máu thường ở cả nông
và sâu, xốp bào ít hơn và dày sừng rõ rệt hơn. Các tổn thương cũ có thể khó
để phân biệt với vảy nến hoặc lichen phẳng.


10
- Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu thường bình thường và không được báo cáo. Tuy nhiên,
tăng nhẹ bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa bazơ và lympho, tăng nhẹ máu lắng
và protein đã được báo cáo.
1.1.7. Chẩn đoán phân biệt
- Giang mai thời kì 2: Tổn thương giang mai có thể có vảy và có thể
nhầm với sẩn của PR trong trường hợp không có mảng tổn thương tiên phát.
Tổn thương ở niêm mạc và sưng hạch có thể xảy ra ở cả PR và giang mai,
nhưng tổn thương ở lòng bàn tay và bàn chân trong giang mai gặp ở giai đoạn
muộn hơn. Hỏi tiền sử tổn thương săng tiên phát ở bệnh nhân giang mai. Test
nhanh chẩn đoán giang mai để phân biệt.
- Nấm da: Có thể giống PR, đặc biệt tổn thương PR giai đoạn sơ phát
hoặc khi PR khu trú theo vùng cơ thể. Vảy da ở bờ tổn thương nấm da tương
tự như ở PR, nhưng thương tổn thường không có dạng bầu dục và không phân

bố theo đường thẳng. Xét nghiệm nấm thường cần thiết để loại trừ nấm da.
- Chàm đồng xu: Thương tổn tròn hoặc bầu dục, tổn thương chủ yếu sẩn
đỉnh phẳng và mụn nước thường phổ biến hơn PR. Tổn thương không có vảy
ở bờ. Trong trường hợp khó cần làm sinh thiết để chẩn đoán.
- Vẩy nến thể giọt: Kích thước tổn thương thường nhỏ hơn PR, không
xếp thành hàng, vảy da thường dày và rõ. Khó chẩn đoán phân biệt với PR khi
có rất ít tổn thương, khi tổn thương phân bố thành hàng và khi bệnh ở giai
đoạn mạn tính. MBH có thể cần thiết cho trường hợp này.
- Vảy phấn dạng lichen mạn tính: Bệnh tiến triển kéo dài, tổn thương
nhỏ, vảy da dày và không có tổn thương tiên phát. Tổn thương thường ở chi.
Đôi khi xuất hiện hình ảnh cây thông noel trên thân mình. Trường hợp khó
cần làm giải phẫu bệnh.
- Dị ứng thuốc dạng PR:


11
Nhiều thuốc đã được báo cáo gây phát ban giống PR. Vì vậy, luôn nhớ
khai thác tiền sử dụng thuốc có khả năng gây dị ứng. Chúng bao gồm: arsenic,
barbiturates, bismuth, captopril, clonidine, gold, interferon-gama, isotretinoin,
ketotifen, labetalol, organic mercurials, terbinafine, và tripelene amine
hydrochloride. Ngoài các thuốc trên cần chú ý tới imatinib [55], một thuốc
được sử dụng trong điều trị leukemia cấp. Thuốc gây PR hiện nay được xem
là bệnh lý riêng, với các đặc điểm không điển hình, một quá trình kéo dài, tổn
thương lan rộng, tăng sắc tố và chuyển dạng viêm da lichen hóa.
1.1.8. Biến chứng
Không có biến chứng nặng. Triệu chứng cúm có thể xảy ra nhưng
thường nhẹ.
1.1.9. Tiến triển và tiên lượng
PR có thể tự khỏi. Bệnh kéo dài 4-10 tuần nhưng cũng có thể kéo dài 3-6
tháng. Trong vài tuần đầu, tổn thương mới vẫn tiếp tục xuất hiện và phần lớn

bệnh nhân có biểu hiện giống cúm. Cả tăng và giảm sắc tố sau viêm có thể có
trên bệnh nhân PR. Khác với các bệnh da khác, nó xảy ra phổ biến ở người da
màu, với tăng sắc tố kéo dài. Bệnh không để lại sẹo. Ở phụ nữ mang thai đôi
khi có xảy thai khi bệnh xảy ra trong 15 tuần đầu của thai kỳ, giai đoạn sau có
thể gây sinh non và giảm trương lực ở trẻ sau sinh [56].
Điều trị bằng tia cực tím có thể làm nặng tình trạng tăng sắc tố sau viêm
do vậy nên cẩn thận. Ngoài ra, bệnh nhân không có biến chứng của bệnh. Tái
phát có thể xảy ra nhưng hiếm.
1.1.10. Điều trị
Bệnh tự khỏi, nhưng bệnh nhân thường gặp phải khó chịu do tổn thương
rộng, kéo dài và ngứa. Bệnh nhân cần được giáo dục và tư vấn để an tâm trong
hầu hết các trường hợp. Tư vấn cho bệnh nhân về bản chất lành tính, không lây


12
của bệnh và bệnh có thể tiến triển kéo dài (thông thường quá trình phát ban trong
2 tuần, kéo dài thêm 2 tuần và mất dần trong 1 đến 2 tuần tiếp theo).
- Tư vấn bệnh nhân:
Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích như xà phòng, nước quá nóng,
sợi tổng hợp, gỗ, nước hoa. Không mặc đồ quá chặt, cào gãi. Và yên tâm các
ban sẽ thoái triển. Tuy nhiên, cần thiết phải đánh giá các triệu chứng gây khó
chịu và lo lắng cho bệnh nhân.
- Điều trị ngứa:
Ngứa thường có ở bệnh nhân PR, nó đòi hỏi kem dưỡng ẩm, uống kháng
histamine hoặc các thuốc bôi tại chỗ có chứa calamine, menthol-phenol,
pramoxine, colloidal starch, hoặc oatmeal. Nếu ngứa nặng, corticoid bôi tại chỗ
có thể áp dụng. Nhưng luôn nhớ kem corticoid chỉ làm giảm ngứa không làm
giảm phát ban. Kháng histamine có thể giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn.
- Kháng sinh:
Erythromycin và các macrolide khác được sử dụng để điều trị PR có lẽ

trên cơ sở một nghiên cứu ngẫu nhiên có sử dụng giả dược [57]. Nhưng một
số tác giả nước ngoài khuyên rằng, sử dụng macrolide khá tốt trên thử
nghiệm, nhưng không nên áp dụng thường xuyên vào thực hành lâm sàng vì
việc macrolide có hiệu quả hơn nhóm giả dược trên thực nghiệm, nhưng điều
đó không chứng minh được rằng PR gây ra bởi vi khuẩn hơn là vi rút.
Macrolide có tác dụng chống viêm và miễn dịch nên có thể thuốc ảnh hưởng
đến quá trình diễn biến bệnh PR và nó độc lập với tính chất kháng khuẩn [58].
- Kháng vi rút
Gần đây với việc đưa ra nhiều bằng chứng về vai trò của HHV-6 và 7
trong căn nguyên PR, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị Acyclovir
được tiến hành và mang lại kết quả khả quan [28, 59].
- Ánh sáng liệu pháp


13
Sau khi được giới thiệu vào năm 1974, liệu pháp ánh sáng không được
nhiều người ủng hộ trong điều trị PR.
Chiếu UVB bắt đầu với liều 80% liều đỏ da tối thiểu có thể nhanh chóng
làm giảm ngứa trong các trường hợp kháng thuốc. Nếu ngứa không được
kiểm soát, liều dùng nên tăng 20% đến khi giảm các triệu chứng. Tuy nhiên,
một nghiên cứu khác không tìm thấy sự cải thiện trong ngứa với UVB nhưng
lại giảm các tổn thương nghiêm trọng. Khả năng tăng sắc tố sau viêm cần
được chú ý [60, 61]. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, UV được sử dụng
2-3 lần/ tuần cho đến khi đáp ứng [62].
- Dapson: Trong một trường hợp PR mụn nước đã được ghi nhận thành
công với điều trị Dapson liều 20 mg 2 lần/ ngày [63].
1.2. Các nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng Gibert
1.2.1. Human herpesvirus 6 (HHV-6) và human herpesvirus 7 (HHV-7)
Drago và cộng sự [10, 11] đã báo cáo xác định HHV-7 DNA bằng kỹ
thuật PCR lồng trong da, tế bào đơn nhân máu ngoại vi và huyết tương của 12

BN bị vảy phấn hồng Gibert. HHV-7 DNA không xác định được trong huyết
tương và da của 11 mẫu đối chứng. Sau đó họ phát hiện thấy các hạt vi rút
HHV ở các giai đoạn khác nhau trong da ở 15/21 (71%) bệnh nhân vảy phấn
hồng Gibert.
Wantanabe và cộng sự [20] xác đinh HHV-7 DNA trong 16/36 (44%)
bệnh nhân trong cả giai đoạn nghỉ và giai đoạn hoạt động, và không có trong
31 mẫu đối chứng. Trong nghiên cứu khác với 14 bênh nhân PR, Watanabe và
cộng sự [26] xác định HHV-7 DNA trong 13/14 (93%) mẫu tổn thương da,
12/14 (86%) mẫu da không tổn thương, 10/10 (100%) mẫu nước bọt, 10/12
(83%) mẫu tế bào đơn nhân máu ngoại vi, và 8/8 (100%) mẫu huyết thanh.
HHV-6 DNA được xác định ở 12/14 (86%) mẫu tổn thương da, 11/14 (79%)
mẫu da không có tổn thương, 8/10 (80%) mẫu nước bọt, 10/12 (83%) mẫu tế


14
bào đơn nhân máu ngoại vi, và 7/8 (88%) mẫu huyết thanh của bệnh nhân PR.
Bệnh phẩm lấy từ nhóm chứng cho thấy hiếm có dương tính với HHV-6 hoặc
HHV-7 DNA trong da hoặc huyết thanh. mRNA của HHV-7 và HHV-6 được
phát hiện ở quanh mạch máu và phần phụ trong 8/8 (100%) và 6/8 (75%) tổn
thương da của bệnh nhân PR so với 1/8 (13%) da bình thường và da bệnh
nhân vảy nến đối chứng. Vì vậy, họ kết luận rằng PR có liên quan với nhiễm
trùng hệ thống cả HHV-6 và HHV-7. Gần hơn, Vag và cộng sự [64] báo cáo
bằng chứng nhiễm trùng tiên phát HHV-7 ở bệnh nhân PR bằng phương pháp
PCR lồng, kháng thể ái lực, kính hiển vi điện tử và kháng thể đơn dòng.
Tuy nhiên, các kết quả dương tính không được tìm thấy trong một số
nghiên cứu khác. Kempf và cộng sự [19] phát hiện HHV-7 DNA và biểu hiện
kháng nguyên HHV-7 pp85 ở 1/13 (8%) mẫu sinh thiết tổn thương và 2/14
(14%) của 14 mẫu sinh thiết của nhóm chứng. Yoshidac [65] phát hiện tín
hiệu cường độ HHV-7 xấp xỉ bằng nhau ở 4 BN PR và 3 người nhóm đối
chứng. Yakukawa và cộng sự [16] phát hiện HHV-7 DNA trong 1/14 (7%)

BN PR và không có trong 15 người nhóm chứng. Kosuge và cộng sự [66]
phát hiện HHV-7 DNA ở 13/30 (43%) mẫu tế bào đơn nhân máu ngoại vi của
BN PR và 14/25 (56%) mẫu tế bào đơn nhân ở nhóm chứng. Offidani và cộng
sự [67] nghiên cứu HHV7-DNA bằng PCR trong nước tiểu, nước bọt, tế bào
đơn nhân máu ngoại vi và da của 12 BN PR và 20 người nhóm chứng. Tất cả
nước tiểu, tế bào đơn nhân và da đều âm tính với HHV-7 DNA, nhưng 5
(42%) mẫu nước bọt của BN và 14 (70%) mẫu nước bọt của nhóm chứng xác
định được HHV-7 DNA.
Hơn nữa, Wong và cộng sự [68] báo cáo kết quả âm tính với HHV-6
và HHV-7 bằng phương pháp PCR và nuôi cấy vi rút trên mảnh sinh thiết tổn
thương của 24 BN PR.


15
Karabulut và cộng sự [69] xác định HHV-7 DNA trong mẫu sinh thiết
ở 6/21 BN PR và không có ai trong nhóm đối chứng (p=0,28). Các nghiên
cứu kết luận rằng kết quả của họ không chứng minh vai trò của HHV-7 trong
sinh bệnh học của PR. Chuh và cộng sự [70] báo cáo nghiên cứu lâm sàng có
đối chứng của 15 BN PR với 15 người nhóm chứng có đặc điểm tương đồng.
Mẫu máu lấy ở giai đoạn cấp tính và giai đoạn khỏi của tất cả các BN. HHV-6
và HHV-7 DNA được thực hiện với cả huyết tương và tế bào đơn nhân, và xét
nghiệm huyết thanh chống lại cả 2 loại vi rút cũng được thực hiện. Họ báo
cáo rằng không có bằng chứng của nhiễm trùng hoạt động với các vi rút này ở
cả BN và nhóm chứng.
Nghiên cứu gần đây nhất của Broccolo và cộng sự bổ sung bằng chứng
về vai trò của HHV-6 và 7 trong bệnh PR bằng cách đo tải lượng vi rút trong
huyết tương, tế bào đơn nhân máu ngoại vi, và mô. Nghiên cứu phát hiện thấy
HHV-6 và 7 trong huyết tương với tỉ lệ tương ứng là 17% và 67%, trong khi
không có ở nhóm chứng.
1.2.2. Cytomegalovirus (CMV)

Một nghiên cứu báo cáo rằng CMV DNA không được phát hiện bằng
phương pháp PCR ở huyết tương và tế bào đơn nhân máu ngoại vi của 12 BN
PR [10]. Trong một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng. IgM và IgG chống lại
CMV được nghiên cứu ở 13 BN PR và 13 người đối chứng có đặc điểm tuổi,
giới,… tương tự [71]. Không có bằng chứng về nhiễm trùng hoạt động của
CMV được phát hiện với cả BN và nhón đối chứng. Do đó, dường như không
có sự liên quan giữa CMV và vảy phấn hồng Gibert.
1.2.3. Epstein–Barr virus (EBV)
Bonafe và cộng sự báo cáo rằng có tỉ lệ cao BN PR (42%) có kháng thể
chống lại EBV hơn so với nhóm đối chứng (15%). Drago và cộng sự [10]
nghiên cứu EBV DNA trong huyết tương và tế bào đơn nhân máu ngoại vi


16
của 12 BN PR. Kết quả của nghiên cứu là âm tính. Chuh [71] nghiên cứu toàn
bộ máu của 13 BN với PR và 13 người nhóm đối chứng tương đồng. Nghiên
cứu xác định kháng thể IgM và IgG kháng kháng nguyên vỏ, kháng nguyên
giai đoạn sớm, kháng nguyên nhân và PCR tìm EBV DNA. Không có bằng
chứng của nhiễm trùng tiên phát EBV hay kích hoạt nội sinh ở cả BN và
nhóm chứng. Kết luận: dường như không có liên quan giữa EBV và vảy phấn
hồng Gibert.
1.2.4. Parvovirus B19

Một nghiên cứu báo cáo rằng phát hiện IgG nhưng không có IgM chống
lại parvovirus B19 ở 5/13 BN (38%) bị PR [72]. Tỉ lệ nhiễm loại vi rút này
được báo cáo trong dân cư là 40-60%. Một điểm yếu của nghiên cứu này là
DNA của vi rút không được nghiên cứu. Hơn nữa không có so sánh mẫu
huyết thanh của BN giai đoạn cấp và giai đoạn nghỉ cũng như không có nhóm
đối chứng. Trong một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, IgM và IgG chống
lại parvovirus B19, và PCR cho parvovirus B19 DNA được nghiên cứu trong

toàn bộ máu của 13 BN PR và 12 người nhóm chứng. Không có bằng chứng
về nhiễm trùng hoạt động của PR được ghi nhận cả ở BN và nhóm chứng. Vì
vậy, họ cho rằng nhiễm trùng parvivirus B19 không gây PR.
1.2.5. Picornaviruses
Raskin quan sát thấy một hiệu ứng tế bào của vảy da và mảnh sinh thiết
từ tổn thương nguyên phát của PR trên tế bào thận khỉ xanh châu Âu. Tuy
nhiên, kháng thể trung hòa trong huyết thanh của BN không được tìm thấy.
Raskin nói rằng ông có thể chứng minh một loại vi rút trong họ picorna. Met
sau đó tuyên bố rằng các hạt giống vi rút picomavirus có thể quan sát thấy
trong tế bào sừng và tế bào lympho ở BN PR. Các nghiên cứu khác cũng báo
cáo rằng xác định được kháng thể kháng vi rút piconavirus ở 73% BN với PR
nhưng chỉ có ở 6% nhóm đối chứng. Gần hơn nữa, Aractingi và cộng sự thực


×