Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí rau bong non tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 108 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH TIẾN ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ RAU BONG NON
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK.62720131

LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Vũ Bá Quyết

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN !
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, bạn bè đồng, nghiệp cùng
tập thể các khoa, phòng và cơ quan.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ sản Trường Đại
học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Khoa sản bệnh, Khoa
đẻ, Phòng nghiên cứu khoa học Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.


Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Vũ Bá Quyết - Người Thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các Phó giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng khoa học thông qua đề
cương và bảo vệ luận văn đã góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Bố mẹ, Vợ con tôi cùng tất cả
người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên, chia
sẽ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đinh Tiến Đức


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đinh Tiến Đức, học viên lớp chuyên khoa II khóa 27 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Vũ Bá Quyết.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, tháng 09 năm 2015

Người viết cam đoan

Đinh Tiến Đức


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bảo tồn

BVBM

Bệnh viện Bạch mai

BVPSTW

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

ĐT

Đẻ thường

HA

Huyết áp

HST

Huyết sắc tố


MLCT

Mức lọc cầu thận

Ra máu AĐ

Ra máu âm đạo

RBN

Rau bong non

RTĐ

Rau tiền đạo

Hội chứng HELLP Hội chứng tan máu-tăng men gan-giảm tiểu cầu
SK

Sản khoa

SPK

Sản phụ khoa

TB

Trung bình

TC


Tử cung

TSG

Tiền sản giật

TT

Tổn thương

VBVBM và TSS

Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. GIẢI PHẪU VỀ RAU THAI ................................................................. 3
1.2. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CỦA RAU BONG NON ................................ 3
1.2.1. Đại thể ............................................................................................. 3
1.2.2. Vi thể ............................................................................................... 4
1.3. SINH LÝ CỦA RAU THAI................................................................... 4
1.3.1. Sự trao đổi chất khí ......................................................................... 5
1.3.2. Sự trao đổi các chất bổ dưỡng......................................................... 5
1.3.3. Vai trò bảo vệ .................................................................................. 6
1.3.4. Vai trò nội tiết ................................................................................. 6
1.4. SINH LÝ BỆNH CỦA RAU BONG NON ........................................... 7
1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA RAU BONG NON TỚI THAI PHỤ ................... 9

1.5.1. Ảnh hưởng trước và trong khi chuyển dạ ....................................... 9
1.5.2. Ảnh hưởng sau khi đẻ ..................................................................... 9
1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA RAU BONG NON TỚI THAI VÀ SƠ SINH ... 10
1.7. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ............................. 11
1.7.1. Tăng huyết áp thai nghén .............................................................. 11
1.7.2. Số lần mang thai của mẹ ............................................................... 11
1.7.3. Thiếu hụt dinh dưỡng .................................................................... 12
1.7.4. Thuốc lá......................................................................................... 12
1.7.5. Rượu .............................................................................................. 12
1.7.6. Cocaine.......................................................................................... 12
1.7.7. Rau bong non do chấn thương ...................................................... 12
1.7.8. Rau bong non do thầy thuốc ......................................................... 13
1.7.9. Các yếu tố khác ............................................................................. 13
1.8. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ........................ 14
1.9. CHẨN ĐOÁN RAU BONG NON ...................................................... 15
1.9.1. Lâm sàng ....................................................................................... 15


1.9.2. Cận lâm sàng ................................................................................. 16
1.10. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI RAU BONG NON ................................. 18
1.10.1. Phân loại rau bong non. .............................................................. 18
1.10.2. Phân loại rau bong non theo mức độ tiến triển nặng dần ........... 19
1.11. XỬ TRÍ RAU BONG NON ............................................................... 19
1.12. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG ..................................................... 22
1.13. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ RAU BONG NON ............................. 23
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ....................................... 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 25

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 25
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 25
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................... 26
2.2.4. Biến số nghiên cứu ........................................................................ 26
2.2.5. Phân tích số liệu ............................................................................ 33
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ KHÁC ........................................................................................... 34
3.1.1. Tuổi ............................................................................................... 34
3.1.2. Số lần sinh ..................................................................................... 34
3.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................. 35
3.1.4. Địa điểm cư trú.............................................................................. 35
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời điểm xuất hiện bệnh trước hay trong
khi nằm viện .................................................................................. 36
3.1.6. Tỷ lệ RBN theo tháng trong năm .................................................. 36
3.1.7. Tỷ lệ RBN theo giờ xuất hiện trong ngày ..................................... 37
3.1.8. Tỷ lệ RBN trên tổng số đẻ, tổng số TSG ...................................... 37
3.1.9. Tỷ lệ Rau bong non theo thể bệnh ................................................ 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ...................................... 39


3.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ BIẾN CHỨNG .............................................. 49
3.3.1. Xử trí ............................................................................................. 49
3.3.2. Các biến chứng của mẹ và thai ..................................................... 53
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 59
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN................................................................................. 59
4.1.1. Phân tích tỷ lệ rau bong non trong 4 năm ..................................... 59
4.1.2. Phân bố thể bệnh RBN tại BVPSTW so với các tác giả khác .......... 61

4.1.3. Về độ tuổi và lần sinh của sản phụ ............................................... 62
4.1.4. Về nghề nghiệp ............................................................................. 63
4.1.5. Về địa dư nhóm đối tượng nghiên cứu. ........................................ 63
4.1.6. Về tỷ lệ từng năm .......................................................................... 63
4.1.7. Về tháng xuất hiện bệnh trong năm. ............................................. 63
4.1.8. Về thời gian xuất hiện bệnh trong ngày ........................................ 64
4.1.9. Về thời điểm xuất hiện bệnh: Trước khi vào viện hay trong khi
nằm viện ........................................................................................ 64
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG .................................... 64
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 64
4.2.2. Triệu chứng CLS ........................................................................... 72
4.3. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ BIẾN CHỨNG .............................................. 75
4.3.1. Can thiệp sản khoa ........................................................................ 75
4.3.2. Lý do phẫu thuật ............................................................................ 77
4.3.3 Can thiệp cầm máu ......................................................................... 77
4.3.4. Biến chứng .................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII ....................................... 27

Bảng 2.2:

Phân loại TSG ............................................................................. 28


Bảng 2.3:

Các xét nghiệm cận lâm sàng ..................................................... 29

Bảng 2.4:

Ước lượng mức độ suy thận theo creatinin huyết tương ............ 30

Bảng 2.5:

Chỉ số Apgar ............................................................................... 32

Bảng 3.1:

Tỷ lệ rau bong non theo từng năm trên tổng số đẻ, trên tổng số
tiền sản giật ................................................................................. 37

Bảng 3.2.

Triệu chứng cơ năng .................................................................... 39

Bảng 3.3.

Triệu chứng thực thể ................................................................... 39

Bảng 3.4.

Tỷ lệ giữa các triệu chứng lâm sàng và các thể rau bong non .... 41


Bảng 3.5.

Phân bố các thể RBN và mức độ tăng huyết áp ......................... 42

Bảng 3.6.

Các chỉ số cận lâm sàng .............................................................. 43

Bảng 3.7.

Bệnh nhân rau bong non và các Enzym của gan ........................ 44

Bảng 3.8.

Bệnh nhân rau bong non và chức năng thận ............................... 45

Bảng 3.9.

Phân bố bệnh nhân rau bong non và mức độ thiếu máu ............. 46

Bảng 3.10. Phân bố các thể RBN và khối lượng máu tụ sau rau sau mổ ( đẻ ) ... 47
Bảng 3.11. Phân bố các thể RBN và mức độ tổn thương tử cung ................ 48
Bảng 3.12. Phân bố các thể RBN và cách đẻ ................................................ 49
Bảng 3.13. Một số chỉ định mổ lấy thai trong rau bong non ........................ 49
Bảng 3.14. Các phương pháp cầm máu khi mổ ............................................ 50
Bảng 3.15. Phân bố các thể RBN và chỉ định truyền máu ........................... 50
Bảng 3.16. Phân bố các thể RBN và khối lượng máu truyền ....................... 51
Bảng 3.17. Phân bố các thể RBN và thời điểm truyền máu ......................... 52
Bảng 3.18. Phân bố các thể RBN và suy các tạng. ...................................... 53
Bảng 3.19. Các thể rau bong non và biến chứng rối loạn đông máu: ........... 54

Bảng 3.20. Sự phân bố tuổi thai .................................................................... 55
Bảng 3.21. Phân bố các thể rau bong non và tuổi thai .................................. 56
Bảng 3.22. Phân bố các thể RBN và tình trạng thai trước mổ ...................... 57
Bảng 3.23. Phân bố tình trạng và trọng lượng trẻ sau mổ ........................... 58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi ................................................... 34

Biểu đồ 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo số lần sinh ........................................ 34

Biểu đồ 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ..................................... 35

Biểu đồ 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú ......................................... 35

Biểu đồ 3.5.

Phân bố bệnh nhân theo thời điểm xuất hiện bệnh trước vào
viện hay trong khi nằm viện ................................................... 36

Biểu đồ 3.6:


Phân bố bệnh nhân rau bong non theo tháng trong năm ........ 36

Biểu đồ 3.7:

Phân bố bệnh nhân theo giờ xuất hiện bệnh. .......................... 37

Biểu đồ 3.8:

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo năm. ......................................... 38

Biểu đồ 3.9:

Phân bố theo thể bệnh ............................................................. 38

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ tiền sản giật .................................................................... 40
Biểu đồ 3.11: Liên quan giữa các thể bệnh rau bong non và tiền sản giật .... 41
Biểu đồ 3.12: Phân bố các thể RBN và mức độ thiếu máu ........................... 46
Biểu đồ 3.13: Các thể rau bong non và biến chứng phải mổ lại ................... 54
Biểu đồ 3.14: Phân bố các thể rau bong non và chỉ số Apgar....................... 55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau bong non là rau bám đúng vị trí (ở thân và đáy tử cung) nhưng bị
bong trước khi sổ thai [1]. Rau bong non là một tai biến của thai sản, một cấp
cứu sản khoa, do có sự hình thành khối huyết tụ sau rau, khối huyết tụ lớn dần
làm bong bánh rau và màng rau khỏi thành tử cung, cắt đứt trao đổi giữa mẹ
và thai. Bệnh xảy ra đột ngột diễn biến nhanh tiến triển từ nhẹ đến nặng, gây
nhiều biến cố nguy hiểm cho mẹ và thai.

Các tác giả nhận thấy rau bong non thường xảy ra vào 3 tháng cuối thời
kỳ thai nghén hoặc khi chuyển dạ [2],[3],[4]. Nhưng cũng có thể xảy ra ở bất
kỳ tuổi thai nào sau 20 tuần [3],[4],[5].
Tỷ lệ RBN rất thấp so với tổng số sản phụ vào đẻ trong năm. Tỷ lệ khác
nhau tuỳ theo quần thể và địa giới nghiên cứu. Theo Phan Trường Duyệt và
Đinh Thế Mỹ vào khoảng 0,38% đến 0,6% và hay xảy ra vào 3 tháng cuối của
thai nghén [6]. Theo Hladky, Yankowitz J, Hansen WF (2002) tại Đức tỷ lệ là
1,4% [7], tại Mỹ tỷ lệ là 1%-2% [8]. Một số nghiên cứu từ 1990-1999 tại
VBVBM và TSS nay là BVPSTW khoảng 0,17% [9],[10],[11]. Tỷ lệ này
khác nhau còn tuỳ thuộc vào các hình thái bệnh lý như: các thể lâm sàng, mức
độ tách rời của bánh rau với thành tử cung và các biến chứng....
Một số nghiên cứu thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh liên quan đến tuổi
mẹ, nghề nghiệp, mức sống, vùng sinh sống, số lần sinh, mùa trong năm, giờ
trong ngày, tuổi thai...
Chẩn đoán rau bong non tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ, đối với thể trung
bình và thể nặng chẩn đoán dễ hơn nhưng các biến chứng lại khó lường. Còn
với thể ẩn phần lớn được chẩn đoán hồi cứu sau mổ hoặc đẻ do có cục máu
sau rau. Vì vậy chẩn đoán sớm và có thái độ xử trí đúng trong rau bong non sẽ
hạn chế được rất nhiều biến chứng cho mẹ và thai. Tuy nhiên người ta cũng


2

nhận thấy rằng có sự không tương xứng giữa triệu chứng lâm sàng với mức
độ tổn thương giải phẫu bệnh. Trên lâm sàng có thể là bệnh cảnh nhẹ nhưng
tổn thương thực thể lại nặng và ngược lại.
Việc điều trị rau bong non phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh
và các biến chứng, tình trạng của mẹ và thai, đồng thời phụ thuộc kinh
nghiệm của bác sỹ từ đó quyết định cho theo dõi đẻ đường dưới hay phải mổ
lấy thai. Sau mổ lấy thai có bảo tồn tử cung hay phải cắt tử cung,có thể kết

hợp thắt động mạch tử cung hoặc các can thiệp khác. Cùng với việc điều trị
rối loạn đông máu, theo dõi chảy máu sau đẻ là một vấn đề quan trọng.
Hậu quả do rau bong non gây ra là làm tăng tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ biến
chứng và tử vong mẹ cao. Trẻ đẻ ra thường yếu, nhỏ hơn so với tuổi thai, tỷ
lệ tử vong rất cao có thể là 100% với thể nặng. Theo nghiên cứu của tác giả
Hoàng Đình Thảo tại BVPSTW năm 1955 - 1961 tử vong mẹ là 15,07%, tử
vong sơ sinh là 69,7% [12], theo tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ (20042010) tử vong mẹ 0%, tử vong bé 24,5% [13].
Hiện nay tiên lượng cho rau bong non đã được cải thiện nhiều nhờ có
những tiến bộ về y học, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến chứng nặng nề và nguy
cơ tử vong cao, cho cả mẹ và con. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài về
rau bong non với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của RBN tại BVPSTW, từ
01/01/2011 đến 31/12/2014.
2. Nhận xét xử trí và biến chứng của RBN với mẹ và thai nhi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU VỀ RAU THAI

Bình thường bánh rau giống như một cái đĩa tròn úp vào mặt trong
buồng tử cung. Đường kính trung bình 15 cm. Chỗ dày nhất ở giữa 2-3 cm.
Chỗ mỏng nhất ở xung quanh dầy khoảng 0,5 cm [14]. Chiều dầy của bánh
rau có liên quan với chức năng của bánh rau, chiều dày tăng dần theo tuổi
thai. Thai 15 tuần có bánh rau do trên siêu âm dày 2,2  0,3 cm, thai 37 tuần
có bánh rau dày 3,45  0,6 cm, có trường hợp đạt tối đa là 4,5 cm. Sau 37 tuần
chiều dày của bánh rau không tăng lên mà có xu hướng hơi giảm [15],[11].
Bánh rau có hai mặt, mặt phía buồng ối thì nhẵn, được bao phủ bởi nội sản

mạc, mặt này có cuống rốn bám, qua nội sản mạc thấy các nhánh động mạch
rốn và tĩnh mạch rốn. Mặt đối diện bám vào tử cung. Khi bánh rau sổ ra ngoài
mặt này đỏ như thịt tươi, chia thành nhiều múi nhỏ, khoảng 15-20 múi, các
múi cách nhau bởi các rãnh nhỏ. Bình thường rau bám ở đáy lan ra mặt trước
hoặc mặt sau, phải hoặc trái nhưng rìa bánh rau không bám tới đoạn dưới tử
cung. Khi rau bong trước khi thai sổ thì gọi là rau bong non.
1.2. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CỦA RAU BONG NON

1.2.1. Đại thể
- Có khối máu tụ sau rau: Khi bánh rau bị bong một phần gây chảy máu
và hình thành cục máu sau rau, cục máu này to hay nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ
rau bong và mức độ chảy máu, cục máu thẫm mầu chắc và dính.
- Bánh rau: Mặt ngoại sản mạc của bánh rau lõm xuống tương đương
với thể tích khối máu tụ.
- Tử cung: Tử cung bị xung huyết, bị chảy máu trong lớp cơ tạo thành

những mảng nhồi máu, bầm tím, mức độ lan rộng của những vùng nhồi


4

máu tuỳ thuộc vào diện bánh rau bị bong và mức độ chảy máu. Trong thể
nặng thành tử cung bị tím bầm, các sợi cơ bị bóc tách khỏi nhau và mất
khả năng co bóp.
- Buồng trứng và các tạng khác: Có thể bị chảy máu, nhồi máu nhất là
trong rau bong non thể nặng (phong huyết tử cung – rau).
1.2.2. Vi thể
Các mạch máu tại vùng rau bám bị xung huyết vỡ ra tạo thành các vùng
máu tụ và hoại tử, có sự xung huyết ở các mạch máu và huyết khối ở những
tĩnh mạch nhỏ hơn ở vùng sau bánh rau. Trường hợp rau bong non thể nặng

các sợi cơ ngập trong máu và huyết thanh, cơ tử cung và các mạch máu nhỏ bị
xé rách, có nhiều ổ nhồi huyết [16].
1.3. SINH LÝ CỦA RAU THAI

Rau thai phát triển ở vị trí mà túi phôi bám vào lớp màng rụng của buồng
tử cung (theo Buckley và kulb) [17]. Vị trí bám của rau thai bình thường là ở
đáy tử cung, cách xa cổ tử cung. Túi phôi sẽ phát triển ra xung quanh tạo thành
những giải tế bào hình sợi, gọi là nhung mao đệm. Những nhung mao đệm này
mở vào các khoang gian lông, chứa đầy máu của mẹ do các động mạch xoắn của
rau thai cung cấp (còn gọi là các động mạch rau).
Đồng thời những tế bào của màng nuôi cũng phát triển ra ngoài thành
những thừng để liên kết màng nuôi với màng rụng. Những tế bào của màng
nuôi này đảm bảo cho rau phát triển được ở trong tử cung. Quá trình trao đổi
giữa mẹ và phôi thai xảy ra chính là qua những lớp tế bào của màng nuôi che
phủ những lông màng đệm nói trên [18]. Do đó rau thai là cơ quan chủ chốt
đối với sự phát triển của phôi thai.
Trong thời gian 9 tháng bánh rau hoạt động như một hệ thống các cơ quan
hoàn chỉnh. Bánh rau thực hiện các nhiêm vụ của phổi, thận, dạ dày, ruột, hệ nội


5

tiết và dưới đồi, nó là một cơ quan tích cực, năng động chứ không đơn thuần là
một hàng rào [19]. Ahokas R.A [20] nhận thấy có ba chức năng chính:
- Trao đổi chất dinh dưỡng và chất cặn bã giữa mẹ và thai, đảm bảo cho
thai sống và phát triển.
- Sản xuất và tiết hóc môn, đảm bảo vai trò nội tiết để cơ thể mẹ phù hợp
với tình trạng thai nghén.
- Duy trì hàng rào miễn dịch.
Khả năng trao đổi các chất giữa mẹ và thai tốt hay xấu tuỳ thuộc vào

cấu trúc và tình trạng của các gai rau.
Cơ chế trao đổi gồm nhiều cách:
- Khuếch tán đơn giản: dựa vào sự khác biệt về nồng độ của chất trao đổi
có trọng lượng phân tử < 600.
- Khuếch tán gia tăng, nhờ các yếu tố chuyên chở như ion Ca++, Cl-, cơ
chế này tiêu thụ nhiều năng lượng tế bào.
- Vận chuyển chủ động cần thiết nhiều năng lượng.
- Hiện tượng thực bào.
Nhờ nhiều cơ chế, sự trao đổi qua rau có nhiều chất xảy ra liên tục giữa
hai hệ thống tuần hoàn của mẹ và của con. Lưu lượng tuần hoàn của máu mẹ
là 600ml/phút, trong khi lưu lượng tuần hoàn thai nhi là 70-200ml/phút.
1.3.1. Sự trao đổi chất khí
Xảy ra theo cơ chế khuếch tán đơn giản, tuỳ theo áp suất của các chất khí
hoà tan trong máu mẹ và thai. Oxy có nồng độ cao trong máu mẹ sẽ sang máu
thai. Hemoglobin trong máu mẹ có đặc tính thu nhận oxy dễ dàng. Khí
cacbonic từ máu thai sang máu mẹ cũng cùng một cơ chế.
1.3.2. Sự trao đổi các chất bổ dưỡng
- Nước và các chất điện giải qua rau nhờ cơ chế thẩm thấu. Rau còn dự
trữ sắt và canxi, nhất là vào cuối thời kì thai nghén.


6

- Protein phân giải thành các chất axit amin để qua gai rau rồi lại tổng
hợp thành protein đặc hiệu của thai.
- Các chất mỡ qua rau rất hạn chế.
- Vitamin: Caroten qua rau khó khăn sau khi biến đổi thành VitaminA và
dự trữ trong gan của bài thai. Vitamin nhóm B và C qua rau rất dễ.
1.3.3. Vai trò bảo vệ
- Vi khuẩn bị hàng rào rau thai ngăn cản không cho qua. Xoắn trùng

giang mai qua rau sau tháng thứ 5. Siêu vi trùng có thể qua rau dễ dàng như vi
rút gây bệnh thuỷ đậu, Rubela...
- Các kháng thể qua rau tạo khả năng miễn dịch thụ động cho thai nhi.
- Các thuốc có trọng lượng phân tử dưới 600 đều qua rau dễ, ngược lại
các chất có trọng lượng phân tử trên 1000 sẽ khó qua rau thai.
1.3.4. Vai trò nội tiết
Những hormon của bánh rau tràn vào cơ thể người mẹ làm cho người mẹ
đáp ứng với tình trạng thai nghén, gồm có hai loại:
+ Các hormon loại peptid
- HCG (human chorionic gonadotopin) được tiết ra từ đơn bào nuôi. Sự
tiết hCG bắt đầu từ khi trứng làm tổ, tăng tối đa vào tuần thứ 8 rồi giảm nhanh
đến mức ổn định và kéo dài đến khi đẻ.
- HPL (human placcental lactogen) được tiết ra từ tế bào nuôi, tạo thuận
lợi cho sự phát triển của thai nhi, có tác dụng sinh sữa, biến dưỡng glucid,
lipid và protid. lượng hormon tăng dần theo tuổi thai, tối đa vào tuần thứ 36.
+ Các hormon steroid:
Gồm có 3 loại: estrogen, progesteron, các steroid khác.
- Estrogen: Gồm estradiol, estriol và estron. Số lượng estrogen tiết ra
phản ánh hoạt động của rau thai tăng cao theo tuổi thai, để đánh giá sức
khỏe thai nhi trong tử cung, ta có thể định lượng estriol trong nước tiểu
hoặc máu mẹ.


7

- Progesteron tiết ra từ rau thai, một phần vào thai nhi, một phần vào
cơ thể mẹ.
- Các steroid khác như 17-ketosteroid, glucocorticoid cũng tăng lên
trong thai kỳ.
1.4. SINH LÝ BỆNH CỦA RAU BONG NON


Trong trường hợp rau bong non, người ta cho rằng rau thai bị bong ra là
do những thay đổi thoái hoá ở các động mạch xoắn cung cấp máu nuôi dưỡng
rau thai. Khi những thay đổi thoái hoá xảy ra thì các mạch máu có thể bị vỡ
dẫn tới chảy máu, vì tử cung lúc đó bị giãn và không thể co lại đủ mức để
khép kín các mạch máu bị vỡ. Máu chảy ra từ các mạch máu sẽ hình thành
một cục máu đông sau bánh rau, làm bóc tách màng rụng ra khỏi lớp căn bản,
với áp lực này bánh rau càng ngày càng bị tách rời rộng hơn khỏi thành tử
cung và hiện tượng chảy máu ngày càng nhiều hơn.
Nếu rau bị tách rời khỏi thành tử cung ở vùng rìa bánh rau, hoặc tách rời
màng ối khỏi lớp màng rụng thì chảy máu qua âm đạo sẽ xuất hiện rõ rệt [21].
Còn nếu chảy máu chỉ xảy ra ở vùng trung tâm của bánh rau, thì máu chảy ra
khỏi các mạch sẽ bị giữ lại ở trong khoảng giữa bánh rau và lớp màng rụng và
áp suất tăng lên làm cho máu thấm qua màng ối vào trong túi màng ối. Chính
áp suất do chảy máu tăng lên là nguyên nhân gây tăng trương lực tử cung,
tăng nhạy cảm đau và tăng tính dễ bị kích thích của tử cung.


8

Nguồn: Internet cuasotinhyeu.vn
Cục máu đông hình thành đồng thời với hiện tượng chảy máu, vì mô tế
bào của màng rụng chứa nhiều Troboplastin [3]. Cục máu đông sẽ dẫn tới tụ
máu dưới màng đệm và máu tụ này lại giải phóng một lượng lớn
thromboplastin vào dòng máu tuần hoàn của mẹ và chính vì thế có khả năng
dẫn tới tai biến đông máu nội mạch rải rác ở thai phụ. Một số tác giả cho rằng
có sự gia tăng hiện tượng này ở những người có đột biến yếu tố V [22],[23].

Hình ảnh khối máu tụ sau rau
Nguồn: Sản phụ khoa- Bài giảng cho học viên SĐH - 2012-BVPSTW



9

1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA RAU BONG NON TỚI THAI PHỤ

1.5.1. Ảnh hưởng trước và trong khi chuyển dạ
Biến chứng hay gặp nhất của rau bong non là mẹ bị chảy máu, Gilbert và
Harmon [24] đã nhận xét rằng tử vong xảy ra ở sản phụ trong dưới 1% số
trường hợp rau bong non là do xuất huyết. Tỷ lệ tử vong thấp như vậy chủ
yếu là nhờ có liệu pháp truyền máu thay thế luôn sẵn sàng. Vì chảy máu với
khối lượng lớn, nên mẹ có nguy cơ cao bị choáng do giảm thể tích tuần hoàn,
phụ thuộc vào cả lượng máu mất lẫn tai biến đông máu nội mạch rải rác [25].
Đông máu nội mạch rải rác thường xuất hiện ở những trường hợp rau bong
non nặng và ẩn.
Nếu chảy máu xảy ra nặng thì thai phụ còn có thể bị suy thận. Thận rất
nhạy cảm với tình trạng thiếu cấp máu do choáng giảm thể tích tuần hoàn. Bài tiết
nước tiểu của mẹ sẽ giảm xuống < 30ml mỗi giờ. Chảy máu xảy ra trong thời kỳ
thai nghén còn gây ra tình trạng lo âu nặng nề cho bệnh nhân.
1.5.2. Ảnh hưởng sau khi đẻ
Tuỳ theo lượng máu đã bị mất mà mẹ có thể bị thiếu máu từ mức độ
trung bình đến mức độ nặng. Cũng do mất máu gây ra giảm thể tích tuần hoàn
và dẫn tới tổn thương thận. Tỷ lệ bị chảy máu sau đẻ ở những trường hợp rau
bong non cao gấp đôi, theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh tại BVPSTW năm 19921996 là 65,5% [9]. Tác giả Bucley và Kulb cho hay nếu lại thêm có bệnh rối
loạn đông máu, thì tỷ lệ này có thể cao lên gấp 8 lần [26]. Chảy máu sau đẻ
thường vẫn đáp ứng tốt với oxytoxin và sản phẩm cung cấp yếu tố đông máu,
do đó tỷ lệ cắt tử cung không phải là 100%. Chảy máu sau đẻ có thể xảy ra
khi các mô của tử cung bị tổn thương, nhất là các cơ ở lớp cơ nông của tử
cung. Nguyễn Thị Ngọc Khanh tại BVPSTW đã đưa ra những con số sau đây:
43,6% ở mức độ nhẹ, 27,3% tổn thương nặng, 14,5% tổn thương lan sang dây

chằng rộng [9]. Điều này xảy ra trong trường hợp tử cung trong thể bệnh


10

Couvelaire, còn gọi là phong huyết tử cung rau (hoặc ngập máu tử cung-rau).
Mặc dù thể Couvelaire xuất hiện trong thời kỳ chuyển dạ, nhưng tai biến này
ảnh hưởng tới cả thời kỳ hồi phục sau đẻ. Tử cung có thể sờ thấy chắc, nhưng
vẫn không co hồi đủ mức để cầm máu. Nếu không kiểm soát được chảy máu
bằng thuốc, có thể phải cắt tử cung để cứu sản phụ. Một số biến chứng khác
sau đẻ của tai biến rau bong non là hội chứng ure huyết, rối loạn đông máu
sau khi sinh và nhiễm khuẩn vì các mạch máu không được bịt kín ở vị trí rau
bám cũ [27]. Các mạch máu bị hở này chính là cửa ngõ nhiễm khuẩn cho sản
phụ trong thời kỳ hậu sản.
1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA RAU BONG NON TỚI THAI VÀ SƠ SINH

Các hậu quả tới thai và trẻ sơ sinh là do bánh rau bị tách rời khỏi thành
tử cung, giảm cấp máu ở tử cung, giảm thể tích tuần hoàn ở thai phụ và do
tăng trương lực cơ tử cung. Những nguyên nhân này làm cho quá trình trao
đổi chất giữa mẹ và thai (mối liên hệ tử cung-rau) bị giảm hoặc gián đoạn.
Khi một bệnh nhân bị chảy máu nặng, thì cơ thể có sự ưu tiên duy trì hoạt
động của các cơ quan sống còn chủ yếu của cơ thể là não và tim. Hiện tượng
co mạch sẽ xảy ra ở các tiểu động mạch thận, gan, phổi, đường tiêu hoá, ở các
cơ, ở da và ở tử cung, từ các cơ quan này máu được phân phối bù cho não và
tim [3]. Vì bị coi là một cơ quan không thiết yếu cho sinh mạng, nên lượng
máu cung cấp cho tử cung bị giảm, dẫn tới thai bị đe doạ.
Những hậu quả gây cho thai của RBN bao gồm: Thai chết lưu, giảm
oxy-mô, ngay từ khi chảy máu và cả khi quá trình bong rau đã ngừng lại.
Diện tích bánh rau nguyên vẹn không bị bong còn lại cũng không đủ đáp ứng
nhu cầu tăng trưởng của thai. Hậu quả đưa đến cho thai bao gồm: Thương tổn

hệ thần kinh, thương tổn não, đẻ non, và thai chết do đẻ non hoặc do suy thai
nặng. Hậu quả đối với thai không chỉ phụ thuộc vào diện tích bánh rau bị
bong mà còn phụ thuộc vào vị trí bong rau, rau bong ở mép thường nhẹ hơn


11

so với ở trung tâm [28]. Tại BVPSTW năm 1955-1961 tử vong sơ sinh do
RBN là 69,7% [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh năm
1995-1999 tỷ lệ chết thai là 41,8%. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy
ra, trong trường hợp này sơ sinh sẽ nhỏ so với tuổi thai và sẽ có ảnh hưởng
nhất định đối với sự phát triển thần kinh của trẻ [29].
1.7. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Theo Uzan, các yếu tố nguy cơ chỉ tìm thấy trong 50-70% các trường hợp [30]
1.7.1. Tăng huyết áp thai nghén
Các công trình nghiên cứu của Scott [29], cũng như các tác giả khác
[31], [32], [33] đã cho thấy tăng huyết áp thai nghén là yếu tố nguy cơ hàng
đầu. Tăng huyết áp chiếm 50% trường hợp rau bong non, theo Sheehan.
Trước đây người ta cho rằng rau bong non và sản giật là biến chứng cấp
tính của tăng huyết áp thai nghén, nhưng gần đây người ta nhận thấy rằng:
điều trị tăng huyết áp thai nghén cũng như biện pháp dự phòng sản khoa đã
làm biến mất hoàn toàn sản giật, nhưng không làm giảm hoặc làm giảm rất ít
tần số xuất hiện rau bong non [16], có nghĩa là bên cạnh nguyên nhân tăng
huyết áp còn tồn tại rất nhiều yếu tố nguy cơ khác chưa được biết rõ trong rau
bong non.
Dù thế nào đi nữa, mối liên quan giữa bệnh lý rau bong non và tăng
huyết áp là điều tất yếu. Abdella nghiên cứu 256 trường hợp rau bong non
thấy 71 trường hợp liên quan đến tăng huyết áp (trích Cunningham [34]).
1.7.2. Số lần mang thai của mẹ

Các tác giả nhận thấy tỷ lệ tăng theo số lần mang thai của sản phụ [2], [35].
Theo Huang, ở phụ nữ đẻ từ 6 lần trở lên nguy cơ rau bong non tăng gấp
15,6 lần so với người chưa đẻ lần nào hoặc mới đẻ một lần [36].
Ozumba cũng thấy đẻ nhiều lần làm tăng tỷ lệ xuất hiện rau bong non [37].
Tỷ lệ gặp 3,7% ở người có thai lần đầu, trong khi đó người đẻ 5 lần trở
lên tỷ lệ là 33,3%


12

1.7.3. Thiếu hụt dinh dưỡng
Naeye [38] nhận thấy thiếu hụt dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ của rau
bong non.
Hibbard và cộng sự thấy xuất hiện thiếu hụt acid Folic đóng vai trò quan
trọng trong nguyên nhân gây rau bong non (trích từ Pritchard [39]).
Các công trình nghiên cứu của Blumenfeld [17] thấy rau bong non xuất
hiện ở các sản phụ có chế độ dinh dưỡng kém.
1.7.4. Thuốc lá
Rất nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá
trong thời gian thai nghén và sự xuất hiện rau bong non [39], [40], [41], [42], [43].
Theo Colau [30], thì hút thuốc lá trong thời gian thai nghén làm tăng
đáng kể tần số xuất hiện rau bong non (tăng gấp đôi nguy cơ). Ông cho rằng
hút thuốc lá, hoại tử màng rụng vùng mép bánh rau có thể là điểm khởi đầu
của hiện tượng bong rau.
1.7.5. Rượu
Uzan, Blumenfeld cũng như các tác giả khác thấy rượu làm tăng nguy cơ
xuất hiện rau bong non [44], [17].
Conner cũng nhận thấy rượu là yếu tố nguy cơ trong rau bong non (trích
từ Colau [30]).
1.7.6. Cocaine

Trong các nghiên cứu mới đây, các tác giả cũng nói đến việc sử dụng
Cocaine làm tăng nguy cơ rau bong non [30].
Triệu chứng đau đầu, đau vùng thắt lưng, xuất hiện cơn co tử cung, ra
máu âm đạo, tim thai chậm, xảy ra ngay sau khi dùng Cocaine [45].
1.7.7. Rau bong non do chấn thương
Cunningham và Naeye nhận thấy rằng thấy dây rau co kéo (nhất là khi
dây rau ngắn) có thể gây ra hiện tượng bong rau [36].


13

Các tác giả quan sát thấy “rau bong non chấn thương” do tai nạn xe cộ
[45], [46], [47].
Giảm áp đột ngột trong lòng tử cung (vỡ ối trong đa thai, đa ối).
Sang chấn trực tiếp vào tử cung cũng có thể dẫn đến rau bong non [5],
[6], [2], [48]. Đôi khi rau bong sau chấn thương chỉ được nhận thấy qua dấu
hiệu suy thai đơn độc, đột ngột cùng với dấu hiệu ra máu. Nếu theo dõi nhịp
tim thai thấy xuất hiện nhịp xoang biểu hiện tình trạng thiếu máu ở thai [46].
1.7.8. Rau bong non do thầy thuốc
Nhiều tác giả đề cập đến chấn thương do thực hiện các thủ thuật sản khoa
có thể gây rau bong non như thủ thuật ngoại xoay thai thô bạo [2], [45] [30].
Colau và Blumenfeld quan sát thấy rau bong non sau chọc buồng ối:
- Chọc dò buồng ối là nguy cơ gây rau bong non nhất là khi bánh rau
bám mặt trước (gây chảy máu tổn thương bánh rau) [38], [30].
- Người ta cũng nhận thấy các trường hợp rau bong non do rút nước ối
trong đa ối [49],[30] Làm giảm đột ngột áp lực trong buồng tử cung.
1.7.9. Các yếu tố khác
Ness báo cáo một trường hợp rau bong non tái phát ở bệnh nhân có giảm
Fibrinogen máu bẩm sinh (trích từ Uzan [50]). Pritchard giả thuyết rằng tình
trạng tăng đông máu và tăng Fibrinogen máu ở phụ nữ có quá trình thai nghén

bình thường đóng vai trò duy trì dính giữa bánh rau và thành tử cung, đồng
thời kiểm soát những chỗ bong rau nhỏ và làm vùng chảy máu có thể xảy ra
khi mang thai [51].
Các tác giả nhận thấy nhiễm trùng ối làm tăng nguy cơ rau bong non
Bùi Sỹ Hùng và Lê Điềm nhận thấy rau bong non xuất hiện ở những
bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng [52], [53].
Dây rốn ngắn.
Mẹ lớn tuổi


14

1.8. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của rau bong non phụ thuộc vào diện tích
bánh rau bị bong và thể bệnh [3]. Triệu chứng kinh điển của rau bong non là
sản phụ bị đau bụng cấp tính (như dao đâm) kèm theo hoặc không kèm theo
chảy máu qua đường âm đạo. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng các dấu hiệu
và triêụ chứng RBN có thể thay đổi, chỉ có 50% số trường hợp RBN bị đau
bụng, Hoàng Đình Thảo là 54,28% [12].
Nếu RBN ở thể nhẹ thì sản phụ chỉ có đau bụng khi chuyển dạ và có thể
tử cung bị tăng trương lực nhẹ. Nếu RBN thể trung bình thì triệu chứng đau
bụng có thể tăng dần hoặc đột ngột. Nếu đau bụng tăng dần thì đó là dấu hiệu
chảy máu ẩn. Trong 2/3 số trường hợp tử cung dễ tăng trương lực và sản phụ
bị đau thắt lưng [3].
Trong trường hợp RBN nhưng không có chảy máu âm đạo, áp lực tử
cung tăng, làm cho tử cung cứng (bụng cứng như gỗ). Mức độ phụ thuộc
vào lượng máu chảy và bị giữ lại ở phía sau bánh rau ( khối máu tụ sau
rau). Theo dõi thấy dấu hiệu tăng trương lực cơ tử cung và cơn co tử cung
bị thay đổi.

Trong hội chứng Couvelaire đó là một thể lâm sàng nặng của rau bong
non, xuất hiện khi có máu tụ trong khoảng giữa bánh rau và thành tử cung.
Bobak và Jenson (1993) đã trình bày thể Couvelaire là do máu tràn vào lớp cơ
tử cung gây tổn hại cho mô cơ, gây tăng trương lực cơ, và ngăn cản cơ tử
cung không giãn ra được ở giữa các cơn co. Tử cung sẽ có màu xanh nhạt, tím
nhạt và lốm đốm, đó là những ổ nhồi huyết do máu bị thoát khỏi mạch máu
tràn vào trong khối cơ tử cung, gây choáng cho sản phụ. Điều trị RBN thể này
thường phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng cho mẹ và con.


15

Bobak và Jenson còn nói: cần phải ghi nhớ là RBN có thể có hoặc không
có dấu hiệu chảy máu đường âm đạo. Gilbert [54] cho rằng có 80% trong tổng
số RBN có chảy máu qua đường âm đạo và máu màu đỏ sẫm. Khi máu mất
nhiều sẽ dẫn đến giảm thể tích máu. RBN thể trung bình và thể nặng sẽ làm
suy thai, có thể thai sẽ bị chết trước khi được chẩn đoán.
1.9. CHẨN ĐOÁN RAU BONG NON

1.9.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thay đổi tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ, tuy nhiên rau
bong non có một đặc điểm là triệu chứng lâm sàng không đi đôi với tổn
thương giải phẫu, có nghĩa là rau bong non thể nặng tử cung thâm tím nhưng
không biểu hiện rõ về mặt lâm sàng [6]. Do rau bong non hay gặp trong bệnh
cảnh tiền sản giật (chiếm khoảng 60-70%). Chính vì thế trong trường hợp
điển hình, có thể thấy các triệu chứng sau:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Dấu hiệu nhiễm độc: 60-70% bệnh nhân có dấu hiệu “nhiễm độc”
như: protein niệu, phù, tăng huyết áp, hoặc dấu hiệu cơ năng của tiền sản
giật. Có khi protein niệu 5-10g/l, huyết áp có khi tăng, bình thường hoặc

giảm đi một chút vì mất máu, phù và nhức đầu [16].
Dấu hiệu choáng nhẹ hoặc nặng, đau bụng dưới, lúc đầu đau theo
từng cơn, sau đó cơn đau nhiều hơn và thành đau liên tục.
Ra máu âm đạo hoặc không, máu loãng không đông, nếu không ra máu
thường tiên lượng nặng hơn. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Đình Thảo
thì đau bụng đột ngột, liên tục là 54,28%, ra máu âm đạo là 98,7% [12],
Nguyễn Thị Ngọc Khanh là 22,2% [9].
- Triệu chứng thực thể:
Trương lực tử cung tăng, tử cung gần như co cứng liên tục, khoảng cách
giữa các cơn co tử cung rất ngắn, trong thể nặng tử cung co cứng như gỗ.


16

Sờ khó xác định các phần của thai.
Nghe tim thai thấy dấu hiệu suy thai, hoặc tim thai có thể mất trong thể
nặng và thể trung bình.
Thăm âm đạo thấy ối căng, bấm ối thấy nước ối lẫn máu.
Dấu hiệu toàn thân đôi khi không phù hợp với số lượng máu chảy ra qua
âm đạo.
1.9.2. Cận lâm sàng
Có thể thấy protein niệu rất cao.
Với thể nặng do mất máu nhiều còn thấy sinh sợi huyết, huyết sắc tố,
hồng cầu, tiểu cầu, hematocrit đều giảm, thời gian co cục máu đông tăng.
Trước đây đã có một số phương pháp cận lâm sàng để xác định hiện
tượng bong rau như: chụp bánh rau trực tiếp, đánh giá nồng độ CA 125 trong
huyết thanh mẹ [44]... Tuy nhiên những phương pháp này đều rất hạn chế.
Hiện nay siêu âm là một kỹ thuật có tính ưu việt hơn hẳn. Một số trường hợp
siêu âm có thể thấy khối máu tụ sau rau. Khối máu tụ sau rau tạo hình ảnh
thưa âm hoặc không có âm vang ở phía đáy bánh rau. Dựa vào khối lượng của

máu tụ và diện rau chảy máu để tiên lượng cho bệnh nhân [1].
Để chẩn đoán rau bong non nhanh chính xác, xử trí kịp thời, hạn chế sự
tiến triển thành nặng nề cho thai phụ và thai nhi yêu cầu:
Phải nghĩ tới tai biến của rau bong non khi gặp thai phụ bỗng nhiên đau
bụng dù phát hiện thấy hoặc không thấy chảy máu qua âm đạo nhất là trên
bệnh nhân tiền sản giật. Chẩn đoán phải dựa trên cơ sở các triệu chứng cơ
năng, kết quả khám thực thể, điều quan trọng phải đánh giá được tình trạng
thai phụ như: Bắt đầu đau từ lúc nào, đau nhiều hay ít, có ra máu âm đạo
không. Đánh giá trương lực cơ tử cung, xem tử cung có bị co cứng và tình
trạng ổ bụng, tình trạng ra máu âm đạo, lượng nhiều hay ít, tính chất ra máu.


×