Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu đẻ non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.31 KB, 73 trang )

đặt vấn đề
Dọa đẻ non và đẻ non luôn là một vấn đề lớn của sản khoa. Sơ sinh đẻ
non có nguy cơ bị bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trong số bệnh tật và tử vong sơ sinh thì có
đến 75% số trường hợp có liên quan đến đẻ non. Sù gia tăng tỷ lệ đẻ non
về nhiều mặt liên quan đến việc làm giảm sự phát triển và tăng tỷ lệ tử
vong chu sinh [42].
Tỷ lệ đẻ non ở Việt Nam hiện nay vào khoảng từ 6,5% - 16% [9]
[19]. Tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong
sơ sinh [14][19].
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chóng ta đã có thể nuôi sống những
trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn
rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những
trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích
của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh. Và
có thể cho rằng đẻ non hiện nay vẫn là một thách thức, không chỉ ở Việt Nam
mà cả ở các nước trên thế giới, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều các công trình khoa học
nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng và các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [8][9][14]
[30] Chính vì vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh tật và
tỷ lệ tử vong sơ sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều [9][39].
Nhìn một cách tổng thể, để hạn chế tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ
tử vong sơ sinh người ta đã thực hiện cả ba bước của một quá trình bao gồm:
1
- Dự phòng đẻ non cho những đối tượng có nguy cơ cao: những phụ nữ
có tiền sử đẻ non, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, tử cung dị
dạng, đa thai,
- Điều trị cho những phụ nữ có dấu hiệu dọa đẻ non, các bệnh có
nguy đẻ non cao nh tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo,
rau bong non,


- Chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh non tháng.
Ngày nay, sù thay đổi về các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội,
môi trường sống đã làm thay đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử
vong trong đó dọa đẻ non và đẻ non cũng không là một ngoại lệ.
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản
khoa nói chung và về việc điều trị và chăm sóc người bệnh doạ đẻ non
và đẻ non nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu tại viện sẽ cho chúng tôi những
kết quả cụ thể và chính xác nhất về tình hình đẻ non tại thời điểm hiện
tại.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đẻ non tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương năm 2008” nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố có liên quan tới đẻ non tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương năm 2008.
2. Nghiên cứu các phương pháp xử trí doạ đẻ non và đẻ non tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2008.

2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Đẻ non
1.1.1. Định nghĩa đẻ non
Định nghĩa đẻ non không thống nhất trên thế giới, có nhiều tác giả định
nghĩa khác nhau về đẻ non.
Hầu hết các tác giả định nghĩa đẻ non bằng cách đánh giá tuổi thai dựa
vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trọng lượng sơ sinh
và/hoặc dựa vào đặc điểm của sơ sinh sau khi đẻ.
- Theo Trần Hán Chúc: đẻ non là hiện tượng thai bị đẩy ra khỏi buồng
tử cung trước 38 tuần tuổi thai và có trọng lượng dưới 2500g [4].
- Theo Nguyễn Việt Hùng: đẻ non là hiện tượng gián đoạn thai nghén

khi tuổi thai có thể sống được [13].
- Theo Tổ chức y tế thế giới 1961 (WHO 1961): đẻ non là trẻ đẻ ra có
trọng lượng dưới 2500g và tuổi thai dưới 37 tuần [41].
- Theo Cnattingius: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra trước khi hết 36 tuần [37].
- Theo Copper: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 22 tuần đến dưới 37 tuần
tuổi [38].
Đa số các tác giả trên thế giới hiện nay đều quan niệm đẻ non là cuộc
đẻ diễn ra từ 20 đến 37 tuần [29][32][33]. Tại Việt Nam, trước đây hầu hết
các tác giả đều định nghĩa đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ 28 đến 37 tuần [4][5]
[13][14][15][28]. Ngày nay do điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ non
tháng đã được cải thiện, nhiều trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần được cứu sống nên
khái niệm về đẻ non còng thay đổi.
3
Theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
do Bé Y tế ban hành năm 2003: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ tuần 22 đến hết
tuần 37 [3].
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non
Đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa, không riêng gì Việt Nam mà
ngay cả những nước phát triển ĐN vẫn còn là một vấn đề phức tạp.
Tại Pháp, tỷ lệ ĐN năm 1972 là 8,2%. Do làm tốt công tác dự phòng nên
tỷ lệ ĐN giảm xuống còn 5,6% trong năm 1981 [45].
Theo Micheal T và cộng sự, ĐN chiếm 7% đến 10% tổng số đẻ và
chiếm 75% tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong sơ sinh [39].
Theo Nguyễn Viết Tiến, Phạm Thị Thanh Hiền, tỷ lệ ĐN tại viện
BVBMTSS năm 1985 là 17,6%, năm 1986 là 16,9% [8].
Theo nghiên cứu gần đây tại BVPSTƯ của Trần Quang Hiệp, tỷ lệ ĐN
trong 3 năm từ 1998 – 2000 là 10,32% [9].
1.1.3. Đặc điểm sơ sinh non tháng
Trẻ sơ sinh non tháng luôn có thiếu sót Ýt nhiều về sự trưởng thành của
các cơ quan, hệ thống trong cơ thể cả về mặt hình thái và chức năng [1].

- Về hô hấp: hoạt động hô hấp kém hơn so với trẻ bình thường, đặc
biệt là đối với những trẻ có tuổi thai dưới 34 tuần [1][12][17][18].
Trẻ sơ sinh non tháng trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, phổi chưa
trưởng thành, tổ chức liên kết phát triển, tổ chức đàn hồi Ýt, chất surfactan
chưa được tổng hợp hoặc tổng hợp hoặc chưa bền vững. Những yếu tố này
cản trở hô hấp của trẻ làm cho thể tích khí thở của trẻ đẻ non thấp hơn so với
trẻ đủ tháng.
4
- Về tuần hoàn: tổ chức tế bào thành mạch chưa phát triển nên dễ vỡ, dễ
thoát quản, dễ phù. Các mao mạch nhỏ chưa phát triển đầy đủ, số lượng Ýt
hơn so với sơ sinh đủ tháng [1][14][18].
Các tế bào máu và các yếu tố đông máu đều giảm hơn so với trẻ bình
thường. Số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu Ýt. Các yếu
tố đông máu nh fibrinogen, plasminogen, procovertin, prothrombin đều giảm.
Các vitamin nh A, D, E, K,… đều thiếu [1].
- Về thần kinh: trẻ có tuổi thai càng lớn thì hệ thần kinh càng phát triển.
Đối với trẻ non tháng, thần kinh vỏ não chưa hoặc kém hoạt động làm cho trẻ
nằm lịm suốt ngày, thở nông, khóc yếu. Các phản xạ chưa hoàn thiện hoặc
chưa có, đặc biệt là phản xạ mút làm cho trẻ không bú được. Trung tâm điều
nhiệt chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài
[1].
- Các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể cũng chưa hoàn thiện. Trẻ đẻ
non có diện tích lớp da mỏng, diện tích da so với cân nặng thấp, hoạt động nội
tiết chưa đồng bộ, hệ tiêu hóa còn kém phát triển, khả năng tiêu hóa kém do
thiếu các enzyme, khả năng miễn dịch yếu [1][13].
Các đặc điểm này làm cho sơ sinh non tháng khó thích nghi với môi
trường sống bên ngoài cơ thể mẹ. Trẻ có tuổi thai càng nhỏ, cân nặng càng
thấp thì càng khó thích nghi. Điều này làm cho tỷ lệ bệnh tật cũng nh tỷ lệ tử
vong sơ sinh cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng, đồng thời việc chăm sóc
và điều trị cho sơ sinh non tháng trở nên rất tốn kém và khó khăn.

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đẻ non
Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non rất phức tạp, cho tới nay chưa
có một cơ chế nào giải thích một cách tường tận. Có nhiều giả thuyết được
đưa ra trong đó một số giả thuyết hay được nhắc đến là:
• Thuyết cơ học
5
Người ta cho rằng chuyển dạ đẻ xảy ra là do sự căng quá mức của tử
cung [12]. Các trường hợp như đa ối, song thai, tử cung nhi tính dễ phát sinh
chuyển dạ đẻ non và thực tế cũng chứng minh điều này. Người ta cũng có thể
gây chuyển dạ bằng cách gây tăng áp lực buồng tử cung như phương pháp
Kovacs cải tiến trong phá thai to.
• Thuyết estrogen và progesteron
Estrogen là một hormon có tác dụng làm phát triển cơ tử cung, đồng
thời nó cũng có tác dụng làm tăng đáp ứng của cơ tử cung với oxytocin.
Progesteron có tác dụng làm giảm đáp ứng của oxytocin trên cơ tử cung.
Trong quá trình thai nghén, estrogen và progesteron tăng dần theo tuổi thai
với một tỷ lệ nhất định. Progesteron giảm đột ngột trước khi chuyển dạ vài
ngày làm thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesteron và điều này được coi
như là nguyên nhân làm cho thúc tính của tử cung tăng lên, cơ tử cung dễ đáp
ứng với các kích thích gây co và phát sinh chuyển dạ.
• Thuyết prostaglandin (PG)
PG được tổng hợp ngay tại màng tế bào, đó là những acid béo không
bão hòa và là dẫn xuất của acid prostanoic. Cho đến nay người ta đã biết được
hơn hai mươi loại PG trong đó có PGE
2
và PGF
2
α

là được nghiên cứu nhiều

hơn cả [22].
PG tác động trên tử cung trên hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng có tác
dụng tăng cường mối liên kết giữa các sợi cơ ở các vị trí nối. Thứ hai, PGF
2
α
kích thích dòng calci đi vào trong tế bào và kích thích giải phóng calci từ các
lưới cơ tương. Sự tăng cao nồng độ calci trong tế bào hoạt hóa các chuỗi
myosin và làm xuất hiện cơ co tử cung.
6
Trong khi có thai, nồng độ PGE
2
và PGF
2
α
tăng dần, khi đạt tới một
ngưỡng nào đó sẽ phát sinh chuyển dạ [10]. Đẻ non xuất hiện khi nồng độ PG
tăng cao.
Có nhiều nguyên nhân làm cho PG tăng cao như hậu quả của các phản
ứng viêm, do dùng thuốc,… Người ta có thể gây sẩy thai hay gây chuyển dạ
bất cứ tuổi thai nào bằng cách sử dụng các PG. Mặt khác người ta cũng ức
chế chuyển dạ bằng cách sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp các PG trong
điều trị dọa đẻ non [13][34].
• Thuyết thần kinh
Tử cung là một cơ quan chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.
Người ta còng cho rằng tử cung còn có một hệ thần kinh tự động, cơ tử cung
giống cơ tim và nó có thể tự hoạt động để điều khiển cơn co của nó.
Chuyển dạ đẻ non có thể phát sinh từ các phản xạ thần kinh sau những
kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các stress về tâm lý [10].
• Thuyết nhiễm khuẩn
Các sản phẩm của nhiễm khuẩn có thể kích thích tế bào sản xuất ra các

PG từ các phospholipid A
2
(các chất này có trong lysosom, màng tế bào) và
gây chuyển dạ.
Các phản ứng viêm tại chỗ sẽ sinh ra các enzyme nh protease, mucinase,
collagenase,… Các enzyme này tác động lên các mô liên kết làm suy yếu
chúng, từ đó gây rỉ ối, vỡ ối, xóa mở cổ tử cung và gây chuyển dạ [37].
• Vai trò của Oxytocin
Oxytocin là một hormon của vùng dưới đồi, được các sợi thần kinh dẫn
xuống tích lũy ở thùy sau tuyến yên và có tác dụng co cơ tử cung. Người ta đã
xác định được sự tăng tiết oxytocin ở thùy sau tuyến yên của người mẹ trong
chuyển dạ đẻ, các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong
quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ [10].
7
Mức oxytocin ở máu mẹ tăng Ýt ở giai đoạn một của chuyển dạ và nó
chỉ tăng cao ở giai đoạn hai và sau khi sổ thai [10]. Mặt khác, nó cũng không
có mặt ở những chỗ nối của các tế bào cơ tử cung. Vì lý do này một số tác giả
cho rằng oxytocin không phải là chất đầu tiên để phát sinh chuyển dạ mà
dường nh nó có vai trò quan trọng để cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường sau
khi đã xảy ra.
Oxytocin có cấu trúc phân tử nhỏ (< 1000 dalton) và đi qua được hàng
rào rau thai. Xét nghiệm cho thấy nồng độ oxytocin trong máu tĩnh mạch rốn
cao hơn trong máu động mạch rốn và máu mẹ. Điều này gợi ý nguồn oxytocin
kích thích chuyển dạ có thể xuất phát từ phía thai.
Receptor của oxytocin ở màng tế bào cơ tử cung tăng dần theo tuổi thai
làm cho cơ tử cung càng về cuối thai kỳ càng nhạy cảm với oxytocin.
1.1.5. Biến chứng của đẻ non
1.1.5.1. Một số bệnh lý thường gặp của sơ sinh non tháng
* Bệnh lý hô hấp:
Là những bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng, gây suy hô hấp ở

trẻ sơ sinh. Các bệnh lý hay gặp gồm có [12][19][40]:
- Bệnh màng trong: nguyên nhân là do thiếu hụt surfactan nên nhu mô
phổi không giãn nở được, các phế nang tăng tính thấm, tổ chức kẽ dễ phù,
các fibrin huyết tương dễ thoát mạch tràn vào trong lòng phế nang. Sau
khi huyết tương rút đi, hồng cầu và fibrin đọng lại trong lòng phế nang tạo
ra màng trong.
Ở tuổi thai càng nhỏ, trọng lượng thai càng thấp tỷ lệ mắc bệnh càng
cao. Bệnh thường xuất hiện vài giờ đến vài ngày sau đẻ.
8
Theo Phạm Thị Thanh Mai [19] trẻ càng non tháng, thấp cân thì tỷ lệ mắc
bệnh càng cao. Tác giả thấy 30% trẻ ĐN bị bệnh màng trong và phân bố theo
tuổi thai nh sau:
Tuổi thai Tỷ lệ %
≤ 30 tuần
40
31 – 32 tuần 35
33 – 34 tuần 20
35 – 36 tuần 3

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học nh surfactan nhân tạo, máy thở,
… nên đã có thể cứu sống được 70 - 80% trẻ bị bệnh. Để phòng bệnh màng
trong, người ta khuyến cáo dùng corticoide trước sinh nhằm tăng khả năng
tổng hợp surfactan.
- Tổ chức phổi quá non với đặc điểm là thành phế nang hẹp, mao mạch
Ýt, tổ chức liên kết nhiều cũng là một nguyên nhân chính gây suy hô hấp sơ
sinh. Đặc điểm của cơ quan hô hấp chưa trưởng thành làm cho phổi khó giãn
nở, sự trao đổi khí bị hạn chế.
* Xuất huyết:
Sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu nh yếu tố V, VII, prothrombin,…
làm cho sơ sinh non tháng dễ bị xuất huyết đặc biệt là xuất huyết não và phổi.

Nguy cơ xuất huyết càng cao đối với những trẻ bị sang chấn khi sinh.
* Nhiễm khuẩn:
Hệ thống miễn dịch của sơ sinh non tháng kém nên sơ sinh rất dễ bị
nhiễm khuẩn (IgA của mẹ qua rau thai không đủ, IgM không qua được hàng
rào rau thai, hệ thống bổ thể có hàm lượng thấp,…). Nguy cơ nhiễm khuẩn
càng cao đối với những trẻ non mà trong quá trình chuyển dạ có vỡ ối non, vỡ
ối sớm.
9
* Vàng da:
Là bệnh lý hay gặp đối với sơ sinh non tháng do trẻ bị thiếu hoặc rối
loạn các enzyme kết hợp. Thường là vàng da do tăng bilirubin gián tiếp.
* Rối loạn chuyển hóa:
Bệnh rối loạn chuyển hoá hay gặp là hạ calci huyết, hạ đường huyết.
Nguyên nhân là do sơ sinh non tháng Ýt dự trữ glycogen ở gan, hệ thống
enzyme chuyển hóa chưa hoàn chỉnh làm cho sơ sinh khó thích nghi với đời
sống độc lập.
1.1.5.2. Nguy cơ tử vong của sơ sinh non tháng
Với đặc điểm chưa có sự trưởng thành một cách hoàn chỉnh của các cơ
quan, tổ chức trong cơ thể, tử vong của sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ lớn của
tử vong sơ sinh nói chung. Trẻ tuổi thai càng nhỏ, trọng lượng càng thấp thì tỷ
lệ tử vong càng cao.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai tại BVPSTW, tỷ lệ tử vong
đối với tuổi thai 26 - 27 tuần là 100%, tuổi thai 28 - 30 tuần có tỷ lệ tử vong
56% và giảm xuống còn 15,5% ở tuổi thai 31 - 34 tuần [19].
Nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là do bệnh lý đường hô hấp
(chiếm 70,2%) xảy ra hầu hết trên trẻ non tháng [19].
1.1.6. Chẩn đoán
Có rất nhiều các yếu tố nguy cơ dẫn tới đẻ non, do đó phòng chống và
điều trị dọa đẻ non đòi hỏi phải hết sức tỉ mỉ và toàn diện. Nhưng dù là yếu tố
nào hậu quả cuối cùng dẫn tới chuyển dạ đẻ non sẽ thể hiện trên ba khía cạnh

là có sự xuất hiện của cơn co tử cung đặc biệt là cơn co tử cung gây đau, có
sự thay đổi ở cổ tử cung và có sự thành lập đầu ối hoặc ối vỡ.
1.1.6.1. Chẩn đoán dọa đẻ non
10
Chẩn đoán dọa đẻ non là một vấn đề rắc rối và phức tạp, từ việc đánh
giá các triệu chứng trong giai đoạn sớm đến khả năng kìm hãm cuộc chuyển
dạ khi nó đã xảy ra.
Trong hầu hết các nghiên cứu, các dấu hiệu của dọa đẻ non thông
thường là đau bụng, ra máu âm đạo, ra dịch âm đạo. Đánh giá bằng việc khám
trực tiếp thấy có xuất hiện cơn co tử cung và có sự thay đổi của cổ tử cung
qua nhiều lần khám liên tiếp [8][13]. Theo Iams và cộng sự thì 40 - 60% các
trường hợp dọa đẻ non có các triệu chứng của đau bụng, đau lưng, đau vùng
tiểu khung; 13% có ra máu hoặc dịch hồng âm đạo và 10% các trường hợp
xuất hiện từ khi thai 34 tuần tuổi [48].
Sự xuất hiện của cơn co tử cung là một dấu hiệu và là động lực để cuộc
chuyển dạ xảy ra. Trong nghiên cứu của Bergella thì chỉ có 31% bệnh nhân
điều trị có dấu hiệu này [33].
Sù thay đổi cổ tử cung thể hiện bằng hiện tượng xóa và mở cổ tử cung
là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị. Hiện tượng
xoá mở cổ tử cung có thể diễn ra nhanh chóng hoặc cũng có thể tiến triển từ
từ. Vì vậy, thai phụ và người thầy thuốc không thể nhận biết được nếu không
được thăm khám tỉ mỉ. Theo Leveno, có khoảng 25% số bệnh nhân điều trị
dọa đẻ non mà cổ tử cung mở dưới 2cm sẽ đẻ trước 34 tuần [48].
Theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
ban hành năm 2003 [3], chẩn đoán dọa đẻ non dựa vào:
- Tuổi thai: từ 22 đến hết 37 tuần.
- Có cơn co tử cung gây đau.
- Cổ tử cung đóng.
- Có thể ra máu hay chất nhầy màu hồng.
* Chẩn đoán chuyển dạ đẻ non:

11
Chuyển dạ đẻ non là những trường hợp chuyển dạ của thai non tháng.
Theo một số tác giả, chẩn đoán chuyển dạ đẻ non đều dựa vào các tiêu chuẩn
sau đây [5][13]:
- Triệu chứng cơ năng: đau bụng là dấu hiệu chính, có thể kèm theo các
dấu hiệu sau:
+ Ra máu âm đạo.
+ Ra dịch âm đạo.
+ Ra nhầy hồng âm đạo.
- Triệu chứng thực thể:
+ Có ≥ 3 cơn co tử cung trong 10 phút trên lâm sàng hoặc
monitoring.
+ Cổ tử cung mở ≥ 2cm hoặc xóa 80%.
+ Có sự thay đổi ở cổ tử cung khi khám nhiều lần bởi một người
khám.
+ Có sự thành lập đầu ối hoặc vỡ ối.
1.1.6.2. Chẩn đoán đẻ non
Là cuộc đẻ của thai non tháng. Chẩn đoán tuổi thai chủ yếu dựa vào
ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, dựa vào kết quả của siêu âm
đặc biệt là trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén hoặc là dựa vào
đặc điểm của sơ sinh sau khi đẻ. Các phương pháp X-quang, phân tích
thành phần dịch ối, phân tích thành phần nước tiểu,… để đánh giá tuổi thai
Ýt được áp dụng .
- Dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng: đó là thời
điểm mà các tác giả coi đó là ngày đầu tiên của thai kỳ mặc dù đó không phải
là ngày thụ thai, lý do là vì đặc điểm dễ nhớ của thai phô.
12
Đánh giá tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối
cùng chỉ áp dụng được đối với những thai phụ có kinh nguyệt đều và nhớ một
cách rõ ràng, chắc chắn.

- Dựa vào siêu âm ước lượng tuổi thai: có nhiều phương pháp đo siêu
âm để chẩn đoán tuổi thai như đo kích thước túi ối, đo chiều dài đầu mông, đo
chiều dài xương đùi, đo đường kính lưỡng đỉnh,… Đối với những giai đoạn
đầu tiên của thời kú thai nghén thì kích thước túi ối có liên quan mật thiết
với tuổi thai. Với thai từ 6 đến 14 tuần thì đo kích thước đầu mông có giá
trị chẩn đoán tuổi thai cao, độ sai lệch từ 4 đến 7 ngày gặp trong 95% các
trường hợp [10].
- Đánh giá sơ sinh non tháng: dựa vào các đặc điểm hình thái học, sự
trưởng thành của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người ta có thể đánh giá
được sơ sinh non tháng. Có nhiều bảng đánh giá tuổi thai nh bảng của
Finnstrom, bảng Dubowitz,…
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non
Nguyên nhân gây đẻ non cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết tường
tận dù rằng đã có rất nhiều các nghiên cứu trong những năm vừa qua. Có
nhiều cuộc đẻ non người ta tìm được nguyên nhân, tuy nhiên cũng có nhiều
cuộc đẻ non không rõ nguyên nhân.
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ
- Tuổi của mẹ: tuổi của mẹ không phải là nguyên nhân gây đẻ non. Tuy
nhiên, ở nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng đối với những bà mẹ quá trẻ
hoặc lớn tuổi thì nguy cơ đẻ non tăng lên [9].
- Tình trạng kinh tế - xã hội: những phụ nữ có điều kiện kinh tế thấp,
lao động nặng cũng có nguy cơ đẻ non cao hơn so với những phụ nữ có điều
13
kiện kinh tế khá giả, lao động nhẹ.Tình trạng thất nghiệp, nghề nghiệp không
ổn định, những phụ nữ không có chồng hay không có sự quan tâm của gia
đình thì nguy cơ đẻ non cũng tăng lên.
- Thãi quen hút thuốc lá và lạm dụng thuốc lá: chất nicotin có trong
khói thuốc lá kích thích các hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ
trơn làm cho các cơ trơn như ruột tăng nhu động, cơ tử cung dễ bị kích thích
gây co. Đồng thời oxy carbon trong khói thuốc lá sẽ gây nên tình trạng

carboxyhemoglobin trong máu mẹ và làm giảm oxy cung cấp cho thai.
- Tiền sử sản khoa: những phụ nữ có tiền sử đẻ non thì nguy cơ đẻ
non ở lần có thai tiếp theo cao hơn [9][13]. Có nhiều nguyên nhân để lý giải
điều này trong đó có những bất thường về giải phẫu và chức năng của hệ
sinh dục như tử cung nhỏ, tử cung có u xơ, tử cung hai buồng, hở eo tử
cung, rối loạn chức năng buồng trứng làm giảm tiết progesteron,…
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp cho thấy những phụ nữ có tiền
sử đẻ non một lần thì nguy cơ đẻ non tăng gấp 2,34 lần so với những người
không có tiền sử đẻ non [9]. Theo Meis và cộng sự những phụ nữ có tiền sử
đẻ non thì nguy cơ đẻ non ở lần tiếp theo là 1,84 lần so với những người
không có tiền sử đẻ non [51].
- Tình trạng bệnh lý mẹ khi mang thai: nguy cơ đẻ non tăng lên ở một
số bệnh lý mẹ trong quá trình mang thai trên cả hai phương diện do chính
bệnh lý gây ra.
Các bệnh lý gây sốt nh nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dễ kích
thích tử cung gây co bóp do sự tăng cao của prostaglandin [13]. Ngoài ra tử
cung cũng dễ bị kích thích do viêm nhiễm tại chỗ nh viêm ruột thừa, abcess
thành bụng,…
14
Các sang chấn trực tiếp hay gián tiếp cũng dễ gây đẻ non. Những phụ
nữ bị ngã, bị tác động trực tiếp lên vùng bụng dễ bị rau bong non, những tác
động do phẫu thuật vùng bụng cũng dễ kích thích gây cơn co tử cung.
Các bệnh nội khoa mạn tính hay bệnh lý mẹ do thai nghén gây ra như
tăng huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý tim mạch, thiếu máu, cũng gây nguy
cơ đẻ non do những bất ổn của mẹ hoặc những bất ổn của thai do những
bệnh lý này gây ra và nó cũng là nguyên nhân chính làm cho thầy thuốc bắt
buộc phải chấm dứt thai kỳ sớm. Theo nghiên cứu của Goldenberg tỷ lệ đẻ
non ở những thai phụ có tăng huyết áp chiếm tới 59,7% [44].
1.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non về phía thai
- Đa thai: đa thai là làm cho tử cung căng giãn quá mức dẫn đến chuyển

dạ đẻ non [10].
- Có thai sau thô tinh nhân tạo (IVF), có thai sau chuyển giao tử vào vòi
tử cung: người ta chưa giải thích được tại sao những trường hợp thai IVF hay
chuyển giao tử vào vòi tử cung lại có tỷ lệ đẻ non cao hơn. Theo Creasy, tỷ lệ
đẻ non của thai IVF là 27,8% trong đó IVF đa thai có tỷ lệ đẻ non là 61,1%,
thai chuyển giao tử vào vòi tử cung có tỷ lệ đẻ non là 27,5% trong đó đa thai
có tỷ lệ đẻ non là 64,7% và cao hơn nhiều so với thai nghén bình thường hay
thai nghén do các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác [39].
- Một số trường hợp thai dị dạng kèm theo đa ối cũng gây đẻ non [14].
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tè nguy cơ do phần phụ của thai
- Rau tiền đạo: gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ và đôi khi
là chảy máu trầm trọng do đó phải chấm dứt thai kỳ sớm [8][13].
- Èi vì non, rỉ ối: là nguyên nhân hay đề cập đến gần đây. Èi vì non, rỉ
ối gây thay đổi thể tích tử cung làm cho tử cung dễ bị kích thích. Ngoài ra
những trường hợp vỡ ối non, rỉ ối còn có nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ, làm
tăng tiết PG và phát sinh chuyển dạ đẻ non [13][30].
15
- Đa ối: đa ối làm cho tử cung cũng giãn quá mức dễ phát sinh chuyển
dạ đẻ non, đặc biệt là đa ối cấp [13].
1.2.4. Không rõ nguyên nhân
Có rất nhiều các trường hợp đẻ non không rõ nguyên nhân cho dù đã có
rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân đẻ non đã được tiến hành. Đây
chính là lý do mà phòng chống đẻ non hiện nay vẫn còn là một vấn đề hết sức
nan giải.
1.3. Thái độ xử trí
Theo tác giả Trần Hán Chúc, nếu đã chuẩn đoán doạ đe non cần đánh
giá mức độ để lập kế hoạch chăm sóc phù hợp, không nên kết thúc thai nghén
sớm vì đẻ non làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh, có hai phần đánh
giá chính:
- Đánh giá nhu cầu liệu pháp giảm co và chọn thuốc thích hợp cho từng

bệnh nhân.
- Chẩn đoán nguyên nhân gây đẻ non để điều trị chính xác [4].
1.3.1. Một sè phương pháp điều trị đẻ non
1.3.1.1. Nghỉ ngơi
Đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị, việc nằm nghỉ tuyệt đối
tại giường có thể ức chế chuyển dạ tới 50% các trường hợp [13].
Tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng trái để cải thiện tuần hoàn tử cung -
rau.
1.3.1.2. Sử dụng thuốc làm giảm co tử cung
Có rất nhiều thuốc đã và đang được áp dụng để làm giảm cơn co tử
cung theo những cơ chế khác nhau. Mỗi thuốc, mỗi liều lượng, mỗi cách dùng
đều có những ưu, nhược điểm riêng. Người ta có thể sử dụng thuần túy một
loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị.

Các thuốc beta hướng giao cảm (sympathomimetic):
16
Isoxsuprine là thuốc đầu tiên từ năm 1961 được sử dụng để điều trị dọa
đẻ non. Về sau có rất nhiều thuốc được chế tạo với cơ chế tác dụng tương tự nh:
orciprenaline, metaproterenol, salbutamol, albuterol, nylidrin, terbutaline,
hexoprenaline, fenoterol,… FDA của Mỹ chỉ chấp nhận hai loại thuốc được
sử dụng để điều trị dọa đẻ non là ritodrine và terbutaline.
Cơ chế và tác dụng: các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kích thích
các β-adrenergic receptor trên cơ tử cung làm hoạt hóa quá trình tạo ra năng
lượng, làm tăng các AMP vòng trong tế bào, điều này sẽ hoạt hóa một chuỗi
các phản ứng mà kết quả cuối cùng là thúc đẩy các kênh calci hoạt động, đẩy các
ion calci ra khỏi tế bào, làm giảm nồng độ calci trong tế bào dẫn đến giảm sự co
thắt của các sợi actin – myosin, làm cho cơ tử cung ở trạng thái nghỉ ngơi.
Các β-adrenergic receptor không chỉ có mặt ở cơ tử cung. Có hai loại là
β
1

-adrenergic receptor và β
2
-adrenergic receptor. Các β
1
-adrenergic receptor
có nhiều ở tim, ruột non, mô mỡ còn β
2
-adrenergic receptor có nhiều ở tử
cung, mạch máu, cơ hoành, và các tiểu phế quản. Do đó khi sử dụng thuốc để
điều trị, ngoài tác dụng làm giảm co tử cung còn thường gặp các tác dụng phụ
của nó lên hệ thống tim mạch và hô hấp.
* Thuốc ức chế PG:
Enzyme cyclooxygenase có tác dụng chuyển đổi acid arachidonic thành
các PG. Các thuốc ức chế tổng hợp PG ngăn cản tổng hợp PG bằng cách ức
chế enzyme này do đó làm giảm co tử cung. Nhóm thuốc này bao gồm:
Aspirin và các salicylat khác nh indomethacin. Tác dông phụ là làm tắc sớm
ống động mạch gây nguy hiểm cho thai. Ngoài ra thuốc còn có tác dông phụ
khác cho mẹ nếu dùng dài ngày nh loét dạ dày (thể Èn và nặng), kéo dài thời
gian chảy máu do ức chế ngừng kết tiểu cầu, gây cơn hen giả, [13][22].
Nghiên cứu của Besinger và cộng sự khi so sánh tác dụng của
Indomethacin và ritodrine trong điều trị dọa đẻ non cho thấy khả năng này là
17
nh nhau, chiếm xấp xỉ 67% nhưng điều trị bằng indomethacin có giá thành rẻ
hơn nhiều [34].
* Các thuốc chẹn kênh calci:
Nồng độ calci ngoài tế bào lớn gấp 10000 lần trong tế bào. Khi ở trạng
thái nghỉ ngơi màng tế bào hầu nh không thấm với calci

. Calci đi vào trong tế
bào qua các kênh nhờ vào quá trình vận chuyển tích cực. Khi nồng độ calci trong

tế bào tăng lên sẽ kích thích tế bào giải phóng các PG và gây ra sù co cơ.
Thuốc ức chế kênh calci có tác dụng trên các kênh có điện thế phụ
thuộc, ức chế dòng calci đi vào trong tế bào khi màng tế bào khử cực do đó
làm giảm co cơ. Đối với hệ tim mạch và hô hấp thuốc được ghi nhận là có tác
dụng làm giãn mạch ở tuần hoàn ngoại biên và phổi. Người ta thấy có sự
giảm đáng kể sức cản động mạch trong khi hệ thống tĩnh mạch lại không thay
đổi và thuốc dường như chỉ có tác dụng ở bệnh nhân cao huyết áp. Với những
người có huyết áp bình thường và thể tích tưới máu bình thường thì thuốc
không có tác dụng thay đổi huyết áp. Trên tử cung, các thuốc này được ghi
nhận tác dụng làm duỗi các sợi cơ trơn tử cung, làm giảm tần số biên độ,
trương lực cơ bản của các cơn co tử cung. Tác dụng này còn được thấy ngay
cả khi các cơn co được gây ra bởi oxytocin hay các PG [47].
Một số thuốc đã và đang được sử dụng bao gồm: nifedipine, verapamil,
nicardipine,… Verapamil được mô tả lần đầu tiên bởi Fleckenstein vào năm
1964 trong điều trị bệnh lý tim mạch và thuốc này được ghi nhận hiệu qủa
trong điều trị dọa đẻ non vào năm 1972 [47]. Sau đó, đến năm 1977
nifedipine được sử dụng thành công trong việc ức chế chuyển dạ ở cả 10 bệnh
nhân nghiên cứu được báo cáo đầu tiên. Thời gian gần đây, nhóm thuốc này
được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới với hai biệt dược chính là adalat
và loxen.
* Thuốc đối kháng cạnh tranh với oxytocin (Atosiban):
18
Khi mang thai, có sự tăng dần các oxytocin receptor ở cơ tử cung.
Người ta thấy rằng khi thai đủ tháng, số lượng các oxytocin receptor tăng gấp
12 lần so với thời điểm thai 13 - 17 tuần. Người ta cũng nhận thấy có sự tăng
cao của oxytocin receptor ở những bệnh nhân có biểu hiện dọa đẻ non [47].
Các thuốc cạnh tranh với oxytocin đã được nghiên cứu cả invitro và
invivo với cơ chế là chúng có tác dụng cạnh tranh với oxytocin tại các
receptor có mặt trên màng tế bào cơ tử cung và màng rụng. Do đó, đáp ứng
của cơ tử cung với oxytocin bị giảm và cuối cùng là làm giảm sự xuất hiện

của các cơn co [47].
Atosiban ngăn chặn khả năng của Oxytocin là hocmon tự nhiên gây co
cơ tử cung, biệt dược là: Tractocile, có thể làm giảm số lần và cường độ của
các cơn co tử cung.
* Magnesium sulphat:
Magnesium sulphat có tác dụng ngăn cản sự khuyếch tán của calci đi
vào trong các tế bào cơ do đó nồng độ calci trong tế bào thấp làm cho các tế
bào cơ ở trạng thái nghỉ [13][47].
Ngoài ra trên thần kinh trung ương thuốc còn có tác dụng ức chế gây
an thần, buồn ngủ. Trên hệ thống dẫn truyền thần kinh cơ thuốc có tác dụng
làm giảm tiết acetylcholin do đó làm giảm đáp ứng của tế bào đối với các
kích thích.
* Progesteron [13]:
Progesteron là hormon steroid có tác dụng làm giảm đáp ứng của cơ tử
cung đối với oxytocin, ngăn cản sự xuất hiện của cơn co tử cung. Ngoài ra
progesteron còn có tác dụng làm mềm và lỏng lẻo tổ chức cơ tử cung. Dựa
vào các đặc điểm này, người ta đã sử dụng progesteron để điều trị dọa đẻ non.
Khi chuyển dạ, progesteron không còn tác dụng. Sử dụng progesteron
dài ngày có thể gây hội chứng buồng trứng đa nang của thai gái.
19
* Một số thuốc khác:
- Ethanol: ethanol là một trong những thuốc đầu tiên được sử dụng
trong điều trị dọa đẻ non. Ngày nay thuốc Ýt được áp dụng vì những tác dụng
phụ của thuốc lên mẹ và thai.
- Các dung dịch muối: các dung dịch nh ringer lactat, natri chloride
đẳng trương,… có tác dụng hydrat hóa oxytocin, làm giảm nồng độ oxytocin
trong cơ thể dẫn tới giảm co tử cung. Các dung dịch này được truyền với tốc
độ tối đa 80ml/phút cho tới khi không còn cơn co tử cung trong điều trị dọa
đẻ non [14].
1.3.1.3. Kháng sinh.

Viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm tại chỗ ngày càng được nhắc đến
nhiều nh là một nguyên nhân gây rỉ ối, vỡ ối,… Do vậy, việc sử dụng kháng
sinh trong điều trị dọa đẻ non là cần thiết.
1.3.1.4. Liệu pháp corticoide.
Corticoide là hormon tuyến thượng thận và có nhiều tác dụng đối với
sơ sinh, sử dụng corticoide vào những tháng cuối của thai kỳ có tác dụng làm
giảm suy hô hấp đối với thai non tháng [10][40].
Cơ chế tác dụng của corticoide là làm tăng cường sản xuất surfactan,
thúc đẩy sự trưởng thành của các mô liên kết. Corticoide có tác dụng kích
thích fibroblaste tiết ra fibroblaste pneumocyte factor. Chất này kích thích phế
bào II sản xuất surfactan. Đồng thời corticoide còn giảm tính thấm của mao
quản, phế nang [10].
Tác dông phụ của corticoide theo một số tác giả là làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn sơ sinh, nguy cơ suy thượng thận sơ sinh,… Trên mẹ, sử dụng
corticoide có nguy cơ loét dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp, phù,… [40].
20
Người ta thường sử dụng corticoide vào khoảng thời gian từ 24 đến 34
tuần tuổi. Sử dụng corticoide sau 34 tuần Ýt có ý nghĩa vì surfactan trên phổi
thai nhi được tổng hợp bền vững [40].
Sử dông hydrocortisol hay cortisol chỉ có tác dụng trên sơ sinh với liều
rất cao. Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone bị bất hoạt Ýt nhất
một nửa khi đi qua bánh rau do tác dụng của enzyme hydroxysteroid
dehydrogenase. Betamethasone và Dexamethasone Ýt bị bất hoạt do khả năng
kháng lại enzyme [10].
Sử dông corticoide đem lại hiệu quả rõ rệt. Nghiên cứu của Nguyễn
Hòa trong hai năm 2001 - 2002 tại BVPSTW cho thấy có giảm đáng kể tỷ lệ
suy hô hấp sơ sinh. Tỷ lệ suy hô hấp ở nhóm có điều trị corticoide trước sinh
là 24,6%, nhóm không được điều trị là 41,4% [10].
Theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
2003, corticoide được sử dụng phòng suy hô hấp sơ sinh là dexamethasone,

tuổi thai từ 22 - 34 tuần, dùng 2 liều mỗi liều 8mg cách nhau 12 giê [3].
1.3.1.5. Một số thuốc được sử dụng điều trị dọa đẻ non tại BVPSTW trong
những năm vừa qua [2].

Thuốc giảm co tử cung.
- Papaverin: được chiết xuất từ quả khô của cây thuốc phiện với
thành phần chính là alcaloid có nhân benzyl-isoquinolein.
Papaverin có hai dạng là ống tiêm và viên nén, mỗi ống 1ml và mỗi
viên nén chứa 40mg papaverin hydrochloride.
Trong điều trị dọa đẻ non liều dùng thông thường là 2 -4 viên/ngày đối
với đường uống và 1-3 ống/ngày đối với đường tiêm.
Tác dông phụ gồm có: chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, loạn nhịp tim, hạ
huyết áp hoặc truỵ mạch.
21
- Spasmaverin: cũng là một thuốc thuộc nhóm papaverin nhưng Ýt tác
dụng phụ hơn. Thuốc có dạng viên nén, mỗi viên chứa 40mg averin citrat.
Liều dùng được khuyến cáo trong điều trị là 3-9 viên/ngày.
- Spasfon: thành phần gồm có phloroglucinol (benzentrinol 1-3-5) hoặc
trimethyl phloroglucinol (trimethoxy benzen 1-3-5). Thuốc tác dụng trực tiếp
trên màng tế bào cơ trơn bằng cách ức chế enzyme phosphodiesterase trên
một trương lực cơ tăng thái quá, do đó làm giảm calci trong tế bào và gây
giãn cơ. - Salbutamol: thuộc nhóm kích thích β
2
giao cảm. Salbutamol có
tác dụng giãn phế quản, giãn mạch, giãn cơ tử cung nên cũng hay được dùng
trong điều trị dọa đẻ non [8][13]. Thuốc có nhiều biệt dược với nhiều dạng và
hàm lượng khác nhau. Tại BVPSTW sử dụng salbutamol dạng viên với hàm
lượng 4mg mỗi viên hoặc dạng ống với hàm lượng 0,5mg hoặc 5mg mỗi ống.
Chống chỉ định dùng salbutamol khi bệnh nhân mắc các bệnh tim
mạch, bệnh tuyến giáp, điện tim đồ bất thường, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm

độc thai nghén nặng, giảm kali máu [2].
* Sử dụng corticoide
Trong nhiều năm qua, BVPSTW đã sử dụng corticoide nhằm phòng
suy hô hấp cho sơ sinh non tháng với phác đồ như sau [2]:
Chỉ định:
- Đẻ non không giữ được, tuổi thai từ 28-34 tuần.
Chống chỉ định :
- Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn thai phô.
- Đái đường khó cân bằng.
- Suy thai cấp.
- Nhiễm độc thai nghén nặng.
Cách dùng:
22
Betamethasone: 12mg mỗi ngày trong 2 ngày hoặc dexamethasone 5mg
mỗi 12 giê x 4 lần.
1.3.2. Xử trí khi ức chế chuyển dạ không thành công
Rõ ràng điều quan trọng là phải đánh giá được khả năng để ức chế chuyển
dạ khi nó sắp hoặc đang xảy ra. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh tiền sử,
cường độ của cơn co tử cung, độ xóa - mở của cổ tử cung, bệnh lý mẹ kèm theo,
… và khả năng theo dõi điều trị. Trong nghiên cứu của Utter đối với 36 trường
hợp có cổ tử cung mở ≥ 3cm, có tới 58,3% trì hoãn được cuộc đẻ trong vòng 48
giờ và 52,8% trì hoãn được cuộc đẻ trong vòng một tuần [57].
Trong chuyển dạ, nên làm bền vững thành mạch cho trẻ sơ sinh bằng
cách cho mẹ uống hay tiêm dưới da các loại vitamin K, E, C, P,… Hồi sức
thai và chống ngạt bằng cách cho mẹ thở oxy ngắt quãng.
Tránh các sang chấn cho thai: nếu còn ối nên bảo vệ đầu ối cho đến khi
cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng oxytocin, giúp cho thai sổ dễ dàng bằng
cách cắt rộng tầng sinh môn dù thai nhá [13].
Một số tác giả khuyên dùng forceps để bảo vệ đầu thai nhi khi ngôi đã
lọt thấp. Tuy nhiên, cũng có nhiều các tai biến do forceps gây ra. Theo

Nguyễn Đức Hinh, tỷ lệ forceps của đẻ non tháng là 14,55% trong đó tỷ lệ tử
vong do sang chấn của thủ thuật forceps phần lớn là thai non tháng, có trọng
lượng dưới 2500g [11].
Mổ đẻ đối với thai non tháng cũng là một vấn đề còn bàn cãi,
dường nh đối với thai non tháng người ta thường chỉ định vì lý do khác
nh ngôi, thế, kiểu thế bất thường, bệnh lý mẹ kèm theo,… chứ không phải
vì thai non tháng.
23
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại BVPSTW dựa trên các bệnh án của các
sản phụ đẻ tại bệnh viện từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp đẻ non từ 22 tuần đến 37 tuần tại BVPSTW từ
ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008 có bệnh án đầy đủ
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các các trường hợp đình chỉ thai nghén do thai chết lưu, thai dị dạng
hoặc các lý do xã hội khác.
- Các bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
• Cỡ mẫu:
Z
2

(1-α/2)
.p.q
n =
(p.ε)
2
Trong đó:
- n: cỡ mẫu nghiên cứu
- Z
(1 – α/2)
: 1,96
24
- p = 0,1 (Tỷ lệ đẻ non theo nghiên cứu của Trần Quang Hiệp tại Bệnh
viện Phụ sản Trung Ương trong 3 năm từ 1998- 2000 là 10,32%)
- ε = 0,4
Thay vào công thức ta có cỡ mẫu nghiên cứu là 216 người bệnh.
Nh vậy:
- Cỡ mẫu nghiên cứu là 220 người bệnh đẻ non năm 2008.
- Với mục tiêu “Tìm các yếu tố liên quan đến đẻ non” chúng tôi chọn
thêm nhóm so sánh:
Chọn những thai phô vào đẻ tại BVPSTƯ trong năm 2008 có tuổi thai
từ 37 tuần trở lên tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối (loại trừ những trường
hợp được xác định là thai già tháng sau đẻ) có cùng nhóm tuổi, cùng số lần đẻ
với nhóm đẻ non.
Cỡ mẫu nhóm so sánh là 440 trường hợp.
• Kỹ thuật chọn mẫu:
- Nhóm nghiên cứu: chọn các trường hợp đẻ non đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.
- Nhóm so sánh: chọn trên và dưới mỗi bệnh án nghiên cứu, nh vậy mỗi
bệnh án nghiên cứu có 2 bệnh án để so sánh. Các hồ sơ này cũng cần phải đầy
đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu nghiên cứu.

25

×