Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đề xuất các giải pháp thực hiện đào tạo thuyền viên việt nam theo đề án thí điểm “đào tạo sỹ quan hàng hải” của trường đại học hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.25 KB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lê Mạnh Toàn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự giúp đỡ,
hướng dẫn hỗ trợ từ Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thành. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ ro
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 14 tháng 9 năm 2015
Người cam đoan

Kỹ sư Lê Mạnh Toàn

LỜI CẢM ƠN
1


Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo
Trường Đại học hàng hải Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn đến Quý Thầy , Cô giáo trường Đại học hàng hải Việt
Nam, đặc biệt là những Thầy, Cô giáo đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thành đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tôi đã cố gắng hết sức hoàn thành luận văn bằng tất cả năng lực của mình, tuy


nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp
quý báu của các Thầy, Cô và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

2


Trang

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài...............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................4
Chương 1. Tổng quan, giới thiệu các căn cứ pháp lý của đề án Đào tạo sỹ quan
hàng hải....................................................................................................................5
1.1 Tổng quan đề án Đào tạo sỹ quan hàng hải.........................................................5
1.1.1 Chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải mức không hạn chế............................6
1.1.2. Chương trình Sỹ quan vận hành hàng hải mức không hạn chế (boong và máy)
...................................................................................................................................7
1.1.3. Yêu cầu thực hiện chương trình......................................................................8
1.1.4. Cơ sở vật chất của Trường phục vụ giảng dạy................................................9
1.1.5. Các yêu cầu khác...........................................................................................10
1.2. Các căn cứ pháp lý của Đề án đào tạo sỹ quan hàng hải..................................10

1.3. Kết luận............................................................................................................12
Chương 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu triển khai đề án.................................13
2.1. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực hàng hải của
Việt Nam..................................................................................................................13
2.1.1 Tổng quan về hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên của
Việt Nam..................................................................................................................13
2.1.2. Năng lực đào tạo tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ............................14
2.1.3. Thực trạng đào tạo, huấn luyện thuyền viên Việt Nam hiện nay..................21
2.1.4. Bài học kinh nghiệm......................................................................................21
3


2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu triển khai đề án..................................................22
Chương 3. Nghiên cứu giải pháp triển khai đề án Đào tạo Sỹ quan hàng hải
.................................................................................................................................24
3.1. Đối với các cơ sở đào tạo.................................................................................24
3.1.1 Yêu cầu chương trình.....................................................................................24
3.1.2. Hình thức tổ chức học và quản lý đào tạo
3.1.3. Nội dung chương trình sỹ quan vận hành hàng hải-ngành ĐKTB (Theo IMOModel course 7.03)..................................................................................................27
3.1.4. Nội dung chương trình Sỹ quan vận hành hàng hải – ngành Máy Tàu biển
(Theo IMO-Model course 7.04)..............................................................................38
3.1.5. Yêu cầu trang thiết bị và tài liệu giảng dạy theo chương trình mẫu của IMO
.................................................................................................................................50
3.1.6. Những trang thiết bị và tài liệu giảng dạy cho SQHH - Máy tàu biển..........56
3.1.7. Cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy được trình bày tại Phụ lục II.................59
3.1.8. Công tác đào tạo, đánh giá và kiểm tra..........................................................59
3.1.9. Công tác quản lý học viên............................................................................60
3.2. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hàng hải..........................60
3.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải..................61
Kết luận, kiến nghị................................................................................................63

1. Kết luận................................................................................................................63
2. Kiến nghị.............................................................................................................63
Tài liệu tham khảo.................................................................................................65

MỞ ĐẦU
4


1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện nhiệm vụ Bộ Giao thông Vận tải đã giao, đồng thời phát huy thế
mạnh truyền thống của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đó là đào tạo – huấn
luyện nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước nói
chung và của ngành hàng hải nói riêng, trong những năm qua, công tác đào tạo và
huấn luyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam không ngừng phát triển, đổi mới
để vươn lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp nguồn nhân lực dồi
dào, bổ sung một lực lượng lớn sỹ quan thuyền viên cho ngành hàng hải. Tuy nhiên,
qua hội nhập và thực tiễn thấy rằng đội ngũ sỹ quan thuyền viên liên tục tăng về số
lượng nhưng khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, kỹ năng thực hành
chưa thuần thục. Không thể phủ nhận rằng chúng ta đã đào tạo được các sỹ quan,
thuyền viên có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh đi biển vững vàng, có khả
năng làm việc, hội nhập ngành hàng hải trong khu vực và thế giới. Tuy vậy, có
không ít sỹ quan, thuyền viên đã thành công trong ngành hàng hải nhưng do nhiều
yếu tố khách quan tác động nên khi có kinh nghiệm đi biển đã chuyển công việc
khác và ít nhiều họ cũng đã thành đạt trong sự nghiệp của mình. Chính điều này dẫn
đến ngày nay đang dần vắng bóng các thuyền trưởng lão luyện hay các máy trưởng
kỳ cựu trong ngành hàng hải. Vậy nên rất cần thiết phải xây dựng chương trình đào
tạo để đáp ứng nhu cầu cung cấp đội ngũ đi biển chuyên nghiệp phù hợp với thực tế
ngành hàng hải trong nước, trong khu vực và thế giới.
Xuất khẩu thuyền viên là cơ hội giải quyết một lượng lớn việc làm cho nguồn
lao động trong nước. Mặt khác để đưa vận tải biển trở thành trọng điểm trong phát

triển kinh tế biển thì ngoài thu nhập cước vận tải và dịch vụ, còn phải tăng số lượng
thuyền viên xuất khẩu để tăng nguồn thu nhập ngành vận tải biển. Lấy Philipine làm
ví dụ, hiện tại Philipine có khoảng trên 350.000 thuyền viên xuất khẩu, ước tính mỗi
năm mang về cho đất nước họ không dưới 7 tỉ USD, đây ro ràng là một con số
không nhỏ. Trong khi đó chúng ta chỉ có khoảng 3.000 thuyền viên đáp ứng được
yêu cầu chủ tàu nước ngoài. Nếu chúng ta thực hiện đào tạo theo xu hướng mới,

5


cung cấp được nguồn lao động hàng hải chuyên nghiệp phục vụ cho đội tàu trong và
ngoài nước sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho đất nước.
Theo dự báo của tổ chức hàng hải thế giới thì nhu cầu thuyền viên trên toàn
cầu đến năm 2020 vào khoảng 1.173.004 người. Thêm vào đó, Quyết định 1601/QĐTTg phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra yêu cầu khối lượng vận
chuyển hàng hóa do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110 ÷ 126 triệu tấn vào năm
2015; 215 ÷ 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5 ÷ 2 lần so với
năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu lượt năm 2015; 9 ÷ 10 triệu lượt năm
2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Trên cơ sở các số liệu định hướng
này có thể dự đoán nhu cầu thuyền viên vào năm 2020 như sau: năm 2020 phát triển
14 triệu DWT tàu, tương đương 1.000 ÷ 1.500 tàu từ 1.000 đến 50.000 DWT (thực tế
hiện nay đã có khoảng 1.800 tàu, chủ yếu là tàu nhỏ). Tuy nhiên, dù là tàu lớn hay
nhỏ cũng cần trung bình 20÷30 thuyền viên thì năm 2020 cần 1.800 tàu x 25 tức là
khoảng 40 ÷ 45.000 thuyền viên, trong đó sỹ quan các loại chiếm gần một nửa,
khoảng 20.000 ÷ 22.000 người. Nhu cầu đến năm 2030 vận tải biển tăng 1,5 ÷ 2 lần
so với năm 2020, có nghĩa là nhu cầu thuyền viên cho đội tàu trong nước cũng tăng
gần gấp hai lần con số trên (80.000 ÷ 90.000 thuyền viên, trong đó sỹ quan các loại
chiếm trên 40.000 người). Chưa tính đến phải có khoảng 30 ÷ 40% thuyền viên dự
trữ.
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam tính đến ngày 31/5/2014

tổng số thuyền viên của Việt Nam là 44.898 người. Tuy nhiên, trong số này có thể có
một số thuyền viên đã chuyển sang công việc khác theo ước tính khoảng chừng 30%,
như vậy số thuyền viên thực tế hiện nay chỉ khoảng dưới 30.000 người đang làm
việc trên đội tàu trong nước và lao động theo hợp đồng trên các tàu nước ngoài.
Theo số liệu tổng hợp từ các cơ sở đào tạo trung bình hàng năm cung cấp từ
1.000 ÷ 1.400 lao động hàng hải, dự kiến trong số này chỉ khoảng 50 ÷ 70% theo
nghề và đáp ứng được yêu cầu công việc, như vậy đến năm 2020 chúng ta mới bổ
sung khoảng 5.000 ÷ 7.000 thuyền viên. Như vậy ước tính sơ bộ Việt Nam sẽ thiếu
6


khoảng từ 6.000 ÷ 8.000 thuyền viên, trong đó sỹ quan các loại sẽ thiếu khoảng
3.000÷ 4.000 để phục vụ nhu cầu đội tàu trong nước, chưa tính đến nguồn lực để
xuất khẩu thuyền viên.
Tổng quan như trên cho thấy nhu cầu thuyền viên cho đội tàu trong nước và
thị trường thuê thuyền viên trên thế giới đang ngày càng rộng mở cho các quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vậy chúng ta phải có kế hoạch trước
để có thể cạnh tranh trong thị trường này.
- Hiện tại, cử nhân đại học ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển được
đào tạo 4,5 năm, sau khi tốt nghiệp (theo quy định hiện tại) phải đi tàu thực tế từ 1 ÷
3 năm mới có thể dự thi sỹ quan vận hành hàng hải mức không hạn chế.
- Đặc thù của nghề đi biển là xa gia đình, sống và làm việc trong môi trường
độc lập, tương đối khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất khả kháng. Hiện nay
thu nhập của những người đi biển không còn sự cách biệt lớn so với các công việc
khác trên bờ, do đó nếu có cơ hội, các hải viên sẵn sàng từ bỏ việc làm trên tàu biển
ngay cả khi họ chưa đạt được thành tựu đáng kể gì trong hải nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu xã hội, thực trạng nguồn nhân lực hàng hải hiện tại và
một số nguyên nhân nêu trên chúng ta thấy đã đến lúc cần phải đưa ra và thực hiện
một số giải pháp cần thiết trong công tác đào tạo thuyền viên để các thuyền viên yên
tâm gắn bó với ngành nghề được đào tạo lâu dài, yêu nghề, tâm huyết với nghề. Vì

vậy, việc nghiên cứu các giải pháp thực hiện đào tạo thuyền viên Việt Nam theo đề
án thí điểm “Đào tạo Sỹ quan hàng hải” mang ý nghĩa thời sự và có tính cấp thiết
cao.
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất các giải pháp thực hiện đào tạo thuyền viên Việt Nam theo đề án thí
điểm “Đào tạo Sỹ quan hàng hải” của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thống kê đánh giá hiện trạng công tác đào tạo sỹ quan hàng hải, công tác tổ
chức, quản lý, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ công tác đào tạo sỹ quan
hàng hải hàng hải tại Việt Nam.
7


Nghiên cứu Đề án đào tạo sỹ quan hàng hải do trường Đại học hàng hải Việt
Nam đề xuất đã được Bộ GTVT phê duyệt đào tạo thí điểm tại trường ĐHHHVN,
từ đó đưa ra các giải pháp để triển khai công tác đào tạo thuyền viên theo đề án tại
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: Phân
tích, tổng hợp, thống kê, quan sát và thực tiễn hoạt động đào tạo thuyền viên Việt
Nam hiện nay của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định trong
việc đề xuất các giải pháp nhằm kế thừa và phát triển hệ thống đào tạo, huấn luyện
thuyền viên sẵn có của Việt Nam; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, huấn
luyện viên; tăng cường có sở vật chất phục vụ đào tạo, huấn luyện; áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến (ISO), ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý &
công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên; đưa ra mô hình quản lý đào tạo mới đáp
ứng nhu cầu thực tiễn; tăng cường hợp tác giữa bên đào tạo và bên sử dụng lao động
hàng hải trong và ngoài nước; học hỏi kinh nghiệm đào tạo hàng hải của các nước

trong khu vực và thế giới, là tiền đề thí điểm thực hiện đề án “Đào tạo sỹ quan hàng
hải” của của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
CỦA ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO SỸ QUAN HÀNG HẢI
8


1.1. Tổng quan đề án Đào tạo sỹ quan hàng hải
Thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW về “ Chiến lược Biển Việt Nam đến năm
2020” và QĐ số 1601/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành phê
duyệt quy hoạch phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Theo định hướng này phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển, phát triển kinh tế biển đạt từ 53 ÷ 55 % tổng GDP của cả
nước. Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, ngành vận tải biển đang đứng trước
thách thức to lớn về nguồn nhân lực. Ro ràng là nguồn nhân lực để thực hiện chiến
lược biển nói chung, ngành vận tải biển nói riêng thì đội ngũ thuyền viên là một
trong những bộ phận nòng cốt. Nguồn nhân lực này đòi hỏi phải có kiến thức
chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, sức khỏe tốt, có tính kỷ luật
cao và nhất là phải có ngoại ngữ tốt để có thể đáp ứng nhu cầu lao động cả trong và
ngoài nước trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay;
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Thực hiện Công văn số 150/VPCP-KTN ngày 01/01/2012 của Văn phòng
Chính phủ về việc xây dựng đề án triển khai thực hiện các quy định của Công ước
quốc tế STCW 78 sửa đổi 2010;
Thực hiện thông báo số 877/TB-BGTVT ngày 19/11/2013 của Bộ Giao
thông vận tải, kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp với Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam về triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung

ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế nhằm tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển và xây dựng trường Đại học
Hàng hải Việt Nam thành trường trọng điểm quốc gia, trong đó có cho phép trường
Đại học Hàng hải Việt Nam mở đào tạo thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải không có
bằng đại học, cao đẳng.
Đặc biệt cần nhấn mạnh đó là phải thực hiện Công ước Quốc tế về tiêu
chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên trên tàu biển năm 1978 sửa
9


đổi 2010, để nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên và đáp ứng yêu
cầu của Công ước.
Một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết đó là thực hiện đề án “Triển
khai thực hiện các qui định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện,
cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 sửa đổi năm 2010” của Bộ
Giao thông vận tải năm 2013.
Từ những yêu cầu cấp bách trên, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã xây
dựng đề án thí điểm: “ Đào tạo Sỹ quan hàng hải ”.
1.1.1 Chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải mức không hạn chê
Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình mẫu của Tổ chức
Hàng hải thế giới (IMO Model course 7.03 cho ngành boong và IMO Model course
7.04 cho ngành máy). Trong đó tổng thời gian đào tạo trên bờ là 18 tháng và 12
tháng thực tập nghiệp vụ sỹ quan trên các tàu biển.
18 tháng học trên bờ, chương trình được chia làm 3 kỳ, mỗi kỳ 6 tháng.
Chương trình rất chú trọng việc dạy và học tiếng Anh. Các ngày làm việc trong
tuần, buổi sáng học chuyên môn và buổi chiều học tiếng Anh, với 800 giờ tiếng
Anh được học liên tục vào các buổi chiều trong tuần, đây sẽ là cơ hội lớn cho các
học viên có thể nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên môn nhanh nhất. Kiến thức
chuyên môn được giảng dạy theo phương pháp cầm tay, chỉ việc, nâng cao kỹ năng

thực hành (trong 876 giờ chuyên môn được chia đôi một nửa học lý thuyết và một
nửa học thực hành tại các phòng thực hành, mô phỏng hiện đại của trường).
Trong quá trình đào tạo, thường xuyên tiếp thu ý kiến phản hồi từ các công
ty sử dung lao đông hàng hải để kịp thời điều chỉnh, cập nhật công tác đào tạo cho
phù hợp thực tiễn. Ngoài ra phải lấy ý kiến phản hồi từ các học viên để điều chỉnh
công tác giảng dạy, công tác quản lý…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
người học.
Nhà trường luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu trong đào tạo.
Trong suốt quá trình học tại Trường, các học viên được quản lý chặt chẽ về
thời gian nhằm rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, (bắt buộc
10


nội trú tại ký túc xá của trường). Tiến hành các báo động như trên tàu để rèn luyện
ý thức chuyên môn nghề nghiệp và tính chấp hành kỷ luật của học viên.
Các học viên sau khi hoàn thành chương trình lý thuyết, Trường sẽ đề nghị
Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là thủy thủ, thợ
máy trực ca, để làm sổ thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên theo qui định pháp luật
hiện hành. Tiếp đó các học viên sẽ được đi thực tập huấn luyện nghiệp vụ trên các
tàu biển tối thiểu 12 tháng. Với 01 năm đi biển các học viên sẽ thực hành, thực tế
các kiến thức nghiệp vụ sỹ quan boong và máy theo nội dung trong Sổ tay huấn
luyện do Cục HHVN ban hành. Trường sẽ cấp đề cương chi tiết cho học viên trước
khi xuống tàu thực tập. Sau đó học viên sẽ trở về trường báo cáo thực tập tốt
nghiệp hoàn thành chương trình đào tạo. Học viên sẽ được Trường cấp Giấy chứng
nhận hoàn thành chương trình Đào tạo Sỹ quan hàng hải làm cơ sở để được dự thi
Chứng chỉ Sỹ quan vận hành (tuân thủ theo quy chế thi Sỹ quan vận hành hàng hải
mức không hạn chế của Cục Hàng hải Việt Nam).
1.1.2. Chương trình Sỹ quan vận hành Hàng hải mức không hạn chê
(boong và máy)
1.1.2.1. Sỹ quan vận hành boong

- Kiến thức chuyên môn: 876 giờ, chia làm 03 Học phần:
+ Học phần 1: Kiến thức chung về hàng hải (635 giờ)
+ Học phần 2: Kiến thức chung về công tác hàng hóa (77 giờ)
+ Học phần 3: Điều khiển hoạt động của tàu và chăm sóc con người trên tàu
(164 giờ)
- Tiếng Anh (theo IMO-Model course 3.17 mức 2 ): 800 giờ
- Tập sự thủy thủ trực ca : 02 tháng
- Thực tập huấn luyện nghiệp vụ trên tàu biển: 12 tháng
1.1.2.2. Sỹ quan vận hành máy
- Kiến thức chuyên môn: 876 giờ, chia làm 04 Học phần:
+ Học phần 1: Kiến thức chung về máy (612 giờ)
+ Học phần 2: Kiến thức về điện, điện tử và điều khiển máy (81 giờ)
11


+ Học phần 3: Bảo dưỡng, sửa chữa máy trên tàu (121 giờ)
+ Học phần 4: Điều khiển hoạt động của tàu và chăm sóc con người trên tàu
(62 giờ)
- Tiếng Anh (theo IMO-Model course 3.17 mức 2 ): 800 giờ
- Tập sự thợ máy trực ca : 02 tháng
- Thực tập huấn luyện nghiệp vụ trên tàu biển: 12 tháng
1.1.3. Yêu cầu thực hiện chương trình
1.1.3.1. Tiêu chuẩn đầu vào
Đối tượng tuyển sinh là những người có tuổi đời từ 18 trở lên, thỏa mãn các
tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định đối với người đi biển (hiện tại chưa tuyển nữ)
và:
(1) Tốt nghiệp Phổ thông trung học;
(2) Hoặc đã tốt nghiệp Sơ cấp, Trung cấp (kể cả Sơ cấp nghề, Trung cấp
nghề) hàng hải trở lên có thâm niên đi biển ít nhất 01 năm (có xác nhận của Cục
Hàng hải Việt Nam) và đã tốt nghiệp Phổ thông trung học.

1.1.3.2. Giới hạn về lớp học
Lớp học được giới hạn không quá 30-40 học viên để bố trí chỗ ngồi, học và
nghe giảng bài đầy đủ, hợp lý.
Trong suốt quá trình học phần thực hành và hoạt động nhóm, các hoạt động
này đều có sự hạn chế về số lượng học viên để đạt kết quả tốt nhất.
1.1.3.3 Giảng viên tham gia giảng dạy
Giảng viên là người có trình độ chuyên môn và học thuật thỏa mãn những
yêu cầu sau:
- Các thuyền trưởng, máy trưởng có uy tín chuyên môn, nghề nghiệp trong
ngành Hàng hải tại trường và tại các Công ty, Trung tâm liên quan đến nghiệp vụ
hàng hải trong và ngoài nước.
- Các sỹ quan đại phó hạng nhất, máy hai hạng nhất trở lên đã có thời gian
thực tế đi biển.

12


- Các giảng viên tham gia giảng dạy đều phải có chứng chỉ Huấn luyện viên
chính.
- Khuyến khích việc giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh.
1.1.4. Cơ sở vật chất của Trường phục vụ giảng dạy
1.1.4.1 Trang thiết bị phục vụ giảng dạy ngành boong
Phòng thực hành mô phỏng Hàng hải có đầy đủ các tính năng mô phỏng để
có thể huấn luyện và cấp chứng chỉ theo các chương trình của IMO và quy định
trong STCW sửa đổi năm 2010.
Phòng học đa năng (phòng học được trang bị máy chiếu, bảng viết, đầu
DVD, máy tính) để phục vụ việc học ngoại ngữ, đồng thời tìm kiếm thông tin và
truy cập thư viện điện tử; Phòng thực hành hải đồ.
1.1.4.2 Trang thiết bị phục vụ giảng dạy ngành boong
Phòng mô phỏng buồng máy để học viên vận hành các máy và thiết bị tàu

biển như: động cơ diesel, nồi hơi, máy lạnh, các bơm và các hệ thống trên tàu.
Phòng học đa năng để phục vụ việc học ngoại ngữ, đồng thời tìm kiếm thông
tin và truy cập thư viện điện tử.
Xưởng cơ khí được sử dụng để thực hành các nhóm công việc về cơ khí như
hàn, cắt kim loại, máy công cụ, tiện nguội…
Phòng thực hành về điện trên tàu với đầy đủ các máy móc, thiết bị trên tàu
để thực hành vận hành các máy móc, thiết bị điện trên tàu.
Phòng thực hành sửa chữa với đầy đủ các máy móc, thiết bị trên tàu, các
công cụ cầm tay và máy công cụ để thực hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết
bị trên tàu biển.
1.1.4.3 Tàu huấn luyện
Hiện tại Trường đã có tàu huấn luyện Sao Biển cùng lúc có thể đón nhận 48
học viên cả hai ngành boong và máy đi thực tập các đợt ngắn hạn. Ngoài ra trường
cũng đang chuẩn bị đón nhận chiếc tàu GAS để phục vụ huấn luyện.
Năng lực rất lớn của trường là có một công ty vận tải biển và hai Công ty
làm nhiệm vụ xuất khẩu thuyền viên (VINIC và VICMAC), ở đó các giảng viên
13


các khoa Hàng hải, Máy tàu biển đã và đang vận hành các con tàu trên 30 vạn tấn
cho Nhật Bản, đây chính là môi trường thực tập, huấn luyện tốt nhất cho các học
viên trong tương lai.
1.1.5. Các yêu cầu khác
Mức học phí đối với học viên sỹ quan hàng hải được thu theo thỏa thuận
giữa người học và cơ sở đào tạo và tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra, học phí…sẽ được công khai trên trang Wed của
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
1.2. Các căn cứ pháp lý của đề án Đào tạo sỹ quan hàng hải
1. Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp phép và trực ca thuyền
viên năm 1978 sửa đổi 2010. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trong đó

Việt Nam là quốc gia thành viên.
2. Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải thế giới về đào tạo sỹ quan hàng
hải mức trách nhiệm vận hành (IMO - Model courses 7.03 cho ngành Điều khiển
tàu biển và IMO – Model course 7.04 cho ngành Máy tàu biển).
3. Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải thế giới về đào tạo sỹ quan hàng
hải mức trách nhiệm quản lý (IMO - Model courses 7.01 cho ngành Điều khiển tàu
biển và IMO – Model course 7.02 cho ngành Máy tàu biển).
4. Nghị Quyết số 09- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa
X) ngày 9/2/2007 “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
5. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
6. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005.
7. Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT ngày 21/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và
đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
14


8. Thông tư số 11/2012/TT- BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải “Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của
thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam”.
9. Quyết định 2022/QĐ- BGTVT ngày 13/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Công ước STCW 78 sửa đổi
2010.
10. Chỉ thị số 01/CT-BGTVT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải về việc nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên và đáp ứng
yêu cầu của Công ước STCW78, sửa đổi 2010.

11. Công văn số 150/VPCP-KTN ngày 09/01/2012 của Văn phòng Chính
phủ về việc xây dựng đề án triển khai thực hiện các quy định của Công ước quốc tế
về thuyền viên STCW78, sửa đổi 2010.
12. Quyết định số 768/QĐ-BGTVT ngày 14/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về Phê duyệt Đề án Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở
thành trường trọng điểm quốc gia.
13. Thông báo số 459/TB-BGTVT ngày 15/05/2014 của Bộ Giao thông vận
tải, kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công tại cuộc họp Ban chỉ đạo để triển
khai Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho
thuyền viên năm 1978 sửa đổi năm 2010.
14. Thông báo số 482/TB-BGTVT ngày 21/05/2014 của Bộ Giao thông vận
tải, kết luận của Thứ trưởng Lê Đình Thọ tại Hội nghị về công tác đào tạo theo địa
chỉ cho các doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội.
15. Thông báo số 750/TB-BGTVT ngày 25/07/2014 của Bộ Giao thông vận
tải, kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại cuộc họp với Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam về triển khai Quyết định Trường Đại học trọng điểm quốc gia.
1.3. Kết luận
Trong Chương 1, đề tài tập trung giới thiệu tổng quan và các căn cứ pháp lý
của Đề án đào tạo Sỹ quan Hàng hải, theo một số nội dung cơ bản như: Chương
trình đào tạo sỹ quan hàng hải mức không hạn chế, Chương trình Sỹ quan vận hành
15


Hàng hải mức không hạn chế (boong và máy), Yêu cầu thực hiện chương trình, Cơ
sở vật chất của Trường phục vụ giảng dạy và một số cơ sở pháp lý của Đề án.

CHƯƠNG 2.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO SỸ QUAN HÀNG HẢI
2.1 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực

hàng hải của Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
của Việt Nam
16


Việt Nam hiện tại có 8 cơ sở đào tạo hàng hải, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn
luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn công ước
STCW 78 sửa đổi 2010, bao gồm:
- Các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải, gồm 4 trường:
+ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Đào tạo cấp bằng đại học, cao đẳng,
cao đẳng nghề về chuyên ngành hàng hải. Được tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp
vụ, huấn luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn
của Công ước STCW cho thuyền viên của tất cả các hạng tàu.
+ Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh: Đào tạo cấp bằng đại học, cao
đẳng về chuyên ngành hàng hải. Được tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn
luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn của Công
ước STCW cho thuyền viên của tất cả các hạng tàu.
+ Trường Cao đẳng Hàng hải 1 : Đào tạo cấp bằng cao đẳng, cao đẳng nghề,
trung cấp, sơ cấp về chuyên ngành hàng hải. Được tổ chức đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu
chuẩn của Công ước STCW cho thuyền viên của một số hạng tàu.
+ Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP. Hồ Chí Minh : Đào tạo cấp bằng cao
đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề về chuyên ngành hàng hải. Được tổ chức
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên và cấp các loại chứng chỉ
chuyên môn theo tiêu chuẩn của Công ước STCW cho thuyền viên của một số
hạng tàu.
- Các trường tư thục và trung tâm huấn luyện thuyền viên của các doanh
nghiệp: Được tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên và cấp
các loại chứng chỉ chuyên môn theo tiêu chuẩn của Công ước STCW cho thuyền

viên của một số hạng tàu, bao gồm 4 trường:
+ Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng;
+ Trường Cao đẳng nghề Duyên hải Hải Phòng;
+ Trung tâm Huấn luyện thuyền viên thuộc Công ty vận tải biển Việt Nam
(VOSCO);
17


+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đào tạo và nguồn nhân lực Hàng hải (TP.
Hồ Chí Minh).
2.1.2. Năng lực đào tạo tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Ngày 01/04/1956 thành phố Hải Phòng đã chứng kiến sự ra đời của Trường
Sơ cấp Lái tàu. Đó chính là ngày khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và
trưởng thành của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ngày hôm nay.
Năm 1957, Trường được nâng cấp thành Trường Trung học Hàng hải, và
năm 1976 Trường Đại học Hàng hải được chính thức thành lập theo quyết định của
Chính phủ.
Trải qua gần 60 năm lịch sử, Trường đã không ngừng lớn mạnh và đạt được
nhiều kết quả to lớn. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển ngành
giao thông vận tải, Trường đã được Chính phủ và Nhà nước tặng thưởng nhiều
phần thưởng, Huân, Huy chương cao quý, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng
trong thời kỳ đổi mới. Tính đến thời điểm hiện nay trường có tổng cộng trên 50
đơn vị Khoa, Viện nghiên cứu và các Phòng, Ban, Trung tâm, Công ty, …
2.1.2.1. Các đơn vị trong trường
1. Ban giám hiệu:
Hiệu trưởng:

PGS.TS.NGƯT. Máy trưởng Lương Công Nhớ

Các hiệu phó:


PGS.TS.NGƯT. Thuyền trưởng Nguyễn Cảnh Sơn

PGS,TS. NGƯT. Thuyền trưởng Đinh Xuân Mạnh
TS.SQQL. Phạm Xuân Dương
TS. SQQL. Lê Quốc Tiến
2. Các tổ chức Đảng, Hội đồng trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội
sinh viên trường:
Đảng bộ trường
Hội đồng trường
Công đoàn trường
Đoàn thanh niên trường
Hội sinh viên trường.
18


3. Các khoa, Viện, Trung tâm phục vụ đào tạo:
1. Khoa Hàng hải
2. Khoa Máy tàu biển
3. Khoa Điện – Điện tử tàu biển
4. Khoa Kinh tế
5. Khoa Đóng tàu
6. Khoa Cơ khí
7. Khoa Công trình
8. Khoa Công nghệ thông tin
9. Khoa Ngoại ngữ
10. Viện đào tạo Sau Đại học
11. Viện đào tạo quốc tế
12. Trường Cao đẳng nghề VMU
13. Trung tâm đào tạo IMET

14. Viện Khoa học cơ bản
15. Viện Khoa học cơ sở
16. Trung tâm Huấn luyện thuyền viên
17. Khoa Lý luận chính trị
18. Khoa Giáo dục Quốc phòng
19. Trung tâm Giáo dục thường xuyên
20. Trung tâm Ngoại ngữ
21. Trung tâm cơ khí thực hành
22. Trung tâm Thể thao hàng hải
4. Các phòng ban chức năng chính phục vụ đào tạo:
1. Phòng Đào tạo
2. Phòng Công tác sinh viên
3. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
4. Phòng Thanh tra
5. Phòng Khoa học công nghệ
19


6. Nhà xuất bản Hàng hải
5. Các Phòng ban, Viện, Trung tâm, Công ty:
1. Phòng Tổ chức cán bộ
2. Phòng Kế hoạch Tài chính
3. Phòng Hành chính tổng hợp
4. Phòng Thiết bị quản trị
5. Phòng Quan hệ quốc tế
6. Viện Khoa học công nghệ hàng hải
7. Trung tâm Quản trị mạng
8. Trạm Y tế
9. Ban quản lý khu nội trú
10. Ban quản lý ký túc xá Quán Nam

11. Trung tâm Đào tạo và giới thiệu việc làm
12. Trung tâm tư vấn phát triển công nghệ xây dựng hàng hải
13. Trung tâm tư vấn đào tạo và bảo vệ môi trường thuỷ
14. Trung tâm Công nghệ phần mềm
15. Ban bảo vệ
16. Nhà ăn KTX Sinh viên
17. Trung tâm thuyền viên VICMAC (chuyên về xuất khẩu thuyền viên)
18. Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động (ISALCO)
19. Công ty Vận tải biển Đông Long
20. Công ty Vận tải biển Thăng Long
21. Công ty TNHH huấn luyện cung ứng lao động và dịch vụ hàng hải
22. Công ty VINIC (chuyên về xuất khẩu thuyền viên)
2.1.2.2.Đội ngũ cán bộ, viên chức, thuyền viên
Hiệu trưởng:

01 người

Phó HT:

04 người

Viên chức :

983 người

Thuyền viên : 1.200 người
20


Trong đó :

+ Giảng viên: 684 người
Trong đó :
 Giáo sư, PGS,TSKH:

98 người

 TSKH:

01 người

 Tiến sỹ kỹ thuật:

97 người

 Thạc sỹ:

362 người

 Thuyền trưởng, Máy trưởng: 338 người
2.1.2.3. Các ngành nghề đào tạo
1. Hệ Đại học:
1. Điều khiển tàu biển
2. Luật Hàng hải
3. Khai thác máy tàu biển
4. Điện tự động tàu thuỷ
5. Điện tử viễn thông
6. Điện tự động công nghiệp
7. Tự động hóa hệ thống điện
8. Máy tàu thủy
9. Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi

10. Đóng tàu và công trình ngoài khơi
11. Máy nâng chuyển
12. Kỹ thuật cơ khí
13. Cơ điện tử
14. Kỹ thuật ô tô
15. Kỹ thuật nhiệt lạnh
16. Xây dựng công trình thủy
17. Kỹ thuật an toàn hàng hải
18. Xây dựng dân dụng và công nghiệp
19. Kỹ thuật cầu đường
21


20. Công nghệ thông tin
21. Kỹ thuật phần mềm
22. Truyền thông và mạng máy tính
23. Kỹ thuật môi trường
24. Kinh tế vận tải biển
25. Logistic
26. Kinh tế ngoại thương
27. Quản trị kinh doanh
28. Tài chính kế toán
29. Tiếng Anh thương mại
2. Hệ Cao đẳng, Cao đẳng nghề:
1. Điều khiển tàu biển
2. Vận hành khai thác máy tàu biển
3. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
4. Khai thác vận tải
5. Quản trị kinh doanh
6. Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng

3. Công tác Đào tạo, Huấn luyện thuyền viên tại Trung tâm Huấn luyện
thuyền viên trường:
Bảng 2.1. Danh sách các khóa đào tạo, huấn luyện cho thuyền viên tại
Trung tâm Huấn luyện thuyền viên
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tên các khóa đào tạo
Sỹ quan quản lý boong (ĐKTB)
Sỹ quan quản lý Máy tàu biển
Sỹ quan Kỹ thuật -Điện tử
Hoa tiêu Hàng hải cơ bản
Hoa tiêu Hàng hải nâng cao
Cao đẳng nâng cao boong (ĐKTB)
Cao đẳng (nghề) nâng cao boong (ĐKTB)
Cao đẳng nâng cao Máy tàu biển
Cao đẳng (nghề) nâng cao Máy tàu biển
22

Nơi cấp, xác nhận
chứng chỉ CM
Cục HHVN

Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN


10.
11.
12.
13.
14.
15.

Bổ túc trái ngành boong (ĐKTB)
Bổ túc trái ngành Máy tàu biển
Bổ túc trái ngành Điện tàu thủy
Bổ túc Điện-Điện tử tàu biển
Thủy thủ trưởng
Thợ cả

16.

GMDSS (GOC & ROC)

17.
18.

19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.

ATCB-ATSM và TNXH
PCCC nâng cao
Nghiệp vụ bè cứu nạn
Xuồng cao tốc
Chăm sóc y tế
RADAR
ARPA
Hải đồ điện tử (ECDIS)
Tàu khách Ro-Ro
Quản lý nguồn lực buồng lái
Quản lý nguồn lực buồng máy
Huấn luyện viên chính
Huấn luyện cơ bản tàu dầu

Huấn luyện nâng cao tàu dầu
Huấn luyện cơ bản tàu hóa chất
Huấn luyện nâng cao tàu hóa chất
Huấn luyện cơ bản tàu GAS
Huấn luyện nâng cao tàu GAS

35.

Nhận thức an ninh

36.

Nhiệm vụ an ninh

37.

Sỹ quan anh ninh

38.
39.

Điều động tàu lớn trên mô phỏng
Giám định mớn nước

40.

Thanh tra an toàn hàng hải

41.
42.

43.
44.

Nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếng Anh hàng hải (3.17) - Level 1 (A2)
Tiếng Anh hàng hải (3.17) - Level 1 (B1)
Tiếng Anh hàng hải (3.17) - Level 1 (B2)

Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Cục HHVN xác nhận
CC
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Cục HHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN

Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN xác
nhận
Trường ĐHHHVN xác
nhận
Trường ĐHHHVN xác

23

nhận
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường
ĐHHHVN
xác nhận
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN


45.
46.
47.
48.
49.
50.

51.
52.
53.
54.
55.
56.

Cập nhật SQVH boong (ĐKTB) theo STCW
2010
Cập nhật SQVH MTB theo STCW 2010
Cập nhật SQQL boong (ĐKTB) theo STCW
2010
Cập nhật SQQL MTB theo STCW 2010
Cập nhật thủy thủ trưởng và thủy thủ trực ca
theo STCW 2010
Cập nhật thợ cả và thợ máy trực ca theo STCW
2010
Thi thuyền trưởng theo sửa đổi STCW 2010
Thi máy trưởng theo sửa đổi STCW 2010
Thi sỹ quan vận hành boong (ĐKTB)
Thi sỹ quan vận hành máy tàu biển
Quản lý nước thải theo MARPOL 73/78
Các lớp ngắn hạn dành cho thuyền viên theo
yêu cầu người học

Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN

Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Cục HHVN
Trường ĐHHHVN
Trường ĐHHHVN

2.1.3. Thực trạng đào tạo, huấn luyện thuyền viên Việt Nam hiện nay
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, cũng như
nhiệm vụ mà Bộ Giao thông Vận tải giao, phải đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực
trình độ cao đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và của ngành
hàng hải nói riêng.
Bên cạnh những thành quả và chuyển biến tích cực đạt được trong công tác
đào tạo, huấn luyện thuyền viên vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến chất
lượng thuyền viên, như:
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh của thuyền viên còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, huấn luyện ngành hàng hải chưa đáp
ứng đầy đủ hoàn toàn theo các yêu cầu của công ước STCW nên còn hạn chế trong
công tác huấn luyện thực hành, thực tập, kỹ năng nghề.
- Sự hợp tác giữa bên đào tạo và bên sử dụng nguồn lao động hàng hải chưa
thực sự thường xuyên và hiệu quả, đây là yếu tố rất quan trọng cần phải lưu tâm
đến trong xu hướng hội nhập hiện nay.
24


2.1.4. Bài học kinh nghiệm
- Phải quan tâm đào tạo đội ngũ huấn luyện viên giỏi cả về lý thuyết và thực
hành. Đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên cần chú trọng những người đi biển
thường xuyên, vì chuyên môn nghiệp vụ thực tế của họ luôn được cập nhật, đặc

biệt là các kỹ năng thực hành hàng hải.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, huấn luyện phải được trang bị đầy đủ, đặc
biệt phải thường xuyên được bổ xung kịp thời theo thực tiễn của ngành. Đầu tư
trang thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng đúng, đầy đủ các yêu cầu của Công ước
STCW.
- Phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp thực tế. Việc huấn luyện, đào
tạo phải thường xuyên được cập nhật và cải tiến để nâng cao chất lượng thuyền
viên. Chương trình đào tạo cần mềm dẻo, phù hợp thực tiễn.
- Tăng cường công tác quản lý đào tạo sao cho hiệu quả. Xác định đúng đối
tượng được đào tạo nhằm đưa ra hình thức quản lý đào tạo tiên tiến nhất.
- Phương châm huấn luyện phải tiếp cận với thực tế càng nhiều càng tốt.
- Tăng cường phối hợp giữa các bên cung và cầu lao động hàng hải.
Điều quan trọng là chúng ta cần tham khảo, học hỏi việc đào tạo huấn luyện
nhân lực hàng hải của các quốc gia láng giềng, kết hợp áp dụng vào điều kiện nước
ta, nhất định sẽ gặt hái được thành công trong lĩnh vực đào tạo hàng hải.
2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu triển khai đề án
Trong những năm qua, công tác đào tạo và huấn luyện thuyền viên của nước
ta không ngừng phát triển, đổi mới để vươn lên và đã đạt được những thành tựu
đáng kể đóng góp nguồn nhân lực dồi dào, bổ sung một lượng lớn sỹ quan thuyền
viên cho ngành hàng hải trong nước và thế giới. Hiện nay, sỹ quan hàng hải Việt
Nam đã đảm nhận được các chức danh cao nhất (thuyền trưởng, máy trưởng) trên
các tàu lớn và siêu lớn, có trọng tải lên đến 230.000 tấn và đã được các chủ tàu
nước ngoài tin tưởng, đánh giá cao.
Tuy nhiên, qua hội nhập và thực tiễn thấy rằng đội ngũ sỹ quan thuyền viên
tăng về số lượng nhưng khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, kỹ năng
25


×